Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam

Hồ Chí Minh cho rằng, hiến pháp theo lý tưởng dân quyền là yếu tố của văn hoá chính trị, là nhu cầu sinh tồn của dân tộc. Do đó, “xây dựng chính trị: dân quyền” là một trong năm điểm lớn để xây dựng nền văn hoá dân tộc mà trong đó, dân chủ được mở rộng theo lý tưởng dân quyền sẽ tạo điều kiện cho nhân dân được trực tiếp tham gia quản lý nhà nước.

Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta được tổ chức trên cả nước đã thành công rực rỡ. Ngày 2-3-1946, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp phiên thứ nhất tại Nhà hát lớn Hà Nội đã bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Trong lễ nhậm chức, Người đọc lời tuyên thệ “trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, thề xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hoà Việt Nam, mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc” [39, tr.196].

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước nhà” [42, tr.490]. Văn hoá là nền tảng của trí tuệ con người, là cơ sở để phát triển con người về mọi mặt. Vì vậy, muốn phát triển con người về mặt trí tuệ phải chú trọng nâng cao trình độ học vấn, kiến thức văn hoá cho mỗi người và toàn xã hội. Đây là điều kiện tiên quyết để con người tiếp cận, nắm bắt những thành tựu văn hoá, văn minh của nhân loại phục vụ cho sự phát triển trí tuệ của bản thân cũng như đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi người Việt Nam phải không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu ngày càng nhiều hơn, tốt hơn tri thức văn hoá của nhân loại. Điều này không chỉ có có ý nghĩa đối với sự hoàn thiện và phát triển trí tuệ con người Việt Nam mà còn là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng, bảo vệ và phát triển đất nước của nhân dân ta. Hồ Chí Minh khẳng định: “Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [42, tr.55]. Trong nội dung quan điểm phát triển con người về trí tuệ của Hồ Chí Minh có phép biện chứng giữa cái phổ cập và cái nâng cao. Khi bước vào xây dựng xã hội mới, di sản mà nền văn hoá giáo dục của chủ nghĩa thực dân phong kiến để lại là hơn 90 % dân số nước ta không biết chữ. Phần lớn nông dân sống ở các làng quê đều không biết đọc, biết viết, không hiểu biết được những tri thức khoa học đơn giản, phổ thông, không có quan hệ với sự tiến bộ bên ngoài. Cả một biển người “nhà quê” sống dưới ngọn đèn dầu, có nơi không có dầu thắp, ban đêm họ đốt lá làm đèn hoặc lấy ánh trăng để soi sáng. Hàng chục triệu con người được cách mạng giải phóng nhưng vẫn sống trong tình trạng u mê, dân trí quá thấp. Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí một cách mạnh mẽ, quyết liệt: “Chính phủ đã ra hạn trong một năm tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ Quốc ngữ.... Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ” [39, tr.36]. Xoá nạn mù chữ là công việc đầu tiên của phổ cập giáo dục, phát triển trí tuệ trong chiến lược xây dựng con người mới ở Việt Nam của Hồ Chí Minh. Người đã phát động một phong trào rộng lớn khắp cả nước để tiêu diệt giặc dốt. Hồ Chí Minh nói rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”; “Dốt thì dại, dại thì hèn. Vì không chịu dại, không chịu hèn cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng của nhân dân” [43, tr.64], “Muốn giải thoát nạn mù chữ cho số đông nhân dân mà đại đa số là nông dân thì phong trào bình dân học vụ phải là phong trào quần chúng, phải đi sát quần chúng, bàn bạc với quần chúng, áp dụng những hình thức, phương pháp thích hợp với sinh hoạt của quần chúng” [43, tr.205]. Phong trào bình dân học vụ do Hồ Chí Minh khởi xướng được thiết chế thành một cơ quan chỉ đạo là Nha bình dân học vụ . Dưới sự chỉ đạo của Nha bình