Luận văn Tự truyện, hồi kí - Tự truyện của Nguyên Hồng, Hồ Dzếnh, Tô Hoài từ góc nhìn diễn ngôn nghệ thuật

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG.15

1.1. Tự truyện, hồi kí - tự truyện như là những loại hình diễn ngôn .15

1.1.1. Khái niệm hồi kí; tự truyện ; hồi kí - tự truyện .15

1.1.2. Phương pháp nghiên cứu loại hình và việc phân xuất các loại hình diễn

ngôn nghệ thuật.24

1.2. Diễn ngôn nghệ thuật và diễn ngôn tự truyện, diễn ngôn hồi kí - tự truyện .26

1.2.1. Một số hướng tiếp cận diễn ngôn và hướng tiếp cận của tác giả luận văn .27

1.2.2. Sự hội tụ cái tôi tác giả, chủ thể viết, chủ thể kể trong diễn ngôn tự truyện,

hồi kí - tự truyện .33

1.2.3. Đặc điểm nội dung, cảm hứng, thế giới nghệ thuật của tự truyện, hồi kí - tự

truyện từ góc nhìn diễn ngôn .38

1.2.4. Đặc điểm ngôn từ và phương thức thể hiện nội dung, cảm hứng của tự

truyện, hồi kí - tự truyện từ góc nhìn diễn ngôn.41

1.2.5. Sự chi phối của thời - không gian trong tự truyện, hồi kí - tự truyện đối với

văn bản nghệ thuật: nét đặc trưng thi pháp thể loại nổi bật.45

1.3. Tự truyện, hồi kí - tự truyện trong sáng tác của Nguyên Hồng, Hồ Dzếnh, TôHoài.47

1.3.1. Tự truyện, hồi kí - tự truyện của Nguyên Hồng.47

1.3.2. Tự truyện của Hồ Dzếnh .48

1.3.3. Tự truyện, hồi kí - tự truyện của Tô Hoài .50

Tiểu kết chương 1 .52Chương 2. MÃ NỘI DUNG DIỄN NGÔN TRONG TỰ TRUYỆN, HỒI KÍ - TỰ

TRUYỆN CỦA NGUYÊN HỒNG, HỒ DZẾNH, TÔ HOÀI .53

2.1. Diễn ngôn tự truyện, hồi kí - tự truyện – diễn ngôn về “sự thật” nhằm thỏa mãn

nhu cầu nhận thức về cá nhân.54

2.1.1. Suy ngẫm, đánh giá lại chính mình .54

2.1.2. Giải thích trình trạng hiện tồn của chủ thể kể .62

2.2. Diễn ngôn tự truyện, hồi kí - tự truyện như là diễn ngôn về “sự thật” nhằm thể

hiện cái nhìn hồi quang về thế giới dĩ vãng.67

2.2.1. Bức tranh thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt, đời sống xã hội.68

2.2.2. Sự xuất hiện của con người như là tâm điểm của hoạt động hồi tưởng.75

2.3. Các yếu tố chi phối diễn ngôn về “sự thật” trong tự truyện, hồi kí - tự truyện của

Nguyên Hồng, Hồ Dzếnh, Tô Hoài .82

2.3.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội chi phối hệ tư tưởng.82

2.3.2. Cái nhìn sắc tộc, ý thức cội nguồn .86

2.3.3. Dấu ấn của đức tin, tôn giáo.89

2.3.4. Cái nhìn nữ quyền .91

2.3.5. Thời điểm sáng tác .94

2.3.6. Tự tạo cơ hội đối thoại trực tiếp với bạn đọc .95

Tiểu kết chương 2 .97

Chương 3. MÃ NGHỆ THUẬT DIỄN NGÔN TRONG TỰ TRUYỆN, HỒI KÍ -

TỰ TRUYỆN CỦA NGUYÊN HỒNG, HỒ DZẾNH, TÔ HOÀI.98

3.1. Cấu trúc diễn ngôn của ý thức hồi tưởng .98

3.1.1. Kết hợp linh hoạt các phương thức trần thuật .98

3.1.2. Sự hòa phối điểm nhìn trong kiến tạo diễn ngôn .102

3.1.3. Kĩ thuật tăng tốc, giảm tốc, đảo thuật, dự thuật .106

3.2. Kĩ thuật tạo tác diễn ngôn trần thuật .112

3.2.1. Diễn ngôn của người kể chuyện.1123.2.2. Diễn ngôn nhân vật.116

3.2.3. Vị thế tiếng nói của cái tôi tự truyện và sự đan bện, hòa phối các lớp diễn

ngôn trong tự truyện, hồi kí - tự truyện của ba nhà văn .121

3.3. Xu hướng liên kết, tổng hợp và lấn át trong tương tác thể loại.126

3.3.1. Xu hướng tổng hợp hình thức tự sự cỡ nhỏ với tự sự cỡ lớn .126

3.3.2. Xu hướng liên kết, tổng hợp tự truyện với tiểu thuyết.128

3.3.3. Xu hướng tổng hợp và lấn át giữa tự truyện và hồi kí .131

3.3.4. Xu hướng xâm lấn, mở rộng của chất thơ .135

Tiểu kết chương 3 .138

KẾT LUẬN .139

TÀI LIỆU THAM KHẢO.142

pdf157 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tự truyện, hồi kí - Tự truyện của Nguyên Hồng, Hồ Dzếnh, Tô Hoài từ góc nhìn diễn ngôn nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới xung quanh. Chính vì lẽ đó, thế giới dĩ vãng được tái hiện luôn thấm đẫm những cảm xúc chủ quan của chủ thể kể, những tình cảm, những yếu tố nội lực ấy đã chi phối không nhỏ đến quá trình kiến tạo diễn ngôn của các nhà văn. Trong tác phẩm của mình, Hồ Dzếnh không tái hiện quá khứ một cách khách quan như nó vốn có. Thế giới dĩ vãng ấy đã được khúc xạ qua cái nhìn, cách cảm nhận riêng và được lắng nghe bằng một trái tim đa cảm. Có thể nói, ông đã chiếm lĩnh hiện thực thông qua cảm xúc chủ quan và được lọc qua trái tim nhân hậu giàu cảm xúc của mình. Và, diễn ngôn hướng về thế giới dĩ vãng của Hồ Dzếnh luôn gắn với nỗi niềm 68 tiếc hận khôn khuây về một thế giới đã sụp đổ, một hiện thực đã đổi đời. Có thể nói, cái nhìn thời gian đã chi phối mạnh mẽ nhất đối với diễn ngôn về quá khứ trong tự truyện của Hồ Dzếnh. Đối diện với hiện tại đã thay đổi quá nhiều ấy, ngòi bút của ông hướng về quá khứ với một sự tiếc nuối vô bờ bến. Với Tô Hoài, Phong Lê từng nhận xét: “ông mở rộng tầm mắt cho tất cả sự thật ùa vào, kể cả những sự thật tưởng chỉ có thể “đào sâu chôn chặt... Sự thật đó Tô Hoài trang trải như một món nợ đời, nợ lòng; ông không đành và chúng ta càng không muốn “sống để dạ chết mang theo”. Sự thật đó cần cho chúng ta, càng cần cho hậu thế” [49, tr.179]. Thế giới dĩ vãng của Tô Hoài là thế giới của những sự thật, bên cạnh những câu chuyện đời thường còn là những kỉ niệm ghi dấu, chôn chặt trong lòng nhà văn mà chỉ bằng cách viết tự truyện, hồi kí - tự truyện, ông mới có thể sẻ chia với người đọc, coi như khỏa lấp những chỗ còn thiếu trong hiểu biết của họ, đồng thời để trải lòng mình tìm về chút thanh thản, tin yêu. Với Nguyên Hồng, trên một “mảnh ruộng” hồi ức sẵn có ấy, ông đã “canh tác” nó theo cách của mình. Nhà văn không hề tái hiện lại quá khứ ấy một cách biên niên các sự kiện đã diễn ra mà chỉ lẩy ra trong đó những điểm chính yếu, sinh động nhất để dựng lại linh khí thời quá vãng. Chính bản thân nhà văn cũng đã chủ định : “Viết để tự giải thoát mình ra khỏi tất cả những ám ảnh nặng nề, những oán hờn cay đắng và cả những âu yếm xót thương quằn quại đang cứa vào lòng mình như bấy nhiêu mũi dao sắc nhọn” [56, tr.43]. Mỗi người, với một cuộc đời riêng, một cách viết riêng, ắt hẳn sẽ cho ra những tác phẩm tự truyện, hồi kí - tự truyện khác nhau. 2.2.1. Bức tranh thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt, đời sống xã hội  Hồi tưởng để được sống lại những năm tháng tuổi thơ Thế giới tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên, vô âu vô lo luôn là một nơi mà sau những mệt mỏi, chán chường, hay thậm chí sau những trải nghiệm của tuổi tác, con người ta có xu hướng muốn quay về. Tuổi thơ ấy dù có đi liền với những đau thương, mất mát nhưng luôn chứa đựng những khoảnh khắc thần tiên kì diệu của tuổi nhỏ. Cái nhìn 69 cùng với những cảm xúc của trẻ thơ là những cái mà người ta sẽ không bao giờ có lại được. Cu Bưởi trong tác phẩm Cỏ dại từ nhỏ đã phải lang thang một mình, cuộc sống gắn kết với tuổi thơ của cậu nhiều nhất là cảnh vật trong khu vườn ông bà ngoại. Khi miêu tả khu vườn này, tác giả đã dùng lối trần thuật từ quan điểm trẻ thơ – một trong những sở tài của Tô Hoài – để cảm nhận: “cây na, cây lựu, một cây cam sành, cây hồng quả, cây ổi lớn chi chít cành. Giữa có cây ngọc lanvườn sau cũng rất nhiều cây. Khế, bưởi. Thêm một bụi chuối tây, một khóm táo xanh phủ kín cả một phía ao trước – một chuôm nước nhỏ xíu. Ông tôi bảo, nếu lấp cái ao nước ấy, cả xóm sẽ bị độngVà hết thảy một khoảng vườn sau đó, tôi đặt tên là Sơ Bách Thú. Sở Bách Thú của tôi” [34, tr.5]. Với Tô Hoài, thiên nhiên – cụ thể là khung cảnh của làng Nghĩa Đô hiện ra thật đẹp và sinh động, cái nhìn của nhà văn về bức tranh ấy cũng thấm đẫm những cảm xúc tuổi thơ: “Hương sen thơm suốt quãng đường hai bên hồ. Những chiếc lá sen tròn đồng tiền, mơn mởn nghển lên khỏi mặt nước. Chúng tôi lội xuống hái những nụ mới nhú bằng ngón tay. Nụ sen ăn ngòn ngọt. Rồi trải lá sen lên bờ cỏ, chúng tôi nằm ngủ dưới gốc đa trong gió hồ buổi trưa hây hẩy bát ngát” [34].  Hồi tưởng để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc Trong dòng hồi tưởng về quá khứ, Hồ Dzếnh dành không nhiều dung lượng diễn ngôn dành cho thiên nhiên. Thiên nhiên chỉ xuất hiện vài lần trong tác phẩm, gắn với một nhân vật nào đó nhưng mỗi lần xuất hiện nó đều gắn với một ấn tượng độc đáo. Bức tranh ấy có khi trong sáng tươi vui, nhưng cũng không hiếm khi buồn hiu hắt. Nhưng dù vui hay buồn, ông đều viết về quê hương với tất cả lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc đối với mảnh đất đã cưu mang, đùm bọc mình. Chính tình cảm chân thành ấy đã trở thành nguồn cội cho cảm hứng nghệ thuật của nhà văn, ông đã say sưa viết về quê hương, chân thành bày tỏ tấm lòng với mảnh đất nghĩa tình. Đó là mảnh đất quê Ngoại - Thanh Hóa – mảnh đất chôn nhau cắt rốn và gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ ông: “ Một cánh đồng cỏ xanh mượt nằm ngủ dưới chân đồi, mới ba giờ chiều đã mờ, vì bóng núi che khuất mặt trời đổ lên đó. Chúng tôi thả trâu cho tự do ăn cỏ, lòng thanh thản dưới một bầu trời sáng đẹp Chúng tôi đánh 70 trâu bò lên đồi vào lúc mờ sáng, và trở về nhà khi nắng vàng chỉ còn nửa đốt ngón tay trên đầu bụi trúc” [13, tr.77]. Với Nguyên Hồng, hồi tưởng về Hải Phòng - mảnh đất cần lao mình đã sống và trưởng thành, ông cũng viết với một niềm biết ơn vô bờ bến. Trong hồi kí - tự truyện Những nhân vật ấy đã sống với tôi, ông đã thốt ra những lời hào sảng đầy thương yêu và biết ơn: “Yêu thương bao nhiêu Hải Phòng ngàn xưa và ngàn sau. Hải Phòng thân thiết cật ruột vô cùng của cuộc đời tôi, của ngòi bút tôi” [37, tr.272]. Ông còn thể hiện niềm biết ơn sâu sắc đối với Gorky vì những điều mà ông làm cho chúng ta: “Xin biết ơn Gorky! Biết ơn và quý trọng và yêu thương vô cùng những dòng chữ với một nốt nhạc tuyệt vời của Gorky Gorky, đã đỡ đẻ cho một cuộc sống. Và Gorky đã rửa tội Tổ tông truyền cho một cuộc sống” [37, tr.27], hay đó là niềm biết ơn sâu sắc với bạn đọc đã nhắc nhở và truyền ngọn lửa yêu nghề cho ông: “Xin biết ơn cả con gái và cháu gái bạn đọc, đã đòi hỏi tôi một tinh thần trách nhiệm nghiêm khắc trong sự sáng tác” [37, tr.148].  