Luận văn Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta

MỤC LỤC

 

Trang

Mở đầu 1

Chương 1: ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH 5

1.1. Yêu cầu đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay 5

1.2. Thực trạng đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước và những nguyên nhân 32

Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 50

2.1. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cách mạng và phát huy ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước 50

2.2. Tăng cường hiệu lực quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước 55

2.3. Lành mạnh hóa môi trường kinh tế - xã hội 62

Kết luận 65

Danh mục tài liệu tham khảo 67

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng viên hiện nay. Tuy nhiên, cũng phải có sự đổi mới nhận thức, không nên hiểu chữ "kiệm" với nghĩa hạn hẹp, đòi hỏi cán bộ quản lý phải "thắt lưng, buộc bụng", "nắm cơm với quả cà" để xây dựng CNXH, cán bộ không được mua sắm và sử dụng những phương tiện hiện đại... Cái chúng ta cần đấu tranh, giáo dục đối với cán bộ là lối sống gấp, sự xa xỉ, lãng phí chạy theo thị hiếu không lành mạnh về văn hóa và đạo đức. "Liêm" là không tham ô, tôn trọng tài sản của công dân và của nhân dân. Chúng ta muốn xây dựng thành công CNXH thì trước hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước phải là tấm gương về "liêm". Cán bộ lãnh đạo, quản lý không nghiêm, vi phạm các thói xấu như tham ô, móc ngoặc, hối lộ, tư lợi bất minh... thì không mang lại được niềm tin cho quần chúng, làm suy yếu xã hội. Đây chính là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay ở nước ta mà Chính phủ xem là một tệ nạn xã hội. Nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý trở thành tội phạm chỉ vì danh lợi bất minh, bất "liêm". "Chính" là việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh. Tức là đòi hỏi cán bộ phải có tính thẳng thắn, trung thực, làm theo lẽ phải, đấu tranh chống sự giả dối, không trung thực, cơ hội, lợi dụng chức quyền làm việc bất minh. Đó chính là một trong những phẩm chất tư cách tốt của người cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước càng cần phải được giáo dục, rèn luyện phẩm chất đó. "Chí công vô tư" trong điều kiện kinh tế thị trường được hiểu với nghĩa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người bao giờ cũng gắn với xã hội, không tách rời, cô lập một cách tuyệt đối khỏi lợi ích xã hội. Hoạt động của cá nhân phải trên cơ sở nền tảng của xã hội, vì xã hội trong đó có quyền lợi trực tiếp của bản thân mình. Trong từng nhiệm vụ cụ thể, mọi người phải lấy lợi ích chung của tập thể, của quốc gia, của dân tộc đặt lên trên lợi ích cá nhân mình. Cán bộ lãnh đạo quản lý không được vì quyền lợi (nhất là quyền lợi không chính đáng) của riêng bản thân mình mà vi phạm tới lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia. Chí công vô tư với nghĩa như vậy vẫn phải là nội dung giáo dục và xây dựng đạo đức cho cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay Thực tế cho thấy, sự hiểu biết kết hợp với nhiệt tình cách mạng là cơ sở, điều kiện tạo nên hành động đúng đắn của người cán bộ. Chính bằng hành động, bằng những việc làm cụ thể, bằng tấm gương của mình về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cán bộ sẽ thuyết phục, quy tụ, tổ chức được mọi người xung quanh thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sẽ là giả dối và lý thuyết suông khi cán bộ "nói một đằng làm một nẻo", nói những điều viển vông trừu tượng mà không chú ý giải quyết những công việc đời thường. Có người thường dạy dỗ người khác những điều to tát nhưng khi phải ủng hộ lẽ phải, bảo vệ lợi ích chân chính cho một con người cụ thể, mà việc đó đụng chạm đến lợi ích, địa vị của mình thì họ lại né tránh, làm như vậy họ tự đánh mất mình và làm mất đi lòng tin và sự tín nhiệm của mọi người. Người Việt Nam giàu tình cảm và rất thực tế, họ coi một tấm gương sáng của người cán bộ, có giá trị gấp trăm, gấp nghìn lần lời lẽ tuyên truyền đẹp đẽ nhưng lại không thực tế. Phẩm chất đạo đức có sức thuyết phục nhất của người cán bộ hiện nay là tấm gương, là hành vi gương mẫu, là lòng trung thực của họ. Khi người cán bộ không còn trong sáng, phẩm chất đạo đức giảm sút, hành động không xuất phát từ trách nhiệm phục vụ nhân dân, mà đặt quyền lợi của cá nhân lên trên hết, thì tất yếu dẫn đến hành vi tham nhũng, vụ lợi, vị kỷ, vô trách nhiệm... Thứ tư, Cán bộ có tinh thần nỗ lực học tập, cần cù, có chí tiến thủ. Công cuộc đổi mới của đất nước ta là sự nghiệp to lớn và khó khăn, đòi hỏi mọi cán bộ phải học hỏi nắm vững kiến thức, mà trước hết là kiến thức trong lĩnh vực hoạt động của mình, khắc phục được chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm. Đảng ta coi việc nỗ lực học tập, cầu tiến bộ của cán bộ cũng là một phẩm chất đạo đức cách mạng. Đảng ta cho rằng: "Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải được quy định thành chế độ. Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những hiểu biết mới, cũng là biểu hiện của sự thoái hóa" [5, 141]. Nếu người cán bộ ngại học tập, thỏa mãn với những trí thức đã có thì sẽ dẫn đến sự lạc hậu, không tiên phong về trí tuệ, do đó không đủ khả năng để lãnh đạo quần chúng nhân dân vượt qua những thử thách mới. Thứ năm, Người cán bộ phải có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, có ý thức tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự thống nhất trong Đảng và liên hệ mật thiết với nhân dân, biết lắng nghe những ý kiến của nhân dân. Người cán bộ có đạo đức cách mạng là người có ý thức tổ chức kỷ luật cao, không độc đoán cá nhân, tự cho phép mình cao hơn tổ chức, tự cho phép mình đứng ngoài kỷ luật. ý thức tổ chức kỷ luật của người cán bộ phải được thể hiện cả trong suy nghĩ lẫn trong hành động, cả trong cách nói năng lẫn trong giao tiếp ứng xử hàng ngày; đồng thời phải được thể hiện ở ý thức tự phê bình và phê bình cao. Có như vậy mới đảm bảo cho Đảng không những thống nhất về tư tưởng, quan điểm mà còn thống nhất về tổ chức và hành động, làm cho toàn Đảng là một khối thống nhất. Trong điều kiện đổi mới hiện nay, Đảng đòi hỏi người cán bộ phải nêu cao tinh thần sáng tạo, song điều đó không có nghĩa là vượt qua các nguyên tắc, vi phạm các quy chế của Đảng. Cán bộ phải chấp hành nghiêm các chính sách, pháp luật của Nhà nước, tôn trọng các quy định của cơ quan Nhà nước, gắn bó và quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, khéo léo tổ chức và lãnh đạo nhân dân; thành tâm học hỏi quần chúng nhân dân, kiên trì dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phải luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Thứ sáu, Phẩm chất đạo đức của người cán bộ còn được biểu hiện ở lòng trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân quốc tế và phong trào cách mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; cách mạng của các nước có ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trong mối quan hệ tương hỗ, các nước đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng các điều ước quốc tế. Ngày nay, trước những biến động phức tạp của tình hình quốc tế, thì sự trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân và phong trào cách mạng thế giới được coi như là một phẩm chất cao quý của người cán bộ cách mạng. Các cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước phải thể hiện được phẩm chất đạo đức đó bằng hành động cách mạng như phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, tăng cường đoàn kết với phong trào đấu tranh cách mạng thế giới, làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của kẻ thù, nhằm góp phần đấu tranh vì mục tiêu của thời đại hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tóm lại, trong tình hình hiện nay, việc tu dưỡng đạo đức phải là việc là thường xuyên của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước. Việc rèn luyện đạo đức trong điều kiện thuận lợi thường phức tạp hơn lúc khó khăn; lúc sung sướng khó hơn lúc gian khổ, trong hòa bình khó hơn trong chiến tranh; đặc biệt trong tình hình hiện nay khi chúng ta thực hiện xây dựng nền kinh tế thị trường thì việc rèn luyện nâng cao đạo đức của người cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước càng khó khăn hơn nhiều. Vì vậy không ai được chủ quan cho rằng đạo đức của mình đã đủ, cũng như tự mãn nghĩ rằng hiểu biết của mình đã có thừa, mà mỗi cán bộ phải không ngừng học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, bởi lẽ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: "Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". 