Luận văn Truyền thuyết về nữ thần, mẫu thần và thánh mẫu trong không gian văn hóa hòa bình và Thanh Hóa

 MỞ ĐẦU.1. Lý do chọn đề tài .4

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .6

3. Mục đích nghiê n cứu.11

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.11

6. Đóng góp của luận văn.13

7. Cấu trúc luận văn.13

NỘI DUNG.14

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.14

1.1. Không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa.14

1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.14

1.1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội.16

1.1.3. Đặc điểm văn hóa .18

1.2. Khái quát văn học dân gian tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa.20

1.3. Khái quát về Đạo Mẫu Việt Nam và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hòa Bình và

Thanh Hóa.25

1.3.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.25

1.3.2.Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa

1.4. Về hiện tượng văn học dân gian Đạo Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa

1.4.1. Truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh

Hóa.

1.4.2. Các bài Văn chầu.

Tiểu kết chương 1:.

CHưƠNG 2: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THUYẾT VỀ NỮ

THẦN, MẪU THẦN VÀ THÁNH MẪU Ở HÒA BÌNH, THANH HÓA

2.1. Nội dung truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình,

Thanh Hóa.

2.1.1. Ca ngợi vẻ đẹp toàn diện của nhân vật.

 

pdf36 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyền thuyết về nữ thần, mẫu thần và thánh mẫu trong không gian văn hóa hòa bình và Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu khảo sát truyện cổ dân gian về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa để tiến hành khai thác và tìm hiểu những phương diện khác nhau trong hình tượng Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa. - Nghiên cứu truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu trong không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người nơi đây. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân vật Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu trong truyền thuyết dân gian Hòa Bình trong mối quan hệ với Đạo Mẫu và trong không gian văn hóa Hòa Bình, Thanh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các tài liệu nghiên cứu chính: Truyện cổ Hà Sơn Bình (Nhiều tác giả) [32], “Truyền thuyết truyện cổ dân gian dân tộc Mường vùng huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình” (Bùi Huy Vọng) [6], Truyện dân gian dân tộc Mường (Bùi Thiện) [ 49], Truyền thuyết Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm Minh Thảo) [15], Tổng tập văn học dân gian người Việt - tập 4 (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) [61 ], Tổng tập văn học dân gian người Việt- tập 5 (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) [62] , Thần nữ và Liệt nữ Việt Nam (Mai Ngọc Chúc) [6], Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hóa (Hội văn nghệ- Ban dân tộc Thanh Hóa) [ 11], Truyện dân gian Thanh Hóa- miền xuôi (Hoàng Khôi- Lê Huy Trâm- Lưu Đức Hạnh) [18] Các vị thần thờ ở xứ Thanh -Thanh Hóa chư thần lục (Lê Xuân Kỳ- Hoàng Hùng- Thích Tâm Minh) [ 20] và các tài liệu nghiên cứu khác như Đạo mẫu Việt Nam (Ngô Đức Thịnh) [57], Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền (Ngô Đức Thịnh) [54] 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thực địa quan sát thực tế: Chúng tôi đã tiến hành điền dã những địa điểm gắn với truyền thuyết và lễ hội dân gian tiêu biểu ở Hòa Bình và Thanh Hóa. 5.2. Phương pháp hệ thống, thống kê, phân loại: Sau khi tập hợp các bản kể truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa, chúng tôi tiến hành phân loại những truyền thuyết này một cách có hệ thống. 