dân học vụ, công tác bình dân dạy học toàn dân không cần trường lớp diễn ra ở khắp nơi: học tại nhà dân, học sau giờ lao động, học ở nơi nghỉ giải lao ngoài cánh đồng, trong cơ quan, xưởng máy và trên thao trường. Tất cả các lứa tuổi đèn dầu “cắp sách đến trường”, người biết chữ nhiều dạy người biết chữ ít. Công tác sư phạm tự lực cánh sinh, vừa lao động, vừa đánh giặc, vừa học. Phong trào bình dân học vụ theo tư tưởng Hồ Chí Minh được dấy lên khắp chợ, cùng quê, mường bản, làng xã, thành thị. Các ngọn đèn dầu được thắp sáng trên mọi vùng của Tổ Quốc, trong các lớp học “i-tờ”. Không khí học tập, thi đua học tập như một ngày hội cách mạng. Trong quan điểm Hồ Chí Minh phát triển con người về trí tuệ, phong trào phổ cập giáo dục là một quá trình nâng cao dân trí về mọi mặt. Đây là một phong trào vừa rộng, vừa sâu và phải tiến hành lâu dài để duy trì và nâng cao trình độ văn hoá chung của xã hội. Phong trào này tiến hành sâu rộng cùng với cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân Pháp và tiếp tục trên toàn miền Bắc sau năm 1954, khi chúng ta đã đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp, giành được thắng lợi trên nửa đất nước. Cùng với phong trào bình dân học vụ, Hồ Chí Minh đã ký các đạo luật về giáo dục trình độ văn hoá phổ thông. Hồ Chí Minh nói rằng: “Về bình dân học vụ nhờ sự hy sinh cố gắng của nam nữ giáo viên đã có kết quả rất tốt đẹp. Bây giờ, số đồng bào đã biết đọc, biết viết, thì chúng ta phải có một chương trình để nâng cao trình độ văn hoá phổ thông của đồng bào” [40, tr.462]. Từ ngày nhân dân ta nắm được chính quyền đến nay, 13 triệu nam nữ đồng bào đã được học, đã biết chữ. Đó là một thắng lợi vẻ vang to lớn. Nhưng chúng ta phải cố gắng nữa, phải làm thế nào cho một thời gian gần đây, tất cả đồng bào Việt Nam, từ 8 tuổi trở lên đều biết đọc, biết viết [41, tr.147]. “Lúc chưa biết chữ thì học cho biết chữ. Biết chữ rồi phải tiến lên nữa” [43, tr.206]. Trong quan điểm phát triển con người về trí tuệ của Hồ Chí Minh, phổ cập là để nâng cao và nâng cao để cho xã hội càng ngày càng văn minh, tiến bộ. “Chúng ta phải học nhiều, phải cố gắng học. Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ được là thoái bộ. Xã hội còn đi xa. Công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu khó học thì lạc hậu” [44, tr.554]. Trong tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ Chí Minh, con người là một bộ phận của xã hội, tri thức của con người có được nâng cao, xã hội mới phát triển được. Ngược lại, xã hội tiến lên đòi hỏi năng lực con người phải được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng: Tình hình thế giới và trong nước luôn luôn biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và mới, kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp với sự biến đổi vô cùng tận thì chúng ta phải nghiên cứu học tập. Nghiên cứu học tập lý luận và kỹ thuật [42, tr.392]. 1.2.2.3. Con người Việt Nam phát triển về thể lực, sức khoẻ Hồ Chí Minh tiếp cận con người theo tinh thần mác-xít, xem xét con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội, trong sự thống nhất giữa yếu tố tự nhiên và xã hội. Vì vậy, theo Người, thể lực, sức khoẻ là mặt rất quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Con người phát triển toàn diện cần phải quan tâm đến thể lực, sức khoẻ. Thể lực là mặt quan trọng trong đời sống của mỗi một con người và của cả cộng đồng, nó ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của con người. Từ xưa tới nay nhân loại luôn mong ước có một thân thể cường tráng, khoẻ mạnh và luôn giành phần lớn công sức, trí tuệ, của cải cho việc bảo vệ và phát triển thể lực, chống lại bệnh tật, kéo dài tuổi thọ cho con người. Cuộc chiến đấu của nhân loại chống