Luận văn Ứng dụng access và visual basic.net đểxây dựng và quản lí hệ thống bài học, bài tập hóa học phần hidrocabon

Chương trình sẽgồm hai form : frmMain vàfrmSplashSreen. Khi tạo form

chính của chương trình, trước hết chúng ta tạo form frmMain.vb bằng cách click

start\Microsoft Visual Studio\Microsoft Visual Basic.Net. Trên giao diện chính

form frmMain của ứng dụng, chúng ta khởi tạo các button “Chương”, “Nội dung

bài học chương”, “Câu hỏi bài mới”, “Phiếu học tập”, “xem bài tập”, “xem bài

giải”, nhãn thông báo (labelmessage) “Chọn bài tập tương ứng”, ô chọn

(combobox) “chọn bài tập tương ứng” dùng đểlựa chọn bài tập tương ứng và các

phần hiện thịnội dung, phần chọn chương và nội dung của chương.

Bạn khởi tạo các thuộc tính, thông sốvềgiao diện của form frmMain

pdf120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng access và visual basic.net đểxây dựng và quản lí hệ thống bài học, bài tập hóa học phần hidrocabon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
acbon không no: phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp ở liên kết đôi của mạch nhánh), cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của naphtalen (tính chất của hidrocacbon thơm: phản ứng thế, phản ứng cộng).  HS rèn kỹ năng viết CTCT, từ đó dự đoán được tính chất hóa học, viết được phương trình các phản ứng minh họa tính chất hóa học của stiren và naphtalen, phân biệt một số hidrocacbon thơm bằng phản ứng hóa học, tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp. 2.2.2. Nguyên tắc, phương pháp dạy học 2.2.2.1. Chương Đại cương hóa hữu cơ Đây là chương chuyển tiếp giữa hóa vô cơ và hóa hữu cơ nên GV cần điều chỉnh các phương pháp dạy phù hợp, chuẩn bị các thí nghiệm định tính, định lượng thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, lấy các ví dụ xác với thực tế và sưu tầm nhiều dạng bài tập xác định CTPT. 2.2.2.2. Hidrocacbon no GV cần giúp HS nắm được các kiến thức cơ bản, trọng tâm: CTPT chung, đồng đẳng, đồng phân, cách gọi tên, phương trình hóa học, đồng thời GV tăng cường kiểm tra thường xuyên để kích thích sự hứng thú học tập của HS. 2.2.2.3. Hidrocacbon không no GV nên vận dụng kiến thức chung mà HS đã tiếp thu những chương trước để suy luận kiến thức mới và so sánh với các phần đã học. 2.2.2.4. Hidrocacbon thơm GV cần khai thác các đặc điểm cấu tạo để giúp HS tự xây dựng nên kiến thức mới, đồng thời phải giúp HS lưu tâm đến điều kiện phản ứng là một trong các yếu tố quan trọng trong tính chất hóa học của hidrocacbon thơm. 2.3. HTBHBT phần hidrocacbon 2.3.1. Nguyên tắc xây dựng HTBHBT Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi đã đề ra những nguyên tắc cần thực hiện như sau: - Tính khoa học, chính xác của HTBHBT. - Tính thống nhất, cân đối trong sự phân chia HTBHBT. - Tính tiện ích của HTBHBT, giúp giáo viên biết cách tạo cơ sở dữ liệu, thiết lập các dòng lệnh, tạo giao diện, vận dụng hiệu chỉnh những nội dung theo đúng mục đích và hướng dẫn sử dụng HTBHBT cho học sinh một cách hiệu quả. - Tính thân thiện của giao diện của HTBHBT với học sinh và giáo viên không biết hoặc chỉ có kiến thức sơ đẳng về tin học. 2.3.2. Cấu trúc HTBHBT HTBHBT bao gồm 2 phần chính: - Hệ thống bài học với các tóm tắt nội dung, phiếu học tập và câu hỏi bài mới giúp HS ôn luyện các kiến thức cơ bản của phần hidrocacbon. - Hệ thống bài tập bao gồm các phương pháp giải của từng dạng bài tập, một hệ thống các bài tập được phân thành từng dạng tương ứng từ dễ đến khó, đồng thời có gợi ý, hướng dẫn giải chi tiết, cụ thể, rõ ràng. - Ngoài ra, còn có thêm mục hóa học vui cung cấp tư liệu tham khảo cho HS nghiên cứu thêm về hidrocacbon. 