Hồi tưởng để tìm điểm tựa tinh thần, bày tỏ những luyến tiếc về những thanh âm “hồn Việt” còn sót lại Xu hướng tìm về thiên nhiên như một điểm tựa tinh thần không có gì xa lạ trong văn học Việt Nam, đặc biệt là vào thời kì đêm đen của xã hội trước cách mạng tháng Tám. Hồ Dzếnh và Tô Hoài cũng vậy, trong diễn ngôn tự truyện, hồi kí - tự truyện của hai tác giả này luôn có những câu văn phảng phất một hồn quê, một tình quê Việt. Từ tên đất, tên làng, từ những cảnh vật quen thuộc của quê hương, tất cả như lắng đọng trong tâm hồn của họ, sâu sắc đến nỗi chỉ cần hồi tưởng lại, những cảnh vật ấy nhanh chóng hiện lên sinh động, gợi cảm, thấm đượm tình cảm của chủ thể hồi tưởng: “Trời thôn quê xanh ra, cao lên, soạn sửa đón ba ngày của mọt mùa thái bình, thịnh vượng. Gió trong ruộng đã thoáng lẫn hương xuân, và trong khi tắm biếc thêm lũy tre mườn mượt nhung, đã làm rớm chảy sự tươi thơm trong những tấm lòng trai trẻ. Trăm nghìn lần dò hỏi nỗi thanh tịnh của dòng sông, điệu hiền hòa của chim gió, tôi cảm nghĩ đến những tiếng pháo sắp sửa cười vang để rồi, bất thần, ngừng bước chân, tôi đưa tay viết lên không gian cái chữ con con, xinh xinh, mà tâm hồn tôi đã nhiều lần nhắc đến: 71 Tết!” [13, tr.172] Thiên nhiên tạo vật dưới con mắt của Hồ Dzếnh không chỉ thấm đượm hồn quê, tình quê mà còn thơ mộng như chính tâm hồn của tác giả, chúng được vẽ bằng những nét chấm phá giàu sức gợi, sức liên tưởng, và dường như “ông đã đem tâm hồn ướt như sương sớm khoác lên cảnh vật quê hương. Vì thế mà dưới trang viết của ông, hình như đất cũng mờ ảo hơn, cỏ vì thế xanh hơn, hoa thắm hơn và gió hình như cũng mát mẻ hơn” [58, tr.137]. Mảnh đất Thanh Hóa gắn bó sâu sắc với tuổi thơ ông hiện lên một vẻ đẹp thơ mộng, nơi đó cất giấu bao nỗi niềm chung riêng của tác giả và nơi đó cũng điển hình cho vẻ đẹp quê hương Việt Nam với những “lũy tre xanh vây kín xã Hòa Trường êm ái”, với “mảnh vườn đầy nắng gió thứ gió hiền hòa nhẹ nhàng như phe phẩy ngọn cau, giậu hoa râm bụt”, trong cái “ánh nắng chiều nghiêng xế và những bóng lá lung linh”, với cảnh hoàng hôn quen thuộc “nắng tắt dần dần chỉ còn ánh vàng pha sắc tím”, Cái hồn quê, tình quê tha thiết, vương vấn với mảnh đất ruột thịt của mình cũng được thể hiện qua cái nhìn hồi cố tinh tế và tỉ mỉ của Tô Hoài trong Cỏ dại: “Tôi đã ngửi được mùi đất quen thuộc. Quen thuộc lắm, chỉ thoáng qua là biết sắp về tới quê. Ờ, mà lạ. Không bao giờ tôi biết phân biệt được rõ ràng cái hương vị phảng phất kì dị ấy. Nó thoang thoảng trong cánh đồng hoặc vẩn vơ trong rặng ô rô xanh rì. Tưởng như đấy là mùi cỏ khô, mùi đất ải, mùi khói rơm bếp. Không phải. Đích thị nó là mùi lá muỗm nấu lẫn với lá vối, mùi rau nhày mùi lá trang, mùi lá cải, mùi có bồ mùng, mùi mái rạ chuồng bò. Cơ chừng chẳng rõ ràng mùi gì. Nó là tất cả, từ mùi tóc hôi trên đầu đứa trẻ cho tới mùi nõn cỏ gấu đắng mới nở hương đồng cỏ nội hòa vào nhau, bốc trên một miền quê. Cái mùi quê đặc biệt, mỗi khi về gần đến làng, là thoảng biết” [35, tr.33]. Ở đây, Tô Hoài đã bộc lộ tài năng đặc biệt không chỉ ở việc miêu tả những hình ảnh thị giác mà còn ở việc diễn tả những cảm giác mơ hồ, trừu tượng của khướu giác, cảm giác. Đây cũng chính là đặc sắc trong nghệ thuật của ông. Cái hồn quê, tình quê như thấm đượm trong con mắt quan sát của Tô Hoài, điều này đã chi phối diễn ngôn hồi tưởng của ông về hình ảnh sinh hoạt của một người nông dân thôn quê Việt Nam trong Chiều chiều: “Ông Ngãi đã chùi tay vào mỏm cọc cầu ao rồi lên tựa lưng vào bụi tre. Quanh đấy, lỉnh kỉnh đống điếu cày, ấm nước, mấy mẩu gốc cây làm ghế cạnh cái bát đàn, như bàn uống nước ngồi chơi ngay bờ ao” [36, tr. 42]. 72 Nỗi luyến tiếc của Tô Hoài còn được thể hiện qua bức tranh sinh hoạt làng quê mang đậm chất truyền thống với hình ảnh của mẹ: “U tôi đi chân đất, thắt lưng nhiễu tam giang ra ngài. Trên đầu kềnh càng chiếc nón kẻ Chuông tròn vành. Nách u tôi cắp thúng” [34, tr.15], hay sự xuất hiện của những nghề quen thuộc trong đời sống bình dân xưa: người bán kẹo xóc, người thu mua sách cũ, Chất phong tục dày đặc trong tác phẩm, phảng phất vào những bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt là một nét đặc sắc trong sáng tác của Tô Hoài. Đồng thời, việc hồi tưởng và tái hiện lại những bức tranh phong tục đậm đà ấy vừa thể hiện lòng yêu quê hương, vừa là một sự luyến tiếc đối với những giá trị cũ đã trôi qua không bao giờ trở lại.  Hồi tưởng để xót xa cho một thời kì ảm đạm, đối diện với những sự thật lịch sử Thế giới dĩ vãng ngoài những tươi vui, trong trẻo, ngoài những ký ức đẹp còn có những mảng tối, những nốt trầm ảm đạm, những sự thật đau lòng mà khi nhớ lại, các nhà văn thường không khỏi xót xa. Trong cái nhìn điềm tính chân thực của Tô Hoài, vùng quê ngoại ô Hà Nội của ông hiện ra lầm lụi, buồn tủi. Một Hà Nội nhếch nhác với những chân dung lam lũ, nhàu nhĩ. Nhớ lại quá khứ với những mảng ghép buồn, trong cái cũ kỹ, lạc hậu, buồn tẻ, nghèo nàn, tù túng của làng quê Việt Nam những năm trước cách mạng, Tô Hoài đã không thôi xót xa “Cuộc sống còm cõi của làng ngoại tôi chỉ loanh quanh cả đời trong làng. Đàn bà, trẻ con đưa võng kẽo kẹt bên khung cửi mọt. Không mấy ai đi ra ngoài” [33]. Bức tranh ấy nhuốm màu buồn thương, xót xa bởi cái nhìn của chủ thể kể, cảnh sống cùng quẩn của con người được ví với “cuộc sống trong ao mà những con chẫu chàng thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước, đờ đẫn nhìn theo mấy cái bọt mà mình vừa thở” [33]. Hồi tưởng lại cảnh tượng đau lòng ấy, Tô Hoài vừa chia sẻ với bạn đọc về một trong những năm tháng đen tối nhất của xã hội Việt Nam vừa thể hiện một tấm lòng thương xót, một nỗi ám ảnh không thể nào quên. Với hồi kí - tự truyện Chiều chiều, Tô Hoài đã cho người đọc thấy được những mảng tối sau những sự kiện cải cách ruộng đất của nhà nước và cả những chuyến đi thực tế của văn nghệ sĩ thời bấy giờ. Về sự kiện cải cách ruộng đất, Tô Hoài thẳng thắn chỉ ra đó là một “sự bắt chước kì quặc”, để rồi đứng trước những báo cáo nặng về hình 73 thức, những người tham gia vào phong trào này đôi lúc đã phải “trí trá, nói dối mới sản ra các báo cáo kịp được” [36, tr.34]. Với kế hoạch xây dựng hợp tác xã, nhiều nơi đã chạy đua tranh giành thành tích, khi không thể tranh giành bằng thực lực thì vội vàng “thổi lên những cái bong bóng hợp tác xã điển hình”, dẫn đến việc “cảnh báo cáo phấn khởi ăn gian nói dối tràn lan” [36, tr.168]. Nhưng đến khi được tuyên dương, được tiếng tăm, các nơi, các đoàn kéo nhau về tham quan học tập kinh nghiệm thì họ lại phải nghĩ ra trò mẹo để trốn thành tích, để che giấu đi cái “ruột rỗng” thật sự bên trong. Chiêu trò của họ là “theo nhau báo cáo năng suất đuối, không đạt mức thi đua... Các anh điển hình cũng co lại. Chẳng biết đâu thật, đâu vờ...” [36, tr.168]. Đó còn là sự thật về những lỗi lầm trong sự kiện cải cách ruộng đất 1953-1956 với những sai lầm đáng tiếc một thời: “Người chỉ có miếng ruộng loại riêng ra mà chẳng có ruộng đất nhưng bị tố là có tội ác với nông dân thì gọi là tên cường hào cá biệt” [36, tr. 36]. Không khí ảm đạm ấy còn thể hiện ở sự hồi tưởng của tác giả về cảnh sống của người dân Việt Nam trong thời kỳ khó khăn khắc nghiệt, trong bầu không khí ngột ngạt của chiến tranh những năm chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc trong Cát bụi chân ai: “Các cửa hàng, phiếu thịt chỉ bán mỡ - mà họa hoằn mới có. Người đổ ra đường, suốt ngày