Luận văn Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 8

1.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay 8

1.2. Yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay 37

Chương 2: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 45

2.1. Thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội hiện nay 45

2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên 68

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 77

3.1. Phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay 77

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay 89

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 116

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh là lực lượng nòng cốt của nhà trường. Việc giáo dục chuyên môn với các hoạt động khác góp phần tích cực vào công tác quản lý sinh viên. Nhà trường đã chỉ đạo các phòng chức năng, các đoàn thể và các đơn vị quản lý sinh viên bằng những việc làm cụ thể như việc thực hiện nội quy, quy chế, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, diễn đàn, nói chuyện chuyên đề về phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội. Nhà trường đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật phòng chống ma túy vào tháng 10/2001 và đã thu được gần 2000 bài thi có chất lượng. Mặc dù sinh viên của trường có gần 80% số sinh viên cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau, nhưng đã không có vụ việc nào xảy ra ở địa phương. Kết quả bình xét khen thưởng, học bổng như sau: Năm học 1999 - 2000: Toàn trường có 327 sinh viên được khen thưởng Năm học 2000 - 2001: Toàn trường có 280 sinh viên được khen thưởng Năm học 2001 - 2002: Toàn trường có 573 sinh viên được khen thưởng. Trong đó có 8 sinh viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng về thành tích nghiên cứu khoa học; 128 sinh viên là gương mặt tiêu biểu của Đại học Quốc gia Hà Nội; 143 sinh viên được khen thưởng cấp trường và 312 sinh viên được Đoàn các cấp khen thưởng. - Trường Đại học Văn hóa: Là một trường đại học có bề dầy truyền thống với 44 năm xây dựng và trưởng thành. Cũng như các trường đại học và cao đẳng khác, phần lớn sinh viên của trường có nhận thức chính trị đúng đắn, có ý chí vươn lên rèn luyện và học tập, có lối sống đạo đức trong sáng, sống có lý tưởng, có hoài bão và ước mơ. Để xây dựng con người Việt Nam phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức như Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương khóa VII đã đề ra, nhà trường đã triển khai một cách toàn diện và bao quát các mặt hoạt động sau: Giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân. Tổ chức các phong trào và hoạt động nhằm động viên, hỗ trợ sinh viên tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển tài năng. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể thao và công tác xã hội trong sinh viên, tích cực phòng chống tệ nạn xã hội. Tất cả những điều đó đã tạo dựng được môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, đó là môi trường có nhiều hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng phong phú nhằm giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; đó là môi trường sư phạm có kỷ cương, nề nếp trong học tập, trên giảng đường và có nếp sống văn minh ở ký túc xá. Môi trường văn hóa của nhà trường là môi trường luôn sôi động những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của sinh viên toàn trường; môi trường văn hóa của nhà trường là môi trường mà ở đó sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động chung của tuổi trẻ và cống hiến sức mình cho sự nghiệp chung của đất nước. - Trường Cao đẳng sư phạm thể dục Trung ương I: Mục tiêu của trường là đào tạo đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục thể chất ở các cấp học phổ thông, có nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng nhận hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Với số lượng sinh viên nội trú khoảng gần 2000, là trường có sinh viên nội trú đông nhất so với các trường cao đẳng và đại học ở Hà Nội. ở trên một địa bàn là vùng giáp ranh các xã, huyện, địa bàn dân cư là công giáo, là điểm nóng rất phức tạp về an ninh. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm sinh viên đã đề ra nhiều biện pháp giáo dục và quản lý phù hợp nên đã mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu của quá trình đào tạo. Việc giáo dục quản lý sinh viên tốt không chỉ tạo thuận lợi cho việc trang bị những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ mà còn là môi trường rèn luyện những phẩm chất đạo đức, nhân cách và tác phong sự phạm cần thiết cho sinh viên. Trong năm 1998 - 2002 các hoạt động của sinh viên trong nhà trường được triển khai tích cực chẳng hạn như: "Thi giọng hát hay 97", "Tìm hiểu truyền thống 25 năm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"... Công tác phát triển Đảng trong sinh viên cũng được Đảng ủy quan tâm. Năm 1998 - 1999 đã mở được 2 lớp tìm hiểu về Đảng với 300 sinh viên tham gia hoạt động và kết nạp được 6 đảng viên. Năm 1999 - 2000 mở 2 lớp tìm hiểu về Đảng với 350 sinh viên tham gia hoạt động và kết nạp được 8 đảng viên. Năm 2001 - 2002 mở 2 lớp tìm hiểu về Đảng với 350 sinh viên tham gia hoạt động và kết nạp được 7 đảng viên. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của trường cũng được Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm sinh viên tổ chức triển khai tốt. Từ năm 1999 - 2002 nhà trường chưa phát hiện đối tượng nào vi phạm tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm (có nghi ngờ 5 sinh viên nhưng khi thử ở Viện 103 thì kết quả là âm tính). Nhà trường đã phối hợp với với địa phương, Công an, Huyện đoàn Chương Mỹ tổ chức ra quân tuyên truyền bằng khẩu hiệu, panô, áp phích, xem băng hình, phát thanh định kỳ. Thi tiểu phẩm hài kịch nhằm nói lên tác hại của mại dâm, ma túy và căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Với truyền thống tốt đẹp về nhân cách, phẩm chất, lối sống, tác phong sư phạm của sinh viên nhà trường, ý thức xây dựng tập thể, tình thày trò, bạn bè luôn được củng cố. Kết quả thu được qua giáo dục và quản lý sinh viên của trường như sau: - Năm học 1998 - 1999, 2001 - 2001, trường được tỉnh Hà Tây chọn làm điển hình về an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống các tệ nạn xã hội. - Thành đoàn Hà Nội nhiều năm liền tặng cờ thưởng đơn vị xuất sắc cho Đoàn thanh niên của trường. - Năm 2000 - 2001, được Trung ương Đoàn tặng thưởng bằng khen về phong trào thanh niên tình nguyện và được nhiều trường đến tham quan học tập kinh nghiệm công tác quản lý sinh viên. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền: Là một trường đại học trong hệ thống trường Đảng, có chức năng đào tạo cán bộ báo chí, xuất bản, tuyên truyền của Đảng, đào tạo giảng viên bậc đại học các chuyên ngành lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài việc trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên môn, nhà trường chỉ đạo và phối hợp với các đoàn thể của nhà trường, của thành phố, hướng sinh viên tham gia vào các phong trào hoạt động mang ý nghĩa giáo dục và rèn luyện đạo đức truyền thống dân tộc nói chung, đạo đức sinh viên nói riêng. Sinh viên toàn Phân viện trong những năm qua ngoài nhiệm vụ học tập, còn tổ chức nhiều hoạt động xã hội, góp phần tôn vinh vai trò người sinh viên Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong năm năm trở lại đây, số lượng sinh viên của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền được kết nạp vào Đảng khá nhiều, cụ thể: Năm 2000: 117 sinh viên được kết nạp Đảng Năm 2001: 133 sinh viên được kết nạp Đảng Năm 2002: 165 sinh viên được kết nạp Đảng Năm 2003: 108 sinh viên được kết nạp Đảng Năm 2004 (6 tháng đầu năm): 66 sinh viên được kết nạp Đảng Sinh viên là lực lượng chính trị - xã hội quan trọng, là bộ phận ưu tú của thanh niên Việt Nam, có vai trò và trách nhiệm to lớn thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù chịu sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, nhìn chung đa số sinh viên vẫn coi trọng và giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa nói chung, giá trị đạo đức nói riêng. Bảng 2.1: Những giá trị và định hướng giá trị của sinh viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Tỷ lệ % so với tổng số TT Giá trị xã hội Rất quan trọng Quan trọng Tương đối quan trọng Không quan trọng Hoàn toàn không QT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 25 26 Sống hòa bình Sống trong tự do Sống có sức khỏe Sống có việc làm phù hợp Có học vấn cao Gia đình hạnh phúc An ninh được đảm bảo Niềm tin vào cuộc sống Sống có mục đích lý tưởng Sống có tình nghĩa Sống có lòng tự trọng Tinh thần tự lập Cái đẹp và cái thiện Cuộc sống giàu sang Có tinh thần sáng tạo Có tình bạn tốt 68 60 60 44 28 52 52 44 42 56 42 44 32 24 32 56 32 28 18 40 36 40 24 36 34 32 38 40 40 52 32 16 0 6 16 16 12 4 12 8 7 12 15 6 28 24 36 28 0 6 6 0 4 4 12 12 17 0 5 10 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nhìn chung, trong những năm qua, các trường cao đẳng và các trường đại học ở thành phố đã phối hợp với Trung ương Hội sinh viên, đã nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội sinh viên, Hội sinh viên thành phố Hà Nội, bám sát chương trình năm học, sáng tạo trong việc triển khai tổ chức thực hiện. Vì vậy, ngoài việc giáo dục kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho sinh viên, các trường còn quan tâm đến các hoạt động khác nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, giá trị đạo đức nói riêng trong sinh viên. Sinh viên Hà Nội từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hình ảnh người sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Thủ đô nói riêng ngày càng trở nên quen thuộc trong đời sống cộng đồng. Bên cạnh những thành tích to lớn cần được khẳng định ở trên, dưới tác động của kinh tế thị trường cộng với sự quyết tâm rèn luyện, ý chí vươn lên chưa cao ở một bộ phận sinh viên... đang là những trở ngại lớn đối với phong trào học tập và rèn luyện của sinh viên. Về cơ sở vật chất, điều kiện để sinh hoạt, học tập của sinh viên ở các trường hầu như chưa được đáp ứng đầy đủ. Mặc dù các trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đã đầu tư và nâng cấp trường học, các khu nội trú cho sinh viên. Nhưng với số lượng sinh viên trên địa bàn thành phố như hiện nay, thì ký túc xá vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của họ, nhiều sinh viên phải đi thuê nhà trọ để ở. Ví dụ, ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, còn chưa giải quyết được vấn đề chỗ ở cho sinh viên, nên hầu hết sinh viên phải thuê nhà trọ trong dân, trong khi đó số lượng tuyển sinh ngày một tăng, ký túc xá không thuộc nhà trường mà do Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý, số sinh viên của trường được ở trong ký túc xá của Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ khoảng 20% và chủ yếu dành cho các diện chính sách, số còn lại phải thuê trọ nhà dân và làng sinh viên Hacinco (theo báo cáo tham luận về công tác sinh viên 2004). Thực tế đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý sinh viên và ít nhiều có tác động đến đời sống sinh viên. Bên cạnh những mặt mạnh mà sinh viên Thủ đô đạt được trong những năm qua, không thể không thừa nhận rằng, còn có một bộ phận sinh viên Hà Nội mắc vào những tệ nạn xã hội, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, vi phạm chuẩn mực đạo đức lối sống. Nguyên nhân này một phần do các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường mà chúng ta không kiểm soát được hết, nhất là sinh viên ngoại trú. Hiện tượng sinh viên tham gia đánh bạc, chơi đề, có chiều hướng gia tăng; tệ nạn ma túy trong sinh viên tuy có giảm, nhưng chưa ổn định và còn có thể diễn biến phức tạp do tác động của tội phạm ma túy ngoài xã hội. Trong những năm gần đây, một số ít sinh viên tham gia làm bằng giả, giấy tờ giả, thi thuê. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2003 ở địa bàn Hà Nội, công an đã bắt giữ 13 đối tượng (trong đó có sinh viên) tham gia làm hồ sơ giả, tổ chức thi thuê, thu 582 loại giấy tờ, tài liệu giả và 252 chế bản các mẫu con dấu và chữ ký của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tình hình phạm pháp hình sự liên quan tới sinh viên Hà Nội vẫn còn, đây đó còn xảy ra các vụ việc nghiêm trọng như: giết người, giết người cướp của, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, tham gia đua hoặc cổ vũ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng... [23, tr. 1-5]. Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với sinh viên, việc học tập không chỉ là vấn đề tương lai đối với mỗi sinh viên, mà còn là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá đạo đức đối với họ. Từ việc nhận thức đúng đắn và tự giác trong học tập giúp sinh viên có ý thức hơn trong học tập. Các số liệu thống kê trên cho thấy, số sinh viên vi phạm pháp luật tuy không nhiều, nhưng số sinh viên vi phạm quy chế là rất đáng kể, thể hiện ý thức và thái độ học tập, rèn luyện của một bộ phận sinh viên yếu kém (trong đó có sinh viên Thủ đô) trong học tập và rèn luyện. Theo kết quả điều tra xã hội học của đề tài thì chính sinh viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá về những biểu hiện tiêu cực rơi vào sinh viên hiện nay như sau: Bảng 2.2.: Sinh viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá về những biểu hiện tiêu cực trong sinh viên Tỷ lệ % so với tổng số TT Phẩm chất đạo đức Có Không 1 2 3 4 5 6 7 8 Đi học muộn không lý do hoặc bỏ học Nghiện hút Cờ bạc, rượu chè, cắm quán Đua xe máy trái phép Có thái độ gian lận trong học hành, thi cử Văng tục, có hành vi thiếu văn hóa Thiếu tôn trọng thầy cô Vi phạm pháp luật 92 0,2 64 8 69 38 8 23 8 99,8 36 92 31 62 92 77 Như vậy, hiện tượng tiêu cực trong sinh viên vẫn còn, những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức của người sinh viên vẫn còn vi phạm. Như đi học muộn hoặc bỏ học không có lý do, có thái độ gian lận trong thi cử, cờ bạc, rượu chè, cắm quán... Trong sinh viên đây đó còn một số ít có những biểu hiện đi ngược lại các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Tóm lại, bên cạnh những mặt yếu kém, tiêu cực khó tránh khỏi, nhìn chung đa số sinh viên Hà Nội những năm qua luôn luôn cố gắng trong học tập, không ngừng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, ra sức gìn giữ và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống được cha ông ta tạo dựng nên trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. 2.1.2. Mặt ưu điểm của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống là một trong những nội dung cơ bản của giáo dục ở bậc đại học, cao đẳng của cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho toàn dân, đặc biệt là đối với sinh viên - một tầng lớp trí thức trẻ trong tương lai của đất nước. Điều đó đã tạo rất nhiều thuận lợi cho cho việc giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên. Trong xã hội, không khí dân chủ được mở ra, những tư tưởng cũ kỹ giáo điều đã dần được loại bỏ, thay vào đó là một chân trời nhận thức rộng lớn cho thế hệ trẻ. Chính sách mở cửa và sự tràn ngập các kênh thông tin cùng với chính sách kinh tế thị trường, khuyến khích mọi người hăng hái vươn lên thi đua làm giàu bằng lao động chân chính, tạo nên môi trường kinh tế - xã hội cho phép tuổi trẻ có thể vươn lên để khẳng định mình. Trong tất cả các kỳ đại hội, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến việc giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ, xem đó là nhiệm vụ chiến lược có tính chất sống còn của đất nước. Đảng ta đã có Chỉ thị 34 về việc phát triển đảng viên trong trường học. Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) Đảng ta khẳng định: Đội ngũ trí thức Việt Nam giàu lòng yêu nước, đại bộ phận xuất thân từ nhân dân lao động, là tinh hoa của nền văn hóa nước nhà được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn trọng, tạo mọi điều kiện để cho anh chị em phát huy trí tuệ, tài năng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và chủ nghĩa xã hội, giữa vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa [10, tr. 12]. Những thành tựu mà chúng ta thu được trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa chính là chỗ: "Nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành. Tính năng động và tính tích cực công dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội tăng lên. Thế hệ trẻ tiếp thụ nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Tại Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Về giáo dục và đào tạo: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa". Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề" [12, tr. 35]. Quán triệt tinh thần đó, các trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội đã triển khai công tác này một cách tích cực. Thực tiễn cho thấy, hiện nay, cùng với những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới mà đất nước ta đã đạt trong những năm qua, đặc biệt là 5 năm gần đây, đội ngũ thanh niên sinh viên, những người chủ nhân tương lai của đất nước, đã có sự trưởng thành đáng kể cả về chất và lượng. Hệ thống các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo; cơ hội học tập và phát triển của sinh viên ngày càng nhiều, do đó số lượng sinh viên cũng tăng nhanh đáng kể. Công tác giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay có sự đóng góp của các chủ thể giáo dục. Các nhà trường, gia đình và các cơ quan, các tổ chức đoàn thể... đã có những phương pháp, mô hình giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc mang lại hiệu quả cao. Những phong trào như: "Tuổi trẻ giữ nước", "Thanh niên lập nghiệp" do Đoàn thanh niên phát động được triển khai rộng khắp, đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của sinh viên, thanh niên cả nước. Qua đó, nhiều sinh viên thanh niên đã ra sức phấn đấu và vươn lên để lập thân, lập nghiệp. Những hoạt động giáo dục, tuyên truyền về những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng của Đoàn được triển khai và đã đem lại hiệu quả. Những loại hình tuyên truyền như: Tìm hiểu về truyền thống, về nguồn, gặp mặt truyền thống... Bên cạnh đó còn có những phong trào hành động của thanh niên mang ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc như: giúp đỡ và chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có công với cách mạng gặp cảnh neo đơn, những người già cả ốm đau không nơi nương tựa, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo, ngày thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh... thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (xem phụ lục 2: Số liệu công tác Hội và phong trào sinh viên Hà Nội năm học 2003 - 2004). Hưởng ứng 6 chương trình hành động của sinh viên Việt Nam giai đoạn 1998 - 2003 gồm: Giáo dục và rèn luyện sinh viên; sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển tài năng; sinh viên tích cực rèn luyện thể lực, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh; sinh viên tham gia xây dựng môi trường giáo dục, tích cực phòng chống tệ nạn xã hội; sinh viên chung sức cùng cộng đồng và xây dựng Hội sinh viên Việt Nam. Hội sinh viên Hà Nội đã triển khai một cách tích cực và có hiệu quả khẩu hiệu: "Sinh viên Việt Nam rèn đức, luyện tài vì tương lai tươi sáng"... Nhìn chung, thanh niên, sinh viên đã tin tưởng, ủng hộ và hăng hái tham gia vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, họ đã biến niềm tin ấy vào chính hoạt động thực tiễn của mình, mong muốn được cống hiến đóng góp hết sức mình vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Trong mỗi sinh viên lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm đẩy lùi đói nghèo, tụt hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến bộ cũng được nâng cao hơn. Trong điều kiện mở cửa của đất nước như hiện nay, được giao lưu với nhiều luồng văn hóa, nghệ thuật từ bên ngoài, nhưng đa số sinh viên Việt Nam vẫn giữ gìn được lối sống giản dị lành mạnh, không để kẻ xấu kích động lợi dụng gây mất ổn định chính trị - xã hội. Đó chính là những thành công, những ưu điểm của công tác giáo dục nói chung, công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam nói riêng trong những năm qua. 2.1.3. Mặt hạn chế của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã khái quát lên bức tranh về thực trạng những yếu kém trong đời sống văn hóa tinh thần và đạo đức lối sống, của hoạt động giáo dục, trong đó có giáo dục đạo đức của xã hội ta trong thời gian qua như sau: Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội... ... Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma túy... ở một bộ phận học sinh, sinh viên; việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn [10, tr. 46-47]. Xem xét và đánh giá một cách toàn diện, trong những năm đổi mới vừa qua ngoài những thành tích đã đạt được trong công tác giáo dục truyền thống cho sinh viên, ở một góc nhìn khác chúng ta không thể không thừa nhận những hạn chế, thiếu sót nhất định, cụ thể: Thứ nhất: trong nhận thức chúng ta đôi khi chưa thấy hết tính cấp thiết, tầm quan trọng của công tác giáo dục giá trị truyền thống, còn xem nhẹ công tác giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống mà chỉ quan tâm chú trọng vào phát triển kinh tế, tạo ra sự phát triển thiếu đồng bộ. Mặc dù quan điểm của Đảng về công tác giáo dục sinh viên hoàn toàn đúng đắn, nhưng còn dừng lại ở cái chung, chưa có những định hướng cụ thể, rõ ràng trong giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong những năm gần đây, chúng ta đã tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục đại học, nhìn chung kết quả đạt được chưa tương xứng với lòng mong mỏi của chúng ta. Một số nội dung chương trình, nhất là nội dung giáo dục truyền thống dân tộc còn bị coi nhẹ, chúng ta chưa đưa vào chương trình bộ môn Đạo đức học với tư cách là một môn học bắt buộc trong các trường đại học và cao đẳng. ở một số trường đã giảng dạy bộ môn này nhìn chung chưa có sự đổi mới, không phù hợp với cuộc sống hiện tại, chưa sát với thực tế, nhất là những nội dung phản ánh yêu cầu cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, còn chung chung, xơ cứng, thiếu sức thuyết phục. Gần chúng ta, Bộ Tuyên truyền của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Bộ Giáo dục Trung Quốc đã phối hợp ban hành "Đề cương đức dục trong các trường đại học nói chung của Trung Quốc" và cho xuất bản cuốn "Tu dưỡng đạo đức tư tưởng" (dày hơn 600 trang) dùng làm giáo trình để giảng dạy cho sinh viên các trường đại học trên lãnh thổ Trung Quốc từ năm 1995 trở lại đây. Thứ hai: Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, chúng ta không lường hết được cả tác động tích cực, lẫn tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, và mở rộng giao lưu quốc tế đến sự phát triển đạo đức. Thang giá trị xã hội ở ta có những bước chuyển dịch, thay đổi, thậm chí có "sự đảo lộn" một cách nhanh chóng, nhiều giá trị trước thời kỳ đổi mới được đề cao, nay lại bị hạ thấp (và ngược lại), theo đó, sự nhìn nhận đánh giá và định hướng về các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong sinh viên cũng có những biến đổi nhanh chóng. Có rất nhiều sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đã suy nghĩ cho tương lai của mình theo hướng: có việc làm ổn định ở lại thành phố Hà Nội, thu nhập cao, nhàn hạ... và trong cuộc sống hàng ngày đã bộc lộ rõ tính ích kỷ, thích hưởng thụ... Đánh giá tình hình sinh viên giai đoạn 1998 - 2003, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam cho rằng: 1. Còn có một bộ phận sinh viên còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ngại tham gia các hoạt động của tập thể, ý chí phấn đấu chưa cao. 2. Một số sinh viên vẫn còn lười học, có một số vi phạm nội quy, quy chế, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử. Hiện tượng mua bán điểm còn ngấm ngầm xảy ra ở một số trường. Vẫn còn có những sinh viên chỉ hưởng thụ, không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, chưa tích cực học tập và rèn luyện, ý thức chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp chưa cao. 3. Trong sinh viên còn có biểu hiện lối sống thực dụng, đua đòi ăn diện, xa hoa quá mức sống cho phép. Trong mối quan hệ tình bạn, tình yêu, có xu hướng thực dụng, thiếu trách nhiệm với nhau, xa lạ với đạo đức của người Việt Nam. Tệ nạn xã hội nhất là ma túy, cờ bạc trong sinh viên tuy có giảm nhưng chưa triệt để. Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập và kết quả rèn luyện của sinh viên [61, tr. 70-71]. Sinh viên thành phố Hà Nội cũng không nằm ngoài thực trạng chung đó. Thứ ba: Vấn đề môi trường giáo dục: Đảng và Nhà nước luôn luôn mong muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trong giáo dục truyền thống dân tộc cho lớp trẻ hiện nay, để tạo ra một lớp người vừa khỏe mạnh về tâm hồn vừa cường tráng về thể chất, đặc biệt là những người biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của ông cha ta ngàn đời đã có công gìn giữ và phát huy. Việc Thành ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương và ghi vào sổ vàng truyền thống ở Văn Miếu Hà Nội 101 sinh viên thủ khoa, đại diện cho hơn 20 vạn sinh viên học trong 47 trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội năm học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van- chinh thuc.doc
  • docBia-ThS.doc
  • docMuc Luc.doc
Tài liệu liên quan