Luận văn Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 4

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH 4

1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ 4

1.1.1. Định nghĩa tỷ giá 4

1.1.2. Phân loại tỷ giá 5

1.1.2.1. Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá 5

1.1.2.2. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 5

1.1.3. Các phương pháp yết tỷ giá 6

1.1.3.3. Yết tỷ giá trong thực tế 7

1.1.4. Sự biến động tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng 7

1.2. Rủi ro tỷ giá 8

1.2.1. Khái niệm rủi ro tỷ giá 8

1.2.2. Trạng thái ngoại tệ 10

1.2.2.1. Các khái niệm liên quan đến trạng thái ngoại tệ 10

1.2.2.2. Ý nghĩa việc xác định trạng thái ngoại tệ 11

1.3. Các công cụ phái sinh tiền tệ 14

1.3.1. Khái niệm 14

1.3.2. Các công cụ phái sinh tiền tệ 15

1.3.2.1. Hợp đồng kỳ hạn 15

1.3.2.2. Hợp đồng tương lai 24

1.3.2.3. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ 27

1.3.2.4. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ 31

CHƯƠNG II 36

2.1. THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ 36

2.1.1. Diễn biến tỷ giá của đồng USD từ 2005 – 2010 36

2.1.2. Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Mỹ 41

2.1.2.1. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 41

2.1.2.2. Từ năm 2008 đến cuối năm 2010 44

2.2. THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 48

2.2.1. Diễn biến tỷ giá của đồng EUR từ 2006 – 2010 48

2.2.2. Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Châu Âu 52

2.2.2.1. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 52

2.2.2.2. Từ năm 2008 đến cuối năm 2010 53

2.3. THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 54

2.3.1. Diễn biến tỷ giá của đồng JPY từ 2006 – 2010 54

2.3.2. Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Nhật Bản 58

2.3.2.1. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 58

2.3.2.2. Từ năm 2008 đến năm 2010 62

CHƯƠNG III 65

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ 65

3.1. DIỄN BIẾN TỶ GIÁ GIỮA MỘT SỐ NGOẠI TỆ MẠNH VÀ VNĐ TỪ 2006 – 2010 65

3.1.1. Giai đoạn 2005 – 2007 65

3.1.2. Giai đoạn 2008 – 2010 66

3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM TỪ 2006 - 2010 69

3.2.1. Sử dụng hợp đồng kì hạn 69

3.2.1.1. Cơ sở pháp lý 69

3.2.1.2. Xác định tỷ giá kỳ hạn 71

3.2.1.3. Doanh số giao dịch 73

Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ Eximbank 75

3.2.2. Sử dụng hợp đồng hoán đổi 76

3.2.2.1. Cơ sở pháp lý 76

3.2.2.2. Tỷ giá hoán đổi 77

3.2.2. Doanh số giao dịch 78

Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng VCB 79

3.2.3. Sử dụng hợp đồng quyền chọn 79

3.2.3.1. Cơ sở pháp lý 79

3.2.3.2. Về phía ngân hàng tham gia 80

3.2.3.3. Về doanh số giao dịch 81

3.2.3.4. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ) 81

3.2.4. Đánh giá tình hình áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỉ giá ở Việt Nam 84

3.2.4.1. Nguyên nhân 84

3.3. CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 86

3.3.1.Với NHNN-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------*+ 86

3.3.2. Với NHTM 86

3.3.3. Với doanh nghiệp 88

KẾT LUẬN 90

Danh mục tài liệu tham khảo 91

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3930 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặng dư tài khoản vãng lai, lượng dự trữ ngoại hối ở các nước Châu Á, và sự thay đổi về lãi suất đồng USD. Sang đến quý II, do tình hình tăng trưởng kinh tế khả quan hơn so với dự báo trước đó, đồng USD tăng mạnh, cụ thể ở mức 6,6% so với đồng EUR. Sự không chắc chắn của tăng trưởng kinh tế Nhật giai đoạn này cũng giúp đồng USD tăng 3,4% so với đồng JPY. Trong quý III, tỷ giá EUR/USD được giao dịch quanh mốc 1,1900 đến 1,2550USD , Việc nâng giá đồng Nhân Dân Tệ ngày 21/07 của Trung Quốc khiến đồng USD giảm giá so với đồng Yên. Tuy nhiên tỷ giả USD/JPY nhanh chóng tăng trở lại, ở những tuần cuối của quý III, đồng USD dần mạnh lên so với đồng Yên. Tỷ giá trung bình USD/JPY trong thời gian này là 113,51 – mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2004. Đồng USD cũng tăng giá so với nhiều đồng tiền khác, như đồng AUD, NZD và đặc biệt là đồng GBP. Ở chiều ngược lại, đồng CNY lại tăng khoảng 5% so với đồng USD. Từ tháng 12 năm 2005, xu hướng tăng giá của đồng USD bắt đầu đảo ngược. Cho đến tháng 5 năm 2006, đồng USD đã giảm giá so với nhiều đồng tiền mạnh. Nó giảm khoảng 9% so với đồng Yên và khoảng 10% so với đồng EUR và đồng GBP. Sự thay đổi chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu và tuyên bố về tỷ giá của hội nghị các bộ trưởng tài chính nhóm G7 là những nguyên nhân chính gây ra sự giảm giá này. Hết quý III, đồng USD tăng giá trở lại, lần lượt ở mức 0,9% so với đồng EUR, cũng như 3,3% so với đồng Yên. Đây là do sự kỳ vọng của các nhà tham gia thị trường về một sự tăng lãi suất đồng USD của Fed trong quý III, cũng như xuất phát từ những số liệu kinh tế tốt hơn so với dự báo trong quý IV. Từ giữa tháng 10, trong khi số liệu kinh tế Mỹ không mấy khả quan thì khu vực châu Âu được các nhà quan sát đánh giá cao. Điều này dẫn tới sự suy giảm của đồng USD, đạt mức thấp nhất so với đồng EUR kể từ tháng 5 năm 2005. Đồng Bảng Anh tăng giá 4,6% so với đồng USD, vào tháng 12 nó đã đạt mức cao nhất kể từ khi nước Anh rút khỏi Cơ chế tỷ giá năm 1992. Cùng với đà sụt giảm so với các đồng tiền châu Âu, USD cũng giảm giá 3,7% so với đồng Yên. Trong giai đoạn này, nền kinh tế Nhật tăng trưởng ấn tượng hơn mức dự đoán. Biều đồ 2.1. Sự biến động tỷ giá USD so với một số đồng tiền mạnh năm 2006 Nguồn: www.x-rates.com Sang đến năm 2007, đồng USD tiếp tục giảm 1,0% so với đồng Yên và 1,2% so với đồng EUR trong quý I. Kết thúc quý, đồng USD được giao dịch ở giá 1 EUR = 1.3354 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2005. Sự suy giảm này phản ánh sự khác biệt trong kỳ vọng tăng trưởng giữa hai khu vực. Ở Mỹ, mức độ lạc quan giảm dần khi những số liệu đáng thất vọng doanh số bán lẻ, sản xuất, thị trường nhà đất được công bố. Cùng thời gian này, khu vực Châu Âu đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, tình trạng thất nghiệp, khả năng sản xuất kinh doanh của các nước Châu Âu trong quý I rất ấn tượng. Chính vì thế, sang đến quý II đồng USD tiếp tục giảm thêm 1,4% so với đồng EUR. Ngược lại, đồng USD lại tăng giá so với đồng Yên, xuất phát từ nhu cầu ngoại tệ lớn của các doanh nghiệp Nhật và tình trạng bán khống đồng Yên gia tăng. Kết thúc quý, USD tăng thêm 4,5% so với JPY. Sau tháng 6, sự sụt giảm của đồng USD được đẩy mạnh. Đến khi kết thúc năm, nó đã giảm mức 7,7% so với đồng EUR và 9,6% so với đồng JPY. Trong suốt quý I