Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu luận cứ khoa học để xây dưng và phát triển môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020

Trong những năm vừa qua, các tỉnh / thành phố trong nước đã phải đối mặt với những van đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước của hệ thống sông lớn do quá trình phát triển kinh tế và đô thị một cách nhanh chóng. Đó là các vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm do rác thải Trong khi đó, cơ sở hạ tầng môi trường như thoát nước, giao thông, thu gom và xử lý rác không theo kịp nhu cầu, thậm chí còn xuống cấp nghiêm trọng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tiếp nhận hoặc đầu tư nhiều dự án, thiết lập hệ thống quản lý môi trường để ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm; nhưng tình hình môi trường của lưu vực nhìn chung chưa được cải thiện một cách đáng kể.

Về mặt quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên thì ở An Giang hiện đang mở rộng ở các huyện thị, thành phố. Tuy nhiên, do mới thàh lập, tổ chức lại bộ máy, các cán bộ quản lý môi trường cấp địa phương còn thiếu kinh nghiệm, ít cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn, do đó viec quản lý môi trường ở cấp địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

 

doc115 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu luận cứ khoa học để xây dưng và phát triển môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, lũ thượng nguồn đổ về nhiều đường phố trong trung tâm bị ngập úng. Qua kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước thải khu vực đô thị chủ yếu về COD, N-NH3, BOD5, Coliforms total, với hàm lượng COD cao hơn 4 lần so với TCMT, N-NH3 cao hơn 326 lần so với TCMT, BOD5 cao gấp 2,3 lần so với TCMT, Coliforms total cao hơn 240 lần so với TCMT. Nước thải bệnh viện thải chung với hệ thống cống, hiện nay trên toàn tỉnh có 5 đơn vị đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, trong đó: có 3 đơn vị đã xây dựng xong và đi vào vận hành (bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang, Trung tâm Y tế huyện Tân Châu) và 2 đơn vị đang trong giai đoạn vận hành thử (Trung tâm Y tế huyện chợ Mới, bệnh viện tư nhân Nhật Tân). Qua kết quả quan trắc 2 bệnh viện lớn cho thấy: nước thải bệnh viện Châu Đốc ô nhiễm về các chỉ tiêu: COD cao hơn gấp 5 lần so với TCMT, N-NH3 cao hơn 178 lần so với TCMT, BOD5 vượt nhẹ so với TCMT, Coliforms total cao hơn 4.200 lần so với TCMT. 4.1.1.5.Rác thải Rác thải y tế Trê địa bàn tỉnh An Giang có 2 bệnh viện lớn trên 500 giường là bệnh viện thành phố Long Xuyên và bệnh viện Châu Đốc. Ngoài ra còn có 9 trung tâm y tế thuộc 9 huyện còn lại. Hiện nay theo đánh giá chung lượng rác thải y tế có khoảng 1.300 kg/ngày (bông, băng, kim tiêm). Hiện bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang thu gom và xử lý chất thải rắn tại các đơn vị: Trung tâm chuyên khoa của tỉnh (Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt, Trung tâm Bảo vệ bà mẹ trẻ emvà kế hoạch hoá gia đình, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng) và các Trung tâm Y tế huyện: Tri Tôn, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Châu Phú, thành phố Long Xuyên và 2 bệnh viện tư: Hạnh phúc, Bình Dân và một số cơ sở hành nghề y tế tư nhân có yêu cầu. Từ tháng 11/2001 đến tháng 8/2003 đã thu gom được 47.675 kg chất thải rắn tại bệnh viện và 11.476 