Luận văn Vấn đề tính dục trong thơ nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh

Không chỉmới trong việc khắc họa chân dung người phụnữmà đương thời các tác giảcòn

chú trọng đềcao, khẳng định con người cá thể. Đó là con người từchỗý thức vềgiá trịbản thân dẫn

đến ý thức vềquyền sống và quyền được hạnh phúc. Xã hội phong kiến với tam tòng tứ đức bấy lâu

nay trói buộc quyền sống của người phụnữ, nhất là quyền đuợc tựdo luyến ái, quyền yêu và được

yêu, quyền được sống và hưởng thụhạnh phúc trần thế. Vì thếcùng với việc đềcao, ngợi ca người

phụnữ, văn học giai đoạn thếkỉXVIII- giữa thếkỉXIX cũng không đứng bên lềcuộc đấu tranh giải

phóng tình cảm cho con người.

pdf134 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5642 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề tính dục trong thơ nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vầy hạnh phúc bỗng chia lìa đôi ngả : Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ, Chàng há từng học lũ vương tôn? Cớ sao cách trở nước non, Khiến người thôi sớm thì hôm những sầu? Phẩn uất khi nhận ra mặt trái xã hội phong kiến xem con người rẻ rúng như món hàng mua vui cho bọn quyền thế lắm tiền nhiều của, nàng cung nữ từ chỗ đau khổ, chua chát đến chỗ phẫn nộ, oán trách. Đau khổ chồng chất có lúc nàng muốn vùng lên đạp đổ tiêu phòng, đạp đổ cả một thành trì kiên cố của sự bất công trong xã hội phong kiến thối nát, đánh thẳng vào bọn hôn quân bạo chúa hoang dâm vô độ để tháo củi xổ lồng: Đang tay muốn dứt tơ hồng Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra. ( Cung oán ngâm khúc ) Còn Xuân Hương từ chỗ chán chường, ngán ngẫm; không tuyệt vọng, bà vùng lên đi tìm hạnh phúc: Tài tử văn nhân ai đó tá? Thân này đâu đã chịu già tom! ( Tự tình II ) Nếu như sau này trong văn học hiện đại, nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao mượn tiếng chửi để phản kháng lại xã hội thì trước đó Xuân Hương đã dùng tiếng chửi để phản kháng lại cả một chế độ phong kiến thối nát trói buộc và tước đoạt quyền sống hạnh phúc của con người: Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. ( Làm lẽ ) Có khác nhau chăng là ở chỗ tiếng chửi của Chí Phèo là tiếng chửi của một con người bị cả guồng máy xã hội đẩy ra bên lề cuộc sống vì không nhìn nhận Chí như một con người, tiếng chửi đó đau đớn mà bế tắc tuyệt vọng. Còn tiếng chửi trong thơ Xuân Hương là tiếng chửi mở đường, đánh dấu sự thức tỉnh của con người cá nhân và báo hiệu sự sụp đổ không tránh khỏi của cả một chế độ xã hội suy tàn. Hơn nữa, đó không chỉ là tiếng chửi cá nhân đó là tiếng chửi của cả một kiếp chồng chung, những kiếp người cùng chung số phận làm lẽ, tiếng chửi ấy vì thế không bế tắc mà có sự đồng cảm. Trong cùng cảnh ngộ không tìm thấy hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân, nàng chinh phụ chỉ biết mỏi mòn chờ đợi: Đành muôn kiếp chữ tình đã vậy, Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau Thiếp xin chàng chớ bạc đầu, Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung… ( Chinh phụ ngâm ) Người cung nữ chỉ biết thở than, oán hận: Khoảnh làm chi bấy chúa xuân Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi. ( Cung oán ngâm khúc ) Thì Xuân Hương quyết liệt hơn trên hành trình đi tìm hạnh phúc, bà không đứng đó chờ đợi, bà chủ động đi tìm hạnh phúc, có lúc là lời tha thiết mời duyên: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quyệt rồi ( Mời trầu ) Có khi là lời thách thức tinh nghịch, nửa đùa nửa thật: Giếng ấy thanh tân ai cũng biết Đố ai dám thả nạ dòng dòng. ( Giếng thơi ) Bà bảo vệ người đàn bà chửa hoang chống lại cả miệng đời, dư luận: Quản bao miệng thế đời chênh lệch, Không có, nhưng mà có, mới ngoan. ( Không chồng mà chửa ) Và dù hạnh phúc có đến hay không, vẹn tròn hay bị chia sẻ, nữ sĩ vẫn dặn lòng giữ vẹn tấm lòng son trước những ba chìm bảy nổi của số phận: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ( Bánh trôi) Ngoài Hồ Xuân Hương là trường hợp đặc biệt, nhìn chung tiếng nói phản kháng trong văn học trung đại tuy có mạnh mẽ nhưng cuối cùng cũng rơi vào bế tắc, con người vẫn là nạn nhân cam chịu chấp nhận số phận. Các tác giả muốn chống phong kiến nhằm giải phóng con người trên lĩnh vực tinh thần nhưng ít nhiều họ vẫn còn bị ràng buộc bởi những quan hệ phong kiến; vì thế kết thúc tác phẩm, người phụ nữ vẫn chưa tìm thấy hạnh phúc trong lòng xã hội phong kiến còn quá nhiều bất công. Nàng cung nữ trong Cung oán ngâm khúc ngày lại ngày sống lẻ loi, cô đơn, tàn lụi, chôn vùi tuổi xuân, hạnh phúc ái ân ngắn ngủi trong chốn thâm cung lạnh lẽo. Nàng chinh phụ chờ đợi mỏi mòn, hi vọng, tuổi xuân và hạnh phúc theo năm tháng cạn dần, cuối cùng khép lại tác phẩm chỉ còn tiếng than ai oán thấu trời xanh, con người bất lực, buông xuôi, phó mặc cho số phận đẩy đưa. Kiều sau mười lăm năm lưu lạc đoạn trường, bị sóng gió cuộc đời vùi dập, bị bao thế lực chà đạp vẫn không tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình. Và trong thơ Nôm truyền tụng, Hồ Xuân Hương - người phụ nữ bản lĩnh mạnh mẽ đi đầu trong tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống cho con người, với tiếng khóc, điệu cười thấu trời xanh, động lòng người, vẫn đứng đó sừng sững cô đơn qua năm tháng. Tóm lại, Văn học trung đại với những kiệt tác: Truyện Kiều – Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm – Nguyễn Gia Thiều, Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương…dù mức độ phản ánh có khác nhau nhưng đều có chung tiếng nói khẳng định giá trị con người, đề cao quyền sống cho con người đặc biệt là lên tiếng tôn trọng bênh vực người phụ nữ. Chính những giá trị nội dung đó đã thực sự đem lại luồng gió dân chủ đổi mới cho văn học giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, đóng góp nội dung mới cho văn học và làm giàu thêm chủ nghĩa nhân văn vốn có của nền văn học dân tộc. 2.3. Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và thơ hiện đại Văn học trung đại khép lại vào cuối thế kỉ XIX và lịch sử mở ra thời kì hiện đại từ đầu thế kỉ XX. Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thời kì quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng. Chỉ không đầy nửa thế kỉ, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc chưa từng thấy. Vượt lên sự kìm hãm của các thế lực thực dân phong kiến, hòa nhịp với sự lớn mạnh của dân tộc, nền văn học nước nhà đã phát triển theo hướng hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh và đạt những thành tựu to lớn. Chỉ sau hai thập kỉ lịch sử văn học đã bước vào thời kì Phục Hưng với phong trào Thơ mới, Tự lực văn đoàn, trào lưu hiện thực phê phán và văn học Cách mạng. Văn học Việt Nam lúc này ví như nàng công chúa ngủ trong rừng được làn gió mới của chàng hoàng tử đến từ phương Tây mang tên “Dân Chủ” đến đánh thức, văn học có nhiều thay đổi lớn dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người; nền văn hóa và tâm hồn Việt đủ điều kiện để vượt qua giới hạn của ảnh hưởng văn hóa, văn học cổ Trung Quốc để tiếp xúc với thế giới hiện đại. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc, đồng thời đem đến cho những truyền thống ấy một đóng góp của thời đại: tinh thần dân chủ. Tinh thần dân chủ thời kì này khác với giai đoạn trung cổ, đem đến cho truyền thống nhân đạo những khía cạnh nội dung mới văn học quan tâm đến đối tượng chủ yếu là những con người bình thường trong xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo trong thời kì này còn gắn liền với sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Nhiều tác giả đã thể hiện sâu sắc khát vọng sống mãnh liệt của cá nhân, họ đấu tranh chống luân lí, lễ giáo phong kiến để giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân, đặc biệt xung quanh vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình…Xu hướng văn học lãng mạn góp phần rất lớn vào việc thức tỉnh ý thức cá nhân với những tên tuổi lớn như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Bích Khê…. Trong đó, chúng tôi chọn ra những tên tuổi như Xuân Diệu, Bích Khê thuộc trào lưu văn học lãng mạn; ngoài ra trong nền văn học hiện đại gần đây chúng tôi chọn thêm nhà thơ nữ Vi Thùy Linh làm đối tượng nghiên cứu vì ở những tác phẩm của họ chúng tôi tìm thấy sự tương đồng với đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhà thơ Hồ Xuân Hương xoay quanh vấn đề tính dục. 2.3.1. Vấn đề tính dục thể hiện những quan niệm nhân sinh mới 2.3.1.1. Ý thức về giá trị của con người Thơ xưa thường quan niệm thời gian tuần hoàn, qua đi rồi sẽ quay về. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian. Nhưng những nhà thơ hiện đại lại quan niệm thời gian tuyến tính, như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không bao giờ trở lại. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn: thiên nhiên, sự sống con người đều héo úa, tàn phai. Cảm nhận về thời gian của họ đầy tính mất mát, chia lìa do thi nhân đã nhìn thời gian qua lăng kính của cái tôi cá nhân yêu đời, ham sống. Với họ, thời gian đời người không đồng nhất với thời gian vũ trụ. Vũ trụ có thể tồn tại vĩnh viễn, mùa xuân có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời. ( Vội vàng – Xuân Diệu ) Nếu Xuân Diệu chỉ tiếc tuổi trẻ không trở lại thì Xuân Hương với trái tim phụ nữ nhạy cảm, thân phận lẽ mọn hẩm hiu, còn nhận thức sâu xa hơn cái giá của sự mất mát: cùng với bước đi của thời gian là tuổi xuân, là hạnh phúc, là ước mơ, là hi vọng… cũng cạn dần trong quỹ sống của đời người. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! ( Tự tình III ) Vốn liếng hạnh phúc đã ít ỏi còn bị san sẻ đến chỉ còn tí con con thì còn gì ngao ngán, chán chường hơn! Cách cảm nhận về thời gian như trên xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời đều quý giá vì một khi đã mất đi là mất vĩnh viễn. Vì thế con người cần phải biết quý từng giây phút sống của đời mình và phải biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình tràn đầy ý nghĩa, phải biết quý cuộc sống hiện tại, cuộc đời trần thế, biết nâng niu, quý trọng từng giây, từng phút của tuổi trẻ và tình yêu. Quan niệm trên hình thành nên những thi phẩm viết về tình yêu mang đậm màu sắc tính dục. Yếu tố tính dục xuất hiện trong thơ ca là dấu hiệu con người ý thức được giá trị và quyền sống cụ thể, xác thực nhất của mình. Tính dục thể hiện trong cảm hứng ca ngợi tình yêu, đề cao quyền được sống, được tận hiến cho tình yêu, ca ngợi vẻ đẹp của con người trong tình yêu, đặc biệt các nhà thơ đều tìm thấy nơi hình tượng người phụ nữ cảm hứng rõ nhất, đúng nhất khát vọng yêu của mình, nên thơ họ luôn xuất hiện hình ảnh người phụ nữ mà họ trìu mến gọi bằng em, nàng, giai nhân, thiếu nữ, nàng thơ…..Họ say mê ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ. Đó không phải là vẻ đẹp hình mẫu chết cứng trong tranh mà là vẻ đẹp ngồn ngộn của sự sống mơn mởn xanh non, là chất ngất xuân tình, là mời gọi khát khao cháy bỏng. Đặc biệt có nhiều câu thơ thật táo bạo, nóng bỏng “ chụp nuy” cơ thể người phụ nữ, xuất hiện nhiều môtip miêu tả các bộ phận cơ thể người phụ nữ mang đậm cảm giác nhục thể. Nhà thơ không ngại ngần khi đề cập đến tình yêu thân xác từ việc miêu tả các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữ đến việc phơi bày chuyện chăn gối chốn phòng the, chuyện hoan lạc ái ân lên mặt giấy và trước dư luận. Nhà thơ dám sống, dám yêu và cả sống lẫn yêu đều hết mình. Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân, Đem chim bướm thả trong vườn tình ái. ( Phải nói ) Dấu hiệu thức tỉnh quyền sống của con người còn thể hiện ở sự xuất hiện của nhân vật tôi - hình tượng cái tôi chủ thể trữ tình trong thơ. Cái tôi vang lên dõng dạc trên thi đàn để đòi những quyền cho con người được sống như lẽ tự nhiên vốn thế, họ là chiến sĩ đấu tranh cho khát vọng chính đáng của con người. Đó là cái tôi tích cực mãnh liệt, bám riết lấy trần gian, chạy đua với thời gian, khát khao giao cảm với đời một cách nồng nàn say đắm. Nhiều thế kỉ trước, khi mượn Mời trầu để mời duyên, Xuân Hương đã đàng hoàng xưng danh: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”, với lời xưng danh ấy bà được xem là đại diện dũng cảm tiến bộ của tiếng nói dân chủ dám đi trước thời đại. Đến văn học những năm thế kỉ XX tần số xuất hiện của những cái tôi xưng danh ấy đã dày đặc và kèm với mỗi cái tôi nhà thơ lại gởi vào đấy một thông điệp sống. Đó là cái tôi – Xuân Diệu - một kẻ tình si điên dại trọn đời đuổi theo ái tình: Tôi là một kẻ điên cuồng Yêu những ái tình ngây dại. ( Thở than ) Là cái tôi - Bích Khê tràn men say: say nghệ thuật, say đời và say tình nên thơ ông là cả một biển mộng, một trời mơ. Nhiều bài thơ của ông có tựa đề gắn với thế giới siêu thực hư ảo: Mộng cầm ca, Mộng, Mơ tiên, Mộng lạ, Một cõi trời, Lên kim tinh, Mộng trong hương, Nghê thường… Và dĩ nhiên trong thế giới mộng mơ ấy không thể thiếu những giấc mơ về tình yêu, những men say ái tình đến mức có ý kiến ví von Bích Khê là nhà thơ của “ xác thịt lên ngôi thần”. Là cái tôi - Vi Thùy Linh của thời hiện đại dõng dạc xưng danh và để cho lòng khát yêu cháy trên từng tập thơ, mặc thiên hạ có tặc lưỡi, bỉu môi đánh giá, hay dè dặt tán thưởng, đồng tình hay phê phán, Linh vẫn cứ là Linh, yêu thật và sống thật đến 100% Đã yêu thơ, là dốc hết tuổi xuân, sức lực cho những con chữ thực của mình Đã hôn, trăm phần trăm Linh ( Cháy ) Và đó còn là cái tôi - đầy cá tính, rất riêng - của Xuân Hương: Này của Xuân Hương mới quệt rồi. ( Mời trầu ) Cái tôi cá nhân Xuân Hương đầy cá tính, tuy rất riêng, nhưng cái tôi ấy không nhỏ bé chút nào mà chứa trong nó cái tôi chung của giới nữ, rộng hơn là mang cả cái ta của kiếp người. Đọc thơ Xuân Hương ai cũng tìm thấy bóng dáng mình trong đó. Thế giới thơ Nôm của Xuân Hương trong phạm vi những bài thơ chúng tôi tìm hiểu hẹp đến mức có thể đếm được: ngót 40 bài, nhưng thế giới đó chứa trong nó cả cõi nhân gian: từ thiên nhiên, đến con vật, đồ vật, hoa quả, bánh trái và dĩ nhiên chủ thể trung tâm luôn là con người. Ngay cả con người thôi cũng đủ mọi thành phần, giới tính, tính cách với biết bao hỉ, nộ, ái, ố; nhưng nổi bật, phủ trùm lên tất cả vẫn là bóng dáng, chân dung đẹp đẽ nhất - người phụ nữ. Nhìn chung, thơ hiện đại bộc lộ một cái tôi tiểu tư sản ý thức được sâu sắc chính mình, mạnh dạn bày tỏ niềm ước vọng hưởng thụ cuộc sống. Tình yêu không còn là thứ tình yêu bóng gió, dè dặt mà trở thành thứ tình yêu trần tục mang nặng triết lý hưởng thụ: khao khát, ham muốn hòa hợp vô biên, tuyệt đích. Ngoài ra, trong thơ hiện đại, con người càng ý thức đầy đủ sâu sắc “cái tôi” bản ngã của mình, con người càng rợn ngợp cô đơn, nên trong tình yêu luôn có dự cảm tàn phai, mất mát, tan vỡ, đau khổ, tuyệt vọng. Xuân Diệu đi tìm một tình yêu tuyệt đối, vô biên nhưng chỉ gặp cái hữu hạn, bi kịch diễn ra con người rơi vào trạng thái cô đơn: Mơ ước tới, mà chán chường cũng lại, Và mơn trớn cả một kho ân ái, Tôi một mình đối diện với tình không, Để lắng nghe tiếng khóc mất trong lòng. ( Dối trá ) Bích Khê yêu gắn với mộng nên đọc thơ ông ta có cảm giác như lạc vào cõi mơ, mơ những giấc mơ tình, những giấc mơ lạ thường thoát li hiện thực, mơ càng đẹp khi tỉnh ra hiện thực càng cay đắng những giấc mơ tình yêu cũng vỡ tan. Còn Vi Thùy Linh thì yêu mãi mà không thỏa được lòng yêu nên cái tôi trong thơ Vi Thùy Linh luôn thường trực cảm giác cô đơn và kiếm tìm, hành trình đi tìm một tình yêu lớn, để được tan biến vào nhau đến vô biên tuyệt đích, mãi là một hành trình không có điểm dừng. Bích Khê, Xuân Diệu, Vi Thùy Linh đều sống trong thời hiện đại khi mà tiếng nói dân chủ đến từ phương Tây đã đánh thức toàn nhân loại bước ra khỏi đêm trường trung cổ, tạo tiền đề thuận lợi để con người đòi quyền sống cho chính mình. Tiếp thu luồng tư tưởng mới, thơ của Xuân Diệu, Bích Khê, Vi Thùy Linh bộc lộ cái đẹp mạnh mẽ và đầy cá tính nhưng vì quá thiên về cái tôi cá nhân, mang nặng dấu ấn cá nhân chủ nghĩa nên thơ họ chưa thể là tiếng nói đại diện cho những khát khao nhân bản lớn lao hơn của con người. Ví như đọc bốn tập thơ tình của Vi Thùy Linh ta thấy thế gian này chỉ còn thu hẹp lại trong không gian tình yêu, loài người biến mất chỉ còn anh và em và tình yêu:“ Khi Anh yêu em, thế giới biến mất” ( Thế giới biến mất )…Thơ tình Xuân Diệu, Bích Khê lại chỉ tiêu biểu cho tình yêu của tuổi trẻ đặc biệt là người trí thức tiểu tư sản. Trái lại thơ Nôm Hồ Xuân Hương là “cái tôi” hài hòa giữa thân phận cá nhân và số phận của con người. Sống trong xã hội phong kiến bất công với bao nhiêu rào cản tước đi quyền sống chính đáng của con người, nữ sĩ từ chỗ ý thức về giá trị của cá nhân đến nhận thức về quyền sống chính đáng của con người nói chung nên bà đã lên tiếng nói đòi quyền sống. Thơ bà trở thành tiếng kêu thống thiết mang tính chiến đấu cao, thể hiện tinh thần phản kháng mạnh mẽ không chỉ của riêng nữ sĩ mà của cả một lớp người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nữ sĩ ý thức về giá trị của mình, về quyền sống của giới mình nên cái tôi ấy thật mạnh mẽ, bản lĩnh đi tìm hạnh phúc, đấu tranh vì hạnh phúc cho mình và cho con người nói chung. Thơ bà là lời tự tình riêng gắn với tiếng lòng chung của người phụ nữ thời phong kiến trong đau khổ vẫn vùng lên phản kháng, không chịu thua thiệt, dũng cảm băng mình đi tìm hạnh phúc với tâm thế chủ động mà không sỗ sàng, thô tục, tạo nên vẻ đẹp hồn nhiên đầy sức sống. Dù sao ở họ ta vẫn thấy có sự đồng điệu, tương giao giữa những trái tim thi nhân giàu cảm xúc chứa chan yêu đời, yêu cuộc sống và yêu thương con người. Tuy nhiên, cách nhìn, cách nghĩ của Hồ Xuân Hương bắt rễ từ truyền thống, từ đại chúng nên vừa mang tính khái quát, vừa có cái sắc sảo, tinh tế của cá tính riêng, những vần thơ của nữ sĩ đã vượt thời đại tìm thấy tiếng nói chung trong thơ ca hiện đại. 2.3.1.2. Đề xuất những quan niệm sống mới Khi nhận thức được giá trị và quyền sống cá nhân, con người không còn chịu ép mình vào khuôn mẫu nữa, họ đứng dậy, phá bỏ mọi quan niệm lạc hậu, giẫm lên mọi định kiến để tự do thực hiện giấc mơ sống và theo đuổi khát vọng của bản thân. Có lẽ vì thế mà thơ Hồ Xuân Hương là bài ca bất tận của sự sống, của tình yêu. Bà thay tay thợ vẽ vô tình mà đem sự sống, tình yêu vào tranh cho nàng tố nữ: Còn thú vui kia sao chẳng vẽ, Trách người thợ vẽ khéo vô tình. (Tranh tố nữ ) Bà mang sự sống đến cho rêu nhỏ bé, đá vô tri: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn. ( Tự tình III ) Nhìn đâu bà cũng thấy tràn ngập sự sống, đặc biệt là sự sống của giới tính, sự sống của lứa đôi tràn đầy lạc thú: Hai chân đạp xuống năng năng nhắc Một suốt đâm ngang thích thích mau. ( Dệt cửi ) Sống là để được yêu và tìm kiếm hạnh phúc trong tình yêu, sống là không chờ đợi, sống là phải đấu tranh để tìm kiếm hạnh phúc nên khi không được hạnh phúc, khi mảnh tình đã bé tí con con mà còn bị san sẻ, Xuân Hương đã phản kháng bằng lời thách thức: Tài tử văn nhân ai đó tá ? Thân này đâu đã chịu già tom ! ( Tự tình II ) Sống là để yêu thương nên Xuân Hương không chỉ sống cho mình, nữ sĩ còn chia sẻ quyền sống ấy cho người cùng giới. Không chỉ đấu tranh cho hạnh phúc riêng mình, bà còn công khai lên tiếng bênh vực cho người phụ nữ “ Không chồng mà chửa”: Quản bao miệng thế lời chênh lệch, Không có, nhưng mà có, mới ngoan ! ( Không chồng mà chửa ) Qua lời “Dỗ người đàn bà khóc chồng”, nữ sĩ không chỉ bày tỏ thái độ cảm thông chia sẻ mà còn thấu hiểu trong tiếng khóc của người phụ nữ ngoài những giá trị truyền thống đẹp của nghĩa tào khang còn là tiếng khóc mang tính nhân bản khi bà nghe được cả những ước ao thầm kín của người đàn bà giờ đây không chỉ mất người chồng yêu thương mà còn mất cả người đầu ấp tay gối: Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng Nín đi kẻo thẹn với non sông. Ai về nhắn nhủ đàn em bé, Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung. ( Dỗ người đàn bà khóc chồng ) Chọn cách nói vửa cảm thông vừa bỡn cợt, Xuân Hương khéo léo điểm huyệt quan niệm lạc hậu trong xã hội phong kiến khi buộc người góa phụ phải thủ tiết thờ chồng, chôn tuổi xuân, hạnh phúc trong tháng ngày sống héo hon, vô nghĩa. Tiếp nối tinh thần dân chủ ấy, ở thế kỉ XX, Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” đã nhiệt tình ca ngợi, tôn vinh cái tôi cá nhân chủ nghĩa. Chính ông đã mang lại những quan niệm nhân sinh mới so với thơ ca truyền thống: đề cao lối sống hưởng thụ, sống gấp gáp, tham lam, yêu vội vàng, cuồng nhiệt; ông nhận ra thiên đường là chốn trần gian này, cần phải sống cao độ từng phút giây tuổi trẻ, sống vội vàng, gấp rút để không phí hoài tuổi thanh xuân: Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em ơi em, tình non đã già rồi. ( Giục giã ) Với ông sống không chỉ là tồn tại mà là hạnh phúc khi được sống trọn trong từng giây được sống, được tận hưởng tuổi trẻ và tình yêu: Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích, Em biết không? Anh tìm kiếm em hoài Sự thật ngày nay không thật đến ngày mai Thì ân ái có bao giờ lại cũ? ( Phải nói ) Còn Bích Khê lại nguyện làm nghệ sĩ du ca trọn đời ca ngợi tình yêu, ông dốc vào thơ cả cái đẹp của cuộc sống và rút cạn kiệt sinh lực đời mình để yêu. Trái tim yêu mênh mông là thế nhưng thực tại đời riêng lại khá buồn, nhà thơ yêu nhiều nhưng không có mối tình nào trọn vẹn, lại thêm gánh nặng bệnh tật ngăn nguồn sống, đường yêu, có lẽ thế mà ông muốn tự dệt cho riêng mình một cõi yêu để thỏa sức vẫy vùng. Bích Khê sống trong những cơn mơ dài nối tiếp nhau, mơ dưới trần gian, mơ đến tận cõi nghê thường, mơ người thực, mơ người trong ảnh, mơ tiên và mơ cả trong thế giới thần bí liêu trai của những xác chết, sọ người. Thơ ông là nhịp tơ mong manh nối hai bờ hư – thực. Trong thế giới mơ, thế giới say của Bích Khê không thể thiếu những giấc mơ ái tình, ở cõi riêng ấy ông xây giấc mộng ái ân, cả trời hoan lạc: Hồn tôi mất cả đồng trinh A ha! Mê luyến những hình tiên nga? Bao giờ cho mộng nở hoa Bao giờ xuân chín nõn nà trên môi? Để tôi đi cướp mây trời Vén ra cho thấy một vài nường tiên. Ô coi! Hồn đương say nghiền Đã nư khoái lạc trong miền chiêm bao! ( Mơ tiên ) Với Vi Thùy Linh sống là không chờ đợi, yêu là tận hiến. Tình yêu không tồn tại trong ốc đảo tinh thần đầy uẩn ức của Xuân Diệu hay cõi mơ tiên siêu thực của Bích Khê, Vi Thùy Linh tìm tình yêu trong cõi đời, thơ tình của Vi Thùy Linh vượt giới hạn, vượt dư luận, sống và yêu đến vô biên, tột cùng. Hiếm có nhà thơ tình nào viết về tình yêu con người thật như Linh, thật đến mức trần trụi: Em vùi em vào Anh, nảy mầm chưa từng có ( Xanh ) Qua cách thể hiện quan niệm sống trên ta thấy các nhà thơ đều cùng quan điểm khi cho cuộc sống hạnh phúc đáng sống là cuộc sống có tình yêu, và tình yêu trọn vẹn nhất là tình yêu bao gồm cả thể xác lẫn tâm hổn. Vì thế họ không giấu diếm hay ngại ngần khi bày tỏ khát vọng tình yêu đôi lúc gắn với cảm giác xác thịt, bản năng nhưng cách thể hiện ở mỗi nhà thơ rất khác nhau: Xuân Hương tinh nghịch với cách nói nước đôi, Xuân Diệu trong sáng, không gợn dung tục; Bích Khê mờ ảo, thần bí, liêu trai; Vi Thùy Linh hừng hực sức sống luôn khát và sẵn sàng cháy cho tình yêu. Cá tính và hoàn cảnh sống của từng cá nhân đã chi phối tạo nên sự khác biệt đó. Nhưng đặc biệt, chúng tôi vẫn cho rằng chính cuộc đời Xuân Hương đã sống thể hiện qua thơ bà là một định nghĩa đẹp và mới nhất về sự sống. 2.3.2. Tính dục thể hiện những quan niệm thẩm mĩ mới Người nghệ sĩ vốn tồn tại trên đời để thực hiện thiên chức: tìm kiếm, sáng tạo và ca tụng cái đẹp. Mà cái đẹp thì muôn hình ngàn vẻ, mỗi thi nhân, mỗi thời lại có những quan niệm khác nhau. Thơ hiện đại khác thơ trung đại ở chỗ phá bỏ các quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ của thơ trung đại về niêm luật, điển cố, hình ảnh ước lệ…để tự do nói lên tiếng nói của cái tôi cá nhân trước tạo vật và cuộc đời. Thoát ra khỏi những quy phạm chặt chẽ của thơ trung đại, cái tôi được giải phóng về tình cảm, cảm xúc nên các nhà thơ hiện đại đã có một bước đột phá mạnh mẽ trong tư duy nghệ thuật khi đưa ra quan niệm mới về cái đẹp. Ý thức mạnh mẽ về cái tôi cá nhân, giá trị sống cá nhân nên cảm hứng trong thơ ca hiện đại luôn lấy con người với tuổi trẻ, tình yêu và sắc đẹp là chuẩn mực cho mọi cái đẹp. Nhà thơ giờ đây không ngại ngần khi xông vào cày xới vùng đất “tính dục” –vốn bị bỏ hoang, bị cấm kị. Với họ, con người tuổi trẻ, tình yêu là cái đẹp, nhưng cái đẹp đó phải được thức dậy, được sống động ở nhục thể, ở da thịt, ở ân ái. Họ tôn thờ và cho là đẹp những gì liên quan đến tính dục, nâng khoái cảm nhục thể lên thành một nguồn cảm hứng, một mỹ học thơ. Họ thay cái nhìn e dè vốn có trong tư tưởng con người phương Đông bằng cái nhìn trực diện về xác thịt, tính dục. Và ở điểm này, các nhà thơ hiện đại tìm thấy ở Hồ Xuân Hương sự đồng điệu. 2.3.2.1. Quan niệm thẩm mĩ mới về con người Nếu như thơ văn xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì thơ ca hiện đại quan niệm không gì hoàn mĩ bằng con người, nhất là người phụ nữ. Họ cho con người là trung tâm của thế giới, và lấy vẻ đẹp con người (trong đó có vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ) làm chuẩn mực để đo vẻ đẹp của thế giới, vũ trụ. Họ ca ngợi vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, biểu tượng của cái đẹp nhục thể trong đề tài tính dục và lấy cơ thể người phụ nữ làm đối tượng miêu tả như nguồn cội của sự sống, của ái tình, của hồn thơ. Hồ Xuân Hương ca ngợi vẻ đẹp cơ thể phụ nữ và đòi quyền sống cho thân xác con người trong tình yêu đôi lứa qua hàng loạt bài thơ. Khi thì được đề cập kín đáo qua loạt thơ Nôm vịnh cảnh, vịnh vật như: cái giếng thơi, cái bánh trôi, quả mít, con ốc, cái quạt…. lúc thì hiển hiện xinh tươi tràn trề nhựa sống qua bức “

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN054.pdf
Tài liệu liên quan