Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị với việc nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

Hồ Chí Minh cho rằng “Không phải ai cũng huấn luyện được” [40, tr.46] nhất là

người huấn luyện của Đoàn thể cần phải có trình độ hiểu biết chuyên sâu. Do đó Người

đã đặt vấn đề “Phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách việc huấn luyện đó.

Những người lãnh đạo cần phải tham gia việc dạy” [39. tr.273]. Đồng thời, Hồ Chí Minh

đòi hỏi ở người giảng viên lý luận chính trị phải có trình độ cao, phải có phẩm chất của

nhà khoa học, người giảng viên phải suốt đời tự học, tự đào tạo, phải có lòng đam mê,

khiêm tốn học tập. Người căn dặn những người làm thầy huấn luyện chính trị: “Người

huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình. Lênin

khuyên chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”. Mỗi người đều phải ghi nhớ và thực hành

điều đó, những người huấn luyện lại càng phải ghi nhớ hơn ai hết. Người huấn luyện nào

tự cho là mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất” [40, tr.46]. Do chức năng của

mình, một đặc trưng phẩm chất của người giảng dạy lý luận chính trị là phải luôn học hỏi,

không có thái độ kỳ thị, biết kết hợp và luôn làm giàu trí tuệ của mình. “Chỉ có những người

cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để

lại” [40, tr.46]. Có như vậy, người dạy mới có sức thuyết phục và trở thành “kiểu mẫu về

mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc” [40, tr.46]. Người giảng viên cần phải tìm cách

dạy, “Dạy cái gì, dạy thế nào để học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh”, “Thầy dạy

tốt, trò học tốt” [42, tr.138].

