Luận văn Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 4

1.1 Rủi ro trong hoạt động Ngân hàng và thực trạng rủi ro tín dụng ở Việt Nam 4

1.1.1 Khái niệm về rủi ro 4

1.1.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng 5

1.1.2.1 Rủi ro tín dụng 5

1.1.2.2 Rủi ro lãi suất 5

1.1.2.3 Rủi ro tỷ giá 7

1.1.2.4 Rủi ro thanh toán 7

1.1.2.5 Rủi ro trong dịch vụ bảo quản và quản lý chứng từ có giá 9

1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng 11

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 11

1.2.2 Các hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng 14

1.2.2.1 Nợ có vấn đề 14

1.2.2.2 Nợ quá hạn 15

1.2.2.3 Nợ khó đòi 15

1.2.2.4 Lãi treo 16

1.2.2.5 Cơ cấu dư nợ tín dụng 17

1.2.2.6 Một số dấu hiệu khác 17

1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 18

1.2.3.1 Những nguyên nhân bất khả kháng 18

1.2.3.2 Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay 18

1.2.3.3 Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng 19

1.2.4 Các loại rủi ro tín dụng 19

1.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 21

1.3.1 Quản trị rủi ro tổng hợp năm 2007 21

1.3.2 Định hướng năm 2008 24

1.3. 3 Hoạt động tín dụng của ngân hàng Techcombank trong 3 năm gần đây 24

1.3.4 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Techcombank 25

CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG

TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 27

2.1 Một số tổ chức xếp hạng tín dụng 27

2.1.1 Trên thế giới 27

2.1.2 Tại Việt Nam 30

2.2 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Techcombank 33

2.2.1 Khái niệm xếp hạng doanh nghiệp 33

2.2.2 Mục đích, đối tượng và phạm vi áp dụng 34

2.2.3 Quy trình thực hiện và hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp trên phần mềm T24 35

2.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng 36

2.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính bao gồm các tiêu chí sau 41

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT TRONG XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG 49

3.1 Mô hình Logit 49

3.2 Ứng dụng mô hình Logit vào xếp hạng khách hàng 51

3.2.1 Áp dụng mô hình Logistic với đầy đủ các biến số vào một số khách hàng của Ngân hàng Techcombank _chi nhánh Hà Nội 53

3.2.2 Ứng dụng mô hình Logit dự báo tình trạng nợ cho ba doanh nghiệp tiêu biểu 75

NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 83

PHỤ LỤC 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p (theo thống kê hiện nay S$P hoạt động tại hơn 50 quốc gia trên thế giới ), S$P ngày càng tạo được uy tín trong phương pháp cũng như công nghệ được sử dụng để xếp hạng và được nhiều công ty, nhiều tổ chức, nhiều nhà đầu tư tin dùng. So với Moody’s thì phạm vi xếp hạng của tổ chức này rộng hơn nhiều, nhất là các loại chứng khoán. Sau Moody’s, S$P thì hàng loạt các công ty định mức ra đời, nhất là sau sự kiện liên tiếp những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính diễn ra trên toàn thế giới, gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Có thể điểm qua một số tổ chức xếp hạng tín dụng tiêu biểu được hình thành sau sự kiện khủng hoảng kinh tế liên tiếp diễn ra trên thế giới như: Tổ chức xếp hạng trái phiếu Canada (Canada Bond Rating) được thành lập vào năm 1972, tổ chức xếp hạng trái phiếu Nhật Bản (Japanese Bond Rating Institue) bắt đầu hoạt động vào năm 1975, tổ chức xếp hạng trái phiếu quốc tế (International Bond Credit Agency) thành lập tại London vào năm 1978, công ty xếp hạng tín dụng Duff $ Phelps ra đời và đã trở thành tổ chức xếp hạng lớn thứ tư tại Mỹ và bắt đầu tiến hành xếp hạng cho hàng loạt các công ty lớn,… Nhìn chung, xét toàn bộ hệ thống xếp hạng tín dụng trên thế giới thì các công ty xếp hạng tín dụng của Mỹ vẫn được đánh giá cao nhất cả về chất lượng xếp hạng và phạm vi hoạt động. Các tổ chức xếp hạng của Mỹ đã xếp hạng cho hàng loạt các công cụ được giao dịch trên thị trường tài chính, hàng nghìn các doanh nghiệp phát hành. Các tổ chức này hoạt động ở các thị trường tài chính lớn trên khắp thế giới cũng như rất nhiều thị trường tài chính mới nổi. Chẳng hạn như Standard $ Poor đã tiến hành xếp hạng cho khoảng 30000 loại trái phiếu và các cổ phiếu ưu đãi được phát hành bởi hơn 4000 công ty trên toàn thế giới, ngoài ra nó còn xếp hạng cho khoảng 15000 trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ, các tổ chức nước ngoài và tổ chức xuyên quốc gia. Hiện nay, xếp hạng tín dụng không chỉ bó hẹp ở các quốc gia phát triển mà tại các quốc gia mới nổi và các quốc gia đang phát triển, các tổ chức xếp hạng cũng được thành lập và từng bước đi vào hoạt động chuyên nghiệp.Hơn thế nữa các công ty xếp hạng tín dụng có tên tuổi cũng đã thiết lập các chi nhánh của mình ở các thị trường mới nổi là những nơi đang rất cần đến việc xếp hạng tín dụng để đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của thị trường. Trong những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách ở các nước Công nghiệp mới (NICS) và các quốc gia đang phát triển ngày càng nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của các cơ quan định mức, xếp hạng tín dụng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và đối với thị trường tài chính nói riêng. Đây là những tín hiệu rất đáng mừng của nền kinh tế toàn cầu. Bảng 2.1. Xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ dài hạn S$P Moody’s Nội dung AAA Aaa Đối tượng được xếp loại này có chất lượng tín dụng cao nhất, có độ rủi ro thấp nhất vì thế có khả năng trả nợ mạnh nhất AA Aa Đối tượng được xếp loại này có chất lượng cao, mức độ rủi ro thấp và do đó khả năng trả nợ cao A A Đây là đối tượng đạt trên mức trung bình các nhân tố bảo đảm về khả năng trả nợ ngắn và dài hạn chưa thật chắc chắn nhưng vẫn đạt độ tin cậy cao. Do đó được xếp loại có khả năng trả nợ. BBB Baa Đây là đối tượng đạt mức trung bình, mức an toàn và rủi ro không cao nhưng cũng không thấp. Khả năng trả nợ gốc và lãi hiện thời không thật chắc chắn nhưng không có dấu hiệu nguy hiểm. BB Ba Đối