Luận văn Triết lý nhân sinh trong Tây du ký

MỤC LỤC

MỤC LỤC .3

LỜI CẢM TẠ.6

PHẦN DẪN NHẬP.7

1.LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .7

2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.9

3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.11

3.1.PHƯƠNG PHÁP CẤU TRÚC - HỆ THỐNG .11

3.2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI, SO SÁNH.11

3.3.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, TƯỜNG THUẬT .11

3.4.VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ THI PHÁP.12

4.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.12

5.KẾT CẤU LUẬN VĂN .12

CHƯƠNG MỘT: KHÁI QUÁT TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ NỘI DUNG TÁC

PHẨM TÂY DU KÝ.14

1.1.KHÁI QUÁT TRIẾT LÝ NHÂN SINH PHƯƠNG ĐÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

TỚI TIỂU THUYẾT TÂY DU KÝ.14

1.1.1.TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO .14

1.1.2.TRIẾT LÝ NHO GIÁO.15

1.1.3.TRIẾT LÝ ĐẠO GIA.17

1.1.4.ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO, NHO GIÁO, ĐẠO GIÁO TỚI TÁC PHẨM

TÂY DU KÝ.19

1.2.NỘI DUNG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ.23

1.2.1.NGÔ THỪA ÂN (1500-1581 ? ) VÀ TÁC PHẨM TÂY DU KÝ .23

pdf116 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Triết lý nhân sinh trong Tây du ký, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ đã không từ thủ đoạn là cho đệ tử đốt chùa hầu mong cho thầy trò Tam Tạng chết cháy, mưu đồ chiếm đoạt áo cà sa. Chính vì tham thì thâm, áo không lấy được mà lọt vào tay yêu quái, còn lão thì bị chết cháy do chính ngọn lửa mình đốt. Vì việc này mà, Tôn Ngộ Không phải đại náo núi Hắc Phong, cầu viện Quan Âm và đã ở Nam Hải. Không nói chuyện đánh nhau cực khổ, có thể nói nạn tai này hoàn toàn là do Ngộ Không. “Tiên trách kỉ hậu trách nhân” tính triết lý của câu chuyện là ở đó, nếu không vì tính khoe khoang của Ngộ Không thì đâu xảy ra can qua, nhưng cũng phải công nhận lần này Tam Tạng có con mắt tinh đời, thấy trước nạn tai do hành động của đệ tử, mặc dù lời lẽ của Đường Tăng vẫn thể hiện sự nhu nhược, ngại tranh đấu.. Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 56 2.3.5.NGỘ KHÔNG CẦU BỒ TÁT CỨU CÂY NHÂN SÂM Trên đường đi Tây Trúc, thầy trò Đường Tăng không chỉ gặp yêu quái cản đường mà còn tiếp xúc với nhiều vị đạo sĩ, điều này thể hiện rõ tư tưởng triết lý “tam giáo đồng nguyên”. Mối quan hệ giữa đạo sĩ Quán Ngũ Trang với Tam Tạng đã nói lên điều đó. Truyện kể: “Hôm ấy, Trấn Nguyên Đại Tiền nhận được thiếp cửa Nguyên Thủy Thiên Tôn mời tới cung Di La Thượng Thanh Tiên nghe giảng về “Hỗn nguyên đạo quả” ... bèn dặn học trò: - Ta không dám trái thiếp mời của đức Đại Thiên Tôn... hai người ở nhà nên cẩn thận. Bất nhất có một cố nhân đi qua tới đây, không được đón tiếp trễ nải, phải đem hai quả nhân sâm biếu người xơi, tạm tỏ tình cố cựu. Hai tiên đồng nói: - Vị cố nhân của sư phụ là ai? Xin dạy cho biết để tiện tiếp đãi. Đại tiên nói: - Vị đó là Đại Đường Gia hạ Thánh Tăng bên Đông Thổ... Tiên đồng cười nói: - Không tử có câu: “không cùng một đạo, không chơi bời với nhau”. Chúng ta là Thái Ất huyền môn, sao sư phụ lại quen biết vị hòa thượng đó? Đại Tiên nói: - Chúng con không rõ, vị hòa thượng đó là Kim Thuyền Tử đầu thai, người là đồ đệ thứ hai của Phật Như Lai bên Tây Trúc, năm trăm năm trước có quen biết nhau ở hội Lan Bồn. Chính người đã bưng trà mời ta. Phật tử kính ta nên gọi là cổ nhân. Hai tiên đồng vâng lời sư phụ ...” [35:413] Khi mượn lời nói của Đại Tiên nhìn nhận Đường Tăng là cố nhân, Ngô Thừa Ân đã tế nhị bày tỏ quan niệm triết lý Tiên Phật đề huề, Thích Lão không hài, chính là tư tưởng tam giáo đồng nguyên. Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 57 Từ hồi 24 đến hồi 26, chỉ vì quả nhân sâm ở núi Vạn Thọ mà cả thầy trò Đường Tăng phải một phen khốn khó. Đường Tăng được mời xơi hai quả nhân sâm hình người, vốn tu hành, trường trai giới sát, nhìn hai quả nhân sâm Đường Tăng đã hoảng sợ “run rẩy sợ hãi, lùi xa ba thước nói: Lạ quá! Lạ quá! Năm nay được mùa mà sao nơi đây thất bát đến nỗi phải ăn cả thịt người? Đứa trẻ này chưa đầy ba ngày mà mang cho tôi giải khát ư?” [35:420]. Đường Tăng không dám ăn nhưng anh em Ngộ Không lại động lòng thèm muốn hái trộm nhân sâm ăn, khi bị phát hiện và mắng nhiếc, Tề Thiên còn cả giận phá nát cây nhân sâm rồi lại lẳng lặng bỏ đi khiến chủ nhân Đại Tiên đuổi theo đoàn và xảy ra những trận đánh nhau kịch liệt. Thầy trò Đường Tăng đã bị Đại Tiên dùng phép lực thu gọn vào tay áo hai lần, chỉ trừ Tôn Ngộ Khộng giàu tài biến hóa nên thoát được chân thân. Cũng nhờ thoát được mà Tôn Ngộ Không cứu được cả đoàn. Làm được những kỳ tích này, Tôn Ngộ Không vẫn tiếp tục thể hiện những tài năng kỳ diệu của mình, trong đó, việc biến hình (hóa gốc liễu, hóa sư tử đá), nhất là phép Cân đẩu vân đã làm Tôn Ngộ Không có dịp tung hoành trên khoảng trời đất mênh mông quen thuộc. Đó là việc Tôn Ngộ Không đi Bồng lai tiên cảnh gặp Thọ Tinh, Phúc Tinh, Lộc Tinh, đi núi tiên Phương trượng gặp Đế Quân và đi Đông Dương Đại Hải cầu Quan Âm để tìm cách chữa sống lại cây nhân sâm cho Đại Tiên. Việc mô tả cây nhân sâm cũng mang đầy tính triết lý. Ngô Thừa Ân mô tả: “Một thân cây cỗ thụ cực to, cành xanh thơm ngát, lá biếc um sùm... Giống cây này ba nghìn năm mới nở hoa, ba nghìn năm mới kết quả, lại ba nghìn năm nữa mới chín. Tính ra phải một vạn năm mới được ăn. Và trong một vạn năm ấy chỉ kết được ba mươi quả. Hình dáng quả này tựa như trẻ mới sinh chưa đầy ba ngày, tứ chi hoàn toàn, ngũ quan đủ cả.” [35:416]. Trên đời này làm có giống cây gì quý thế? Tác giả có hoang đường quá không? Thật ra, để hiểu rõ điều này phải nhìn vấn đề qua lăng kính đạo Lão. Nói quả nhân sâm ba nghìn năm nở hoa, ba nghìn năm kết quả, ba nghìn năm chín là ý nói cửu chuyển công thành trong phương pháp tu luyện của đạo Lão. Nói nhân sâm có hình đứa trẻ là muốn nói đến cái anh tinh của loài người, là sự kết tinh của âm dương tạo thành hình nhân. Nói nhân sâm kị thủy, hỏa, thổ, mộc, kim tức ngũ hành, nghĩa là điều kiện để tu luyện thành công phải biết diệt dục, trường thai. Vì lẽ đó mà tên quán đạo sĩ tu hành là quán Ngũ Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 58 Trang. Trang là trang nghiêm, ý muốn ngũ quan, ngũ tạng đều phải trong sạch, đó là lý do vì sao muốn hái quả nhân sâm phải dùng cây cù nèo vàng. Thật vậy, con đường thành tâm tu luyện đế đắc đạo đương nhiên rất khó, phải đi ngược dòng thế tục. Cho nên Tây du bảo rằng đúng mười ngàn năm mới được ăn quả nhân sâm. Ăn được quả rồi thì trường sinh bất tử nhưng nào có hết tai ương “có duyên ăn thảo hoàn đơn sống lâu ma quỷ tai ương lo gì”. Người ăn được quả nhân sâm thì đắc đạo, nhưng nào phải vậy. Căn tiên cốt Phật vốn tự có tự hữu, tự trong tâm ta chứ nào phải từ bên ngoài đem vào mà được. Thật vậy, bằng hình tượng ngôn ngữ vạn thọ, ngũ trang, trấn nguyên, thảo hoàn đan... tác giả đã đem chuyện tham thiền, tịnh luyện ẩn náu sau câu chuyện tưởng chỉ để mua vui. Sau cái sự hư cấu chính là chân lý giải thoát của Phật và Lão. Ôi một vạn năm mới được ăn quả chín, con đường thật là dài, đó là cọn đường để đi đến cõi vĩnh hằng. 2.3.6.CỨU VỚT CHÚNG SINH Có thể nói, một trong những triết lý chủ đạo của tác phẩm chính là tư tưởng “gian nguy bất cứu mạc anh hùng”. Thật vậy, có khá nhiều tai nạn xảy ra cho Đoàn thỉnh kinh, mà chủ yếu là xảy ra đối với Đường Tăng, bất cứ tai nạn nào, các đệ tử cũng hết lòng giải,cứu cho sư phụ. Nhưng cũng có khi Đường Tăng không hề gặp nạn nhưng Tề Thiên cũng không quản khó nhọc ra tay hành động. Hễ thấy bất cứ ai vướng nạn tai, Đường Tăng đều khiến đệ tử cứu giúp. Tới nước Chu Tử, Ngộ Không bỗng biến thành thầy lang chữa bệnh cho quốc vương. Nghịch lý là trong khi sư phụ Đường Tăng chửi mắng và thiếu tin tưởng người đồ đệ đầy bí ẩn về tài năng này thì các thái y tại vương triều lại hết lời khen ngợi. Không những thế, Tôn Ngộ Không còn có trí lực đa kế để cứu được Kim Thánh hoàng hậu trả về cho quốc vương Chu Tử và lừa lấy được bảo bối nhạc vàng của con yêu sấu lông vàng. Tuy có Quan Âm Bồ Tát đến giải cứu cho con yêu này nhưng việc nghĩ ra kỷ vật đôi xuyến vàng của Kim Thánh dùng làm của tin, việc hóa con nhặng xanh, rồi con sâu ngủ, con hầu Xuân Kiều chứng, tỏ thần thông của Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 59 Tôn Ngộ Không luôn luôn được ứng biến, sử dụng trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, và hơn nữa, thể hiện rõ tấm lòng luôn vị nghĩa quên thân của thầy trò Đường Tăng. Chuyện cứu công chúa nước Xá Vệ tại chùa Lát vàng, vườn cấp cô độc cũng vậy. Tại đầy, qua Dịch thừa, thầy trò Đường Tăng biết vua Di Tông Hoàng Đế. Nay, nghe Đường Tăng qua đậy, yêu tinh liền tìm cách bắt Đường Tăng làm chồng. Trước khi nó tính bày trò loan phượng với Đường Tăng, bằng tài phép của mình, Tôn Ngộ Không đã vạch bộ mặt thật của nó và kịch chiến ngay tại triều đình. Yêu tinh là ai, chính là con Ngọc Thỏ tán thuốc tiên ở cung Quảng Hàn của Thái Âm, vì vậy Thái Ân Kim Tinh đã xin Tôn Ngộ Không tha cho nó. Vậy là công chúa thực, con gái của vua Di Tông được giải cứu và thầy trò được triều thần tạ ơn, vẽ truyền thần để thờ ở điện Hoa Di. Vậy đó, những cuộc chiến đấu của Tôn Ngộ Không không chỉ để khử trừ những tai ách trên đường mà còn chủ yếu để cứu giúp con người. Vì vậy, có thể xem cuộc chiến đấu của Tôn Ngộ Không đối với quốc trượng đạo sĩ, nguyên là một con hươu trắng, hay việc cứu sống trẻ em nước Tỳ theo là một công việc giàu ý nghĩa nhân đạo. Cố nhiên, Ngộ Không tiêu diệt tên yêu quái chính là để cứu sống một ngàn một trăm đứa trẻ con đang bị nhốt trong lồng đợi ngày giết thịt, lấy tim gan làm thuốc trường sinh cho vua. Điều này càng có ý nghĩa tô đậm hơn phẩm chất của Tôn Ngộ Không, cũng là ý nghĩa nhân đạo cao cả trong hình tượng nhân vật. Chuyện đang đêm, Tôn Ngộ Khổng khoan lỗ hòm chui ra, làm phép vào cung thành nhà vua, biến hóa ra hàng