Luận văn Ứng dụng giao thức định tuyến OSPF để kết nối mạng diện rộng chi nhánh điện thoại Củ Chi

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Nhận Xét Của Giáo Viên Hướng Dẫn 3

Nhận Xét Của Lãnh Đạo Chi Nhánh Bưu Điện Củ Chi 4

I.TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỆN THOẠI CỦ CHI : 10

1. Giới thiệu tổng quát sơ bộ về Chi Nhánh điện Thoại Củ Chi : 10

2 .Thực trạng về viễn thông : 12

3. Thực trạng về công nghệ thông tin : 17

II.TÌM HIỂU VỀ MẠNG WAN : 23

2.1 Tìm hiểu tổng quan về công nghệ WAN : 23

2.2. Các kiểu đường truyền trong mạng WAN 27

III. TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH TUYẾN : 27

1. Khái quát về định tuyến 27

1.1 Khái niệm định tuyến. 28

1.2 Routing protocol và Routed protocol 28

1.3 Bảng định tuyến (routing table) 28

2. Các phương pháp định tuyến ( Methold Routing) 30

2.1 Định tuyến trong môi trường IP 30

2.2 Static routing (định tuyến tĩnh) 30

2.3 Default routing (định tuyến mặc định) 32

2.4 Dymamic routing (định tuyến động) 33

IV. TỔNG QUAN VỀ CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN : 35

1. Các cơ sở để định tuyến 35

1.1 Sự xác định đường dẫn 35

1.2 Sự lựa chọn đường dẫn và chuyển mạch gói 36

2. Các thuật toán sử dụng trong giao thức định tuyến 36

2.1 Giao thức định tuyến Distance-vector 36

2.2 Giao thức định tuyến Link-state 41

3. RIP (Routing Information Protocol) 45

3.1 RIP version 1 (RIPv1) 46

3.2 RIP version 2 46

3.3 Metric của RIP 47

3.4 Cập nhật đinh tuyến RIP 47

3.5 Tính ổn định 47

3.6 Không hỗ trợ mạng không liên tục RIP 48

3.7 RIP không hỗ trợ VLSM (Variable Length Subnet Mask) 48

3.8 RIP và đường đi mặc định (default route) 48

3.9 RIP Timer 48

3.10 Định dạng packet RIP 49

3.11 Các câu lệnh cơ bản khi cấu hình RIP 50

4. IGRP (Intrior Gateway Routing Protocol) 51

4.1 Tổng quan về IGRP 51

4.2 Cập nhật định tuyến IGRP 52

4.3 Metric của định tuyến IGRP 52

4.4 Tính ổn định 53

4.5 IGRP và default route 53

4.6 Hoạt động cân bằng tải 53

4.7 IGRP timer 53

5. EIGRP: 54

5.1 Tổng quan về EIGRP 54

5.2 Một số thuật ngữ của EIGRP 55

5.3 Metric EIGRP 56

5.4 Thiết lập các quan hệ láng giềng trong EIGRP 56

5.5 EIGRP reliable transport protocol 60

5.6 Tiến trình truy vấn của EIGRP 60

5.7 Tuyến đường mặc định trong EIGRP 61

5.8 Cân bằng tải trong EIGRP 61

5.9 Các câu lệnh cơ bản 61

V.TÌM HIỂU GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF: 62

1. Các loại packet OSPF 62

2. OSPF Area 63

2.1 Normal area 64

2.2 Stub area 64

2.3 Totally Stubby Area 64

2.4 Not –So-Stubby Area (NSSA) 65

2.5 Totally Not-So-Stubby Area 65

3. Các kiểu môi trường truyền dẫn OSPF 66

3.1 Môi trường Multi-access 66

3.2 Môi trường point-to-point 66

3.3 Môi trường Non-Broadcast Multi-Access 66

3.4 OSPF demand circuit 66

4. Thiết lập mối quan hệ giữa các router (adjacency) 67

5. Chứng thực láng giềng OSPF (Neighbor authentication) 69

6. Các tham số của Interface OSPF 69

7. Định dạng packet 69

8. Câu lệnh cơ bản khi cấu hình OSPF 70

VI.PHÂN TÍCH XÂY DỰNG MẠNG DIỆN RỘNG TẠI CHI NHÁNH ĐIỆN THOẠI CỦ CHI 71

1. Bảng so sánh các giao thức định tuyến : 71

2. Nhận xét từ việc so sánh các giao thức định tuyến : 73

VII. DEMO KẾT NỐI CÁC ĐIỂM TRONG HỆ THỐNG MẠNG CHI NHÁNH ĐIỆN THOẠI CHI VỚI GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF : 75