tượng này đạt mức trung bình, khả năng trả nợ và lãi không thật chắc chắn và mức độ an toàn như BBB (Baa) B B Đối tượng này thiếu sự hấp dẫn cho đầu tư. Sự đảm bảo về hoàn trả gốc và lãi trong tương lai là rất nhỏ CCC Caa Khả năng trả nợ thấp, dễ xảy ra vỡ nợ CC Ca Rủi ro rất cao, thường bị vỡ nợ C C Đối tượng trong tình trạng sắp phá sản D Khả năng phá sản là gần như chắc chắn Bảng 2.2. Xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn S$P Moody’s Nội dung P-1 A-1+ Khả năng trả nợ mạnh nhất A-1 Khả năng trả nợ mạnh P-2 A-2 Khả năng trả nợ đạt mức trung bình khá P-3 A-3 Khả năng trả nợ vừa đủ để được xếp hạng đầu tư NP B Khả năng trả nợ yếu C Khả năng trả nợ yếu D Khả năng trả nợ rất yếu, thể hiện doanh nghiệp hay nhà phát hành có nguy cơ phá sản Tại Việt Nam Ở nước ta, do thị trường tài chính phát triển chậm hơn rất nhiều so với khu vực và trên thế giới nên các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam cũng được thành lập sau. Năm 1993, tổ chức xếp hạng tín dụng đầu tiên của Việt Nam mới được thành lập, đó là trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là CIC). Trung tâm này ra đời với chức năng chính là lưu trữ thông tin trong lĩnh vực tín dụng các doanh nghiệp này dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đến nay, Trung tâm đã tiến hành xếp hạng cho khoảng 8000 doanh nghiệp là những khách hàng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, phương pháp xếp hạng của CIC còn thiên về lịch sử vay vốn, quan hệ với các tổ chức tín dụng của doanh nghiệp hơn là phân tích chuyên sâu về khả năng cạnh tranh của các ngành, các doanh nghiệp cũng như những thay đổi, biến động của nền kinh tế. Đến năm 2004, Công ty thông tin tín nhiệm doanh nghiệp (C$R) cũng được thành lập. Công ty này chính thức công bố hoạt động từ năm 2004 nhưng thực tế công ty này hoạt động trong lĩnh vực thông tin tín dụng từ năm 2000. Thị phần chủ yếu của C$R là các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm đến việc đầu tư tại Việt Nam thông qua việc cung cấp báo cáo tín nhiệm về các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có đưa ra chỉ số tín dụng và thang điểm chung nhất cho các công ty. Ngoài ra là Trung tâm định mức tín nhiệm (Vietnamnet Rating) ra đời với mục tiêu trở thành tổ chức định mức chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập trung tâm đã tập trung hoàn thiện Quy trình định mức, xếp hạng; tổ chức hội đồng thẩm định; đào tạo đội ngũ nhân viên. Thị trường chủ yếu mà trung tâm hướng tới đó là xếp hạng các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến thị trường và thị trường chứng khoán. Cùng với xu thế hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế của Việt Nam, rất có thể sẽ có một số công ty, tổ chức xếp hạng tín dụng nước ngoài vào hoạt động tại nước ta trong tương lai không xa. Tóm lại, các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam hiện nay mới chỉ hoạt động như các tổ chức thông tin tín dụng, chứ chưa phải là các tổ chức xếp hạng tín dụng với vai trò xóa bỏ khoảng tối thông tin trên thị trường. Việc định mức, xếp hạng thường không linh hoạt để có thể đảm bảo thay đổi kịp thời theo diễn biến thị trường và hơn nữa nó chưa phải là một tiêu chí đánh giá chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được xếp hạng. Bảng 2.3.Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam Kí hiệu xếp loại Nội dung AAA Loại tối ưu: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao. Khả năng tự chủ là rất tốt. Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro rất thấp. AA Loại ưu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi do thấp. A Loại tốt: Tình hình tài chính ổng định, hoạt đọng kinh doanh có hiệu quả. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi do tương đối thấp. BBB Loại khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính. Rủi ro trung bình BB Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung bình, rủi ro trung bình. B Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp. Rủi ro tương đối cao. CCC Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ về tài chính yếu. Rủi ro cao. CC Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém. Khả năng trả nợ ngân hàng kém. Rủi ro rất cao. C Loại yếu kém: Doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính. Năng lực quản lý yếu kém. Đáp ứng đòi hỏi phải quản lý rủi ro từng khách hàng trong phạm vi của mình nên ngoài việc các tổ chức tín dụng xếp hạng khách hàng cho ngân hàng thì mỗi ngân hàng đều phải tự mình xếp hạng, đánh giá. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Techcombank 2.2.1 Khái niệm xếp hạng doanh nghiệp Xếp hạng doanh nghiệp là thuật ngữ bắt nguồn từ Tiếng Anh là Credit Ratings trong đó Credit là sự tín nhiệm còn Ratings nghĩa là xếp hạng. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên vào năm 1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt” do John Moody phát hành. Đến nay các tiêu chuẩn và những ký hiệu mà Moody đưa ra trở thành các chuẩn mực thế giới. Hoạt động này chỉ trở nên phổ biến ở các nước phát triển từ những năm 1960 và là một hoạt động rất quan trọng của các TCTD, ở Việt Nam hoạt động xếp hạng doanh nghiệp được các TCTD áp dụng trong vài năm gần đây. Đầu tháng 12.2005, Techcombank triển khai thành công dự án nâng cấp hệ thống phần mềm quản trị ngân hàng lõi (core banking) Globus của nhà cung cấp các giải pháp ngân hàng hàng đầu thế giới Temenos có trụ sở chính tại Thụy Sỹ. Phiên bản mới nhất của hệ thống phần mềm quản trị ngân hàng này có tên gọi là T24r5 với các tính năng tiên tiến như: Hỗ trợ đa máy chủ (multi-server), cho phép thực hiện 1000 giao dịch ngân hàng/1 giây,hỗ trợ giao dịch qua hệ thống 24h/ngày, phát triển sản phẩm, quản trị rủi ro… và vai trò đặc biệt quan trọng là xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. Xếp hạng khách hàng doanh nghiệp: là phương pháp đo lường rủi ro về khả năng trả nợ của một doanh nghiệp đối với khoản cấp tín dụng tại Techcombank. Đơn vị kinh doanh: bao gồm Trung tâm giao dịch hội sở, các chi nhánh của Techcombank và các phòng giao dịch. Hạng tín dụng của một khách hàng doanh nghiệp: được xác định dựa trên tổng điểm số tín dụng (bao gồm điểm định lượng và điểm định tính) mà khách hàng đó đạt được. Chỉ tiêu định lượng: là các chỉ tiêu được đo lường cụ thể, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người xếp hạng. Chỉ tiêu định tính: là các chỉ tiêu đánh giá dựa trên những nhận xét, đánh giá của người xếp hạng. 2.2.2 Mục đích, đối tượng và phạm vi áp dụng Mục đích: Xây dựng các bước thống nhất trong việc xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp trên phần mềm T24 tại các đơn vị của Techcombank. Tạo cơ sở cho việc xem xét đánh giá để cấp tín dụng và quản lý khách hàng trong hoạt động tín dụng. Làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách tín dụng và xây dựng chính sách khách hàng của Techcombank. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp trong hệ thống Techcombank. Đối tượng áp dụng: Các chi nhánh, Trung tâm giao dịch, các Phòng Giao dịch trực thuộc thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp. Phạm vi áp dụng: Việc xếp hạng doanh nghiệp được áp dụng đối với tất cả các khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Techcombank. 