năm 2008, đồng USD đã giảm giá 8,2% so với đồng EUR – đạt mức thấp nhất kể từ khi đồng EUR ra đời. Nó cũng giảm giá 10,8% so với đồng Yên- đạt mức thấp nhất kể từ năm 1995. Nguyên nhân là do thị trường tín dụng tăng trưởng kém và các nhà đầu tư nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ phát triển chậm so với các nước khác. Trong suốt quý II, đồng USD tăng giá trở lại so với các đồng tiền chủ chốt, đặc biệt là so với đồng Yên (tăng 6,5%). Nhiều nhà quan sát bày tỏ quan ngại về thị trường nhà đất, thị trường lao động và niềm tin tiêu dùng của Mỹ. Các số liệu được công bố góp phần vào sự bi quan cho viễn cảnh kinh tế Mỹ. Sáu tháng cuối năm chứng kiến sự tăng giá đáng kể của đồng USD so với đồng EUR (12,1%), tuy nhiên vẫn tiếp tục là sự giảm giá của đồng USD so với JPY (14,7%). Lượng giao dịch đồng USD giảm mạnh, cùng với nỗi lo về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ tăng dần. Các quan chức không can thiệp vào thị trường tiền tệ trong giai đoạn này. Biều đồ 2.2. Sự biến động tỷ giá USD so với một số đồng tiền mạnh năm 2008 Nguồn: www.x-rates.com Do lo sợ rủi ro, các khoản đầu tư chủ yếu được ghi bằng USD, vì vậy trong 2 tháng đầu năm 2009 tỷ giá USD nhìn chung tăng, đạt mức 5,2% vào cuối quý I. Đồng USD cũng tăng 9,2% so với đồng Yên, nguyên nhân là do sự tăng trưởng chậm chạp toàn cầu ảnh hưởng khá mạnh đến nền kinh tế Nhật. Tuy nhiên trong thời gian còn lại của năm, đồng USD lại giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác. Nhận định của các nhà đầu tư về viễn cảnh kinh tế thế giới là nhân tố chủ đạo tác động lên sự giảm giá của đồng USD. Điều này thúc đẩy họ tái cấu trúc vốn khỏi Mỹ và chuyển sang các nền kinh tế phát triển khác. Tuy nhiên sang đến tháng 12, đồng USD tăng giá trở lại do các nhà đầu tư lạc quan với viễn cảnh tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Các số liệu về doanh số bán lẻ, việc làm và niềm tin tiêu dùng tốt hơn dự đoán đã củng cố niềm tin vào nền kinh tế Mỹ. Trong quý cuối của năm 2009, đồng USD đã tăng 3,7% so với đồng Yên, và 1,2% so với đồng GBP. Trong quý I năm 2010, đồng USD tăng giá so với các đồng tiền mạnh khác, tuy nhiên lại giảm giá so với tiền của Canada, Úc và nhiều nền kinh tế mới nổi của Châu Á. Cụ thể, nó tăng giá 6,2% so với đồng EUR. Nguyên nhân là do sự phục hồi khác nhau của nền kinh tế các nước sau khủng hoảng. Trong giai đoạn đầu quý II, rủi ro liên quan đến các nước khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã xuất hiên từ tháng 11là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự tăng giá của đồng USD so với đồng tiền của các nước nhóm G-10. Sang tháng 6, những số liệu kinh tế Mỹ kém hơn dự báo được công bố khiến đồng USD bắt đầu giảm giá. Các mức lãi suất khác nhau ở Mỹ được điều chỉnh giảm. Hết quý III, đồng USD giảm 10,2% so với đồng EUR và 5,5% so với đồng JPY. So với các đồng tiền mạnh khác, đồng USD cũng giảm giá, xuất phát từ lý do các dữ liệu kinh tế vĩ mô xấu đi và sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của Chính phủ. Các nhà đầu tư rút dần vốn từ Mỹ chuyển ra nước ngoài để thu lợi nhuận cao hơn. Trong quý IV, đồng dollar tiếp tục giảm giá nhẹ do những dấu hiệu xấu đi của nền kinh tế Mỹ . Biều đồ 2.3. Sự biến động tỷ giá USD so với một số đồng tiền mạnh năm 2010 Nguồn: Nguồn: www.x-rates.com 2.1.2. Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Mỹ 2.1.2.1. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 Doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối của Mỹ đã tăng 44% từ năm 2005 đến cuối năm 2007. Trong ba công cụ được giao dịch trên thị trường tập trung, hợp đồng hoán đổi tiền tệ có doanh số giao dịch tăng thêm 36%, còn hợp đồng kỳ hạn tiền tệ tăng 17% so với năm 2005. Thời gian đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn tiền tệ cũng được rút ngắn lại. Những hợp đồng có thời gian đáo hạn nhỏ hơn 7 ngày chiếm 44% doanh số, so với mức 38% của năm 2005. Những hợp đồng có thời gian đáo hạn từ 7 ngày tới 1 năm chiếm 55% doanh số, giảm xuống một chút so với mức 60% của năm 2005. Những hợp đồng đáo hạn từ 1 năm trở lên vẫn tiếp tục duy trì mức xấp xỉ 2%. Tương tự là hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Gần 75% doanh số là của hợp đồng có thời gian đáo hạn nhỏ hơn 7 ngày, trong khi năm 2004 chỉ là 72%. Doanh số những hợp đồng có thời gian đáo hạn từ 7 ngày đến năm chiếm 23%, giảm so với mức 27% của năm 2005 , trong khi doanh số của những hợp đồng đáo hạn trên 1 năm vẫn chiếm 2%. Biều đồ 2.4. Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC theo thời gian đáo hạn Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2007. Về loại tiền tệ, những hợp đồng ghi bằng đồng dollar chiếm đa số - 83% các giao dịch, giảm một chút so với mức 92% trong giai đoạn từ 2001 – 2004. Xếp thứ hai là đồng EUR, chiếm 38% các giao dịch. Các giao dịch bằng đồng Yên tăng thành 22%, từ mức chiếm 17% của giai đoạn trước. Biều đồ 2.5. Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC theo loại tiền tệ ghi danh Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2007. Trên sở giao dịch, doanh thu hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tiền tệ vẫn chiếm số lượng không đáng kể nếu so với công cụ phái sinh lãi suất, nhưng cũng đã có sự gia tăng đáng kể. Nếu như năm 2005, doanh số hợp đồng tương lai chỉ là 10258 tỷ USD thì sang năm 2006, con số này đã là 13685 tỷ USD, tăng 33,41%. Doanh thu hợp đồng quyền chọn nhỏ hơn so với hợp đồng tương lai, chỉ đạt mức 453,1 tỷ USD, tăng một chút so với năm 2005 là 449,0 tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là thị trường sôi động nhất của thị trường quyền chọn, khi chiếm hơn 40% tổng doanh số giao dịch của hợp đồng quyền chọn trên toàn thế giới. Trong hai năm tiếp theo, hai loại hợp đồng này vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng khi liên tục giữ ở mức 30 – 40%. Bảng 2.1. Doanh thu hợp đồng phái sinh tiền tệ trên sở giao dịch tại thị trường Mỹ từ 2005 - 2007 Năm Hợp đồng 2005 2006 2007 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tương lai 2260.5 2621.7 2580.9 2794.0 2942.6 3603.7 3237.3 3901.7 4175.8 4063.6 4858.1 4556.2 Quyền chọn 131.0 134.1 95.7 92.1 106.2 137.5 88.7 120.8 128.2 140.4 157.8 195.3 Nguồn: BIS Quaterly Review Statistical Annex, March, 2008. 2.1.2.2. Từ năm 2008 đến cuối năm 2010 Biều đồ 2.6. Doanh thu hàng ngày trên thị trường ngoại hối Hoa Kỳ từ năm1986 2010 Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2010. Doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối Mỹ tăng thêm 23% so với năm 2007, đạt 817 tỷ dollar. Doanh số của hợp đồng hoán đổi tiền tệ tăng thêm 31%, còn hợp đồng kỳ hạn chỉ thêm 14%. Cả hai đều sụt giảm so với mức tăng 36 và 17% của giai đoạn trước. Biều đồ 2.7. Doanh thu hàng ngày của từng công cụ phái sinh tiền tệ trên thị trường ngoại hối Hoa Kỳ Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2010. Trong giai đoạn này, những công cụ phái sinh có thời hạn ngắn vẫn được ưa chuộng. Hơn 98% số hợp đồng hoán đổi tiền tệ giao dịch trên thị trường có thời gian đáo hạn nhỏ hơn 1 năm. Những hợp đồng hoán đổi có thời hạn nhỏ hơn 7 ngày cũng chiếm số lượng lớn, hơn 71%. Với hợp đồng kỳ hạn, tình hình cũng týõng tự khi gần 99% số hợp ðồng có kỳ hạn dýới 1 nãm. Biều đồ 2.8. Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC theo thời gian đáo hạn Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2010. Các công cụ phái sinh ghi bằng đồng dollar vẫn chiếm đa số trên thị trường - 87%, cao hơn mức 83% của giai đoạn trước. Đồng euro được các nhà đầu tư sử dụng nhiều thứ 2, chiếm 42%, cao hơn kỳ trước 4%. Số lượng giao dịch bằng đồng Yên giảm nhẹ xuống còn 16%, tiếp tục duy trì vị trí thứ ba trong số các đồng tiền được lựa chọn. Biều đồ 2.9. Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC theo loại tiền tệ ghi danh Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2010. Cuối năm 2008, doanh số hợp đồng tương lai trên thị trường Mỹ là 17653,6 tỷ USD, còn doanh số của hợp đồng quyền chọn là 621,7 tỷ USD. Quý IV năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu nổ ra, các nhà đầu tư lo sợ tình trạng yếu kém của thị trường tài chính toàn cầu. Do vậy doanh số của hai hợp đồng bắt đầu suy giảm khá mạnh so với quý trước đó. Tình trạng doanh số hợp đồng tương lai suy giảm tiếp tục duy trì ở quý I năm 2009 trước khi bắt đầu tăng trở lại vào quý II, khi tình trạng nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Đến cuối năm 2009, doanh số hợp đồng tương lai giao dịch trên thị trường đạt 78,8 tỷ USD, giảm 50% so với cuối năm 2008. Doanh số hợp đồng quyền chọn liên tục suy giảm trong từng quý năm 2009, và chỉ bắt đầu tăng trưởng trở lại vào quý IV. Trong cả năm, doanh số hợp đồng quyền chọn chỉ là 657,5 tỷ USD, giảm khoảng 27% so với năm 2008. Thị trường giao dịch công cụ phái sinh trên sở giao dịch phục hồi ấn tượng vào năm 2010, khi doanh số cả hai hợp đồng đều tăng gần gấp đôi so với năm trước đó. Thị trường dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng. Bảng 2.2. Doanh thu hợp đồng phái sinh tiền tệ trên sở giao dịch tại thị trường Mỹ từ 2008 - 2010 Năm Hợp đồng 2008 2009 2010 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tương lai 5088.9 5858.1 6052.8 4210.1 3741.5 4283.3 5333.6 6235.1 6794.1 7824.1 6736.0 7292.6 Quyền chọn 238.2 243 255.8 178.5 151.4 143.9 141.7 220.5 318.5 473.3 380.4 428.4 Nguồn: BIS Quaterly Review Statistical Annex, March, 2009 2.2. THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 2.2.1. Diễn biến tỷ giá của đồng EUR từ 2006 – 2010 Trong năm 2006 đồng EUR tăng giá mạnh so với đồng USD, JPY, CNY và nhiều đồng tiền của các nước Châu Á khác. Sức mạnh của đồng EUR xuất phát từ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Những dự báo về sự thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ, cùng với sự lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại đã làm giá đồng USD giảm so với đồng EUR. Tương tự là đồng Yên. Nó cũng giảm giá so với đồng EUR mặc dù nền kinh tế Nhật tiếp tục tăng trưởng. Ngày 29/12/2006 đồng EUR được giao dịch ở mức 1 EUR = 1,32 USD và 1 EUR = 156,93 JPY, lần lượt cao hơn 11,4 và 12,4% so với đầu năm. Đồng EUR cũng tăng giá đáng kể so với đồng CND (11,2%), HKD (11,7%) và CNY (11%). Bước sang năm 2007, đồng EUR tiếp tục đà tăng giá từ 2006. Xu hướng này bị gián đoạn từ tháng 5 đến giữa tháng 8, khi đồng EUR được giao dịch ở biên độ tương đối hẹp. Trước viễn cảnh rối loạn của của thị trường tài chính thế giới, đồng EUR giảm giá trong tháng 8 trước khi trở lại đà tăng giá trong phần còn lại của năm. Trong năm, đồng EUR tăng giá vừa phải so với đồng Yên, CNY và CHF. Do sự khác biệt về lãi suất giữa khu vực đồng tiền chung Châu Âu và Mỹ, cũng như sự thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ trong năm 2007 nên giai đoạn đầu chứng kiến sự tăng giá mạnh của đồng EUR so với đồng USD. Từ tháng 5 đến giữa tháng 8, tỷ giá EUR/USD trải qua nhiều biến động vì nhận đinh của các nhà tham gia thị trường. Sau giai đoạn ngắn giảm giá do những lo ngại về tính lỏng của thị trường tiền tệ và tín dụng toàn cầu, đồng EUR tăng điểm trở lại so với đồng USD từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 11. Sau khi đạt mức 1,49 USD đổi 1 EUR vào ngày 27 tháng 11 năm 2007, cặp tiền tệ này giảm nhẹ xuống còn mức 1 EUR = 1,47 USD vào ngày 31 tháng 12. Trong cả năm, đồng EUR đã tăng giá 11,8% so với đồng USD. Tương tự với đồng USD, đồng EUR cũng tăng giá so với đồng JPY. Một trong những nhân tố chính ảnh hưởng là sự thay đổi thái độ với rủi ro của các nhà đầu tư nước ngoài. Vào ngày 13 tháng 7, tỷ giá EUR/JPY là 168,68. Từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 10, đồng EUR tiếp tục tăng giá so với đồng Yên, trong khi thời gian còn lại của năm xu hướng biến động của cặp tỷ giá này không rõ ràng. Ngày 31 tháng 12, tỷ giá EUR/JPY là 164,93, cao hơn 5,1% so với đầu năm. Đồng EUR cũng lên giá so với nhiều đồng tiền của các nước Châu Á khác, như KRW (12,5%), HKD (12,1%) và CNY (4,6%). Biều đồ 2.10. Sự biến động tỷ giá EUR so với một số đồng tiền mạnh năm 2007 Nguồn: www.x-rates.com Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 8 năm 2007 đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường ngoại hối năm 2008. Bốn tháng đầu năm tiếp tục chứng kiến đà tăng giá của đồng EUR. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 4, đồng EUR duy trì ổn định đến tháng 8. Sau đó, đồng EUR trải qua giai đoạn giảm giá kéo dài 3 tháng, đưa nó trở về mức đạt được vào tháng 8 năm 2007. Sự sụt giảm này có liên quan với sự đánh giá lại kỳ vọng thị trường, khi mà ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đang hết sức nặng nề. Về cuối năm, đồng EUR tăng giá trờ lại, đạt đỉnh vào ngày 18 tháng 12. Ngày 31 tháng 12, 1 EUR đổi được 1,39 USD, giảm 5% so với giai đoạn đầu năm. So với Yên Nhật, đồng EUR cũng có biên độ giao dịch khá rộng, từ 115 JPY đến 169,75 JPY. Ngày 31 tháng 12, tỷ giá EUR/JPY = 126,14, giảm giá 23% so với đầu năm. Trong năm 2008, đồng EUR tăng giá so với đồng bảng Anh, và đã đạt mức cao nhất từ khi ra đời đồng tiền chung vào ngày 29 tháng 12 ở tỷ giá 1 EUR = 0,98 GBP. Sự yếu đi của đồng bảng là do nền kinh tế Anh tăng trưởng chậm trong giai đoạn này. Năm 2009 là một năm đầy biến động với đồng EUR. Viễn cảnh phục hồi trên toàn thế giới sau khủng hoảng, cùng với lãi suất giảm và dự báo không mấy khả quan về tăng trưởng kinh tế của Châu Âu đã khiến đồng EUR giảm giá. Đến tháng 5, đồng EUR bắt đầu tăng giá trở lại. So với đồng USD, trong 2 tháng đầu năm đồng EUR giảm giá khoảng 9 %. Sau tháng 3, do sự căng thẳng của thị trường tài chính bắt đầu giảm, đồng EUR tăng giá trở lại so với đồng USD. Từ tháng 3 đến tháng 10, đồng EUR đã tăng tới 19%. Ngày 31 tháng 12, tỷ giá EUR/ USD là 1,44, cao hơn 3,5% so với đầu năm. Tương tự là với đồng JPY, khi 2 tháng đầu năm đồng EUR giảm giá so với đồng Yên. Trong tháng 3 và tháng 4, kinh tế Nhật tăng trưởng kém hơn kỳ vọng, đồng EUR phục hồi trở lại. Trong phần còn lại của năm,cặp tỷ giá này giao động từ 128 đến 138 JPY. Biều đồ 2.11. Sự biến động tỷ giá EUR so với một số đồng tiền mạnh năm 2009 Nguồn: www.x-rates.com Nửa đầu năm 2010, đồng EUR giảm giá so với nhiều đồng tiền chủ chốt, xuất phát từ những lo ngại về tình trạng nợ công của nhiều quốc gia EU. Trong giai đoạn còn lại, đồng EUR phục hồi, phần lớn là do sự giảm bớt nỗi lo ngại nợ công, cũng như những tín hiệu tích cực của nền kinh tế các nước. Sự giảm giá của đồng EUR so với đồng USD trong 6 tháng đầu là do sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn so với Châu Âu. Sáu tháng cuối năm đồng EUR tăng giá trở lại do phản ứng của các nhà đầu tư trước gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ. Ngày 31 tháng 12, tỷ giá EUR/USD là 1,34, thấp hơn 7,3% so với đầu năm. Đồng EUR cũng giảm giá 3,1% so với đồng bảng Anh, từ 0,89 xuống còn 0,86 GBP. Từ đầu năm đến cuối năm, đồng EUR cũng giảm giá so với đồng CND ( khoảng 11,9%), AUD (17,9%),cũng như đồng CNY (10,4%). 