kg rác từ các cơ sở y tế thuộc cụm khu vực quản lý. Công suất khoảng 50% của lò. Bệnh viện Đa khoa khu vực Châu Đốc nhận thu gom và xử lý chất thải rắn tại các đơn vị Trung tâm Y tế huyện: An Phú, Tịnh Biên, thị xã Châu Đốc và một số cơ sở y tế tư nhân khi có yêu cầu. Từ tháng 10/2001 đến 07/2003: tổng chi phí cho việc đốt rác tại bệnh viện là 84.470.000 đồng, trong đó đốt rác lậm sàng là 25.580 kg, thu gom từ các cơ sở y tế là 528 kg, với tổng số tiền là 5.280.000 đồng. Một số phòng khám khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế xã và các cơ sở ở các vùng nông thôn, vùng núi được thiêu đốt ngoài trời, một số tự chôn, số khác vẫn còn xử lý chung với rác sinh hoạt. Rác sinh hoạt Tổng cộng toàn tỉnh (khu đô thị, thị trấn): 967,4 tấn/ngày. Trong đó, khối lượng rác tại các địa phương trong tỉnh được thể hiện trong bảng 4-1. Kết quả phân loại tại các bãi chứa rác trong tỉnh cho thấy thành phần rác chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ như rau quả hư, thức ăn thừa, lá cây chiếm khoảng 75 - 80% trọng lượng ướt, thành phần này dễ thối rửa và phân hủy trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, còn lại là các chất có thể tái sinh được như plastic, bao nylon, Bảng 4-1: Mức sinh rác trung bình và lượng rác thải sinh hoạt của các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh An Giang Địa bàn Dân số (người) Mức sinh rác TB (kg/người/ngày) Tổng lượng rác thải sinh hoạt (tấn/ngày) TP. Long Xuyên 259.971 0,55 144,9 TX. Châu Đốc 110.000 0,49 54 Huyện An Phú 173.843 0,43 74,4 Huyện Tân Châu 156.981 0,40 62,8 Huyện Phú Tân 253.803 0,51 126,9 Huyện Châu Phú 242.240 0,39 94,5 Huyện Tịnh Biên 113.560 0,37 42 Huyện Tri Tôn 116.585 0,50 58,3 Huyện Chợ Mới 358.165 0,40 143,3 Huyện Châu Thành 168.650 0,48 80,1 Huyện Thoại Sơn 186.640 0,46 85,9 Tổng cộng 967,1 Đánh giá một số vấn đề về xử lý rác: Toàn tỉnh hiện có 150 xã phường, 228 chợ nhưng chỉ có 63 chợ ven trục lộ giao thông, xã, phường, thị trấn, các khu đô thị, khu nông thôn được tiến hành thu gom. Số còn lại tự xử lý rác bằng cách đào hố chôn tại khu đất xung quanh nhà hoặc vứt xuống sông rạch. Ban quản lý thu gom và xử lý rác: ở hầu hết 11 huyện thị, thành có số lượng đội thu gom rác là 15 đội và tổng số hộ dân được thu gom là 114.743 hộ. Toàn tỉnh trung bình có 26% số hộ được thu gom xử lý rác, 51% số hộ ở các khu đô thị, thị trấn, thị tứ được thu gom. Tỉ lệ này còn quá thấp so với nhu cầu thu gom chung của các hộ dân. Doanh thu: theo số liệu khảo sát thì hiện có ở 11 huyện, thị thì doanh thu từ việc thu phí không thể bù vào mức chi. Lệ phí đóng góp của mỗi hộ: mức thu phí đối với hộ dân từ 3.000 – 6.000 đồng/hộ/tháng, hộ kinh doanh mức thu khoảng 10.000 – 30.000 đồng/hộ/tháng, bên cạnh đó một số doanh nghiệp kinh doanh như các nhà máy thủy sản, nhà máy xi măng, ban công trình công cộng sẽ có mức thu phí khác nhau đối với từng loại hình sản xuất. Tỷ lệ hộ dân nộp phí: chiếm từ 50 - 90% trong tổng số hộ dân được thu gom rác. Xe thu gom rác: theo số liệu khảo sát thì hiện nay có 26 xe ép rác thể tích từ 1 – 7 tấn, số lượng xe thô sơ 171 chiếc thể tích từ 0,3 – 1 tấn và hiện nay số luợng công nhân thu gom rác là 206 người, như vậy thì trung bình mỗi một công nhân thu gom khoảng 557 hộ dân. Trong quá trình thu gom rác công nhân có thu nhập thêm từ những vật liệu tái sử dụng lại như các loại chai nhựa, nylông như ở huyện Tri Tôn mỗi ngày công nhân thu nhập thêm khoảng 30.000 – 50.000 đồng/người/ngày. Lương bình quân mỗi công nhân thu gom rác 500.000 – 1.000.000 đồng/tháng và mỗi công nhân thu gom rác được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, giày tại các xã mức lương khoảng 300.000 đồng/người/tháng. Lượng rác được thu gom: theo ước tính dựa trên số liệu điều tra dân số và mức sinh rác bình quân ở 2 thị xã và 9 thị trấn trong tỉnh thì lượng rác ước tính khoảng 220 – 225 tấn/ngày. Kết quả điều tra lượng rác thu gom được của các Ban công trình công cộng cho thấy chỉ đạt khoảng 117,5 tấn/ngày, hiệu suất thu gom 52%. Ngân sách Nhà nước cho hoạt động quản lý: hiện nay hầu hết ở các huyện thị, thành phố đều sử dụng ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho phí quản lý, cụ thể như UBND thành phố Long Xuyên phải chi từ ngân sách 900 triệu đồng/năm để bù cho phí quản lý rác, UBND huyện Châu Phú phải bù 95 triệu đồng/năm, UBND huyện Tân Châu phải bù 400 triệu đồng/năm Kỹ thuật xử lý rác: biện pháp xử lý rác thông thường là đào hố, đắp bờ xung quanh và mùa nắng rác được tập trung lại đốt để giàm thể tích bãi chứa rác, vào mùa mưa một số bãi rác được nâng cao bờ bao xung quanh nhằm hạn chế rác tràn ra xung quanh. Khoảng cách từ bãi rác đến nhà dân xung quanh: một số bãi rác có khoảng cách xa khu dân cư từ 500 m trở lên, đạt yêu cầu theo quy định như ãi rác thị trấn Chợ Mới, Tân Châu, Bình Đức. Toàn bộ các bãi rác còn lại đều gần khu vực nhà dân, không đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định. Khoảng cách từ bãi rác đến nguồn nước mặt: các bãi rác ở đô thị, trung tâm thị xã, thị trấn có khoảng cách tương đối xa nguồn nước như bãi rác Bình Đức, các bãi rác huyện Chợ Mới, Châu Phú, Tịnh Biên và bãi rác huyện Tân Châu. Số còn lại vị trí bãi rác gần nguồn nước, các khu vực chợ xã có bãi rác chủ yếu nằm ven sông, rạch. Định hướng phát triển của các tổ chức thu gom rác hiện tại: hầu hết 11 huyện thị đều có xu hướng mở rộng công tác thu gom ở các phường xã trên địa phương và trang bị thêm khoảng 12 xe ép rác thể tích từ 2,5 – 7 tấn, xe thô sơ khoảng 49 chiếc thể tích từ 0,5 – 1 tấn. Ngoài ra cần tác động vào chính quyền xã ở các địa phương nâng cao ý thức trong công tác vệ sinh môi trường. Công tác thu phí còn gặp rất nhiều khó khăn nư phiếu thu, địa bàn rộng nên công việc thu gom rất khó khăn. Qua những số liệu thu thập được thì số hộ nộp phí chiếm tỷ lệ chưa cao như thành phố Long Xuyên khoảng 53%, huyện An Phú chiếm khoảng 50%. Nhìn chung tình hình quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh An Giang thì số lượng các tổ chức thu gom cũng như công tác thu phí còn gặp khá nhiều khó khăn. Các hạn chế này đã ảnh hưởng đến số lượng rác được xử lý. Các tổ chức thu gom xử lý rác đều là tổ chức trực thuộc nhà nước quản lý (Ban công trình công cộng). Việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn không theo đúng quy định mặc dù Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 155/1999/QĐ-TT ngày 16/7/1999 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại. Doanh thu từ các hộ được thu gom rác rất thấp so với chi phí quản lý của một bãi rác. Rác được thu gom chủ yếu ở các khu đô thị, thị trấn, thị xã, thành phố, các trục đường giao thông chính. Những xã vùng sâu, khu dân cư mới ở các huyện, thị chưa được tiến hành thu gom. Hiện nay lượng xe cơ giới và xe đẩy tay đều được phân bố tất cả các huyện, thị, thành phố. Tuy nhiên, số lượng xe hiện nay không đủ sức phục vụ. 4.1.2.Môi trường công nghiệp và khu công nghiệp Một số kết quả điều tra, khảo sát các cơ sở sản xuất kinh doanh có chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh An Giang. Theo số liệu thống kê về ngành công nghiệp của cục tjống kê An Giang, hiện nay trên toàn tỉnh có khoảng 11.360 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với khoảng 58.590 lao động tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế cá thể (11.343 cơ sở), trong đó một số loại hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nguy cơ thải chất nguy hại (theo đánh giá của cơ quan quản lý Môi trường) chiếm số lượng và tỷ lệ theo bảng 4-2. Bảng 4-2: Một số loại hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh An Giang TT Loại hình Số lượng (cơ sở) 1 Sản xuất kim loại và các sản phẩm bằng kim loại 1.406 2 Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ 1.546 3 Sản xuất các sản phẩm từ cao su, plastic 43 4 Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất 31 5 Sản xuất than bánh tàn ong 45 6 Sản xuất bột chai 6 8 Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy 2 Tổng cộng 3079 4.1.2.1.Hiện trạng chất lượng không khí Các loại hình sản xuất chủ yếu trong tỉnh đang gây ô nhiễm không khí chủ yếu hiện nay: khai thác đá, xay xát lúa gạo, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngói. Hoạt động khai thác đá và sản xuất gạch ngói là 2 loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao nhất về chỉ tiêu bụi, vượt gần gấp 2 lần TCMT. Các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, thuốc lá An Giang, nhà máy xi măng An Giang, xay xát Angimex đã có lắp đặt hệ thống xử lý bụi nhưng mức độ bụi vẫn vượt TCMT 1,5 lần. Khu vực sản xuất gạch ngói: Ngành sản xuất gạch ngói thủ công vốn có truyền thống lâu đời ở An Giang, là một trong những ngành kinh tế khá quan trọng của tỉnh, đóng góp nhiều phần trong tổng giá trị sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Theo tống kê từ các huyện, thị, thành phố, đến năm 2003 toàn tỉnh có 517 cơ sở gạch ngói do nhà nước và tư nhân quản lý. Trong đó nhà nước có 2 cơ sở lò nung tuy nên công suất 20 triệu – 30 triệu viên/năm, còn lại 515 cơ sở tư nhân, với 1.365 lò gạch, dạng lò chính là lò thủ công (lò tròn, lò đứng) công suất trung bình 0,5 – 0,6 triệu viên. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gạch ngói thủ công bao gồm: Khói thải trong quá trình đốt lò, do xuất phát từ nguồn gốc nhiên liệu hoặc từ nguyên liệu sản phẩm, mang nhiều chất khí thải độc hại cho sức khoẻ con người, có hại cho cây trồng. Bụi trấu, tro trong quá trình hoạt động nếu không được che chắn kín hoặc tưới nước giữ bụi. Tro trấu vương vãi trên đường hoặc tràn xuống kênh rạch gây ô nhiễm môi trường khu vực. Hơi nóng từ lò đốt ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất ở quá gần lò. Hoạt động khuân vác, vận chuyển thành phẩm, bán thành phẩm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông chung của xã hội, đặc biệt ở khu vực lò gạch xã Bình Mỹ (Châu Phú). Một tác động không kém phần quan trọng đó là mất nguồn tài nguyên vật liệu sét. Loại đất sử dụng làm gạch ngói là loại đất mặt, có độ phì rất tốt trong trồng trọt. Nếu không có biện pháp quy hoạch bố trí vùng nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên sét tầm mặt. Bảng 