Luận văn Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LĐ, QL CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM 12

1.1. Khái niệm 12

1.2. Tiếp cận quyền con người trong nghiên cứu trẻ em và các lý thuyết nghiên cứu vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em 14

1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền trẻ em và vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em 21

Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ HIỆN NAY 30

2.1. Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú trong việc thực hiện quyền trẻ em 30

2.2. Tình hình thực hiện quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú 56

Chương 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP 74

3.1. Các nhân tố tác động tới vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú trong việc thực hiện quyền trẻ em 74

3.2. Xu hướng biến đổi vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú trong việc thực hiện quyền trẻ em và một số kiến nghị về giải pháp 97

KẾT LUẬN 111

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 123

 

 

doc126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4459 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhưng đó chủ yếu là các đề xuất về biện pháp thực hiện tốt quyền trẻ em với những biện pháp mà ai cũng biết. Vấn đề đặt ra ở đây là, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đề xuất chính sách như thế nào, khi mà chỉ có 65,4% cán bộ thường xuyên tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và bài học kinh nghiệm trong công tác BV, CS&GD trẻ em, có đến 31,1% chỉ tiến hành khi có yêu cầu và 1,3% cho biết không tổ chức. Trong khi đó, tổng kết rút kinh nghiệm là một khâu không thể thiếu trong tổ chức thực tiễn, giúp cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở rút kinh nghiệm những gì đã làm, phát hiện những nhân tố mới, những thành công để tham mưu phát huy, nhân rộng, hạn chế những thiếu sót, bất cập trong quá trình thực hiện quyền trẻ em. “Nghị quyết thì có triển khai nhưng đánh giá kết quả thì chưa tốt lắm. Triển khai không đồng bộ, chưa đâu vào đâu cho dù Chỉ thị 55 làm cũng kỹ, đây là một tiêu chí kiểm tra công tác chuyên môn của xã” (PVS, nguyên lãnh đạo ủy ban DS-GĐ&TE huyện). Chưa làm tốt việc tổng kết rút kinh nghiệm, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cũng chưa có sáng kiến trong công tác BV, CS&GD trẻ em (chiếm 51,4%). Với 48,6% cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cho biết có sáng kiến, nhưng đó là: phối kết hợp tuyên truyền giáo dục cộng đồng khu dân cư, gia đình, nhà trường; tổ chức các ngày lễ cho trẻ em được vui chơi, vận động gia đình đưa trẻ em đến trường; ổn định tổ chức, cán bộ chuyên môn; phối hợp trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện quyền trẻ em; biểu dương kịp thời hành động tốt; phê phán hành động bạo hành gia đình; nắm bắt thông tin để kịp thời giúp đỡ, động viên và báo cáo với cấp trên có thẩm quyền giúp đỡ... Đây chưa phải là những sáng kiến, mà chỉ là những công việc cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở phải thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Không có sáng kiến, sáng tạo trong công tác thì cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở khó có thể có những cách làm, mô hình hay để đề xuất lên cấp trên nhân rộng, hoàn thiện chính sách. Nhận xét tình hình thực hiện 5 vai trò của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú trong việc thực hiện quyền trẻ em: Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đã làm tốt vai trò lồng ghép, phối hợp, tổ chức thực hiện quyền trẻ em. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở tham gia khá tích cực trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện quyền trẻ em, nhưng chỉ 50% cán bộ tuyên truyền quyền trẻ em. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở vận động nhân dân giáo dục trẻ em nhiều hơn là chăm sóc sức khoẻ. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở làm tốt vai trò xử lý tình huống. Nhưng vẫn còn một số trường hợp vi phạm quyền trẻ em, không thực hiện tốt quyền trẻ em cán bộ không phải là người phát hiện đầu tiên. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cũng khá sâu sát trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chương trình BV, CS&GD trẻ em và công tác của cán bộ chuyên trách. Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện tốt. Nhưng so với các vai trò trên, vai trò đề xuất chính sách, giải pháp chưa được cán bộ thực hiện tích cực. Có sự khác nhau giữa cán bộ ở các chức vụ và khối công tác khác nhau trong việc thực hiện quyền trẻ em. Cán bộ khối chính quyền và khối Mặt trận, đoàn thể tham gia nhiều nhất trong công tác BV, CS&GD trẻ em ở cơ sở, tiếp đến là cán bộ khối Đảng, cuối cùng là cán bộ các tổ chức xã hội. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở, cán bộ lãnh đạo Mặt trận, đoàn thể, các tổ chức xã hội và cán bộ thương binh - xã hội là người tham gia nhiều nhất trong các hoạt động tuyên truyền và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em. Nhân dân không đánh giá cao việc phát huy vai trò của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em như đánh giá của chính cán bộ. Có những hoạt động cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở không tổ chức thực hiện tốt như mong muốn của nhân dân, nhưng cũng có trường hợp cán bộ đã thực hiện tốt kỳ vọng của nhân dân. Về cơ bản, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao vai trò của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em với 33,6% đánh giá phát huy tốt, 35,0% khá ở nhóm cha mẹ; 22,4% tốt và 53,7% khá ở nhóm giáo viên. 2.2. TìNH HìNH THựC HIệN QUYềN TRẻ EM ở HUYệN ĐồNG PHú 2.2.1. Sự hiểu biết của nhân dân về quyền trẻ em Phần lớn nhân dân (giáo viên, cha mẹ và trẻ em) được khảo sát đều đã nghe đến Công ước quốc tế về quyền trẻ em (97,3% giáo viên, 90,7% cha mẹ và 91,9% trẻ em). Nhưng phần lớn mới biết sơ qua nội dung của Công ước này, chỉ có 23,9% giáo viên, 24,5% cha mẹ và 17,7% trẻ em biết rất rõ; có 3,5% cha mẹ không biết gì, tỷ lệ này ở trẻ em là 10,2%. Phần lớn nhân dân quan niệm quyền trẻ em là những quy định mà Nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình có bổn phận, nghĩa vụ phải thực hiện, bảo vệ; là những gì các em được hưởng để có điều kiện phát triển toàn diện; quyền trẻ em phù hợp với việc BV, CS&GD trẻ em hiện nay. Đây là những nhận thức hết sức đúng đắn, nhưng nhận thức đó chưa đầy đủ và toàn diện khi mà số cha mẹ và giáo viên coi quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người còn thấp. Đáng chú ý, có rất ít cha mẹ và giáo viên ở Đồng Phú nhận thức được rằng trẻ em vừa có quyền vừa có nghĩa vụ. các quyền trẻ em trong Công ước quốc tế được nhân dân nhận thức đúng có tỷ lệ cao là: quyền được có họ tên và quốc tịch; được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa; được giáo dục; được sống chung với cha mẹ. Nhưng quyền được bảo vệ đời tư, được tự do biểu đạt, được tiếp xúc thông tin nhiều nguồn, được tự do kết giao và hội họp hoà bình được nhân dân nhận thức đúng chiếm tỷ lệ thấp nhất. Bảng 2.4: Nhận thức đúng của nhân dân về các quyền trẻ em trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em Nhận thức đúng của từng nhóm đối tượng Các quyền trẻ em Trẻ em Giáo viên Cha mẹ 1. Được sống và phát triển 95,3 89,1% 77,7% 2. Được có họ tên và quốc tịch 98,6 95,2% 85,1% 3. Được giữ gìn bản sắc 58,1 49,7% 50,7% 4. Được sống với cha mẹ 91,2 91,8% 85,8% 5. Được đoàn tụ gia đình 68,9 70,1% 72,3% 6. Được tự do biểu đạt 62,8 61,2% 48,0% 7. Được giáo dục 95,3% 93,2% 83,8% 8. Được hưởng an toàn xã hội 68,9% 61,2% 58,8% 9. Được bảo vệ đời tư 41,9% 51,0% 55,4% 10. Được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa 95,3% 95,2% 87,8% 11. Được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế và các công việc nguy hiểm, độc hại 76,4% 85,7% 77,7% 12. Được phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hoà nhập cộng đồng 68,9% 72,1% 68,9% 13. Được tự do kết giao và hội họp hoà bình 49,3% 46,3% 41,2% 14. Được chăm sóc sức khoẻ và hưởng các dịch vụ chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ 85,8% 87,8% 81,1% 15. Được tiếp xúc thông tin nhiều nguồn 56,1% 46,9% 50,7% Nguồn: Tác giả tự khảo sát. Quyền trẻ em trong Luật BV, CS&GD trẻ em được nhân dân nhận thức đúng cao nhất là các quyền: được khai sinh và có quốc tịch; được học tập; được chăm sóc, nuôi dưỡng; được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự; được sống chung với cha mẹ. Nhưng lại có rất ít cha mẹ, giáo viên và trẻ em đồng ý trẻ em có quyền có tài sản, thừa kế. (Xem Phụ lục 8) Mặc dù có rất ít cha mẹ và giáo viên ở Đồng Phú nhận thức được trẻ em có những nghĩa vụ kèm theo, nhưng trẻ em lại nhận thức rất tốt về bổn phận của mình. Bổn phận được trẻ em nhận thức tốt nhất là yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo (100,0%), lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè (99,3%); bổn phận thực hiện trật tự công cộng, an toàn giao thông chiếm tỷ lệ thấp nhất (91,3%). Phần lớn người dân được khảo sát đã nhận thức được trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em. 94,7% cha mẹ cho rằng trách nhiệm đó trước hết thuộc về gia đình, tiếp đến là nhà trường (82,7%) và cộng đồng xã hội (81,3%). 95,9% giáo viên cho rằng trách nhiệm trước tiên thuộc về cộng đồng xã hội, tiếp đến là gia đình (95,2%), nhà trường (92,5%). Còn trẻ em cho rằng, trách nhiệm trước tiên thuộc về cả gia đình (88,6%) và cộng đồng xã hội (88,6%), tiếp đến là nhà trường (73,2%). Mới có ít người dân nhận thức được rằng, việc thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở (54,7% cha mẹ, 58,4% trẻ em và 65,3% giáo viên). Tuy nhiên, những người nhận thức được trách nhiệm của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em phần lớn cho rằng, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng (95,8% ở giáo viên, 87,2% ở cha mẹ và 78,2% ở trẻ em). 2.2.2. Kết quả thực hiện quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú 2.2.2.1. Kết quả thực hiện nhóm quyền được sống Trong những năm qua, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú đã tổ chức cho nhân dân thực hiện tốt các chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, phòng chống thiếu máu do thiếu sắt, phòng chống thiếu iốt, phòng chống tiêu chảy, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiêm chủng mở rộng... Nhờ đó, quyền được sống của trẻ em đạt được những kết quả tốt. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 24,48%; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 3,8%o, tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi là 1,14%o (năm 2006). Tính đến hết năm 2006, toàn huyện đã cấp được 12.276 thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Hiện nay, 11/11 xã, thị trấn có trạm y tế, trong đó có 5/11 trạm có bác sỹ, 5/11 trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế, 11/11 xã, thị trấn có y tế thôn bản, 11/11 trạm y tế có nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi, đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em; tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em... Chương trình tiêm chủng mở rộng được duy trì đều đặn và đạt 95 - 100% các loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ em dưới 1 tuổi. 95,9% cha mẹ cho biết có cho con tiêm chủng mở rộng, uống viên sắt, vitamin A đầy đủ. Năm 2008 có 8.580 trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại Bệnh viện huyện. 78,5% trẻ em được khảo sát cho biết khi bị bệnh cha mẹ đưa ngay tới bệnh viện, bác sỹ, 64,4% được cha mẹ mua thuốc về nhà cho uống, 31,5% được cha mẹ tự chăm sóc khi bệnh nhẹ, chỉ có 0,7% trẻ em không được chăm sóc. ở cha mẹ tỷ lệ đưa ngay con đến bệnh viện, bác sỹ là 90,7%, mua thuốc về nhà 30,7%, tự chăm sóc khi bệnh nhẹ 23,3% và không có trường hợp không chăm sóc khi con bị bệnh. Nhiều trẻ em trong các gia đình nghèo, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số bị bệnh hiểm nghèo như tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, bệnh về máu, mắt... được khám, chữa bệnh miễn phí từ các nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện và các nhà hảo tâm. Trẻ em nhiễm chất độc da cam, con thương binh, liệt sỹ, trẻ em mồ côi, khuyết tật được Nhà nước, cộng đồng xã hội quan tâm, được hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên theo quy định. Tuy nhiên, đối với các gia đình ở vùng sâu, vùng xa, đường xá đi lại khó khăn đã cản trở việc khám chữa bệnh cho trẻ. “Từ đây ra xã bằng ra tới Đồng Xoài, nên không đi khám bệnh được. Có bữa trời mưa tôi tưởng chết. ở đây có mấy người chết rồi vì không thấy đường, trời mưa rắn cắn là chết vì đưa tới bệnh viện không kịp” (PVS, nữ, 60 tuổi). Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ mang thai và sau sinh triển khai rộng khắp các xã, thị trấn. Theo thống kê năm 2006, tổng số lượt phụ nữ khám thai là 4.541 người, số phụ nữ có thai được khám thai 3 lần là 1.423/1.560 số ca sinh, đạt 91,2%. Tổng số phụ nữ có thai được tiêm VAT là 1.512/1.560, đạt 97,0%. Phần lớn phụ nữ sinh con an toàn tại các cơ sở y tế công lập với 1.311/1.560 ca sinh, đạt 84,4%. Tuy nhiên, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhiều phụ nữ, chủ yếu là phụ nữ dân tộc thiểu số đã chọn phương pháp sinh con tại nhà, sau sinh thường không có điều kiện chăm sóc tốt về mặt dinh dưỡng, nghỉ ngơi. Sau khi được sinh ra, trẻ em dân tộc S’tiêng thường được tắm ngay nước lạnh. Trong khi đó, các dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào đã thay đổi cách nuôi dạy con theo phương pháp khoa học. “Chúng tôi vào đây lập nghiệp, không giống như ngoài quê nữa, nuôi dạy con cái như bao nhiêu dân tộc khác, thực hiện tốt quyền trẻ em cũng như người Kinh” (PVS, trưởng ấp, người dân tộc Tày). Phần lớn trẻ em ở huyện Đồng Phú được gia đình chăm sóc tốt về mặt dinh dưỡng. 89,3% trẻ em cho biết được ăn cá, 86,6% được ăn trứng, 79,9% được ăn thịt heo, 96,0% được ăn rau xanh, 88,6% ăn rau củ, nhưng chỉ có 56,4% trẻ em được uống sữa, 52,3% được ăn tôm, cua, 55,0% được ăn thịt bò trong bữa ăn hàng ngày. ở nhóm cha mẹ, việc chăm sóc dinh dưỡng cho con cái được thực hiện tốt hơn với 86,7% cho trẻ em ăn cá, 86,0% ăn trứng, 84,0% ăn thịt heo, 80,0% ăn tôm, cua, 80,7% uống sữa, 93,3% ăn rau xanh và 83,3% ăn rau củ. Trẻ em trong gia đình nông thôn, gia đình nghèo không được chăm sóc như ở các gia đình thành thị, gia đình khá giả. Nhưng theo thống kê năm 2008 toàn huyện còn 1.430 trẻ em sống trong các hộ nghèo. “Hồi nào tới giờ em chưa bao giờ được thấy một con tôm, chứ đừng nói là ăn, mẹ em không có tiền mua” (PVS, nam, 9 tuổi, dân tộc Tày). Quần áo mặc hàng ngày của trẻ em được cha mẹ quan tâm chăm lo: 38,7% trẻ em được khảo sát cho biết cha mẹ mua sắm đầy đủ quần áo, 24,5% được mua sắm quần áo đẹp và đầy đủ, 36,8% bình thường, không có trẻ em không đủ quần áo mặc. Những em sống trong các gia đình khá giả được mặc quần áo đẹp và đầy đủ, còn trẻ em nghèo thì đó là vấn đề thật khó khăn. “Nhiều học sinh ở đây không có quần áo mặc, có em có mỗi hai bộ đi học, một bộ thể dục, một bộ quần áo hàng ngày” (PVS, giáo viên tiểu học). Có 82,9% cha mẹ cho biết, trẻ em được ở nhà cấp 4; 6,8% trẻ em được ở nhà 1 tầng. 95,3% trẻ em cho biết gia đình đang sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. 89,8% cha mẹ và 72,1% trẻ em cho biết, gia đình có hố xí tự hoại. Tuy nhiên, các em sống trong các gia đình di cư tự do, gia đình nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì điều kiện nhà ở, nguồn nước rất khó khăn, vệ sinh không đảm bảo. Nhiều gia đình di cư tự do chưa có đất làm nhà, phải đi ở nhờ, ở những chòi canh tạm bợ trong rừng, không an toàn cho trẻ em. Những gia đình di cư tự do lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm rẫy đã bị thu hồi, trong đó có một số hộ không nằm trong diện được cấp đất tái định cư và đất sản xuất mới, đời sống rất khó khăn. 10,3% cha mẹ và 8,8% trẻ em được khảo sát cho biết hiện gia đình đang sống trong các ngôi nhà tranh tre, tạm bợ. “Vợ chồng mình không có hộ khẩu vì không có đất. Gia đình phải ở đậu nhà người ta. Mình đang mang thai mà không có tiền đi khám. Rồi không có nhà cửa để sinh con” (PVS, nữ, 28 tuổi, di cư tự do). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 82,4% trẻ em hiện đang sống cùng cha mẹ và gia đình. Số trẻ em không được sống chung với cha mẹ khá cao: chỉ sống với mẹ chiếm 10,8%, sống với người thân 5,4%, sống với cha 1,4%. Tình hình ly hôn hiện nay ở Đồng Phú đang ngày càng gia tăng. Năm 2006 toàn huyện có 91 vụ ly hôn - 147 trẻ em phải sống xa cha mẹ; năm 2007 là 99 vụ - 140 trẻ em; năm 2008 tăng lên đến 148 vụ - 189 trẻ em phải sống xa cha mẹ, thiếu sự quan tâm chăm sóc, dạy dỗ và tình thương yêu của cha mẹ. Theo thống kê năm 2006, toàn huyện hiện có 72 trẻ em mồ côi cha mẹ, 427 em mồ côi cha hoặc mẹ. Vì vậy, được sống cùng cha mẹ, được đoàn tụ gia đình cũng là ước mơ của không ít trẻ em. “Em mong muốn có đủ ba và mẹ. Em nhớ ba lắm. Tết mẹ em mới cho về thăm ba” (PVS, nữ, 9 tuổi). Trước đây do chưa ý thức đầy đủ quyền lợi của trẻ em gắn với việc làm giấy khai sinh, nhiều cha mẹ đã không chú ý đến việc khai sinh cho con. Hiện nay, theo quy định mới cha mẹ có thể làm giấy khai sinh cho con ở nơi tạm trú và công tác tuyên truyền đã làm cho nhiều cha mẹ ý thức tốt hơn, nhất là từ khi Nhà nước thực hiện chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, việc khai sinh được các gia đình thực hiện đúng thời gian quy định hơn. 86,6% cha mẹ được khảo sát cho biết, đã đăng ký khai sinh cho con mình ngay sau khi sinh, 12,8% đăng ký khai sinh cho con sau khi sinh từ 1 - 3 tháng, 0,7% đăng ký khai sinh cho con sau 3 tháng, không ai đợi đến lúc con đi học mới khai sinh. Tuy nhiên, trong quá trình đi thực tế phát hiện thấy, vẫn còn không ít trẻ em trong các gia đình di cư tự do và dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa chưa được làm giấy khai sinh, như trường hợp của em Phạm Văn Mạnh ở ấp Thạch Màn, xã Tân Lợi. “Mẹ sang lấy chồng ở Trung Quốc, sinh ra Mạnh. Gia đình chồng khó quá ở không nổi, mẹ bế con trốn về nước. ở ngoài quê không sống được, hai mẹ con vào đây. Mẹ lập gia đình mới. Nay đã 10 tuổi nhưng Mạnh vẫn không được làm giấy khai sinh, không đi học được. Trên xã trả lời, cha là người Trung Quốc nên phải ra Sở Tư pháp làm thủ tục giấy tờ, vì Mạnh có giấy chứng sinh bên đó. Cha kế không tận tình, sợ làm được giấy khai sinh đi học tốn tiền. Hết chừng hai ba trăm ngàn, nhưng ổng không làm. Mẹ thích cho con đi học lắm, mà không biết làm sao” (Lời kể của người hàng xóm, nữ, 60 tuổi). Các cấp, các ngành trong tỉnh, trực tiếp là cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở và các già làng, trưởng bản luôn quan tâm tuyên truyền, vận động đồng bào và trẻ em có ý thức bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc. “Con của người Khơme trong nhà nói tiếng Khơme, ra ngoài nói tiếng Kinh. Chúng tôi già, 100% giữ tiếng Khơme. Trẻ em có cái không nhớ thì nói tiếng Kinh, rồi cha mẹ lại nói theo con làm tiếng nói không được chuẩn nữa. Nên tôi thường xuyên nhắc nhở cha mẹ dạy trẻ em” (PVS, già làng). 2.2.2.2. Kết quả thực hiện nhóm quyền được phát triển Với sự cố gắng của ngành giáo dục và sự quan tâm phối hợp của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương, tỉnh và địa phương, đến nay cơ sở vật chất trường lớp ở Đồng Phú đã khá đầy đủ, khang trang, sạch đẹp. Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản. Hiện nay, 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, 10/11 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. Mạng lưới trường lớp đã đến tận những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như ấp Bàu Cây Me ở xã Thuận Phú, ấp Thạch Màn xã Tân Lợi, ấp Papếch xã Tân Hưng. Năm học 2008 - 2009, tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 97,6%; trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,4%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99,5%. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể. Huy động trẻ em ra lớp phổ cập, chống mù chữ được 450 em, trong đó có 268 trẻ em gái. Chương trình SCC (Saigon Children’s Charity) và Dự án giáo dục tiểu học cho cho trẻ em có hoàn khó khăn (PEDC), trong những năm qua đã hỗ trợ ngành giáo dục huyện xây dựng các phòng học ở điểm lẻ còn khó khăn, cấp đồ dùng học tập, gạo, tiền, xe đạp cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số, cấp thiết bị giảng dạy cho giáo viên... Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nhà hảo tâm cũng giúp đỡ dụng cụ học tập, quần áo, lương thực, xe đạp, học bổng... để trẻ em khó khăn có điều kiện đến trường. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được miễn, giảm học phí. Về điều kiện học tập: 57,2% trẻ em được khảo sát cho biết thiết bị giảng dạy, học tập ở trường được trang bị đầy đủ và hiện đại. 55,4% trẻ em cho biết trường, lớp học của các em khang trang và an toàn; đảm bảo chiếm 43,9%. 28,9% trẻ em cho biết thời gian và chương trình học tập không gây sức ép, quá tải với trẻ em; bình thường chiếm 55,0%. Đáng chú ý là, có 98,6% giáo viên cho biết đã tích cực tuyên truyền, giáo dục quyền trẻ em cho học sinh. Việc đi học của trẻ em đã được gia đình quan tâm sâu sát. 98,6% cha mẹ cho con đi học đúng tuổi. 89,7% trẻ em cho biết có một chỗ học tập riêng. 99,3% trẻ em cho biết được cha mẹ cung cấp đủ đồ dùng học tập. 77,7% trẻ em được cha mẹ quan tâm đến việc đi học hàng ngày. 80,1% cha mẹ kiểm tra vở học hàng ngày của con, trong đó có 39,9% kiểm tra thường xuyên. 12,9% cha mẹ dạy con học. 76,2% trẻ em được cha mẹ cho đi học thêm, học kèm. 33,1% phụ huynh liên lạc thường xuyên với nhà trường, 65,5% cha mẹ liên lạc khi có việc cần. Nghiên cứu gia đình Bình Phước 2007 cũng cho thấy, việc dành thời gian để chăm sóc, dạy dỗ con cái của các gia đình ở Bình Phước tương đối tốt, 36,6% người mẹ dành cho con mình thời gian 3 giờ/ngày, từ 1 - 3 giờ có 42,2%, những phụ nữ không có thời gian cho con mình chiếm tỷ lệ rất thấp 3,1%. Trong khi đó, ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội có đến 25,9% người mẹ nói không có thời gian để chăm sóc, giáo dục con cái [35, tr.26]. Bên cạnh đó, còn không ít trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em trong các gia đình nghèo, gia đình di cư tự do, việc đi học còn gặp nhiều khó khăn, như: phải đến trường rất xa, không có đủ đồ dùng học tập, cha mẹ không đủ trình độ dạy con học hoặc không quan tâm, không nhận thức được lợi ích của việc cho con đi học... “Trình độ dân trí ở xã thấp, đa số phụ huynh không biết chữ, là người làm rẫy, làm thuê. Nên họ giao phó việc học của con cho cô giáo, ít gặp cô lắm. Có người còn không biết con mình học lớp mấy” (PVS, giáo viên THCS). Vì gia đình nghèo, nhiều em phải nghỉ học sớm để lao động giúp gia đình, có em ngày mùa phải nghỉ học phụ giúp gia đình hoặc đi làm thuê. Các gia đình di cư tự do không ổn định về chỗ ở, chỗ làm ăn cũng ảnh hưởng đến việc học hành của con cái. “Học sinh ở đây phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số và dân di cư tự do từ miền Tây lên. Họ làm thuê, làm mướn, nghèo lắm. Đến ngày mùa các em theo cha mẹ đi làm ăn, vào rẫy điều, rẫy mỳ, nên nghỉ học, hết mùa mới đi, có khi nghỉ luôn” (PVS, giáo viên mầm non, điểm lẻ). ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu nhiều phòng học mầm non và không có trường THCS, THPT, nên rất ít trẻ em đi học tiếp sau khi hoàn thành bậc tiểu học. Các điểm lẻ ở rất xa trung tâm xã, đường đi khó khăn, chế độ và điều kiện sinh hoạt cho giáo viên chưa được quan tâm đúng mức, trình độ dân trí thấp... Đồng Phú là huyện duy nhất ở Bình Phước chưa có trường dân tộc nội trú. “Hiện nay xã chưa hoàn thành phổ cập THCS vì học sinh học đến lớp 5 xa quá, các em không đến điểm chính để học được. Nhiều em vì thế đã nghỉ học. Địa bàn rộng quá, quy định 8 em mới mở một lớp phổ cập, có 5 - 6 em không mở được. Dạy phổ cập chế độ cho giáo viên cũng không có gì, vì phân công giáo viên phải đi dạy thôi” (PVS, Hiệu trưởng trường cấp I, II). Có 95,9% trẻ em cho biết có thời gian vui chơi, giải trí sau giờ học và 95,9% cha mẹ dành thời gian cho các con vui chơi, giải trí sau giờ học. 96,6% trẻ em cho biết trường của các em có sân chơi. 86,6% trẻ em được gia đình và nhà trường tạo điều kiện sinh hoạt đội, 44,4% trẻ em được đi cắm trại, 24,6% được đi dã ngoại, 32,4% được tham gia các hội và câu lạc bộ sở thích. Trong các ngày lễ, tết, trẻ em được cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở, trực tiếp là Đoàn thanh niên và Hội Phụ nữ tổ chức vui chơi. Vấn đề khó khăn nhất trong việc bảo đảm quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em là quỹ đất và ngân sách dành cho việc xây dựng các khu vui chơi giải trí hạn hẹp, hiện nay toàn huyện chỉ có 1/11 xã, thị trấn có khu vui chơi giải trí cho trẻ em. Tại trung tâm của huyện, công viên văn hoá chưa được xây dựng. Nhà thiếu nhi huyện vừa đi vào hoạt động, nhưng các lớp năng khiếu chưa được tổ chức nhiều vì thiếu kinh phí và giáo viên. “Sân chơi trong hệ thống các trường học thì có, nhưng toàn huyện thì không. Nhiều lần đề nghị nhưng do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, mới tách huyện nên không được. Toàn huyện chỉ có một sân chơi ở Thuận Phú” (PVS, nguyên lãnh đạo ủy ban DS-GĐ&TE huyện). Trò chơi phổ biến của trẻ em Đồng Phú là các trò dân gian, bấm điện tử, chơi game hay chat ở nhà, ở trường và dịch vụ internet. Có đồ chơi cũng là việc không hề đơn giản với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sách, báo ở các thư viện trường hiện nay không phong phú, chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải trí và học tập của trẻ em. Thư viện huyện chưa được xây dựng. Sân vận động huyện chưa xây dựng xong. Có thể nói, thanh thiếu niên ở Đồng Phú đang chịu nhiều thiệt thòi trong việc vui chơi, giải trí. “Cái quan trọng nhất với trẻ em ở đây là được ăn no, có sức khoẻ, được đi học. Còn vui chơi chúng tôi không dám mơ vì địa phương còn khó khăn, người dân không có điều kiện để cho con chơi” (PVS, lãnh đạo MTTQ xã). Sự thiệt thòi đó đã ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền trẻ em. Rõ ràng trong điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở phải trì hoãn một quyền để thực hiện các quyền khác. Đó là sự không công bằng, đã vi phạm nguyên tắc không thể chia cắt của quyền. 2.2.2.3. Kết quả thực hiện nhóm quyền được bảo vệ Về nguyên tắc, trẻ em chỉ được quyền làm việc với tư cách rèn luyện, tập dợt trong quá trình phát triển thể chất, nhân cách và tinh thần; chưa được phép tham gia lao động với ý nghĩa là một thành tố của lực lượng sản xuất xã hội và chưa phải là nguồn tăng thu nhập chính cho gia đình. Nhưng có 8,1% trẻ em được khảo sát cho biết phải đi làm thuê kiếm tiền, ở nhóm cha mẹ tỷ lệ này là 2,0%. 8,7% cha mẹ cho biết con cái của họ tham gia công việc sản xuất, kinh doanh của gia đình, 12,1% cha mẹ cho biết con cái phải chăn trâu, cắt cỏ, làm rẫy. Tỷ lệ này theo ý kiến trẻ em là 15,4% và 9,4%. Đa số trẻ em ở nông thôn, ở gia đình nghèo lao động sớm nhiều hơn so với trẻ em thành thị, trẻ em gia đình khá giả. Phần lớn trẻ em lao động sớm là trẻ em các gia đình cha mẹ buôn bán, làm thuê và làm rẫy. Khác với kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006, trẻ em dân tộc Kinh ở Đồng Phú tham gia công việc sản xuất kinh doanh nhiều hơn dân tộc thiểu số (17,7% ở dân tộc Kinh, 8,8% ở dân tộc thiểu số). Nhưng trẻ em dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
  • docPhu luc moi.doc
Tài liệu liên quan