5.3. Phương pháp phân tích: Phương pháp này chúng tôi sử dụng để phân tích các truyện, các motif theo đặc trưng thể loại. 5.4. Phương pháp liên ngành: Truyền thuyết gắn liền với lịch sử, phong tục, lễ hội Vì vậy trong luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành để có một cái nhìn đầy đủ về truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần, Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa. 5.5. Phương pháp so sánh: Chúng tôi so sánh truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung lẫn hình thức. Qua đó làm rõ nét đặc sắc trong kho tàng truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần, Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn khai thác truyền thuyết dân gian ở Hòa Bình và Thanh Hóa về đặc trưng hình tượng nhân vật, nghệ thuật thể hiện nhân vật và các motif cơ bản. - Xem xét mối quan hệ giữa truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần, Thánh Mẫu với tín ngưỡng, lễ hội, di tích và Văn chầu trong không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa. - Nghiên cứu về hình tượng Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về hình tượng Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu trong văn hóa và văn học dân gian. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài Chƣơng 2: Nội dung và nghệ thuật truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình, Thanh Hóa Chƣơng 3: Mối quan hệ giữa truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình, Thanh Hóa với những thành tố văn hóa khác NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa 1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Hòa Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, phía Đông giáp thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp các tỉnh Phú Thọ; phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Trung tâm hành chính tỉnh cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây theo hướng đường quốc lộ số 6, là khu vực đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế và khu vực phòng thủ của đất nước. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km2. Hòa Bình được coi là vùng đệm giữa một bên là châu thổ Bắc Bộ và một bên là vùng núi non trùng điệp Tây Bắc. Chính điều này đã tạo nên cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn và kì vĩ ở đây. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Hòa Bình là đồi núi dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chia thành hai vùng rõ rệt. Phía Tây Bắc (vùng cao): bao gồm các dải đồi núi lớn bị chia cắt nhiều, địa hình hiểm trở, đồi núi dốc đi lại khó khăn. Phía Đông Nam (vùng thấp): địa hình gồm các dải núi thấp, đi lại thuận lợi. Hòa Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nắng thất thường gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Bên cạnh đó hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố khá đồng đều với các sông lớn như: sông Đà, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi Mạng lưới giao thông đường thủy và đường bộ tương đối phát triển và phân bố đồng đều rộng khắp. Đồng thời ở đây còn có nguồn điện lực lớn từ Nhà máy thủy điện Hòa Bình đem lại giá trị kinh tế không chỉ cho cả nước nói chung mà cho tỉnh Hòa Bình nói riêng. Với vị trí và điều kiện tự nhiên như vậy rất thuận lợi cho tỉnh Hòa Bình phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Thanh Hóa là một tỉnh lớn nằm ở cực Bắc miền Trung Việt Nam được mệnh danh là “khúc ruột của miền Trung”. Thanh Hóa nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ. Điểm cực Bắc của Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội 150 km. Phía bắc Thanh Hóa giáp các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước Lào; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với đường bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km2. Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, có hệ thống giao thông phát triển thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đồi núi chiếm ¾ diện tích của toàn tỉnh tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế lâm nghiệp, với nguồn tài nguyên khoáng sản, lâm sản dồi dào và phong phú. Căn cứ vào địa hình Thanh Hóa có thể chia ra làm 3 vùng: Miền núi và trung du, vùng đồng bằng, vùng ven biển. Với vị trí địa lí đặc biệt, đây là nơi hội tụ đầy đủ tiềm năng của ba vùng kinh tế: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản. Có thể nói rằng đây là vùng đất thu nhỏ của nước Việt Nam. Thanh Hóa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu ở Thanh Hóa được quy định bởi hoàn cảnh địa lý của các vùng đồng bằng, vùng miền núi nên giữa các vùng mang đặc trưng khí hậu khác nhau. Bờ biển Thanh Hóa dài với mạng lưới sông ngòi dày đặc, nên các yếu tố thủy văn có ảnh hưởng tới đời sống của người dân trong tỉnh. Căn cứ vào diễn biến của dòng chảy theo thời gian và sự phân hóa của các con sông theo không gian, Thanh Hóa chia thành 3 vùng thủy văn: vùng thủy văn hệ thống sông Mã, vùng thủy văn hệ thống sông Chu, vùng thủy văn ảnh hưởng nước triều. Như vậy, ở Thanh Hóa có nhiều vùng khí hậu và thủy văn mang đặc trưng khác nhau. Chính điều này đã tác động sâu sắc đến điều kiện sinh sống, thói quen của người dân, chi phối tính cách và khí chất của con người ở mỗi vùng trong tỉnh. Đồng thời cũng tác động mạnh mẽ đến cảm hứng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của con người trên cái nền văn hóa chung, đem lại những sắc thái văn hóa riêng của từng vùng. Đây là điều kiện, là cơ sở để hình thành các vùng văn hóa khác nhau tạo nên những đặc trưng riêng mà ta có thể thấy được khi khảo sát truyền thuyết dân gian về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Thanh Hóa. 1.1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội Hòa Bình là một miền đất cổ, cách đây khoảng trên một vạn năm, trong khi hầu hết đồng bằng Bắc bộ còn bị chìm dưới nước biển hoặc lầy lội thì Hòa Bình chính là một trung tâm dân cư quan trọng. Cư dân ở đây đã sáng tạo nên “Nền văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng. Người nguyên thủy ở Hòa Bình đã sáng tạo ra một loạt các công cụ bằng đá như lưỡi rìu, lưỡi dao, mũi lao, đồ gốm Những dấu tích của người nguyên thủy đã tìm được ở 72 điểm trong tỉnh đã khẳng định Hòa Bình là một trong những trung tâm của người nguyên thủy ở Việt Nam. Tỉnh Hòa Bình có dân số trên 83 vạn người, có 7 dân tộc sinh sống bao gồm đồng bào: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông và Hoa. Trong đó người Mường sống tập trung đông nhất trên địa bàn tỉnh. Năm 43, nghĩa quân của Trưng Trắc và Trưng Nhị đã lập căn cứ ở núi Vua Bà (nay thuộc huyện Lương Sơn), đồng bào người Mường ở Hòa Bình đã tích cực ủng hộ và tham gia chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Hai Bà để đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán. Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình còn tích cực ủng hộ tham gia cuộc kháng chiến chống quân Minh (1418- 1426). Lê Lợi tiến hành khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1418 đến năm 1426. Nghĩa quân hoạt động trên một địa bàn rộng lớn trong đó có nơi cư trú của đồng bào Mường, Thái (Hòa Bình). Nhân dân Hòa Bình đã giúp đỡ lương thực, thực phẩm và chiến đấu cùng với nghĩa quân. Cho đến ngày nay vẫn còn lưu truyền nhiều truyền thuyết trong dân gian về các tấm gương yêu nước của những người phụ nữ nơi đây. Trong một lần đi dẹp giặc ở Mường Lễ (Sơn La), khi qua đoạn Thác Bờ hiểm trở nhà vua Lê Lợi cùng các quân sĩ được nhân dân địa phương giúp đỡ rất nhiệt tình. Trong số đó có bà Đinh Thị Vân, người Mường ở xã Hào Tráng và một bà người Dao ở xóm Mỏ Né, xã Vầy Nưa đã giúp vua về quân lương và thuyền bè để vượt thác. Khi hai bà mất vua Lê Lợi đã truy phong công trạng cho hai bà và ban chiếu để lập đền thờ. Thanh Hóa là một tỉnh rộng lớn với dân số trên 3,4 triệu người sinh sống. Vùng đất này là địa bàn cư trú của 7 dân tộc anh em: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ và Khơ Mú. Mỗi dân tộc có một vẻ đẹp văn hóa riêng tạo nên bức tranh đa màu sắc của vùng văn hóa xứ Thanh. Trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc, xứ Thanh là một vùng đất cổ là địa bàn sinh sống đầu tiên của con người. Đây còn là nơi có nhiều nền văn hóa góp phần quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển lịch sử, văn hóa của nhân loại. Vào những năm 60 của thế kỉ XX, giới khảo cổ học đã phát hiện dấu tích con người thời tối cổ ở Núi Đọ (Thiệu Hóa- Thanh Hóa). Tiếp đó là di chỉ hang Con Moong phát hiện ở Thạch Thành, chứa đựng dấu vết khảo cổ học từ văn hóa Sơn Vi (thuộc thời đại đá cũ) ở lớp dưới, trên đó là các lớp văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn. Quá trình chinh phục vùng đồng bằng trên đất Thanh Hóa của cư dân thời đồ đá mới đã để lại nền văn hóa Đa Bút. Văn hóa Hoa Lộc là văn hóa khảo cổ thuộc sơ kì thời đại kim khí, phát hiện ở huyện Hậu Lộc. Đông Sơn là văn hóa thời đại kim khí (đồ đồng, đồ sắt) được phát hiện vào năm 1924, tại làng Đông Sơn, huyện Đông Sơn. Trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua các giai đoạn phát triển văn hóa sau: Cồn Chân Tiên, Đông Khối- Quỳ Chữ. Đây là sự chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2000 năm lịch sử, văn hóa Đông Sơn ở Thanh Hóa cho thấy sự phong phú độc đáo trên đất nước ta tập trung chủ yếu ở lưu vực sông Hồng và sông Mã. Thanh Hóa là một vùng đất có truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường. Đây là nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Vùng đất này gắn liền với sự tồn vong, hưng thịnh của quốc gia và dân tộc. Thanh Hóa là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, lưu danh sử sách như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền Không những thế vùng đất “Địa linh nhân kiệt” này còn là nơi sinh ra các vị chúa nổi tiếng như: chúa Trịnh, Chúa Nguyễn bắt đầu từ Nguyễn Hoàng Những tấm gương yêu nước được truyền thuyết hóa qua những câu chuyện kể dân gian thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những người có công với đất nước. Thanh Hóa còn là một vùng đất hiếu học. Trong lịch sử của khoa bảng nước ta, vùng đất này có 1627 nhà khoa bảng, trong đó có 240 tiến sĩ, với nhiều tên tuổi được nhân dân ca ngợi và lưu danh trong các lĩnh vực văn hóa, sử học, quân sự, ngoại giao nổi tiếng như: Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhân dân Thanh Hóa không ngại gian khổ đã kiên cường đứng lên bảo vệ tổ quốc. Thanh Hóa đã làm tròn sứ mệnh của hậu phương lớn, đóng góp sức người và sức của cùng với nhân dân cả nước giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Những chiến công của những người anh hùng yêu nước được nhân dân lưu truyền chủ yếu qua các truyện kể dân gian. Hòa Bình và Thanh Hóa là hai vùng đất cổ kính có vị trí địa lí giáp nhau, là nơi cư trú tập trung đông nhất của đồng bào Mường. Vì vậy mà hai tỉnh có nhiều điểm tương đồng về lịch sử xã hội, càng đi sâu khám phá chúng ta càng hiểu được hơn nét đẹp về văn hóa, phong tục tập quán của con người nơi đây. 1.1.3. Đặc điểm văn hóa Về văn hóa vật chất: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, theo kết quả điều tra mới nhất thì di tích đền trong toàn tỉnh là 55 điểm phân bố ở 11 huyện. Hầu hết các nhân vật được thờ ở đền đều là những người có công với làng xã hoặc gắn với một địa danh nào đó thì được tôn thờ và phong thánh. Đền thờ ở Hòa Bình không nhiều nhưng thu hút rất đông du khách thập phương đến, các đền nổi bật: Đền Thác Bờ trên lòng hồ sông Đà; Đền Mẫu xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy; Đền Bồng Lai, huyện Cao Phong. Ngoài ra, chúng ta có thể kể tới một số các di tích lịch sử, danh thắng, khảo cổ học tiêu biểu khác của tỉnh Hòa Bình như: Khu mộ cổ Đống Thếch ở xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Bia Lê Lợi, Mái đá Làng Vành thuộc xóm Vành xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn. Thanh Hóa có 1.535 di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng bao gồm đền, miếu, chùa được xây dựng ở khắp nơi trong tỉnh: Đền Độc Cước, Đền Bà Quốc Mẫu, Đền Vua Bà (thờ Tam Giang thần Mẫu), Đền Vua Hùng thứ 11, Đền Mai An Tiêm, Đền Bà Lê Thị Hoa Bên cạnh đó Thanh Hóa còn có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Khu di tích Bà Triệu, Thành nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh. Về văn hóa tinh thần: Hòa Bình là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc như : Mường, Kinh, Thái, Dao, Mông, Tày mặc dù địa bàn cư trú khác nhau nhưng luôn có sự giao lưu văn hóa tín ngưỡng giữa các dân tộc. Hòa Bình được coi là trung tâm, là cái nôi của người Mường, cho nên người các nơi khác khi đi về Hòa Bình thì gọi là về mường, về quê, gọi là dưới mường. Còn đối với những người Mường ở phía Tây Bắc gọi là mường ngoài, hay gọi là mường ngoài đối với những người Mường ở Thanh Hóa. Hòa Bình còn là miền đất nổi tiếng với áng sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, với kho tàng truyện cổ dân gian phong phú: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười. Các tác phẩm văn học dân gian đều mang màu sắc độc đáo, riêng biệt được truyền từ đời này sang đời khác. Hòa Bình còn nổi tiếng với những lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Theo thống kê, hiện nay ở Hòa Bình có tất cả 38 lễ hội hàng năm thu hút được rất đông nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương tới tham dự. Một số lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội đền Thác Bờ gắn liền với Truyền thuyết về Chúa Thác Bờ, Lễ hội Xên Xên bản Mường (truyền thuyết Hoa Ban của người Thái ở Mai Châu), Lễ hội đền Bồng Lai (Truyền thuyết về Cô đôi Thượng Ngàn), Lễ hội Chùa Tiên (Quốc Mẫu Âu Cơ) . Thanh Hóa là mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời. Trong quá trình chinh phục thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, người dân Thanh Hóa đã tạo cho mình những nét văn hóa đặc sắc và riêng biệt. Xứ Thanh có một kho tàng văn học nghệ thuật phong phú và đa dạng với những truyền thuyết lịch sử ca ngợi những tấm gương yêu nước, kiên cường. Hình ảnh hiên ngang cưỡi voi xung trận của nữ tướng anh hùng Triệu Thị Trinh là một hình ảnh đẹp được nhân dân ta bất tử hóa qua những câu chuyện kể lưu danh muôn đời. Đó còn là hình ảnh của nghĩa quân Lam Sơn với sức mạnh long trời lở đất đến những giai thoại văn hóa dân gian, dân ca, dân vũ và hệ thống những trò diễn xướng ra đời từ rất sớm Thanh Hóa còn là quê hương của những làng nghề nổi tiếng của người Kinh, Thái, Dao, Mông, Mường, Thổ tiêu biểu : nghề dệt gai của người Thổ (Như Thanh), nghề dệt vải lanh của người Mông (Quan Sơn), nghề dệt Thổ Cẩm của người Thái, người Mường (Bá Thước, Ngọc Lặc), nghề rèn Tất Lác (Hậu Lộc), nghề chạm khắc đá ở làng An Hoạch (Đông Sơn), nghề làm giấy của người Dao (Ngọc Lặc) Không những vậy Thanh Hóa còn là quê hương của hàng trăm lễ hội diễn ra quanh năm như: lễ hội Bà Triệu, lễ hội Lê Hoàn, lễ hội Quang Trung 1.2. Khái quát văn học dân gian tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa Văn học dân gian là tấm gương phản chiếu cuộc sống của con người. Văn học dân gian của Hòa Bình và Thanh Hóa là tiếng nói của tâm tư, khát vọng, của tâm hồn tình cảm của người dân lao động. Đồng thời thông qua những tác phẩm ấy, các tác giả dân gian còn gửi gắm ở trong đó những bài học về đạo lí làm người, lối sống của ông cha truyền lại cho con cháu mai sau. Không phải ngẫu nhiên mà người ta coi Hòa Bình và Thanh Hóa là cái nôi của con người nguyên thủy. Thiên nhiên ở đây đa phần là đồi núi với rừng cao, núi sâu, hệ thống sông ngòi dày đặc, các nguồn lâm thủy, hải sản quý giá là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng và bồi đắp giá trị văn hóa, tinh thần tạo nên sức sáng tạo phong phú và dồi dào của người dân. Những giá trị ấy được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng phương pháp truyền miệng, những tác phẩm tiêu biểu như : Ẩm Ệt Luông của người Thái, Đẻ đất đẻ nước của người Mường, tiếng khèn của người Mông, tiếng hát ru của người Dao, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn tạo nên bức tranh sinh động nhiều màu sắc trong văn học dân gian của Hòa Bình, Thanh Hóa. Kho tàng văn học dân gian tỉnh Hòa Bình vô cùng phong phú đặc biệt ở mảng truyện cổ (truyền thuyết, truyện cổ tích). Giá trị của những truyện cổ đó được chắt lọc từ cuộc sống lao động chiến đấu chống giặc xâm lược của các dân tộc : Mường, Thái, Dao, Kinh, Mông. Văn học dân gian tỉnh Hòa Bình chủ yếu phản ánh quá trình chinh phục thiên nhiên đầy gian khổ của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi hiểm trở. Ở mảng truyện cổ, nội dung các câu chuyện kể về sự tích các công trình kiến trúc, sự tích sự ra đời và hình thành các cảnh quan thiên nhiên. Trong truyện Sự tích ghềnh thác sông Đà kể về chàng trai Khỏe mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, được dân bản đùm bọc. Khi trưởng thành chàng trai có sức vóc hơn người, thấy yêu tinh tác oai tác quái chàng quyết tâm trị nó. Với sức mạnh và lòng dũng cảm chàng trai đã tiêu diệt được thuồng luồng ở sông Đà, cái đầu thuồng luồng bị chàng trai Khỏe chặt đứt trôi xuôi hóa ra một bãi soi. Còn thân thuồng luồng nặng quá, lăn kềnh ra tại chỗ và trở thành một trong hai mươi ba ghềnh thác của sông Đà. Bên cạnh đó còn có rất nhiều câu chuyện kể về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ ở đây như: Sự tích Thác Bờ, Sự tích núi Bưa Phi, Sự tích Đá Mỡ ở Sông Đà, Sự tích núi Phạ Phau. , nói về sự hình thành các vùng Mường như: Sự tích Mường Bi, sự hình thành các vùng đất Sự tích núi Do Nhân Hay trong câu chuyện Sự tích nhà sàn đã lí giải tại sao người Mường biết làm nhà sàn là do được con rùa hướng dẫn, nhà làm bốn cột giống chân con rùa, mái nhà làm giống như cái mai rùa. Nhà sàn được chia làm các ngăn để tránh thú dữ, trãnh mưa bão. Qua đó, cho thấy sự thông minh và sáng tạo của nhân dân trong việc chinh phục cải tạo thiên nhiên ở vùng rừng núi hiểm trở để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình. Truyện dân gian Hòa Bình còn phản ánh hiện thực xã hội, lễ hội và phong tục tập quán, tư duy của con người. Trong Truyền thuyết hoa Ban, nàng Ban và chàng Khum yêu nhau tha thiết. Nhưng vì cha ham giàu nên đã gả Ban cho con trai nhà tạo Mường lười làm lại xấu xí. Trong bước đường cùng nàng Ban chạy sang nhà chàng Khum để cầu cứu, nhưng lúc đó Khum đi vắng. Nàng chạy đi tìm chàng, đi hết núi cao vực sâu cuối cùng vì kiệt sức nên nàng đã chết. Nơi nàng nằm xuống mọc lên một cây búp nở hoa trắng như búp tay người con gái. Không lâu sau hoa ấy mọc lan khắp núi rừng Tây Bắc, cứ mỗi độ xuân về hoa nở trắng như bông. Người ta đặt tên cho loài hoa đó là hoa Ban. Vì vậy ngày nay cứ mỗi độ hoa Ban nở, người Thái ở Mai Châu, Hòa Bình lại tổ chức hội Xên Xên bản Mường để cầu mùa cầu phúc. Nhân dân gửi gắm vào đó ước vọng lớn lao về một cuộc sống yên bình, no ấm ở bản Mường. Ngày hội cũng là dịp trai gái thi tài, vui chơi, tìm hiểu nhau qua tiếng đàn và tiếng hát. Ngoài ra truyện cổ dân gian Hòa Bình còn thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm: Truyện Vua Mường Bi đánh giặc kể về nhân vật Chổm người Mường đánh giặc rất giỏi. Chổm là người nông dân lao động bình thường sống bằng nghề đánh than, kiếm củi bán. Khi giặc Phương Bắc sang xâm lược nước ta, Chổm đã tập hợp dân chúng, tổ chức đánh giặc. Bao nhiêu lần quân giặc đánh là bấy nhiêu lần chúng thất bại. Câu chuyện trên cho thấy tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc ta đã có từ lâu đời. Dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng khi có giặc xâm lăng, mọi người sẵn sàng đóng góp, bỏ sức người và sức của để đứng lên bảo vệ đất nước. Khảo sát mảng truyện cổ tỉnh Hòa Bình có rất nhiều truyện kể về những nhân vật lịch sử có công với làng, với nước được người Mường tôn thờ: Ông cun Trưởng Lý Vì Thàng, Truyện vua Bốc Muờng Vang, Khu mộ địa Trưởng Lý Vì Sào- Đinh Công Viết, Ông cun Khang chàng Khến. Những truyền thuyết này không chỉ truyền lại cho đời sau biết công lao của người xưa trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, mà đó còn là những tấm gương sáng giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ. Văn học dân gian Thanh Hóa là thành quả của văn học dân gian các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Việt, Mường, Thái, Thổ, Dao, Khơ Mú Mặc dù có nguồn gốc từ các thành phần dân tộc khác nhau, cư trú ở những địa hình không giống nhau nhưng người dân luôn có sự giao lưu về mặt văn hóa và tín ngưỡng. Văn học dân gian Thanh Hóa có những đặc điểm sau: Truyền thuyết và truyện cổ tích Thanh Hóa có hình thức phong phú, đặc sắc về mặt nội dung. Hiện nay những truyện nhằm giải thích nguồn gốc của vũ trụ trong truyện kể dân gian Thanh Hóa không còn nhiều. Số còn lại chủ yếu nhằm giải thích những hiện tượng hình thành những ngọn núi, con sông, dải đất, cánh đồng ở Thanh Hóa. Theo quan niệm của dân gian trời đất, sông, núi, cỏ cây, chim muông có trước rồi mới đến con người. Bằng tư duy thần thoại của người xưa họ không bằng lòng với những gì tạo hóa ban tặng cho con người. Cùng với trí tưởng tượng phong phú và bàn tay khéo léo tài hoa, con người đã sắp xếp lại núi non, khơi thông sông ngòi, mở đường khai hoang làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên tươi đẹp hơn. Qua đó, tác giả khắc họa vẻ đẹp của những người lao động cần cù và chăm chỉ, biết chinh phục, cải tạo để làm chủ thiên nhiên như: ông Thu Tha, bà Thu Thiên của người Mường; ông Đồng, ông Nưa, ông Vồm, ông Bưng, ông Ầm, ông Sấm của người Việt, Ải Lậc Cậc của người Thái. Người khổng lồ trong thần thoại và truyền thuyết của Thanh Hóa là những người có công trong việc tiêu diệt ác thú, khai sáng ra nghề nông, đào sông, xây núi, nuôi trâu rừng Bản thân người khổng lồ không cần đến việc sử dụng phép thuật gì hết mà họ cũng phải bỏ sức lao động của mình để cải tạo thiên nhiên giúp đỡ con người, những việc làm của họ rất bình dị, gần gũi gắn với cuộc sống của người nông dân. Các vị thần khổng lồ từ trên trời xuống, mỗi người khai phá một phương: ông Cõng Đá ở phía nam Thanh Hóa, ông Tu Nưa tạo nên vùng núi Quảy, sông Cày, ông Tùng ở vùng Bá Thước Có thể nói, người khổng lồ là những người có vai trò lớn đối với sự tồn vong của loài người. Nhìn vào kết cấu những câu chuyện này ta thấy được sự đơn giản của cốt truyện và hiểu được tâm tư và suy nghĩ của người xưa. Theo năm tháng, những câu chuyện qua lời kể của nhân dân được chăm chút và hoàn thiện hơn. Thời kì sau đó là một hệ thống truyền thuyết về những người to khỏe xuất hiện có lai lịch rõ ràng, đa phần đó là những nhân vật lịch sử được thần kì hóa họ là những người có công lao đối với dân tộc và đất nước. Thông qua những nhân vật này, các tác giả dân gian muốn giáo dục con cháu nối nghiệp cha ông, dựng xây và bảo vệ quê hương đất nước. Những nhân vật như Bà Triệu người cao lớn khỏe mạnh, có tài võ nghệ, một mình địch nổi nhiều người, một cánh đồng vài mẫu ruộng bà chỉ cày nửa buổi là xong..., Lê Phụng Hiểu một mình ném dao xa nghìn dặm, cu Chỉnh một tay ghìm đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004649_2444_2006169.pdf
Tài liệu liên quan