lại “lão, bệnh, tử” đã diễn ra từ hàng chục ngàn năm nay và vẫn tiếp tục không ngừng, nhằm đem lại cho con người một sức khoẻ dồi dào, một trí tuệ minh mẫn, thực hiện mong ước từ ngàn xưa: một tinh thần khoẻ mạnh trong một thân thể khoẻ mạnh. Trong chủ trương phát triển con người toàn diện cho chế độ mới, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến vấn đề thể lực, sức khoẻ, bởi theo Người: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” [39, tr.212] Người quan niệm sức khoẻ là sự lành mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Năm 1946, Người viết: “Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ” [39, tr.212]. Điều này về cơ bản hoàn toàn thống nhất với định nghĩa sức khoẻ mà tổ chức y tế thế giới (WHO) nêu ra 30 năm sau đó (1978) trong Tuyên ngôn An-ma A-ta: “Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội chứ không phải đơn thuần là không bệnh tật hoặc không bị chấn thương” [61, tr.161]. Để có một sức khoẻ tốt, ngoài yếu tố di truyền mang tính bẩm sinh thì vấn đề hết sức quan trọng là chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh môi trường, khám và chữa bệnh cho nhân dân, cũng như sự luyện tập thể dục, thể thao của mỗi người và cả cộng đồng Người chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa sức khoẻ của mỗi người dân và của cả dân tộc. Do đó, nâng cao sức khoẻ của cá nhân là góp phần nâng cao sức khoẻ của toàn xã hội. Hồ Chí Minh viết: “Mỗi một người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ mạnh là cả nước khoẻ mạnh. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước” [39, tr.212]. Trong điều kiện Việt Nam để phát triển mặt thể lực của con người, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của thể lực, sức khoẻ của con người Việt Nam, bởi nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Vì vậy, để phát triển con người về thể lực, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến đời sống vật chất, đến chế độ ăn uống của con người, vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự tồn tại và phát triển của con người. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất nước, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm chăm lo đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân. Nếu như trước khi giành được chính quyền, mục tiêu cao nhất của cách mạng nước ta là độc lập dân tộc, “quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy” [38, tr.198] thì sau khi giành được chính quyền, mục tiêu ăn, mặc, ở, học hành, diệt giặc đói, giặc dốt vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của con người được Hồ Chí Minh rất quan tâm coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền cách mạng. Người chỉ thị: “Chúng ta phải thực hiện ngay: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành” [40, tr.152]. Khi miền Bắc được giải phóng (1954) và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự cần thiết phải “nâng cao dần mức sống của nhân dân, đồng thời giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân” [43, tr.48]. Trong điều kiện phải tập trung cao độ nhân tài vật lực cho việc xây dựng kinh tế ở miền Bắc và đấu tranh vũ trang để thống nhất nước nhà, Hồ Chí Minh vẫn hết sức quan tâm đến đời sống vật chất, đến ăn, mặc, ở, đi lại của nhân dân. Tại Hội nghị Bộ Chính trị ngày 30 - 7 -1962, Hồ Chí Minh đặt vấn đề “ta phải tính cách nào, nếu cần có thể giảm bớt một phần xây dựng để giải quyết vần đề ăn mặc của nhân dân được tốt hơn nữa, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá” [55, tr.271]. khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt trên cả hai miền cả nước dồn sức “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, trong bối cảnh đó, Người vẫn dành sự quan