pdf99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4743 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị với việc nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất lượng, hiệu quả lãnh đạo của các cấp uỷ đảng. Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Bộ máy chính quyền các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Công tác cải cách hành chính đạt được kết quả bước đầu. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung tuyên truyền, giáo dục, vận động, tập hợp đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chấp hành pháp luật Nhà nước; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dân chủ xã hội từng bước được mở rộng, đoàn kết toàn dân được củng cố, tăng cường. Trình độ cán bộ, công chức không đồng đều, không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định.Trong 3.759 cán bộ công chức, mới chỉ có 1.010 cán bộ, công chức (chiếm 26,87%) đạt chuẩn theo quy định hiện hành của Đảng và nhà nước. Trong nhiệm kỳ đầu mới tái lập tỉnh (nhiệm kỳ 1992-1995), chỉ có 08% cấp ủy viên tỉnh và 4,14% cấp ủy viên huyện, thị là có trình độ đại học; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn hạn chế hơn nhiều. Nhận thức được những mặt thuận lợi cũng như khó khăn, hạn chế như trên. Vì vậy, sau khi tái lập tỉnh, công tác cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh nói chung và ở cơ sở nói riêng được Tỉnh uỷ, ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo và các ngành các cấp, xem đây là nhiệm vụ trung tâm; đặc biệt là tăng cường công tác đào tạo giáo dục lý luận chính trị theo chương trình trung cấp. 2.1.2. Thực trạng công tác đào tạo trung cấp lý luận chính trị ở tỉnh Sóc Trăng từ năm 1992 đến năm 2005 Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh, hơn mười năm qua, Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với các ngành, các cấp đẩy mạnh và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tích to lớn. Song, bên cạnh đó cũng còn nhiều mặt tồn tại, khó khăn đặt ra cần được tháo gỡ. Thực trạng này được thể hiện trên những mặt chủ yếu sau đây: 2.1.2.1. Những thành tựu và những hạn chế trong công tác đào tạo trung cấp lý luận chính trị từ năm 1992 đến năm 2005 * Những thành tựu: + Thực hiện mục tiêu đào tạo: Theo Quyết định số 88-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 05/9/1994, Trường Chính trị tỉnh, thành phố có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu như sau: - Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng huyện, quận; trưởng, phó phòng của các ban, ngành cấp tỉnh và cán bộ dự nguồn các chức danh trên. - Bồi dưỡng ngắn hạn các đối tượng trên về lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ về công tác xây dựng đảng, về quản lý hành chính nhà nước và về công tác vận động quần chúng. - Tham gia nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương. Thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Trường Chính trị theo quyết định của Trung ương Đảng thì việc đào tạo hệ trung cấp lý luận chính trị là nhiệm vụ trọng tâm số một. Cần khẳng định rằng hệ đào tạo trung cấp lý luận chính trị là hệ đào tạo dành cho đối tượng được xác định là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở, các phòng ban chuyên môn như đã nêu trên. Do đó, mục tiêu giáo dục lý luận ở Trường Chính trị không phải chỉ là phổ cập lý luận Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước mà chính là qua đó làm cơ sở cho việc xây dựng, củng cố, nâng cao tư duy khoa học, tầm nhìn chiến lược và phương pháp biện chứng để xem xét và giải quyết các vấn đề trong lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, mục tiêu đào tạo ở Trường Chính trị theo chương trình trung cấp lý luận còn nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỹ luật, vững nghiệp vụ và khả năng đảm nhận các công việc về quản lý nhà nước ở ngạch cán sự, chuyên viên. Đặc biệt, qua các lớp trung cấp lý luận chính trị, Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đã trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản và có hệ thống về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lý luận, thực tiễn nghiệp vụ và kinh nghiệm về xây dựng Đảng, chính quyền, về công tác Dân vận; giúp cho học viên nâng cao niềm tin vào lý tưởng cộng sản, kiên định và trung thành với Đảng, với sự nghiệp đổi mới; hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học, biết vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo vào tình hình cụ thể tại địa phương, đơn vị. Công tác đào tạo trung cấp lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng cũng đã thể hiện được yêu cầu toàn diện vừa nâng cao tri thức lý luận, rèn luyện năng lực tư duy, xây dựng bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, khả năng vận dụng vào thực tiễn; vừa nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực tổ chức, tập hợp, giáo dục, thuyết phục, lôi cuốn quần chúng, huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. + Thực hiện nội dung, chương trình và phân bổ thời gian học tập: Chương trình đào tạo dù ở hệ nào, cấp nào đều phải bám sát mục tiêu đào tạo, đồng thời đảm bảo tính cơ bản, tính hệ thống, tính khoa học, tinh thực tiễn. Mỗi loại chương trình bao gồm tổ hợp nhiều môn học với các phần kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên môn nghiệp vụ. Các học phần cũng như các môn học cần được sắp xếp theo một trình tự lôgic chặt chẽ, tuân theo quy luật phát triển của quá trình nhận thức. Việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong thời gian qua ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đã đạt được nhiều kết quả như sau: Trước đây ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng thực hiện theo Chương trình trung học chính trị được Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành ngày 01/7/1996 (gọi tắt là Chương trình 1996), gồm 11 môn học, 150 bài; ngoài ra còn có phần báo cáo về tình hình, nhiệm vụ của địa phương; nghiên cứu thực tế và viết tiểu luận cuối khóa. Thời gian mỗi khóa học là 14 tháng (đối với lớp học tập trung) và 20 tháng (đối với lớp học tại chức), trong đó có 2 tháng nghỉ hè, lễ, tết và dự trữ; số tiết thực học toàn khoá là 2.538 tiết. Ngày 11/12/2002, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh quyết định ban hành "Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (Hệ trung cấp lý luận chính trị) áp dụng từ ngày 01/01/2003 (gọi tắt là Chương trình 2003) gồm 12 môn học, 171 bài với số 1.800 tiết thực học (tương đương 10 tháng thực học) thay cho Chương trình 1996, cụ thể: 1. Triết học Mác – Lênin (60 tiết, 08 bài, 01 báo cáo chuyên đề). 2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin và một số vấn đề về tổ chức, quản lý kinh tế ở Việt Nam (144 tiết, 03 phần, 19 bài, 02 báo cáo thực tế, 01 bài tập). 3. Chủ nghĩa xã hội khoa học và chính trị học (72 tiết, 02 phần, 12 bài, 01 báo cáo thực tế, 01 bài tập tình huống). 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh (32 tiết, 08 bài). 5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (44 tiết, 08 bài). 6. Văn hoá, xã hội (52 tiết, 02 phần, 11 bài, 02 báo cáo thực tế). 7. Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý (28 tiết, 06 bài, 01 báo cáo thực tế). 8. Một số vấn đề quốc phòng, an ninh và đối ngoại (64 tiết, 02 phần, 13 bài, 02 báo cáo chuyên đề). 9. Nhà nước và pháp luật, Quản lý hành chính (216 tiết, 05 phần, 33 bài, 03 báo cáo thực tế, 03 bài tập thực hành). 10. Xây dựng Đảng (92 tiết, 03 phần, 18 bài, 01 bài tập tình huống). 11. Công tác Dân vận (56 tiết, 12 bài, 01 báo cáo thực tế). 12. Tình hình nhiệm vụ địa phương (32 tiết, 04 bài). So với Chương trình 1996, thì Chương trình 2003 được triển khai thực hiện ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng có tính thiết thực và khoa học hơn, trang bị được một cách có hệ thống những tư tưởng, quan điểm, những nguyên lý lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; khắc phục được cơ bản tính dàn trải và sự trùng lặp quá lớn về nội dung kiến thức giữa các môn học, cũng như giữa các bài trong từng môn học của một chương trình; đồng thời đã đưa vào nội dung chương trình một số những nội dung rất cơ bản và thiết thực về nghiệp vụ công tác đảng, công tác quản lý hành chính nhà nước và công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền cấp cơ sở. ở nội dung từng bài giảng đã thể hiện được tinh thần đổi mới tư duy một cách toàn diện; dù ở góc độ nào, môn học nào cũng luôn đựoc xác định: lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; đổi mới kinh tế là trọng tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá xây dựng đời sống tinh thần của xã hội; bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thường xuyên, kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nội dung các bài giảng luôn bám sát quan điểm của Đảng, gắn tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế, nhất là tình hình tỉnh Sóc Trăng. Qua điều tra xã hội học ở một số học viên đã ra trường, một số đang học và một bộ phận cán bộ lãnh đạo một số địa phương về nội dung chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho thấy: Với câu hỏi: “Đánh giá thế nào nội dung chương trình của khoá học so với yêu cầu của người học?”. Đã có câu trả lời như sau: - 367/400 học viên đã ra trường đánh giá là đáp ứng được yêu cầu; - 81/100 học viên đang học tại trường đánh giá là đáp ứng được yêu cầu; - 77/80 đồng chí sử dụng cán bộ đánh giá là đáp ứng yêu cầu. Với câu hỏi “Đánh giá thế nào về lượng kiến thức mỗi môn học trong chương trình?”. Có câu trả lời như sau: - 352/400 học viên đã ra trường đánh giá là vừa; - 80/100 học viên đang học đánh giá là vừa. Với câu hỏi “Đánh giá thế nào tương quan giũa kiến thức lý luận, kiến thức thực tiễn và nghiệp vụ công tác đưa vào chương trình khoá học?”. Có câu trả lời như sau: - 370/400 học viên đã ra trường đánh giá là hợp lý; - 88/100 học viên đang học đánh giá là hợp lý. + Thực hiện phương châm đào tạo: Nội dung có bám sát quan điểm của Đảng, luôn thể hiện phương châm lý luận gắn với thực tiễn, đặc biệt thực tiễn trong nước và địa phương Sóc Trăng; giữa lý luận và thực tiễn có căn cứ khoa học, do đó thuyết phục được người học. Từ đó giúp người học không chỉ nắm bắt được lý luận mà còn biết vận dụng lý luận phân tích thực tiễn và vạch ra giải pháp để tác động, thúc đẩy thực tiễn vận động phát triển. Xác định quá trình học tập tại Trường Chính trị là quá trình học tập lý luận chính trị và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức phẩm chất cách mạng, vì thế vấn đề rèn luyện là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá xếp loại, làm cơ sở để xem xét tốt nghiệp của các lớp trung cấp lý luận chính trị. Tuy nhiên, để thực hiện tốt phương châm giáo dục lý luận chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi người giảng viên không những vững vàng, sâu sắc về lý luận mà còn phải có kiến thức thực tiễn phong phú và thường được cập nhật. + Thực hiện phương pháp đào tạo: - Về công tác giảng dạy: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị nói chung, đào tạo trung cấp lý luận chính trị nói riêng có liên quan đến nhiều nhân tố, đồng bộ, trong đó phương pháp giảng dạy của giảng viên là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Bởi vì, sau khi xác định rõ mục đích, nội dung học tập (mà điều này về cơ bản đã được quy định rõ trong giáo trình các môn học và chương trình học tập toàn khóa) thì kết quả nhận thức của học viên đạt được mức độ nào sẽ phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giảng viên trên lớp. Việc giảng dạy của các giảng viên có tạo nên hứng thú và gây sự chú ý tập trung học tập hay không, có làm cho học viên năng động, phát huy tư duy độc lập, sáng tạo hay không, có biến kiến thức lý luận thành tình cảm, thái độ và hành động trong thực tiễn hay không, sẽ phụ thuộc có tính quyết định ở sự sáng tạo của giảng viên trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy trong từng tiết học, buổi học. Những năm vừa qua, các giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều cố gắng tìm tòi cải tiến và áp dụng những phương pháp giảng dạy mới, miệt mài trong học tập, nghiên cứu, sưu tầm tư liệu để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm bản thân nhằm nâng cao chất lượng các bài giáo án, và có nhiều tiến bộ qua từng bài giảng của mình, được học viên tín nhiệm, góp phần nâng cao kết quả học tập của học viên và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. - Về đối tượng đào tạo: Theo hướng dẫn số 07 TC/TW ngày 28/7/1995 của Ban Tổ chức Trung ương đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh gồm những cán bộ đương chức và dự nguồn cho các chức danh: Bí thư, phó bí thư đảng uỷ, chi uỷ cơ sở, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND, trưởng các đoàn thể, trưởng các ngành cấp xã, phường và tương đương; Trưởng phó ban Đảng, trưởng phó phòng, trưởng phó đoàn thể, chuyên viên, cán sự hành chính trong bộ máy chính quyền, bộ máy đảng, đoàn thể cấp huyện, quận, thị; Trưởng phó phòng trực thuộc ban, ngành tỉnh, thành phố; giám đốc, phó giám đốc, bí thư, phó bí thư đảng uỷ, trưởng phó các đoàn thể ở công ty, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học trực thuộc, chuyên viên, cán sự hành chính trong bộ máy đảng, bộ máy chính quyền và đoàn thể ở tỉnh và thành phố. Ngoài những đối tượng nói trên, để đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của tỉnh, Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh còn cho phép mở rộng đào tạo, bồi dưỡng các đối tượng khác như: cán bộ, sĩ quan các lực lượng vũ trang của tỉnh, huyện; Ban giám hiệu các trường phổ thông, trường nghiệp vụ, y bác sĩ trong tỉnh... Thực hiện chủ trương trên, ngay từ đầu năm, sau khi được Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, Ban giám hiệu trường đã gởi thông báo chiêu sinh mở các lớp đến các Huyện ủy, Thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy để các đơn vị chủ động chọn cử cán bộ đi học (theo Quy chế chiêu sinh của Trường), trong đó quy định rất rõ về tiêu chuẩn, đối tượng, số lượng học viên phân bổ cho từng đơn vị, các loại hồ sơ, hình thức tổ chức lớp học, thời gian khoá học, chế độ chính sách đối với học viên các loại lớp và thời hạn gửi danh sách cử cán bộ đi học về Trường (qua Phòng Quản lý - Đào tạo). Nhà trường cùng với Ban Tổ chức Tỉnh ủy xét duyệt danh sách từng lớp theo những tiêu chuẩn đã quy định, và thông báo triệu tập học viên nhập học. Mở lớp theo phương thức nói trên có ưu điểm là: Phần lớn số đảng viên, cán bộ, công chức được các đơn vị cử tuyển đều được chấp nhận và bố trí vào lớp học, không phải trả về địa phương và không tạo sự bị động cho địa phương, đơn vị khi đã bố trí cán bộ thay thế; Đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng rất lớn hiện nay ở cơ sở; Từ đó tạo điều kiện cho các địa phương, đơn vị và các ngành chủ động sắp xếp, bố trí cán bộ, ổn định và hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ của mình. - Về công tác tổ chức và quản lý lớp học: Nói chung, việc tổ chức và quản lý học viên các lớp học đều được thực hiện theo những Quy chế do Nhà trường quy định, trên cơ sở vận dụng và cụ thể hoá các Nội quy, Quy chế hướng dẫn của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, bao gồm các Quy chế: Quy chế học viên; Quy chế kiểm tra, thi; Nội quy phòng thi, kiểm tra; Quy chế xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp; Quy chế khen thưởng & kỷ luật học viên,... các Nội quy, Quy chế quy định rất rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà trường, nghĩa vụ và quyền lợi của học viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trường. Sau khi nhập học và trước khi vào học các môn học theo chương trình của khóa học, Phòng Quản lý - Đào tạo đã tổ chức phổ biến học tập các nội quy, quy chế và quy định của Nhà trường để học viên quán triệt, nhằm hình thành ý thức tự giác chấp hành tổ chức kỷ luật của Trường, góp phần nâng cao kết quả học tập và rèn luyện. Những quy định này là cơ sở để tổ chức quản lý học viên, là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện các khâu, các bước học tập như: đọc bài, nghe giảng trên lớp, nghiên cứu cá nhân, thảo luận, ôn tập, kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện trong suốt khoá học làm cơ sở xét tốt nghiệp và cấp bằng tốt cho học viên khi hoàn thành chương trình của khoá học. Qua thực tế quản lý các lớp học cho thấy: đa số các học viên khi vào học đã xác định được mục đích và động cơ học tập, thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ học tập lý luận chính trị của người đảng viên, do đó xây dựng được tinh thần và thái độ học tập nghiêm túc, chấp hành tốt Nội quy và các Quy chế của Nhà trường, nhiều học viên các lớp tập trung đạt được số điểm rèn luyện bình quân tối đa khi ra trường. - Về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập: Sau 30/4/1975, Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng được tiếp quản từ một trại lính của Quân đội Sài Gòn, năm 1980 được xây dựng và đưa vào sử dụng 02 hạng mục: khu nhà ở học viên 03 tầng, 45 phòng và hội trường 500 chỗ; đến trước năm 1997, cơ sở vật chất của Trường phần lớn bị xuống cấp nghiêm trọng. Từ thực trạng đó, được sự thống nhất của Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban giám hiệu Trường cho tiến hành lập quy hoạch tổng thể xây dựng cơ bản Trường với tổng dự toán ban đầu trên 10 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách địa phương), được triển khai thực hiện từ 1998-2005. Năm 1999, công tác xây dựng cơ bản bắt đầu triển khai thực hiện; đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các hạng mục: san lắp mặt bằng trên 10.000 m3 đất; nhà làm việc của khu hiệu bộ 02 tầng, 16 phòng; nhà nghỉ giảng viên 04 phòng; 02 nhà lớp học 02 tầng, 480 chỗ; 04 phòng thảo luận tổ; nhà thư viện 02 tầng - 665 m2; nhà để xe học viên 360 m2; căn tin trường 114 m2; trải bê tông đá, bê tông cốt thép và trải nhựa trên 1.000 m2; hệ thống thoát nước, điện ngoại vi, sân đường nội bộ; trang bị mới 16 máy lạnh và 09 bộ máy vi tính cho phòng làm việc của Ban giám hiệu và các Khoa, Phòng. Đang xúc tiến triển khai dự án cải tạo, nâng cấp Hội trường lớn 500 chỗ; lập dự án khả thi xây dựng mới khu nhà ở học viên 03 tầng, 45 phòng và khu thể dục thể thao. Bên cạnh việc xây dựng các hạng mục bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản của tỉnh, nhà trường còn sử dụng nguồn kinh phí của mình để cải tạo, sửa chửa và làm mới khu vệ sinh khép kín dãy nhà ở học viên 03 tầng với 54 phòng; nhà để xe cán bộ công chức và học viên (gần 300 m2) và mua sắm nhiều trang thiết bị, phương tiện khác phục vụ công tác giảng dạy, học tập và các hoạt động khác của nhà trường, làm cho bộ mặt của Trường ngày càng đổi mới và khang trang hơn, xanh - sạch hơn. + Khái quát một số kết quả về công tác đào tạo trung cấp lý luận chính trị 13 năm qua tại Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng: Hơn mười năm qua, tuy Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất; đội ngũ giảng viên còn thiếu và chưa đồng bộ, nơi ăn nghỉ của học viên chưa đảm bảo tốt, chính sách đối với giảng viên và học viên còn chắp vá..., nhưng để đáp ứng yêu cầu về cán bộ cho tỉnh, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đã không ngừng phấn đấu vươn lên, mở rộng quy mô và đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, vừa mở lớp tập trung, vừa mở lớp tại chức, vừa mở lớp tại Trường, vừa mở lớp tại huyện, thị xã. Tổng kết trong 13 năm, Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đã mở được 51 lớp trung cấp lý luận chính trị với 4224 học viên; trong đó có 13 lớp trung cấp lý luận chính trị tập trung với 1.012 học viên, 34 lớp tại chức với 2.765 học viên, 03 lớp trung cấp lý luận chính trị và trung cấp hành chính với 327 học viên; 01 lớp trung học lý luận chính trị và trung cấp thanh vận tập trung với 120 học viên. Ngoài ra còn mở 10 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước - ngạch chuyên viên có 794 học viên; 07 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước - ngạch cán sự có 442 học viên; 12 lớp bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã về quản lý nhà nước cho 1.092 học viên và hàng trăm lớp bồi dưỡng ngắn hạn khác với trên 20 ngàn lượt cán bộ, công chức tham dự. Được sự ủy quyền của Tỉnh ủy, Trường Chính trị còn phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Chính trị khu vực 2 và Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở 10 lớp cao cấp, hoàn chỉnh cử nhân chính trị, cử nhân chính trị, cử nhân chính trị chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Kinh tế và Quản lý kinh tế cho 996 cán bộ, đảng viên trong tỉnh theo học, đáp ứng một phần đáng kể nguồn nhân lực cho tỉnh. Chất lượng đào tạo những năm qua từng bước được nâng lên, uy tín của nhà trường cũng được khẳng định. Điều này không chỉ thể hiện ở số lượng học viên tốt nghiệp ra trường những năm qua, mà quan trọng hơn là sau khi ra trường, đa số học viên đã vận dụng có hiệu quả các kiến thức đã học vào công tác thực tiễn ở địa phương, đơn vị. Điều.đó không chỉ được bản thân học viên mà cả các đơn vị, địa phương thừa nhận; nhiều học viên được tập thể tín nhiệm đề bạt, bầu cử đảm nhận những trọng trách quan trọng ở ban, ngành tỉnh, huyện, thị xã và cơ sở, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng ở địa phương, được quần chúng nhân dân tín nhiệm. Điều này được phản ánh qua số liệu điều tra sau đây: Với câu hỏi "Sau khi ra trường, việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tế thế nào?". Được trả lời như sau: - Trong số 400 phiếu điều tra dành cho số học viên đã ra trường, có 364 phiếu cho là tốt; 14 phiếu cho là chưa tốt. - Trong số 100 phiếu điều tra dành cho số học viên đang học tại trường, có 69 phiếu cho là tốt; 04 phiếu cho là chưa tốt. - Đối với 80 phiếu điều tra dành cho người sử dụng cán bộ, có số phiếu: 37 cho là tốt; 38 phiếu cho là được. Kết quả điều tra đối với các đồng chí học viên tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trong những năm qua đã cho kết quả như sau: Với câu hỏi: "Đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Chính trị tỉnh những năm qua như thế nào?". Được trả lời như sau: - Có 259 đồng chí học viên đã ra trường cho là tốt; 06 đồng chí cho là chưa tốt; 15 đồng chí cho là khó đánh giá. - Có 31 đồng chí học viên đang học tại trường cho là tốt; và 04 đồng chí cho là chưa tốt. - Đối với các đồng chí sử dụng cán bộ ở địa phương thì đánh giá: 79 đồng chí cho là tốt hơn. Tóm lại, trong những năm qua, trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là đào tạo, bồi dưỡng và cho ra trường 4.224 cán bộ, đảng viên hệ trung cấp chính trị. Đã linh động trong việc vận dụng các hình thức đào tạo: tập trung, tại chức, kết hợp trung cấp lý luận chính trị và một trung cấp ngành khác (hành chính, thanh vận). Đội ngũ học viên do nhà trường đào tạo đã góp phần nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Và chính đội ngũ cán bộ này đã cùng với nhân dân địa phương làm nên những thành tựu đổi mới trên quê hương Sóc Trăng anh hùng. Với những thành tích trên, hàng năm, Đảng bộ trường đều được công nhận Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, Công đoàn cơ sở vững mạnh, cơ quan đạt tiêu chuẩn "Cơ quan văn hoá"; tập thể cán bộ, công chức của Trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (tháng 10/1996) và Huân chương Lao động hạng Nhì (tháng 10/ 2002); được Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng nhiều Bằng khen, cờ đơn vị thi đua xuất sắc và cờ đơn vị dẫn đầu thi đua khối Đảng cấp tỉnh; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tặng nhiều Bằng khen về thành tích trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. * Những hạn chế: + Thực hiện nội dung chương trình và phân bổ thời gian học tập: Qua thực tế triển khai thực hiện Chương trình 2003 vẫn còn bộc lộ những khuyếm khuyết cần tiếp tục nghiên cứu khắc phục như: - Nội dung chương trình vẫn còn quá nặng về lý luận chung chung và mang tính dàn trải giữa các môn học; lượng kiến thức đưa vào các môn học trong chương trình thực học 10 tháng là “quá tải” so với trình độ và khả năng tiếp nhận của đội ngũ cán bộ chủ chốt nhất là cán bộ dự nguồn cấp cơ sở hiện nay (đặc biệt là đối với tỉnh Sóc Trăng thì phần đông là cán bộ công tác ở các xã vùng sâu và cán bộ người dân tộc Khmer nên trình độ học vấn còn hạn chế); tương quan giữa khối kiến thức lý luận cơ bản với khối kiến thức nghiệp vụ công tác còn mất cân đối, bởi đối tượng này học xong chương trình là trực tiếp tác chiến. - Kết cấu nội dung chương trình hệ trung cấp lý luận chính trị như hiện nay còn chưa thật hợp lý, thể hiện: + Trong 11 môn học theo quy định hiện nay của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf170_2735.pdf
Tài liệu liên quan