2.3.3. Hệ thống bài học HIDROCACBON Đại cương Hidrocacbon no Hidrocacbon không no Hidrocacbon thơm Nội dung chương Câu hỏi bài mới Nội dung chương Câu hỏi bài mới Phiếu học tập Nội dung chương Câu hỏi bài mới Nội dung chương Câu hỏi bài mới Phiếu học tập Phiếu học tập Phiếu học tập Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống bài học 2.3.3.1. Nội dung lý thuyết bài học các chương Dựa theo sách giáo khoa chương trình chuẩn lớp 11, tác giả viết 4 file *rtf tóm tắt nội dung bài học của các chương tương ứng các kiến thức HS cần biết, được chứa trong folder “Nội dung chương”. 2.3.3.2. Câu hỏi nghiên cứu bài mới Đây là folder “Câu hỏi bài mới” chứa 4 file *rtf tương ứng viết về các kiến thức trọng tâm HS cần phải lưu ý, phải suy nghĩ tìm ra câu trả lời, giúp HS có định hướng khi nghiên cứu trước bài mới làm tăng khả năng tự học, tiếp thu tốt bài lên lớp. 2.3.3.3. Phiếu học tập của mỗi chương Đây là hình thức phổ biến ở các trường THPT hiện nay. Chính các phiếu học tập này khiến các em tự tin hơn khi chuẩn bị cho các đợt kiểm tra. Nó cũng là một folder “Phiếu học tập” chứa 4 file *rtf ứng với mỗi chương thiết lập. 2.3.4. Hệ thống bài tập Hệ thống bài tập bao gồm các dạng bài tập và lý thuyết trình bày các phương pháp giải thường gặp trong các kỳ kiểm tra, dựa trên các yêu cầu của Bộ và nội dung đã được Bộ qui định. 2.3.4.1. Phương pháp giải từng dạng bài tập Dạng 1: Công thức cấu tạo (CTCT) Các dạng toán liên quan đến công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên gọi, và sự so sánh các thông số trong cùng một dãy đồng đẳng, đồng phân của nhau. Dạng 2: Thí nghiệm Hướng dẫn các thao tác và các dụng cụ thí nghiệm, các tính chất và điều chế những hợp chất hữu cơ trong chương trình hóa học lớp 11. Dạng 3: Chuỗipt_Điềuchế. Đây là dạng toán giúp các em ôn luyện lại các phương trình hóa học, cách điều chế các chất đã học và mối liên hệ giữa các chất trong dãy đồng đẳng. Đồng thời, cho các em làm quen với các cơ chế của các phản ứng, giúp các em hiểu rõ nguồn gốc tạo ra các sản phẩm hữu cơ. Dạng 4: Nhận biết Đây là dạng toán giúp các em nhận biết sự khác nhau của các chất hidrocacbon. Dạng 5: Tinh chế_Tách chất Dạng toán này giúp các em học sinh một cách sơ bộ tách các chất trong một hỗn hợp, bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu của các nhà hóa học tương lai, giúp các em định hướng và các thao tác làm quen với công việc nghiên cứu môn hóa học đời sống. Dạng 6: Lập CTPT Các dạng toán thiết lập công thức phân tử của các hợp chất hữu cơ bằng phản ứng đốt cháy, phân tích nguyên tố từ đó xác định các công thức cấu tạo đúng của các hợp chất trên. Dạng 7: Bài toán. - Toán hỗn hợp - Toán đồng đẳng (trị trung bình) - Toán hiệu suất Dạng 8: Trắc nghiệm Giúp cho học sinh rèn luyện các kỹ năng suy luận và tính toán nhanh, bước đầu làm quen dần với các dạng toán này khi học lớp 12 và chương trình luyện thi đại học. Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc các dạng của hệ thống bài tập 2.3.4.2. Bài tập-bài giải Đây là hai folder lần lượt chứa các file *rtf gồm các bài tập và bài giải tương ứng với từng dạng, từng chương. Ngoài ra, tác giả còn xây dựng một folder “Hóa học vui” với mục đích cung cấp thêm các tư liệu ngoài chương trình về các hidrocacbon đã học. 2.4. Thiết lập cơ sở dữ liệu trong Access Trước hết, tạo các table chứa các nội dung dữ liệu mới xây dựng ở trên. Click Start/ All Programs/ Microsoft Office/ Microsoft Office Access 2007(có thể dùng Microsoft 2003 cũng được). Hình 2.3. Vào chương trình Microsoft Access 2007 Cửa sổ sau xuất hiện Hình 2.4. Cửa sổ ứng dụng của Access 2007 Double Click Blank Database, nhấp chuột vào Filename, đặt tên cho dữ liệu “thunghiem”, tiếp theo nhấn nút create, cửa sổ sau xuất hiện Hình 2.5. Cửa sổ tạo Table Nhấp chuột phải lên Table 1:Table đổi tên thành TblCHUONG. Sau khi nhấp OK, máy tính sẽ trả về chế độ Design cho bạn tạo cơ sở dữ liệu. Khi thiết lập tblCHUONG, chúng ta phải xác định trong đó chứa tên các nội dung cần hiển thị (fieldname, các trường mà đã hình dung trong sơ đồ cấu trúc hệ thống bài học), chọn kiểu dữ liệu tương ứng (Data Type), kiểu dữ liệu chữ hay số hay dạng text của field name tương ứng, tránh sự bỏ trống bộ nhớ và vùng Description (diễn giải field name nếu cần thiết). Lưu ý, khi thiết lập mỗi table, máy tính tự động xác định khóa chính của table (nếu ở Access 2007), còn với Access 2003 bạn phải tự xác định khóa chính (primary key) là con số không bị lặp lại trong các nội dung của field name nhằm để quản lý chặt chẽ dữ liệu. Hình 2.6. Tạo tblCHUONG Sau khi thiết kế tblCHUONG, nhấn nút save rồi mới tiếp tục tạo ra các tblDANG, tblBAITAP, tblHOAHOCVUI, tblTrungGian lần lượt chứa các filename sau: Hình 2.7. Tạo tblDANG Hình 2.8. Tạo tblBAITAP Hình 2.9. Tạo tblHOAHOCVUI Hình 2.10. Tạo tblTrungGian Sau đó thiết lập quan hệ giữa các table bằng cách nhấp chuột vào Datasheet\Relationships, chọn các table cần tạo quan hệ ràng buộc. Ví dụ như trong tblTrungGian sẽ chứa mã MSChuong, MSDang, MSBaiTap có quan hệ với tblCHUONG là một-nhiều vì ứng với một mã số chương có thể có nhiều bài tập.Khi bạn hiểu rõ mối quan hệ này thì HTBHBT mới thống nhất và vận hành một cách nhịp nhàng. Hình 2. 11. Quan hệ giữa các table Sau đó, nhấp chuột vào tblCHUONG, nhấn nút View để chuyển sang công việc nhập dữ liệu cho các field name bằng cách chỉ đường dẫn đến các file tương ứng trong folder “Noidungchuong”, “Baimoi” và “Phieuhoctap” để hiển thị đúng phần nội dung khi truy xuất. Hình 2.12. Thiết lập cơ sở dữ liệu cho TblCHUONG Tương tự thiết lập cơ sở dữ liệu cho các tblDANG, tblBAITAP. Hình 2.13. Thiết lập cơ sở dữ liệu cho tblDANG Hình 2.14. Thiết lập cơ sở dữ liệu cho tblBAITAP TblTrungGian chính là sợi dây liên kết, ràng buộc giữa các dữ liệu trong các table chứa các mối liên hệ giữa các Table trên và mối liên kết giữa các folder bài tập và bài giải tương ứng, tạo sự thống nhất cho HTBHBT. Hình 2.15. Cơ sở dữ liệu của tblTrungGian Sau đó nhập cơ sở dữ liệu cho TblHOAHOCVUI chứa đường dẫn đến folder Hoahocvui, để giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ tự học căng thẳng, đồng thời nhằm tạo nguồn tư liệu cho học sinh đọc thêm về các vấn đề đã học. Hình 2.16. Cơ sở dữ liệu của TblHOAHOCVUI 2.5. Tạo form cho HTBHBT bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic.Net Chúng ta sử dụng chương trình VB.net để xây dựng giao diện cho HTBHBT tự học hoá học để đảm bảo sản phẩm thân thiện hơn với người sử dụng. Có hai cách vào để bắt đầu tạo một project mới trong VB. Net hoặc click vào NewProject hoặc dùng Menu comand File\New\Project. Hình 2.17. Cách tạo project mới Sau khi nhấp chuột vào New Project, cửa sổ ứng dụng VB.Net mở ra, và bạn có thể tạo bất cứ gì trên form với thao tác đơn giản chọn vào các nút trong toolbox, sau đó kéo thả vào form, rồi tạo thuộc tính cho các nút bằng các câu lệnh. Hình 2.18. Tạo form Chương trình sẽ gồm hai form : frmMain và frmSplashSreen. Khi tạo form chính của chương trình, trước hết chúng ta tạo form frmMain.vb bằng cách click start\Microsoft Visual Studio\Microsoft Visual Basic.Net. Trên giao diện chính form frmMain của ứng dụng, chúng ta khởi tạo các button “Chương”, “Nội dung bài học chương”, “Câu hỏi bài mới”, “Phiếu học tập”, “xem bài tập”, “xem bài giải”, nhãn thông báo (labelmessage) “Chọn bài tập tương ứng”, ô chọn (combobox) “chọn bài tập tương ứng” dùng để lựa chọn bài tập tương ứng và các phần hiện thị nội dung, phần chọn chương và nội dung của chương. Bạn khởi tạo các thuộc tính, thông số về giao diện của form frmMain Hình 2.19. Thuộc tính 1của formmain Hình 2.20. Thuộc tính 2 của formmain Hình 2.21. Thuộc tính 3 của formmain Hình 2.22. Thuộc tính 4 của formmain Trong đó, hãy để ý một số thông số tiêu biểu của form : - Name : frmMain (tên của form) - Backcolor : pink (màu hình nền) - Background image : none (hình nền) - Font : Microsoft san serif (font của dạng text trên form) - Maximine box : true (hiện thị nút phóng to) - Minimine box : true (hiển thị nút thu nhỏ) - Size : 1076,757 (kích cỡ của form) - Start position : CenterScreen (vị trí form khi khởi động chương trình) - Text : Phan mem hoa hoc (hiện thị phần text trên form) Sau khi chỉnh xong các thuộc tính cho frmmain.vb, bạn hình dung giao diện gồm có các buton nào thì chỉ cần chọn và kéo thả, đồng thời gắn từng lệnh cho các nút vừa khởi tạo. Lúc đó, ta sẽ được một frmmain.vb như sau: Hình 2.23. FormMain.vb Tiếp theo, bạn muốn khi khởi động chương trình xuất hiện màn hình chào mừng của chương trình với một hình ảnh vui nhộn được xử lý bằng photoshop nhằm giảm kích thước và làm cho hình ảnh không bị bể nét. Màn hình chào mừng được thiết kế trong frmSplashScreen.vb. Hình 2.24. Khởi tạo frmSplashScreen.vb Chúng ta chỉnh một số thuộc tính cho form frmSplashScreen.vb Hình 2.25. Thuộc tính 1 của frmSplashScreen Hình 2.26. Thuộc tính 2 của frmSplashScreen Tương tự như các thông số của frmMain chúng ta chú ý các thông số in đậm trong Properties để thiết kế form. Khi tiến hành khởi động frmSplashSreen thông qua hàm frmMain_Load sẽ cho hiển thị frmMain Private Sub