4-3: Kết quả đo đạc khí thải lò gạch tại ống đốt lò Chỉ tiêu TCVN* Lò đốt ngày thứ 2 Lò đốt ngày thứ 2 (1) Lò đốt ngày thứ 4 (2) Lò đốt ngày thứ 5 Nhiệt độ (0C) 67,6 364,6 332 366,6 CO (mg/m3) 5 13,043 1,594 1,475 4,722 Bụi (mg/m3) 0,2 95,24 200 222,2 120 HP (mg/m3) 0,005 1,44 4,01 4,5 3,68 Tốc độ khói thải/tốc độ gió (m/s) 1,89-2,07 3,24-4,42 3,12-4,32 2,84-5,48 Kết quả quan trắc khí thải các khu lò gạch cho thấy nồng độ khí độc hại phát sinh từ khu lò gạch có nồng độ cao hơn năm 1998, giảm nhẹ so với năm 2000. Nồng độ bụi trung bình khu lò gạch Hoà Phú và Mương Ranh trung bình mùa khô tại nơi sản xuất là 0,51 mg/m3 vượt nhẹ TCMT. Khu lò gạch huyện Châu Phú (Bình Mỹ), Châu Thành (Mương Ranh) ô nhiễm bụi cao nhất, tại khu nhà dân nồng độ bụi dao động từ 0,5 – 0,6 mg/l, cao gấp 2 lần TCMT. Đặc biệt trong mùa sản xuất gạch tại huyện Châu Phú, Châu Thành xóm lò gạch Bình Mỹ và Mương Ranh – huyện Châu Thành có phát hiện các khí độc khác ở nồng độ khá cao, khí HF có nồng độ trung bình 0,082 mg/m3 (TCMT 5938-1995 là 0,02 mg/m3) cao gấp 4 lần TCMT. Đơn vị sản xuất gạch gây ô nhiễm môi trường cao nhất là nhà máy gạch ngói Long Xuyên, thải khí HF với nồng độ 0,49 mg/m3, cao gấp 24,5 lần TCMT. Các khí độc hại khác như CO2, NO2, SO2 ở các khu lò gạch huyện Châu Thành, Châu Phú tuy nằm trong giới hạn cho phép nhưng ở mức giới hạn cao. Như vậy, hoạt động sản xuất ở các khu vực lò gạch thủ công đang gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt sản xuất khác của người dân xung quanh. Việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp làm nguyên liệu sét gạch ngói đã ảnh hưởng chung đến quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương. Đây là vấn đề khá nan giải cho chính ngành sản xuất vật liệu xây dựng rất cần thiết này. Khu vực xay xát: Loại hình công nghiệp xay xát là loại hình phổ biến đặc trưng của tỉnh An Giang, mức độ ô nhiễm khí từ hoạt động này đã có phần giảm nhẹ hơn các năm trước. Do đáp ứng với nhu cầu thị trường, chất lượng gạo xuất khẩu, trong quá trình đầu tư thiết bị công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp cũng đã chú ý đầu tư hệ thống cylon hút bụi và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khác. Qua kết quả quan trắc nồng độ bụi của một số doanh nghiệp, kết quả nồng độ bụi phát sinh từ các cơ sở này vượt nhẹ TCMT. 4.1.2.2.Nước thải công nghiệp Hiện nay toàn tỉnh có 9 nhà máy sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải chủ yếu là loại hình đông lạnh xuất khẩu, trong đó có 7 đơn vị thuộc doanh nghiệp nhà nước, 2 đơn vị thuộc doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra hiện có 3 nhà máy sản xuất công nghiệp mới đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống xử lý và các thủ tục về môi trường có liên quan. Các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tiếp tục được quan trắc, giám sát. Qua kết quả quan trắc có thể đánh giá như sau: Năm 2004, toàn tỉnh có 6/7 nhà máy sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải chủ yếu là loại hình đông lạnh xuất khẩu, trong đó có 2 đơn vị thuộc doanh nghiệp nhà nước, 4 doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra hiện có 3 nhà máy sản xuất công nghiệp mới đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống xử lý và các thủ tục về môi trường có liên quan. Qua kết quả quan trắc cho thấy: chất lượng nước thải công nghiệp ô nhiễm chủ yếu về