Luận văn Ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Trang phụbìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, chữviết tắt

Danh mục các bảng biểu, hình vẽ

LỜI MỞ ĐẦU . 4

1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀTHỊTRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ

HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN CỔPHIẾU . 7

1.1 SỰRA ĐỜI THỊTRƯỜNG QUYỀN CHỌN: . 7

1.2 MỘT SỐKHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀQUYỀN CHỌN:. 10

1.2.1 Quyền chọn:. 10

1.2.2 Hợp đồng quyền chọn cổphiếu: . 10

1.2.3 Phân loại quyền chọn: . 10

1.3 CÁC THÀNH PHẦN TRÊN SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔPHIẾU

CHICAGO BOARD OF OPTIONS EXCHANGE (CBOE): . 12

1.3.1 Các nhân viên trên sàn giao dịch . 12

1.3.2 Người tạo thịtrường (Maket maker):. 12

1.3.3 Nhân viên lưu trữlệnh (Order book official): . 13

1.3.4 Chuyên gia (Specialist): . 13

1.3.5 Nhà môi giới trên sàn (Floor boker): . 14

1.3.6 Lệnh và các loại lệnh giao dịch quyền chọn . 14

1.3.7 Các hệthống chuyển lệnh. 16

1.3.8 Công ty thanh toán bù trừHợp đồng quyền chọn (Options Clearing Corporation) . 17

1.4 NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐẦU TƯ KHI GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN 23

1.4.1 Rủi ro đối với người nắm giữquyền chọn . 23

1.4.2 Rủi ro đối với người bán quyền chọn . 24

2 CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN

CỦA MỘT SỐNƯỚC TRÊN THẾGIỚI VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ ỨNG DỤNG

QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM. 26

2.1 MÔ HÌNH CHÂU ÂU: . 26

2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu (“Euronext”). 26

2.1.2 Hoạt động của Euronext: . 27

2.1.3 Tổchức và quản lý . 28

2.2 MÔ HÌNH NHẬT . 29

2.2.1 Thịtrường chứng khoán Nhật . 29

2.2.2 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (“TSE”). 30

2.3 MÔ HÌNH SINGAPORE: . 35

2.3.1 Lịch sửhình thành và phát triển của Sởgiao dịch chứng khoán Singapore:35

2.3.2 Cơ cấu tổchức sàn giao dịch: . 36

2.3.3 Sản phẩm, dịch vụcủa SGX:. 39

2.3.4 Cơ chếgiao dịch Hợp đồng quyền chọn trên chỉsốNikkei 225:. 40

2.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐỐI VỚI THỊTRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM KHI ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHÓAN: . 42

Xây dựng hệthống giám sát quản lý:. 42

Xây dựng hệthống công nghệthông tin tương thích với hoạt động của Sàn giao

dịch quyền chọn: . 43

Nâng cao hiệu quảcung cấp thông tin . 43

Hoàn thiện quy trình và trang bịhệthống kỹthuật giao dịch: . 43

2.5 TỔNG QUAN VỀTHỊTRƯỜNG CHỨNG KHÓAN VIỆT NAM: . 44

2.5.1 Biến động trên Thịtrường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua: . 44

2.5.2 Một sốđặc điểm của thịtrường chứng khoán Việt Nam: . 49

2.5.3 Rủi ro đối với các nhà đầu tư trên thịtrường chứng khoán Việt Nam: . 53

2.6 SỰCẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN

VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀVIỆC ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG

KHOÁN TRÊN THỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: . 57

2.6.1 Sựcần thiết của việc ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên thịtrường

chứng khoán Việt Nam:. 57

2.6.2 Những quan điểm vềviệc ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên thị

trường chứng khoán Việt Nam: . 59

3 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 64

3.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾKHI ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN

TRÊN THỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 64

3.1.1 Thuận lợi:. 64

3.1.2 Hạn chếkhi ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên TTCK VN:. 65

3.2 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂTRIỂN KHAI QUYỀN CHỌN CỔPHIẾU TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: . 67