nháo nhác sắp hàng, xếp hàng mua từ mớ rau đay. Bom đánh trên đầu, dưới đất thì kéo hàng dài người mua bán thế này, biết sẽ ra sao” [35, tr.264]. Cái nhìn chân thực, khách quan đã khiến Tô Hoài nói lên sự thật về sự kiện Nhân văn Giai phẩm: “ Báo Nhân văn chỉ là một phần bề ngoài và là một thủ thuật chính trị dựa vào “trăm hoa đua nở” Chiến thuật thâm hiểm ấy đã gây nên cách nhìn lẫn lộn số đông tác giả với lòng chân thành ở mỗi người và ở tổ chức” [35, tr.66]. Lý Hoài Thu đã nhận xét về tác giả Tô Hoài “ với một cái nhìn tỉnh táo điềm đạm – đã nhìn nhận lại “Nhân văn – Giai phẩm” và những vấn đề văn chương phức tạp một thời với tất cả tính thời sự và cả tính bi kịch của nó. Bằng sức mạnh của hồi tưởng, nhà văn đã mạnh dạn, thẳng thắn nói ra những “chuyện buồn quá khứ”, những “ấu trĩ trong quan niệm văn học và chính trị một thời”, giúp người đọc có được một hình 74 dung và nhận thức “tường minh hơn về lịch sử văn học nước nhà những năm tháng đầy biến động”3F4 Không khí ảm đạm còn xuất hiện trong đời sống văn học như cuộc chỉnh huấn 1958. Hồi tưởng lại sự kiện nhạy cảm này, Tô Hoài vừa cho người đọc hình dung về một giai đoạn lịch sử hiện lên đầy những ấu trĩ vừa thể hiện cái nhìn xót xa: “Đến lượt ai cũng cứ phải suốt cả buổi ngồi nghe chịu trận nghe nói xa xả, vi vút... Khổ một nỗi, có người nghe phê bình, cứ tiếp tục thút thít, còn minh họa cho lỗi mình cho to ra thêm nữa. Thế mà cũng không được tin, lại bị tố cáo là hời hợt, trốn đấu tranh. Có người bỗng thật thấy mình sai, nhận ngay cũng bị cho là nông cạn, con vẹt, thiếu đào sâu suy nghĩ Tôi dự các cuộc chỉnh huấn đã nhiều, có người lo quá cả tháng không chợp mắt, như ở báo Cứu quốc có cậu còn trẻ đã vào rừng thắt cổ” [35, tr.114-115]. Trong tự truyện, hồi kí - tự truyện của mình, dù không nhiều như Tô Hoài nhưng Nguyên Hồng cũng đã thể hiện nỗi xót xa cho một quá khứ ảm đạm. Nói đến Nguyên Hồng là người ta nhớ đến vùng đất cảng Hải Phòng. Đây không phải là nơi tác giả sinh ra nhưng là nơi tác giả trưởng thành và sinh sống trong nhiều năm, là nơi tác giả chứng kiến những mảnh đời bất hạnh của tầng lớp công nhân của những xí nghiệp ở một trong những thành phố công nghiệp sầm uất nhất Việt Nam bấy giờ. Hồi tưởng lại không khí, cảnh sống của Hải Phòng trong những năm tháng trước cách mạng tháng Tám, khi thực dân Pháp thua trận, phát xít Nhật tràn vào, Nguyên Hồng không thôi ám ảnh về một Hải Phòng “thối nát, đen tối, ngang ngược, hung bạo”. Đó là thời kì mà thành phố ấy bỗng chốc trở nên lặng lẽ, bến tàu sầm uất ngày nào giờ đây “mỗi phiên chỉ còn một hai chiếc chạy ọp à ọp ẹp”, “khách đi cũng ít”, “các khu nhà máy dường như bỏ hoang”, “những phố buôn bán đông nhất tối đến cũng vắng tanh”, “đèn phòng thủ xanh mờ, đèn các cửa hàng không có hàng và không có người mua lại càng trơ trụi, vàng vọt” [37, tr.154-155], các vườn hoa, quãng đường tối tăm,... Thợ thuyền thì thất nghiệp, nghèo túng cùng kiệt, dân ở nhà quê thì càng đói rách kiệt cùng. Tất cả đều gợi nhớ đến một thời kì đen tối, u ám của xã hội Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng trong những năm trước cách mạng tháng Tám. 4 Xem thêm, Lý Hoài Thu (2008), “Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, phê bình và lịch sử văn học, số 10, tr. 80. 