frmMain_Load(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles MyBase.Load 'display splash screen Me.Hide() Dim frmSplash As New frmSplashScreen frmSplash.Show() frmSplash.Update() System.Threading.Thread.Sleep(8000) frmSplash.Close() Me.Visible = True currentChapterID = "" listSections = New ArrayList False ồn trên chúng ta chú ý hàm System.Threading.Thread.Sleep (8000) với ý listPanels = New ArrayList toolStripMessage.Enabled = toolStripChapter.Enabled = False 'initialize components initilizeComponents() End Sub Ở mã ngu nghĩa là hình chào mừng sẽ dừng 8 giây, trước khi vào chương trình chính hiển thị. Trong giao diện chính, chúng ta thiết lập các button tương ứng chọn chương và nội dung của chương từ bên trái giao diện, mà khi nhấp chuột chọn bất kỳ buton nào thì nội dung tương ứng của phần word ta đã thiết lập cơ sở dữ liệu trong phần Access. Hình 2.27. Giao diện toàn bộ của frmmain.vb Khi người dùng chọn chương thì ở nút (button) chương sẽ hiện tên chương, chương số mấy, và ở ổ hiện thị sẽ hiện nội dung chương. Trong chương sẽ gồm các nội dung nhỏ : cách giải bài tập, thí nghiệm, trắc nghiệm. Khi người dùng chọn các nội dung này thì các nút tương ứng cũng hiện thuộc tính tương ứng, và ô hiển thị sẽ hiện nội dung tương ứng ta phải dùng hàm động initilizeCompoment như sau: Private Sub initilizeComponents() If Con.State = ConnectionState.Closed Then Con.Open() End If 'Read and display chapters and sections Dim str As String = "select * from tblchuong" Dim comChapters As New OleDbCommand(str) comChapters.CommandType = CommandType.Text comChapters.Connection = Con Dim daChapters As New OleDbDataAdapter(comChapters) Dim dsChapters As New DataSet daChapters.Fill(dsChapters, "tblChuong") Dim numchapters As Integer = dsChapters.Tables("tblChuong").Rows.Count Dim chap As Integer Dim sec As Integer For chap = 0 To numchapters - 1 'create panel for chapter Dim xpCurrentPanel As New XPPanel If (xpCurrentPanel.IsExpanded) Then xpCurrentPanel.TogglePanelState() End If xpCurrentPanel.Caption = "Chương " + (chap + 1).ToString() + ": " + dsChapters.Tables("tblChuong").Rows(chap)("TenChuong").ToString() xpCurrentPanel.Name = dsChapters.Tables("tblChuong").Rows(chap)("MSChuong").ToString() xpCurrentPanel.XPPanelStyle = XPPanelStyle.WindowsXP AddHandler xpCurrentPanel.Expanding, AddressOf chapter_Expanding 'get sections and calculate the height for panel str = "select distinct D.MSDang, D.TenDang from tblDANG D, tblTRUNGGIAN TG where D.MSDang=TG.MSDang and TG.MSChuong=" str = str + dsChapters.Tables("tblChuong").Rows(chap)("MSChuong").ToString() Dim comSection As New OleDbCommand(str) comSection.CommandType = CommandType.Text comSection.Connection = Con Dim daSections As New OleDbDataAdapter(comSection) Dim dsSections As New DataSet daSections.Fill(dsSections, "Dang") Dim numsections As Integer = dsSections.Tables(0).Rows.Count 'add link labels to panel xpCurrentPanel.PanelHeight = 10 + numsections * 40 For sec = 0 To numsections - 1 Dim currentLinkLabel As New LinkLabel currentLinkLabel.ImageAlign = ContentAlignment.MiddleLeft currentLinkLabel.Image = imageListSection.Images("sec_closed_icon.png") currentLinkLabel.TextAlign = ContentAlignment.MiddleCenter currentLinkLabel.Location = New Point(10, 40 + 40 * sec) currentLinkLabel.Size = New Size(xpCurrentPanel.Width, 40) currentLinkLabel.Text = dsSections.Tables(0).Rows(sec)("TenDang") currentLinkLabel.Name = dsSections.Tables(0).Rows(sec)("MSDang") xpCurrentPanel.Controls.Add(currentLinkLabel) AddHandler currentLinkLabel.Click, AddressOf section_Click 'add to list listSections.Add(currentLinkLabel) Next XpPanelGroupContents.Controls.Add(xpCurrentPanel) 'add to list listPanels.Add(xpCurrentPanel) Next 'add HoaHocVui part as a chapter Dim xpCurrentPanelLast As New XPPanel If (xpCurrentPanelLast.IsExpanded) Then xpCurrentPanelLast.TogglePanelState() End If xpCurrentPanelLast.Caption = "Hóa học vui" xpCurrentPanelLast.Name = "hoahocvui" xpCurrentPanelLast.XPPanelStyle = XPPanelStyle.WindowsXP AddHandler xpCurrentPanelLast.Expanding, AddressOf hoahocvui_Expanding 'add link label to this papel str = "select MS, TenMuc from tblHOAHOCVUI" Dim comSectionLast As New OleDbCommand(str) comSectionLast.CommandType = CommandType.Text comSectionLast.Connection = Con Dim daSectionsLast As New OleDbDataAdapter(comSectionLast) Dim dsSectionsLast As New DataSet daSectionsLast.Fill(dsSectionsLast, "HoaHocVui") Dim numHhvSections As Integer = dsSectionsLast.Tables(0).Rows.Count xpCurrentPanelLast.PanelHeight = 10 + numHhvSections * 40 For sec = 0 To numHhvSections - 1 Dim currentLinkLabel As New LinkLabel currentLinkLabel.ImageAlign = ContentAlignment.MiddleLeft currentLinkLabel.Image = imageListSection.Images("sec_closed_icon.png") currentLinkLabel.TextAlign = ContentAlignment.MiddleCenter urrentLinkLabel.Location = New Point(10, 40 + 40 * sec) currentLinkLabel.Size = New Size(xpCurrentPanelLast.Width, 40) currentLinkLabel.Text = dsSectionsLast.Tables(0).Rows(sec)("TenMuc") currentLinkLabel.Name = dsSectionsLast.Tables(0).Rows(sec)("MS") xpCurrentPanelLast.Controls.Add(currentLinkLabel) AddHandler currentLinkLabel.Click, AddressOf hoachocvuiSection_Click 'add to list listSections.Add(currentLinkLabel) Next 'add XpPanelGroupContents.Controls.Add(xpCurrentPanelLast) 'add to list listPanels.Add(xpCurrentPanelLast) Con.Close() End Sub Hình 2.28. Thuộc tính 1 của các nhãn động Hình 2.29. Thuộc tính 2 của các nhãn động Hình 2.30. Thuộc tính 3 của các buton Chương Khi người dùng nhấn chọn chương hoặc nội dung chương thì các hàm con trong hàm initilize Components ở trên sẽ xác định thông tin mà người sử dụng đồng thời hàm ToolStripLabel1_Click sẽ xác định thông tin và hiện thị thông tin tương ứng ở trên nhãn. Private Sub ToolStripLabel1_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles ToolStripLabel1.Click End Sub Tiếp theo tiến hành khởi tạo các button khi nhấp chuột vào cho phép hiển thị phần nội dung tương ứng với các button Hình 2.31. Thuộc tính của buton Nội dung bài học chương Sau đó, gắn hàm Click cho buton này bằng đoạn code sau: Private Sub toolStripButtonChapterContent_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles toolStripButtonChapterContent.Click If Con.State = ConnectionState.Closed Then Con.Open() End If Dim path As String = "" Dim str As String = "select * from tblChuong where MSChuong = " + currentChapterID Dim com As New OleDbCommand(str) com.CommandType = CommandType.Text com.Connection = Con Dim dr As OleDbDataReader = com.ExecuteReader(CommandBehavior.SingleRow) If dr.Read Then path = dr.GetString(2) End If Dim f As System.IO.File If f.Exists(path) Then richTextBoxDisplay.LoadFile(path) Else MsgBox("Khong co bai giang theo duong dan: " + path) End If dr.Close() Con.Close() End Sub Các thông tin hiển thị phụ thuộc vào nội dung người dùng chọn đã được thiết lập trong cơ sở dữ liệu ra nội dung tương ứng và phụ thuộc vào sự liên quan được thiết lập trong cơ sở dữ liệu. Nếu không có dữ liệu tương ứng thì sẽ thông báo cho người dùng dữ liệu không tồn tại hàm richTextBoxDisplay.LoadFile(path) sẽ nạp nội dung file rich text từ cơ sở dữ liệu lên ô hiển thị. 2.6. Cách sử dụng chương trình 2.6.1. Đối với giáo viên Các thầy cô có thể dựa vào các thao tác được thiết lập và lập trình như trên, các thầy cô sẽ vào cơ sở dữ liệu chính là các file *rtf tương ứng để chỉnh sửa nội dung theo yêu cầu của từng lớp hay các thầy cô tự gia công phần bài tập, bài giải hay đã được chọn lọc dưới dạng file mở cho chính người giáo viên đứng lớp có thể thay đổi khi cần thiết nhưng điều lưu ý là thầy cô khi tạo thêm số lượng bài tập, các thầy cô phải xác định thuộc chương nào, dạng nào để lưu thêm vào cơ sở dữ liệu trong Access quản lý với 3 field mã số chương, mã số dạng và mã số bài tập, nhằm đảm bảo tính thống nhất của chương trình. Ở trong TblBaitap sẽ chứa đường dẫn tới file *rtf trong folder Baitap được lưu dưới tên cho biết bài tập ở dạng nào, chương nào, đồng thời cũng tạo ra một file *rtf bài giải tương ứng với cùng một cái tên như bài tập như lưu ở folder Baigiai. Sau đó, nhập liệu vào TblTrungGian cung cấp các mã số chương, mã số dạng, mã số bài tập tương ứng để tạo quan hệ chặt chẽ, dữ liệu mới được hiển thị. Hình 2.32. Cách nhập liệu trong TblTrungGian 2.6.2. Đối với học sinh Click vào ChemLearning v1.0 cửa sổ chương trình xuất hiện Hình 2.33. Cửa sổ chương trình giới thiệu HTBHBT Sau đó tám giây, form chính của chương trình tự học xuất hiện Hình 2.34. Form chính lúc khởi động của HTBHBT Khi cần chọn chương nào chỉ cần nhấp chuột vào chương tương ứng và dạng tương ứng, nội dung sẽ hiển thị đúng theo yêu cầu. Khi cần làm bài tập, học sinh chỉ cần nhấp vào listbox “Chọn bài tập”, tự động chương trình sẽ cho một danh sách các bài tập tương ứng để học sinh tham khảo. Trong quá trình làm bài, học sinh quên kiến thức, phương pháp giải dạng toán đó hay công thức liên quan, học sinh có thể chọn qua nội dung khác, phần hiển thị sẽ tự động thay đổi nội dung cần thiết. Khi muốn đối chiếu hoặc muốn xem cách giải cụ thể, học sinh sẽ nhấp chuột vào button “Xem bài giải”, chương trình sẽ hiển thị đúng nội dung bài giải đã lưu trữ tương ứng với bài tập đang lựa chọn. Hình 2.35. Nội dung hiển thị trên frmmain khi chọn các buton tương ứng Kết luận chương 2: Trên đây chúng tôi đã trình bày hướng dẫn một cách chi tiết về việc thiết lập và xây dựng nên HTBHBT nhằm giúp GV dựa vào đó để quản lý và sử dụng. Việc xây dựng và hoàn chỉnh đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Do