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng giao thức định tuyến OSPF để kết nối mạng diện rộng chi nhánh điện thoại Củ Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
routing update là 255.255.255.255 (địa chỉ broadcast), có nghĩa là tất cả các router trên phân đoạn mạng đó sẽ nghe được các update. Các cập nhật sẽ gửi ra định kỳ sau khi một khỏang thời gian bị hết, khoảng thời gian timer này sẽ được khởi động lại ngay lập tức sau khi router gửi một cập nhật. Như vậy giao thức định tuyến distance-vector sẽ gửi ra toàn bộ bảng định tuyến đến các láng giềng của nó, thiết lập một đồng hồ thời gian sau một khoảng thời gian xác định trước (30s đối với RIPv1) sẽ gửi ra toàn bộ bảng định tuyến một lần nữa. Sau khi nhận được bảng định tuyến của router láng giềng, router sẽ cập nhật bảng định tuyến của có và thay đổi bảng định tuyến theo các cập nhật mà nó nhận được. Do router sẽ tiếp tục truyền thông tin mà nó nghe được từ router láng giềng, các giao thức định tuyến nhóm distance-vector gọi là “định tuyến theo tinh đồn”. 2.1.3 Kỹ thuật tránh lặp trong quá trình định tuyến (solution) Định tuyến thành vòng hay lặp (routing loops) có thể xảy ra nếu sự hội tụ của mạng diễn ra chậm trên một cấu hình mới, tạo ra các mục định tuyến không chắc chắn. Hình 2.2 Routing loop Các tuyến chạy vòng , chậm hội tụ , định tuyến không nhất quán Trước khi network 1 bị down thì thì tất cả router đều xem đường route tới network là GOOD. Và router C nhận định rằng muốn tới network 1 thì fải qua router B ( metric đây là 3 (ví dụ ta chạy RIP) Khi network 1 bị down xuống thì router E mới gửi 1 bản update tới A là: network 1 down rồi. Nhưng router B C D khơng biết. Nhưng B và D cĩ thể nhận biết được network 1 down một cách nhanh chĩnh vì nĩ kết nối (connect) trực tiếp tới A nên nhận update nhanh hơn. Tuy nhiên do C khơng nhận được update là network 1 down nến vẫn gửi một bản update tới B và D là đường tới network1 vẫn GOOD. Và như thế B và D update lại bản routing table của mình là network 1 vẫn good. Như thế là sai và quá trình này cứ lặp đi lặp lại (vì A sẽ gửi lại một update nĩi với B và D rằng là network 1 vẫn good) ===> routing loop. Nguyên nhân: Chúng ta thấy rằng nguyên nhân routing loop là B và D cĩ thể nhận được update từ A cịn C thì khơng , bởi vì network 1 "HƠI TỤ CHẬM" (SLOW CONVERGENCE) Lặp định tuyến có thể xảy ra bởi các router không được cập nhật đồng thời, do vậy để tránh và ngăn chặn lặp định tuyến người ta đưa ra những kỷ thuật sau: Count to infinity Maximum hop count Split horizon Route poisoning Holddown 2.1.3.1 Count to infinity (đếm vô thời hạn) Như ví dụ đề cập ở trên (hình 2.2), các cập nhật không hợp lệ của network 1 sẽ tiếp tục vòng trừ khi vài quá trình khác dừng nó lại. Điều kiện này, được gọi là đếm vô thời hạn (count to infinity), vòng các gói liên tục trên mạng bất chấp thực tế là mạng đích đã bị cắt. Trong khi router đang đếm một cách vô thời hạn, thông tin không hợp lệ cho phép một vòng định tuyến cứ thế tồn tại. Hình 2.3 Đếm vô thời hạn 2.1.3.2 Maximum hop count (định ra một số tối đa) Các giải thuật định tuyến distance-vector là tự hiệu chỉnh, nhưng bài toán định tuyến thành vòng có thể yêu cầu đếm vô hạn đầu tiên. Đế tránh vấn