75 2.2.2. Sự xuất hiện của con người như là tâm điểm của hoạt động hồi tưởng Ở đây, chúng tôi không đi tìm hiểu hình ảnh những người thân, người bạn, trong sáng tác của ba nhà văn đã xuất hiện như thế nào, mang dáng vẻ, tính cách gì như nhiều công trình nghiên cứu đã làm mà đi tìm hiểu cái nhìn của chủ thể kể khi hồi tưởng về họ đã mang những đặc điểm gì chi phối đến diễn ngôn. Tự truyện, hồi kí - tự truyện yêu cầu nhà văn phải luôn giữ con mắt trung thực, viết không phải là để tô hồng kỉ niệm, không phải để khoe mình, để nịnh người hay để báo công mà là viết để chia sẻ, để giãi bày. 2.2.2.1. Về những người thân  Hồi tưởng để luyến tiếc về khoảng thời gian đã mất Có thể nói, tập Chân trời cũ là một tập truyện mà ở đó, tầng tầng lớp lớp dĩ vãng cứ chồng chất lên nhau. Tác giả khi kiến tạo diễn ngôn tự truyện là đang hồi tưởng về quá khứ - khoảng thời gian mà tác giả từng sống và chứng kiến để tái hiện lại cho người đọc. Đến đó, chủ thể kể cùng với nhân vật lại tiếp tục hồi tưởng về dĩ vãng mà họ đã trải qua, trong đó có những quá khứ của những nhân vật khác mà chủ thể kể chỉ nghe kể lại chứ không hề trực tiếp chứng kiến và trải qua. Cứ như thế, tiếp xúc với tác phẩm, người đọc có cảm tưởng bản thân cứ chìm mãi vào quá khứ vô tận của người kể và các nhân vật. Nhưng chung quy lại, quá khứ ấy ngập tràn những day dứt, nuối tiếc, xót xa “Ngày xưa không bao giờ về. Vì hỡi ơi! Ngày xưa đi là mất!” [13, tr.174] Khung cảnh thường gặp trong Chân trời cũ là một thế giới tiêu điều, suy vi sau một thời vàng son ngắn ngủi. Một gia đình lưu lạc đã bị thổi bay tan tác, li tán trong cơn lốc phũ phàng của số phận. Tất cả những người tác giả yêu thương, người thì đã qua đời, kẻ thì tha phương cầu thực không biết ở phương trời nào. Có thể nói, thế giới dĩ vãng mà tác giả muốn tái hiện lại nhuốm màu ly tan, đổ nát. Có ly tan, đổ nát thì trước đó phải là những khoảng lặng bình yên, những khoảnh khắc hạnh phúc, đáng nhớ cùng người thân, gia đình. Hồi tưởng lại cũng là một hành động để tưởng nhớ về những phút giây hiếm hoi ấy. Đó là kí ức thân thương về một người mẹ đã hết lòng chăm lo cho con, chấp nhận mọi thị phi để mang đến cho con mình sự yêu thương tròn đầy nhất. Đó là kí ức về một người chị dâu, người chị nuôi hiền hoà, chịu đựng, luôn 76 dành những gì tốt đẹp nhất cho em mình và chấp nhận mất mát, đau thương. Đó còn là kí ức về những tình cảm ruột thịt, ấm áp với người anh hai, một người rất yêu em dù hoàn cảnh sống gặp nhiều ngang trái,... Nhớ về họ, Hồ Dzếnh như muốn sống lại - một lần nữa - trong cái khoảnh khắc yêu thương diệu vợi mà những người thân đã dành cho mình. Những năm tháng sống trong tình thương yêu của gia đình cũng là một ngọn nguồn cảm hứng vô tận để Tô Hoài và Nguyên Hồng hồi tưởng lại. Với Tô Hoài đó là để được sống lại một lần nữa trong tình yêu thương của bà, của mẹ, của các dì; được một lần nữa được nắm tay mẹ đi dọc các con đường ruộng về thăm quê cha; được một lần nữa bà ngoại dắt tay đi học và ngồi chờ trong những ngày đầu xa lạ;... Đối với Nguyên Hồng, hồi tưởng lại là để một lần nữa được ấp mình trong lòng mẹ, để tận hưởng sự ấm áp từ mẹ, để được sung sướng vỡ oà sau những ngày thiếu vắng tình thương của mẹ,... Có thể nói, dĩ vãng ngập tràn tình thương yêu đẹp đẽ ấy vừa đè nặng lên hiện tại phũ phàng tủi cực như một phản đề xót xa, lại vừa có tác dụng soi sáng lên hiện tại như một điểm tựa tâm hồn để họ cố gắng sống, cố gắng chịu đựng và nhen nhóm hy vọng về tương lai.  Hồi tưởng để thể hiện sự thương xót, lòng biết ơn của mình Thế giới nhân vật trong hồi tưởng của tác giả được nhìn từ hai phía: một phía là chân dung cùng với kiếp đời thật của họ, như họ đã và đang sống ngoài đời, còn một phía là chân dung của họ được khúc xạ qua cảm xúc và trí nhớ của chủ thể kể. Ấn tượng mạnh mẽ nhất của con người khi nhớ về quá khứ với những người thân yêu có lẽ là ấn tượng về mẹ. Giống như trẻ con khi khóc vì đau thường kêu mẹ, người lớn, khi lâm vào những hoàn cảnh khó khăn buộc phải tìm kiếm một điểm tựa tâm hồn, người ta cũng thường tìm đến mẹ. Thoát ly hiện tại, tìm về quá khứ xa xưa, hình ảnh người mẹ càng trở nên gần gũi. Người mẹ nào trong tâm tưởng của những đứa con đều mang vẻ đẹp của sự đảm đang, chu đáo, vun vén cho gia đình, và đặc biệt hết lòng hy sinh vì con cái. Sự hy sinh ấy đã khiến cho hình tượng người mẹ hầu hết trong các sáng tác đều đi liền với nỗi khổ đau. Chính vì lẽ đó, hồi tưởng về mẹ, các nhà văn thường mang một cái nhìn thương xót. Điều này cũng chi phối không nhỏ đến sự kiến 77 tạo diễn ngôn về mẹ. Chẳng hạn khi Tô Hoài viết về mẹ :“Cái bóng lầm lũi, hòa với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ bên cạnh lớp lớp những ngậm ngùi, những thắc thỏm đợi chờ dài dặc trong ngấn nước mắt và tiếng thở dài” [40]. Lúc này, ngoại hình của mẹ được tác giả miêu tả không chỉ là đường nét mà còn là thần thái, không còn là một dáng vẻ khách quan mà đã được nhìn bởi cái nhìn thương xót của người con trong hiện tại khi nhớ về những khổ đau mà mẹ đã trải qua. “Cái bóng lầm lũi” ấy là gì nếu không phải là những lam lũ, vất vả của mẹ đã oằn lên dáng vẻ? “Đôi mắt màu nâu đồng” ấy là gì nếu không phải là những tháng ngày khắc khoải, ngóng vọng, chờ mong đã nhuốm màu? Đối với Nguyên Hồng, ngay từ buổi đầu cầm bút ông đã xác định: “Tôi sễ viết về những cảnh đói khổ, về những áp bức, về những trái ngược bất công. Tôi sẽ đứng về phía những con người bị lầm lạc, bị đày đọa, bị lăng nhục” [28, tr.231]. Cảm quan xót thương đã chi phối cái nhìn của Nguyên Hồng về những người thân. Họ, được ông tái hiện lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh. Chính vì lẽ đó, trong diễn ngôn tự truyện, hồi kí - tự truyện của mình, Nguyên Hồng đã sử dụng ở mức độ cao những từ ngữ, câu văn giàu sắc thái biểu cảm, bộc lộ trực tiếp nỗi xót xa đau đớn trước những cảnh ngộ đáng thương. Chẳng hạn những từ: xót thương, đau xót, xót xa, chua xót, đau đớn, đau tủi, tiếc thương, có mặt ở nhiều trang viết về chính mình và về cả những người thương yêu. Diễn ngôn về người thân – những người mà tác giả thương yêu còn được tạo nên bởi cái nhìn biết ơn sâu sắc. Người bà, đối với Tô Hoài, là một kí ức dịu dàng và thân thương. Nhớ tới bà, ông nhớ ngay đến một kỉ niệm mà ông không thể nào quên: kỉ niệm bà đưa đi học. Người bà ấy đã kiễn nhẫn đưa cháu đi học, ngồi cạnh cháu cho đến giờ ra về suốt nửa tháng để cháu quen trường, quen lớp. Bằng kiểu câu nhắc đi nhắc lại thời gian “Buổi học chiềuHôm sau lại những hôm sau nữa, sau nữa Mỗi sáng Cái lệ ấy kéo dài đến nửa tháng” [33], Tô Hoài đã cho người đọc cảm nhận thấy sự trân trọng, biết ơn sâu sắc của ông đối với bà. 78 Sự biết ơn đó còn bắt gặp trong diễn ngôn về người thân của Hồ Dzếnh. Với cảm quan của người chịu ơn, ông luôn cảm thấy mọi người đã đau đớn, hy sinh vì mình. Đó là ký ức về mẹ, vì phải kiếm tiền cho con nộp học, đã chấp nhận những lời lẽ xỉa xói của em dâu, kí ức ấy dù gắn liền với bao cảm xúc hỗn mang nhưng tha thiết nhất đó là sự thương xót và lòng biết ơn thành kính nhất. Đó còn là hồi ức về người chị dâu mà tác giả đã thể hiện lòng biết ơn ấy một cách trực tiếp: “chị đã biếu em một thứ quà quý nhất, một tấm lòng thương người, một chân tình xúng đáng” [13, tr.41].  Hồi tưởng để thông cảm, tha thứ Trong cái nhìn của người viết tự truyện, hồi kí - tự truyện, con người trưởng thành – con người tạm tách mình khỏi dĩ vãng xưa, với bao năm tháng buồn vui sướng khổ ở đời – chắc hẳn luôn ẩn chứa vẻ điềm tĩnh và thông cảm, vị tha. Tuổi tác cùng với những trải nghiệm sẽ khiến con người ta có một cái nhìn bao dung hơn về quá khứ. Hồ Dzếnh cũng vậy, ở tuổi 20, khi nhìn lại quá khứ, ông đã hiểu “thế nào là tha thứ” [13, tr.124]. Ông đã đủ hiểu biết để thông cảm cho hành động của mẹ: “Mẹ tôi, nói đúng ra không phải là người ác. Sự cần cù có từ khi lấy ba tôi và cái thành kiến xấu xa về mẹ chồng nàng dâu nuôi ngấm ngầm trong nhữn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_02_03_3776791707_0435_1872776.pdf
Tài liệu liên quan