ngàn dao cạo, giao cho các Tôn Ngộ Không giả đi cạo trọc đầu tất thảy bọn vua quan, hoàng hậu, cung phi, cũng nói lên điều đó. Chẳng phải vô cớ mà Ngộ Không hết thành thầy lang rồi trở thành thợ cạo, mà hành động của Tề Thiên chỉ là để cứu giúp các vị sư đang bị ruồng rẫy. Chúng ta đều biết, ở nhiều hồi trước đây, Tôn Ngộ Không từng coi thường tất cả lực lượng quyền uy siêu nhiên, từ Long Cung, Âm Ty đến Thiên Đình. Nhưng lần này, tại nước Diệt Pháp, Tôn Ngộ Không đã tổ chức cạo trọc đầu tất cả bọn vua quan, đằng sau cái sự ngỗ nghịch đó là một gia trị triết lý rõ ràng, cái ngỗ nghịch cạo trọc đầu bọn vua quan thật đáng để suy nghĩ. Suy cho cùng, đúng như giáo sư Lương Duy Thứ xác định, Tôn Ngộ Không là một kiểu hiệp sĩ chống trời, không thừa nhận bất kỳ một thứ quyền uy nào. Và điều này có quan hệ với quan đềm chính trị của nhà văn Ngô Thừa Ân. Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 60 Đi tới đâu, Ngộ Không đều ra tay giúp đỡ mọi người. Đến nước ngoại quận nước Thiên Trúc, thấy dân khổ vì thiếu nước đã ba năm, Tôn Ngộ Khống mấy lần từ mặt đất đi thiên đình để giúp quan dân xứ này đạt được nguyện vọng. Tại nước Phủ Ngọc Hoa phồn vinh, Tôn Ngộ Không nhận dạy võ nghệ cho ba vương tử nước này. Do binh khí của anh em Tôn Ngộ Không khá đặc biệt, luôn chiến sáng lập lánh, lại để trong xưởng rèn tập của nhà ba anh em vương tử, nên đang đêm, có một cọn yêu đến lấy cắp và thế là, những trận chiến đấu tìm diệt xảy ra. Ba anh em Tôn Ngộ Không lên đường truy tìm binh khí và đã gặp đúng ngay đầu mối của công việc. Đó là bọn yêu cổ quái Điêu toàn và Điều toàn cổ quái đang đi mời Cửu Linh nguyên thánh, ông nội của đại vương của chúng ta đến dự tiệc lấy cắp binh khí gọi là hội đinh ba. Tuyệt không bỏ lỡ cơ hội, Tôn Ngộ Không nhổ nước bọt, hóa phép bắt chúng đứng bất động, rồi lấy thẻ bài, thu tiền bạc, rồi về báo cho sư phụ biết. Anh em Tôn Ngộ Không tiếp giả hình dạng bọn chúng đến động Hổ khẩu gặp yêu ma sư tử lông vàng. Sự đánh nhau nổ ra cũng lại do Trư Bát Giới, nhân vật mà tính cách khá dị thường, mang nhiều đặc điểm của con người trần tục: Bát Giới vừa đi qua, thấy đinh ba của mình thì liền nhảy lên lấy lại và Tôn, Sa Tăng cũng phải hiện cả nguyên hình đánh nhau với con yêu có binh khi lưỡi sén lợi hại. Nhưng nó thua và chạy về hướng Đông nam, nơi có ông nội Cửu linh nguyên thánh. Bọn yêu ma dàn binh bố trận trở lại để đánh nhau với anh em Tôn Ngộ Không. Bọn yêu ma này toàn là sư tử: sư tử chín đầu, sư tử lông vàng và nhiều loại sư tử khác. Chúng cũng không phải kém gì về năng lực, nên không những ba anh em Tôn Ngộ Không phải vất vả, mà cả Đường Tăng và cha con vương tử đều bị chúng quắp cả về động khiến Ngộ Không phải thêm mấy phen vất vả. Vậy đó, dẫu giúp người thì thiệt thân nhưng thầy trò Đường Tăng vẫn vui vẻ làm. Cứu vua nước Ô kê là trường hợp như vậy. Chỉ xét về năng lực, thì Đường tăng hãy còn là người phàm mắt thịt, đang tu luyện, chưa có tài thần thông, ấy vậy mà vẫn nhận lời giúp những việc vượt quá sức mình! vấn đề đáng quý là đồ đệ của Đường Tăng đều thuận nghe Sư phụ và cùng nhau giải cứu cho tai nạn của Đại Vương nước Ôkê. Giải quyết được tai nạn này, Bát Giới cũng có công lớn, nhất là lặn xuống nước, gặp Long Vương, rồi mang về được xác chết đã ướp còn nguyên của Đại vương nước