1.2. Thực trạng đạo đức của cán bộ lãnh đạo, Quản lý nhà nước và những nguyên nhân Sau mười năm năm đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước ta đã vượt qua bao nhiêu khó khăn thử thách để lãnh đạo quản lý đất nước vững bước tiến lên. Số đông cán bộ lãnh đạo quản lý nước ta được rèn luyện trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài gian khổ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu con đường Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trước những khó khăn do khủng hoảng kinh tế - xã hội của đất nước, trước sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, trước những âm mưu "diễn biến hòa bình" rất thâm độc của các thế lực thù địch, phần đông cán bộ vẫn vững vàng, năng động, sáng tạo, góp phần đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và tiếp tục tiến lên. Chuyển từ môi trường cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang môi trường mới của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường mở cửa với bên ngoài, đó là một sự thay đổi lớn. Hoạt động trong môi trường hết sức phức tạp và mới mẻ, số đông cán bộ nước ta luôn trau dồi và giữ vững được phẩm chất và đạo đức cách mạng, yêu nước, yêu CNXH, chí công vô tư, có lối sống lành mạnh, giữ gìn được phẩm chất người cán bộ cách mạng. Điều đó đã góp phần vô cùng to lớn và quan trọng cho sự thành công của việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý có đủ phẩm chất và năng lực ngang tầm với nhiệm vụ mới còn là công việc hết sức phức tạp và nặng nề của Đảng ta. Trước những biến động phức tạp trên thế giới cũng như trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước ta còn nhiều điều bất cập. Họ là những người năng động, cố gắng để thích ứng nhanh với cơ chế mới, nhiệm vụ cách mạng mới. Nhưng kinh nghiệm còn ít, năng lực còn hạn chế, tổ chức kinh doanh còn kém hiệu quả, quan hệ với nước ngoài còn nhiều sơ hở mất cảnh giác. Không ít cán bộ chưa quán triệt đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng, nặng về kinh doanh đơn thuần, một số tham nhũng thoái hóa, biến chất, xa hoa, lãng phí của công, làm giàu phi pháp. Sự sa sút về đạo đức của đội ngũ cán bộ này thể hiện ở chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh, ở tính tự tư tự lợi, ở lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền; ở tệ tham nhũng quyền lực... sự sa sút về phẩm chất đạo đức đó xảy ra với cán bộ lãnh đạo quản lý ở tất cả các cấp, từ cơ sở đến trung ương, ở tất cả các ngành từ kinh tế đến hành chính sự nghiệp, từ các tổ chức đoàn thể tới các đơn vị lực lượng vũ trang. Đánh giá về tình trạng này tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng ta đã chỉ rõ: tình trạng cán bộ, đảng viên vi phạm các nguyên tắc quản lý hoặc lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý lấy cắp của công, ăn hối lộ, buôn lậu làm giàu bất chính, vi phạm đạo đức lối sống có chiều hướng tăng lên, nhất là cán bộ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quản lý nhà nước. Thậm chí cho đến nay, như đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã chỉ ra, "những hiện tượng suy thoái về đạo đức và lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, tham vọng cá nhân, kèn cựa địa vị... có những mặt tiếp tục phát triển, gây hậu quả nghiêm trọng" [8, 44-45]. Chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước đã kéo theo những biến đổi tương ứng của đạo đức của người cán bộ nói chung và người cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước nói riêng. Kinh tế thị trường là "mảnh đất màu mỡ" cho chủ nghĩa cá nhân nảy sinh, phát triển. Chủ nghĩa cá nhân mâu thuẫn với chủ nghĩa tập thể, là kẻ thù của chủ nghĩa tập thể, mà chủ nghĩa tập thể là chuẩn mực giá trị của con người đích thực, là một trong những nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, đạo đức của người cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vị kỷ cực đoan đẩy người cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước rơi vào tình trạng thoái hóa biến chất, lợi dụng chức quyền mưu lợi ích riêng, dùng quyền lực mưu tư lợi. Thực ra kinh tế thị trường không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng này, nhưng phải thấy rằng kinh tế thị trường, nhất là trong thời kỳ mới chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sang, tức là khi kinh tế thị trường mới được xây dựng chưa hoàn chỉnh, còn mang nặng tính tự phát lại được vận hành trong một nền hành chính Nhà nước cồng kềnh, nặng nề, chứa đựng nhiều qui định, nhiều thủ tục gây phiền hà chưa được cải cách một cách cơ bản đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng trên. Nếu như trong cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp những hiện tượng lợi dụng chức quyền, lợi dụng địa vị trong quản lý để mưu lợi ích riêng chỉ là những hiện tượng cá biệt, mức độ và quy mô còn hạn chế, thì giai đoạn đầu của kinh tế thị trường như thực tế mấy năm qua đã chỉ ra - tình trạng này trở nên nghiêm trọng và phổ biến hơn. Khi đánh giá về tình trạng này, tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã chỉ ra rằng, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường "sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán bộ có chức, quyền. Nạn tham nhũng, dùng tiền của Nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đọa không được ngăn chặn có hiệu quả. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ địa phương, bè phái mất đoàn kết khá phổ biến" [7, 46-47]. Kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang được vận hành dựa trên nền hành chính còn nhiều yếu tố quan liêu, thiếu dân chủ và yếu kém đã tạo điều kiện thuận lợi cho những tiêu cực phát triển trong cán bộ. Sự thừa nhận tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, xây dựng kinh tế nhiều thành phần đã tạo nên sự đa dạng, phong phú trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tham gia các quan hệ kinh tế, ngoài các doanh nghiệp Nhà nước, các hợp tác xã còn có nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Vì vậy mọi doanh nghiệp đều tận dụng mọi tiềm năng, cơ hội, sử dụng các biện pháp hợp pháp để kinh doanh có hiệu quả, có lãi. Tuy nhiên, có không ít các chủ doanh nghiệp hoạt động bất chấp pháp luật và đạo lý, dùng mọi thủ đoạn phi pháp để tranh giành lợi nhuận. Họ đã dùng tiền để gạ gẫm, mua chuộc và hạ gục các cán bộ có chức, có quyền trong bộ máy Nhà nước. Những người cán bộ này không cưỡng lại được trước sự cám dỗ của những món hối lộ có giá trị gấp hàng chục, hàng trăm lần đồng lương tương đối thấp của họ, đã luồn qua những lỗ hổng, lách qua sự chưa rõ ràng của pháp luật, lợi dụng những yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng những quyền hạn được giao để trục lợi. Những người cán bộ đó đã trở thành "trợ thủ đắc lực" tiếp tay cho những kẻ làm ăn bất lương, giúp cho chúng có "ưu thế" trong cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh lành mạnh hợp pháp. Chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh của nền kinh tế kế hoạch hóa quan liêu dần dần bị loại bỏ; quản lý nhà nước tách dần khỏi quản lý kinh doanh, quyền chủ động của các doanh nghiệp Nhà nước được mở rộng. Các quyền tự chủ về sản xuất, kinh doanh, tài chính, lao động... của doanh nghiệp có phần được nới rộng, nhưng trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với vốn, tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước thì còn phân tán và chưa rõ ràng, về cơ bản vẫn là trách nhiệm tập thể, cơ chế "xin, cho" vẫn tồn tại. Các doanh nghiệp nhà nước về cơ bản vẫn được vận hành trong môi trường pháp lý lỏng lẻo, nhiều sơ hở lại thiếu sự kiểm tra, thanh tra thường xuyên, chặt chẽ. Những hạn chế, thiếu sót đó trong việc quản lý doanh nghiệp nhà nước cũng đã tạo điều kiện cho nhiều cán bộ (như giám đốc, kế toán...) tham ô, bòn rút tài sản công. Của cải của toàn dân được bảo vệ, giữ gìn trong một hàng rào pháp lý như vậy sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho những cán bộ tham lam, xà xẻo, đục khoét. Một số chính sách quản lý về đất đai, nhà ở... hiện nay vừa theo cơ chế thị trường lại vừa duy trì theo chế độ bao cấp; một số cơ quan, đơn vị, tổ chức vừa có nhiệm vụ quản lý, hoạt động công ích, lại vừa kinh doanh, theo đuổi mục đích lợi nhuận, vừa được ngành dọc cấp trên cấp kinh phí và lại được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương... Tình trạng đan xen, trộn lẫn giữa hai cơ chế như vậy đã tạo ra sơ hở và điều kiện cho nhiều cán bộ tham nhũng. Nhiều người dân, tổ chức, nhà đầu tư do nhu cầu sinh sống, làm ăn, công việc kinh doanh phải đến "gõ cửa" các cơ quan nhà nước. Trước sự rối rắm của thủ tục hành chính nhiều tầng, lắm nấc, lại gặp phải thái độ vô trách nhiệm, tệ cửa quyền, hạch sách, vòi vĩnh của không ít cán bộ nhà nước họ đã phải dùng cách biếu xén để được giải quyết nhanh nhất các yêu cầu, quyền lợi của mình. Cũng không ít người cho rằng với thể chế hành chính như hiện nay thì quà biếu là con đường ngắn nhất để cá nhân, tổ chức có thể nhận được, thực hiện được các quyền và lợi ích của mình. Trước sự tác động phức tạp đó một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng đạo đức bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức, lối sống. "Một số thoái hóa về chính trị, tuy rất ít nhưng hoạt động của họ gây hậu quả rất xấu" [5, 137]. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nêu trên, sự yếu kém về đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý còn bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan. Một là, Sự thiếu ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tư cách người cán bộ cách mạng của chính các cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" [35, 293]. Đạo đức cách mạng là sự tự nguyện, tự giác phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân với sự thôi thúc nội tâm của mỗi người. Do đó phương châm cơ bản là: tự tu dưỡng, tự rèn luyện là chính. Muốn có đạo đức cách mạng trong sáng trước hết và cái quyết định nhất là phải thắng "kẻ thù bên trong" của mỗi người, đó là chủ nghĩa cá nhân. Do đó, điều cốt yếu là mỗi cán bộ phải tự giác nỗ lực rèn luyện, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong chính mình. Người biết tự tu dưỡng rèn luyện thì trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng giữ vững được phẩm chất của mình. Trong cách mạng dân tộc dân chủ trước đây đã có biết bao tấm gương về đạo đức cách mạng như vậy. Hiện nay trước những sự cám dỗ của tiền tài, vật chất, trước những đòn tấn công hiểm độc của các thế lực thù địch nhiều cán bộ vẫn giữ vững phẩm chất đạo đức, vẫn là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Do đó nói về nguyên nhân của sự suy thoái đạo đức ở một bộ phận cán bộ, điều không thể không nói tới nguyên nhân của sự thiếu tu dưỡng, tự rèn luyện. Nhiều cán bộ quản lý do thiếu tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức nên đã để cho những nhu cầu hợp lý trở thành những đòi hỏi phi lý; những nhu cầu vật chất chính đáng trở thành những ham muốn quá đáng, thành mục đích, thành dục vọng của cuộc sống. Vì vậy họ đã trở nên thoái hóa, biến chất, sa đọa về đạo đức, về lối sống. Do thiếu rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng nên một số cán bộ quản lý đã để cho chủ nghĩa cá nhân, tính tự tư, tự lợi, lòng tham sai khiến nhân cách. Chủ nghĩa cá nhân, tính tự tư, tự lợi và lòng tham đã biện hộ cho họ trong việc lợi dụng chức quyền, lợi dụng kẽ hở của pháp luật, chính sách để làm giàu bất chính, làm ăn phi pháp, đục khoét tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Do thiếu rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng họ đã sa ngã trước sự cám dỗ của tiền tài, vật chất trong nền kinh tế thị trường, trước những đòn tấn công hiểm độc của các thế lực phản động trở thành những người sa đọa về đạo đức, thậm chí trở thành những kẻ tiếp tay cho kẻ thù phá hoại Đảng ta từ bên trong. Hai là, coi nhẹ giáo dục và xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý: Bước vào thời kỳ đổi mới, một mặt do phải tập trung toàn bộ sức lực để ổn định và phát triển kinh tế đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, mặt khác do ảnh hưởng của kinh tế thị trường đã xuất hiện những tư tưởng coi trọng lợi ích vật chất, xem nhẹ giáo dục lý tưởng, nhấn mạnh một chiều năng lực, xem nhẹ đạo đức, nên đã xuất hiện khuynh hướng coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức, nhất là công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. Khi nói về tình trạng này trong những năm đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Đảng còn chưa chú ý đúng mức vấn đề giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức đối với cán bộ, đảng viên" [5, 137]. Quả thật kiểm điểm lại những năm đổi mới vừa qua, có lúc chúng ta còn coi nhẹ, nếu không muốn nói là đã buông lỏng công tác giáo dục đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên nói chung, cho cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng. Đã xuất hiện khuynh hướng sai lầm cho rằng, chỉ cần giáo dục đạo đức cách mạng cho quần chúng, giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ trong gia đình, nhà trường và trong xã hội, còn đối với những cán bộ lãnh đạo quản lý thì không cần. Đã là cán bộ thì đã là "vừa hồng, vừa chuyên" rồi cần gì phải giáo dục đạo đức nữa. Đó là một lệch lạc, bởi lẽ một mặt công tác tuyển chọn, bố trí đề bạt cán bộ không phải lúc nào cũng đảm bảo không để "lọt lưới" những kẻ cơ hội; mặt khác, cán bộ cũng là con người, không phải thần thánh vì vậy họ cũng không hoàn toàn "miễn dịch" trước những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường, của thời kỳ mở cửa giao lưu làm ăn với cả những nước tư bản. Hiện tượng chưa chú ý đúng mức vấn đề giáo dục đạo đức còn bắt nguồn từ quan niệm giản đơn cho rằng: cứ phát triển kinh tế thì trình độ đạo đức xã hội nói chung và của người cán bộ quản lý nói riêng sẽ tự được nâng lên. Từ đó cho rằng trước mắt cứ làm tốt công tác kinh tế, phát triển kinh tế, sau đó sẽ tính đến vấn đề giáo dục đạo đức v.v... Do những quan niệm sai lầm và lệch lạc nêu trên nên công tác giáo dục đạo đức truyền thống, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo quản lý còn đơn điệu về hình thức, thiếu tính thiết thực và thực tế về nội dung. Chính vì vậy có giáo dục đạo đức thì cũng mang tính hình thức, tính thuyết phục và hiệu quả hết sức thấp. Tình trạng suy thoái phẩm chất đạo đức, tình trạng xa rời đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống dân tộc của một số không ít cán bộ lãnh đạo quản lý là hậu quả thật đau lòng của việc coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ này. Ba là, Việc buông lỏng kiểm tra, giám sát, quản lý của các cấp, các ngành đối với cán bộ, đối với công tác cán bộ, cũng như việc xử lý những hiện tượng cán bộ thoái hóa biến chất chưa kịp thời và nghiêm minh. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật... đối với cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước nói riêng trong thời gian qua có phần bị buông lỏng: thiếu chương trình kế hoạch rõ ràng cụ thể, cán bộ thanh tra các cấp chưa được đào tạo, bồi dưỡng kỹ càng. Do đó công tác kiểm tra ít có hiệu quả: những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của cán bộ quản lý chậm được phát hiện. Vả lại nếu có được phát hiện thì xử lý không kịp thời, thiếu nghiêm minh, có khi chỉ xử lý xuê xoa cho qua chuyện. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngay trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, số giàu lên không bình thường đang tăng nhanh ở không ít địa phương, đơn vị, lợi ích cá nhân lấn át lợi ích tập thể, lợi ích cục bộ lấn át lợi ích toàn cục. Đã có nhiều cán bộ, đảng viên vừa làm việc cho cơ quan Nhà nước vừa xin vào làm việc cho các cơ quan đại diện và công ty liên doanh với nước ngoài, hoặc xin thôi việc Nhà nước để làm trong các cơ sở kinh tế của người nước ngoài và các công ty. Điều đáng chú ý là những biểu hiện tiêu cực đang có chiều hướng phát triển, làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Nhiều cán bộ lãnh đạo không nghiêm túc tự phê bình và phê bình tiếp thu ý kiến phê bình, tính chiến đấu kém. Có tình trạng nể nang, né tránh, không nói thẳng, nói thật với nhau, bằng mặt không bằng lòng. Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) nhận định "nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Nguyên Tổng Bí thư Đổ Mười nhấn mạnh: Uy tín của không ít cán bộ ngày càng giảm sút, không còn là công bộc của dân, thậm chí còn trù dập ức hiếp dân. Nếu để kéo dài và phát triển tình hình này thì sẽ dẫn đến nguy cơ không lường hết được. Ngoài những điểm chung ở trên mỗi loại cán bộ còn có những điểm yếu riêng. Một số cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước có biểu hiện chủ quan, thiếu dân chủ. Cán bộ chính quyền ở một số cơ sở tỏ ra quan liêu, mất dân chủ với dân, không nghiêm túc lắng nghe và tiếp thu ý kiến phê bình của dân. Nhiều cán bộ không còn giữ được phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người đảng viên Cộng sản, chạy theo lợi ích cá nhân, bất chấp những nguyên tắc, quy định của Đảng và Nhà nước. Một số cán bộ lãnh đạo quản lý ở xã tham nhũng đất đai, kinh phí do nhân dân đóng, một số cán bộ giàu lên nhanh chóng nhờ làm ăn bất chính. Nhiều vụ việc đã quá rõ ràng nhưng không được giải quyết kịp thời, mới chỉ được ghi nhận hoặc là giải quyết nội bộ. Một bộ phận lãnh đạo lực lượng vũ trang chủ yếu là trong lực lượng làm kinh tế giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ pháp luật cũng lợi dụng chức vụ, quy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
  • docBIA-THS.DOC
  • docMUCLUC~1.DOC
Tài liệu liên quan