đó, để HTBHBT ngày càng hoàn thiện và phát triển sâu hơn cần có sự hợp tác và đầu tư của nhà trường, sự cộng tác của tất cả đồng nghiệp. CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP) Đánh giá tính hiệu quả của nội dung HTBHBT và tính hiệu quả của việc sử dụng HTBHBT trên. Đối chiếu kết quả của các lớp thực nghiệm và đối chứng. Từ đó, xử lí, phân tích kết quả để đánh giá khả năng áp dụng HTBHBT do chúng tôi xây dựng và cách sử dụng nó trong dạy học ở trường THPT. 3.2. Nhiệm vụ của TNSP + Hướng dẫn giáo viên thực nghiệm thực hiện theo đúng nội dung và mục đích của luận văn. + Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của HTBHBT đã xây dựng. + Xử lí, phân tích các kết quả thu được từ đó rút ra kết luận về tính hiệu quả, chính xác, khoa học của HTBHBT trên. 3.3. Nội dung của TNSP Do thời gian có hạn nên chúng tôi tiến hành thực nghiệm một số nội dung sau: + Hình thành cho HS thói quen nghiên cứu bài mới chương hidrocabon không no và hidrocacbon thơm trên các câu hỏi gợi ý bài học trước bài lên lớp và tự giác kiểm tra qua các phiếu học tập. + Hình thành kỹ năng giải bài tập qua việc sử dụng hệ thống bài tập chương hidrocacbon không no và hidrocacbon thơm để ôn luyện ở nhà chuẩn bị cho các bài kiểm tra. 3.4. Đối tượng của TNSP Tổ chức thực nghiệm cho HS theo học chương trình chuẩn khối 11 của 4 trường THPT thuộc tp. Hồ Chí Minh và tp. Vũng Tàu. Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm Lớp Sỉ số Giáo viên Trường-Địa bàn TN1 11A4 33 ĐC1 11A8 31 Trần Đức Thanh THPT Trần Đại Nghĩa, quận 1, tp. Hồ Chí Minh. TN2 11A15 40 ĐC2 11A13 41 Nguyễn Hoàng Thị Kim Trâm THPT Phú Nhuận, quận Phú Nhuận, tp. Hồ Chí Minh. TN3 11/3 36 ĐC3 11/4 35 Nguyễn Cẩm Thạch THPT Hồng Hà, quận Phú Nhuận, tp. Hồ Chí Minh. TN4 11B13 42 ĐC4 11B9 40 Trần Thị Thanh Thùy THPT Nguyễn Trãi, huyện Châu Đức, tp. Vũng Tàu. Tổng 8 298 3.5. Cách tiến hành thực nghiệm Để có được sự phản hồi thông tin tốt về hình thức, nội dung, các ưu-khuyết điểm của HTBHBT, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các lớp 11 cơ bản trên các địa bàn khác nhau. 3.5.1. Chọn giáo viên thực nghiệm Chúng tôi đã mời các GV thực nghiệm theo các tiêu chuẩn sau: + Nhiệt tình trong công tác giảng dạy và có tinh thần trách nhiệm cao. + Có trình độ khác nhau (cử nhân, thạc sỹ) hoặc có kinh nghiệm giảng dạy khác nhau (2-3 năm, 5-6 năm hoặc 15-20 năm). Bảng 3.2. Giáo viên thực nghiệm Họ tên Trình độ Kinh nghiệm giảng dạy Trần Đức Thanh Thạc sỹ 5 năm Nguyễn Hoàng Thị Kim Trâm Cử nhân 20 năm Trần Thị Thanh Thùy Cử nhân 8 năm Nguyễn Cẩm Thạch Học viên cao học 4 năm 3.5.2. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Chúng tôi chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo các yêu cầu sau: + khả năng tiếp thu kiến thức và kết quả học tập tương đương nhau. + cùng một giáo viên giảng dạy trong cùng một năm học theo phương pháp truyền thống (đối chứng) và theo cách sử dụng HTBHBT thực nghiệm của chúng tôi đưa ra (thực nghiệm). 3.5.3. Bồi dưỡng GV thực nghiệm Chúng tôi gặp từng GV hoặc trao đổi qua mail các nội dung cần thực nghiệm, các quan niệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90259-LVHH-PPDH021.pdf