Luận văn Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò

MỤC LỤC

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và những vấn đề lý luận về vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

1.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

1.1.1. Quan niệm về cơ sở hạ tầng đô thị

1.1.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung và đô thị du lịch nói riêng

1.1.3. Vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế của đô thị nói chung và của đô thị du lịch nói riêng

1.2. Vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

1.2.1. Một số lý thuyết về vai trò của Nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cộng

1.2.2. Sự cần thiết phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

1.2.3. Nội dung vai trò của Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

1.3. Kinh nghiệm của Nhà nước ở một số quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

1.3.1. Kinh nghiệm của Bru-nây

1.3.2. Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a

1.3.3. Kinh nghiệm của Xing-ga-Po

Chương 2: Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và quản lý Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở thị xã du lịch Cửa Lò

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội của thị xã Cửa Lò

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên và dân số

2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế của thị xã Cửa Lò

2.1.3. Nhận xét chung

2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò hiện nay

2.2.1. Đường giao thông nôi thị

2.2.2. Đường giao thông ngoại thị

2.2.3. Hệ thống cấp thoát nước

2.2.4. Hệ thống cảng biển

2.2.5. Các công trình khác

2.3. Thực trạng quản lý Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò hiện nay

2.3.1. Về công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị xã Cửa Lò

2.3.2. Về tình hình huy động vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật những năm qua

2.3.3. Về công tác tổ chức quản lý (bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý thị xã)

2.3.4. Đánh giá tổng quát về vai trò nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng tại thị xã cửa Lò

Chương 3: Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thị xã Cửa Lò

3.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò đến năm 2020

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội thị xã Cửa Lò đến năm 2020

3.1.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò đến năm 2020

3.2. Một số quan điểm cơ bản nhằm tăng cường vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò những năm tới

3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thị xã Cửa Lò .

3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thể thị xã Cửa Lò đến năm 2020

3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị xã.

3.3.3. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò

3.4. Một số kién nghị nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò những năm tới.

3.4.1. Đối với nhà nước Trung ương và tỉnh Nghệ an

3.4.2. Đối với chính quyền thị xã Cửa Lò

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6579 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 81.840 209.850 4 Nhịp độ phát triển % 14 21,3 21 5 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 Dịch vụ % 38,3 41,2 51 Công nghiệp % 26,2 28,5 37 Nông nghiệp % 35,5 30,3 12 6 GTGT bình quân USD 210 420 560 7 Thu Ngân sách Triệu đ 7.500 28.000 39.500 8 Tỷ lệ thu Ngân sách % 9,5 13 9,9 9 Tổng vốn đầu tư ( UBND thị xã làm chủ đầu tư) Tỷ đồng ,, 52 28 700 54 915 205,35 10 Sản phẩm chủ yếu Thuỷ sản các loại Tấn 3.090 6.350 5650 Rau quả thực phẩm Tấn 857 9.000 2062 Tôm mực xuất khẩu Tấn 639 1.100 770 Cá các loại XK Tấn 500 4.480 Bốc dỡ hàng hoá 1000 tấn 300 1000 1400 Lượt khách du lịch 1000 ng 100 360 675 Bình quân MĐT/100 Ng Máy 1 5 9 Nước máy Triệu m3 1,1 1,2 Nguồn: [28 ] 2.1.3. Nhận xét chung a. Những thuận lợi cơ bản: Thị xã Cửa Lò có vị trí cực kỳ quan trọng đối với Tỉnh Nghệ An, là nơi trao đổi hàng hoá với các tỉnh và các nước trên thế giới. Là giao diểm các trục đường giao thông lớn Quốc lộ 1A, Quốc lộ 46... Thị xã nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh Nghệ An, ở đây có 2 cảng lớn nhất tỉnh, là cửa ngõ giao lưu hàng hoá ra biển Đông, sang Lào, Bắc nam, khai thác tiềm năng biển và phát triển kinh tế đối ngoại. Là cửa ngõ giao lưu kinh tế với các nước như Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Vương Quốc Anh… nhất là khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Lào... Có truyền thống hiếu học, nhân dân cần cù lao động và lao động sáng tạo; có bề dày lịch sử văn hoá, nguồn lao động dồi dào. Cửa Lò là nơi tập trung các cơ sở du lịch, nhà nghỉ khách sạn đồng thời có cảng lớn, có môi trường trong sạch, bãi tắm đẹp, nhiều cảnh quan hấp dẫn có nguồn hải sản phong phú và trữ lượng lớn. b. Những khó khăn hiện tại. Ngoài những mặt thuận lợi trên, Thị xã Cửa Lò còn có các mặt hạn chế như sau: Thị xã Cửa Lò còn đang ở trong tình trạng kinh tế chưa phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém do xuất phát điểm thấp. Các công ty, xí nghiệp ít và nhỏ, sản lượng công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ so với cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhưng Cửa Lò có lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên môi trường cảnh quan, rất thuận lợi để phát triển du lịch, thương mại, vận tải biển, công nghiệp chế biến và công nghiệp dịch vụ vận tải biển, đánh cá. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của Thị xã còn yếu kém, thiếu đồng bộ đã hạn chế khả năng khai thác những lợi thế của mình. Để biến những lợi thế tự nhiên thành thế mạnh kinh tế và khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh đó, Cửa Lò cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại và đồng bộ, nâng cấp và mở rộng Cảng Cửa Lò và cảng Cửa hội, nâng cấp và xây dựng mới đường giao thông, các cơ sở du lịch về thương mại, du lịch để phát triển có hiệu quả, mạnh mẽ. - Thị xã Cửa Lò mới được tách từ Huyện Nghi Lộc ra, kinh tế chủ yếu là nông, ngư nghiệp, năng lực sản xuất thấp, công nghiệp hoá lạc hậu và thiếu đồng bộ, nhưng là một Thị xã giầu tiềm năng chưa khai thác một cách hợp lý, vì vậy đòi hỏi Thị xã phải có định hướng phát triển đúng đắn, có chính sách linh hoạt, biện pháp hữu hiệu và bước đi thích hợp để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác có hiệu quả tiềm năng, đưa Thị xã phát triển. - Nắm trong Tỉnh nghèo lại có điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém. Chưa có cơ chế cụ thể để thu hút đầu tư nên việc khai thác lợi thế kém hiệu quả. - Đội ngũ cán bộ chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm trong điều hành và quản lý. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc phát triển Thị xã Cửa Lò. - Trình độ dân trí thấp, cơ cấu còn bất hợp lý. Quy hoạch đô thị tiến hành còn chậm, việc quản lý xây dựng đô thị còn lúng túng và lỏng lẻo. 2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò hiện nay Những năm đầu thế kỷ XX, Cửa Lò đã được người Pháp phát hiện ra tiềm năng du lịch và phát triển Cảng. Người Pháp đã xây dựng nhiều nhà nghỉ mát, tắm biển dọc theo bãi biển (Nhà hai ba tầng kiên cố) và cho các tàu lớn vào chuyên chở hàng hoá ở Cảng Cửa hội. Đây cũng là nơi Vua Bảo đại đã đến nghỉ mát trồng hoa cúc biển đưa từ Pháp về. Những năm chiến tranh đế quốc Mỹ đã ném bom tàn phá hết khu nhà nghỉ này, những cơ sở hạ tầng do người Pháp để lại và do chế độ cũ xây dựng đã bị bom Mỹ tàn phá . Đầu những năm 1970, Nhà nước ta đã cho xây dựng các nhà điều dưỡng để phục vụ cán bộ lão thành, cán bộ công nhân viên và chuyên gia nước ngoài như nhà điều dưỡng Tỉnh uỷ, nhà nghỉ công đoàn, nhà nghỉ du lịch của Bộ Công an. Cảng Cửa Lò đã được xây dựng và trở thành một Cảng vận tải lớn phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời kỳ mở cửa (1985) công nghiệp cảng, công nghiệp chế biến hải sản và du lịch phát triển mạnh mẽ ở Cửa Lò. Nhận thấy tầm quan trọng có tính chất chiến lược về kinh tế, quốc phòng của Cửa Lò, ngày 29/8/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định 113.CP thành lập Thị xã thuộc tỉnh Nghệ An. Điều đó thể hiện xu thế phát triển đô thị nói chung, Thị xã Cửa Lò nói riêng nằm trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Có thể nói trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, đô thị hoá vừa là một mục tiêu, vừa là động lực, là một biện pháp vô cùng quan trọng làm điểm tựa cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII viết: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng xác định rõ hơn. Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa” [ 36. Trang 67, 68]. Thị xã Cửa Lò phát triển trong sự phát triển chung của kinh tế đất nước nhưng phải được tập trung đầu tư thật sự trở thành vùng kinh tế động lực của Tỉnh Nghệ An. Qua nhiều năm đầu tư xây dựng, đến nay Thị xã đã đổi mới và phát triển một cách toàn diện về kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng. Cơ sở hạ tầng Thị xã phát triển đã làm thay đổi bộ mặt Thị xã, điều đó đã chứng minh sinh động sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của TW, của Tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân Thị xã, điều đó cũng đã khẳng định hướng đi đúng, định hướng đúng và biện pháp tổ chức chỉ đạo điều hành đúng đắn, hiệu quả. Có thể xem xét cụ thể về cơ sở hạ tầng của Thị xã Cửa Lò như sau: 2.2.1.. Đường giao thông nội thị: Hiện nay Thị xã đã xây dựng được một số tuyến đường giao thông nội thị như: Tuyến đường 7 có nền đường rộng 30m, mặt đường rộng 10,5 m dài 3 km và đường Bình minh (IA) dài 10 km, mặt đường rộng 14 m; lòng đường vỉa hè rộng 15m. Đường dọc số 2 rộng 30m dài 5 km. Đường Trung tâm Thị xã nối liền từ đường Bình Minh đến Chợ sơn phần nội thị dài 4 km, rộng 47 m có giải phân cách giữa, hiện nay đã làm đưa vào sử dụng. Đường dọc số 3 rộng 36m, dài 10 km đã thi công được 3 km. Đường số 9 rộng 30m đã thi công xong lòng đường, điện thắp sáng, cây xanh; chưa thi công vỉa hè, hệ thống thoát nước. Đường số 8 rộng 30 m, dài 1 km đã thi công xong đưa vào sử dụng. Đường số 10 rộng 30m cũng đã thi công đoạn nối đường dọc số 2 với đường dọc số 3 khoảng 400m. Đường 9, đường 11A, 11B đang được thi công. Đường ngang 20, 14, 5, 6, 1 cũng đang được triển khai thi công. Các đường khác như đường ngang số 12, 2B, 18, 19... đã phê duyệt xong dự án khả thi, thiết kế kỹ thuật và đã giải toả nhưng vẫn chưa có vốn thi công. Riêng theo quy hoạch đã được duyệt mạng lưới giao thông nội Thị xã Cửa Lò sẽ xây dựng khoảng 175km, chỉ giới xây dựng từ 10,5 - 36m; trong đó đường có chỉ giới rộng trên 30m là 129 km. Việc xây dựng được như đã nói trên là quá ít ỏi chưa đáp ứng được tốc độ đô thị hoá (đạt 12,8%). Hiện tại Thị xã đã có 62 km đường ô tô nội thị, trong đó có 22,4 km đường đã rải nhựa, mật độ đường 2,3km/km2 là quá thấp đối với một đô thị (mật độ bình quân cả nước 3,11km/km2). Tuy nhiên, chất lượng đường kém, không đồng bộ với các hệ thống kỹ thuật khác, chưa đạt yêu cầu kỹ thuật của đường đô thị. Các tuyến đường trục dọc, ngang trong nội thị chưa được xây dựng là sự hạn chế lớn trong việc phát triển du lịch, dịch vụ và sản xuất công nghiệp. 2.2.2.. Đường giao thông ngoại thị. Thị xã Cửa Lò là điểm nút trung tâm của các tuyến đường giao thông: Cửa Lò - Cửa hội- Vinh, nền đường 7 km, mặt 3m, dài 17km. Cửa Lò - Quán bánh, dài 12 km, mặt đường 7m (quốc lộ 46) Cửa Lò – Quán hành 8km, mặt đường rộng 7m. Cửa Lò - Cầu Cấm dài 9 km; tất cả các trục đường này đều nối với Quốc lộ 1A. Hiện nay đang thi công đường Cửa Lò – Vinh – Nam Đàn quê Bác chạy ven Sông Lam dài 60 km, nền đường 18m, tổng vốn dự toán 740 tỷ đồng. Bảng 2.5. Mạng lưới giao thông năm 2003 Chỉ tiêu Chiều dài km Tổng Nhựa Bê tông Cấp phối Tổng cộng 67,4km 126km 20km 213,4 Tỉnh, trung ương quản lý Thị xã quản lý Phường xã quản lý 11 26,4 30 _ _ 126 _ 1,5 5 11 41,4 161 Nguồn: [28 ] 2.2.3.. Hệ thống cấp nước, thoát nước: Trước đây Thị xã chưa có hệ thống cấp nước tập trung, các khu dân cư, khách sạn, khu cảng và các xí nghiệp đều dùng nước giếng khơi hoặc giếng UNISEP. Nguồn nước ngầm này phụ thuộc vào các mùa trong năm, trữ lượng hạn chế, không có khả năng khai thác công nghiệp. Chất lượng nước tốt vì có một mạch nước ngầm dọc theo bờ biển bán kính 1km, nhưng cũng đã bắt đầu thấy có dấu hiệu nhiễm bẩn do sự phát triển du lịch và đô thị hoá không hợp lý. Việc triển khai xây dựng một nhà máy cấp nước cho Thị xã là một yêu cầu bức xúc. Hiện nay Thị xã đã xây dựng xong khu vực nhà máy 3000 m3/ngày đêm và 4 trạm bơm nước ngầm, các đường ống dẫn nước đã được lắp đặt và đã cung cấp cho dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, khu công nghiệp. Dự kiến đến năm 2005 nâng công suất Nhà máy nước lên 5000 m3 ngày đêm. Thoát nước mưa hiện nay ở Thị xã hoàn toàn phụ thuộc vào thế đất tự nhiên, nước một phần ngấm xuống đất một phần đổ ra ruộng và biển. Nước thải sinh hoạt và sản xuất ngoài việc đổ xuống mương giao thông ra chủ yếu ngấm xuống đất, chưa có công trình xử lý và thoát nước vệ sinh. Vì vậy nguồn nước ngầm rất dễ bị ô nhiễm bẩn. Xây dựng hệ thống thoát nước là công việc cần thiết để bảo vệ môi trường trong sạch cho đô thị du lịch. Hiện nay UBND Thị xã đã phối hợp với công ty tư vấn thiết kế Bộ xây dựng lập xong dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước với giá trị khoảng trên 95 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay của Bỉ lắp đặt đường ống dài 129,73 km (giai đoạn 1). Vì vậy công trình thoát nước cần được xây dựng đồng bộ với hệ thống cấp nước và đường giao thông nội thị. Hệ thống thoát nước thải đã xây dựng xong tuyến ống cấp I, 2 trạm bơm và sẽ tiếp tục xây dựng vào thời gian tới. 2.2.4.. Hệ thống cảng biển. Cảng Cửa Lò: Là cảng chính của Nghệ An, công suất thiết kế 1,4 triệu tấn trên năm bao gồm: Cầu cảng: 4 bến, dài 660m Kho chứa hàng: 11.500m2 Bãi chứa hàng: 250.000m2 Năng lực bốc xếp: 2.500 tấn/ngày Cảng Cửa Lò có đặc điểm là đường vào cảng ngắn (từ phao số 0 đến cảng 3km) lại được 2 Đảo Ngư và Đảo mắt che sóng, chắn bão, tàu 1 vạn tấn có thể ra vào được. Cảng Cửa Lò có điều kiện thuận lợi để nâng cấp lên 5 triệu tấn và tàu 1-2 vạn tấn có thể ra vào thuận lợi. Nhược điểm của Cảng Cửa Lò là thường xuyên bị cát bồi lắng, kè chắn cát còn ngắn nên phải thường xuyên nạo vét thông luồng rất tốn kém. Hệ thống bốc xếp, vận chuyển và kho bãi còn lạc hậu, thiếu đồng bộ. Hiện nay nhược điểm cát bồi đã được khắc phục do xây dựng đập Nghi Quang. Hệ thống dịch vụ bảo đảm vận tải biển còn yếu. Hiệu quả khai thác cảng hiện nay đạt 70 - 80% năng lực. Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và nhu cầu thông qua biển của Lào và đông bắc Thái Lan thì Cảng Cửa Lò cần phải được nhanh chóng nâng cấp và mở rộng. Sự phát triển cảng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thị xã Cửa Lò. Cảng Cửa Hội: Là cảng cá của ngư dân bao đời nay, nhờ lợi thế của thiên nhiên ban cho như cửa sông rộng, dài, luồng sâu kín gió thường xuyên có hàng nghìn thuyền đánh cá cập bến bán cá và tránh gió bão. Tàu từ 600- 1000 tấn có thể ra vào cửa sông, nhưng chưa có cầu cảng và đảm bảo dịch vụ trên bờ. Cảng Cửa Lò đã được Bộ thuỷ sản nâng cấp mở rộng để thật sự trở thành cảng cá lớn của Bắc miền trung phục vụ ngư nghiệp và xuất khẩu. - Hệ thống điện. Hiện nay nguồn điện của Thị xã do trạm 35/10kv công suất 4000 KVA đặt tại xã Nghi phú- Nghi lộc. Nguồn điện cấp cho Thị xã Cửa Lò được chia làm 2 tuyến. Tuyến 1: Từ trạm trung gian Nghi phú đi Cửa hội cấp điện cho các trạm biến áp Nghi Hải, Nghi Hoà đường dây 10 KV, dây AC 70 – AC 95 tuyến này có 8 trạm, tổng công suất 2.430 KVA. Tuyến 2: Từ Nghi phú đi cảng Cửa Lò có tổng chiều dài 9,4 km, dây AC 70- AC 95. Trên tuyến này có 21 rạm với tổng công suất đạt 5.390 KVA. Như vậy toàn bộ Thị xã có 29 trạm với tổng công suất là 7.820 KVA. Có thể nói trạm nguồn điện Cửa hội quá tải, điện Thị xã chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt và sản xuất của khu vực nhất là vào mùa du lịch. 2.2.5. Các công trình khác. Các công trình này như khu công viên, trụ sở, bệnh viện, trường học, nhà văn hoá, nhà tập thể thao, sân bóng ... trước khi thành lập một số công trình chưa có, một số đã có nhưng công trình chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật thấp đang là những khu nhà cấp 4. Trong quá trình xây dựng và phát triển, thị xã đã đầu tư xây dựng được 1 trường học cao tầng hiện đại, chợ, côngviên, sân bóng, nhà thi đấu thể thao ... Việc tạo dựng bộ mặt đô thị du lịch có kiến trúc hiện đại, mang tính dân tộc và hài hoà với cảnh quan thiên nhiên là mục tiêu của đảng bộ và nhân dân Thị xã Cửa Lò và cũng là của Tỉnh Nghệ An. Cửa Lò có lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, khí hậu, môi trường cảnh quan rất thuận lợi để phát triển du lịch, thương mại, vận tải biển, công nghiệp chế biến và công nghiệp dịch vụ vận tải biển, đánh cá. Song cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém thiếu đồng bộ đã hạn chế khả năng khai thác những lợi thế của mình. Để biến những lợi thế tự nhiên thành thế mạnh kinh tế và khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh đó, Cửa Lò cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại và đồng bộ, đảm bảo nâng cấp và mở rộng Cảng Cửa Lò và Cảng Cửa Hội. Vì vậy cần phải tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là đường giao thông, hệ thống điện và hệ thống cấp thoát nước. Cần phát huy cao độ lợi thế so sánh để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài tập trung đầu tư xây dựng Cửa Lò từng bước trỏ thành một đô thị hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, có tốc độ tăng trưởng cao bền vững, tạo nguồn thu lớn góp phần xứng đáng vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh Nghệ An theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực trạng quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò hiện nay 2.3.1. Về công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thị xã Cửa Lò Từ khi thành lập thị xã Cửa lò đến nay, UBND Tỉnh, các ngành cấp Tỉnh, cùng lãnh đạo thị xã Cửa lò rất quan tâm đến việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng Thị xã Cửa Lò và luôn coi trọng công tác quy hoạch, xác định quy hoạch phải đi trước một bước. Quy hoạch phát triển CSHT thị xã Cửa lò được xây dựng gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thị xã Cửa lò. Được sự chỉ đạo của Tỉnh, UBND Thị xã Cửa Lò đã mở nhiều cuộc hội nghị mời sự tham gia của các ngành cấp Tỉnh để xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội cho một thị xã có nhiều tiềm năng du lịch. Quy hoạch này được xây dựng năm 1996, cho thời kỳ phát triển 1996-2010. Đến tháng 9 năm 2002 được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của Cửa lò trong giai đoạn mới. Tại quyết định số 454/QĐ.UB về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thị xã Cửa Lò thời kỳ 1996- 2010 ngày 4 tháng 02 năm 1997 của UBND Tỉnh Nghệ An nêu rõ quan điểm phát triển: “Phát huy lợi thế so sánh, tranh thủ mọi cơ hội, tập trung đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, đồng thời củng cố và tăng cường năng lực sản xuất”. Cũng theo quyết định số 454/ QĐ.UB ngày 4 tháng 02 năm 1997 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thị xã Cửa Lò thời kỳ 1996- 2000 thì tổng số vốn đầu tư 1996- 2000 là 1.000 tỷ, tốc độ đô thị hoá là 4-6%. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 20,3%. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tập trung một số việc: xây dựng hoàn thành một số đường nội thị, nhà máy nước 10.000m3/ngày, hệ thống thoát nước bẩn (127 tỷ), xây dựng trạm 110 khu vực công suất 2 x 16 MVA, nâng cấp và khai thác có hiệu quả khối lượng hàng hoá qua Cảng Cửa Lò 1,2 triệu tấn năm 2000 và 2,5 triệu tấn năm 2010. Tháng 9 năm 2002, Uỷ ban nhân dân Thị xã Cửa Lò đã bổ sung và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thị xã Cửa lò thời kỳ 2001-2010. Theo Quy hoạch bổ sung này, Thị xã Cửa Lò còn được chia thành 4 vùng phát triển: vùng trung tâm, vùng Cửa Hội, vùng Cửa Lò, vùng Tây, Tây Bắc. Mỗi vùng có những chức năng kinh tế nhất định, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và triển vọng phát triển. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thị xã, Uỷ ban nhân dân Thị xã Cửa Lò đã chỉ đạo việc quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Cho đến tháng 7 năm 2003, Thị xã đã lập xong và được phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành phục vụ trực tiếp cho các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn gồm: Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đô thị 1994 - 2020 Quy hoạch cải tạo phát triển lưới điện thị xã giai đoạn 1996-2005 Quy hoạch hệ thống cấp nước sạch 1994-2010 Quy hoạch hệ thống thoát nước thải, xử lý nước thải 1994-2010 Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc 1994-2010 Quy hoạch công viên, bãi tắm Thị xã đoạn từ đường ngang số 1 đến đường 7 Quy hoạch khu nghĩa trang và xử lý rác thải Quy hoạch chi tiết phân bổ sử dụng đất đô thị Quy hoạch chi tiết khu tái định cư Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Nghi Thu, Nghi Hương Quy hoạch chi tiết phường Nghi Tân, Nghi Thuỷ, nhưng các quy hoạch này đều tỷ lệ 1/2000. Quy hoạch chi tiết phường Nghi Hải Quy hoạch đô thị đã hoàn thành khu nội thị Theo quy hoạch này, CSHTĐT của Thị xã Cửa lò đã được hình thành. Cụ thể như sau: + Về đường giao thông: Quy hoạch đã tập trung xây dựng hoàn thành đường nội thị trục dọc số I,II,II’,III có chiều rộng 30m, chiều dài bình quân 10 km. Xây dựng hoàn thành đường nội thị gồm 20 đường có chiều rộng 30m, chiều dài bình quân 3km (đã xây dựng 3 đường), hoàn chỉnh đường trung tâm nối liền Chợ Sơn. Quy hoạch, cải tạo dần các đường nội phường, xã đảm bảo năm 2005 tất cả các tuyến đường nội thị, nội phường xã được rải nhựa. Tỉnh đã quan tâm đến việc phát triển Thị xã nên đã có quyết định đầu tư đường Nam Cấm đi Cửa Lò (giao Sở giao thông làm chủ đầu tư) và đã nâng cấp Quốc lộ 46 có nền đường rộng 18m, tương lai đường có chỉ giới 52m. Cho nâng cấp đường Vinh- Cửa Hội, xây dựng đường ven Sông Lam Cửa Hội đi quê Bác. Vì vậy việc từ Quốc lộ IA xuống Cửa Lò đi được bằng 5 đường chính đó là: Vinh- Cửa Hội; Quán bánh- Cửa Lò; Quán hành- Cửa Lò; Cầu cấm- Cửa Lò, Bến Thuỷ – Cửa Lò. Đây là những tuyến đường giao thông đối ngoại chủ yếu, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển kinh tế Thị xã, giúp Cửa Lò mở rộng giao lưu với nước bạn Lào, đông bắc Thái Lan và trong nước. + Về quy hoạch phát triển Cảng: Cảng Cửa Lò: Tập trung nâng cấp cảng lên 1,5 triệu tấn năm 2000 và 2,9 triệu tấm năm 2010 để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá cho Tỉnh, Bắc Trung Bộ, Lào và đông Bắc Thái Lan. Phát triển cảng về phía Đông Nam, kéo dài kè chắn cát, nạo vét luồng lạch đảm bảo cho tàu 1 đến 2 vạn tấn ra vào cảng, nhưng đảm bảo sự phát triển cảng không gây ô nhiễm môi trường khu du lịch, xây dựng bến cảng Công- tơ- nơ, tăng cường và hiện đại hoá phương tiện, năng lực bốc xếp vận chuyển hàng hoá. Xây dựng các công trình đảm bảo hàng hải và dịch vụ trên bờ như: dịch vụ nước ngọt, thực phẩm cho thuỷ thủ ... Mở rộng mặt bằng khu Cảng, tăng diện tích bãi chứa, kho chứa hàng hoá. Phát triển tuyến đường sắt. Nối cảng vớ đường sắt Quốc gia, tăng nguồn thu bằng các dịch vụ bốc xếp, vận chuyển, lưu kho bãi và đảm bảo hàng hải. Cảng cửa hội: Xây dựng cầu cảng cho tàu đánh cá các loại 23- 800 CV cập bến. Đồng thời tăng cường dịch vụ hạ tầng trên bờ như chế biến, bảo quản hải sản và thực phẩm, dịch vụ đảm bảo hàng hải như xăng dầu, nước ngọt, nước đá, sửa chữa nhỏ ... đồng bộ với năng lực đánh bắt của khu vực, năng lực cảng lên 2 lần. Đồng thời xây dựng bến cá phường Nghi Thuỷ, Nghi Tân. + Về hệ thống điện Xây dựng tuyến đường dây 110 khu vực Vinh- Cửa Lò và trạm 110/22 kv, công suất 2 x 16 MVA để cấp điện cho khu vực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn. Trước mắt, để đáp ứng nhu cầu điện, xây dựng thêm tuyến 35 kv, hình thành 2 nguồn điện đảm bảo an toàn cấp điện cho khu vực. Sau năm 2000, xây dựng trạm 110/22 KV cải tạo lưới điện hiện nay thành 22KV. + Về hệ thống cấp nước Quy hoạch đã hướng vào việc xây dựng hoàn chỉnh nhà máy nước 3.000 m3/ngày. Năm 2000 có 30% dân số được dùng nước sạch và đến nay đã có 50% dân số Thị xã được dùng nước sạch. Hướng phấn đấu: đến năm 2005 thị xã sẽ nâng công suất nhà máy nước lên 5.000 m3 và đến năm 2010 là 10.000 m3. + Về thoát nước: Theo quy hoạch, việc xây dựng hệ thống thoát nước đảm bảo tiêu úng cho khu vực Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hoà. Toàn bộ hệ thống thoát nước nội thị được thiết lập mạng ống nước thải, tuyệt đối không cho khối lượng nước thải chảy về phía bãi tắm. Để giảm số lượng và quy mô của trạm bơm chỉ bố trí 5 trạm dọc tuyến đường sát biển. Hệ thống thoát nước tận dụng được tối đa khả năng tự chảy của địa hình tự nhiên, độ sâu tối đa của ống đặt không quá 3,5 m. Vận tốc nhỏ nhất của nước thải đảm bảo ≥ 0,5 m3/s. + Về các công trình cơ sở hạ tầng khác: Thực hiện dần từng bước trên cơ sở nhu cầu cần thiết phục vụ kinh tế- xã hội của từng khu vực, lĩnh vực trong từng thời kỳ cụ thể. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội; đặc biệt quan tâm cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: công viên, chợ, chùa, cây du lịch, tượng đài, các công trình thể thao, văn hóa khác. Đồng thời, chú trọng phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội khác như trường học, nhà văn hóa, cơ sở lưu trữ, nhà ở, công sở và các công trình khác. Nhìn chung, Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh Nghệ An và các ngành rất quan tâm đến việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng Thị xã để nhanh chóng đô thị hoá, mở rộng đô thị, phát triển kinh tế thị xã. Cho đến tháng 11 năm 2003, tỉnh Nghệ an và Uỷ ban nhân dân Thị xã Cửa lò đã tập trung triển khai 11 công trình trọng điểm và 10 công trình kỷ niệm 10 năm thành lập thị xã Cửa lò. Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng thị xã được phát triển có kế hoạch quy hoạch được duyệt đảm bảo kết hợp hài hoà tính hiện đại, tính dân tộc và thiết thực phục vụ phát triển kinh tế có hiệu quả. 2.3.2. Về tình hình huy động vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật những năm qua (1994- 2003). Để thực hiện quy hoạch phát triển CSHTĐT, việc huy động và sử dụng vốn đầu tư có ý nghĩa quyết định. Những năm qua, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Nghệ An đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Cụ thể là: Nhà nước đã ưu tiên bố trí vốn đầu tư lớn kể cả các nguồn của Trung ương, từ ngân sách tỉnh cũng như các chương trình mục tiêu khác cho các công trình của Thị xã. Các nguồn vốn đầu tư này tập trung vào xâ dựng các tuyến đường giao thông lớn, cảng biển của thị xã, những công trình kinh doanh tầm cỡ phục vụ du lịch, các công trình phát triển hạ tầng xã hội có ý nghĩa lớn của thị xã, như Đường Bình Minh, đường Nam cấm, hạ tầng đảo Mắt, kè Nghi Hải, Bến cá Nghi Thuỷ, khách san giao tế 2, khách sạn công đoàn, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm xúc tiến việc làm, Trường cấp 3... Cùng với ngân sách trung ương và tỉnh, ngân sách thị xã, phường đầu tư xây dựng các công trình như trụ sở làm việc của các xã phường, các trường học, nhà ytế, sân vận động, hệ thống điện, cấp thoát nước, công viên,... Tỉnh cũng cho phép Thị xã thực hiện một số cơ chế nhằm phát triển nhanh cơ sở hạ tầng: Như đổi đất lấy công trình bằng cách cho ghi thu, ghi chi tiền cấp quyền sử dụng đất cho phép Thị xã và phường thị xã được hưởng 90% quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, như xây dựng hệ thống kênh mương, các đảo giao thông, các khu tái định cư, các tuyến đường nhỏ, liên thị xã. Nhà nước còn bảo lãnh cho Thị xã vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng một số công trình cấp thiết ... Tỉnh đã có chính sách tạo điều kiện cho Thị xã thu hút các nguồn vốn đầu tư khác để xây dựng CSHT Thị xã Cửa lò như vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia phục vụ khuyến nông, khuyến ngư, giải quyết việc làm, bảo vệ chăm sóc nuôi trồng rừng, cũng như nguồn vốn từ các chương trình văn hoá xã hội, dân số kế hoạch hoá gia đình, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Để tăng nguồn đầu tư, Thị xã còn huy động các nguồn vốn tín dụng trong nước, nguồn đóng góp và gần đây còn huy động được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Qua bảng sau cho thấy, nhờ có chính sách huy động vốn tích cực, các nguồn vốn của mọi thành phần đã đóng góp quan trọng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ở thị xã Cửa Lò. Năm 2003, trong khi các nguồn vốn từ ngân sách các cấp chỉ chiếm khoảng 21% so với tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thị xã, thì số vốn vay, vốn đóng góp và vốn đầu tư nước ngoài đã chiém tới hơn 42%; nguồn vốn từ đổi đất lấy cơ sở hạ tầng cũng đạt tới hơn 22%. Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDLy (9).doc
Tài liệu liên quan