đề kéo dài thêm, các giao thức distance-vector định nghĩa vô hạn như một con số tối đa được chỉ định, con số này căn cứ theo đại luợng định tuyến (đếm hop đơn giản). Với cách tiếp cận này, giao thức định tuyến cho phép vòng định tuyến cứ tiếp tục cho đến khi đại lượng định tuyến vượt quá giá trị sớm nhất theo mặc định. 2.1.3.3 Split horizon (phân chia ranh giới) Split horizon là mộtt kỷ thuật để tránh lặp định tuyến , split horizon giảm số thông tin định tuyến không chính xác và chi phí định tuyến trong một mạng distance-vector bằng cách đưa ra luật để thông tin không không thể gửi trở lại theo hướng mà nó nhận được. Routing protocol sẽ phân biệt loại interface nào đã học đường và sẽ không quảng cáo trở lại cùng interface đo . Nó sẽ ngăn chặn router A gưiû thông tin đã được cập nhật trở lại router B. 2.1.3.4 Route Poisoning Route poisoning là kỹ thuật tránh lặp bằng cách ngăn chặn những thông tin cập nhật trái ngược nhau. Ban đầu router E đưa vào bảng định tuyến một entry về đường đi cho network 5 (gọi là route poisoning) có giá trị là 16 (unreachable). Khi router C nhận 1 route poisoning từ router E, nó sẽ gửi một cập nhật gọi là poisoning reverse ngược trở lại router E. Điều này đảm bảo tất cả các đường đi trên nhánh mạng đã nhận được thông tin đường đi mới. Bình thường thì kỹ thuật này không được dùng (vì nó có khuynh hướng là tăng kích thước bảng định tuyến) mà chỉ dùng khi gặp sự cố. Để khắc phục điều này, người ta dùng kỹ thuật này kết hơp với split-horizon, routing poisoning kết hợp với split horizon sẽ tạo ra một mạng distance-vector có tính phục hồi cao và đáng tin cậy hơn. 2.1.3.5 Holddown timer (bộ định thời khống chế) Holddown là một trong những kỹ thuật tránh lặp trong quá trình định tuyến. Holddown ngăn chặn những thông điệp cập nhật thường xuyên để phục hồi một đường đi không có hiệu quả (gọi là flapping). Điều này thường xảy ra khi những liên kết không đồng bộ mất nối kết và liền cập nhật lai. Nếu không có cách ổn định thì mạng sẽ không thể hội tụ và interface bị flapping sẽ chậm mạng hoặc là nghẽn mạng. Holddown ngăn chặn đường đi thay đổi quá nhanh trong thời gian cho phép khi đường đi không có hiệu quả trở thành có hiệu quả để mạng hoạt động ổn định trước khi tìm đường đi tối ưu. Router hạn chế trong một chu kỳ xác định bất kỳ sự thay đổi nào ảnh hưởng đến đường đi ở xa. Nó ngăn chặn đường đi không hiệu quả sớm được phục hồi đến bảng định tuyến khác. Giao thức định tuyến Link-state Cơ sở định tuyến cho LINK-STATE Giải thuật cơ bản thứ hai được dùng cho định tuyến là giải thuật link-state. Các giải thuật định tuyến link-state, là giao thức dựa trên thuật toán tìm đường đi ngắn nhất cũng được gọi là SPF (Shortest Path First ), duy trì một cơ sỡ dữ liệu phức tạp chứa thông tin về topo mạng. Trong khi giải thuật distance-vector không có thông tin đặc biệt gì về các mạng ở xa và cũng không biết các router ở xa, giải thuật định tuyến link-state biết được đầy đủ vế các router ở xa và biết được chúng liên kết với nhau như thế nào. Định tuyến link-state dùng: Hình 2.4 Giao thức định tuyến link-state Các thông báo về trạng thái liên kết: LSA (Link State Advertisements). Một cơ sở dữ liệu về topo mạng. Giải thuật SPF, và cây SPF sau cùng. Một bảng định tuyến liên hệ các đường dẫn và các port đến từng mạng Router mà sử dụng giao thức link-state linh hoạt hơn trong mạng nội bộ hơn giao thức distance-vector. OSPF là giao thức định tuyến IP hoàn chỉnh của giao thức link-state. Giao thức định tuyến LINK-STATE trao đổi các bảng định tuyến Hoạt động tìm hiểu khám phá mạng trong định tuyến link-state dùng trong các quá trình sau: Các router trao đổi các LSA cho nhau. Mỗi router bắt đầu với các mạng được kết nối trực tiếp để lấy thông tin. Mỗi router đồng thới với các router khác tiến hành xây dựng một cơ sở dữ liệu về topo bao gồm tất cả các LSA đến từ liên mạng. Giải thuật SPF tinh toàn mạng có thể đạt đến. Router xây dựng topo luận lý này như một cây, tự nó là gốc, gồm tầt cả các đường dẫn có thể đến mỗi mạng trong liên mạng đang chạy giao thức link-state. Sau đó, nó sắp xếp các đường dẫn này theo chiến lược chọn đường dẫn ngắn nhất (SPF). Router liệt kê các đường dẫn tốt nhất của nó, và các port dẫn đến các mạng đích, trong bảng định tuyến của nó. Nó cũng duy trì các cơ sở dữ liệu khác về các phần topo và các chi tiết về hiện trạng. Các thay đổi về topo lan truyền như thế nào xuyên qua mạng Các giải thuật link-state căn cứ vào càc cập nhật link-state như nhau. Bất cứ khi nào một topo link-state thay đổi, các router đầu tiên nhận biết được sự thay đổi này gửi thông tin đến các router khác hay đến một router được gán trước là tham chiếu cho tất cả các router khác cập nhật. Điều này liên quan đến việc gửi thông tin định tuyến chung đến tất cả các router trong liên mạng. Để đạt được sự hội tụ, mỗi router thực hiện như sau: Theo dõi các láng giềng của nó: ứng dụng mỗi tên của láng giềng xem đang mở hay đóng (up hay down), và giá của liên kết (link cost) đến láng giềng đó. Tạo một gói LSA trong đó liệt kê tên tên của các giá liên kết, bao gồm các láng giềng mới, các thay đổi trong giá liên kết, và các liên kết dẫn đến các láng giềng đã được ghi. Gửi gói LSA này đi sao cho tất cả các router đều nhận được. Khi nhận một gói LSA mới nhất được phát ra từ mỗi router. Hoàn thành bản đồ của liên mạng bằng cách dùng dữ liệu từ gói LSA tích luỹ được và sau đó tính toán các tuyến dẫn đến tất cả các mạng khác sử dụng thuật đoán SPF. Mỗi khi một gói LSA tạo ra một thay đổi trong cơ sỡ dữ liệu link-state, thuật toán link-state sẽ tính toán lại tìm các đường dẫn tốt nhất và cập nhật bảng định tuyến. Sau đó, mỗi router lưu ý về sự thay đổi topo này khi xác định đường dẫn ngắn nhất để định tuyến các gói. Hình 2.5 Các thay đổi về topo mạng trong link-state 2..2..4 Hai LINK-STATE liên quan với nhau Có hai link-state liên quan với nhau: các nhu cầu về bộ nhớ và xử lý và các nhu cầu về băng thông. Hình 2.6 Sự liên quan giữa 2 link-state RIP (Routing Information Protocol) RIP là một trong những routing protocol đầu tiên sử dụng. RIP hoạt động dựa trên thuật toán distance-vector, được sử dụng rộng rãi tuy nhiên chỉ thích hợp cho những hệ thống nhỏ và ít phức tạp, trở thành chuẩn mở cho các nhà quản trị. RIP là giao thức dạng calssful, nghĩa là không chứa thông tin subnet mask trong các cập nhật định tuyến, do đó, RIP không hỗ trợ VLSM (Variable Length Subnet Mask: một kỷ thuật cho phép người quản trị dùng nhiều giá trị subnet mask trong cùng một địa chỉ mạng) và mạng không liên tục RIP hỗ trợ cân bằng tải tối đa là 6 đường đi có chi phí bằng nhau (equal-cost load balancing) RIP có 2 phiên bản là RIPverson1 (RIPv1) và RIPverson2 (RIPv2) xác định đường với metric là hop count (path length). Số lượng hop tối đa là 15 Mặc định: Router RIP sẽ gửi bảng định tuyến để cập nhật thông tin sau khoảng thời gian trung bình là 30s (update timer), địa chỉ đích của thông tin cập nhật này là 255.255.255.255 (all-host broadcast). Thời gian đường đi (route) tồn tại trong bảng định tuyến khi không cập nhật mới là 180s (invalid timer / timeout / expiration timer). Trong vòng 180s mà không cập nậht được thì hop count của đường đi (route) sẽ mang giá trị là 16, mặc dù đường đi là không thể đến được nhưng route vẫn được dùng để chuyển tiếp gói. Router sẽ không nhận bất cứ cập nhật mới của route này trong khoảng thời gian là 180s (hold down). Khoảng thời gian route phải chờ trước khi xóa route ra khỏ bảng định tuyến là 240s (fush timer / garbage collection timer). 3.1 RIP version 1 (RIPv1) Routing Information Protocol version 1 (RIPv1) là một giao thức đơn giản, RIPv1 được sử dụng trong môi trường mạng nhỏ, ít phức tạp hoặc ít có sự thay đổi về topo mạng, và cũng hoạt động dựa trên tuật toán distance vector, sẽ gởi một cập nhật mới mỗi lần là 30s và các bảng cập nhật mới này sẽ cập nhật toàn bộ bảng định tuyến. Bởi vì RIPv1 là giao thức đầu tiên trong giao thức định tuyến distance vector và trở tàhnh một chuẩn mở cho các nhà quản trị, sau đó các nhà quản trị lập trình cho một giao thức định tuyến đã được định sẵn sao cho phù hợp với cấu trúc đã tồn tại . Cũng như giao thức định tuyến distance-vector , RIPv1 cũng có những phương thức tránh lặp định tuyến (count to infinity , Split horizon with poison reverse (phương pháp phân chia ranh giới) , holddown , triggered update , load balancing). 3.2 RIP version 2 RIPv2 là một cải tiến của RIPv1. RIPv2 là giao thức định tuyến dạng classless, có hỗ trợ VLSM, sự tóm tắt đường đi và chứng thực. Một số cải tiến thể hiện ở: route tag, subnet mask, next-hop, multicast capability, và chứng thực. Command Version Route tag Address family identifier 00000000 IP address Subnet mask Next hop Metric Hình2.7 : Định dạng IP packet version 2 3.2.1 Route tag Field route tag dài 16 bit (2 byte) dùng để nhận dạng các route, có ý nghĩa trong quá trình redistribution. Các route khi redistribute vào RIP sẽ được đánh dấu bằng route tag để phân biệt giữa internal RIP và external RIP; internal RIP là giữa các router sử dụng RIP với nhau. External RIP là giữa các giao thức RIP và các giao thức định tuyến khác. 3.2.2 Next hop Field next hop được sử dụng để tránh sự mở rộng hop trong quá rình chuyển tiếp packet để cho packet có thể chuyển tiếp một cách nhanh nhất. 3.2.3 RIPv2 hỗ trợ multicast RIPv2 sử dụng mô hình truyền thông multicast để trao các đổi thông tin định tuyến. Địa chỉ multicast RIPv2 sử dụng là 224.0.0.0 (địa chỉ MAC là 01-00-5E-00-00-09). 3.3 Metric của RIP Giao thức định tuyến RIP sử dụng mectric là hop count mang giá trị từ 1->15. Đường (route) có metric là 16 được định nghĩa là vô hạn (infinity), nghĩa là đường đi đó không đến được (uncreachable). Mỗi tuyến đường từ nguồn tới đích đều được gán một giá trị metric để làm tiêu chuẩn so sánh. Khi router nhận được một cập nhật định tuyến mới, router sẽ cộng thêm một đơn vị vào giá trị metric trong cập nhật định tuyến và đưa vào bảng định tuyến của chính router đó. Địa chỉ IP của nơi gửi được sử dụng như là hop kế tiếp. 3.4 Cập nhật đinh tuyến RIP RIP là giao thức hoạt động dạng broadcast, mặc định sẽ gửi đến tất cả các thiết bị trên Elthernet LAN của router mà nó gửi packet đến. Điều này sẽ rất lãng phí, để tránh điều này, interface Elthernet của router muốn truyền packet đi phải được cấu hình passive và dùng thêm lệnh neighbor để cho phép gửi cập nhật định tuyến đến các router láng giềng xác định. Sau khi cập nhật bảng định tuyến, lập tức router bắt đầu truyền cập nhật định tuyến để cho router mạng khác biết về sự thay đổi đó. Tính ổn định RIP cũng có một số tính năng ổn định giống như giao thức định tuyến khác. Những tính năng đem đến sự ổn định mặc dù có những thay đổi đột ngột về cấu trúc mạng. Ví du: Như RIP sử dụng kỹ thuật split horizon và holddown để ngăn chặn những thông tin định tuyến sai lệch được truyền đi rộng rãi. 3.6 Không hỗ trợ mạng không liên tục RIP Mạng không liên tục là một mạng bao gồm nhiều mạng con thuộc cùng mạng chính (major network) bị phân cách bởi một mạng khác. Router sử dụng RIP sẽ không quảng cáo một mạng không nằm trong cùng major network đến router khác. 3.7 RIP không hỗ trợ VLSM (Variable Length Subnet Mask) RIP sẽ không quảng cáo một mạng không có cùng subnet mask với mạng của router đó. 3.8 RIP và đường đi mặc định (default route) RIP hỗ trợ default route, nghĩa là cho phép quảng bá mạng 0.0.0.0/0. Khi RIP tìm thấy một đường đi mặc định (default route) trong bảng định tuyến, nó sẽ tự động quảng cáo đường đi (route) này trong các cập nhật định tuyến. Lưu ý rằng default route phải có metric phù hợp, nghĩa là nhỏ hơn 15. Ví dụ: Nếu default route học được từ OSPF có metric lớn hơn hoặc bằng 20, RIP sẽ quảng cáo route này với metric là 16 (infinity) và lúc đó ta phải cấu hình metric là 16 và lúc đó ta phải cấu hình metric mặc định cho route đó, ta dùng lệnh: Router(config-router)#defaut-metric Trong giao thức định tuyến dạng classful, nếu router nhận packet đến một mạng không có trong bảng định tuyến và không khai báo default route trong bảng định tuyến thì router sẽ loại bỏ packet đó. Nếu router cấu hình định tuyến dạng classless thì router sẽ chuyển packet đến default route. 3.9 RIP Timer Bộ đếm cập nhật định tuyến đếm trong khoảng thời gian trung bình là 30 giây. Router sẽ căn cứ vào bộ đếm này để gửi bảng định tuyến để cập nhật thông tin cứ sau khoảng 30 giây. Điều này giúp ngăn chặn sự tắt nghẽn khi tất cả các router đồng thời cập nhật router láng giềmg. Mỗi mục (entry) trong bảng định tuyến đều có thời gian tồn tại cùmg với một bộ đếm thời gian tồn tại của đường đi. Khi thời gian tồn tại của đường đi đã hết, đường đi sẽ không còn giá trị nhưng nó vẫn còn được giữ lãi trong bảng cho đến khi thời gian đếm route-flush hết hạn. RIP có nhiều bộ đếm để thực thi, bao gồm: Bộ đếm thời gian cập nhật định tuyến (route update timer). Bộ đếm thời gian tồn tại của đường đi (route-timeout timer). Bộ đếm thời gian giải phómg đường đi (route-flush timer). 3.10 Định dạng packet RIP Bảng dưới đây minh hoạ định dạng IP packet của RIP. Số byte mỗi field: Command Version Unused Address Family Identifier Unused IP address Unused Metric Các field trong định dạng IP packet của RIP: Command - trình bày cho dù packet là một sự yêu cầu (request) hoặc là một sự trả lời (response). Request yêu cầu router gửi tất cả hoặc một phần của bảng định tuyến. Response có thể là sự cập nhật thường xuyên một cách tự nguyện hoặc là sự đáp lại yêu cầu. Response chứa các entry của bảng định tuyến. Packset RIP phức tạp (multiple RIP packet) được sử dụng để ruyền thông tin từ những bảng định tuyến lớn. Version - xác định version của RIP được sử dụng. Unused - là field không sử dụng có giá trị mặc định là 0. Address-family identifier (AFI) - xác định địa chỉ gia đình được sử dụng. RIP được thiết kế để mang htông tin định tuyến cho những giao thức khác nhau. Mỗi entry có 1 AFI cho biết kiểu địa chỉ. Trên lý thuyết, AFI của IP là 2. Ip address - xác định địa chỉ IP cho entry. Metric - số hop mà router đã đi qua để đến đích, có giá trị từ 1 đến 15 nếu đường đi có thể đến, và 16 khi đường đi không thể đến. 1 IP packet của RIP có thể chứa đến 25 field AFI, address, netric của mạng đích. 3.11 Các câu lệnh cơ bản khi cấu hình RIP router RIP: chọn giao thức định tuyến là RIP. no router RIP: vô hiệu giao thức RIP đan ghoạt động. version version-number: là version mà RIP sử dụng. Nếu không dùng lệnh này router sẽ mặc định RIP đang sử dụng RIPv1. network network-number: địa chỉ bạn muốn cấu hình. timers basic update-timer invalid-timer holddown-timer flush-timer: qui định: Update-timer:thời gian cập nhật định tuyến. Invalid-timer: thời gian routetồn tại trong bảng định tuyến khi không có cập nhật mới. Holddown-timer: là khoảng thời gian router sẽ không nhận bất cứ cập nhật mới nào của route. Flush-timer: thời gian chờ trước khi xoá route ra khỏi bảng định tuyến. Clear ip route*: xoá và tạo lại thông tin trong bảng định tuyến. Tóm lại: RIP là giao thức định tuyến quốc tế có thể dùng để cấu hình với router của nhiều hãng khác nhau. Với bài toán của công ty A ở trên, ta chọn RIP nếu như các mạng riêng của các công ty không quá phức tạp vì RIP có tính ổn định và dễ cấu hình, nhưng nếu như các mnạg riêng của các công ty là phức tạp thì ta phải xem xét lại bởi vì RIP là giao thức dạng distance-vector nên nó sẽ gửi toàn bộ bảng định tuyến đi sau một khoảng thời gian update-timer. Như vậy sẽ rất lãng phí tài nguyên mạng khi router hiện hành phải chờ thời gian update-timer trước khi nhận bảng cập nhật định tuyến, và trong khi router chỉ cần nhận những cập nhật về sự thay đổi trong mạng. RIP không hỗ trợ mạng không liên tục và VLSM nhưng RIPv2 đã khắc phục vấn đề này. Ngoài ra RIP sử dụng metric là hop với số hop tối đa là 15, nghĩa là độ hội tụ mạng chậm (vì phải đợi đến 15 hop trước khi biết được đường đi là unreachable) và đường kính của mạng sử dụng RIP tối đa chỉ được 15 hop. IGRP (Intrior Gateway Routing Protocol) Tổng quan về IGRP IGRP (Intrior gateway routing protocol) là giao thức định tuyến dạng classful, nghĩa là không chứa subnet mask trong các cập nhật định tuyến. IGRP dùng cơ chế advanced