Luận văn Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA 4

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN 4

1. Khái niệm về tự do hoá dòng vốn 4

1.1. Lý luận về vốn 4

1.2. Lý luận về tự do hoá dòng vốn 5

1.3. Lý thuyết về bộ ba bất khả thi 7

2. Các biện pháp nhằm thực hiện tự do hoá dòng vốn 11

2.1. Tự do hoá lãi suất 11

2.2. Tự do hoá hoạt động ngoại hối 11

2.3. Tự do hoá vốn đầu tư nước ngoài 15

2.3.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) 15

2.3.2. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI (Foreign Portfolio Investment) 15

2.3.3. Các nguồn vốn vay và viện trợ phát triển khác 16

2.4. Tự do hóa các công cụ tài chính phái sinh 16

3. Những bước cơ bản để thực hiện tự do hoá dòng vốn 17

II. TỔNG QUAN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA 18

1. Tổng quan về an ninh tài chính quốc gia 18

1.1. Khái niệm về an ninh tài chính quốc gia 18

1.2. Phân loại 20

1.3. Các mức độ của an ninh tài chính quốc gia 21

1.4. An ninh tài chính quốc gia với hội nhập kinh tế quốc tế 23

1.4.1. Tác động của tự do hoá thương mại 23

1.4.2. Tác động của tự do hoá tài chính 24

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia 26

2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính công 26

2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính doanh nghiệp 27

2.2.1. Chính sách quản lý của mỗi doanh nghiệp 27

2.2.2. Hoạt động của hệ thống ngân hàng 27

2.2.3. Hoạt động của thị trường tài chính 27

2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính cá nhân và hộ gia đình 28

2.4. Yếu tố bảo mật thông tin tài chính 28

3. Một số tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính quốc gia 29

3.1. Tiêu chuẩn đánh giá an ninh tài chính công 29

3.2. Tiêu chuẩn đánh giá an ninh tài chính doanh nghiệp 32

3.2.1. Yếu tố chính sách quản lý của mỗi doanh nghiệp 32

3.2.2. Yếu tố hoạt động của hệ thống ngân hàng 32

3.2.3. Yếu tố hoạt động của thị trường tài chính 33

3.3. Tiêu chuẩn đánh giá an ninh tài chính dân cư và hộ gia đình 34

III. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN TỚI AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA 35

1. Cơ hội và thách thức của quá trình tự do hoá dòng vốn 35

1.1. Cơ hội 35

1.2. Thách thức 36

1.2.1. Nguy cơ rủi ro về tỷ giá 36

1.2.2. Nguy cơ tháo chạy vốn (hay đảo ngược dòng vốn – capital flight) 36

1.2.3. Nguy cơ các khoản nợ gia tăng 37

1.2.4. Nguy cơ lạm phát 37

1.2.5. Nguy cơ rủi ro về đạo đức 37

2. Mối liên quan giữa tự do hoá dòng vốn và khủng hoảng an ninh tài chính quốc gia 38

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 40

I. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN TẠI VIỆT NAM 40

1.1. Quá trình tự do hoá lãi suất 40

1.2. Quá trình tự do hoá ngoại tệ 43

1.2.1. Tự do hoá tỷ giá 43

1.2.2. Tự do hoá chu chuyển ngoại tệ 46

1.2.3. Tự do hoá chuyển đổi ngoại tệ 47

1.2.4. Tự do hoá rổ tiền tệ quốc gia 48

1.3. Tự do hoá vốn đầu tư nước ngoài 48

1.3.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) 48

1.3.2. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI (Foreign Portfolio Investment) 50

1.3.3. Các nguồn vốn vay và viện trợ phát triển khác 52

1.4. Tự do hóa các công cụ tài chính phái sinh 53

II. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VỚI VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 54

2.1. Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ rủi ro về tỷ giá 54

2.2. Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ tháo chạy vốn (hay đảo ngược dòng vốn – capital flight) 56

2.3. Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ các khoản nợ gia tăng 57

a. Khoản nợ từ trái phiếu Chính phủ Việt Nam 57

b. Ảnh hưởng tự do hóa dòng vốn với chỉ tiêu về nợ nước ngoài của quốc gia 59

2.4. Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ lạm phát 60

2.5. Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ rủi ro về đạo đức 63

III. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VỚI VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 64

3.1. Thành tựu 64

3.2. Hạn chế 66

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA, NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 68

I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA 68

1. Bài học từ một số quốc gia kiểm soát an ninh tài chính thành công trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn 68

2. Bài học từ một số quốc gia kiểm soát an ninh tài chính thất bại trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn 71

