Luận văn Ứng dụng công nghệ Web GIS giám sát ô nhiễm không khí cho khu công nghiệp tập trung - Áp dụng thử nghiệm cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân

MỤCLỤC

LỜI CÁM ƠN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4

TÓMTẮT LUẬNVĂN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .5

SUMMARY . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .6

DANHMỤC CÁC CHỮ VIẾTTẮT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7

DANHMỤC CÁCBẢNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .8

DANHMỤC CÁC HÌNH. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9

DANHMỤC CÁC HÌNH. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9

MỤCLỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

CHƯƠNG 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MI NH XUÂN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

1.1. MÔTẢTỔNG QUAN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

1.1.1. Giới thiệusơlượcvề KCN. 24

1.1.2.Cơsởpháp lý . 26

1.1.3.Sơ đồtổ chứccủa KCN Lê Minh Xuân: . 28

1.1.4. Điều kiệntự nhiên, đặc điểm kinh tế-xãhội: . 28

1.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34

1.2.1.Mục tiêu môi trường 2009:. 34

1.2.2.Vấn đề môitrường không khícủa KCNLêMinh Xuân: . 35

1.2.3. Cácdặt trưng nguồn khí thải trong KCN Lê Minh Xuân:. 36

1.3. QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41

1.4. HIỆN TRẠNG ỨNGDỤNG CNTT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42

1.4.1.Hiện trạng ứngdụng CNTTtrong công tác quản lý chấtl ượng không khí . 42

1.4.2. Đánh giá tính hiệuquảcủa công tác giámsát phát thảihiện nay . 43

CHƯƠNG 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

2.1. THUTHẬP VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

2.1.1.Hệ thống thông tin môi trường (HTTTMT) . 45

2.1.2.Cơsởpháp lý liên quan. 50

2.2. MÔ HÌNH TOÁN ĐƯỢCLỰA CHỌN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58

2.2.1. Phân tích cơsởlựa chọn mô hình tính toán. 59

2.2.2.Sự phânbốchất ô nhiễm và phương trình toánhọccơbản . 62

2.2.3. Phương pháp chuyêngia xác định các thamsốcho mô hình . 67

2.2.4. Phương pháp tính toánnồng độ trung bì nh. 71

2.3. CÔNG NGHỆ WEBGIS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74

2.3.1. Định nghĩa. 74

2.3.2.Những ưu nhược điểmcủa WebGIS . 75

2.3.3.Cấutrúccủa WebGIS . 77

2.4. NGHIÊNCỨUTRONG NGOÀINƯỚCLIÊN QUAN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79

2.4.1. Tình hình nghiêncứu trongnước. 79

2.4.2. Tình hình nghiêncứu ngoàinước . 83

CHƯƠNG 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86

3.1. CÁC MODULE VÀ CÁC CHỨCNĂNG CHÍNHCỦATISEMIZ-AP. . . . . . . . . . . . . . . . . 86

3.1.1.Tổng quanvề TISEMIZ-AP . 86

3.1.2. Các chứcnăng chính của TISEMIZ-AP . 87

3.2. TRIỂN KHAI PHẦNMỀMTISEMIZ-AP CHO KCN LÊ MINH XUÂN . . . . . . . . . . . . . . . . 87

3.2.1. Thông tin đầu vào cho tính toánmô hình . 87

3.2.2. Thông tin đầu ra .104

3.3. XÂYDỰNGKỊCHBẢNTÍNH TOÁN MÔ PHỎNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106

3.4.KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110

3.5. ĐÁNH GIÁMỨC ĐỘ HIỆU QUẢCỦA TISEMIZ-AP. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 115