3.2.1 Cần nâng cao nhận thức của các chủthểtham gia thịtrường vềquyền chọn

chứng khoán: . 67

3.2.2 Cần có hệthống cơ sởpháp lý hoàn thiện: . 68

3.2.3 Điều kiện vềcông bốthông tin và tuyên truyền :. 68

3.2.4 Điều kiện vềhạtầng kỹthuật: . 69

3.2.5 Điều kiện vềcon người và chất lượng đào tạo: . 69

3.3 MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN

CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 70

3.3.1 Giải pháp đối với Chính phủvà các cơ quan nhà nước: . 70

3.3.2 Giải pháp đối với Công ty chứng khoán và các tổchức trung gian: . 74

3.3.3 Giải pháp đối với Nhà đầu tư: . 75

3.4 MÔ HÌNH DỰKIẾN CỦA SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG

KHOÁN TẠI VIỆT NAM: . 76

3.4.1 Môi trường giao dịch:. 76

3.4.2 Nhà tạo lập thịtrường, nhà môi giới quyền chọn: . 77

3.4.3 Mô hình tổchức và phương thức giao dịch dựkiến sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán ởViệt Nam: . 77

3.4.4 Phí giao dịch, phí thanh toán và hoa hồng: . 79

3.4.5 Yết giá: . 80

3.4.6 Cơ chếquản lý, giám sát: . 80

KẾT LUẬN:. 84

pdf85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừng bộ phận và thành viên trên sàn giao dịch. Bằng hệ thống này, các hoạt động giao dịch được điều chỉnh một cách kịp thời và đảm bảo tính an toàn cho thị trường, phòng ngừa những hành vi gian lận theo quy định của pháp luật và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư. Các thành phần cơ bản gồm: - Bộ phận quản lý công ty thành viên: có quyền thanh tra các công ty thành viên, nếu phát hiện sai phạm, bộ phận này sẽ chuyển sự vụ sang bộ phận giám sát và tuân thủ để tiến hành xử lý theo quy định. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 35 - Bộ phận thị trường: có nhiệm vụ theo dõi, giám sát các giao dịch chứng khoán cơ sở và các hợp đồng phái sinh, khi phát hiện giao dịch có dấu hiệu bất thường, bộ phận này có quyền đình chỉ giao dịch có liên quan sau khi đã thống nhất với bộ phận niêm yết và thông báo đến bộ phận giám sát và tuân thủ. - Bộ phận niêm yết: có trách nhiệm xử lý các thông tin, các vấn đề phát sinh liên quan đến chứng khoán và hợp đồng phái sinh chứng khoán, chuyển đến bộ phận thị trường, bộ phận giám sát và tuân thủ để làm cơ sở dữ liệu phân tích hoạt động giao dịch. - Bộ phận giám sát và tuân thủ: có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động giao dịch dựa trên quy trình nghiệp vụ giám sát thị trường đã được ban hành và kiểm tra các báo cáo nhận được từ bộ phận thị trường và bộ phận niêm yết. Bộ phận giám sát và tuân thủ có chức năng kiểm tra các hành vi giao dịch bị nghi ngờ sai phạm hoặc có dấu hiệu lũng đoạn thị trường, từ đó tiến hành các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa, xử lý theo quy định nhằm duy trì tính công bằng và trật tự trên thị trường, bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư. 2.3 MÔ HÌNH SINGAPORE: 2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch chứng khoán Singapore: Singapore là quốc gia láng giềng, cùng thuộc khối ASEAN với Việt Nam. Tuy là đảo quốc rất nhỏ, Singapore có nền kinh tế phát triển rất mạnh. Một trong những mục tiêu quan trọng chiến lược của Singapore là phát triển thị trường chứng khoán trở thành trung tâm giao dịch thứ cấp quan trọng của khu vực châu Á, với hy vọng có thể cạnh tranh ảnh hưởng tài chính với TTCK Hong Kong. Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (Singapore Exchange Limited-SGX) là Sở giao dịch đầu tiên tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương tích hợp các giao dịch chứng khoán và giao dịch phái sinh. SGX được khai trương vào ngày 1/12/1999 bằng sự kết hợp của hai tổ chức tài chính uy tín: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Singapore (Stock Exchange of Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 36 Singapore- SES) và Trung tâm Giao dịch Tiền tệ Quốc tế Singapore (Singapore International Monetary Exchange- SIMEX). Ngày 23/11/2000, SGX trở thành sở giao dịch đầu tiên tại châu Á-Thái Bình Dương được niêm yết thông qua góp vốn cổ phần cá nhân và phát hành cổ phiếu ra công chúng. Cổ phiếu của SGX được niêm yết ngay chính trên sàn giao dịch và có trọng số quan trọng trong tính toán các chỉ số MSCI Singapore Free Index và Straits Times Index. Ngày 14/12/2006, Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (Tokyo Stock Exchange- TSE) và SGX đã có thoả thuận nguyên tắc về việc: SGX giới thiệu sản phẩm phái sinh có liên quan tới các chỉ số TOPIX (chỉ số chứng khoán trên TSE) giao dịch trên SGX. SGX và TSE cùng cân nhắc khả năng xây dựng liên kết giao dịch và thanh toán bù trừ cho cả hai thị trường phái sinh tập trung trước tiên vào trái phiếu chính phủ Nhật Bản (Japanese Government Bond- JGB) và các sản phẩm TOPIX. TTCK Singapore quy tụ một số công ty lớn như Singapore Telecoms, OCBC (Oversea-Chinese Banking Corporation Limited), Shangri-La (Shangri-La Asia Limited.), ... Một số công ty lớn của Việt Nam cũng đang dự định niêm yết trên TTCK Singapore bao gồm Trung Nguyên - G7, Vinamilk, FPT, Sacombank, Interfood, Chứng khoán Sài Gòn SSI…. 2.3.2 Cơ cấu tổ chức sàn giao dịch: Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 37 Hình 2: Cơ cấu tổ chức của Sàn giao dịch chứng khoán Singapore Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 38 Văn phòng của người quản lý điều hành: Báo cáo trực tiếp đến giám đốc điều hành, từng đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện chức năng chiến lược kinh doanh, bao gồm: phát triển và quản lý các chương trình thông tin chiến lược, phát triển nguồn nhân sự, quản lý quy trình kiểm soát của SGX, chức năng bảo mật và pháp lý, trình bày các chiến lược của SGX, thiết kế hệ thống Công ty và thực hiện các chương trình quan trọng của Sở giao dịch. Những bộ phận thành viên bao gồm: § Phân tích kinh doanh § Quản lý doanh nghiệp § Thông tin hợp tác § Quảng bá thông tin § Nhân sự § Kiểm toán nội bộ § Pháp lý Bộ phận dịch vụ thành viên: Bộ phận này chịu trách nhiệm quản lý tài chính của Sở giao dịch và các nhà đầu tư của Sở giao dịch. Trong đó, Bộ phận rủi ro doanh nghiệp và tài chính (Finance & Enterprise Risk) có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn và tiền tệ, quản lý rủi ro doanh nghiệp, báo cáo và kế hoạch tài chính, … Bộ phận thị trường: chịu trách nhiệm định hướng sự phát triển của chứng khoán và công cụ phái sinh của Sở giao dịch chứng khoán Singapore và duy trì mối quan hệ kinh doanh với các thành viên thanh gia giao dịch như: các tổ chức trung gian, các kênh phân phối, nhà phát hành, các đơn vị giao dịch; hỗ trợ toàn diện để tăng giá trị các nhà tham gia giao dịch…. Bộ phận hoạt động và kỹ thuật: chịu trách nhiệm thực hiện và kế hoạch hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển các giải pháp công nghệ thông tin cho các nhà tham gia thị trường. Đơn vị này cũng chịu trách nhiệm quản lý các giao dịch chứng khoán và các công cụ phái sinh, hoạt động lưu ký và thanh toán, tiền gửi chứng khoán và các chức năng dịch vụ khách hàng khác. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 39 Bộ phận dịch vụ thị trường: Chịu trách nhiệm công khai các quy trình giao dịch kinh doanh của SGX cũng như giám sát sự phát triển của các dịch vụ kèm theo các dịch vụ kinh doanh và hoạt động thanh toán chính. Bộ phận quản lý rủi ro: Chịu trách nhiệm xúc tiến các hội chợ, các đơn đặt hàng và minh bạch hóa thị trường thông qua cung cấp các khuôn khổ hàng năm, giám sát việc thi hành các luật lệ của SGX. Đơn vị này cũng hoạt động mật thiết với trung tâm tiền tệ của Singapore trong việc phát triển và giám sát thi hành các luật lệ đối với các thành phần tham gia thị trường. 2.3.3 Sản phẩm, dịch vụ của SGX: SGX cung cấp nhiều loại chứng khoán và sản phẩm phái sinh thông qua mạng lưới thành viên môi giới trên toàn cầu. SGX cung cấp cho các nhà tham gia thị trường khi sử dụng các sản phẩm với đội ngũ các kênh phân phối rộng lớn. Các sản phẩm chứng khóan của SGX được giao dịch dựa trên hệ thống tự động, bao gồm: § Trái phiếu, chứng khoán vay § Tín phiếu § Chứng khoán § Quỹ trao đổi thương mại (ETFs) § Huy động tiền gửi toàn cầu (GDRs) § Quỹ hạ tầng cơ sở § Tín phiếu đầu tư bất động sản (REITs) § Chứng quyền Các sản phẩm phái sinh gồm hàng loạt các công cụ giao dịch và quản lý rủi ro, bao gồm: § Hợp đồng Quyền chọn và Tương lai trên lãi suất ngắn hạn. § Hợp đồng Quyền chọn và Tương lai trên chỉ số chứng khoán § Chứng quyền Như là một nhà tiên phong về quyền chọn và tương lai cổ phiếu, Sở giao dịch chứng khoán phái sinh của Singapore là thị trường đầu tiên của Châu Á niêm yết Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 40 các sản phẩm này. Trong nhiều năm qua, sản phẩm quyền chọn và tương lai chứng khoán được mở rộng sang các thị trường châu Á khác như: Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Hồng Kông… Hàng loạt các tiện ích của SGX đã hấp dẫn người sử dụng trên toàn thế giới. Kể từ khi sản phẩm tương lai chứng khoán được khai trương vào năm 1986, SGX trở thành trung tâm giao dịch nổi bật về giao dịch các chỉ số chứng khoán châu Á. Chỉ số Nikkei 225: Lần đầu tiên được sử dụng năm 1949, Chỉ số trung bình chứng khoán Nikkei hoặc Nikkei 225 là chỉ số đo lường giá chứng khoán của 225 đơn vị niêm yết phát hành đầu tiên trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, được quản lý bởi Liên hiệp Nihon Keizai Shimbun Inc (NKS). Chỉ số này được phổ biến thông qua báo cáo giá chính của các phương tiên thông tin đại chúng và được sử dụng trên toàn thế giới như là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Nhật Bản. Bằng giao dịch quyền chọn và tương lai SGX Nikkei 225, nhà đầu tư có thể theo dõi sự biến động của thị trường chứng khoán Tokyo. Các chỉ số chứng khoán châu Á khác như: § MSCI Taiwan IndexSM § MSCI Asia APEX 50 IndexSM § MSCI Hong Kong+ IndexSM § MSCI Singapore IndexSM § Straits Times Index § CNX Nifty Index § FTSE Xinhua China A50 Index Các sản phẩm phái sinh của SGX tập trung nhiều vào Hợp đồng tương lai và quyền chọn về lãi suất, chứng khoán, chỉ số chứng khoán và chứng quyền. Tuy nhiên, đề tài tập trung vào phân tích Hợp đồng quyền chọn trên chỉ số Nikkei 225 tại SGX, các quy định cụ thể về giao dịch quyền chọn chỉ số này chi tiết được trình bày ở phần sau đây. 2.3.4 Cơ chế giao dịch Hợp đồng quyền chọn trên chỉ số Nikkei 225: Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 41 Quy mô hợp đồng Tài sản cơ sở: Hợp đồng tương lai chỉ số Nikkei 225 Ký hiệu Quyền chọn mua – CNK Quyền chọn bán – PNK Tháng Hợp đồng 3 nearest serial months & 5 nearest quarterly months. 3 tháng gần nhất và 5 tháng hàng quý gần nhất Trading Hours Giờ giao dịch Giờ Singapore: 7.45 am - 2.30 pm 3.30 pm - 7.00 pm* Giao dịch được thực hiện trong suốt những phiên trên được thanh toán trong thời gian T+1 Giao động giá tối thiểu 1 điểm chỉ số (500) Giá thực hiện Khoảng cách giữa 2 giá là 250 điểm chỉ số Last Trading Day Ngày giao dịch cuối cùng Ngày trước ngày thứ 6 thứ hai của tháng Hợp đồng Thực hiện quyền chọn Quyền chọn kiểu Mỹ: Tháng hết hạn của Hợp đồng trước tháng 10/2008. Quyền chọn kiểu này có thể được thực hiện bởi người mua vào bất kỳ ngày làm việc nào. Quyền chọn kiểu châu Âu: Tháng hết hạn của Hợp đồng trước tháng 10/2008. Quyền chọn kiểu này có thể được thực hiện bởi người mua chỉ vào ngày đáo hạn của Hợp đồng. Một quyền chọn ở trạng thái được giá quyền chọn sẽ không được thanh toán hoặc thực hiện cho đến khi kết thúc giao dịch được thực hiện tự động. Giới hạn giá hàng ngày Sẽ không giao dịch bất kỳ Hợp đồng quyền chọn nào nếu Hợp đồng tương lai cơ sở được niêm yết để bán đấu giá mở, dự thầu hoặc được đề nghị: Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 42 1) tại mức giới hạn giá hàng ngày đầu tiên của nó hoặc 2) tại mức giới hạn giá hàng ngày được mở rộng, ngoại trừ rằng các điều khỏan trên đây không phù hợp với ngày giao dịch cuối cùng của Hợp đồng quyền chọn. Giới hạn vị thế Một người không được sở hữu hoặc kiểm soát hơn 10,000 hợp đồng tương lai tương đương 10,000 futures ở vị thế mua ròng hoặc vị thế bán ròng vào tất cả các tháng hợp đồng. Điều khoản giao dịch bổ sung Giao dịch thỏa thuận số lượng lớn: Tối thiểu 100 lots 2.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM KHI ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHÓAN: Từ thực tiễn áp dụng quyền chọn chứng khoán của một số sàn giao dịch quyền chọn trên thế giới hiện nay, đề tài rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam, cụ thể như sau: Xây dựng hệ thống giám sát quản lý: Qua thực tế ứng dụng quyền chọn chứng khoán tại một số nước trên thế giới, các sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán trên thế giới đều có ủy ban giám sát thực hiện quyền chọn cũng như các hoạt động liên quan đến giao dịch quyền chọn. Đặc biệt, với tình hình thực tế hiện nay, việc ứng dụng chứng khoán phái sinh cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn. Do vậy, khi ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên TTCK Việt Nam, Việt Nam cầu xây dựng Ủy ban giám sát với chức năng và nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 43 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tương thích với hoạt động của Sàn giao dịch quyền chọn: Quyền chọn chứng khoán có phương thức giao dịch khá đặc biệt và phức tạp với sự tham gia của nhiều bên như: người mua, người bán, người môi giới quyền chọn Công ty chứng khoán, Công ty niêm yết, công ty thanh toán, công ty lưu ký quyền chọn,… Do đó, cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tương thích với sự phát triển hoạt động của Sàn giao dịch quyền chọn. Việc chuyên môn hóa các chức năng của thành phần tham gia Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán và ứng dụng công nghệ thông tin là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của thị trường quyền chọn. Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin Các giao dịch quyền chọn đều dựa trên sự biến động giá chứng khoán cơ sở, mà sự biến động giá chứng khoán cơ sở dựa vào phản ứng của người đầu tư trên thị trường thông qua những thông tin nhận được. Do đó, thông tin minh bạch là một điều kiện để người đầu tư có cơ sở rõ ràng và chính xác để thực hiện các quyết định đầu tư của mình. Thiết lập các tiêu chuẩn cao đối với yêu cầu công bố thông tin; bảo đảm tính minh bạch, công bằng, mở, và đáng tin cậy của các thông tin được công bố nhằm gia tăng thêm niềm tin cho người đầu tư. Cũng cần có chế tài xử lý hình sự đối với những hành vi cố tình công bố thông tin sai lệch và thiếu trung thực nhằm trục lợi để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Hoàn thiện quy trình và