SS, COD, N-NH3, BOD5, Coliforms total, đặc biệt nước thải của xí nghiệp đông lạnh 8 có hàm lượng COD cao hơn 54 lần so với TCMT, N-NH3 cao hơn 278 lần so với TCMT. Đánh giá chung: Oâ nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp đã có chiều hướng giảm nhẹ hơn các năm trước. Các doanh nghiệp có nguồn thải gây ô nhiễm nghiêm trọng đã tích cực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, một số doanh nghiệp đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, một số khác cũng thiết kế hệ thống xử lý, dự kiến xây dựng trong năm 2005. Các xí nghiệp chế biến thuỷ sản là loại hình chế biến gây ô nhiễm môi trường đặc trưng nhất ở An Giang cũng đang tích cực xử lý ô nhiễm môi trường. 4.1.3.Vệ sinh môi trường các tuyến cụm dân cư Hiện nay toàn tỉnh có 194 cụm, tuyến dân cư, trong đó có 53 cụm và tuyến được xây dựng trong năm 2002, 141 cụm và tuyến xây dựng trong năm 2003, ngoài ra trong năm 2004 dự kiến sẽ xây dựng thêm 28 cụm và tuyến mới nâng tổng số cụm và tuyến dân cư lên 222 cụm và tuyến dân cư. Kết quả điều tra tình hình vệ sinh môi trường ở một số cụm và tuyến dân thuộc 7/11 huyện thị: huyện Tri Tôn, thị xã Châu Đốc, Phú Tân, Châu Phú, Thoại Sơn, Tân Châu, An Phú cho thấy: Về sử dụng nước sạch: số hộ sử dụng nước sạch ở các cụm tuyến dân cư rất thấp từ 0 - 44%, đa số các hộ dân sử dụng nước từ sông, kênh rạch chưa được xử lý, số hộ sử dụng nước mưa rất ít, trừ huyện Tri Tôn chiếm tỷ lệ đến 87%. Cầu tiêu hợp vệ sinh: toàn bộ các cụm tuyến dân cư đều xây dựng cầu vệ sinh không đảm bảo kỹ thuật xử lý, các hộ dân phải sử dụng cầu ao cá chiếm đến 67%. Các cụm và tuyến dân cư thuộc huyện Tri Tôn và Thoại Sơn hầu như không có hộ nào sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh. Thu gom và xử lý rác: phần lớn rác chưa được thu gom, các hộ dân thường đốt tại chỗ, một số ít chôn, một số khác vẫn bỏ rác bừa bãi. Bảng 4-4: Tình hình vệ sinh môi trường 1 số cụm tuyến dân cư vượt lũ Nội dung Huyện Tri Tôn Thị xã Châu Đốc Huyện Phú Tân Huyện Châu Phú Huyện Thoại sơn Số hộ điều tra (hộ) 154 151 120 205 34 *Số hộ sử dụng nước: -Nước máy 0 33 29 0 15 -Nước giếng 49 5 0 0 0 -Nước kênh rạch 90 86 91 98 19 -Nước mưa 135 9 16 5 0 *Số hộ sử dụng nhà vệ sinh: -Tự hoại 0 70 14 200 12 -Cầu cá 44 34 94 0 22 -Khác 137 55 12 16 0 *Số hộ thu gom và xử lý rác: -Đốt 0 110 93 31 13 -Chôn 0 7 7 34 3 -Ủ phân 10 0 0 2 0 -Khác 144 21 32 21 24 Tình hình sử dụng nước qua hệ thống ống dẫn có xử lý lắng lọc chiếm tỷ lệ rất thấp (0 - 44%) do trong mỗi cụm tuyến dân không có hệ thống nước qua ống dẫn, đa số người dân phải tự tìm nguồn nước dùng trong sinh hoạt chủ yếu là nước sông, kênh rạch chưa qua xử lý chiếm tỷ lệ cao (47 - 75%). Ngoài ra, số hộ sử dụng nước mưa chiếm tỉ lệ thấp (2 - 13%), riêng huyện Tri Tôn (87%). 4.1.4.Môi trường lũ – đê bao 4.1.4.1.Chất lượng nước khu vực đê bao Khu vực đê bao xã An Thạch Trung, huyện Chợ Mới Kết quả cho thấy chất lượng nước mặt trong khu vực đê bao vào giai đoạn tháng 9 ô nhiễm nhẹ về chất hữu cơ, mức độ tương đương năm 2000. Riêng chỉ tiêu amonia ô nhiễm cao gấp 10 lần TCMT (đây là chỉ tiêu đặc trưng ô nhiễm có nguồn gốc từ phân bón). Mật số vi sinh trong cả 2 khu vực ô nhiễm rất cao. Không phát hiện dư lượng các loại thuốc BVCT butachlo, 2,4D, DDT, padan , cyrus. Chất lượng nước đê bao thuộc xã Kiến An Khu vực xã Kiến An có 3 tiểu vùng đê bao, tổng diện tích khu vực này là 