tâm to lớn đến việc chăm lo đời sống của các tầng lớp nông dân. Người chỉ rõ: “Chúng ta phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân, nhất là đời sống của các cháu, của gia đình thương binh liệt sĩ, đời sống của nhân dân ở các vùng bị bắn phá nhiều...những gia đình thu nhập thấp” [46, tr.573]. Trong bản Di chúc thiêng liêng gửi lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, vấn đề cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân vẫn được Hồ Chí Minh hết sức quan tâm. Người căn dặn: “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [47, tr.498]. Sự quan tâm của Hồ Chí Minh đến đời sống vật chất của nhân dân, của con người Việt Nam không chỉ bằng lời nói, bằng các chỉ thị mà còn bằng những việc làm rất cụ thể hàng ngày. Hầu hết các cuộc đi thăm công nhân, nông dân, học sinh, bộ đội...Hồ Chí Minh đều đến kiểm tra các bữa ăn của họ để nắm được chế độ ăn hàng ngày của dân cư, trên cơ sở đó mà có chính sách biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho các tầng lớp nhân dân - điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển thể lực con người. Có thể nói hiếm có một vị lãnh đạo nào trên thế giới lại quan tâm sát sao và cụ thể đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng con người như Hồ Chí Minh. Cùng với việc cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của con người, thì vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc y tế là điều kiện vô cùng quan trọng, để phát triển thể lực, sức khoẻ cho con người toàn diện. Vì vậy, sinh thời Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến vấn đề này. Theo Người, để làm tốt công tác bảo vệ và phát triển sức khoẻ của nhân dân cần quan tâm giải quyết được hai vấn đề cơ bản đó là vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc, cứu chữa người bệnh một cách chu đáo có hiệu quả. Với phương châm: “Phòng bệnh hơn trị bệnh” [44, tr.190]. Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành một mặt phải giữ gìn môi trường sống sạch sẽ như trồng cây xanh, lấp các ao tù, nước đọng, tiêu diệt ruồi muỗi và các côn trùng gây ra các bệnh dịch: “Phải kết hợp tiêu diệt ruồi muỗi và với các công tác vệ sinh khác như diệt chuột, quét dọn nhà cửa, đường xá, lấp các vũng nước bẩn” [44, tr.191]; “phải tiêu diệt những kẻ độc ác là ruồi muỗi để trừ bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân” [44, tr.190]; mặt khác phải thực hiện “ăn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch thì mới có sức khoẻ” [45, tr.322] Người viết: “Muốn giữ gìn sức khoẻ thì phải ăn sạch, uống sạch, ở sạch, mặc sạch” [45, tr.369]. Theo Người, đây là những việc rất quan trọng không chỉ nhằm “bảo vệ sức khoẻ của nhân dân” [44, tr.190] mà còn “có ý nghĩa chính trị nữa, có quan hệ đến kinh tế và văn hoá’ [44, tr.191]. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng “cần phải gây một phong trào, vệ sinh phòng bệnh rộng khắp và bền bỉ” [45, tr.335] “phải huy động quần chúng và dựa vào quần chúng” [44, tr.191] thì mới giải quyết tốt vấn đề vệ sinh, phòng bệnh, bảo vệ và phát triển thể lực, sức khoẻ của nhân dân. Cùng với việc vệ sinh phòng bệnh một cách tích cực, chủ động, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh phải kịp thời cứu chữa và chăm sóc chu đáo về y tế đối với người bệnh. Người cho rằng, để chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ của con người, ngoài việc dùng thuốc, người thầy thuốc “còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” [40, tr.395]. Hơn nữa theo Hồ Chí Minh, ngành y tế muốn chăm sóc ngày càng tốt hơn sức khoẻ của nhân dân, một mặt phải tìm mọi cách “chế tạo được...thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách mới làm cho việc y tế tiến bộ nhanh