2.2.2. Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Châu Âu 2.2.2.1. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 Sau khi giảm nhẹ vào năm 2005, việc giao dịch các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Châu Âu gia tăng trở lại. So với năm 2005, tổng giá trị giao dịch của hợp đồng phái sinh tăng thêm 53%, đạt 441 tỷ USD vào tháng 4 năm 2007. Một vài lý do đưa ra cho mức tăng này là việc sử dụng các công cụ này thường xuyên hơn của các nhà đầu tư để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Sự kỳ vọng khác nhau về chính sách tỷ giá của Châu Âu và Mỹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tăng trưởng của thị trường ngoại hối. Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ có mức tăng đáng kể. Nếu năm 2005 doanh số giao dịch hàng ngày chỉ là 25 tỷ USD – chiếm 9% tổng doanh thu thị trường thì đến năm 2007, con số này tăng gấp đôi lên mức 51 tỷ USD – chiếm 13%. Trong khi đó, hợp đồng hoán đổi tiền tệ lại có sự sụt giảm về mặt thị phần, khi chỉ chiếm 61% trong năm 2007 so với mức 63% của năm 2005, dù doanh số hàng ngày vẫn tăng từ 185 tỳ USD lên 233 tỷ USD. Ba đồng tiền được mua bán nhiều nhất trong các hợp đồng phái sinh lần lượt là USD, EUR và GBP. Đồng dollar chiếm 82,8% tổng số hợp đồng được giao dịch, giảm một chút so với mức 83,5% của năm 2005. Quy mô thị trường công cụ phái sinh giao dịch trên sở tại Châu Âu thường chỉ chiếm một lượng khá nhỏ nếu kho với toàn thế giới và thị trường Mỹ. Doanh số giao dịch hợp đồng tương lai tại thị trường Châu Âu năm 2006 chỉ là 47 tỷ USD, còn doanh số giao dịch của hợp đồng quyền chọn chỉ là 10,4 tỷ USD – những con số khá khiêm tốn. Tuy nhiên mức tăng trưởng doanh số hợp đồng tương lai tại thị trường này khá ấn tượng, đặc biệt là năm 2007 khi tăng hơn 100%, từ 47 tỷ USD lên mức 106,6 tỷ USD vào cuối năm. Hợp đồng quyền chọn không có sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này, thậm chí còn suy giảm theo từng năm, từ 10,4 tỷ USD vào năm 2006 xuống 7,6 tỷ USD vào năm 2007, và chỉ còn 6,8 tỷ USD vào năm 2008. Bảng 2.3. Doanh thu hợp đồng phái sinh tiền tệ trên sở giao dịch tại thị trường Châu Âu từ 2005 - 2007 Năm Hợp đồng 2005 2006 2007 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tương lai 3.9 4.8 19.6 8.6 8.3 14.2 11.2 13.3 17.6 15.4 43.0 30.6 Quyền chọn 1.5 1.4 3.0 1.7 1.1 1.5 3.5 4.3 1.7 1.5 1.8 2.6 Nguồn: BIS Quaterly Review Statistical Annex, March, 2008 2.2.2.2. Từ năm 2008 đến cuối năm 2010 Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tiền tệ Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề. Vào quý IV năm 2008, khi cuộc khủng hoảng nổ ra, doanh số hợp đồng tương lai giảm gần một nửa so với quý III, dù thời gian trước đó liên tục tăng trưởng mạnh. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ có mức độ biến động không đáng kể so với các quý trước đó trong giai đoạn khủng hoảng. Điều này cho thấy sự hữu dụng của công cụ này để phòng ngừa khi tỷ giá có sự biến động. Thậm chí, tính trong cả năm 2009, trong khi doanh số hợp đồng tương lai chỉ còn 78, 8 tỷ USD từ mức 157,7 tỷ USD của năm 2008, thì doanh số hợp đồng quyền chọn còn tăng nhẹ, từ 6,6 tỷ USD lên 7,8 tỷ USD. Đến năm 2010, khi nền kinh tế Châu Âu bắt đầu phục hồi trở lại, hợp đồng tương lai có sự tăng trưởng mạnh mẽ, doanh số từng quý đều tăng. Các nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm các cơ hội kiếm lời sau khủng hoảng. Bảng 2.4. Doanh thu hợp đồng phái sinh tiền tệ trên sở giao dịch tại thị trường Châu Âu từ 2008 - 2010 Năm Hợp đồng 2008 2009 2010 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tương lai 33.5 46.0 52.6 26.8 18.2 18.1 21.8 20.7 19.1 36.0 56.9 83.7 Quyền chọn 1.5 1.2 2.1 2.0 2.2 1.8 1.7 2.0 1.4 1.5 1.0 1.2 Nguồn: BIS Quaterly Review Statistical Annex, March, 2011 2.3. THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 2.3.1. Diễn biến tỷ giá của đồng JPY từ 2006 – 2010 Sự tăng giá của đồng USD so với đồng JPY trong năm 2005 giảm dần vào năm 2006 do các nhà tạo lập thị trường cho rằng sự khác nhau giữa lãi suất ngắn hạn của hai nước sẽ kết thúc. Tỷ giá USD/JPY dao động quanh mức 114 – 119 JPY trong 4 tháng đầu năm 2006. Từ sau tháng 4, đồng Yên tăng giá đáng kể, đạt mức 108 JPY = 1 USD. Dù các hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro của các nhà đầu tư làm đồng USD mạnh trở lại, nhưng đồng JPY vẫn tăng giá so với đồng USD vào cuối tháng 6. Tương tự với đồng USD, đồng EUR cũng tăng giá so với đồng Yên do sự kỳ vọng của các nhà đầu từ về việc ECB sẽ tăng lãi suất. Trong giai đoạn cuối năm, do sự quan tâm đến lãi suất của các nhà đầu tư, đồng JPY giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt như USD, EUR hay đồng tiền của các nước Châu Á khác. Biều đồ 2.12. Sự biến động tỷ giá JPY so với một số đồng tiền mạnh năm 2006 Nguồn: www.x-rates.com Năm 2007, đồng Yên tiếp tục đà giảm giá và đạt mức tỷ giá thấp nhất kể từ năm 1985. Tuy nhiên, giữa tháng 2 và đầu tháng 3, giá cổ phiếu trên toàn cầu sụt giảm làm các nhà đầu tư ngại chấp nhận rủi ro hơn, khiến đồng Yên tăng giá tạm thời so với các đồng tiền mạnh khác. Trong thời gian còn lại của năm 2007, đồng Yên có nhiều biến động, nhưng nhìn chung tăng giá mạnh so với tháng 6. Ngày 30 tháng 11, tỷ giá USD/JPY đạt mức cao nhất từ năm 2006, là 86JPY. Biều đồ 2.13. Sự biến động tỷ giá JPY so với một số đồng tiền mạnh năm 2007 Nguồn: www.x-rates.com Cho đến tháng 3 năm 2008, tỷ giá EUR/JPY liên tục biến động, sau đó đồng Yên giảm giá so với đồng EUR. Tỷ giá USD/JPY giảm xuống mức 1 USD = 95 – 96 JPY, mức thấp nhất kể từ tháng 8 – 2005. Nguyên nhân chủ yếu là so sự khác nhau giữa lãi suất của 2 đồng tiền, JPY và USD. Từ tháng 6, tính thanh khoản của thị trường giảm, cũng như khả năng chịu đựng của các nhà đầu tư giảm và sự bằng nhau giữa lãi suất của Nhật và nước ngoài khiến cho đồng JPY tăng giá so với các ngoại tệ mạnh. Ngày 30 tháng 12, đồng JPY tăng 15% so với đồng USD, tỷ giá USD/JPY hôm đó là 85 JPY. Biều đồ 2.14. Sự biến động tỷ giá JPY so với một số đồng tiền mạnh năm 2008 Nguồn: www.x-rates.com Trong năm 2009, đồng Yên tiếp tục đà tăng từ quý III năm 2008. Nó được giao dịch quanh mốc 95 – 100 JPY đổi 1 USD vào tháng 1 năm 2009 và từ 90 JPY đổi 1 USD vào tháng 2. Sau tháng 3, nhiều nhà đầu tư chuyển đổi khoản tiền từ JPY sang các đồng tiền có lợi suất cao hơn do sự chấp nhận rủi ro của họ tăng lên. Điều này khiến đồng JPY tăng giá mạnh. Đến tháng 11, đồng Yên đã tăng khoảng 13% so với đầu năm, đạt mức 84 – 85 JPY đổi 1 USD, mức cao nhất kể từ năm 1995. Ngày 27 tháng 11, tỷ giá USD/JPY là 84,82. Năm 2010, đồng Yên tăng giá đáng kể so với đồng EUR, do những lo ngại về tình hình tài chính công ở Châu Âu. Tỷ giá USD/JPY ổn đinh hơn trong giai đoạn đầu, tuy nhiên sau đó giảm còn 90 JPY, do mức lãi suất ở Mỹ được điều chỉnh hạ. Đến 15 tháng 9, đồng Yên tăng giá lên mức 83 JPY đổi 1 USD. Lúc này Chính phủ và Ngân hàng Trung ương đã tiến hành can thiệp lên thị trường ngoại hối lần đầu tiên sau 6 năm. Phản ứng trước quyết định này, đồng Yên giảm giá xuống còn 84 – 85 JPY đổi 1 USD. Từ tháng 11, lãi suất cơ bản ở Mỹ tăng, nền kinh tế Mỹ cũng cho thấy những dấu hiệu phục hồi. Điều này dẫn tới đồng dollar tăng giá, và làm đồng Yên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan