Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu thế kỷ XXI

Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chỉ trở thành hiện thực khi được đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của Đảng tuyên truyền, giải thích, cổ vũ nhân dân thực hiện. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh "cán bộ là gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém"; dân tin vào Đảng, vào chế độ; chính sách mang lại lợi ích thiết thực cho dân, phải thông qua cái "gốc" là người cán bộ. Thấm nhuần quan điểm đó, Ban Dân vận tỉnh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận ở các cấp, các ngành trong tỉnh được củng cố, từng bước nâng cao năng lực công tác. Tác phong công tác và lề lối làm việc của đội ngũ này đã có nhiều đổi mới, sâu sát cơ sở, tinh thần và trách nhiệm được tăng lên. Trong 5 năm qua đã có 1.500 cán bộ dân vận các cấp uỷ được bồi dưỡng công tác dân vận ở các Trung tâm Chính trị huyện, thị, Trường Chính trị tỉnh, trong đó Trường Chính trị tỉnh đã mở được 8 lớp bồi dưỡng cán bộ dân vận với số lượng 692 người tham gia.

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8051 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân, động viên lực lượng của nhân dân,... Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ... Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc... Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo,... [52, tr.605-606]. Đối với các đoàn thể, hội quần chúng, Hồ Chí Minh đều có sự chỉ đạo trong công tác vận động, thu hút, tập hợp quần chúng tham gia sinh hoạt trong tổ chức của mình. Người luôn luôn nhắc nhở Đoàn Thanh niên rằng: "nhiệm vụ của các bạn là phải tìm đủ mọi cách để gây một phong trào thanh niên to lớn và mạnh mẽ" [47, tr.185]; đoàn viên, thanh niên luôn phải đi đầu trong các phong trào cách mạng. Tổ chức "Đoàn Thanh niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản" [52, tr.21]. Để thu hút, tập hợp lực lượng đông đảo của đoàn viên, thanh niên cho sự nghiệp cách mạng, Người còn căn dặn: "Về phần mình, thì Đoàn phải nghiên cứu tìm ra những hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc, để làm tròn nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho thanh niên, cho Đoàn" [50, tr.263]. Đối với nông dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Vận động nông dân là phải vận thế nào cho toàn thể nông dân động, nghĩa là: làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới mình; làm cho nông dân vào Hội Nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc" [47, tr.711]. Đối với phụ nữ, Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí và vai trò quan trọng của chị em trong sự nghiệp cách mạng, Người khẳng định: "Trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia... Vậy nên muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước" [44, tr.288]. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tổ chức, động viên, lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia vào sự nghiệp cứu nước, xây dựng nước nhà. Người nói "Phụ nữ ta chẳng tầm thường, Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời" [45, tr.222]. Khơi dậy niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam, Người động viên chị em tham gia vào Hội Việt Minh, thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ. Người nói: "Hội Liên hiệp phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo phụ nữ tiến lên chủ nghĩa xã hội..." [52, tr.21]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, lực lượng làm công tác dân vận không chỉ là lực lượng của Mặt trận, đoàn thể, mà còn là lực lượng cả toàn bộ hệ thống chính trị, đi đầu là các tổ chức Đảng, chính quyền rồi đến các đoàn thể nhân dân. Phải có nhận thức đầy đủ như vậy, chúng ta mới thực sự đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận theo quan điểm "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [47, tr.698]; "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" [50, tr.276]; "Nước lấy dân làm gốc" "Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" [47, tr.409-410]. 1.3.4. Phong cách làm việc của người làm công tác dân vận + Phong cách, theo từ điển tiếng Việt (Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, HN, 1992, tr. 771) là "những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loạt người nào đó". Phong cách của người cán bộ dân vận có rất nhiều điểm đáng đề cập, song theo Hồ Chí Minh thì: "Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tai làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc" [47, tr.699]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh để làm công tác dân vận, công tác vận động quần chúng, mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải có phương pháp, tác phong công tác khoa học, sâu sát, tỉ mỉ và thiết thực; tuyệt đối không được vận động quần chúng một cách qua loa, đại khái, giản đơn; hết sức tránh những biểu hiện lời nói không đi đôi với việc làm; nói một đàng làm một nẻo hoặc "đánh trống bỏ dùi". Cán bộ dân vận phải sống trong lòng dân, sát cơ sở, sát thực tế; đến với nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân giúp nhân dân giải quyết các công việc cụ thể, đề xuất chính sách hoặc điều chỉnh chính sách cho phù hợp; vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách. Cán bộ dân vận không chỉ biết nói theo nghị quyết, hô hào động viên quần chúng, mà phải "thật thà nhúng tay vào việc", thậm chí cầm tay chỉ việc cho dân làm. Muốn vậy cán bộ dân vận phải có năng lực thực sự, có kiến thức ở nhiều lĩnh vực công tác để cùng quần chúng thực hiện các công việc chung. Đối với những người làm công tác dân vận đòi hỏi không chỉ có khả năng tổ chức, vận động, thuyết phục quần chúng, mà còn phải có phương pháp, tác phong quần chúng và phải có tư cách phẩm chất cách mạng. Chúng ta biết rằng quần chúng là tập hợp nhiều người có trình độ nhận thức khác nhau, có quan điểm, chính kiến, nguyện vọng và quyền lợi khác nhau, nên khi đưa ra một vấn đề gì thì khó nhất trí, thậm chí còn có mâu thuẫn, đối lập nhau. Do đó, việc đầu tiên của công tác dân vận là phải tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhận thức rõ đường lối chính sách, phải lắng nghe những ý kiến khác nhau, phân tích, thuyết phục để quần chúng nhận thức, phân biệt đúng sai, đi đến nhất trí, từ đó mới cùng bàn bạc cách tổ chức thực hiện. Người làm công tác dân vận còn phải có quan hệ gắn bó với quần chúng, có tác phong quần chúng, gần gũi và chân tình với quần chúng thì quần chúng mới bộc lộ hết tâm tư, nguyện vọng của mình một cách chân thành, mới giúp cho Đảng nắm tình hình một cách trung thực để có chủ trương, đường lối đúng đắn và giải pháp thích hợp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán tác phong quan liêu "bàn giấy" của nhiều cán bộ, đảng viên như sau: "Thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều. Ngồi một nơi chỉ tay năm ngón không chịu xuống địa phương kiểm tra công tác và để chỉ vạch những kế hoạch thi hành chỉ thị, nghị quyết của Đoàn thể cho chu đáo. Những chỉ thị, nghị quyết cấp trên gửi xuống các địa phương có thực hiện được hay không, các đồng chí cũng không biết đến" [47, tr.73]. Bệnh quan liêu, giấy tờ sẽ dẫn đến hậu quả hết sức tai hại. Người từng nói: "Cái lối làm việc như vậy rất có hại. Nó làm cho chúng ta không đi sát phong trào, không hiểu rõ được tình hình bên dưới, cho nên phần nhiều chủ trương của chúng ta không thi hành được đến nơi đến chốn" [47, tr.73]. Tác hại hơn, bệnh quan liêu thường có tác phong chuyên quyền, độc đoán, vi phạm dân chủ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quan hệ Đảng - Dân bị giảm sút. Để làm tốt công tác dân vận, người cán bộ dân vận còn phải hiểu thấu đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hiểu thấu cách làm, rồi đi vào quần chúng, khéo giải thích cho nhân dân hiểu rõ thì sẽ tập hợp được sức mạnh, quần chúng sẽ hăng hái hưởng ứng, tham gia mọi công việc. Muốn đạt hiệu quả trong công tác dân vận, cán bộ dân vận còn phải chiếm được lòng tin của quần chúng, và phải tin tưởng vào lực lượng, sức mạnh của nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, bài học luôn luôn tin tưởng vào nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân là một bài học quan trọng trong công tác dân vận của Đảng. Có dân là có tất cả, biết dựa vào dân, phát huy tài dân, lòng dân, sức dân để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đem lại thắng lợi cho cách mạng. Do đó, về lựa chọn cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải lựa chọn "Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng. Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ đó là người lãnh đạo của họ" [47, tr.275]. Tạo cho được lòng tin là vấn đề quan trọng trong công tác vận động quần chúng. Một khi quần chúng đã mất niềm tin thì vận động quần chúng sẽ trở nên vô nghĩa, hiệu quả rất thấp, thậm chí tác động ngược lại. Muốn có niềm tin và giữ được niềm tin phải trở lại nguyên tắc "lấy dân làm gốc" và nguyên tắc "bao nhiêu lợi ích đều vì dân". Cơ chế tổ chức để thực hiện vận động quần chúng có hiệu quả đều phải từ nguyên tắc đó. Đồng thời đòi hỏi người cán bộ dân vận từ cao đến thấp, từ gián tiếp đến trực tiếp, phải có đầy đủ uy tín, tư cách, đạo đức, tài năng, để lôi cuốn, hấp dẫn quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên phải làm đầu tầu gương mẫu. Theo Người, không gương mẫu, cán bộ, đảng viên không làm dân vận được. Mà sự gương mẫu phải là toàn diện, phải thiết thực, chứ không nói suông. Mọi cán bộ đảng viên phải thực sự xung phong, làm gương trong các phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu mệnh lệnh, chống lãng phí, tham ô. Có lẽ hơn ai hết, Hồ Chí Minh trình bày rất đầy đủ về tư cách này, Người viết: "Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc" [47, tr.699]; "Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước... Đời sống mới cũng cần có những người làm gương, những nhà làm gương, những làng làm gương... Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích" [47, tr.108]. "Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hoá" [46, tr.150]. "Tuyên truyền phải miệng nói tay làm, phải tuỳ hoàn cảnh mà tổ chức giúp đỡ nhân dân thực sự, không phải chỉ dân vận bằng diễn thuyết. Muốn vậy cán bộ phải làm gương mẫu" [48, tr.320]. "Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói tay làm để làm gương cho nhân dân. Nói hay mà không làm thì vô ích... cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải miệng nói tay làm, phải xung phong gương mẫu" [53, tr.136-137]. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh vai trò của cán bộ trong công tác dân vận; đồng thời Người cũng chỉ rõ ở nhiều nơi một số cán bộ lại xem nhẹ công tác dân vận, quan liêu, mệnh lệnh, sống xa dân; không biết cách tuyên truyền vận động quần chúng; ít xuống cơ sở tiếp xúc dân; chỉ thích nói cho dân nghe mà ít nghe dân nói nguyện vọng, tâm tư, nhu cầu của mình. Không ít cán bộ, nhân viên trong cơ quan nhà nước không biết cách tuyên truyền, thuyết phục nhân dân, thích ngồi bàn giấy để ra các quyết định quản lý. Thái độ quan liêu, thờ ơ, bàng quang của cán bộ, đảng viên trước những nguyện vọng của dân sẽ dẫn đến suy giảm niềm tin của người dân đối với chính quyền, đối với Đảng. Để giúp cán bộ, đảng viên chữa trị căn bệnh xa dân, quan liêu, củng cố và tăng cường mối quan hệ Đảng - Dân, Hồ Chí Minh đã soạn sẵn mấy đơn thuốc chữa. Người viết: …chúng ta phải mau mau chữa bệnh nguy hiểm ấy. Cách chữa bệnh ấy gồm có một nguyên tắc là: Theo đúng đường lối nhân dân và 6 điều là: Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; Sẵn sàng học hỏi nhân dân; Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo [48, tr.293]. Như vậy, cán bộ dân vận phải sống trong lòng dân, được dân tin và phải biết tin dân. Thái độ và phong cách của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức là một yếu tố không thể thiếu để cho chính quyền làm tốt nhiệm vụ dân vận. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất, đạo đức trong sáng, có năng lực thực sự, "xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân" là phương thức làm dân vận có hiệu quả; "dân vận khéo thì việc gì cũng thành công" [47, tr.700]. Kết luận chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận hình thành và phát triển đồng thời với quá trình phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận là sự phát triển sáng tạo luận điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" và là sự kế thừa, phát huy tinh thần "trọng dân", "yêu dân", "dựa vào dân" của ông cha ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận là một hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục, thuyết phục, tập hợp và tổ chức lực lượng cách mạng và tiến bộ nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận đã soi đường cho Đảng ta, cho mỗi đảng viên, cán bộ trong hệ thống chính trị của chúng ta vận động, tập hợp quần chúng, lãnh đạo và phát huy sức mạnh của quần chúng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng ở các giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh quốc tế vừa có nhiều thuận lợi, vừa có những diễn biến phức tạp, có những yếu tố biến động nhanh chóng, khó lường. Các thế lực thù địch quốc tế đang tìm mọi cách chống phá cách mạng nước ta, ra sức thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình", tiếp tay cho các thế lực phản động trong nước triệt để lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, "dân chủ", "nhân quyền", xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động chia rẽ khối đại đoàn kết giữa Đảng, chính quyền và nhân dân; chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo; lôi kéo tập hợp lực lượng, kích động xúi giục đồng bào dân tộc thiểu số đòi yêu sách, tạo các "điểm nóng" hòng gây bạo loạn, lật đổ, đe doạ trực tiếp nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Bởi vậy, thực hiện công tác dân vận của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là mũi tiến công chính trị sắc bén trong việc giành dân, giữ dân, bảo vệ dân, góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ. Công tác dân vận không chỉ là yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết trước mắt, mà còn là nhiệm vụ, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị từ cấp cơ sở đến Trung ương dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, nghiên cứu, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận có tầm quan trọng chiến lược trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Chương 2 vận dụng tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh vào công tác vận động nông dân những năm đầu thế kỷ XXI ở tỉnh quảng bình 2.1. đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình ảnh hưởng đến công tác nông vận Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác vận động quần chúng. Bởi vì, mọi phương pháp tiếp cận và vận động quần chúng phải xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; đồng thời phải xuất phát từ thực tế trình độ dân trí và văn hoá theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, bao gồm cả phong tục, tập quán cụ thể đối với từng địa phương, từng đối tượng. Có vậy, có được những chủ trương, đường lối đúng; có được những nội dung, hình thức tập hợp quần chúng phù hợp; mới phát huy được tinh thần tự giác, sáng tạo, hăng hái cách mạng và phát huy được các nguồn lực to lớn của quần chúng nhân dân, biến các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành các phong trào cách mạng của nhân dân. Có nắm vững điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội mới thấy được những khó khăn trong công tác vận động quần chúng, để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm vận động quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đặt ra. 2.1.1. Đặc điểm địa lý và tự nhiên Quảng Bình là tỉnh ở ven biển miền Trung; phía Bắc giáp Hà Tĩnh với chiều dài 136,495 km; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 78,8 km; phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) với đường biên giới dài 201,870 km; phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 116,04 km. Diện tích đất tự nhiên Quảng Bình là 805.150 ha; trong đó đất nông nghiệp 65.079 ha (chiếm 8,06%), đất lâm nghiệp 503.227 ha (chiếm 62,50%), đất chuyên dùng 23.980 ha (chiếm 2,98%), đất thổ cư là 4,292 ha (chiếm 0,53%), còn lại 208.572 ha là đất chưa sử dụng (chiếm 25,91%). Quảng Bình nằm ở vị trí thuận lợi, có các trục đường giao thông quan trọng của đất nước chạy qua (Quốc lộ 1A; đường Hồ Chí Minh; đường sắt thống nhất Bắc - Nam), đặc biệt có đường ngang Đông - Tây (Quốc lộ 12A) với chiều dài 127 km từ cảng Hòn La đến nước bạn Lào. Quảng Bình có cửa khẩu Cha Lo là nơi giao lưu thương mại giữa nước ta vơi nước bạn Lào. Đặc điểm địa lý trên rất thuận lợi cho sự hoà nhập, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa phương khác trong cả nước và với các nước Lào, Thái Lan... Đặc điểm này góp phần phát huy các nguồn lực, tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội ở Quảng Bình. Đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên ở tỉnh Quảng Bình là: Quảng Bình là một dải đất hẹp, địa hình nghiêng từng Tây sang Đông, nên các sông ngắn, khả năng xói mòn cao và kiệt nước nhanh vào mùa khô. Dải đất đồng bằng nhỏ, hẹp, được tạo thành các con sông, phù sa đổ ra biển nhanh, do đó độ phì nhiêu ít. Khí hậu ở Quảng Bình nhìn chung khắc nghiệt; do ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) khiến mùa hè khô nóng, ít mưa, dễ xảy ra hạn hán. Mùa thu và mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió Đông Bắc tạo ra mưa ẩm, thường xuyên có bão vào khoảng tháng 7 đến tháng 11, nên hàng năm Quảng Bình thường chịu nhiều mất mát về người và tài sản. Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km, vùng biển rộng 2,2 vạn km2 và nhiều cửa sông (5 cửa sông trong đó có 2 cửa sông lớn là cửa sông Nhật Lệ và cửa sông Gianh) không chỉ tạo điều kiện cho giao thông biển, mà còn cung cấp trữ lượng hải sản có giá trị kinh tế cao. Phát triển kinh tế biển sẽ là hướng phát triển chiến lược và giải quyết nhiều vấn đề xã hội như việc làm, xoá đói giảm nghèo. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Lịch sử hình thành tỉnh Quảng Bình Tên phủ Quảng Bình xuất hiện từ năm 1605 (thời Trịnh Nguyễn phân tranh) và tên tỉnh Quảng Bình có từ năm 1831 (thời vua Minh Mạng). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tỉnh Quảng Bình có hai phủ là Quảng Trạch và Quảng Ninh và ba huyện Lệ Thuỷ, Bố Trạch và Tuyên Hoá. Từ năm 1964 đến năm 1975 tỉnh Quảng Bình có 7 huyện, thị; đó là: huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ và thị xã Đồng Hới. Tháng 6 năm 1976, Quốc hội và Hội đồng Nhà nước quyết định hợp nhất các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị; Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh mới là tỉnh Bình-Trị-Thiên. Tháng 7 năm 1989, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá VIII, kỳ họp thứ 5) thông qua nghị quyết chia tỉnh Bình-Trị-Thiên thành ba tỉnh là: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Hiện nay tỉnh Quảng Bình có 6 huyện (Minh Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ) và một thành phố thuộc tỉnh (thành phố Đồng Hới) với tổng số xã, phường, thị trấn là 159 (trong đó 141 xã và 18 phường, thị trấn). 2.1.2.2. Đặc điểm dân cư Quảng Bình là tỉnh có số dân ít. Theo số liệu của Cục Thống kê dân số thì dân số Quảng Bình đến 31/12/2005 là 831.583 người, trong đó nam 411.299 người, chiếm 49,46%; nữ 420.284 người, chiếm 50,54%; phần lớn dân cư địa phương là người Kinh. Dân cư Quảng Bình phân bố không đều, 86,15% sống ở vùng nông thôn và 13,85% sống ở thành thị. Số người trong độ tuổi lao động của Quảng Bình là 444.234 người, chiếm 53,4% dân số. Mật độ dân số thấp và phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao nhất là thành phố Đồng Hới - 636 người/km2và huyện có mật độ dân số thấp nhất là huyện Minh Hoá - 31 người/km2. Hầu hết các xã miền núi có dân cư thưa thớt và sống rải rác. Đặc điểm dân cư như trên và sống trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nên người dân "quê hương đất lửa" Quảng Bình đã hun đúc nên những truyền thống quý báu như: cần cù, sáng tạo, chịu thương, chịu khó, giàu lòng nhân ái, có tính cố kết cộng đồng, giúp nhau trong hoạn nạn; đặc biệt tinh thần cách mạng của người Quảng Bình rất cao và trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được thể hiện ở câu ca: "Xe chưa qua, nhà không tiếc; đường chưa thông, không tiếc máu xương". Người Quảng Bình thường nói: "Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó trăm lần dân liệu cũng xong". Đây là một đặc điểm hết sức thuận lợi trong công tác vận động quần chúng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở tỉnh Quảng Bình. 2.1.2.3. Đặc điểm kinh tế Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, cụ thể là những năm 2001-2005, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ lần thứ XII tỉnh Quảng Bình đề ra, Quảng Bình đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế. Kinh tế liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như trong những năm từ 1996 đến năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,2%, thì trong những năm từ 2001 đến 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,46%. Có được sự tăng trưởng kinh tế như trên là do Quảng Bình có sự chuyển dịch đúng hướng cơ cấu kinh tế; các tiềm năng kinh tế và đặc biệt là tiềm năng con người, được khơi dậy và phát huy có hiệu quả. Nói chung, kinh tế và đời sống của nhân dân Quảng Bình trong 5 năm qua đã có bước phát triển rõ rệt. Quảng Bình có 86,15% số dân sống ở nông thôn; 66,5% lao động ở khu vực nông nghiệp. Do vậy, kinh tế nông nghiệp Quảng Bình được khẳng định là ngành kinh tế quan trọng và được đầu tư ưu tiên để phát triển một cách toàn diện, thúc đẩy sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, do đặc điểm địa lý tự nhiên mà sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp còn có nhiều khó khăn, năng suất, chất lượng thấp. Lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp dồi dào, nhưng phần lớn là lao động thủ công, chủ yếu khai thác tài nguyên phục vụ nhu cầu tại chỗ. Số lao động lành nghề (có trình độ công nhân kỹ thuật trở lên) chỉ chiếm 11% trong tổng số lao động toàn tỉnh. Cơ sở vật chất, kỹ thuật tuy được đầu tư và tăng nhanh trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung điều kiện sản xuất còn thấp so với nhiều tỉnh khác; nhiều vùng sản xuất còn phụ thuộc lớn vào tự nhiên; giao thông còn nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế cũng như đời sống. Trong những năm thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đã có những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, nhưng cơ cấu lao động còn chuyển biến chưa mạnh. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp còn chậm; nhiều vùng sản xuất thuần nông còn chiếm chủ yếu; sản xuất chưa gắn với thị trường. ở khu vực nông thôn các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển chậm, nên gần 50% quỹ thời gian chưa được khai thác. Với đặc điểm kinh tế như trên, đời sống của người dân tỉnh Quảng Bình có được cải thiện nhưng chưa cao; đây là một khó khăn trong cuộc vận động nông dân thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn . 2.1.2.4. Đặc điểm văn hoá - xã hội Về giáo dục đào tạo: mạng lưới trường lớp ở các cấp học, ngành học tiếp tục được mở rộng và nâng cấp. Đến năm 2005, toàn tỉnh đã có 134 số xã, phường hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng được quan tâm đầu tư. Mạng lưới y tế đã phủ kín 100% địa bàn cơ sở xã, phường, thị trấn. Do được đầu tư chiều sâu về trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh, nên công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân ngày càng tốt hơn. Thông qua việc thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án, các ngành các cấp ở tỉnh Quảng Bình đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động. Trong 5 năm từ 2001-2005 đã giải quyết việc làm cho 7,2 vạn lao động, riêng năm 2005 giải quyết được 2,2 vạn. Công tác xoá đói giảm nghèo được quan tâm đúng mức, đời sống nhân dân không ngừng được tăng lên. Tỷ lệ hộ đói, nghèo giảm từ 21,1% (năm 2001) xuống còn 18,6% (năm 2002), năm 2005 còn khoảng 16,6%. Như vậy, ở Quảng Bình với sự phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân được cải thiện. Tình hình an ninh, chính trị xã hội ổn định, nhân dân đoàn kết, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái tham gia vào các phong trào hành động cách mạng trên các lĩnh vực. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi trong công tác vận động quần chúng nhằm tạo sức mạnh của cả cộng đồng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình. Song với điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán có nhiều điểm khác nhau và chính điều này đã dẫn tới trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của từng vùng khác nhau. Đây cũng là một khó khăn lớn trong công tác vận động quần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van1.doc
Tài liệu liên quan