Ôkê. Còn Tôn Ngộ Không cứu sống linh hồn của xác chết này bằng con đường không trung “trên ba mươi từng trời”, đó là đến viện Đâu Xuất ly hậu thiên cung để nhờ một viên đơn hoàn hồn của Thái Thượng. Cứu được một mạng người, Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 61 phục hồi được cả một triều đình, thắng được con yêu sư tử lông xanh đã thiến..., Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới phải chiến đấu nhiều nơi chốn gian nan, từ cung đường chật hẹp có trà trộn Đường Tăng giả, Đường Tăng thực đến xứ sở Thủy cung của Long Vương rồi đến trên ba mươi tầng trời thăm thẳm.... Không có tài phép và tấm lòng vì Đường Tăng làm sao các đồ đệ có thể thực hiện điều này. Ngộ Klìông quả là một con khỉ giàu nhân tính. Trên đường đến Xa Trì quốc, gặp cảnh ngang trái oan khiên của năm trăm vị hòa thượng bị bọn đạo sĩ hành xác, Tôn lập tức cứu nguy cho họ ngay. Không chỉ cứu giúp lần đó mà Tôn còn truy tận gốc nỗi tai ương của họ là do ba tên đạo sĩ giả dạng, tôn liền tìm cách tiêu diệt chúng. Cuộc đấu trí của Tôn với ba tên yêu quái đó thật hấp dẫn. Đại Tiên cầu mưa không lên, Tôn lập tức cầu ngay giúp mùa màng nhân dân với những phép biến hóa diệu kỳ. Những việc làm của Tôn Ngộ Không bao giờ cũng mang lại lợi ích cho chúng sinh. Tôn Ngộ Không đã biến từ con rết, con bọ mát đến việc mọc được đầu khi bị chém, chuyển nước mát thành nước sôi bỏng để chiến thắng từ Hổ Tiên, Hổ Lực đến Lộc Lực và Dương Lực, nguyên là những con hổ, con hươu, con dê chuyên làm hại các nhà sư và dân lành. Cuộc chiến đấu chống yêu quái tại “Thông thiên hà”, cũng là một cuộc chiến vì nhân nghĩa. Bất bình trước nạn tế người hàng năm, thầy trò Đường Tăng đã đồng tâm giúp gia đình họ Trần, đánh Linh cảm đại vương để khử trừ tai họa này. Cũng không ngờ quái vật nay khi thua trận lại hóa gió trút xuống con sông sâu và bắt luôn Đường tăng đem về thủy cung chờ ngày thịt. Lần này cả ba anh em đồng tâm hợp lực, cùng sự trợ giúp của Quan Âm đã thu được yêu quái. Nhờ đó mà Rùa già lấy lại được Thủy Nguyên từng bị yêu chiếm cứ và tự giác chở thầy trò Đường Tăng qua Sông như là sự đền ơn.. Thật là một chiến công giúp được cả hai: giúp gia đình họ Trần Gia Trang, khỏi phải tế sống con cái, giúp Rùa già lấy lại được Thủy Nguyên của mình và đúng như Rùa già nói, đó là công ơn “nhất cử nhỉ lưỡng đắc”. 2.3.7.NGỘ KHÔNG DIỆT BẢY YÊU TINH Vừa xong tai ách ở nước Chu Tử, Tôn Ngộ Không lại phải chiến đấu với 7 con nhện thành tinh ở động Bàn Ty, suối Trạc cấu. bảy con yêu nữ nõn nà ở hồi 72 không giống các yêu nữ khác là cứ đòi thành thân với Tam Tạng. Cách xử sự của Tề Thiên với bảy con yêu tình này Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 62 cũng khác. Thông thường gặp yêu quái là Tề Thiên lập tức vung thiết bản chực giết chết ngay, vậy mà lần này Hành Giả lại nghĩ: “ta mà đánh chúng cả lữ toi mạng hết, như thế đáng thương lắm, không nên đánh chúng, chỉ cần dụng một kế tuyệt hậu bắt chúng không đám rời đi đâu còn hay hờn nhiều”. [37:125] Đáng khen hơn ở đây là Bát Giới, y rất cương quyết đi tiêu diệt chúng. Bát Giới nói: “Sư huynh làm việc gì cũng không đến cùng. Đã thấy yêu tinh sao không giết chết chúng để còn đi cứu sư phụ. Đó là kế nhổ cỏ nhổ cả rễ”. [37: 128] Vì vậy, Trư Bát Giới mạnh dạng hóa cá trê để cùng tắm với lũ yêu mà chiến đấu, còn Tôn Ngộ Không chỉ nhai lông tơ phun thành chim ưng để cắn mổ trừ khử các loại sâu bọ, bồ vẽ, chuồn chuồn được chúng hóa thân. Chính vì ngay từ đầu Tề Thiên đã có ý nương tay cho nên không diệt được bảy yêu nữ, tuy tạm cứu được sư phụ Đường Tăng nhưng về sau lại bị chính lũ yêu hãm hại tại quán Hoàng Hoa. Bảy con yêu lại đi nhờ đại huynh Đạo sĩ, vốn là tay có thuốc độc luyện từ cứt chim trên núi. Cũng do không cẩn thận mà Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng ăn phải táo nó mời đầy thuốc độc, rồi ngã bịnh tại chỗ, một mình Tôn Ngộ Không chiến đấu với Đạo sĩ và cả một đám tơ nhện do 7 con tinh hóa ra. Bị bưng bít, bị dập đầu, nhưng Tôn Ngộ Không vẫn không rời nhiệm vụ giải cứu, dù phải nhận rằng con yêu Bách nhỡn ma quân này không phải dễ chiến thắng. Nhờ Bồ Tát hiện thân thành người đàn bà góa bụa giúp phương hướng, Tôn đã cầu viện đến Thánh Tỳ Lam ở động Thiên Hoa, núi Tử Vân, Tiên bà Tỳ Lam đã thực lòng giúp, nên bản tướng của con yêu là một con rết thành tinh dài bảy thước phải hiện nguyên hình. Tỳ Lam còn cho thuốc để ba thầy trò Đường Tăng uống thổ hết độc dược mới được bình an. Sự liên kết của bảy con tinh nhện và đạo sĩ để hãm hại thầy trò Đường Tăng như trên đã chuyển dịch từ không gian sông nước đến cung tiên tuy chỉ với hai ngón độc (lưới nhện và táo có thuốc hiểm) nhưng khá hiểm hóc. Nhưng tại sao Ngộ Không lại chần chừ, thiếu dứt khoát với bảy con yêu nữ lúc bán đầu? Bởi vũ khí tấn công của chúng khá đặc biệt: “Bỗng thấy bảy cô gái cởi khuy áo, để lộ eo bụng trắng phau như tuyết, làm phép từ trong rốn ùn ùn nhả những sợi tơ ra như một tấm lưới mù mịt một khoảng trời, trùm kín lấy Hành Giả”. Vì vậy Hành Giả mới cho rằng: “Vật cứng còn cố thể đánh đứt, thứ này mềm đánh chỉ lún xuống. Khéo nó biết nó quấn chặt lấy mình lại hóa dở”.[3:126] Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 63 Nếu đứng về góc độ triết lý mà xét thì ta thấy, nơi ở của bầy yêu này là động Bàn Ty. Bàn viết với bộ chu (thuyền) nghĩa là quanh quất, lòng vòng. Ty là tơ, sợi tơ như nhuyễn, mềm mại mà khó đứt. Y đây đã rõ, tơ là tơ tình, không thể dễ dàng rứt bỏ. Tề Thiên từng chọc trời khuấy nước, nhưng tình cảm vẫn còn ở phàm trần nên còn luyến tiếc như con người thường hay khoan nhượng với tình cảm cựa mình vậy. Có thể xem bảy con yêu này là thất tình, đó là hỷ nộ, ai, cụ, ái, ố, dục. Cùng với sáu tên cướp ở những hồi đầu có thể tạo thành mười ba chướng ngại cho người Hành Giả. Thất tình lục dục chính là mối loạn hàng ngày, trong tâm trí, cần tìm cách trừ khử. Chính vì lẽ đó, ban đầu Tề Thiên còn luyến tiếc không tiêu diệt bọn chúng, nhưng sau đó tại suối Trạc Cấu, Hành Giả đã ra tay không thương tiếc. Tại sao phải đến suối Trạc Cấu mới ra tay, Ngô Thừa Ân đã ẩn sau cái tên Trạc cấu một thâm ý sâu sa. Trạc viết với bộ thủy nghĩa là rửa ráy. cấu là nhơ bẩn, Trạc cấu chính là rửa bụi hồng trần. Thật vậy, muốn diệt trừ mười ba cái họa này phải hết sức kiên trì với lòng thanh tịnh. Quả như bài thơ bình sự việc tiễu trừ yêu tinh : “Thất tình lục dục sớm trừ xong Luyện tập ngấy đêm sửa tấm lòng Khử diệt thất tình an tính thiện Tu hành phải để chí không không” 2.3.8.