Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 6

1.1. Quan điểm tổng quát của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6

1.2. Nội dung xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 16

Chương 2: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 58

2.1. Thực trạng nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới và những vấn đề đặt ra 58

2.2. Phương hướng quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển kinh tế ở nuớc ta hiện nay 72

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
du, miền núi, miền biển), cơ cấu các thành phần kinh tế.v.v. 1.2.4.1. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp Công nghiệp hóa gắn với xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi nước, trong quá trình phát triển, song việc lựa chọn cơ cấu nào để đạt tới hiệu quả kinh tế cao nhất là điều không đơn giản. Sự lựa chọn cơ cấu kinh tế cho nền kinh tế quốc dân không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người lãnh đạo, mà nó phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện lịch sử-xã hội khách quan của nước đó. Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam lựa chọn cơ cấu nào được coi là hợp lý trong thời kỳ quá độ ?. Chúng ta biết rằng thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước từ 1945 đến 1969, cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam lúc đó bao hàm bốn ngành kinh tế lớn là nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải. Còn các ngành kinh tế khác như du lịch, dịch vụ… còn chiếm một vị trí rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm nhiều hơn đến cơ cầu kinh tế công-nông-thương nghiệp. Theo Hồ Chí Minh, ba bộ phận này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động và chi phối lẫn nhau. Năm 1956, trong Tạp chí Sinh hoạt thương nghiệp, số đặc biệt, Người đã viết: “ Về nhiệm vụ thì phải hiểu rõ trong nền kinh tế quốc dân có 3 mặt quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mặt thiết với nhau. Thương nghiệp là cái khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp” [45, tr 175]. Song, trong điều kiện của Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thì nông nghiệp luôn là lĩnh vực quan trọng nhất, có vị trí hết sức đặc biệt đối với xã hội. Vì ngành nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người là ăn, mặc. Và đối với nước ta là nước nông nghiệp thì Hồ Chí Minh cho rằng “nghề nông là gốc”. Trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam đăng trên báo Cứu quốc, số 229, ngày 1/5/1946, Bác viết: “ Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [41, tr.215]. Do đó, phát triển sản xuất lương thực thực, phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhân dân sau cách mạng tháng Tám. Ngay trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với sự nghiệp thành bại của chiến tranh. Người đã nhiều lần nhắc nhở đến câu châm ngôn Hán-Việt “Thực túc thì binh cường”, “có thực mới vực được đạo”, hay “có đủ cơm ăn áo mặc cho bộ đội và nhân dân, thì kháng chiến mới mau thắng lợi, thống nhất và độc lập mới mau thành công” [42, tr.687]. Hơn thế nữa, nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm mà còn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và một phần hàng hóa cho xuất khẩu. Từ năm 1955, sau khi bắt tay vào khôi phục kinh tế, Hồ Chí Minh đã chỉ ra vai trò to lớn đó của nông nghiệp. Người viết: Để đẩy mạnh việc củng cố miền Bắc, làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, Chính phủ sẽ thi hành khôi phục kinh tế năm 1956 bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải; nhưng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Yâu cầu của sản xuất nông nghiệp năm 1956 là bước đầu giải phóng vấn đề lương thực, cung cấp nguyên liệu để khôi phục tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và cung cấp lâm thổ sản để mở rộng quan hệ buôn bán với các nước ngoài [45, tr.91]. Như vậy, ngay cả trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nông nghiệp vẫn được coi như mặt trận chủ yếu, quan trọng hàng đầu. Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh đến việc sử dụng nguyên liệu sản xuất từ nông nghiệp để xuất khẩu lấy ngoại tệ. Người viết: Trong việc xây dựng, ta cố gắng, các nước bạn hết lòng giúp đỡ, ta còn phải mua hàng của các nước khác. Muốn buôn bán với các nước ấy, ta chưa có máy móc, đồ kỹ nghệ, ta chỉ có nông, hải sản. Cán bộ, Đảng viên ta phải giúp đỡ Chính phủ mua và xung phong bán. Mua của người khác mà mình không xung phong bán không tốt [45, tr.422]. Để phát triển kinh tế, theo Hồ Chí Minh, phải phát triển toàn diện các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài chính ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, y tế… Song, các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm nhiệm vụ trọng tâm. Mặt khác, Người cũng nhắc nhở: Nông nghiệp muốn làm được chức năng là cơ sở cho sự phát triển của công nghiệp và các ngành kinh tế khác, bản thân nó phải là một nền nông nghiệp toàn diện. Một nền nông nghiệp toàn diện theo Hồ Chí Minh bao gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, làm muối, trồng rừng và các ngành nghề phụ khác ở nông thôn. Trong trồng trọt phải ưu tiên phát triển cây lương thực, bao gồm cả hoa màu, ngoài ra còn phải phát triển cây công nghiệp như gai, trẩu, sở, chè, hồi, màng tang, đỗ trọng, lạc, mía và cây ăn quả… vì “ các thứ cây này cần nhiều mà xuất khẩu cũng được tiền” [48, tr.243]. Về chăn nuôi, Hồ Chí Minh chủ trương cần xây dựng chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, nhất là ở miền núi và trung du; không chỉ nuôi lợn mà “phải hết sức chú ý chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, ong”…, “nuôi lấy thịt mà còn nuôi vắt sữa nữa”. Hồ Chí Minh, một mặt, khẳng định vai trò to lớn của nông nghiệp đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, mặt khác Người cũng nêu rõ mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp. Hai ngành kinh tế chủ chốt này có mối quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển, cũng như “Người thì có hai chân, kinh tế một nước thì có hai bộ phận chính: nông nghiệp và công nghiệp”. Trong mối quan hệ này, nông nghiệp sẽ cung cấp lương thực, thực phẩm cho cá nhân trong các ngành công nghiệp; công nghiệp sẽ cung cấp tư liệu sản xuất hiện đại và các tư liệu thường dùng khác cho nông nghiệp. Nông nghiệp đi trước một bước tạo tiền đề cho công nghiệp phát triển; đến lượt mình công nghiệp lại tạo ra các phương tiện hiện đại để tăng sức sản xuất cho nông nghiệp. Người nói: Nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho nhân dân; cung cấp đủ nguyên liệu (như bông, mía, chè…) cho nhà máy, cung cấp đủ nông sản (như lạc, đỗ, đay..) để xuất khẩu… Công nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nông dân, trước hết là cho người dân; cung cấp máy bơm, phân hóa học, thuốc trừ sâu… để đẩy mạnh nông nghiệp và cung cấp dần dần máy cấy, cày, bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp. Nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới phát triển. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích [47, tr.544-545]. Theo phân tích của Người, đó cũng là nhằm xác lập nền tảng vật chất, thực hiện liên minh công - nông trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tăng cường quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ tích cực của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Việc xác định đúng đắn cơ cấu kinh tế ngành công-nông nghiệp hiện đại cùng với việc chỉ ra mối quan hệ giữa chúng làm cho nền kinh tế miền Bắc trong những năm đầu hòa bình lập lại đã có những chuyển biến sâu sắc theo hướng tích cực. Chúng ta nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, ra sức sản xuất nhanh, đời sống cán bộ và nhân dân miền Bắc được cải thiện, không khí tưng bừng, phấn khởi của nhân dân ta bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “ Chào 61 đỉnh cao muôn trượng”. 1.2.4.2. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Thành phần kinh tế được hiểu là khu vực kinh tế, kiểu quan quan hệ kinh tế được đặc trưng bởi hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Do đó, cơ cấu các thành phần của một nền kinh tế phụ thuộc vào các hình thức sở hữu, các kiểu quan hệ sản xuất, vào trình độ lực lượng sản xuất của sản xuất hàng hóa trong thời kỳ quá độ. Như Lênin đã chỉ rõ: Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ, xét về toàn bộ, nó là nền kinh tế quá độ, còn tồn tại nhiều hình thức, như sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp, do đó sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan. Mỗi thành phần kinh tế còn phát huy tác dụng tích cực, có đóng góp vào nền kinh tế thì không thể dùng sắc lệnh, mệnh lệnh hành chính mà xóa bỏ ngay một lúc được. Khi nghiên cứu Chính sách kinh tế mới của Lênin để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ, ở vùng tự do của ta, còn tồn tại sáu thành phần kinh tế sau đây: - Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô, nhưng vì để thuận tiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước ta chưa chủ trương xóa bỏ ngày thành phần kinh tế này, mà chỉ thực hiện giảm tô, giảm tức để tập hợp mọi lực lượng của dân tộc, đưa kháng chiến đến thành công. - Kinh tế quốc doanh, có tính chất chủ nghĩa xã hội. Vì tài sản các xí nghiệp ấy là của chung của nhân dân, của nhà nước, chứ không phải của riêng trong các xí nghiệp quốc doanh thì xưởng trưởng, công trình sư và công nhân đều có quyền tham gia quản lý, đều là chủ nhân. Việc sản xuất thì do sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ nhân dân. - Các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp, có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội. Nhân dân góp nhau để mua những thứ mình cần dùng hoặc để bán những thứ mình sản xuất không phải qua kinh qua các người con buôn, không bị họ bóc lột. Các hộ đổi công ở nông thôn, cũng là một loại hợp tác xã. - Kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghiệp, họ thường tự túc, ít có gì bán và cũng ít khi mua gì. Đây là một thứ kinh tế lạc hậu. - Kinh tế tư bản của tư nhân. Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế. - Kinh tế tư bản quốc gia là Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh và do Nhà nước lãnh đạo. Trong loại này, tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản. Tư bản của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội [44, tr.221]. Qua việc phân tích các thành phần kinh tế trong vùng tự do cho ta thấy thực trạng của nền kinh tế cả về tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, đồng thời cũng thể hiện quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nhiều thành phần. Hồ Chí Minh cũng chỉ ra tính tích cực và mặt hạn chế của từng thành phần kinh tế. Người cho rằng kinh tế cá thể tự cung tự cấp là “thứ kinh tế lạc hậu”. Hai thành phần kinh tế bóc lột, nhất là kinh tế địa chủ, chưa thể xóa bỏ, do yêu cầu của chính sách đại đoàn kết dân tộc, còn kinh tế tư bản tư nhân tuy nhỏ yếu, có bóc lột nhưng Chính phủ bảo vệ quyền lợi của công nhân, không cho họ bóc lột quá mức. Người còn chỉ rõ: “ Vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự giác tự động tăng gia sản xuất, lợi cả đôi bên” [44, tr.222]. Trong điều kiện khó khăn của kháng chiến, ta cần tranh thủ tận dụng vốn, kinh nghiệm sản xuất, tổ chức quản lý của nhà tư sản phục vụ cho cuộc kháng chiến lâu dài của ta, đáp ứng như cầu thiết yếu của nhân dân. Kinh tế quốc doanh tồn tại ở các cơ sở sản xuất kinh doanh của Nhà nước, là của chung của nhân dân, phục vụ lợi ích lâu dài của xã hội. Đây là thành phần kinh tế mới ra đời trong chế độ dân chủ mới, chỉ có nó mới đáp ứng được những yêu cầu to lớn của toàn xã hội, của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược. Theo Hồ Chí Minh, “ nó là nền tảng và sức lãnh đạo của nền kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó” [44, tr.222]. Kinh tế hợp tác xã, theo Hồ Chí Minh đã có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa và thành phần kinh tế này sẽ ngày càng được củng cố và phát triển cùng với sự đi lên của xã hội. Từ đó, Hồ Chí Minh chỉ ra những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong chính sách kinh tế là: Công tư đều lợi, chủ thợ đều lợi; công nông giúp nhau; lưu thông trong ngoài. Người viết: Công tư đều lợi kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lậu thuế, thì phải trừng trị.Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghiệp. Đây cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp đỡ họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích đại đa số nhân dân [44, tr.221- 222]. Một điều rất đáng chú ý trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế là Người có quan điểm khách quan, rộng rãi với tư bản tư nhân trong nước, bởi Người thấy tính chất, đặc điểm riêng của giai cấp tư sản Việt Nam. Người đã nói rằng: “ Còn giai cấp tư sản ở ta thì họ có xu hướng chống đế quốc, có xu hướng yêu nước... Vì tư sản nước ta bị Tây, Nhật áp bức, khinh miệt, họ căm tức tư sản Nhật, Pháp, cho nên, nếu mình thuyết phục khéo, lãnh đạo khéo, họ có thể hướng theo chủ nghĩa xã hội” [45, tr.227]. Cho nên, trong Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã viết: Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước kích thích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác [46, tr.589]. Khi chế độ dân chủ mới ở nước ta ra đời và phát triển, giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng bị thu hẹp, thành phần kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô ngày càng mất dần vị trí và sẽ bị thủ tiêu trong xã hội. Vì vậy, trong Báo cáo về dự thảo Hiến pháp, Hồ Chí Minh nói rõ: Nhà nước ta vẫn thừa nhận bốn hình thức sở hữu chính: Sở hữu của Nhà nước, sở hữu của hợp tác xã, sở hữu của người lao động riêng lẻ và một ít sở hữu của nhà tư bản. Do đó trong chế độ dân chủ mới sẽ còn tồn tại năm thành phần kinh tế như sau: A - Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội vì nó là của chung của nhân dân). B - Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội). C - Kinh tế cá nhân, nông dân và thủ công nghiệp (có thể tiến dần vào hợp tác xã tức là nửa chủ nghĩa xã hội). D - Tư bản của tư nhân. E - Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh). Trong năm loại ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản [44, tr.247-248]. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nhiều thành phần hoàn toàn phù hợp chính sách kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hôm nay và cũng phù hợp với quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. 1.2.5. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ chế quản lý kinh tế trong thời kỳ quá độ 1.2.5.1. Vấn đề hiệu quả kinh tế và việc giải quyết mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền kinh tế thì tư tưởng về quản lý kinh tế giữ một vị trí rất quan trọng. Nó được hình thành từ thực tiễn xây dựng đất nước ở miền Bắc thời kỳ 1954-1969. Song, trong quá trình quản lý kinh tế, thước đo đánh giá hiệu quả kinh tế, theo Hồ Chí Minh là nhằm nâng cao năng suất lao động trong các xí nghiệp nhà nước, các hợp tác xã nông nghiệp nước ta. Suy đến cùng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế để cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, làm cho nhân dân được mạnh khỏe, có điều kiện học tập, làm cho dân giàu, nước mạnh. Người viết, mục đích của tổ chức và quản lý kinh tế là "để cải thiện dần dần đời sống cho công nhân, cán bộ, bộ đội và nhân viên ta" [46, tr.164], cũng là để "xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà" [46, tr.230]. Quản lý kinh tế tốt được thể hiện ở năng suất lao động với số lượng nhiều, chất lượng tốt, giá thành hạ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Muốn thực hiện đúng vai trò làm chủ, giai cấp công nhân quản lý tốt kinh tế, quản lý tốt xí nghiệp, làm cho năng suất lao động không ngừng tăng cao, của cải xã hội ngày càng nhiều với phẩm chất tốt, giá thành hạ" [49, tr.564]. Vì vậy, trong quá trình sản xuất, Hồ Chí Minh đề xuất phương châm nhiều - nhanh - tốt - rẻ. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu, làm nhiều nhưng phải làm cho tốt. Làm xấu mau hỏng, dùng lại không bền, lại phải làm nhiều mới đủ dùng. Phải làm nhanh để không phí phạm thời giờ, nguyên vật liệu... Làm tốt, rẻ thì hàng bán được nhiều, người lao động có việc làm ổn định, sản xuất có điều kiện để phát triển. Thực chất đây chính là mối quan hệ rất chặt chẽ giữa các khâu của quá trình sản xuất xã hội, trong đó bao gồm sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh thường chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém phổ biến của ta là tổ chức còn lủng củng, quản lý thiếu chặt chẽ nên sản xuất kém hiệu quả, dẫn đến hiện tượng "người thì nhiều việc quá, làm không hết, người thì ngồi chờ việc, người thì chạy lăng xăng...". Sở dĩ có tình trạng đó là do cán bộ quản lý không tham gia lao động sản xuất, xa rời thực tế, quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, chưa phát huy được vai trò làm chủ xí nghiệp của cán bộ và công nhân; còn công nhân vì chưa tham gia quản lý nên còn kém tinh thần trách nhiệm và kỷ luật, không phát huy được sáng kiến. Người chỉ rõ: "công nhân tham gia quản lý là nền tảng của việc quản lý xí nghiệp..., sẽ làm cho cơ quan quản lý khỏi kềnh càng, bớt giấy tờ bề bộn, bớt chế độ phiền phức, và sản xuất nhất định sẽ nhiều, nhanh, tốt, rẻ" [49, tr.232]. Trong hoạt động kinh tế, theo Hồ Chí Minh, vấn đề quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế. Vì vậy, phải biết sử dụng các đòn bẩy kinh tế để đạt hiệu quả cao. Hồ Chí Minh cũng là người đầu tiên ở Việt Nam nêu vấn đề phải kết hợp hài hòa ba lợi ích: cá nhân, tập thể và xã hội. Đặc biệt khi tổ chức các loại hình hợp tác xã nông nghiệp, Người nói: "mua bán phải theo giá cả thích đáng... giá cả phải đảm bảo cho nhà nước, hợp tác xã và xã viên cùng có lợi để xây dựng nước nhà", hay "về thuế cũng phải làm sao cho nhà nước, hợp tác xã và nông dân cùng có lợi" [47, tr.414 - 400]. 1.2.5.2. Các nguyên tắc trong quản lý nền kinh tế quốc dân Có thể nói rằng, mục đích nâng cao đời sống nhân dân là tư tưởng nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, Hồ Chí Minh đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong quá trình quản lý kinh tế. Cụ thể: Một là, nguyên tắc kế hoạch hóa: Hồ Chí Minh cho rằng: "ở thời đại chúng ta, bất cứ nền kinh tế nào ít hay nhiều cũng phải kế hoạch hóa" [44, tr.379-380]. Vì vậy, Người luôn nhắc nhở phải làm việc theo kế hoạch và sản xuất phải có kế hoạch, làm việc gì cũng phải tính toán cụ thể và làm sao cho kế hoạch phải có hiệu quả cao. Hồ Chí Minh cũng đã nêu lên mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường. Do đó Người yêu cầu: "Kế hoạch sản xuất không định theo cách quan liêu, mà phải liên hệ chặt chẽ với tình hình kinh tế, với nguồn của cải, với sự tính toán rõ rệt sức hậu bị của ta" [43, tr.498]. Như vậy, thị trường chính là đối tượng để đưa ra kế hoạch. Hai là, nguyên tắc hạch toán kinh tế: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế mới. Nó gắn liền với hiệu quả kinh tế, làm ăn có lãi, đảm bảo nâng cao đời sống cho người lao động. Hồ Chí Minh cho rằng: "quản lý kinh tế cũng như quản lý một doanh nghiệp: phải có lãi. Cái gì ra, cái gì vào, việc gì phải làm ngay, việc gì chờ, hoãn hay bỏ, món gì đáng tiêu, người nào đáng dùng: tất cả mọi thứ đều phải tính toán cẩn thận" [51, tr 82-83]. Ba là, nguyên tắc tập trung dân chủ: trong quản lý kinh tế, dân chủ và tập trung gắn bó, thống nhất với nhau. Dân chủ là cơ sở để đi đến tập trung, còn tập trung trên cơ sở của dân chủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ có vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển kinh tế. Nó là điều kiện để đảm bảo cho thông tin hai chiều: từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Song, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý kinh tế, được biểu hiện ở quyền làm chủ của họ đối với các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, đảm bảo tính đa dạng về lợi ích kinh tế trong các cá nhân, tập đoàn, tầng lớp dân cư. 1.2.5.3. Xây dựng bộ máy và cán bộ quản lý kinh tế Với quan điểm về quản lý kinh tế và những nguyên tắc quản lý kinh tế nêu