chóng” [40, tr.396] mặt khác, mỗi bác sĩ, nhân viên trong ngành “phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt...lương y phải kiêm từ mẫu” [42, tr.88]. Trong tư tưởng phát triển con người về mặt thể lực, sức khoẻ, Hồ Chí Minh hết sức chú trọng việc luyện tập thể dục, thể thao, Người coi đây là biện pháp có tác dụng to lớn, để nâng cao thể lực, bảo vệ và phát triển sức khoẻ của con người, nhất là trong điều kiện Việt Nam. Vì vậy, ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Chỉ rõ mối quan hệ giữa luyện tập thể dục, thể thao với sức khoẻ con người, Hồ Chí Minh viết: “Muốn giữ gìn sức khoẻ phải thường xuyên tập thể dục thể thao” [45, tr.116]; “tập thể dục đặng giữ gìn và bồi đắp sức khoẻ” [39, tr.212]; “phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh. Khoẻ mạnh thì mới đủ sức tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những việc ích quốc, lợi dân” [43, tr.261]. Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng: “Chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao rộng khắp” [45, tr.116] và Người coi việc rèn luyện thân thể, “luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” [39, tr.212]. Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về luyện tập thể dục, thể thao “tự tôi ngày nào cũng tập” [39, tr.212]. Hồ Chí Minh là một trong những người đề cập nhiều nhất đến vấn đề thể lực, bảo vệ và phát triển sức khoẻ của nhân dân, vấn đề này có sức lan toả rộng lớn nhờ ở ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, nhờ ở tấm gương tự rèn luyện để nâng cao thể lực và sức khoẻ của bản thân Hồ Chí Minh. Vấn đề con người phát triển về mặt thể lực của Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn “mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ mỗi người dân yếu ớt thì cả nước yếu ớt” [39, tr.212]; “Dân cường thì quốc thịnh” [39, tr.212]. 1.2.2.4. Con người Việt Nam phát triển về mặt thẩm mỹ Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của con người trong suốt tiến trình phát triển của nó, các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực đã nhận thấy rằng, con người không những có nhu cầu tồn tại mà còn có nhu cầu phát triển, để vươn tới cái mới, cái hay, cái đẹp, cái cao cả. Đó là đặc trưng rất cơ bản, chỉ có ở con người. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu vươn tới cái đẹp càng cao. Trình độ thẩm mỹ, khả năng thưởng thức và sáng tạo ra cái đẹp, là một phẩm chất quan trọng của con người toàn diện. Nó là sự thăng hoa, mang tính người sâu sắc nhất. Biết làm đẹp cho bản thân, cho xã hội, khám phá và sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ cho cộng đồng là một trong những hoạt động giàu tính nhân văn nhất của loài người. Quá trình vươn tới cái hay, cái đẹp, cái cao cả cũng là một quá trình con người loại bỏ dần những gì xấu xa, ích kỷ trong bản thân con người “làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi” [47, tr.558]. Sự nghiệp xây dựng và phát triển con người toàn diện theo Hồ Chí Minh cũng là nhằm tới mục tiêu cao cả đó. Theo Hồ Chí Minh, là con người ai cũng có ước vọng vươn tới “chân, thiện, mỹ”. Đó là bản chất nhân văn luôn tiềm ẩn trong con người. Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc điều đó nên trong quá trình xây dựng con người cho chế độ mới ở nước ta, Người đã biết gạn đục, khơi trong, động viên và tạo điều kiện để mọi người dù xuất thân từ những người “người nô lệ, bị áp bức”, “người cùng khổ”, những công nhân, trí thức và các thành phần khác vươn lên trở thành những anh hùng, dũng sĩ, những người lao động giỏi “những thánh nhân đời nay” [47, tr.559]. Theo Hồ Chí Minh, phát triển năng lực, nâng cao trình độ thẩm mỹ của con người Việt Nam là để họ hiểu biết ngày càng sâu hơn mối quan hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực, “để phân biệt cái gì đẹp, cái gì không đẹp” [43, tr.75] trong cuộc sống. Từ đó, không ngừng phấn đấu vươn tới cái hay, cái đẹp, cái cao cả nhằm từng bước hoàn thiện bản thân đồng thời góp sức mình xây dựng những mối quan hệ xã hội mới tốt đẹp và kiên quyết đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu, những việc làm phản nhân văn, đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội, làm băng hoại nhân cách con người. Hơn thế nữa, với những hiểu biết ngày càng cao các tri thức về mỹ học, mỗi người có thể thẩm định đánh giá đúng đắn các công trình, tác phẩm nghệ thuật trong và ngoài nước, góp phần bảo tồn và nâng cao những giá trị trong truyền thống văn hoá dân tộc và biết tiếp thu những cái hay, cái đẹp, cái cao cả của di sản văn hoá nhân loại để làm giàu cho nhận thức của bản thân và nền văn hoá mới Việt Nam. Cũng có thể, bản thân họ trở thành những người sáng tạo ra các tác phẩm âm nhạc, hội hoạ, thi ca... có giá trị để phục vụ đông đảo công chúng yêu nghệ thuật. Thực tiễn công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam đã chứng minh điều đó. Để phát triển nâng cao năng lực thẩm mỹ của người Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải quan tâm xây dựng định hướng thẩm mỹ đúng đắn. Vì trong lịch sử, định hướng thẩm mỹ bao giờ cũng gắn với lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức của xã hội. Lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [47, tr.512]; là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; “một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc” [43, tr.120]. Lý tưởng đó chi phối quan điểm thẩm mỹ của con người cũng như định hướng cho hoạt động văn hoá, nghệ thuật ở Việt Nam. Định hướng thẩm mỹ của nhân dân ta, của nền nghệ thuật cách mạng mà Hồ Chí Minh luôn khẳng định là “Dân tộc, khoa học, đại chúng” [41, tr.173], “nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc ngày càng phát triển mạnh mẽ” [46, tr.224]; là “phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân” [43, tr.325]; “phải đi sâu vào đời sống nhân dân, bày tỏ được tinh thần anh dũng và kiên quyết của nhân dân, phải góp phần phát triển và nâng cao tinh thần ấy” [41, tr.368]. Hồ Chí Minh cho rằng chỉ trên định hướng thẩm mỹ đúng đắn đó, con người Việt Nam mới có những nhận thức đúng đắn về cái đẹp, cái tốt, cái đúng, cái cao cả, cái anh hùng..., qua đó nâng cao trình độ thẩm mỹ và năng lực sáng tạo trong việc xây dựng những quan hệ xã hội mới giàu tính nhân văn cũng như tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị phục vụ đông đảo nhân dân. Bên cạnh đó, theo Hồ Chí Minh là phải bồi dưỡng kiến thức về mỹ học, nâng cao trình độ thẩm mỹ của con người Việt Nam. Bởi vì, khoa học mỹ học nghiên cứu và cung cấp cho con người những tri thức về các quan hệ thẩm mỹ giữa con người với tự nhiên, xã hội, giữa con người với đồng loại thông qua hàng loạt khái niệm, phạm trù, trong đó cái đẹp là trung tâm, được biểu hiện tập trung nhất ở các hình tượng nghệ thuật. Tri thức mỹ học đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định tính nhân văn trong nhận thức và hành động của con người, là thước đo “phẩm chất người” trong các hoạt động của mỗi cá nhân. Vì vậy, phát triển và nâng cao năng lực thẩm mỹ của con người không thể không bồi dưỡng cho họ sự hiểu biết về cái đẹp, cái tốt, cái đúng, cái cao cả, cái anh hùng, cái bi, cái hài trong đời sống hiện thực cũng như trong nghệ thuật. Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, trình độ dân trí còn thấp, Hồ Chí Minh đã chủ trương bồi dưỡng và nâng cao sự hiểu biết thẩm mỹ cho con người, không phải bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, thuật ngữ trừu tượng, khó hiểu mang tính bác học mà bằng việc phân tích đánh giá và chỉ ra cho mỗi người Việt Nam thấy được cái hay, cái đẹp, cái tốt trong truyền thống văn hoá Việt Nam, trong nghệ thuật dân tộc cũng như trong những tinh hoa văn hoá nhân loại để nhân dân ta dễ tiếp thu. Ví dụ, chỉ rõ những cái hay, cái đẹp trong văn hoá truyền thống Việt Nam mà chúng ta cần kế thừa, Hồ Chí Minh viết: “Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn. Những sáng tác ấy là những viên ngọc quý” [44, tr.250]; “tiếng Việt ta rất phong phú, ta phải làm giàu thêm tiếng của ta” [47, tr.552]; “nhân dân ta có truyền thống kể chuyện ngắn gọn mà lại có duyên. Các chú phải học cách kể của quần chúng, nên kèm theo nhiều tranh vẽ dễ hiểu và đẹp” [47, tr.553]. Người ca ngợi và chỉ ra vẻ đẹp giàu tính nhân văn cũng như khát vọng lớn lao của nhân loại được thể hiện sinh động ở hình tượng con chim bồ câu hoà bình do danh hoạ Pi-cát-xô vẽ: “Biểu hiện một cách rực rỡ lòng tin mãnh liệt ...vào sự vươn tới hoà bình không có gì ngăn cản nổi của nhân dân các dân tộc” [45, tr.388]. Hơn nữa, Người còn khẳng định phải ca ngợi, đề cao, cổ vũ những tập thể, cá nhân anh hùng trong chiến đấu và sản xuất; những điển hình tiên tiến, những gương “người tốt, việc tốt” trong đời sống của xã hội ta hôm nay. Hồ Chí Minh cho rằng: “Đó là những bông hoa rất đẹp trong vườn hoa chung của dân tộc” [47, tr.548], từ đó Người yêu cầu “phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho những việc ấy bằng văn, bằng thơ, bằng vẽ và bằng nghệ thuật khác...” [45, tr.561]; “Phải ca tụng chân thật những con người mới, việc mới chẳng những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay mà còn để giáo dục cho con cháu ta đời sau”, [45, tr.646]. Theo Người đó là một trong những cách tốt nhất để giáo dục thẩm mỹ cho quần chúng nâng cao sự hiểu biết của mỗi con người Việt Nam về cái hay, cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái anh hùng, qua đó cổ vũ, định hướng họ không ngừng vươn tới những giá trị cao cả của chân, thiện, mỹ. Hồ Chí Minh viết: “Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ Đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục rất sinh động và có sức thuyết phục lớn” [47, tr.551]; “làm như thế văn nghệ sĩ...có lực lượng giúp đỡ nhân dân tiến bộ hơn nữa” [43, tr.325] trong nhận thức “đối với cái thiện, cái mỹ, với hoà bình nhân loại” [45, tr.388]. Khuyến khích động viên, tạo điều kiện cho mỗi người hướng tới cái tốt, cái đẹp, cái cao cả đồng thời đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu xa, lạc hậu, phản tiến bộ, phi nhân văn. Đối với Hồ Chí Minh xây dựng định hướng thẩm mỹ đúng đắn cũng như không ngừng nâng cao, bồi dưỡng kiến thức Mỹ học cho con người Việt Nam đều nhằm một mục đích là hướng nhận thức và con người Việt nam tới cái hay, cái đẹp, cái cao cả đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại những thói hư, tật xấu những đồi phong, bại tục, những việc làm thấp hèn, phản văn hoá, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của cách mạng. Thông qua việc đấu tranh bảo vệ cái hay, cái đúng, cái tốt, cái đẹp, chống lại cái sai, cái xấu, những việc làm thiếu văn hoá, phi nhân tính để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp có giá trị thẩm mỹ cao trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng trong xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này Hồ Chí Minh viết: “Các báo chí phải khuyến khích người tốt, việc tốt và thẳng thắn phê bình những điều xấu như: Lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu” [39, tr.57]; “Đối với những thói xấu... văn nghệ cũng phải phê bình rất nghiêm khắc nhằ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
Tài liệu liên quan