vector, dựa trên cơ chế link-state kết hợp với distance vector nghĩa là chỉ cập nhật thông tin khi có sự thay đổi cấu trúc. Việc xác định đường được thực hịên linh hoạt thông qua nhiều yếu tố: số hop, băng thông, thời gian chờ, độ tin cậy… IGRP có khả năng hỗ trợ tối đa là 255 hop (so với giới hạn 15 hop của RIP), có đợ hội tụ nhanh hơn RIP nhờ cơ chế flash update, và hỗ trợ cho nhiều đường liên kết với khả năng cân bằng tải cao. Các giao thức nhóm classful gồm RIPv1 và IGRP. IGRP tính metric dựa trên tham số băng thông (bandwidth), thời gian chờ (delay), độ ổn định cao (stability) và tải (load). IGRP có thời gian update dài hơn RIP, có khả năng hỗ trợ cân bằng tải với đơn giá không bằng nhau. IGRP không hỗ trợ mạng không liên tục và VSLM. IGRP sẽ tự động tóm tắt một mạng (auto summarization) trước khi quảng cáo nó. Mặc định: Update Router sẽ gửi bảng định tuyến để cập nhật thông tin sau khỏng thời gian trung bình là 90 giây (update timer), địa chỉ đích của update này là 255.255.255.255 (all-hosts broadcASt). Invalid Thời gian đường đi tồn tại trong bảng định tuyến khi không có cập nhật mới là270giây (invalidtimer/timeout/expiration) timer các đường đi sẽ ở tron gtình trạng không hiệu lực. Holddown Router sẽ không nhận bất cứ cập nhật mới của đường đi này trong khoảng thời gian 280 giây (hloddown timer). Flush Khoảng thời gian router phải chờ trước khi xoá đường đi ra khỏi bảng định tuyến là 630 giây (flush timer/garbage collection timer). IGRP cung cấp với giới hạn lớn hơn các giao thức định tuyến khác. Ví dụ: Độ ổn định và tải có giá trị từ 1 đến 255, băng thông có thể lên đến tốc độ từ 1200 bps đến gbps. Thời gian chờ có thể từ 1 đến 224, nhà quản trị có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn đường đi bằng cách tăng thêm hay giảm bớt giới hanï cho metric. Điều này cho phép nhà quản trị có thể thay đổi sự chọn lựa đường đi tự động của IGRP. Cập nhật định tuyến IGRP IGRP là giao thức hoạt động dạng broadcast, mặc định sẽ gửi update đến tất cả các thiết bị trên Ethernet Lan của router mà nó sẽ gửi packet đến. Điều này sẽ rất lãng phí. Để tránh điều này, interface Ethernet của router muốn truyền packet đi phải đựơc cấu hình passive và dùng thêm câu lệnh neighbor để cho phép gửi cập nhật định tuyến đến router láng giềng xác định. 4.3 Metric của định tuyến IGRP Giao thức định tuyến sử dụng công thức dưới nay để tính metric: IGRP metric = [ K1 * BW + (K2*BW) + K3 ] * Delay * K5 (256-Load) (Reli + K4) K1, K2, K3, K4, K5 là hằng số. BW=107/ băng thông nhỏ nhất trên đường đi (kbps). Delay = tổng delay trên tuyến đường /10 (ms). Load: tải trên interface, mang giá trị 1-255 (255-100% truyền thông, 1-không có truyền thông). Reli: độ tin cậy của interface, mang giá trị 1-255 (1-không tin cậy, 255-100% đáng tin cậy). Mặc định: K1-K3 =1, K2 = K4 = K5 = 0. Khi đó: IGRP metric=BW+ Delay. Môi trường Băng thông Delay Ethernet Fast Ehternet Gigabit Ethernet 10.000Kbps 100.000 Kbps 1.000.000 Kbps 1000 micro giây 100 micro giây 10 micro giây FDDI Tokken Ring (16 M) T1 100.000 Kbps 16.000 Kbps 1544 Kbps 100 micro mgiây 630 micro giây 20.000 micro giây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
  • docBIA.DOC
  • cdrRouter.cdr
  • docSUON.DOC