2.2.3 Quy trình thực hiện và hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp trên phần mềm T24 Bảng 2.4. Quy trình thực hiện xếp hạng doanh nghiệp trên T24 TRÁCH NHIỆM TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CVKH Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ Phê duyệt Y Thu thập thông tin Xếp hạng khách hàng Kiểm soát phê duyệt trên T24 Y N N Phê duyệt Y Thu thập thông tin Xếp hạng khách hàng Kiểm soát phê duyệt trên T24 Y N N CVKH Trưởng/phó PGD, Trưởng/phó phòng KD Trưởng/phóPGD, Trưởng/phó phòng KD Ban giám đốc chi nhánh Ban KS & HTKD Hạng tín dụng của một khách hàng doanh nghiệp được xác định dựa trên điểm số tín dụng mà khách hàng đó đạt được, trong đó điểm tín dụng được tính dựa trên điểm của các chỉ tiêu định lượng và định tính. 2.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng Trong T24, thang điểm đánh giá cho các chỉ tiêu định lượng đối với mỗi ngành khác nhau thì khác nhau, vì vậy trước khi xếp hạng doanh nghiệp cần xác định doanh nghiệp đó thuộc ngành nào trong 4 ngành cơ bản sau: Công nghiệp Xây dựng Thương mại Dịch vụ Các chỉ tiêu định lượng để xếp hạng doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu tài chính sau: Bảng 2.5. Bảng các chỉ tiêu định lượng xếp hạng DN STT Chỉ tiêu I. Khả năng thanh khoản 1 Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn 2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh II. Khả năng vay trả 3 Tỷ số nợ/TTS 4 Tỷ số vốn chủ sở hữu/TTS 5 Tỷ số nợ/ vốn CSH 6 Tỷ số Lợi nhuận gộp/ Nợ phải trả III. Khả năng sinh lời 7 Tỷ số lợi nhuận sau thuế/ doanh thu 8 ROE 9 ROA IV. Năng lực hoạt động 10 Tỷ số doanh thu/tổng tài sản 11 Số ngày phải thu 12 Vòng quay hàng tồn kho 13 Tổng TS (triệu VNĐ) - Khả năng thanh toán ngắn hạn (đơn vị: lần) Khả năng thanh toán ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tài sản nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết quy mô những khoản phải trả ngắn hạn được bù đắp bởi những tài sản có dự kiến sẽ chuyển đổi thành tiền trong một thời gian ngắn. Chỉ tiêu này dùng để kiểm tra trạng thái vốn lưu động và tính thanh khoản; xem xét mức độ bảo vệ người cho vay trong trường hợp doanh nghiệp vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động, thể hiện sự an toàn của người cho vay ngắn hạn. Đối với chỉ tiêu này: Khoảng giá trị từ 1 → 4 là chấp nhận được. Nếu khả năng thanh toán ngắn hạn < 1 : dùng vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định → rủi ro trong thanh toán ngắn hạn. Nếu khả năng thanh toán ngắn hạn > 4: không tốt, có thể vì sử dụng không tốt khoản tiền đi vay, quỹ tiền mặt tồn đọng nhiều… Khả năng thanh toán nhanh (đơn vị: lần) Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho bình quân Nợ ngắn hạn Tỷ lệ này cho biết khả năng chuyển đổi các tài sản có của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh toán cấp thiết cho các khoản nợ. Giá trị của tỷ lệ càng cao chứng tỏ độ rủi ro thấp. Tuy nhiên điều này cũng có ý nghĩa rằng hiệu quả quản lý tài sản lưu động chưa tốt vì những tài sản này có tỷ lệ sinh lời thấp đối với doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nhỏ thì khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn kém. Giá tri có thể chấp nhận được là 1 → 2. Nợ phải trả trên tổng tài sản (đơn vị: %) Nợ phải trả trên tổng tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản có Hệ số này phản ánh cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Trên phương diện chủ nợ: tỷ lệ này càng cao thì khả năng thu hồi nợ càng thấp, mức độ phá sản của doanh nghiệp càng cao. Trên phương diện doanh nghiệp: tỷ lệ cao chứng tỏ thành tích vay mượn tốt, nếu doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ lệ lãi vay thì tỷ lệ cao là tốt. Ngược lại nếu tỷ suất lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ lãi vay thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng, độ phá sản cao. Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu (đơn vị: %) Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn riêng của doanh nghiệp. Giá trị này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro đối với các chủ nợ lớn. Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu (đơn vị: %) Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu = Lợi tức sau thuế Doanh thu thuần Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao và doanh thu của doanh nghiệp lớn thì tiềm năng sinh lời càng lớn. Tổng lợi tức sau thuế trên tài sản (đơn vị: %) (ROA) Tổng lợi tức sau thuế trên tổng tài sản = Lợi tức sau thuế Tổng tài sản có Chỉ tiêu này dùng để so sánh với chi phí vốn (chi phí sử dụng ngân quỹ của doanh nghiệp). Nếu tỷ lệ này lớn hơn chi phí vốn thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi, nếu nhỏ hơn chi phí vốn thì doanh nghiệp bị thua lỗ. Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn (đơn vị: %) (ROE) Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn = Tổng lợi tức sau thuế Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số này có ý nghĩa quan trọng đối với chủ sở hữu và tiềm tàng của doanh nghiệp, nó cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được khi họ đầu tư vốn vào công ty. Tỷ số này thể hiện sức hấp hẫn của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư tiềm tàng, rất hữu ích khi so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết trên thị trường (trái phiếu chính phủ). Nếu tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ lãi trung bình trên thị trường thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Nếu tỷ lệ này bằng tỷ lệ lãi trung bình trên thị trường của doanh nghiệp thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở mức trung bình, có thể chấp nhận được. Nếu nhỏ hơn tỷ lệ lãi trung bình thì doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thấp, không tạo được sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Hiệu quả sử dụng tài sản (đơn vị: lần)(TS doanh thu/tổng tài sản) Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản có Hệ số này thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Giá trị này càng cao càng thể hiện hiệu quả hoạt động nhằm tăng thị phần và sức cạnh tranh. Vòng quay hàng tồn kho (đơn vị: vòng) Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Hệ số này thấp chứng tỏ giá trị của các loại hàng hoá tồn kho quá cao so với doanh thu; số ngày hàng nằm trong kho lâu; hiệu quả quản trị ngân quỹ của doanh nghiệp thấp vì lượng tiền tồn đọng trong hàng hoá quá lâu. Kỳ thu tiền bình quân (đơn vị: ngày) (Số ngày phải thu) Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu thuần/365ngày Hệ số này cho biết số ngày thu hồi tiền bán hàng bình quân. Giá trị này càng cao chứng tỏ hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp càng thấp, khả năng có những khoản nợ khó đòi cao. Giá trị có thể chấp nhận được 30 → 60 ngày 2.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính bao gồm các tiêu chí sau Bảng 2.6. Bảng các chỉ tiêu định tính xếp hạng DN STT Chỉ tiêu 1 Chiến lược 2 Quan hệ với Techcombank 3 Thương hiệu 4 Trình độ, kinh nghiệm Ban lãnh đạo 5 Uy tín trong giao dịch tín dụng Đối với các chỉ tiêu định tính, để chuẩn hóa cách khai báo, hệ thống đưa ra các mã tương ứng của từng nội dung chỉ tiêu, các mã này được đặt là 10, 20,…..60 và khi đánh giá các chỉ tiêu này trong T24, người nhập chỉ cần khai các mã nội dung tương ứng, cụ thể hướng dẫn đánh giá và mã khai báo vào T24 đối với từng chỉ tiêu như sau: Chỉ tiêu “Chiến lược” Chỉ tiêu “Chiến lược” cho điểm dựa trên đánh giá về mức độ rõ ràng, tính phù hợp của chiến lược doanh nghiệp với xu hướng phát triển chung của ngành cũng như khả năng thực hiện được chiến lược của doanh nghiệp trong thực tế. Bảng 2.7. Bảng các chỉ tiêu “Chiến lược” Nội dung chỉ tiêu chiến lược Giá trị nhập Chiến lược rõ ràng, phù hợp với công ty, khả năng thực hiện chiến lược rất tốt, được cụ thể hóa bằng hệ thống văn bản chiến lược cho toàn công ty. 10 Chiến lược tốt, khả năng thực hiện chiến lược tốt 20 Chiến lược khá, khả năng thực hiện chiến lược khá 30 Chiến lược trung bình, khả năng thực hiện chiến lược trung bình 40 Chiến lược không phù hợp, không có khả năng thực hiện chiến lược 50 Chỉ tiêu “Quan hệ với Techcombank” Chỉ tiêu “Quan hệ với Techcombank” xác định mức độ quan hệ và uy tín trong quan hệ của doanh nghiệp đối với riêng Techcombank: Doanh số hoạt động: là tổng doanh số ghi có tài khoản trong 01 năm (năm theo báo cáo tài chính) không tính đến những giao dịch ghi có: phát vay, nộp tiền vào tài khoản để trả nợ vay( bao gồm cả mua ngoại tệ trả tiền vay). Những doanh nghiệp chưa hoạt động được 01 năm tại Techcombank thì tính trên doanh số thực tế hoạt động tại Techcombank, không nhân theo tỷ lệ để tính ra doanh số cả năm cho khách hàng. Sử dụng một trong các dịch vụ khác của Techcombank ngoài tín dụng sau đây: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, mở và sử dụng tài khoản, trả lương qua tài khoản, giao dịch mua bán ngoại tệ, phát hành thẻ thanh toán. Khách hàng phải đáp ứng đủ những điều kiện trong từng mục để được đánh giá một mức điểm tương ứng. Bảng 2.7. Bảng các chỉ tiêu “Quan hệ với Techcombank” Nội dung chỉ tiêu Quan hệ với Techcombank Giá trị nhập (i). Doanh số hoạt động: tại Techcombank đạt trên 100 tỷ đồng/năm (ii). Thời gian quan hệ với Techcombank tính đến thời điểm xếp hạng:từ 2 năm trở lên Sử dụng ít nhất một trong các dịch vụ khác ngoài tín dụng 10 (i). Doanh số hoạt động: tại Techcombank đạt trên 75 tỷ đồng/năm (ii). Thời gian quan hệ với Techcombank tính đến thời điểm xếp hạng:từ 1 năm trở lên Sử dụng ít nhất một trong các dịch vụ khác ngoài tín dụng 20 (i). Doanh số hoạt động trên 75 tỷ đồng /năm nhưng không sử dụng các dịch vụ khác ngoài tín dụng hoặc thời gian quan hệ với Techcombank dưới 1 năm. Hoặc (i). Doanh số hoạt động tại Techcombank đạt trên 50 tỷ đồng/năm (ii). Sử dụng ít nhất một trong các dịch vụ khác ngoài tín dụng. Thời gian quan hệ với Techcombank dưới 1 năm. 30 Tổng doanh số hoạt động tại Techcombank đạt trên 25 tỷ đồng/năm. 40 Các doanh nghiệp còn lại 50 Chỉ tiêu “Thương hiệu” Chỉ tiêu “Thương hiệu” được xác định dựa trên mức độ nổi tiếng của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất chủ yếu (Thương hiệu của sản phẩm – thông thường với sản xuất thương mại) và/hoặc thương hiệu của chính doanh nghiệp đó(thương hiệu của doanh nghiệp – thông thường với doanh nghiệp dịch vụ, sản xuất hay doanh nghiệp thương mại). Thương hiệu của doanh nghiệp: là thương hiệu do chính doanh nghiệp tạo dựng cho doanh nghiệp và/hoặc sản phẩm của mình và lấy những thương hiệu này đặt tên cho sản phẩm( như Bita’s, Trung Nguyên). Chỉ tiêu “Thương hiệu” được đánh giá khi đạt được một trong hai chỉ tiêu trong mỗi phần đánh giá tương ứng: Bảng 2.8. Bảng các chỉ tiêu “Thương hiệu” Nội dung chỉ tiêu Thương hiệu Giá trị nhập Thương hiệu của sản phẩm: Nổi tiếng thế giới Thương hiệu của doanh nghiệp: Nổi tiếng trong nước 10 Thương hiệu của sản phẩm: Nổi tiếng trong nước Thương hiệu của doanh nghiệp: Nổi tiếng trong vùng là thị trường chủ yếu của khách hàng và nơi Techcombank có trụ sở 20 Thương hiệu của sản phẩm: nhiều người biết đến Thương hiệu của doanh nghiệp: nhiều người biết đến 30 Thương hiệu của sản phẩm: ít người biết, sản phẩm mới Thương hiệu của doanh nghiệp: ít người biết, sản phẩm mới 40 Các doanh nghiệp còn lại 50 Chỉ tiêu “Ban lãnh đạo” Ban lãnh đạo được xét đến bao gồm Giám đốc công ty, Kế toán trưởng và Trưởng phòng kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 2.9. Bảng các chỉ tiêu “Ban lãnh đạo” Nội dung chỉ tiêu ban lãnh đạo Giá trị nhập Học vấn: Đại học trở lên. Kinh nghiệm: trên 5 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đang phụ trách. Uy tín: có uy tín cao đối với bạn hàng, đối tác, nhân viên trong DN 10 Học vấn: Đại học trở lên. Kinh nghiệm: trên 4 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đang phụ trách. Uy tín: có uy tín cao đối với bạn hàng, đối tác, nhân viên trong DN 20 Học vấn: Đại học Kinh nghiệm: trên 3 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đang phụ trách. Uy tín: có uy tín cao đối với bạn hàng, đối tác, nhân viên trong DN 30 Học vấn: Đại học Kinh nghiệm: trên 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chính của DN Uy tín: có uy tín cao đối với bạn hàng, đối tác, nhân viên trong DN 40 Các doanh nghiệp còn lại 50 Chỉ tiêu “Uy tín trong giao dịch tín dụng đối với Techcombank” Bảng 2.10. Bảng các chỉ tiêu “Uy tín trong giao dịch tín dụng đối với Techcombank” Nội dung chỉ tiêu uy tín giao dịch tín dụng giá trị nhập Có nợ loại 3-5 tại Techcombank 10 Có nợ loại 2 tại Techcombank. 20 Chưa được cấp tín dụng. 30 Có dịch vụ tiền vào ra đều đặn, trả nợ đầy đủ. 40 Ngoài các chỉ tiêu định lượng và định tính nêu trên, hạng của một khách hàng còn bị ảnh hưởng bởi chỉ tiêu kiểm toán. Trong T24 nội dung của chỉ tiêu kiểm toán được thể hiện với các mã khai báo như sau: Bảng 2.11. Bảng các chỉ tiêu kiểm toán Nội dung chỉ tiêu kiểm toán Giá trị nhập Đối với DN có kiểm toán nước ngoài chấp nhận toàn phần 10 Đối với DN có kiểm toán nước ngoài bị ngoại trừ một phần 20 Đối với DN có kiểm toán trong nước chấp nhận toàn phần 30 Đối với DN có kiểm toán trong nước bị ngoại trừ một phần 40 Đối với DN chưa có kiểm toán hoặc có kiểm toán không thuộc danh sách của VACPA 50 Đối với DN có kiểm toán bị ngoại trừ hoàn toàn(toàn phần) 60 Danh sách của VACPA: là danh sách các công ty kiểm toán đủ điều kiện do hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA xác nhận, trong danh sách các công ty kiểm toán được chấp nhận gồm 2 nhóm: các công ty kiểm toán nước ngoài gồm 4 công ty: KPMG, E&Y, PwC, VACO và các công ty kiểm toán trong nước gồm các công ty còn lại. Hạng có thể đạt được của một khách hàng được quy định trong bảng dưới đây: Bảng 2.12. Bảng mô tả hạng của khách hàng STT Hạng của khách hàng Diễn giải năng lực tín dụng của khách hàng 1 A1 Cực tốt 2 A2 Rất tốt 3 A3 Tốt 4 B1 Khá tốt 5 B2 Khá 6 B3 Trung bình khá 7 C1 Trung bình 8 C2 Hơi yếu 9 C3 Yếu 10 D1 Kém 11 D2 Cần đặc biệt chú ý 12 D3 Tình trạng đe dọa Trường hợp DN có vốn chủ sở hữu bằng 0 hoặc âm hoặc xếp hạng D3 thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng. Ngày nay cùng với quá trình phát triển kinh tế, hệ thống các NH thương mại ngày càng mở rộng, số lượng khách hàng ngày càng tăng, nên ta khó kiểm soát được thông tin về khách hàng, các hoạt động kinh tế chứa nhiều rủi ro. Như vậy các tổ chức tín dụng đã áp dụng phương pháp xếp hạng doanh nghiệp vào thực tiễn là một đòi hỏi cần thiết khách quan, nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cho vay mà còn tác động đến toàn bộ nền kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33212.doc
Tài liệu liên quan