trang bị hệ thống kỹ thuật giao dịch: Hoạt động của TTCK nói chung và quyền chọn nói riêng phải đòi hỏi một số yêu cầu về kỹ thuật: kỹ thuật định giá; kỹ thuật chọn phương án đầu tư; kỹ thuật đặt, chuyển lệnh mua và lệnh bán; kỹ thuật hạch toán và chuyển quyền sở hữu; kỹ thuật lưu ký chứng khóan; kỹ thuật lưu trữ lệnh;… Tất cả các kỹ thuật này đòi hỏi phải có Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 44 quy trình và hệ thống quản lý hiện đại,.. Chính vì vậy mà cần phải có hệ thống kỹ thuật hoàn thiện trước khi đưa vào áp dụng các giao dịch này. 2.5 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN VIỆT NAM: 2.5.1 Biến động trên Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua: Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh vào ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết. Việc buôn bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, nhưng thị trường chứng khoán nước ta mới chính thức hoạt động từ năm 2000, kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó mới có một vài cổ phiếu được giao dịch với tổng số vốn 270 tỉ đồng và 6 công ty chứng khoán thành viên. Hơn 6 năm đầu, mức vốn hoá của thị trường mới chỉ tăng lên 0,5 tỉ USD. Vài năm gần đây mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP). Năm 2007 là được coi là một năm hoạt động đầy thăng trầm của TTCK Việt Nam, thị trường trải qua những giai đoạn tăng trưởng nóng, nhưng cũng phải chứng kiến những giai đoạn ảm đạm nhất định. Thị trường này, sau thời kỳ liên tục tăng cao cho đến tháng 3/2007 đã sụt giảm vào cuối năm ngoái trong bối cảnh các ngân hàng hạn chế cho vay mua cổ phiếu, một số lượng quá lớn cổ phiếu mới phát hành thêm cộng với những lo ngại về ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu đến VN. Tính đến ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng, đặc biệt có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia niêm yết; 03 chứng chỉ quỹ đầu tư với khối lượng 171,4 triệu đơn vị và 366 trái phiếu các loại. Dự kiến thời gian tới, số lượng cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TP.HCM sẽ tăng lên rất nhiều Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 45 do Chính phủ đã có chủ trương đưa cổ phiếu của một số tổng công ty lớn, các ngân hàng thương mại quốc doanh cổ phần hoá vào niêm yết trên thị trường Sự gia tăng nhanh chóng lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường đã thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư, trong cũng như ngoài nước, cá nhân cũng như có tổ chức. Đến cuối năm 2006, số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán thành viên lên tới trên 106 ngàn tài khoản, thì cho đến hết năm 2007 số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các CTCK đã lên tới gần 298 ngàn tài khoản trong đó có trên 7 ngàn tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Biến động giá cổ phiếu được phản ánh rõ nét qua biến động chỉ số VN INDEX. Từ mức 307,5 điểm vào cuối năm 2005, VN Index tăng và đạt mức kỷ lục 1.170,67 điểm trong phiên 12/03/2007. Nhìn chung, diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên giao dịch có nhiều biến động, Index của cả 02 sàn giao dịch đều có biên độ giao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VN Index đạt 927,02 điểm, Hastc – Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy chỉ sau một năm hoạt động VNIndex đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; Hastc-Index tăng 33.2% so với mức thiết lập vào cuối năm 2006. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2008: Trong bối cảnh ảm đạm của tình hình kinh tế vĩ mô những tháng đầu năm 2008, niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng phát triển của nền kinh tế suy giảm một cách nghiêm trọng. Tâm lý tích trữ vàng và USD trở nên phổ biến. Các nhà đầu tư trở nên nghi ngờ đối với tính an toàn của hệ thống ngân hàng và tính hiệu quả của các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản…Lạm phát ngày một gia tăng trong khi tất cả các thành phần kinh tế, từ ngân hàng, doanh nghiệp cho tới nhà đầu tư cá nhân đều rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt. Trước tình hình đó, các nhận định khá bi quan của nhiều tổ chức uy tín trên thế giới và các chuyên gia kinh tế lớn đã liên tiếp được đưa ra vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2008. Đúng vào thời điểm nhiều chuyên gia cho rằng thâm hụt thương mại quá cao sẽ sớm dẫn đến tình trạng thiếu hụt dự trữ ngoại tệ của chính Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 46 phủ Việt Nam. Những nhận định này đều xuất phát từ các tổ chức có uy tín đã khiến giới đầu tư thêm lo lắng. Sự tác động hoàn toàn mang tính tâm lý này có thể coi là rất lớn bởi việc nhận định lạm phát năm nay cao sẽ khiến lạm phát càng căng thẳng hơn; và sự thiếu lạc quan tin tưởng vào nền kinh tế khiến cho nền kinh tế bất ổn hơn. Tâm lý của giới đầu tư vì thế trở nên xấu hơn bao giờ hết. Làn sóng bán tháo cổ phiếu vẫn tiếp tục diễn ra, làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức sụt giảm nhiều nhất trên thế giới. VN Index giảm từ 921,07 điểm (02/01/2008) xuống còn 399,40 điểm (30/06/2008), mất 521,67 điểm, tương đương giảm 56,64%. VNIndex xuống sâu nhất ở mức 366,02 điểm (20/06/2008). Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm thể hiện rõ nét nhất qua hai giai đoạn, giai đoạn từ đầu năm đến 15/9/2008, với mức đáy 366,02 điểm được thiết lập vào ngày 20/6/2008. Giai đoạn thứ hai từ 15/9/2008 đến hết năm, với mức đáy mới 286.85 điểm vào ngày 10/12/2008, thấp hơn mức đáy trước 79,17 điểm, tương đương 21,6%. Kết thúc năm 2008, chỉ số VN-Index và HASTC-Index cùng giảm gần 70% so với đầu năm, một mức sụt giảm chưa từng có trong lịch sử hơn 8 năm hoạt động, thuộc nhóm chỉ số giảm mạnh nhất trên thế giới. Cuối năm 2007, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt tới 40% GDP. Trong đề án phát triển thị trường vốn của Bộ Tài chính trình Chính phủ trong năm 2007, mốc 50% GDP vào năm 2010 đã được đặt ra, nhưng sự sụt giảm quá mạnh trong năm 2008 là một chuyển động ngược không ngờ tới; hiện chỉ đạt khoảng 19% GDP, thấp hơn cả mức cuối năm 2006 (22,6% GDP). Giá trị vốn hóa thị trường của những cổ phiếu hàng đầu cũng sụt giảm mạnh. So với cuối năm 2007, đầu tàu VNM giảm từ 29.400 tỷ đồng còn hơn 14.500 tỷ đồng, STB từ 28.700 tỷ đồng còn hơn 9.400 tỷ đồng, DPM từ 27.500 tỷ đồng còn hơn 13.000 tỷ đồng… Trên sàn niêm yết chỉ còn lại 5 cổ phiếu có vốn hóa thị trường đạt trên 10.000 tỷ đồng (năm 2007 là 12 cổ phiếu), gồm VNM, DPM, ACB, HAG và PVD; trong đó HAG vừa niêm yết cuối năm 2008. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 47 Hình 3 - Nguồn: VNDS Biểu đồ 1: Biến động chỉ số VN-Index tính từ khi thành lập tới ngày 20/11/2008. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 48 Biểu đồ 2: Biểu đồ VN-Index đến hết năm 2008 - Nguồn: VNDS. Biểu đồ 3: Biểu đồ HASTC-Index đến hết năm 2008 - Nguồn: VNDS. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 49 2.5.2 Một số đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam: 2.5.2.1 Nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ lệ lớn và tâm lý đám đông còn chi phối mạnh đến thị trường chứng khoán Việt Nam: Cùng với sự phát triển của các nhà đầu tư là doanh nghiệp (bảo đảm về năng lực tài chính, có tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư chứng khoán...) thì sự phát triển của các nhà đầu tư cá nhân rất đông (chiếm hơn 80% số nhà đầu tư) và nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm đầu tư vào TTCK nước ta ngày càng nhiều (bao gồm cả những nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân). Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật. Thông tin dự báo là một kênh tham khảo quan trọng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong một thời gian dài, thông tin "trời ơi đất hỡi" cũng có thể làm cho các nhà đầu tư mua vào hay bán ra tháo chạy. Gần đây, sự phản ứng của các nhà đầu tư đối với các thông tin, dự báo lại khác hẳn trước. Tất nhiên, thông tin dự báo giờ có quá nhiều, làm cho nhà đầu tư "trúng lớn" cũng như "thua" cũng không nhỏ. Trước quá nhiều thông tin tốt thì thị trường lại giảm giá sâu. Một vài ví dụ: Ngày 25/8, có thông tin giá tiêu dùng tháng 8 chỉ tăng 1,56%, thấp hơn nhiều so với dự đoán trước đó. Sau đó, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 8 và 8 tháng được công bố với chiều hướng tích cực, như nông nghiệp được mùa, công nghiệp tăng trưởng khá, nhập siêu giảm, lượng ngoại tệ vào nước ta tăng khá từ nhiều nguồn, nhất là đầu tư trực tiếp thực hiện, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức giải ngân, lượng kiều hối… Ngày 27/8, giá xăng giảm. Nhưng giá chứng khoán không những không tăng mà còn quay đầu giảm giá và sau đó giảm liên tục tới 6 phiên với tổng số điểm lên tới 82 điểm, với mức bình quân 13,7 điểm/phiên- một mức điểm giảm hiếm thấy. Khi thị trường tăng điểm, nhưng cũng còn trong giai đoạn "ì ạch leo dốc", còn cách rất xa đỉnh dốc đã từng vượt qua, thì lượng cổ phiếu lại được ào ạt đưa vào Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Trang 50 chợ, trong khi người mua cũ đang có xu hướng ra khỏi chợ, còn người mua mới lại chưa vào. Đáng lưu ý, cung chứng khoán tăng mạnh lại chính là các nhà đầu tư đặc biệt (công ty niêm yết phát hành bổ sung, cổ đông nội bộ), nhà đầu tư nước ngoài, và có một phần lỗi "bán tháo" của các nhà đầu tư khác trên thị trường. Tính trông chờ, ỷ lại vào động thái can thiệp của Nhà nước cũng còn rất nặng, biểu hiện rõ nhất là trông chờ việc mở room cho nhà đầu tư nước ngoài; tăng giảm biên độ giao dịch, việc mua vào của công ty quản lý vốn nhà nước, việc cầm cố hay giải chấp cầm cố… Đầu tư không phải bằng vốn của mình, đầu tư theo phong trào hơn là quyết định của bản thân. Từ những sự khác biệt trên, có thể khái quát thành một đặc điểm lớn nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam là tâm lý đám đông còn chi phối mạnh, làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam có tính rủi ro cao, tính thanh khoản thấp. 2.5.2.2 Hoạt động của thị trường chứng khoán chưa đi vào ổn định: Một rào cản đặt ra trước sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam là sự non kém trong nhận thức và năng lực đầu tư của công chúng và các định chế thị trường. Đối với các doanh nghiệp thì thị trường chứng khoán còn rất mới mẻ và xa lạ. Các nhà đầu tư trên thị trường hầu hết là nhà đầu tư cá nhân, trong đó có cả người về hưu, nội trợ, sinh viên...Chất lượng nhà đầu tư thấp cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của thị trường. Chính sự non kém trong nhận thức và kiến thức về đầu tư có thể làm cho những hoạt động lừa đảo về chứng khoán có cơ hội diễn ra, mức độ rủi ro của nhà đầu tư tăng lên, dễ dẫn đến sự hỏang loạn về tâm lý, đỗ vỡ niềm tin. Yếu tố tâm lý bầy đàn là điều có thể thấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_Noi dung Luan van _chinh sua Hoi dong.pdf
Tài liệu liên quan