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 119

PHỤLỤC 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 121

KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH PHÁT TÁN Ô NHIỄM TRONG 9 THÁNG NĂM 2009 . . . . . . . . . . . 121

pdf126 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng công nghệ Web GIS giám sát ô nhiễm không khí cho khu công nghiệp tập trung - Áp dụng thử nghiệm cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển các hoạt động kinh tế của con người, khuyến cáo lựa chọn những phương án phát triển bền vững trong vùng (hỗ trợ thông qua quyết định). Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 49 - Mô hình hóa các quá trình diễn ra trong môi trường có lưu ý tới các mức độ tải trọng khác nhau lên môi trường do các hoạt động kinh tế của con người. - Đánh giá rủi ro do các xí nghiệp đang tồn tại hay sẽ được xây dựng với mục tiêu quản lý các rủi ro có thể xảy ra. - Lưu trữ thông tin thay đổi theo thời gian liên quan tới số liệu quan trắc từ các phương tiện kỹ thuật khác nhau về các tham số môi trường. - Chuẩn bị các bản đồ điện tử thể hiện tình trạng môi trường. - Xây dựng các báo cáo môi trường khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. - Giúp cho việc luận cứ mạng lưới quan trắc môi trường tối ưu. - Giúp trao đổi thông tin giữa các Hệ thống thông tin môi trường khác nhau. - Cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin môi trường. - Những lợi ích rõ rệt của Hệ thống thông tin môi trường là: - Tìm kiếm thông tin môi trường một cách nhanh chóng. - Đảm bảo cũng như hỗ trợ hình thành các ngân hàng dữ liệu môi trường cho các đối tượng sử dụng khác nhau. - Cho phép thực hiện các truy vấn khác nhau đánh giá tác động lên môi trường của các đối tượng gây ô nhiễm môi trường. - Thực hiện các kịch bản dự báo khác nhau. - Hỗ trợ cho công tác thông qua quyết định tại các cơ quan quản lý môi trường, - Giải quyết vấn đề số hóa tài liệu, văn bản liên quan tới môi trường. Để xây dựng HTTTMT cần thiết phải trang bị kiến thức từ các ngành khoa học môi trường khác. Theo TSKH Bùi Tá Long, mối quan hệ giữa HTTTMT với một số hướng khoa học khác trong khoa học môi trường được thể hiện ở Hình 2-3: Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 50 Nghiên cứu ảnh hưởng các hoạt động kinh tế - xã hội lên môi trường Mô hình hóa môi trường Đánh giá tác động môi trường Luật và chính sách môi trường Liệt kê phát thải, xả thải Mô hình lan truyền ô nhiễm Văn bản pháp lý Quan trắc nồng độ ô nhiễm Các công nghệ mớii liên quan tới tài nguyên và môi trường Kỹ thuật môi trườngQuan trắc môi trường Hệ thống thông tin môi trường Hình 2-3 Vai trò và vị trí của môn học hệ thống thông tin môi trường trong các môn học môi trường khác Để cho HTTTMT tồn tại và phát triển, điều quan trọng là phải thường xuyên cập nhật, bổ sung các thông tin môi trường mới. Thông tin trong HTTTMT được bổ sung dưới các dạng báo cáo sau : báo cáo thống kê các cấp, các cơ sở, các bảng tiêu chuẩn chất lượng, số liệu của các cơ quan điạ phương, giấy phép sử dụng tài nguyên thiên nhiên… 2.1.2. Cơ sở pháp lý liên quan Quyết định 179/2004/QĐ-TTg của thủ tướng ngày 6/10/2004 về “Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Mục tiêu của Quyết định 179/2004/QĐ-TTg thể hiện: “Tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên và môi trờng phù hợp với tiêu chuẩn Chính phủ điện tử của Việt Nam, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường”. Vì vậy mục tiêu của đề tài này hướng đến ứng dụng tin học môi môi trường phục vụ quản lý môi trường cho KCN tập trung nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý công tác quản lý môi trường. Nội dung đề tài Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 51 hướng đến thực hiện nhiệm vụ “Tin học hóa việc thu nhận, cập nhật dữ liệu tài nguyên và môi trường” và “Cơ sở dữ liệu được tích hợp và đuợc cập nhật thường xuyên”. Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006. Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Đề cập đến công tác bảo vệ môi trường đối với KCN, trong Luật này thể hiện ở điều 36 như sau: Điều 36. Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung 1. Khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung (trong Luật này gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung) phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: a) Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt; b) Quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường; c) Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; d) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; đ) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên; e) Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và người lao động; g) Có hệ thống quan trắc môi trường; h) Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 52 2. KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có nguy cơ gây tác hại đối với môi trường phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên. 3. Việc triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung chỉ được thực hiện sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận. 4. Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiệm vụ sau đây: a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; b) Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý khí thải; c) Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; d) Tư vấn cho ban quản lý giải quyết tranh chấp liên quan đến môi trường giữa các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. 5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn quản lý của mình. Như vậy căn cứ vào điều luật này và đối tượng có liên quan là KCN thì đề tài đặt ra phải đáp ứng được các yêu cầu nêu trong khoản 4 để giúp Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong KCN tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên. Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 03 tháng 7 năm 2007 về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý. Trong thông tư này có bảng phụ lục đính kèm quy Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 53 định rõ về các thông số khí thải trong 8 ngành sản xuất cụ thể để đánh giá và phân loại cơ sở gây ô nhiễm mội trường. Bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam về chất lượng nước, chất lượng không khí có liên quan: đề tài căn cứ vào Danh mục các tiêu chuẩn chất lượng nước, chất lượng không khí được ban hành để so sánh, đánh giá, làm căn cứ cho việc quản lý các nguồn xả thải, quan trắc chất lượng môi trường, đặc biệt là chất lượng môi trường không khí. Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 23 tháng 1 năm 2007 về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam: đề tài căn cứ vào hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để xác định mã ngành kinh tế cho các nhà máy trong KCN. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 10 tháng 04 năm 2007 về việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong nghị định này Điều 6 về “Số hoá thông tin và lưu trữ dữ liệu” có quy định rõ cơ quan nhà nước (ở đây là phòng môi trường ở các KCN) có kế hoạch số hóa những nguồn thông tin chưa ở dạng số theo thứ tự ưu tiên về thời gian và tầm quan trọng tùy thuộc vào tình hình thực tế của ngành hoặc địa phương mình. Ngoài ra trong Điều 7 “Chia sẻ thông tin số” cũng quy định rõ: 1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm ban hành quy chế về chia sẻ thông tin số nhằm bảo đảm sử dụng chung thông tin về quản lý, điều hành, phối hợp công tác và những thông tin khác một cách đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan nhà nước. 2. Quy chế về chia sẻ thông tin số giữa các cơ quan nhà nước cần thực hiện theo các nguyên tắc chính sau: a) Bảo đảm các yêu cầu về an toàn thông tin theo quy định của Điều 41 Nghị định này; b) Đồng bộ với quy chế về xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 54 c) Không thu thập lại những thông tin số đã được cơ quan nhà nước khác cung cấp, chia sẻ nếu nội dung thông tin số đó là chính xác, đáng tin cậy, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Bảo vệ bí mật cá nhân, quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy các cơ quan này phải bố trí nhân lực và tài lực để đầu tư cho việc thu thập, số hóa dữ liệu và liên kết chúng lại để hình thành một hệ thống đồng bộ về mặt dữ liệu số. Trên cơ sở đó việc quản lý, truy cập và sử dụng thông tin môi trường sẽ thuện lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều. Thông tư 07/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi trường ngày 10 tháng 07 năm 2009 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường. Trong đó Điều 4. Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành, Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương 1. Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành là tập hợp toàn bộ các dữ liệu về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các dữ liệu về tài nguyên và môi trường có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan chuyên môn thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành. Các tổ chức, đơn vị thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương có trách nhiệm cung cấp dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành theo quy định. 2. Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương là tập hợp toàn bộ các dữ liệu về tài nguyên và môi trường được thu thập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dữ liệu về tài nguyên và môi trường có liên quan đến công tác quản Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 55 lý nhà nước, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa phương. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trực thuộc xây dựng, quản lý, lưu trữ, cập nhật, khai thác và sử dụng hiệu quả Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có dữ liệu về tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương. Điều 5. Quy định về cung cấp dữ liệu giữa các Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường 1. Trách nhiệm cung cấp dữ liệu: a) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành, Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương có trách nhiệm cung cấp Danh mục dữ liệu và dữ liệu đã được xử lý cho các Cơ sở dữ liệu thành phần về tài nguyên và môi trường quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này. Dữ liệu cung cấp cho Cơ sở dữ liệu thành phần về tài nguyên và môi trường phải là bản chính, bản gốc tài liệu, mẫu vật, số liệu. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu thành phần về tài nguyên và môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, số hóa các dữ liệu do mình thu thập được và dữ liệu do các Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành, Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương cung cấp để tích hợp vào Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia theo quy định của Quy chế cung cấp dữ liệu, xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác và bảo trì Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia; b) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành, Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương có trách nhiệm cung cấp Danh mục dữ liệu và dữ liệu đã được xử lý có liên quan đến lĩnh vực Bộ, ngành khác phụ trách cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của Bộ, ngành đó; Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 56 c) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành có trách nhiệm cung cấp Danh mục dữ liệu và dữ liệu đã được xử lý, được thu thập hoặc có liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của địa phương đó; d) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của địa phương có ranh giới tiếp giáp với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cung cấp Danh mục dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của địa phương giáp ranh đó. 2. Hình thức, thời hạn cung cấp dữ liệu: a) Hình thức: - Gửi dữ liệu trực tiếp qua mạng thông tin điện tử; - Gửi dữ liệu bằng văn bản (qua đường văn bản hành chính, qua đường bưu điện). b) Thời hạn: - Việc cung cấp các loại dữ liệu về tài nguyên và môi trường đã được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường hoặc cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời hạn thực hiện theo đúng quy định, yêu cầu; - Tần suất, thời gian cung cấp dữ liệu bằng hình thức gửi dữ liệu trực tiếp qua mạng thông tin điện tử thực hiện theo quy định, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý các Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quy định; - Cung cấp dữ liệu theo định kỳ: các Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp dữ liệu theo các kỳ: 6 tháng (lấy số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6); một năm (lấy số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12); cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành có trách nhiệm cung cấp dữ liệu một năm/1 lần (lấy số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12). Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 57 Điều 6. Yêu cầu đối với dữ liệu được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường Tất cả các dữ liệu trước khi được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường phải được kiểm tra, đánh giá, xử lý theo quy định. Tùy theo loại dữ liệu, cấp độ dữ liệu, hình thức, đặc điểm, tính chất của dữ liệu, mức độ xử lý và cấp độ phổ biến của dữ liệu để cập nhật các dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường cho hợp lý, khoa học, bảo đảm chính xác, thuận tiện và hiệu quả trong quản lý, khai thác và sử dụng, bảo đảm yêu cầu bảo mật, an toàn dữ liệu. 1. Đối với kết quả của các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về tài nguyên và môi trường: dữ liệu được cập nhật là toàn bộ hồ sơ kết quả nộp lưu theo quy định về quản lý các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ. 2. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về tài nguyên và môi trường; các quy hoạch, kế hoạch; số liệu, kết quả thống kê, tổng hợp, báo cáo; số liệu, kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá: dữ liệu được cập nhật là các văn bản, tài liệu, hồ sơ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, ban hành, phê duyệt (có đóng dấu xác nhận). 3. Đối với kết quả cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép và các nội dung liên quan đến cấp phép: dữ liệu được cập nhật là toàn bộ hồ sơ và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 4. Đối với dữ liệu về kết quả giải quyết bồi thường thiệt hại, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo: dữ liệu được cập nhật là toàn bộ hồ sơ vụ việc và việc thực hiện quyết định giải quyết có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông tư này đã quy định rất chi tiết về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường từ các cấp cơ sở đến các cơ quan cấp cao hơn. Dữ liệu truy cập được sẽ đảm bảo chúng được liên kết và cập nhật liên tục, đem lại hiệu quả quản lý môi trường tốt nhất. Tóm lại, dựa trên các cơ sở pháp lý liên quan đến xây dựng và ứng dụng HTTTMT trong quản lý môi trường KCN đã nêu trên, việc xây dựng một hệ thống dữ Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 58 liệu về môi trường nói chung và hệ thống quản lý môi trường không khí nói riêng là rất cần thiết. Mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường hiện nay đòi hỏi phải ứng dụng các hệ thống thông tin. Đây chính là lý do khách quan phải tiếp tục nâng cao, mở rộng các hệ thống thông tin môi trường đang tồn tại cũng như xây dựng thêm các hệ thống thông tin mới nhiều mục tiêu mức độ toàn cầu có khả năng hỗ trợ giải quyết các bài toán do thực tiễn đặt ra: từ những vấn đề mang tính chất tra cứu đến những vấn đề thu thập tự động và biểu diễn thông tin, quản lý, thiết kế, mô phỏng và dự báo các quá trình khác nhau. Hiện nay nhiều kết quả đã được ứng dụng cho phép có được nhiều kinh nghiệm trong xây dựng các hệ thống thông tin đa mục tiêu cho phép giải quyết những bài toán rất chuyên sâu cũng như những những bài toán đặc thù của môi trường. Một phần trong số này đã được nghiên cứu tương đối kỹ từ khía cạnh lý luận, một phần trong số này đã được triển khai trong thực tế. Trong lĩnh vực môi trường nhiều nỗ lực xây dựng các hệ thống thông tin đa mục tiêu còn vấp phải nhiều khó khăn. Rất nhiều ý tưởng xây dựng những hệ thống như vậy vẫn chỉ là ý tưởng do chưa có những nghiên cứu sâu sắc về mặt lý luận. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, ở Việt Nam một trong những nguyên nhân khách quan quan là thiếu sự đặt hàng của các cấp chính quyền quản lý – là các cơ quan chức năng của nhà nước chịu trách nhiệm điều phối nhiều loại thông tin đa dạng liên quan tới môi trường, cũng như chịu trách nhiệm đưa ra các qui định quản lý môi trường. Thêm vào đó theo thời gian một vấn đề khác cũng trở nên ngày càng sáng tỏ, đó là việc sử dụng các phương tiện máy tính mạnh mẽ không kết nối mạng để tối ưu các quá trình riêng rẽ (chủ yếu là tính toán) đã không mang lại hiệu quả mong muốn. Trên thực tế cần thiết một hệ thống thông tin liên quan tới nhau thực hiện sự hỗ trợ các bộ phòng ban chức năng trong mọi vấn đề có liên quan tới nhau. 2.2. MÔ HÌNH TOÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN Từ nhiều năm nay trên thế giới vẫn tồn tại hai trường phái trong việc đánh giá tình trạng và chất lượng môi trường. Trường phái thứ nhất bảo vệ quan điểm cho rằng các phương tiện đo đạc là con đường duy nhất đi tới chân lý cho rằng mô phỏng sự phát tán chất độc hại không cho kết quả đúng đắn bởi vì các dữ liệu đầu vào ví dụ như Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 59 các dữ liệu phát thải không đủ chính xác và các công thức tính toán theo mô hình quá đơn giản để cuốn cùng nhận được bức tranh thực tế. Trường phái khác là những người ủng hộ mô hình hóa ngược lại cho rằng các phép đo rất tốn kém và phản ánh thực tế chỉ tại một số điểm riêng biệt vào những thời điểm xác định. Mặc dù có nhiều ý kiến chưa thống nhất nhưng vai trò của mô hình ngày càng tăng lên. Phần dưới đây trình bày một số cơ sở lý luận của mô hình mô phỏng ô nhiễm không khí. 2.2.1. Phân tích cơ sở lựa chọn mô hình tính toán Theo tài liệu, mô hình nhiễm bẩn của không khí là biểu diễn toán học các quá trình phân tán tạp chất và các phản ứng hóa học diễn ra, kết hợp với tải lượng, đặc trưng của phát thải từ các nguồn công nghiệp và các dữ liệu khí tượng được sử dụng để dự báo nồng độ chất bẩn đang xét. [2] Các nghiên cứu trong mấy chục năm qua trong lĩnh vực này cho thấy: các khó khăn chính khi mô phỏng ô nhiễm không khí là phải biết cách tham số hóa các tham số khí tượng (sự phân bố của gió và nhiệt độ trong lớp biên của khí quyển, sự mô tả các quá trình khuếch tán và bức xạ mặt trời), cần phải lưu ý đến các yếu tố liên quan tới bản chất của các chất ô nhiễm: sự nóng lên của các chất được thải ra, sự chuyển hóa do kết quả của các phản ứng hóa học. Trong trường hợp đơn giản nhất, các chất ô nhiễm được xét như một chất khí trơ không nóng với khối lượng riêng bằng khối lượng riêng của không khí. Tuy nhiên, trên thực tế các chất thải của các nhà máy hóa học và các xí nghiệp công nghiệp là khí nóng. Do vậy khi mô phỏng, người ta thường lưu ý tới sự ảnh hưởng của tính nổi nhiệt và các chuyên gia đã đưa ra những hiệu chỉnh trong công thức dự báo nồng độ tạp chất. Việc dự báo các hạt lơ lửng bài toán còn phức tạp hơn do cần phải lưu ý tới sự lắng do trọng lực. Về mặt hóa học, nếu lưu ý tới các thành phần hoạt tính, nghĩa là các thành phần là nguyên nhân của khói quang hóa, sẽ dẫn đến bài toán còn phức tạp hơn nữa, bởi vì khi đó ta còn phải đưa vào mô hình bức xạ mặt trời và độ ẩm. Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 60 Như vậy, để xây dựng mô hình dự báo chất lượng không khí tại một thời điểm bất kì cũng như tại một vị trí bất kì của khu công nghiệp cần phải dựa vào sự hiểu biết các qui luật vật lý, khí tượng và hóa học. Các mô hình được sử dụng để dự báo sự nhiễm bẩn trong các điều kiện của thành phố cũng như cho một phần lãnh thổ rộng lớn hơn phải thỏa các điều kiện sau: - Có kích thước không gian và thời gian tương ứng với sự thay đổi nồng độ trong miền đang xét vào khoảng thời gian dự báo; - Phải nhanh chóng từ quan điểm thời gian đòi hỏi để thực hiện nó; - Cho phép biểu diễn tổng hợp về các quá trình lan truyền, khuếch tán, các phản ứng hóa học và đặc trưng của chất thải. Ngày nay trên thế giới đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quí báu trong việc xây dựng các mô hình liên quan tới ô nhiễm không khí. Viện sĩ Moiseev N.N., nhà khoa học hàng đầu của Liên xô cũ về nghiên cứu môi trường, khi đề cập tới các công trình xây dựng mô hình đã đưa ra bức tranh khái quát về hai phương pháp tiếp cận: - Hướng nghiên cứu thứ nhất xây dựng các mô hình ở mức độ chi tiết cao đòi hỏi các phương tiện tính toán mạnh và CSDL đầy đủ. Các mô hình này phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu và việc đưa ra phổ biến rộng rãi cho việc sử dụng rộng rãi ít được khuyến cáo. - Hướng nghiên cứu thứ hai đặt mục tiêu khiêm tốn hơn và hướng tới sử dụng rộng rãi cho các bài toán thông qua các quyết định hành chính. Bài toán thực tiễn ở đây là sự cần thiết phải so sánh các kịch bản thực thi quyết định khác nhau, do vậy cần phải xây dựng một phần mềm với khả năng đối thoại rộng rãi, với khả năng đưa vào các đánh giá chuyên gia, khả năng tính toán một số các hệ số bán thực nghiệm từ các số liệu quan trắc (các phương pháp tính toán này đã được kiểm nghiệm tốt từ thực tiễn). Các mô hình như vậy có thể tương đối đơn giản nhưng đủ để thông qua quyết định trong bài toán bảo vệ môi trường. Gần 70 năm qua kể từ khi xuất hiện các công trình nghiên cứu của Bonsanquet - Pearson (1936) và Sutton (1947), đến này số lượng công trình, bài báo liên quan tới xây dựng mô hình ô nhiễm không khí lên tới hàng nghìn, thật khó mà có thể thống kê nổi tất cả các mô hình này trong một công trình Chương 2 : Đối tượng và phương pháp GVHD: PGS. TSKH.Bùi Tá Long SVTH: Nguyễn Thị Minh Hoài 61 nghiên cứu nào. Trong nhiều công trình đã liên kết các mô hình lan truyền ô nhiễm, các mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm lên thực vật và thế giới động vật, mô hình nghiên cứu ảnh hưởng các hoạt động kinh tế của con người phụ thuộc vào các quá trình xã hội và các quyết định kinh tế được thông qua. Hiện giờ các mô hình phức h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfỨng dụng công nghệ WebGIS giám sát ô nhiễm không khí cho khu công nghiệp tập trung Áp dụng thử nghiệm cho KCN Lê Minh Xuân.pdf