2.1. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 71

2.2. Cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan 72

3. Bài học từ Trung Quốc trong việc mở cửa dần thị trường vốn nhằm kiểm soát an ninh tài chính quốc gia 73

3.1. Khái quát 73

3.2. Lộ trình tự do hoá dòng vốn của Trung Quốc 73

3.3. Bài học từ Trung Quốc 74

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆC THỰC HIỆN TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 75

1. Một số ý kiến về việc tự do hoá dòng vốn tại Việt Nam với vấn đề kiểm soát an ninh tài chính quốc gia 75

1.1. Quan điểm kìm hãm quá trình tự do hoá dòng vốn 75

1.2. Quan điểm ủng hộ quá trình tự do hoá dòng vốn 76

1.3. Ý kiến cá nhân đối với quá trình tự do hoá dòng vốn tại Việt Nam 77

2. Một số đề xuất nhằm thực hiện quá trình tự do hoá dòng vốn tại Việt Nam 78

2.1. Xây dựng cơ sở để thực hiện tự do hoá dòng vốn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia 78

2.2. Kiểm soát dòng chảy vốn trong thời kỳ đầu tự do hóa 80

2.3. Thiết lập những thiết bị giảm sốc 82

2.3.1. Hệ thống dự trữ ngoại hối quốc gia 82

2.3.2. Tính linh hoạt trong chính sách tài khóa 82

2.3.3. Gia tăng vốn điều lệ trong hệ thống ngân hàng 83

2.3.4. Sử dụng chính sách thanh khoản đối ứng 83

3. Một số đề xuất nhằm kiểm soát an ninh tài chính quốc gia trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn 84

3.1. Xây dựng mô hình dự báo khủng hoảng tài chính 84

3.2. Một số đề xuất nhằm kiểm soát an ninh tài chính quốc gia trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn 84

3.2.1. Giải pháp kiểm soát an ninh tài chính công trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn 84

3.2.2. Giải pháp kiểm soát an ninh tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn 88

3.2.3. Giải pháp kiểm soát an ninh tài chính dân cư và hộ gia đình trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn 90

KẾT LUẬN 91

PHỤ LỤC 95

 

 

 

doc168 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2634 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự rút vốn cuả các nhà đầu tư khỏi thị trường chứng khóan. Nếu quá trình này kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý đầu tư, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp muốn đầu tư cho phát triển sản xuất. Như vậy, có thể thấy, khi dòng vốn được đổ vào nước ta một cách ồ ạt, nhưng lại chưa được quản lý một cách hữu hiệu thì khi dòng vốn được rút ra một cách đồng loạt sẽ tác động xấu đến thị trường tài chính của nước ta, ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia. Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ các khoản nợ gia tăng Khoản nợ từ trái phiếu Chính phủ Việt Nam Tháng 10 năm 2005, lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ Việt Nam được phát hành ra thị trường vốn quốc tế. 750 triệu USD trái phiếu đã được các nhà đầu tư mua hết ngay trong vòng 30 giây sau khi phát hành. Một kết quả khó có thể khả quan hơn. Đợt trái phiếu này sẽ được mua bán lại trên tất cả các trung tâm chứng khoán (thị trường thứ cấp) lớn như Hongkong, Singapore, London, New York, Boston... liên tục đến năm 2016. (Nguồn: Bộ tài chính). Trong đợt phát hành trái phiếu đầu tiên với lãi suất 6,875%, đáo hạn vào năm 2016, để huy động vốn cho ngành đóng tàu, nhu cầu của các nhà đầu tư đã cao gấp 6 lần so với số trái phiếu thực tế được phát hành. Mức lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam hiện đang là 5,78%, thấp hơn mức 5,95% của loại trái phiếu có kỳ hạn và xếp hạng tín dụng tương đương của Chính phủ Brazil. Điều này chứng tỏ trái phiếu của Việt Nam có mức độ hấp dẫn hơn. So với trái phiếu Chính phủ kỳ hạn tương đương Mỹ, hiện nay lãi suất của trái phiếu Việt Nam cũng chỉ cao hơn 1,25%. Có thể tổng kết ngắn gọn sự đánh giá của tổ chức S&P kể từ khi Việt Nam được đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia lần đầu vào năm 2002 như sau: Bảng 2.11. Bảng đánh giá tổng kết của S&P với hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam Thời gian đánh giá Chỉ tiêu đánh giá của S&P Mức 06/03/2002 - Hệ số tín nhiệm đối với các khoản nợ dài hạn bằng ngoại tệ. BB- - Hệ số tín nhiệm đối với các khoản nợ dài hạn bằng nội tệ. BB Đánh giá chung: Hệ số tín nhiệm của Việt Nam là ổn định. 07/09/2006 Hệ số tín nhiệm chung BB Đánh giá chung: Nền kinh tế có những chuyển biến tích cực 06/05/2008 Hệ số tín nhiệm với nợ nước ngoài BB Hệ số tín nhiệm với nợ trong nước BB+ Đánh giá chung: - Hạ triển vọng định mức tín nhiệm của Việt Nam từ mức “ổn định” xuống mức “tiêu cực”. - Mức xếp hạng này có thể bị hạ thấp nếu tình hình kinh tế không được cải thiện (Khả năng Việt Nam bị tụt hạng trong định mức tín nhiệm của S&P trong 6 - 18 tháng tới là 1:3). Nguồn: Tổng hợp từ www.standardandpoors.com Theo thang điểm đánh giá của S&P, mức BB là tương đương với trái phiếu “Chất lượng trung bình thấp, có thế gặp khó khăn trong việc trả nợ, bị ảnh hưởng đối với sự thay đổi của tình hình kinh tế”, nhưng với việc nâng mức lên BB+ cho thấy thế giới đã đánh giá cao hệ số tín nhiệm của Việt Nam. So sánh với một số quốc gia châu Á khác trong khu vực, ta thấy hệ số tín nhiệm của Việt Nam tương đối ổn định: Bảng 2.12. Bảng hệ số tín nhiệm của 13 nước châu Á do S&P đánh giá năm 2007 STT Quốc gia Nội tệ Ngoại tệ Đánh giá chung Việt Nam BB+/ Ổn định/ B BB/Ổn định/B BB+/--/-- Thái Lan A/Ổn định/A-1 BBB+/Ổn định/A-2 A/--/-- Đài Loan AA-/Ổn định/A-1+ AA-/Ổn định/A-1+ AA+/--/-- Singapore AAA/Ổn định/A-1+ AAA/Ổn định/A-1+ AAA/--/-- Philippines BB+/Ổn định/B BB-/Ổn định/B BB+/--/-- Malaysia A+/Ổn định/A-1 A-/Positive/A-2 A+/--/-- Hàn Quốc A+/Ổn định/A-1 A/Ổn định/A-1 AA-/--/-- Japan AA/Ổn định/A-1+ AA/Ổn định/A-1+ AAA/--/-- Indonesia BB+/Ổn định/B BB-/Ổn định/B BB+/--/-- Ấn Độ BBB-/Ổn định/A-3 BBB-/Ổn định/A-3 BBB+/--/-- Hong Kong AA/Lạc quan/A-1+ AA/Lạc quan/A-1+ AAA/--/-- Trung Quốc A/Lạc quan/A-1 A/Lạc quan/A-1 A+/--/-- Campuchia B+/Ổn định/B B+/Ổn định/B BB-/--/-- Nguồn: www.standardandpoors.com Vì vậy, có thể thấy tuy quá trình tự do hoá dòng vốn làm nước ta phải đối mặt với nguy cơ các khoản nợ gia tăng nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể trả nợ được do mức đánh giá của S&P đối với trái phiếu nước là khá ổn định. Ảnh hưởng tự do hóa dòng vốn với chỉ tiêu về nợ nước ngoài của quốc gia Theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay vào khoảng 11 đến 15 tỷ USD. Cả số nợ tuyệt đối và tỷ lệ nợ/GDP đều đã giảm đi so với năm 2000 vì Chính phủ đã và đang trả nợ dần. Nhìn vào bảng 2.13 về tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam qua các năm, có thể thấy nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn (do ngưỡng an toàn cho nợ nước ngoài theo tập quán quốc tế là 50% GDP (đã trình bày ở chương I)). Bảng 2.13. Tỷ lệ nợ/ GDP của Việt Nam qua các năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TB Tỷ lệ nợ/ GDP 39% 37.4% 34% 34% 36% 35.8% 36.6% 30.3% 35.6% Nguồn: www.mof.gov.vn Theo chiến lược, tỷ lệ vay nợ nước ngoài dự kiến của Việt Nam trong các năm từ nay đến năm 2010 chỉ khoảng 34% đến 35% GDP. Do đó, quá trình tự do hóa dòng vốn hầu như không ảnh hưởng lớn đến nguy cơ khó trả nợ của Việt Nam. Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ lạm phát Có thể thấy dòng vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cộng với chính sách thu hút kiều hối từ Việt Kiều sinh sống tại nước ngoài tăng lên rất nhiều sau khi nước ta gia nhập WTO. Khi đó, nếu nền kinh tế trong nước hấp thụ được hết lượng vốn ngoại thì nền kinh tế sẽ được đầu tư và có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, nếu lượng vốn đổ vào quá lớn thông qua các kênh đầu tư kém hiệu quả hay qua lượng kiều hối chuyển về không nhằm mục đích đầu tư thì hệ thống tài chính quốc gia sẽ bị dư cung ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò điều tiết buộc phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông, dẫn đến nguy cơ lạm phát. Mặt khác, “phát hành tiền thừa trong lưu thông được xem là một hình thức đánh thuế gián tiếp lên người dân, vì thế chúng được gọi là thuế lạm phát (hay thuế đúc tiền)” Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập, PGS.TS Trần Ngọc Thơ, NXB Thống kê 2005, trang 4. . Bảng 2.13 và 2.14 cho thấy tốc độ và tỷ lệ tăng cung tiền của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực cụ thể là Trung Quốc và Thái Lan. Bảng 2.14. Mức tăng cung tiền của Việt Nam so với Trung Quốc và Thái Lan Nguồn: Bộ Tài chính Bảng 2.15. So sánh tỷ lệ tăng cung tiền, lạm phát kỳ vọng lạm phát danh nghĩa của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan Nguồn: Bộ tài chính Theo thống kê của ADB, Việt Nam có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong khu vực. Ta có thể xem xét tình hình lạm phát của các quốc gia thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI. Bảng 2.16. Chỉ số giá tiêu dùng của một số nước khu vực Đông Nam Á Quốc gia CPI 2006 2007 5 tháng năm 2008 Tháng 5/ 2008 Trung Quốc +2.8% +6.5% +7.1% +1.2% Indonesia +6.6% +6.6% +7.4% +0.7% Malaysia +3.1% +2.4% +2.3% +0.4% Philippin +4.3% +3.9% +5.4% +0.3% Thái Lan +3.5% +3.2% +4.3% +0.7% Singapore +0.8% +4.4% +6.6% +1.3% Việt Nam +6.6% +12.6% +15.7% +3.6% Nguồn: ADB Bảng 2.17. Lạm phát ở Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia Nguồn: Dragon Capital Có thể thấy, tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng đến các khu vực an ninh tài chính sau: Với an ninh tài chính khu vực dân cư và hộ gia đình: lạm phát cao khiến mỗi người dân có vẻ nghèo đi, nên tác động xấu tới an ninh khu vực này. Với an ninh tài chính doanh nghiệp: lạm phát cao làm cho giá cả vật liệu sản xuất đắt đỏ khiến cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng. Mặt khác, với các doanh nghiệp nước ngoài, lạm phát cao có thể dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư vào trong nước. Nên một cách gián tiếp, lạm phát đã cản trở quá trình đầu tư, và gây ra một phản ứng không mong muốn: đi ngược lại với mục đích của quá trình tự do hoá dòng vốn là khuyến khích đầu tư. Với an ninh tài chính công: Lạm phát cao gây mất giá nội tệ, theo phân tích ở phần nguy cơ về rủi ro tỷ giá, và theo công thức Rt = Rdn x (1 + TGHĐ t)/ (1 + TGHĐ0, VNĐ mất giá sẽ làm cho lãi suất thực tăng do đó sẽ tăng các khoản nợ thực tế của chính phủ. Như vậy, lạm phát cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến an ninh tài chính khu vực công do nó tác động đến khả năng trả nợ của Chính phủ. Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ rủi ro về đạo đức Nguy cơ rủi ro về đạo đức là một nguy cơ tiềm ẩn khi các nước thực hiện tự do hóa dòng vốn, liên quan đến nguy cơ tham nhũng trong phạm vi an ninh tài chính công, rửa tiền trong phạm vi toàn bộ an ninh tài chính quốc gia, mất an ninh khu vực dân cư và hộ gia đình trong các quan hệ tài chính không được pháp luật thừa nhận như chơi “hụi”, chơi “họ”… Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế sử dụng và thanh toán dựa trên cơ sở lượng tiền mặt khá lớn lưu thông trong dân chúng do đó, nguy cơ rửa tiền là rất cao đặc biệt trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn như hiện nay. Tại Việt Nam, Nghị định số 74/CP về phòng chống rửa tiền quy định tại Điều 3, Khoản 1 như sau: Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây: a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có; b) Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có; c) Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có. Hiện nay, chưa có một số liệu nào thống kê tỷ lệ tham nhũng cũng như rửa tiền tại Việt Nam vì hệ thống an ninh cũng như pháp luật của nước ta còn nhiều bất cập; trong khi đây lại là một hình thức tội phạm kinh tế tinh vi nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc truy tìm và giải quyết; ngoài ra nó còn liên quan đến cả yếu tố chính trị của quốc gia đó. Cũng chưa có một số liệu nào cho thấy mức độ ảnh hưởng lớn của quá trình tự do hoá dòng vốn với vấn đề an ninh tài chính trong dân cư và hộ gia đình. Nhưng rủi ro về đạo đức thực sự là một nguy cơ tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với nền kinh tế nói riêng và an ninh - chính trị - xã hội nói chung. Đặc biệt, nó còn liên quan đến hệ thống an ninh của toàn cầu. III. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VỚI VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM Thành tựu Những kết quả đạt được trong việc phát triển thị trường vốn Việt Nam: Thứ nhất, quá trình tự do hóa lãi suất ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định:  - Tiến hành cải cách, điều chỉnh chính sách lãi suất làm cho lãi suất trong nền kinh tế trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm thực thi chính sách tiền tệ, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát.  - Lãi suất góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung, kích thích sự tiết kiệm và khuyến khích đầu tư. Việc xóa dần chính sách ưu đãi về lãi suất đã dần dần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện tốt công tác hạch toán kinh tế và kinh doanh của mình được chủ động và thuận lợi.  - Chính sách lãi suất qua các lần biến đổi đã tiến dần đến tự do hóa lãi suất, chuẩn bị cho sự hội nhập về lãi suất với nền kinh tế thế giới. Quyết định 546/2002 QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng, đây là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự mở đầu trong việc thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế đối với hoạt động tín dụng và lãi suất cơ bản công bố của Ngân hàng Nhà nước dần dần sẽ mang tính chất tham khảo đối với các tổ chức tín dụng trong việc xác định lãi suất từng thời kỳ. Như vậy quá trình đổi mới cơ chế lãi suất từ kiểm soát trực tiếp, cố định lãi suất sang cơ chế lãi suất thỏa thuận thực chất là dần dần đã tự do hóa lãi suất, đây là những bước đi thận trọng, đã có những thành công cơ bản của quá trình tự do hóa lãi suất ở nước ta. Thứ hai, chúng ta đang từng bước hoàn thiện về thể chế, đảm bảo tính công khai, minh bạch và có sự kiểm soát của Nhà nước đối với toàn bộ thị trường; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính. Mục tiêu phấn đấu của nước ta đến năm 2010 là hoàn chỉnh cơ bản về cấu trúc thị trường vốn và đến năm 2020 sẽ phát triển tương đương với thị trường các nước trong khu vực. Thứ ba, chúng ta đang phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường bằng cách thúc đẩy tăng số lượng, chất lượng hoạt động và năng lực tài chính của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ... cũng như việc nghiên cứu thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài (S&P, Moody’s) vào hoạt động. Thứ tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm... tham gia vào thị trường. Đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư để thu hút vốn dân cư tham gia; khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam theo quy định. Thứ năm, thị trường vốn của Việt Nam đang có mức tăng trưởng mạnh, Chính phủ đang đưa ra hàng loạt các chính sách ưu đãi đầu tư và ra sức cải thiện thị trường tài chính phát triển song song với việc xây dựng hệ thống pháp lý minh bạch và cơ sở hạ tầng tiên tiến. Dưới đây là lộ trình chính sách mà Bộ tài chính công bố cho tiến trình tự do hoá dòng vốn của nước ta trong 20 năm từ năm 1991 đến 2001. Trong đó từ 1991 đến 2007, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng mong muốn đối với một nền kinh tế đang bắt đầu hội nhập với thế giới. Bảng 2.18. Lộ trình chính sách Năm Lộ trình chính sách 1991 Giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 5%; Giảm dự trữ bắt buộc xuống dưới 10% 1997 Áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt 2002 Thành lập ngân hàng chính sách xã hội 2002 “Tự do hóa” lãi suất, áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận 2004 Cho phép thành lập công ty tài chính 100% vốn nước ngoài 2007 Xoá bỏ hạn chế hoạt động cho công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài 2011 Xoá bỏ hạn chế hoạt động cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005 Hạn chế Thứ nhất, trong vấn đề điều hành chính sách tỷ giá còn một số hạn chế: - Việc quản lý tỷ giá vẫn mang tính hành chính, mặc dù tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố hoàn toàn dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường và biên độ dao động tỷ giá của các Ngân hàng Thương mại đã được điều chỉnh lên 0,25% nhưng tỷ giá này vẫn tỏ ra chưa hoàn toàn hợp lý đối với các Ngân hàng Thương Mại. Thị trường hối đoái là thị trường có tính chất động, luôn thay đổi, giới hạn như vậy tuy có được nới rộng hơn nhưng vẫn là tương đối chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh. Do đó Ngân hàng Nhà nước cần nới rộng hơn nữa biên độ quy định về giao dịch tỷ giá. - Chính sách mới của tỷ giá chưa thể hiện rõ vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước, chưa gắn chặt với các mục tiêu vĩ mô, chưa thể hiện là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Về nguyên tắc, tỷ giá ngoại tệ phải phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tuy nhiên, nếu chỉ có quan hệ cung cầu không thôi thì không đủ. Trong điều kiện Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn ngoại tệ từ đầu tư nước ngoài và vay nợ nước ngoài nhiều, đồng thời với một số lượng lớn Việt kiều ở nước ngoài hàng năm gửi về cho thân nhân ở Việt Nam khoảng trên 2,6 - 3,0 tỷ USD, nếu chỉ dựa vào quan hệ cung cầu trên thị trường sẽ không phản ánh đúng được tương quan về kinh tế, không đánh giá đúng vị trí nền kinh tế nước ta trên bản đồ kinh tế thế giới, không đạt được mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Thứ hai, mặc dù thị trường chứng khoán đã phát triển rất nhanh trong thời gian qua nhưng hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn chịu sự chi phối bởi các ngân hàng thương mại không được kiểm soát một cách hiệu quả với lượng nợ xấu khá lớn. Thứ ba, đầu tư quá mức (gần 40% GDP) và hệ số ICOR 4,4 (tức Việt Nam hiện cần 4,4 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng) là rất cao so với các nước khác trong khu vực ở những giai đoạn phát triển tương đương như Việt Nam bây giờ (hệ số ICOR trung bình của các nước trong khu vực là khoảng 3). (Nguồn: ADB). Thứ tư, một lượng tiền lớn có nguồn gốc tham nhũng, rửa tiền, và đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường bất động sản và chứng khoán, tạo nên bong bóng tài sản. Thứ năm, thâm hụt thương mại tăng nhanh và tỷ giá dao động bất thường là những dấu hiệu của những rủi ro ngầm ẩn. Việt Nam cũng đang tích luỹ một lượng lớn nợ ngoại tệ không được phòng vệ. Theo các chuyên gia, tất cả những rủi ro trên chưa dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính là nhờ Việt Nam vẫn chưa tự do hóa hoàn toàn tài khoản vốn, dư nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam còn ở mức kiểm soát được, và lượng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang tiếp tục đổ vào giúp cân đối lại phần nào cán cân tài khoản vãng lai. CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA, NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA Bài học từ một số quốc gia kiểm soát an ninh tài chính thành công trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn Theo bảng phân tích những lựa chọn chính sách bộ ba bất khả thi ở chương I, ta thấy có hai quốc gia là Hồng Kông và Singapore có độ mở tài chính không hạn chế và có tỷ lệ dự trữ/GDP rất cao (Hồng Kông 68%, Singapore 102%). Do đó, chúng ta sẽ phân tích và tìm hiểu kinh nghiệm tự do hoá dòng vốn của hai quốc gia này. Bảng 3.1. Những lựa chọn chính sách đối với bộ ba bất khả thi của HồngKông và Singapore STT Các quốc gia Độ mở tài chính Cơ chế tỷ giá Khung CSTT Lane & Milesi Ferretti 2006 (1) IMF Index (2) Cố định/ Linh hoạt Can thiệp Dự trữ/ GDP tháng 4/2007 1 Hồng Kông 13,40 0 Cố định Có 68% Bản vị tiền tệ 2 Singapore 9,18 0 Quản lý (Mục tiêu trung gian) Có 102% Ổn định giá cả Nguồn: Herve Hannoun, Deputy General Manager of the BIS. “Policy responses to the challenges posed by capital inflows in Asia” (1) Vị thế đầu tư quốc tế (Tài sản Có loại trừ dự trữ ngoại hối + tài sản Nợ)/GDP (2) Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions: 1 = hạn chế; 0 = không hạn chế. Cả Hồng Kông và Singapore cùng xây dựng lộ trình tự do hóa tài chính dựa trên cách tiếp cận của ADB. Trình tự mở cửa thị trường tài chính của Hồng Kông và Singapore được xây dựng trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro và thực hiện tự do hóa thận trọng, đầu tiên là khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp theo là đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK, cuối cùng là tự do hóa các khoản vay nợ nước ngoài, cụ thể là: - Giải quyết nợ xấu để hạn chế rủi ro cho các ngân hàng; - Xây dựng thể chế để có hệ thống luật pháp công khai minh bạch; - Từng bước tự do hóa tài chính nội địa; - Từng bước tự do hóa lãi suất; - Tổ chức lại và củng cố các TCTD để tăng cường năng lực cạnh tranh; - Thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng linh hoạt; - Giải quyết khó khăn tài khóa để giảm bớt tình trạng thất nghiệp. Tự do hóa tài khoản vốn là mục tiêu cuối cùng, vì thế Hồng Kông và Singapore đã thực hiện có giới hạn với sự giám sát chặt chẽ, nhất là đối với dòng vốn ngắn hạn vào TTCK và dòng vốn ra. Về quản lý nợ vay nước ngoài, Hồng Kông và Singapore quy định hạn mức vay nợ trung, dài hạn hàng năm, quy định thời hạn trả nợ và loại tiền vay và phân bổ cho các ngành nghề, khu vực. Bảng 3.2. Thống kê thị trường tài chính của Hồng Kông và Singapore Hồng Kông Singapore Giá trị thị trường ngoại hối bình quân ngày 90 tỷ USD 105 tỷ USD Giá trị hợp đồng tương lai 5,749,955 22,568,545 Thị trường cổ phiếu Vốn hoá thị trường Giá trị thương mại Các công ty niêm yết 305 tỷ USD 107 tỷ USD 542 207 tỷ USD 65 tỷ USD 297 Thị trường trái phiếu 12 tỷ USD 45 tỷ USD Thị trường bảo hiểm Số lượng công ty Tổng giá trị bảo hiểm 229 56,6 tỷ USD 113 65,4 tỷ USD Nguồn: ADB, 2006 Bảng 3.3. So sánh năng lực cạnh tranh giữa Hồng Kông và Singapore Hồng Kông Singapore Điểm mạnh: Vị trí chiến lược Hệ thống quy tắc thận trọng Cơ sở hạ tầng thông tin Chế độ thuế thấp Tự do kinh tế Lao động lành nghề Ổn định chính trị Niềm tin của các nhà đầu tư Nước nói tiếng Anh Điểm mạnh: 1. Vị trí chiến lược Hệ thống quy tắc thận trọng Cơ sở hạ tầng thông tin Chế độ thuế thấp Tự do kinh tế Lao động lành nghề Ổn định chính trị Niềm tin của các nhà đầu tư Nước nói tiếng Anh Chính phủ trong sạch Hạn chế: Chi phí giao dịch thương mại cao Sự ổn định chính trị phụ thuộc vào Trung Quốc Hạn chế: Chi phí giao dịch thương mại cao Quốc gia nhỏ giữa quần đảo Malaysia Cơ hội: Kỳ vọng kinh tế phát triển nhanh ở Trung Quốc Tự do hoá tài chính Toàn cầu hoá tài chính Cơ hội: Kỳ vọng kinh tế phát triển nhanh ở Đông Nam Á Tự do hoá tài chính Toàn cầu hoá tài chính Nguy cơ: Sự nổi lên của trung tâm tài chính Thượng Hải và Đài Loan Rủi ro tăng từ hệ thống tài chính toàn cầu Nguy cơ: Sự nổi lên của trung tâm tài chính Bankok và Labuan Rủi ro tăng từ hệ thống tài chính toàn cầu Nguồn: Dịch từ Nanyang Business School journal, Nanyang Technological University, 2006 2. Bài học từ một số quốc gia kiểm soát an ninh tài chính thất bại trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn 2.1. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 Nhìn vào lịch sử có thể phân tích những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997: Lý do thứ nhất là do chính sách kinh tế vĩ mô. Đánh giá lại thời điểm cách đây 11 năm, chính sách kinh tế vĩ mô của nhiều nước bị khủng hoảng là không phù hợp với tình hình kinh tế lúc đó, họ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ồ ạt và đầu cơ tích trữ. Trong khi đó, giá trị của đồng nội tệ lại thấp hơn so với đồng USD. Lý do thứ hai là hệ thống ngân hàng yếu, không quản lý nổi, để các dòng vốn đầu tư vào một cách ồ ạt và thường xuyên có các khoản nợ khó đòi. (Xem bảng 3.4) Bảng 3.4. Dòng vốn ròng đổ vào 13 nước châu Á Đơn vị: Tỷ USD Quốc gia 85-89 90-94 1995 1996 1997 1998 1999 Trung Quốc 1.91 2.55 2.98 4.86 2.32 -0.66 -0.77 FDI 0.51 2.56 4.84 4.63 4.61 4.26 3.73 FPI 0.41 0.23 0.11 0.21 0.77 -0.39 -1.13 Vay NH và các hình thức khác 0.99 -0.24 0.58 0.02 -3.06 -4.53 -1.83 Ấn Độ 2.14 2.25 1.33 2.58 1.99 2.33 2.08 FDI 0.00 0.12 0.56 0.57 0.83 0.61 0.46 FPI 0.00 0.47 0.44 1.03 0.61 -0.14 0.51 Vay NH và các hình thức khác 2.12 1.52 0.07 1.48 0.87 1.54 1.04 Indonesia 3.27 3.26 5.07 4.77 -1.51 -6.22 -2.70 FDI 0.49 1.06 1.85 2.46 2.09 -0.32 -2.00 FPI -0.02 0.64 2.03 2.20 -1.22 -1.50 -1.27 Vay NH và các hình thức khác 2.87 2.01 1.19 0.11 -1.14 -5.58 -0.94 Hàn Quốc -2.63 1.57 3.18 4.69 -3.11 -4.61 2.16 FDI -0.11 -0.20 -0.36 -0.45 -0.34 0.21 1.26 FPI 0.08 1.50 2.39 2.90 3.02 -0.39 2.26 Vay NH và các hình thức khác -2.48 0.45 1.40 2.03 -4.74 -2.48 -0.49 Malaysia 0.51 11.11 7.75 6.92 2.06 -3.52 -8.41 FDI 2.33 7.10 4.70 5.04 5.13 2.98 1.97 FPI 1.04 -1.08 -0.49 -0.27 -0.25 0.39 1.02 Vay NH và các hình thức khác -2.83 3.51 4.39 4.63 -2.69 -6.89 -11.40 Philippin 2.31 6.23 7.17 13.61 7.91 0.74 -0.23 FDI 1.04 1.28 1.46 1.61 1.32 3.25 0.57 FPI 0.18 0.11 1.61 6.42 0.72 -1.42 6.28 Vay NH và các hình thức khác 0.22 4.84 4.10 5.58 5.87 -1.09 -8.08 Singapore 2.66 0.37 -7.00 -7.12 -9.48 -21.82 -20.08 FDI 9.34 6.35 1.11 2.24 -0.82 3.58 3.58 FPI -0.45 -3.91 -8.82 -12.07 -13.65 -8.34 -8.34 Vay NH và các hình thức khác -6.54 -1.41 1.95 3.98 0.29 -15.91 -15.91 Thái Lan 5.04 9.94 12.31 9.24 -10.08 -15.14 -9.13 FDI 1.11 1.64 0.7 0.77 2.32 6.42 4.85 FPI 1.17 1.35 2.43 1.94 3.00 0.32 0.06 Vay NH và các hình thức khác 1.95 6.59 9.89 7.97 -13.39 -19.51 -14.06 Nguồn: IMF Lý do thứ ba là do hệ thống thể chế yếu khiến cho công tác quản lý, kiểm soát lỏng lẻo, yếu kém, chưa kể một số nước còn mất ổn định về chính trị. Tóm lại, các nước trong khu vực đã quá vội vã trong việc tự do hóa tài khoản vốn và áp dụng cơ chế cố định tỷ giá khi mà nền kinh tế chưa thực sự ổn định, khu vực tài chính ngân hàng còn bộc lộ nhiều yếu kém cộng với những cải cách khác chưa được thực hiện theo tiến trình tự do hóa tài chính nêu trên. 2.2. Cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan Thái Lan được xem là nơi châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại châu Á vào năm 1997-1998. Vì vậy, trong phạm vi phần này, người viết sẽ đề cập đến trường hợp khủng hoảng tài chính ở Thái Lan. Từ 1987-1996, trong 10 năm đã có đến 100 tỷ đôla được đổ vào Thái Lan. Đặc biệt, trên 70% số tiền này là vốn vay với hơn nửa là vay ngắn hạn do các tổ chức tài chính, nhất là các công ty tài chính trong nước vay để đầu tư dài hạn và bất động sản chiếm một tỷ trọng không nhỏ (Nguồn: Báo cáo của IMF, 1999). Thêm vào đó, với tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 25 Baht đổi 1 đôla quá lâu trong khi thâm hụt thương mại kéo dài làm cho áp lực giảm giá đồng Baht ngày càng gia tăng. Với những chỉ số kinh tế vĩ mô đẹp mắt tồn tại trong thời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh.doc
Tài liệu liên quan