Luận văn Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone

1. Lý do chọn đề tài . 7

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu . 8

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài. 18

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 19

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 20

6. Phạm vi nghiên cứu. 20

7. Câu hỏi nghiên cứu. 21

8. Giả thuyết khoa học . 21

9. Phương pháp nghiên cứu. 21

NỘI DUNG.27

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ

HỘI TRONG MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU27

1. Cơ sở lý luận .19

1.1. Các khái niệm công cụ . 27

1.1.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội. 27

1.1.2. Khái niệm về mô hình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện

bằng methadone. 28

1.1.3. Ma túy.

1.1.4.Nghiện và người nghiện ma túy. .

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu.

1.2.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái.

1.2.2. Lý thuyết vai trò .

1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu, về người nghiện ma túy và công tác

cai nghiện ma túy trên địa bàn quận Kiến An – HP

pdf34 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào cộng đồng và tại cộng đồng từ trƣớc và sau khi áp dụng các Nghị định 111/2013/NĐ-CP và 221/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Hƣng Yên. Tác giả đã đƣa ra một số kết luận: Thứ nhất: quản lí và điều trị ngƣời nghiện ma túy dựa vào cộng đồng và tại cộng đồng đã đạt đƣợc một số kết quả tích cực ở cấp độ cá nhân. Thứ 2: ở cấp độ gia đình của ngƣời nghiện ma túy, những phần đƣợc và mất thành hai phần rõ nét. Nếu nhƣ gia đình, ngƣời thân cảm thấy có sự hiện hữu thƣờng trực của ngƣời nghiện ma túy tại nhà riêng thì những chi phí về thời gian, công sức theo dõi đối tƣợng này tăng lên trong khi lao động, việc làm và thu nhập của gia đình có xu hƣớng giảm. Thứ 3: ở cấp độ cộng đồng, hầu nhƣ chỉ có những cái mất mà không có cái đƣợc bởi vì dƣờng nhƣ sự tập trung thái quá vào quyền của ngƣời nghiện ma túy với tƣ cách là ngƣời bệnh vô hình dung đã tạo ra một nỗi lo cho cộng đồng về sự “lây lan của bệnh” và làm cho các nhóm xã hội yếu thế khác trong cộng đồng bị rơi vào quên lãng mặc dù họ cũng rất cần đƣợc bảo vệ nhất là trẻ em đối tƣợng đông đảo và tƣơng lai của xã hội. Thứ 4: mô hình quản lý và điều trị này đòi hỏi một lối thoát bền vững hơn [22]. “Nghiên cứu nguyên nhân tái sử dụng, tái nghiện ở ngƣời cai nghiện ma tuý” do ông Lê Trung Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện nghiên cứu Tâm lý ngƣời sử dụng ma túy (PSD), làm chủ nhiệm. Theo ông, ngƣời nghiện chịu hai sự lệ thuộc rất rõ ràng, sự lệ thuộc về thể chất và sự lệ thuộc về tâm lý. Quá trình nghiện đã đƣợc tự động ghi nhớ vào trong não bộ. Đề tài vận dụng các học thuyết tâm lý về đƣờng liên hệ thần kinh tạm thời của Pavlov, thuyết hệ thống chức năng của Anokhin vào nghiên cứu vấn đề nghiện và tái nghiện ma tuý. Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại 7 Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục và Lao động Xã hội thuộc 6 tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Hải Dƣơng, Thanh Hóa và Nghệ An, với sự tham gia của 1329 học viên cai nghiện. Ông Lê Trung Tuấn đã phân loại 4 nhóm nguyên nhân dẫn tới hành vi tái sử dụng, tái nghiện ở ngƣời cai nghiện ma túy. Nhóm nguyên nhân từ các hình ảnh trực quan (những ngƣời liên quan trong quá trình sử dụng ma túy, các đồ vật, dụng cụ sử dụng ma túy, các địa điểm từng sử dụng ma túy). Nhóm các cảm xúc, nhóm tình huống và hành vi nguy cơ. Các tác nhân trong các nhóm nguyên nhân có mức độ ảnh hƣởng không giống nhau trong việc khiến cho ngƣời nghiện ma túy tái sử dụng, tái nghiện. Các tác nhân nổi bật đƣợc phát hiện gồm có: hình ảnh ngƣời bạn nghiện, đôi mắt của bạn nghiện, mùi của bạn nghiện, bơm kim tiêm, nơi mua bán ma túy, quán nƣớc hay ngồi với bạn nghiện, khi bị kì thị xa lánh, khi trầm uất cô đơn, khi gặp lại nhóm bạn bè cùng nghiện, khi sử dụng các chất kích thích khác [26]. 2.2. Hƣớng nghiên cứu tập trung vào hiệu quả chƣơng trình điều trị methadone Trên thế giới, điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone (gọi tắt là điều trị thay thế bằng methadone) đƣợc triển khai tại Mỹ từ năm 1965 [42]. Đây là một giải pháp mới trong hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV đã đƣợc triển khai trên 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới nhƣ Úc, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Hồng Kông Toàn thế giới đã có trên 1.000.000 ngƣời đƣợc điều trị thay thế. Chƣơng trình điều trị methadone đã góp phần giảm đáng kể tội phạm, giảm sự lây truyền HIV trong nhóm ngƣời nghiện ma tuý và từ nhóm ngƣời nghiện ma tuý ra cộng đồng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chƣơng trình có hiệu quả trong việc làm giảm sử dụng heroin [31],[33],[32], , dự phòng lây nhiễm HIV, tăng tuân thủ điều trị ARV và giảm tỷ lệ tử vong trong số những bệnh nhân tham gia điều trị methadone [32]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nghiên cứu về kết quả điều trị thay thế bằng methadone tại các nƣớc mới triển khai chƣơng trình methadone từ đầu thập niên 2000 nhƣ ở Trung quốc, Thái Lan, Indonesia [32]. Trên các tạp chí chuyên đề, và trên các diễn đàn quốc tế nhƣ Hội nghị AIDS 2011 Busan. Các nhà nghiên cứu Trung quốc, Thái Lan, Indonesia cũng đã báo cáo hiệu quả của điều trị thay thế tình trạng nghiện chất dạng thuốc phiện trong lĩnh vực HIV/AIDS và dự phòng tại một số các nƣớc đang phát triển hoặc đang chuyển đổi ở châu Á, Đông Âu. Tiêu chí đánh giá của các nghiên cứu này đều tập trung vào 5 yếu tố kể trên [31]. Chƣơng trình methadone cũng làm giảm các hành vi nguy cơ làm lây nhiễm HIV nhƣ tiêm chích ma túy, sử dụng chung bơm kim tiêm, có nhiều bạn tình hay bán dâm [25]. Điều trị thay thế bằng methadone đƣờng uống làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm ngƣời nghiện các CDTP do giảm việc tiêm chích, giảm tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy ngƣời nghiện ma túy không đƣợc điều trị bằng methadone có tỷ lệ huyết thanh dƣơng tính với HIV tăng từ 21% tới trên 51% sau 5 năm theo dõi. Với nhóm ngƣời nghiện ma túy đƣợc điều trị bằng methadone, tỷ lệ này chỉ tăng từ 13% đến 21%. Metzger DS và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu trong 18 tháng về nhóm ngƣời sử dụng ma túy có HIV âm tính tham gia điều trị methadone và không điều trị methadone, kết quả cho thấy sau 18 tháng, tỷ lệ có HIV dƣơng tính trong nhóm bệnh nhân điều trị methadone là 3,5% và tỷ lệ này ở nhóm không đƣợc điều trị methadone là 22% Nhƣ vậy, các nghiên cứu trên Thế giới cho thấy điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone có hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và các hậu quả do sử dụng ma túy gây ra. Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy hiệu quả tƣơng tự nhƣ nhiều nghiên cứu trƣớc đó trên thế giới. Đó là việc giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, tăng khả năng lao động, giảm chi tiêu cho việc mua ma túy, giảm hành vi sai phạm và cải thiện sức khỏe thể chất, tâm thần. Báo cáo gần đây nhất của tỉnh Điện Biên cũng đã cho thấy nhiều kết quả khả quan về hiệu quả của chƣơng trình. Sau 3 năm triển khai chƣơng trình điều trị methadone tại Điện Biên cho thấy chỉ còn 7,3% ngƣời sử dụng ma túy không thƣờng xuyên, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt là 78,5%. Hầu hết các bệnh nhân đánh giá về chƣơng trình điều trị methadone và đánh giá chất lƣợng hoạt động của cơ sở điều trị methadone là tốt và rất tốt (>98%) [25]. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Đình Cảnh và Nguyễn Thanh Long vào năm 2009 cho biết rằng, điều trị bằng methadone đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, từ khi bắt đầu điều trị đến thời điểm 2009, chƣa có bệnh nhân nào xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tác dụng phụ hay gặp nhất là táo bón (61%), các triệu chứng khác nhƣ suy giảm tình dục, mất ngủ, buồn nôn chiếm tỷ lệ thấp (10%). Tuy nhiên, các triệu chứng này lại nhanh chóng mất đi theo thời gian điều trị của bệnh nhân. Chƣa có bệnh nhân nào bị tử vong do tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân trƣớc điều trị là 37,6% tại thời điểm năm 2008, đến năm 2009, tỷ lệ này đã giảm rất rõ rệt. Thêm vào đó, trƣớc thời gian điều trị methadone có 24% bệnh nhân tại Hải Phòng và 44% bệnh nhân tại TP Hồ Chí Minh sử dụng chung bơm kim tiêm, nhƣng đến thời điểm nghiên cứu lại không còn. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ở bệnh nhân điều trị bằng methadone tăng lên đáng kể (tăng lên khoảng 19% trong khoảng thời gian trƣớc và sau điều trị methadone). Bệnh nhân còn đƣợc cải thiện về thể chất: 390 bệnh nhân đƣợc nghiên cứu tăng khoảng 2-4 kg sau 3 tháng điều trị (chiếm 74,8%), 114 bệnh nhân thất nghiệp tìm đƣợc việc làm sau 6 tháng điều trị, chứng tỏ rằng khi tham gia vào chƣơng trình điều trị bằng methadone, các bệnh nhân đó đã quan tâm hơn đến bản thân và gia đình mình [9]. Tác giả Vũ Văn Công trong nghiên cứu của mình ở Hải Phòng năm 2009. Nghiên cứu cho thấy điều trị thay thế bằng thuốc methadone đã đem lại hiệu quả với việc giảm tỷ lệ sử dụng ma túy và dùng chung bơm kim tiêm trong cộng đồng ngƣời nghiện chất ma túy. Tỷ lệ bệnh nhân phụ thuộc vào ma túy giảm rõ rệt, số ngày trung bình bệnh nhân dùng heroin trƣớc khi vào điều trị methadone so với sau điều trị methadone 30 ngày, 30-60 ngày và trên 60 ngày là 29,1; 12,4; 2,3 và 0,5. Tỷ lệ bệnh nhân trƣớc khi vào điều trị methadone sử dụng chung bơm kim tiêm khi chích ma túy là 24% đã giảm xuống còn 12,7% chỉ sau 3 tháng điều trị. Bệnh nhân tái hòa nhập đƣợc với cuộc sống cộng đồng, bệnh nhân tìm đƣợc việc làm là 15,3% [25]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Vũ Việt Hƣng lại chỉ ra rằng, nhiều bệnh nhân có xu hƣớng từ bỏ điều trị do họ thấy rằng methadone có tác dụng gây nghiện nhƣ heroin. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi bị các tác dụng phụ nhƣ ra mồ hôi, hay khô miệng làm họ thấy chán ăn. Tác dụng phụ của methadone đã ảnh hƣởng đến tâm lý của một số bệnh nhân đang điều trị. Sự nghi ngại về thuốc ảnh hƣởng đến sức khỏe của họ và ngoài ra bệnh nhân cảm thấy khó khăn và ngại với việc hằng ngày phải đi đến cơ sở y tế để uống thuốc [28]. Tuy nhu cầu điều trị methadone tại huyện Từ Liêm là rất lớn, họ nhận thức đƣợc tham gia là giúp bản thân, ngƣời thân và gia đình, nhƣng việc tiếp cận chƣơng trình của họ lại gặp phải nhiều khó khăn, cản trở. Đó là vì tâm lý của chính ngƣời nghiện lo ngại về thủ tục vì phải có xác nhận của công an, họ sợ phải đi cai nghiện bắt buộc, sợ bị ảnh hƣởng đến công việc, học tập khi tham gia. Một số bệnh nhân khác chƣa tin tƣởng vào điều trị, sợ nghiện methadone. Ngoài ra, còn do yếu tố là một số gia đình thiếu kiến thức về điều trị methadone. Tại địa phƣơng, thiếu đi công tác truyền thông về chƣơng trình, thời gian chờ đợi xét duyệt lâu làm nhiều ngƣời không thể tham gia vào chƣơng trình [28]. Vào năm 2014, tổ chức FHI 360 đã có một nghiên cứu đánh giá định tính và định lƣợng với quy mô rộng đánh giá hiệu quả của chƣơng trình thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm theo dõi và đánh giá các kết quả của chƣơng trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone theo thời gian thông qua các nghiên cứu lặp lại. Nghiên cứu tập trung vào: sự thay đổi của tình trạng sử dụng ma túy bao gồm cả tình trạng sử dụng bơm kim tiêm, sự thay đổi hành vi tình dục bao gồm loại bạn tình và tỉ lệ sử dụng bao cao su, nâng cao hành vi/sự tƣơng tác xã hội bao gồm việc giảm sự tham gia vào các hoạt động tội phạm và sự thành công trong việc tái hòa nhập với xã hội, sức khỏe thể chất, tâm thần của bệnh nhân và chất lƣợng cuộc sống [25]. Nghiên cứu của tổ chức FHI đã đƣa ra những kết luận: Thứ nhất: tỷ lệ duy trì trong chƣơng trình thí điểm methadone cao trong thời gian 2 năm nghiên cứu, cao hơn rất nhiều tỷ lệ duy trì đƣợc báo cáo trong các chƣơng trình methadone của các nƣớc khác. Thứ hai: hầu hết bệnh nhân thể hiện sự tuân thủ điều trị tốt, và tỷ lệ bệnh nhân bỏ liều nhiều hơn 5 ngày là rất nhỏ và cũng giảm theo thời gian. Thứ ba: báo cáo tác dụng phụ do methadone cũng giảm theo thời gian, từ 75,2% bệnh nhân trong vòng 3 tháng đầu xuống còn 6,34% sau 24 tháng điều trị. Thứ tƣ: liều methadone trung bình hằng ngày trong chƣơng trình cao hơn (105,7mg) so với liều methadone trung bình sử dụng ở các nghiên cứu thực hiện ở các quốc gia khác. Thứ năm: điều trị bằng methadone giảm đáng kể việc dùng ma túy bất hợp pháp trong các bệnh nhân, trong số những ngƣời vẫn tiếp tục sử dụng heroin, tần suất tiêm chích giảm mạnh. Thứ sáu: methadone làm giảm hành vi nguy cơ nhiễm HIV trong các bệnh nhân. Bên cạnh việc giảm tần suất tiêm chích, tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm cũng giảm. Thứ bảy: tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần của bệnh nhân cũng đƣợc cải thiện đáng kể trong thời gian nghiên cứu. Thứ tám: chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân tăng lên đáng kể, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu sau khi bắt đầu điều trị [25]. Nhƣ vậy, hƣớng nghiên cứu tập trung vào hiệu quả của chƣơng trình điều trị bằng methadone cho chúng ta thấy kết quả tích cực về mọi mặt đối với bản thân, gia đình ngƣời nghiện và toàn xã hội. Đồng thời cũng cho chúng ta thấy chƣơng trình điều trị này đang trở thành phƣơng pháp cai nghiện chính hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có những nghiên cứu chuyên môn đa chiều hơn để nhìn nhận phƣơng pháp này đa chiều hơn. 2.3. Hƣớng nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vicủa ngƣời nghiện ma túy điều trị bằng methadone Hiện nay, tại nƣớc ta có rất nhiều các nghiên cứu về kiến thức, hành vicủa ngƣời nghiện ma túy. Tuy nhiên nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thái độ và hànhvi của những ngƣời nghiện ma túy đang đƣợc điều trị bằng thuốc methadone là rất ít. Phần lớn vấn đề này chỉ đƣợc tìm hiểu bằng cách lồng ghép vào một dự án nào đó, chứ hầu nhƣ chƣa có sự tập trung chuyên biệt riêng. Về kiến thức, trong nghiên cứu “Mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ y tế chƣơng trình dùng thuốc thay thế methadone can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy tại thành phố Hà Nội” năm 2012. Các tác giả đã cho thấy nhóm đối tƣợng nghiên cứu còn thiếu hiểu biết về nguyên nhân cũng nhƣ nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Với câu hỏi luôn sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục dự phòng lây nhiễm HIV là 86,3%. Còn khi quan hệ tình dục đƣờng hậu môn phòng đƣợc lây nhiễm HIV tỷ lệ trả lời đúng chỉ là 59,5%. 72% trả lời đúng câu hỏi dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Còn với các câu hỏi khác, tỷ lệ có kiến thức đúng chỉ từ 67,3%-72,3% [4]. Một nghiên cứu khác vào năm 2013 đã chỉ ra rằng so với trƣớc can thiệp thì tỷ lệ đối tƣợng nghiện chích ma túy hiểu biết đúng về nguy cơ lây nhiễm HIV đã tăng lên rõ rệt. Hiểu biết về nguy cơ nhận máu truyền tăng từ 10,3% lên 15,3%, hiểu biết về tiêm chích ma túy tăng từ 58,5% lên 64,5%... Ngoài ra, hiểu biết của ngƣời nghiện chích ma túy về triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục đã cải thiện đáng kể [13]. Về mặt nhận thức, thái độ của bệnh nhân cũng có sự chuyển đổi sau khi đƣợc điều trị methadone. Trong một nghiên cứu của Nguyễn Anh Quang (2013), cho thấy tỷ lệ đối tƣợng thay đổi nhận thức lợi ích khi tham gia chƣơng trình methadone đã tăng lên khá nhiều (từ 57,3% lên 91,5%). Ngƣời điều trị ngày càng có thái độ hợp tác và tin tƣởng hơn vào phƣơng pháp điều trị này, một phần là vì hiệu quả mà điều trị bằng methadone đã mang lại, phần khác chính là nhờ những thay đổi trong thái độ của nhân viên y tế và quy trình điều trị. Ngƣời bệnh hài lòng hơn với quy trình xét nghiệm, thời gian nộp đơn và quy trình tiếp đón bệnh nhân. Thêm vào đó là sự hài lòng về thời gian tiếp đón bệnh nhân (tăng từ 2,5% lên 3,5%), về thái độ làm việc của bác sỹ tăng từ 2,7% lên 3,3% [13]. Nghiên cứu khác vào năm 2012 cũng cho nhận định tƣơng tự khi đa số bệnh nhân hiện đang đƣợc điều trị cho biết họ rất hài lòng và hài lòng với các dịch vụ đón tiếp bệnh nhân, thái độ bác sỹ làm việc, thái độ của nhân viên tƣ vấn Tuy vậy, vẫn còn khoảng 1% bệnh nhân có góp ý thêm. Nhƣng nhìn chung, hầu hết bệnh nhân cho rằng, về mặt tổng thể thì chƣơng trình điều trị thay thế nghiện các chất CDTP bằng methadone hữu ích với bản thân họ, đáp ứng đƣợc mong muốn của bệnh nhân [25]. Ngoài kiến thức và thái độ thì hành vi của các bệnh nhân cũng thay đổi khá rõ. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Quang và cộng sự vào năm 2012 cho thấy sau khi điều trị duy trì có tới 98,7% ngƣời nghiện chích có quan hệ tình dục với vợ/bạn tình trong 1 tháng trở lại đó. Trong khi, hành vi sử dụng bao cao su thƣờng xuyên khi quan hệ thì có tỷ lệ trƣớc điều trị là 97,8%, cao hơn sau khi điều trị là 77,2%. Trƣớc khi điều trị methadone, có 8,3% bệnh nhân tại Hà Đông và Từ Liêm cho biết có hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm. Trong quá trình điều trị thì không còn trƣờng hợp nào còn sử dụng chung nữa. Mặc dù chƣa có đủ bằng chứng để kết luận hiệu quả của điều trị methadone giúp bệnh nhân thay đổi hành vi dùng chung bơm kim tiêm. Tuy nhiên có thể thấy việc giảm tần suất tiêm chích ma túy cũng đã góp phần hạn chế khả năng dùng chung bơm kim tiêm, ngay cả trong nhóm những bệnh nhân vẫn tiếp tục tiêm chích. Thêm vào đó, có sự thay đổi tích cực trong việc sử dụng bao cao su với phụ nữ bán dâm trƣớc và sau điều trị. Tỷ lệ ngƣời bệnh có sử dụng bao cao su tăng lên từ 83,4% lên 87,9% [25]. Tỷ lệ sử dụng bao cao su đƣợc cải thiện đặc biệt có ý nghĩa trong dự phòng lây truyền HIV từ quần thể có tiêm chích ma túy sang các nhóm quần thể khác. Nghiên cứu của một số tác giả thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội năm 2013 cho thấy những thay đổi trong hành vi của đối tƣợng nghiện ma túy. Một là tần suất tiêm chích ma túy trong 1 tháng qua của những đối tƣợng này đã giảm dần.Trong đó, mức độ chích 2-3 lần/ngày giảm từ 53,3% xuống 45,5%, tần suất tiêm chích trên 3 lần/ngày giảm từ 6% xuống 3,2%. Thêm nữa, tỷ lệ đối tƣợng không bao giờ sử dụng chung bơm kim tiêm trong 1 tháng trở lại đã tăng từ 93,9% lên 94,7%. Nếu vào năm 2012 có tới 7,8% bệnh nhân cho biết có sử dụng chung bơm kim tiêm thì đến thời điểm năm 2013, tỷ lệ này đã giảm rất rõ rệt (chỉ còn 0,3%) [4]. Nhìn chung, các nghiên cứu này đã cho thấy những thay đổi khá rõ nét theo hƣớng tích cực về các mặt kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân khi đƣợc tham gia điều trị methadone. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tạo động lực hơn cho không chỉ ngƣời bệnh nghiện ma túy tiếp tục điều trị methadone lâu dài, mà còn giúp cho các hoạt động liên quan đến điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone sẽ phát triển sâu và rộng hơn trong thời gian tới. Các hƣớng nghiên cứu trên đã làm rõ đƣợc nhiều khía cạnh trong vấn đề nghiện và cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, các khía cạnh chủ yếu đƣợc tiếp cận dƣới góc độ y học và khảo sát để nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của bệnh nhân. Hiện chƣa có một công trình nghiên cứu nào về mảng xã hội liên quan đến chƣơng trình điều trị này. Trong khi đó, chƣơng trình điều trị cai nghiện bằng methadone giành cho đối tƣợng là những bệnh nhân mắc căn bệnh xã hội - nghiện ma túy, có nhiều mối liên kết xã hội trong chƣơng trình điều trị này. Đại diện cho sự liên kết xã hội trong chƣơng trình này là những nhân viên xã hội làm việc trong các trung tâm, cơ sở điều trị. Và để đánh giá đƣợc sự liên kết xã hội, vai trò xã hội trong chƣơng trình điều trị này chúng tôi tiến hành một công trình nghiên cứu với một khía cạnh hoàn toàn mới chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Công trình nghiên cứu: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone” 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3.1. Ý nghĩa lý luận Qua nghiên cứu này chúng tôi cũng muốn chỉ ra hiệu quả của việc vận dụng các lý thuyết Công tác xã hội để giải thích các hoạt động thực hiện vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình điều trị. Cụ thể là lý thuyết cấu trúc - chức năng, lý thuyết vai trò làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu và là cơ sở cho những giải pháp mà đề tài đƣa ra. Vận dụng mô hình thực hành về công tác xã hội để đánh giá nhân viên công tác xã hội đã phát huy vai trò của mình trong mô hình điều trị nhƣ thế nào? Còn những hạn chế gì? Và tìm những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình điều trị cai nghiện bằng methadone. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa đối với bệnh nhân tham gia điều trị: giúp bệnh nhân cụ thể đƣợc những vai trò mà nhân viên tƣ vấn đã trợ giúp tốt, những vai trò thực hiện còn hạn chế và nguyên nhân của nó. Bên cạnh đó, giúp bệnh nhân giải bày những mong muốn để nâng cao hơn vai trò của nhân viên tƣ vấn, từ đó tối ƣu hơn hiệu quả điều trị và tái hòa nhập của bệnh nhân. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa đối với gia đình ngƣời nghiện: giúp gia đình nói lên thực trạng về vai trò của nhân viên tƣ vấn, những mong muốn của gia đình khi có ngƣời thân tham gia điều trị cai nghiện bằng mô hình methadone. Từ đó đóng góp ý kiến để nâng cao vai trò của nhân viên tƣ vấn trong trợ giúp cho bệnh nhân và gia đình. Đề tài có ý nghĩa đối với cộng đồng xã hội vì hiệu quả của chƣơng trình cai nghiện giúp xã hội giảm bớt tổn thất về mọi mặt. Đề tài cũng góp phần chứng minh rằng Việt Nam đang thực hiện tốt Công ƣớc quyền con ngƣời và góp một phần nhỏ công sức của mình trong công tác điều trị cai nghiện - là một vấn nạn của xã hội. Đề tài có ý nghĩa đối với nhân viên công tác xã hội trong mô hình, giúp chuyên nghiệp hơn vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với bệnh nhân nghiện ma túy. Đề tài có ý nghĩa rất lớn đối với tôi - một nhân viên công tác xã hội. Giúp tôi tìm kiếm kiến thức lý luận và nghiên cứu thực tiễn để có một văn liệu khoa học sâu về vấn đề cai nghiện ma túy bằng methadone. Giúp tôi có cơ hội chuyên nghiệp hóa thăng tiến nghề nghiệp khi tôi hiểu rõ hơn và tâm huyết hơn trong chuyên môn công tác. Văn liệu này cũng góp phần cho những ngƣời có mong muốn tìm hiểu thêm những thông tin về công tác cai nghiện bằng methadone. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone. Tìm ra những điểm mạnh, điểm thiếu hụt cần thiết phải hoàn thiện. Từ đó đƣa ra những giải pháp giúp chuyên nghiệp vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình điều trị này. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Mô tả mô hình điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone quận Kiến An, thành phố Hải Phòng đang đƣợc thực hiện nhƣ thế nào. Làm rõ những cơ hội, thách thức, rào cản, kết quả và thiếu hụt của nhân viên công tác xã hội trong mô hình. Lý giải nguyên nhân của những kết quả và thiếu hụt mà vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình mang lại. Tìm hiểu những mong muốn, kì vọng của bệnh nhân cùng gia đình bệnh nhân, của cán bộ nhân viên trong cơ sở điều trị làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp. Đề xuất giải pháp nhằm chuyên nghiệp hơn, nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone cho bệnh nhân nghiện ma túy 5.2. Khách thể nghiên cứu Bản thân bệnh nhân nghiện ma túy đang điều trị cai nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone xã hội hóa ở quận Kiến An, TP Hải Phòng Gia đình ngƣời thân có ngƣời nghiện ma túy đang cai nghiện tại trung tâm cai nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone xã hội hóa ở quận Kiến An, TP Hải Phòng Nhân viên công tác xã hội đang làm việc tại trung tâm cai nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone xã hội hóa ở quận Kiến An, TP Hải Phòng Cán bộ đang làm công tác cai nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone xã hội hóa ở quận Kiến An, TP Hải Phòng 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi thời gian Thời gian bệnh nhân tham gia điều trị đƣợc khảo sát trong nghiên cứu: Từ tháng 1/2011– 9/2016 Thời gian nghiên cứu của tác giả: Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016. 6.2. Phạm vi không gian Không gian nghiên cứu: Quận Kiến An - TP Hải Phòng 6.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về mô hình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone là một nghiên cứu rộng bao gồm nhiều vấn đề. Nhƣng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ chúng tôi giới hạn trong những nội dung cốt lõi sau: Mô tả mô hình để làm rõ cách thức tổ chức thực hiện, chức năng, các cơ chế hoạt động, những báo cáo kết quả của mô hình điều trị cai nghiện bằng methadone. Làm rõ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình hiện nay đang đƣợc thực hiện nhƣ thế nào. Đánh giá vai trò, tìm hiểu những điểm mạnh, những hạn chế khi thực hiện vai trò của nhân viên công tác xã hội. Từ đó đánh giá các nguồn lực để nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội. 7. Câu hỏi nghiên cứu (1) Mô hình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại quận Kiến An, TP Hải Phòng hiện nay đang đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? (2) Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone đang đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? (3) Những nguyên nhân nào dẫn đến việc thực hiện vai trò của nhân viên công tác xã hội chỉ đạt đƣợc những kết quả nhƣ hiện nay? (4) Cần phải thực hiện những biện pháp gì để nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone? 8. Giả thuyết khoa học Hiện nay mô hình điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone tại cơ sở xã hội hóa quận Kiến An, TP Hải Phòng đang đƣợc thực hiện và thu đƣợc nhiều kết quả khả quan. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình điều trị là rất quan trọng, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu hụt. Cần phải đánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004658_8472_2006178.pdf
Tài liệu liên quan