ĐƯỜNG VÀO XỨ PHẬT Đường vào đất Phật của thầy trò Tam Tạng phải vượt qua muôn ngàn khổ ải, thậm chí còn bị yêu quái lừa vào Lôi Âm giả. Theo dõi bước chân của Đoàn thỉnh kinh, chúng ta đều thấy Đường Tăng và cả Đoàn gặp phải quá nhiều tai nạn. Điều này không có gì ngạc nhiên. Chính hiện tượng quá nhiều tai nạn này đã góp phần làm rõ sự phong phú trong khả năng phản ánh của Tây Du Ký. Gần tới đất Phật rồi mà Đường Tăng vẫn nguyên vẹn cái ngây thơ của mình khi đến Tiểu Lôi Âm Tự. Đó là việc cứ đòi lễ Phật mà không hề suy xét trước sau. Không có Phật nào cả. Ở đấy chỉ toàn là yêu quái giả dạng. Nhờ con mắt thấu suốt của Tôn Ngộ không mà bọn yêu ỏ đấy phải hiện thân ra đánh với Tôn Ngộ Không. Con yêu Hoàng Mi đại vương này cũng cực kỳ nguy hiểm, bởi Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 64 bửu bối cái nạo bạc bằng vàng của nó. Vì bửu bối này mà Tôn Ngộ Không phải vất vả. Từ sự giúp sức của 28 vị tinh tú đến việc thoát thân của Tôn qua lỗ nhỏ trên chóp sừng Can Kim Long; từ sự giúp sức của Đăng Ma Thiên Tôn cho đến mưu cao của Di Lặc, Tôn Ngộ Không mới vượt qua được tai nạn này. Đến hồi 98 thì cả thầy trò đã thật sự đặt chân lên đất Phật. Tại con sông cuối cùng rộng tám chín dặm, Tôn Ngộ Không đã nhận ra Phật vô bảo tràng quan đến đón bằng chiếc thuyền không đáy. Còn Đường Tăng vẫn chưa nhận biết được điều hư thực, thậm chí chính mình đã “xương cốt phàm thai đã thoát thân” mà Đường Tăng chỉ hiểu khi được Tôn Ngộ Không giải thích. Rồi thầy trò lên Linh Sơn, đến chùa Lôi Âm. Phật tổ Như Lai đã cho vô số các vị La Hán, Yết Đế, Già Lam xếp hai hàng đón tiếp thầy trò Đường Tăng. Tại điện Đại hùng. Truyện kể: ngủ một đêm tại quán Ngọc Chân, hôm sau mấy thầy trò chuẩn bị lên đường. Tề Thiên nói với Kim Đính Đại Tiên: “Sư phụ tôi đang sốt ruột muốn bái Phật, phải đi ngay đừng chậm trễ nữa” , thất vậy, con đường đi tìm chân lý không thể chần chờ, “đêm dài lắm mộng”. Vì vậy khi chân bước vào chùa, Ngộ Không liền “cười khà khà” ,tay dắt Đường Tăng dẫn vào cửa pháp môn. Nguyên con đường này thông ra lối cổng chùa, mà từ gian giữa trong quán, đi xuyên qua lối cửa sau. Đại Tiên chỉ Linh Sơn nói: “Nơi ấy là núi Linh Thứu, thánh địa của Phật Tổ đấy”. Vậy đó, muốn đi vô đất Phật, chỉ có con đường một chiều như trên. Không thể nào đi trở ra. Con đường này đưa vào lối cửa sau. chi tiết này gợi nhớ đến Mỹ Hầu vương cầu đạo ở Tà Nguyệt Tam Tinh Động, phải “đi vào bên trong đóng cửa giữa lại, rồi đi vào lối cửa sau, ở chỗ kín ấy sư phụ mới truyền đạo cho”. Vì sao vậy, bởi học tu theo Lão hay Phật, đi con đường thiền tức là Hành Giả chọn con đường hướng nội đi vào trong. Đi ra thì chỉ gặp âm thanh sắc tướng, nói theo Phật, đó là huyễn ảo. Đạo đức kinh, Chương XII có câu: “Vị phúc bất vị mục” (vì bụng chứ không phải về mắt) đó chính là ám chỉ của hành giả phải quay vào, quay vô trong, đừng nhìn ra ngoài như thế mới gặp được chân, bỏ được giả. Theo truyền thống phương Đông, giáo pháp chỉ bày con đường tu thiền phải mật truyền, giống như Bồ Đề Tổ Sư dạy Hầu Vương ở cửa sau, nơi chỗ kín nhiệm. Kinh kệ, cúng bái, cầu siêu, sám hối, lập đàn,... là hình nhi hạ học là ngoại giáo công truyền, Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 65 dành cho đại chúng. Trái lại con đường đi tìm trăng sao cửa động (tìm tâm) của hành giả cô đơn, âm thầm lặng lẽ là hình nhi thượng học, là nội giáo tâm truyền, hay nói theo Bồ Đề Đạt ma ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ sáu là giáo ngoại biệt truyền. Chính vì vậy mới có chuyện trên bến Lăng Vân, sau khi tô biệt Kim Đính Đại Tiên, mấy thầy trò Đường Tăng tiếp tục đi và nhìn thấy một “dòng nước cuồn cuộn, nước vỗ tung trời, rộng tới tám chín dặm bốn phía tịnh không một bóng người, chỉ có một cây cầu độc mộc Muôn trượng cao một cọng cầu vồng. Trơn như mỡ khó đặt chân...” [37:550] Đường Tăng không dám qua cầu, nhưng Tề Thiên cứ nhất định bảo phải bước qua cây cầu này mới thành Phật được chứ. Cây cầu trớ trêu đó là gì, chính thật là nằm trong thâm tâm con người. May thay, giữa lúc Đường Tăng còn phân vân chưa dám qua cầu, bỗng có Tiếp Dần Phật Tổ, mang thuyền đến rước qua sông. Truyện Tây Du tả đoạn này rất khéo: “Tam Tạng quay đầu, chợt nhìn thấy phía hạ lưu cố một người đang chèo thuyền bơi tới, cất tiếng gọi to: Lên đò! Lên đò!” Ở đoạn này, chúng ta cần lưu ý trình tự sự việc. Không phải vì Đường Tăng nghe tiếng gọi đò trước mà sau đó mới quay đầu lại. Chính nhờ Đường Tăng quay đầu lại trước nên mới gặp người lái đò đang tới. Đò để đưa người qua sông, sang tới bờ bên kia. Đường Tăng quay đầu lại nhìn thấy đò tức là gặp được phương tiện để sang bờ bên kia, cũng là bờ giác ngộ hay cõi Phật còn bờ bên này là luân hồi sanh tử. Nói rằng Đường Tăng quay đầu lại thấy đò, tức là sẽ thấy bờ bên kia, ở đây có một ý nghĩa triết lý sâu sắc, chính là muốn ám chỉ bốn chữ của nhà Phật: hồi đầu thị ngạn (quay đầu lại là bờ). Con người phàm phu hướng ngoại cứ đi hoài trong cõi hồng trần, lênh đênh trên biển khổ sóng gió chập chùng (khổ hải nạn trùng ba). Nhưng trong tự thân con người đã có sẵn chủng tử của Phật (Phật tính), do đó một con người sực tỉnh dừng bước giang hồ quay đầu trở lại thì không tiếp tục đi sâu vào biển trần nữa, mà bến giác sẽ hiện ra. Do triết lý đó mà có câu chuyện mười tám ông ăn cướp, vừa mới kịp buông dao đã từ đời oan khiên nghiệp chướng, lập tức đã trở nên thập bát la hán trang nghiêm cho đời sùng mộ, kính ngưỡng. Triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký 66 Nhưng chiếc thuyền đưa Tam Tạng qua sông lại không có đáy! Đường Tăng hỏi người lái đò: “thuyền của ngài là thuyền hỏng, không đáy qua sông làm sao?”. Thật vậy, thuyền có đáy là thuyền hữu hình cõi tục. Nó chỉ có chở khách trần đi từ bến mơ này đến bến mơ kia, thuyền có đáy dù to đến mấy, sức chở cũng có hạn. Thuyền không đáy là thuyền vô hình cõi tiên cõi Phật. Nó đưa khách trần tứ bến mơ sang bờ giác. Nó không đáy mà chở vô hạn. Không có sóng dữ nào nhấn chìm được. chính vì thuyền diệu như thế nên thuyền ấy được được Phhật Tổ tán thán rằng: Thuyền ta đây: Thuở hồng hoang từng nổi tiếng, Có ta đây chèo chống giỏi giang. Sóng to gió cả vững vàng, Không đầu không cuối bước sang cõi lành. Quay về góc, bụi trần chẳng bợn, Muôn kiếp đày, thanh thản qua sông. Thuyền không đáy vượt trùng dương, Xưa nay cứu vớt muôn vàn sinh linh [37:552] Chiếc thuyền trên bến Lăng Vân chính danh của nó là thuyền Bát nhã. Phật gọi cõi đời này là sông mê, biển khổ. Qua sông vượt biển cần phải dùng thuyền. Đò chính là con đường giải thoát đưa chúng sanh đến bờ hạnh phúc. Ở cuối hồi 98 và sang đầu hồi 99, dù đã đến đất Phật rồi nhưng thầy trò Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_23_7793719189_2124_1869316.pdf
Tài liệu liên quan