880 ha. Theo kết quả quan trắc (1999 - 2000), nước có chất lượng xấu. Nồng độ BOD vượt TCMT gấp 1,5 lần TCMT, photpho tổng vượt 13 - 15 lần . Không phát hiện sự tồn lưu của các loại thuốc BVTV như : DDT, 2,4D , butachlo, padan, cyrus. Chất lượng nước khu vực đê bao huyện Chợ Mới Theo kết quả quan trắc chất lượng nước vào các năm 1999, 2000, 2001 khu vực đê bao xã Kiến An thuộc huyện Chợ Mới, nhận thấy rằng đã có dấu hiệu ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sinh hoạt của nhân dân trong khu vực đê bao, đặc biệt, diễn biến ô nhiễm về đạm dễ tiêu, photpho tổng ngày càng tăng. Với mức độ ô nhiễm trên có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng, bùng nổ sự phát triển tảo, hậu quả nước bị thối, giảm chất lượng nước sinh hoạt và tác động tiêu cực đến đời sống động vật thuỷ sinh. Tại khu vực đê bao xã An Thạnh Trung nước có mức độ ô nhiễm nhẹ hơn khu vực đê bao xã Kiến An về chất hữu cơ, mật số vi sinh tổng coliforms, nhưng có dấu hiệu ô nhiễm về đạm dễ tiêu. Nếu không có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, thì có thể xuất hiện hiện tượng phú dưỡng nguồn nước trong đê bao này. 4.1.4.2.Chất lượng đất khu vực đê bao Nghiên cứu điển hình chất lượng đất khu vực bao đê tại xã Kiến An huyện Chợ Mới (là khu vực có thời gian bao đê lâu nhất của tỉnh An Giang, đặc biệt khu vực này không được xã lũ trong thời gian 9 năm) cho thấy: Về dinh dưỡng đất tỉ số C/N trung bình ở đất khu vực không bao đê xã Phú Hội huyện An Phú thấp nhất so với 2 khu vực có bao đê là khu vực bao đê đến tháng 8 xã Vĩnh Lộc huyện An Phú và khu vực bao đê triệt để xã Kiến An huyện Chợ Mới nên sẽ có nhiều Nitơ dễ tiêu cho cây hơn đất khu vực bao đê đến tháng 8 và khu vực bao đê triệt để. Ơû thời điểm sau vụ thu hoạch 4 – 5 ngày, không phát hiện ở trong đất các loại thuốc 2,4D (acid 2,4 Diclophenoxiaxetic (C8H6Cl2O3), Whip,S (C12H21N2O3PS), Fujione, Fudiolan (Isoprothiolane (C12H18O4S). Năng suất lúa ở khu vực bao đê triệt để xã Kiến An, huyện Chợ Mới với đặc điểm không được bổ cấp phù xa từ nước lũ thấp hơn vùng bao đê đến tháng 8 xã Vĩnh Lộc huyện An Phú và vùng không bao đê xã Phú Hội huyện An Phú. Tổng lượng phân và tổng lượng thuốc được nông dân sử dụng vùng bao đê triệt để cao khu vực bao đê đến tháng 8 và khu vực không bao đê. Các kim loại nặng As, Cd, Cu, Pb, Hg ở mức độ thấp hơn thang đánh giá kim loại của Willams de và vlamis và theo Thormon,1991. 4.1.5.Môi trường nước vùng nuôi cá bè Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hoá như pH, nhiệt độ, Fetc (mùa khô) năm 2003 khá thích hợp so với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam về chất lượng nước mặt và chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên cũng có một số chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép và ở ngưỡng cao của giới hạn cho phép so với tiêu chuẩn nuớc mặt cũng như ngưỡng chịu đựng của các loài cá. Chất lượng nước mặt ở các đoạn sông Hậu nêu trên có các chỉ tiêu về nhiệt độ nước, độ pH, nồng độ sắt tổng cộng, chất hữu cơ đều nằm trong giới hạn hoặc xấp xỉ TCMT VN quy định với nước mặt, sông, kênh rạch. Riêng chỉ tiêu amoniac và vi sinh vượt TCMT, so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam quy định đối với nước mặt nuôi trồng thủy sản thì cần lưu ý về chỉ tiêu đạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMUC LUC.doc
  • docNGHIEN CUU LUAN CU KHOA HOC.doc