trên, Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý kinh tế đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước. Người viết: "Trong công cuộc xây dựng nhà nước, việc quản lý kinh tế tài chính là cực kỳ quan trọng. Nếu quản lý không chặt chẽ, thì cái gì thiếu không biết, cái gì thừa không hay, công việc sẽ bị bế tắc" [48, tr.110]. Nhấn mạnh vai trò của người cán bộ, Hồ Chí Minh ví họ như tiền vốn của đoàn thể. Đây là điều kiện quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi. Người nói: "Cán bộ là “tiền vốn của đoàn thể", có vốn mới có lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi, không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn" [43, tr.46]. Từ đó Hồ Chí Minh đòi hỏi phải xây dựng một bộ máy và cán bộ quản lý kinh tế có năng lực, phẩm chất đạo đức và trình độ thực hành dân chủ. - Đạo đức của người cán bộ quản lý kinh tế: Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là nền tảng của người cách mạng nói chung, của cán bộ quản lý kinh tế nói riêng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Như Người vẫn thường nói, đối với con người có sức mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Người cán bộ không có đạo đức cách mạng thì không thể lãnh đạo được nhân dân. Đạo đức cách mạng của người quản lý kinh tế là phải khiêm tốn để học hỏi bạn bè, tích cực học tập trau rồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, không tự kiêu tự mãn. Người viết: “Mỗi đồng chí ta phải có thái độ khiêm tốn, càng giỏi càng phải khiêm tốn, phải có lòng cầu tiến bộ, phải nhớ câu nói của ông thầy chúng ta “Phải học, học thêm, học nữa”.Tự mãn, tự túc là co mình lại, không cho mình tiến bộ” [42, tr.74]. Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức của người cách mạng phải đảm bảo được các mặt là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người xác định, cán bộ phải đáp ứng được năm yêu cầu: Một là, đối với mình, không được tự mãn, tự túc, nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm tòi học hỏi cầu tiến bộ, không được kiêu ngạo, mà phải học cái hay của người khác. Phải siêng năng tiết kiệm. Hai là, Đối với đồng chí, đồng nghiệp phải thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau, không nên ghen ghét đố kỵ và khinh rẻ người không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị... Ba là, đối với công việc, trước hết phải nghĩ cho kỹ, việc trước phải nghĩ đến việc sau, việc địa phương mình phải nghĩ đến việc địa phương khác, phải có kế hoạch gần, kế hoạch xa ăn khớp nhau... Bốn là, đối với nhân dân phải hết lòng hết sức phục vụ, tìm hiểu tâm lý nguyện vọng của họ, tin tưởng, tôn trọng và học hỏi ở dân. Năm là, đối với đoàn thể phải có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thành tận tụy và hy sinh vì đoàn thể, xây dựng đoàn thể vững mạnh. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), Hồ Chí Minh cho rằng muốn trở thành cán bộ tốt, cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn là do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chí công vô tư, thì khuyết điểm càng ngày càng ít, và những tính tốt sẽ càng ngày càng nhiều thêm. Theo Hồ Chí Minh những tính tốt ấy bao gồm 5 điều sau: a. Nhân là thật thà, thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ uy quyền. Những người đã không ham, không e, không sợ gì, thì việc gì là việc phải họ đều làm được. b. Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy không có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao việc, bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc thì phải làm, thấy việc thì phải nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn đúng đắn. c. Trí là không có việc gì tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xem việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cân nhắc người tốt, đề phòng người gian. d. Dũng là người dũng cảm, gan góc, gặp việc phải làm có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát. e. Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van sua moi.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan