Luận văn Vai trò của phụ nữ nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC.1

LỜI CAM ĐOAN .1

LỜI CẢM ƠN.1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.10

1.1. Các công trình nghiên cứu về phụ nữ nông thôn.10

1.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng gia đình văn hóa.14

1.3. Các công trình nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn trong xây

dựng gia đình văn hóa.21

1.4. Khái quát những thành tựu của các công trình nghiên cứu liên quan

đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.29

Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUNG VỀ

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG

HỒNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA .33

2.1. Một số lý thuyết, quan điểm chính đƣợc vận dụng trong nghiên cứu.33

2.1.1. Lý thuyết vai trò xã hội .33

2.1.2. Lý thuyết nữ quyền và nhận thức trong phong trào Phụ nữ trong phát

triển, Giới trong phát triển.34

2.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng

sản Việt Nam về vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình .37

2.2. Các quan niệm cơ bản .41

2.2.1. Quan niệm về phụ nữ nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng .41

pdf36 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của phụ nữ nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Linh Khiếu (Chủ biên) [46]. Từ thực tiễn nghiên cứu khoa học, tác giả đã tập trung sửa chữa, biên soạn và tập hợp các bài viết riêng về một chủ đề thành một cuốn sách mang tính chuyên luận. Cuốn sách này được kết cấu thành hai phần theo một logic hợp lý. Phần 1: Biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn tác động đến gia đình và phụ nữ. Phần này gồm 5 bài viết tập trung vào những vấn đề khái quát chung, những vấn đề mang tính chất phổ biến và lý luận. Phần 2: Khảo sát gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn. Phần này gồm 7 bài viết khảo sát thực tế tại 10 điểm nghiên cứu cụ thể của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, cả đồng bằng và miền núi, cả 11 người kinh và người dân tộc,... Các bài viết thực tế này đã khắc họa một cách rõ nét thực tiễn sinh động tác động của những biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn đến đời sống của các gia đình và người phụ nữ. Cuốn sách đã cung cấp cho tác giả luận án những thông tin khoa học đáng tin cậy, mang đến cho tác giả cái nhìn phức hợp, đa dạng, thực tế về đời sống văn hóa - xã hội và gia đình nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó gợi mở những suy nghĩ về đời sống văn hóa - xã hội nông thôn nói chung và đời sống gia đình, người phụ nữ nông thôn nói riêng. Đó chính là chỉ dẫn quý báu cho tác giả luận án đi sâu nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa. Bài báo khoa học “Tìm hiểu thực tế chăm sóc con cái của phụ nữ nông thôn” (2004) của Joyce Halliday & Jo Little do Đặng Thị Việt Phương lược dịch, đăng trên Tạp chí Xã hội học [39]. Công trình này chủ yếu mang tính thực nghiệm, nó đặt vấn đề chăm sóc trẻ em trong cuộc tranh luận về “dịch vụ nông thôn” nhằm nhận diện tình trạng thiếu và yếu trong việc tiếp cận, cung cấp các dịch vụ chăm sóc. Công trình đã cung cấp những dữ liệu quan trọng về mặt bằng dịch vụ chăm sóc trẻ em ở nông thôn, nhưng nó cũng không nằm ngoài những phân tích về cung cấp dịch vụ theo nhu cầu nhằm cố gắng lý giải những vấn đề trong chăm sóc con cái của phụ nữ nông thôn. Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để tác giả luận án nghiên cứu, tìm hiểu, đề xuất một số biện pháp nâng cao vị thế và phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Bài báo khoa học “Chính sách đối với phụ nữ nông thôn trong thời kỳ đô thị hóa, công nghiệp hóa” (2010) của Hoàng Bá Thịnh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới [85]. Bài viết đã phân tích những tác động to lớn của thời kỳ đô thị hóa, công nghiệp hóa tới sự biến đổi kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở nông thôn, trong đó phụ nữ - chủ thể quan trọng nhất cũng đang 12 phải gánh chịu những tác động này. Thông qua việc làm rõ đặc điểm, xu hướng biến đổi của phụ nữ nông thôn, tác giả nêu lên một số chính sách cơ bản góp phần phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực trong xu hướng biến đổi của phụ nữ nông thôn thời kỳ đô thị hóa, công nghiệp hóa. Những kết quả đạt được trong công trình khoa học nêu trên có giá trị lý luận và thực tiễn nhất định, tác giả luận án có thể tham khảo để phân tích một số vấn đề lý luận ở chương 2 và đề xuất các biện pháp nâng cao vị thế và phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng ở chương 4. Luận án tiến sĩ triết học “Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người phụ nữ ở nông thôn Việt Nam hiện nay” (2012) của tác giả Doãn Thị Chín [16]. Luận án đã nêu ra một số vấn đề chung về đạo đức Nho giáo và đạo đức người phụ nữ trong Nho giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người phụ nữ ở nông thôn Việt Nam hiện nay – thực trạng và những vấn đề đặt ra (qua thực tế ở Đồng bằng sông Hồng), phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức nho giáo đối với việc xây dựng đạo đức người phụ nữ ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này đã đem đến cho tác giả luận án góc nhìn sâu sắc về những tác động to lớn của Nho giáo tới vùng Đồng bằng sông Hồng, để từ đó có thể lý giải và làm rõ hơn tính đặc thù vùng, miền, cũng như đặc điểm riêng có của phụ nữ nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. Bài báo khoa học “Phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế cộng đồng” (2013) của Trần Thị Xuân Lan, đăng trên Tạp chí Xã hội học [49]. Công trình này đã đề cập đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong tham gia phát triển kinh tế cộng đồng thông qua nghiên cứu trường hợp của huyện Thường Tín và Thạch Thất (Hà Nội) năm 2011 với mẫu khảo sát là 380 người (160 nam và 220 nữ). Qua nghiên cứu tác giả cho thấy, bằng nhiều hình thức, con đường 13 khác nhau, thông qua tổ chức hội hoặc tự phát, phụ nữ nông thôn đã tìm cách huy động vốn để phát triển kinh tế, góp phần cải thiện đời sống gia đình. Bên cạnh đó, họ còn liên kết sức mạnh cộng đồng trong hỗ trợ đổi công lao động, giúp nhau tư liệu sản xuất,... để vượt qua khó khăn, xóa đói, giảm nghèo. Chính vì vậy mà vị thế của phụ nữ nông thôn trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được nâng lên. Kết quả đã đạt được trong công trình nêu trên là những khám phá bước đầu, cần được bổ sung, phát triển với một tư duy mới, sát với thực tiễn hiện nay và trong những năm tới của phụ nữ nông thôn (trong đó có phụ nữ nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng). Đây là vấn đề luận án cần nghiên cứu làm sáng tỏ. Các công trình nghiên cứu đã đề cập ở tầm vĩ mô các vấn đề về phụ nữ nông thôn, nó chú ý một cách toàn diện điều kiện lao động, đời sống vật chất, sự hưởng thụ văn hóa tinh thần của họ. Các công trình nghiên cứu cũng luận giải rõ vai trò của phụ nữ nông thôn dưới nhiều phương diện, đưa ra được một số kiến nghị về chính sách xã hội cần thiết để phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn trong đời sống gia đình và xã hội. Có thể khẳng định, phụ nữ nông thôn luôn là đề tài thời sự thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học và các ngành khoa học trong và ngoài nước. Những kết quả về mặt khoa học của các công trình nghiên cứu đã giúp cho các nước, trong đó có Việt Nam hoạch định chính sách phát triển, tích cực, chủ động trong xử lý các vấn đề về giới để nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Điều này đòi hỏi tác giả luận án khi nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay phải nắm chắc quan điểm giới và cần khẳng định rõ hơn thực chất của bình đẳng giới là “ nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng 14 như nhau về thành quả của sự phát triển đó” [74, tr.9]. Bình đẳng giới không có nghĩa đòi hỏi số lượng phụ nữ và nam giới tham gia vào các hoạt động phải ngang bằng nhau, mà bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai phải có cơ hội ngang nhau trong việc sử dụng các quyền của họ. Bình đẳng giới đòi hỏi các chương trình phát triển, các dịch vụ công, dịch vụ xã hội phải được thiết kế sao cho đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt, phù hợp với mức độ ưu tiên khác nhau của phụ nữ và nam giới. Đây chính là vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ. 1.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng gia đình văn hóa Xây dựng gia đình văn hóa được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Có rất nhiều công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có thể kể đến một số công trình sau: Cuốn sách “Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới” (1997) của hai tác giả Trần Hữu Tòng và Trương Thìn (đồng chủ biên) [86]. Cuốn sách đã giới thiệu những quan điểm chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hóa, lý luận cơ bản về gia đình, gia đình văn hóa; đồng thời nêu lên một số kinh nghiệm chỉ đạo phong trào ở các địa phương và những tư liệu để cán bộ chuyên trách tham khảo trong chỉ đạo phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này được coi là những chỉ dẫn về mặt phương pháp luận cho tác giả luận án đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Cuốn sách “Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em” (1999) của tác giả Lê Như Hoa [26]. Cuốn sách đã khẳng định: Môi trường văn hóa lành mạnh phải bắt đầu từ gia đình, nhưng trong bối cảnh đất nước đổi mới, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tới mọi mặt của 15 đời sống xã hội, trong đó có môi trường văn hóa. Sự lệch chuẩn của văn hóa gia đình là nguyên nhân quan trọng của tình trạng trẻ em có hành vi sai lệch dẫn đến suy thoái nhân cách - một vấn đề nóng bỏng đang thu hút sự lo lắng, quan tâm của toàn xã hội. Cho nên, xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa có vai trò rất quan trọng, là cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, trong đó có trẻ em. Công trình này đã đề cập đến vấn đề văn hóa gia đình ở cả phương diện lý luận và thực tiễn. Điều đáng lưu ý, các giá trị văn hóa gia đình cùng những yêu cầu về xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta đang có sự biến đổi cùng với sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn lịch sử. Mỗi địa bàn khác nhau, tùy điều kiện, hoàn cảnh, văn hóa truyền thống khác nhau, mà văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa có những yêu cầu khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu về phương diện này cho đến nay vẫn còn nhiều khoảng trống. Cuốn sách “Văn hóa gia đình” (2002) của tác giả Bùi Đình Châu (tuyển chọn và biên soạn) [15]. Cuốn sách là sự tuyển chọn những bài báo khoa học đã được đăng trên các báo và tạp chí. Nội dung cuốn sách được chia thành 8 chương và phần kết luận. Trong đó nhấn mạnh các vấn đề: Văn hóa, gia đình, văn hóa gia đình, truyền thống – mối quan hệ trong gia đình, phong tục, tập quán, nếp sống, kiến thức, kinh nghiệm, mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái, ứng xử có văn hóa,... Việc luận giải làm rõ các vấn đề này chính là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả luận án tham khảo trong nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Cuốn sách “Gia đình học” (2007) của tác giả Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (đồng chủ biên) [41]. Cuốn sách đã đề cập đến nhiều vấn đề về gia đình để giúp cho người học tập và nghiên cứu về gia đình nhận thức được những nội dung cơ bản nhất, những luận cứ khoa học cho các giải pháp tăng cường vai trò gia đình Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của 16 nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó cuốn sách nêu lên những định hướng cơ bản cho việc xây dựng mô hình gia đình mới kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và kết hợp với việc tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, đồng thời đề xuất một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước hướng tới việc hoạch định các chính sách về giải pháp đúng đắn cho vấn đề gia đình ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đây chính là những nội dung quan trọng để tác giả luận án tham khảo trong xây dựng các biện pháp phát huy vai trò xây dựng gia đình văn hóa của phụ nữ nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. Bài báo khoa học “Mấy vấn đề về thực trạng xây dựng gia đình văn hóa tại Đồng bằng sông Hồng” (2009) của Nguyễn Thị Kim Hoa, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu con người [28]. Bài viết là sự khảo sát thực tế về việc xây dựng gia đình văn hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, thông qua sự khảo sát này tác giả đã chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay. Công trình khoa này rất thiết thực với đề tài luận án, có thể dùng tham khảo trong nghiên cứu đề tài ở chương 3. Tuy nhiên, một số nội dung có liên quan đến luận án như: Phụ nữ nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng, gia đình văn hóa và gia đình văn hóa nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng, vai trò của phụ nữ nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa,... chưa được đề cập đến trong công trình nghiên cứu. Cuốn sách “Xã hội học giới” (2009) của tác giả Lê Thị Quý [76]. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về xã hội học và xã hội học giới, đồng thời hệ thống hóa một số quan điểm, lý thuyết giới trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó, cuốn sách nêu ra một số vấn đề 17 và phương pháp nghiên cứu xã hội học giới ở Việt Nam hiện nay. Đây là cuốn sách có giá trị khoa học to lớn đối với việc nghiên cứu đề tài luận án, nó đã cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng khung lý thuyết chung cho việc triển khai đề tài. Bài báo khoa học “Quá trình nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về hôn nhân gia đình và xây dựng gia đình văn hóa” (2009) của Đỗ Thị Thạch và Nguyễn Thị Hà, đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận [97]. Bài viết đi sâu phân tích quá trình chuyển biến nhận thức của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề hôn nhân gia đình và xây dựng gia đình văn hóa qua các kỳ Đại hội, thông qua đó khẳng định tầm quan trọng của vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hóa thời kỳ đổi mới. Đây là tiền đề lý luận để tác giả luận án tham khảo khi nghiên cứu vấn đề xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. Đề tài khoa học cấp Bộ “Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại mới” (2010) của tác giả Trần Đức Ngôn [71]. Thông qua nghiên cứu những ưu điểm và hạn chế của văn hóa gia đình trong quá khứ và hiện tại, tác giả đã đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm định hướng xây dựng mô hình gia đình văn hóa phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển, đồng thời vẫn giữ được giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam. Đề tài luận án chủ yếu bàn về vấn đề xây dựng gia đình văn hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vì vậy, văn hóa gia đình chỉ được nhắc đến với tư cách cơ sở lý luận cho việc xây dựng gia đình văn hóa. Do đó, những kết quả đạt được trong công trình nêu trên chỉ có ý nghĩa tham khảo về mặt phương pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài của luận án. Đề tài khoa học cấp Bộ “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa khu vực Đồng bằng sông Hồng thời kỳ hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 18 đất nước” (2010) của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa [29]. Đề tài đã khảo sát, điều tra ba tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định về vấn đề xây dựng gia đình văn hóa, rút ra kết luận về công tác xây dựng gia đình văn hóa ở khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng, từ đó nêu lên những đề xuất, kiến nghị góp phần đẩy mạnh công tác xây dựng gia đình văn hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay. Đây là những luận cứ có giá trị để tác giả luận án tham khảo trong quá trình triển khai đề tài của mình. Bài báo khoa học “Lồng ghép giới trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay” (2011) của Nguyễn Thị Hà, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới [25]. Bài viết đưa ra một số quan điểm về lồng ghép giới và phân tích thực trạng lồng ghép giới trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam những năm qua, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả lồng ghép giới trong xây dựng gia đình văn hóa thời gian tới. Công trình khoa học này tuy chưa nêu ra được các giải pháp mới cho vấn đề nghiên cứu, nhưng là tài liệu hữu ích để tác giả luận án định hướng, phân tích một cách hệ thống và kỹ lưỡng đề tài của mình, góp phần làm cơ sở cho hoạt động chính sách trong lĩnh vực thực hiện bình đẳng giới tại vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay. Luận án tiến sĩ triết học “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay” (2013) của tác giả An Thị Ngọc Trinh [87]. Luận án đã phân tích làm rõ các khái niệm: Văn hóa, văn hóa dân tộc, văn hóa gia đình, những giá trị chủ yếu của văn hóa dân tộc trong văn hóa gia đình, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề ra một số phương hướng cơ bản, nhóm giải pháp, kiến nghị quan trọng góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay. 19 Qua nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung của luận án, tác giả đã hiểu rõ thêm các định hướng quan trọng trong phát huy vai trò xây dựng gia đình văn hóa của phụ nữ nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. Bài báo khoa học “Sự biến đổi của văn hóa gia đình trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” (2014) của tác giả Lê Văn Hùng, đăng trên Tạp chí Giáo dục Lý luận [36]. Ở Bài viết này, tác giả đã bàn đến một số vấn đề: Văn hóa gia đình, thực trạng biến đổi của văn hóa gia đình trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, những giải pháp kết hợp giá trị văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa hiện đại trong xây dựng văn hóa gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế. Đây là công trình có ý nghĩa lý luận sâu sắc, là tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả luận án kế thừa trong triển khai chương 2 của đề tài. Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020” (2014) của tác giả Lê Thị Quý [77]. Đề tài đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xác định hệ quan điểm, chính sách, cơ chế xây dựng gia đình Việt Nam. Phân tích thực trạng và dự báo sự biến đổi của gia đình Việt Nam về vị trí, vai trò, chức năng, quy mô, cơ cấu, hệ giá trị văn hóa trước những biến đổi của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó xây dựng hệ tiêu chí cơ bản về xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này giúp cho tác giả luận án nhìn nhận toàn diện hơn về vấn đề gia đình, từ đó nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để thực thi có hiệu quả quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. Cuốn sách “Gia đình đa văn hóa Hàn Quốc” (2014) của tác giả Trần Thị Nhung (chủ biên) [72]. Cuốn sách gồm ba chương: Chương 1 viết về gia đình Hàn Quốc hiện đại; Chương 2 làm rõ thực trạng gia đình văn hóa Hàn Quốc hiện nay; Chương 3 phân tích chính sách và biện pháp giúp các gia đình văn 20 hóa thích nghi với xã hội Hàn Quốc. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả và các cộng sự đã khái quát được những nét chung, đặc trưng nhất của gia đình Hàn Quốc; cung cấp các thông tin, địa chỉ quan trọng liên quan đến đời sống thường nhật ở Hàn Quốc và cộng đồng xã hội Hàn Quốc; đồng thời giới thiệu, phân tích những chính sách, biện pháp của Chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam liên quan tới gia đình đa văn hóa, giúp các gia đình đa văn hóa nói chung, gia đình Hàn - Việt ở Hàn Quốc nói riêng hòa nhập vào cộng đồng, xã hội, thực hiện tốt nghĩa vụ và hưởng quyền lợi của mình để vươn lên trong cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển của xã hội Hàn Quốc. Những nội dung triển khai trong công trình khoa học này, mặc dù không sát gần với đề tài luận án, nhưng nó đã đem lại cho tác giả cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề gia đình, từ đó vận dụng một cách có hiệu quả vào quá trình nghiên cứu. Luận án tiến sĩ văn hóa học “Sự biến đổi văn hóa gia đình ở vùng tái định cư huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh” (2015) của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt [73]. Luận án đã tổng hợp, hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về gia đình, văn hóa gia đình, biến đổi văn hóa gia đình. Phân tích thực trạng biến đổi văn hóa gia đình ở vùng tái định cư huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh với mong muốn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa gia đình truyền thống, xây dựng những giá trị mới, tích cực cho gia đình hiện đại. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp hạn chế những biến đổi của văn hóa gia đình theo chiều hướng tiêu cực. Luận án này mặc dù chỉ bàn đến vấn đề văn hóa gia đình ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng đã trình bày được các lý luận cơ bản để xây dựng văn hóa gia đình trong thời kỳ đổi mới. Đây chính là tài liệu hữu ích để tác giả luận án tham khảo trong nghiên cứu vấn đề xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. Các công trình nghiên cứu nêu trên bước đầu đã làm rõ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 21 nước tác động to lớn tới sự biến đổi của gia đình theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Sự biến đổi này tạo ra một loạt những vấn đề cần giải quyết như: Tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới,... Xây dựng gia đình văn hóa được thực hiện thông qua nhiều giải pháp, trong đó phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức của người dân, sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể địa phương,... là những giải pháp cần được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Các tác giả còn khẳng định, sự phát triển ổn định của xã hội không thể tách rời sự phát triển của con người và vai trò của gia đình trong việc đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhân cách con người mới trong giai đoạn hiện nay là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, do bị quy định bởi mục tiêu nghiên cứu, phương pháp tiếp cận mà gia đình văn hóa với những tiêu chí, yêu cầu của nó vẫn chưa được đề cập đầy đủ trong các công trình này. Đây là vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. 1.3. Các công trình nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn trong xây dựng gia đình văn hóa Xây dựng gia đình văn hóa là mục tiêu phấn đấu của mỗi gia đình Việt Nam (trong đó có các gia đình nông thôn). Để xây dựng gia đình văn hóa đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều chủ thể với những phương thức thực hiện khác nhau, và một trong những chủ thể quan trọng đó chính là phụ nữ - với tư cách người mẹ, người vợ, người con trong gia đình. Những năm gần đây có nhiều công trình khoa học đi sâu nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn, trong đó có thể kể đến: Đề tài khoa học cấp Bộ “Phát huy vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình ở nông thôn” (1991) của tác giả Đỗ Thị Bình [2]. Từ những số liệu khảo sát về thực trạng vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình ở nông thôn, tác giả đưa ra một số quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Đây là công 22 trình đầu tiên phân tích trực tiếp và có những đánh giá về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn nước ta. Đến nay, đề tài khoa học này vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới. Đề án “Đánh giá vai trò của phụ nữ nông thôn trong vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững và xóa đói giảm nghèo tại Đồng bằng sông Cửu Long” (1997) do Nguyễn Hữu Dũng làm chủ nhiệm đề án [18]. Qua mô tả, phân tích các khía cạnh về phụ nữ nông thôn, đề án đã mở ra nhiều phương hướng và biện pháp để tăng cường hơn nữa các nỗ lực vì sự tiến bộ và hạnh phúc cho nữ giới nông thôn. Cuối cùng đề án kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong tiến trình phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Công trình này vừa có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, vừa có vai trò quan trọng đối với việc hoạch định chính sách đặc thù đối với phụ nữ nông thôn nói chung, phụ nữ nông thôn vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nói riêng trong phát triển các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Đề tài khoa học cấp Bộ “Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế ở một xã Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn đổi mới kinh tế (1990 tới nay)” (1999) do Đỗ Thị Bình làm chủ nhiệm [5]. Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong đổi mới kinh tế ở các nội dung: Đặc điểm của khu vực nghiên cứu (Đồng bằng sông Hồng) và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn (trong phát triển kinh tế hộ gia đình); Những khó khăn và thuận lợi đối với phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế gia đình; Tiềm năng của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn và một số khuyến nghị cho việc hoạch định chính sách đối với phụ nữ khu vực này. Đây là công trình khoa học có liên quan mật thiết với đề tài luận án, đặc biệt khi bàn về vai trò của phụ nữ nông thôn trong lĩnh vực kinh tế. Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài đã giúp tác giả luận án củng cố luận chứng khoa 23 học cho việc phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Luận án tiến sĩ xã hội học “Vị thế, vai trò xã hội của phụ nữ trong gia đình nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay (Qua nghiên cứu tại tỉnh Nam Định)” (2000) của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa [27]. Luận án đã tìm hiểu toàn diện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004755_1_3647_2002867.pdf
Tài liệu liên quan