Luận văn Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Đến nay, tại khu vực chợHàng Dương (khu DL 30/4) và thịtrấn Cần

Thạnh đã có những quầy, gian hàng bầy bán hàng hóa lưu niệm cũng như đồ

thủcông mĩnghệ được chếtác từsinh vật biển: móc khóa, chuỗi ốc, đèn

bàn rất đa dạng tương đối thỏa mãn nhu cầu lựa chọn của DK.

Từbước đầu nghiên cứu, phát triển sản phẩm DL mang tính đặc thù

của rừng ngậm mặn, đến nay Ban Quản lý Rừng phòng hộCG đang thí điểm

sản xuất một sốhàng hóa phục vụnhu cầu mua sắm như: hàng mĩnghệ(bàn,

ghế được chếtác từcây rừng ngập mặn); hàng thủcông (được chếtác, lắp

ghép từcây rừng: hình người, phương tiện giao thông, hình thú ) nhằm giới

thiệu đến DK vềmôi trường cảnh quan thiên nhiên của KDTSQTG.

pdf129 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi cho DL phát triển. Số lượng người tham gia vào hoạt động DL tăng, chính lực lượng dân địa phương là người bảo vệ rừng hiệu quả nhất. 2.3.4.2. Hạn chế - Về giao thông đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ từ trục chính đến các thôn, xã, thị trấn còn nhiều hạn chế gây trở ngại rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của huyện cũng như việc khai thác DL. Mặc dù, đường Rừng Sác đã khởi công hơn 3 năm nay nhưng vẫn chưa hoàn thành giai đoạn 1 (giai đoạn đền bù, giải tỏa, hạ nền). Hơn nữa, đơn vị tổ chức thi công chưa quan tâm đến sự đi lại của DK nên làm cho môi trường ô nhiễm (mùa nắng thì bụi, mùa mưa lầy lội), nhiều ổ voi, ổ gà ảnh hưởng không nhỏ đến sự đi lại (Từ thành phố đến trung tâm huyện không đầy 60 km mà phải mất tới 3 tiếng đồng hồ; trong khi đó từ thành phố về trung tâm huyện Củ Chi gần 70 km mất hơn một tiếng.). Cầu Bình Khánh chưa có, đây là thiệt thòi lớn cho DL huyện nhà, khách qua phà Bình Khánh phải chờ rất lâu (có khi hơn một tiếng đồng hồ) lại không có chỗ nghỉ tạm khi chờ phà. - Về giao thông đường thủy: CG có thế mạnh về kênh, rạch, sông, biển nhưng thế mạnh ấy đến nay vẫn chỉ là tiềm năng chưa được khai thác. Nguyên nhân chủ yếu do chưa có bến tàu lớn nên hạn chế phương tiện đường thủy neo đậu; phương tiện đường thủy quá thô sơ…. - Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế (toàn huyện có 29 đơn vị kinh doanh nhà nghỉ khách sạn với tổng số 432 phòng), mặc dù gần đây có Công ty DLST CG, Công ty DL Vàm Sát và bà Nguyễn Thị Hồng Vân đã đầu tư xây dựng 3 khu resort. Tuy nhiên, những ngày nghỉ lễ cũng không đáp ứng nhu cầu (Ông Hồ Bạch Long – Phó Trưởng Ban quản lý Khu du lịch 30/4 cho biết: “Ngày 30/04/08 có tới 25.000 DK đến tham quan CG, gây quá tải về nhà nghỉ, khách sạn; vệ sinh bị hạn chế do thiếu nước ngọt dẫn đến DK phàn nàn.”). - Các khu vui chơi, giải trí: CG rất hạn chế về khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác (đặc biệt là dịch vụ về đêm) để phục vụ DK. Do vậy, khách đến nơi đây vẫn chưa biết mua gì, xem gì, ăn gì, chơi gì cho thỏa mãn chuyến đi. - Các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội rất nhiều nhưng chưa được đầu tư và đưa vào khai thác phục vụ DK. - Mặt bằng dân trí thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, do vậy đời sống gặp nhiều khó khăn nên họ chưa ý thức vấn đề bảo vệ tài nguyên sinh thái rừng. Những hộ sống bằng nghề rừng vẫn chưa tìm được mô hình sản xuất phù hợp để nâng cao đời sống và bám giữ nghề rừng tốt hơn. - Các nhà quản lý, các công ty tổ chức chương trình, tuyến và tour DL chưa hợp lý. Đồng thời, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng để xây dựng những sản phẩm DL mang tính đặc trưng cho vùng. - Vấn đề môi trường: Có thể nói, môi trường là vấn đề thời sự hiện nay của CG. Mức độ ô nhiễm đáng báo động, vì CG là nơi hứng toàn bộ nguồn nước thải từ Tp. HCM ra nên độ ô nhiễm rất cao. Tại CG, hệ thống xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường nghèo nàn, lạc hậu, cả huyện chỉ lác đác vài xe thu gom rác cũ của công ty dịch vụ Công Ích nên rác hàng ngày được đổ thẳng ra sông, biển. Hơn nữa, DK đến CG ngày một đông nên lượng rác thải tăng nhưng lại thiếu thiết bị chứa rác. Hậu quả là đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề do việc đổ rác thành đống (bãi biển 30/4 điển hình cho vấn nạn ô nhiễm). - Nước ngọt rất khan hiếm và giá cao hơn nội thành nhiều lần (năm 2007, vào mùa khô giá nước lên tới 50.000đ/m3), vẫn chưa có hệ thống dẫn nước từ thành phố ra mà chủ yếu vận chuyển bằng ghe, tàu từ Đồng Nai xuống và từ thành phố ra. Vì vậy, vào những ngày lế lớn hệ thống nhà hàng khách sạn không đủ nước cung cấp cho DK – điều đáng tiếc trong cung cách phục vụ các vị “Thượng đế”. Tóm lại: Tài nguyên DLST CG phong phú, đa dạng, nhưng hiện tại mới khai thác một phần nhỏ của tài nguyên tự nhiên (hầu như chưa khai thác tài nguyên nhân văn). Cần khắc phục hạn chế và đẩy mạnh khai thác DLST hơn nữa để xứng đáng với vị thế và vai trò của KDTSQTG. Chương 3: HƯỚNG TỔ CHỨC DU LỊCH SINH THÁI Ở CẦN GIỜ 3.1. Cơ sở để định hướng 3.1.1. Tầm quan trọng của KDTSQTG - Duy trì nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển các loài sinh vật trong rừng ngập mặn. Hàng năm, rừng ngập mặn cung cấp một lượng rơi rụng khá lớn để làm giàu cho đất rừng, vùng cửa sông và ven biển kế cận. Lượng rơi rụng của bản thân cây rừng khoảng 8 – 20 tấn/ha (trong đó 79,7% là lá), quá trình phân hủy trở thành nguồn thức ăn hữu cơ cho các loài sinh vật trong rừng phát triển. - Bảo đảm sự ổn định và phát triển nguồn lợi thủy sản cho dân địa phương, ghìn giữ nguồn ghen các loài động – thực vật quý hiếm. - Điều hòa khí hậu trong vùng, mở rộng diện tích đất bồi ven sông, hạn chế xói lở và phòng chống gió bão. Rừng ngập mặn CG được xem là “lá phổi xanh” của Tp. HCM, góp phần cân bằng một lượng lớn khí CO2 thải ra do hoạt động hàng ngày của thành phố. - Là địa điểm nghỉ ngơi, giải trí, an dưỡng,… cho cư dân trong và ngoài tỉnh. Mấy năm gần đây, CG trở thành điểm tham quan DLST cho DK trong và ngoài nước nhờ cảnh quan đẹp, môi trường trong lành. Việc phát triển DL góp phần nâng cao mức sống cho dân bản địa và khai thác được giá trị của rừng ngập mặn. - Là địa điểm nghiên cứu khoa học, hiện nay hệ sinh thái rừng được ví như phòng thí nghiệm tự nhiên to lớn và cũng là nơi lý tưởng cho các nhà khoa học, học sinh, sinh viên đến nghiên cứu, học tập. Trong những năm qua, Ban Quản lý Rừng phòng hộ CG đã tiếp đón hàng nghìn lượt sinh viên, học viên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đến nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học góp phần phục vụ cho công tác quản lý phát triển rừng ngập mặn ngày càng bền vững. Diện tích rừng ngập mặn hiện nay còn rất ít trên thế giới nên chúng cực kì quý giá. 3.1.2. Tiềm năng, hiện trạng DLST CG - Tiềm năng DLST CG phong phú, đa dạng ở cả hai phương diện tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Với diện tích rừng ngập mặn hơn 38.000 ha đôi chút, lại được công nhận là KDTSQTG nên động – thực vật phong phú đa dạng: động vật có 103 loài, thực vật có 159 loài cùng nhiều khu sinh cảnh đa dạng khác sẽ mang đến cho DK yêu thích thiên nhiên nhiều cảm giác mới lạ. - Tài nguyên DL nhân văn cũng không kém phần phong phú. Con người CG hiếu khách, thân thiện cùng nhiều phong tục, tập quán, lễ hội lâu đời; Nhiều đình, chùa, miếu, miễu, khu khảo cổ được phong cấp di tích quốc gia. - Vấn đề tổ chức DLST, Ban Lãnh đạo địa phương rất quan tâm phát triển: Đã quy hoạch được 3 khu DLST (rừng, biển, nông nghiệp); thường xuyên tổ chức công tác quảng bá, tiếp thị ra thị trường trong nước và thế giới; có chính sách kêu gọi đầu tư thông thoáng, nhiều ưu đãi; công tác phát triển sản phẩm DL đạt được một số kết quả nhất định: phát triển nhiều tour DL, đưa vào khai thác nhiều điểm DL mới, tổ chức nhiều hình thức DL theo nhu cầu của DK, hoàn thành xây dựng 3 khu resort và nhiều cơ sở nghỉ ngơi khác; hàng thủ công mĩ nghệ và hàng lưu niệm ngày càng phong phú đa dạng, giá cả cạnh tranh. - Trong các hình thức DL thì DLST được DK quan tâm nhất. Vài năm gần đây, DK quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh (4,2 triệu lượt người năm 2007), như một hiệu ứng dây truyền thì CG ngày càng thu hút sự quan tâm của giới DL là điều dễ hiểu (năm 2007 CG đón hơn 300 ngàn lượt DK, đạt doanh thu vài chục tỷ đồng). Cuộc sống công nghiệp vội vã, nhiều lo toan, môi trường ô nhiễm nên nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu, trở về với thiên nhiên hoang dã, bảo vệ môi trường được nhiều giới quan tâm. Phát triển DLST sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu đó. 3.1.3. Chủ trương chung về vấn đề phát triển DLST CG 3.1.3.1. Chủ trương của Nhà nước, UBND Tp. HCM và của UBND huyện CG - Mục tiêu tổng quát của DL Việt Nam đã được các Đại hội Đảng xác định rõ: “Phát triển nhanh DL, đưa DL Việt Nam trở thành trung tâm DL, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực.” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII); “Phát triển DL thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX); “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động DL, đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình DL.” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X). DL được Chính phủ cam kết là một trong 11 ngành ưu tiên hội nhập sớm trong lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. Phương châm của DL Việt Nam là: phát triển nhanh và bền vững; kết hợp DL quốc tế và nội địa; Bảo đảm hiệu quả về kinh tế – xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy hợp tác, tăng cường hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa. - Tháng 4/2004 Chủ tịch UBND Tp. HCM đã phê duyệt “Đề án Quy hoạch phát triển khu DLST CG đến năm 2020” và tháng 12/2007 thành phố đã điều chỉnh đề án này. Theo đó, thành phố sẽ có chính sách ưu đãi về đất đai, thuế đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư vào DL CG. Mục tiêu và chiến lược của đề án là: đa dạng hóa các loại hình DLST, thu hút các nhà đầu tư, đào tạo nhân lực cho ngành DL CG, tạo nền tảng tác động tích cực để bảo tồn rừng ngập mặn, di sản tự nhiên, văn hóa và đa dạng sinh học. Theo quy hoạch, CG sẽ có một khu DLST biển rộng 600 ha, một khu DLST rừng rộng 42.000 ha (tăng 4.000 ha so với hiện nay) và một khu DLST nông nghiệp diện tích 28.710 ha. - Tính đến tháng 5/2008 CG đã thu hút được 22 nhà đầu tư đăng kí thực hiện và lập 25 dự án đầu tư vào các khu DLST, khu vui chơi, giải trí trãi đều trên địa bàn toàn huyện với tổng diện tích thực hiện là 1.776 ha (trong đó, 7 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 18 dự án đang triển khai). Theo ông Đoàn Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “DLST được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. CG mong muốn vươn lên thành đô thị sinh thái của thành phố, sao cho đô thị này phải hài hòa với sinh thái và bảo tồn được sinh thái.”. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX (2005 – 2010) và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2008 cũng có chủ trương: “Phấn đấu tổng doanh thu DL tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 25%, tăng trưởng về số khách đạt 20%, đầu tư và phát triển khu DLST Cần Thạnh.”. 3.1.3.2. Ý kiến của tác giả luận văn Cần đẩy mạnh phát triển DLST hơn nữa, phát triển càng nhanh càng tốt, có phát triển DLST mới có khả năng duy trì, ổn định, phát triển KDTSQTG. Vì, số tiền thu được do hoạt động DL mang lại sẽ được trích một phần cho công tác bảo tồn, chăm sóc, phát triển rừng ngập mặn. Hơn nữa, khi DLST phát triển, cũng đồng nghĩa với việc tạo ra công ăn việc làm và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân địa phương. Lúc đó, họ thấy được ý nghĩa thiết thực do DL mang lại sẽ ra sức bảo vệ rừng trên cơ sở tự nguyện, tự giác và khoa học. Bảo vệ rừng, chính là bảo vệ miếng cơm, manh áo của họ và không ai bảo vệ rừng hơn chính người dân CG. 3.2. Nguyên tắc phát triển DLST CG 3.2.1. Nguyên tắc 1: Phát triển song hành DLST trên cả hai mặt chất và lượng. a/ Thế nào là phát triển về chất và phát triển về lượng? - Phát triển về chất: Là phát triển đường đi, lối lại, nơi ăn, chốn nghỉ, đội ngũ hướng dẫn viên, đặc biệt là thái độ hướng dẫn, đón tiếp, phục vụ của hướng dẫn viên đối với DK. Làm sao để mọi DK đều cảm thấy thoải mái, hài lòng và bổ ích cho một chuyến tham quan CG. Bên cạnh đó, phát triển về chất phải bảo đảm ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn với môi trường sinh thái và an toàn tuyệt đối cho KDTSQTG. - Phát triển về lượng: Là cũng cố và phát triển thêm các tuyến, điểm, tour, loại hình DL cũng như các khu vui chơi, giải trí… nhằm mang lại cho DK sự thỏa mãn nhất, hài lòng nhất hơn cả sự mong đợi của họ. b/ Hai mặt chất và lượng phải song hành với nhau Khi phát triển, hai mặt chất và lượng phải song hành vì giữa chúng có sự tương tác qua lại với nhau. Khi chất phát triển thì lượng khách đến với CG ngày một đông hơn, điều này cũng đồng nghĩa với doanh thu từ hoạt động DL tăng theo, lúc đó chúng ta có điều kiện phát triển về mặt lượng. Khi lượng phát triển, ta lại đẩy mạnh phát triển về chất và ngược lại, cứ như vậy đến vô cùng vô tận. Trong quá trình phát triển thì cần ưu tiên số một cho mặt chất, đồng thời luôn luôn cũng cố, triển khai phát triển mặt lượng. Quá trình đầu tư phát triển, CG phải tiến hành từng bước thật vững chắc, lâu dài, khoa học, cân nhắc ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và không được nôn nóng. c/ Phát triển có định hướng trước mắt và lâu dài: Định hướng trước mắt là những việc phải làm ngay hoặc được thực hiện trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa. Chẳng hạn, phải hoàn thành cấp tốc tuyến đường Rừng Sác và làm cầu Bình Khánh để giải quyết vấn đề trở ngại lớn nhất hiện nay cho DLST huyện nhà. Ngược lại, trong khi thực hiện những việc trước mắt cần quy hoạch, dự báo và đề ra những giải pháp khả thi cho giai đoạn lâu dài, tức là từ 10 đến 15 năm hay xa hơn nữa. Những việc làm trong tương lai được triển khai khi những việc trước mắt đã hoàn thành và đưa vào hoạt động DL có hiệu quả. Như vậy, nguyên tắc phát triển về chất, lượng phải bao gồm cả những việc trước mắt và lâu dài. 3.2.2. Nguyên tắc 2: Phát triển DLST phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái cũng như đa dạng sinh học. Và, không chỉ bảo vệ mà còn cải thiện môi trường, phát triển đa dạng sinh học. a/ Giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển DLST và sự xuống cấp của môi trường. Trong quá trình phát triển DLST sẽ kéo theo sự xuống cấp của môi trường sinh thái cũng như đa dạng sinh học là tất yếu. Vậy, chúng ta giải quyết mâu thuẫn này như thế nào? Phải có những quy định nghiêm ngặt và thực hiện xử phạt nghiêm minh đối với DK cũng như hướng dẫn viên khi họ vi phạm. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho họ thực hiện quy định đó. Chẳng hạn, chúng ta viết nội quy ngay tại cổng ra vào các điểm DL hay đặt những bảng cảnh báo bên vệ đường tham quan cho DK dễ thấy, các bảng phải ghi rõ số tiền nộp phạt. Song song đó, trước khi vào tham quan thì hướng dẫn viên phải phổ biến những nội quy cho DK được rõ, nếu hướng dẫn viên không làm điều này thì khi DK vi phạm, người hướng dẫn bị trừ vào tiền lương. Ngược lại, DK xả rác, bẻ hoa, khạc nhổ, dẫm lên cỏ, leo rào… vi phạm nội quy thì phạt nóng ngay tại chỗ để làm gương cho người khác. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho DK thực hiện nội quy như: đặt các thùng rác bên vệ đường, có nhà vệ sinh công cộng, có ghế đá hay bãi cỏ cho DK dừng chân nghỉ tạm…. Huyện phải thường xuyên giáo dục môi trường sinh thái, da dạng sinh học cho dân địa phương. Lực lượng hướng dẫn viên cần phổ biến cho DK một cách kĩ lưỡng những kiến thức cơ bản nhất về sinh thái học để từ đó họ yêu thiên nhiên hơn và có ý thức bảo vệ môi trường hơn. Ra sức lôi kéo người dân địa phương tham gia hoạt động DL bằng cách: Thứ nhất: Đào tạo nghề hướng dẫn viên DL, bố trí cho họ làm công tác bảo vệ rừng, bảo vệ các điểm DL, tham gia các lễ hội, phát triển nghề thủ công mĩ nghệ, cho thuê dịch vụ nhà trọ…. Thứ hai: Không ngừng nâng cao chất lượng đời sống cho dân bản địa trên cơ sở trích tiền từ hoạt động DL để cải tạo và xây dựng mới hệ thống đường, điện, trường, trạm và một số công trình phúc lợi khác. b/ Không ngừng cải thiện môi trường sinh thái và phát triển đa dạng sinh học. Phải trích một phần tiền (khoảng 20%) do hoạt động DL mang lại cho công tác bảo vệ môi trường như: mua thùng rác, xây nhà vệ sinh công cộng, làm hàng rào, xử lý rác thải, nước thải…. Đồng thời, nuôi trồng thêm các loài đặc hữu bản địa, thu mua các loài độc đáo từ nơi khác về và trồng thêm rừng để tăng diện tích lớp phủ thực vật. Đơn cử như: nuôi thêm trăn, rắn, kì đà, cá sấu, chim yến… thông qua trung tâm nhân giống lai tạo vật nuôi cây trồng, hoặc thấy trên báo chí hay phương tiện thông tin đại chúng thông báo có loài vật lạ, cây trồng hay, thì cử người đến ngay thu mua về. 3.2.3. Nguyên tắc 3: Phát triển song song các loại hình DL phục vụ cho những đối tượng DK khác nhau. Cần tiến hành phân loại đối tượng DK để có thể bố trí những tour hay loại hình DL phù hợp với nhu cầu, sở thích, mức sống, thu nhập cá nhân... của họ. Ở đây, chúng ta cần hiểu rằng, không phải chỉ tìm ra những điểm mới, tuyến mới, mới có thể mang đến sự hài lòng thỏa mãn cho DK. Ngược lại, cũng tuyến đó, điểm đó, song nếu chúng ta biết phân loại khách và thiết kế những tour, loại hình DL, cải tiến cách đón tiếp, phục vụ thì vẫn có thể gây ấn tượng cho khách tham quan mà hiệu quả kinh tế cũng cao hơn. DK chỉ khác nhau về: nhu cầu ăn ở, phương tiện đi lại, thu nhập cá nhân, cách thưởng thức, giải trí… vì vậy, chúng ta có thể tạm chia các đối tượng trên thành 3 loại chính như sau: - Đối tượng 1: Bao gồm học sinh – sinh viên, đoàn thanh niên, công đoàn. Đối tượng này thu nhập cá nhân không cao, thậm chí sống nhờ vào sự trợ cấp của gia đình nhưng lại có sở thích: thích giao lưu, kết bạn, nhiệt tình, năng động, khám khá chinh phục những miền đất lạ và không ngừng trau dồi kiến thức về tự nhiên, kinh tế – xã hội…. Họ thường đi theo đoàn lớn, từ vài chục đến vài trăm người, đôi khi cũng đi theo dạng cá nhân hay tốp nhỏ nhưng rất ít. Nhu cầu cho đối tượng này có thể phục vụ theo phương châm: rẻ – vui – bổ ích. Như thế, theo phương châm trên, chúng ta cần chú ý những điểm sau: + Về nhà trọ: Phải có nhà trọ tập thể giá thật rẻ, họ không quan trọng lắm về chỗ ở qua đêm. Tuy nhiên, nhà trọ cần có đủ gối, mùng, mền, quạt, các giường có thể kê sát nhau và được phân thành 2 dãy nam nữ. + Về ẩm thực: Họ cần các món ăn rẻ, ngon, no, bổ chứ không phải là những món cầu kì. + Về cách giải trí: Ban đêm, phải có nơi cho họ đốt lửa trại, vài cây đàn ghi ta, đôi ba bộ bài tiến lên và quan trọng hơn là có hướng dẫn viên chuyên nghiệp, tổ chức cho họ chơi những trò chơi tập thể thật vui nhộn, hài hước, sức lôi cuốn cao. + Về hướng dẫn viên: Đối tượng này nhu cầu học hỏi xếp thứ 2 sau vui chơi. Vì vậy, hướng dẫn viên phải là người trẻ tuổi, năng động, nhiệt tình, vui vẻ và có kiến thức vững chắc về sinh thái học để giới thiệu, giải thích những gì khách thắc mắc trên tuyến đi. Nói chung, đối tượng thứ nhất thích học tập, vui chơi, bổ ích và quan trọng là rẻ tiền. Như vậy, nên đặt Văn phòng xúc tiến DL và xây nhà trọ cũng như tiến hành tổ chức các trò chơi ở một địa điểm gần Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên Tp. HCM là hợp lý nhất. - Đối tượng thứ 2: Những người nghèo và trung lưu Người nghèo ở đây không phải là nghèo quá mà có thể hiểu rộng hơn một chút, đó là những người thu nhập cá nhân có dư đôi chút. Họ thường đi theo nhóm, cá nhân hoặc gia đình. Phương châm phục vụ cho đối tượng này là: giá rẻ – bổ ích – thoải mái. Đối tượng này nhu cầu học hỏi không cao bằng đối tượng trên, nhưng về ẩm thực và chỗ ở yêu cầu cao hơn. Họ thích ăn những món ăn gia đình ngon, bổ, rẻ và ở nhà trọ bình dân theo kiểu gia đình, tốp hay cá nhân. Chính vì thế, CG nên bố trí cho đối tượng này ở nhà trọ bình dân của huyện hoặc nhà trọ trong dân (Chúng tôi sẽ nói rõ trong phần phương hướng.). Họ thích tham quan các điểm DL tự nhiên, các làng nghề, đến các trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn mua sắm với giá bình dân và buổi tối có thể xem ca nhạc hoặc cải lương hay đàn ca tài tử. Phương tiện đi lại của họ là những loại bình dân với giá cả phải bình dân như: xe ôm, xuồng nhỏ, xe daihatsu…. Nên bố trí hướng dẫn viên là người đứng tuổi, tâm lý, tính tình điềm đạm và không yêu cầu cao về kiến thức sinh thái môi trường như đối tượng 1, vì đối tượng này chỉ cần biết chứ rất ít khi thắc mắc “tại sao lại thế?”. Tuy nhiên, hướng dẫn viên cũng cần phổ biến những kiến thức cơ bản nhất về sinh thái học giúp họ hiểu về tự nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn. Cần đặt Văn phòng xúc tiến du lịch tại thị trấn Cần Thạnh để khi đối tượng này xuống thì tư vấn, bố trí cho họ những tour, tuyến, điểm tham quan, chỗ nghỉ ngơi sao cho hợp lý nhất. + Đối tượng thứ 3: Khách nước ngoài, người giàu có, cá nhân an dưỡng và những nhà khoa học. Đối tượng này thu nhập cá nhân rất cao, do đó nhu cầu đòi hỏi cũng rất cao ở tất cả các khâu và dịch vụ chăm sóc đón tiếp. Đội ngũ hướng dẫn viên phục vụ cho họ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, trẻ đẹp và kinh nghiệm lâu năm. Họ thích đưa đón bằng những xe xịn nhất, đắt tiền, sang trọng nhất (thường thì DK có xe du lịch riêng), món ăn cầu kì lạ mắt, bổ dưỡng, giá cạnh tranh và nơi ở là những khách sạn sang trọng nhất. Đối với loại khách này chúng ta phải bố trí loại hình dịch vụ: massage, sông hơi, giải trí… 24/24. Riêng khách nước ngoài, ngoài tham quan về tự nhiên thì cần cho họ tham gia lễ hội, tham quan làng nghề. Ngược lại, các nhà khoa học, an dưỡng phải có khu cao cấp dành riêng cho họ. Nên bố trí những khu nhà yên tĩnh, cao cấp, sát biển, ven rừng phục vụ cho an dưỡng và nghiên cứu khoa học (có thể là những nhà trọ cao cấp trong dân hay của huyện). Nói chung, nhu cầu cho đối tượng này là: tham quan, giải trí, học tập, an dưỡng, nghiên cứu nhưng giá thành phải cạnh tranh. 3.2.4. Nguyên tắc 4: Làm hài lòng DK tối đa. Phát triển du lịch điều tối kị nhất là: để DK bị bơ vơ, lạc lõng, hắt hủi… nếu điều này xảy ra thì thật tai hại cho du lịch huyện nhà. Chính vì vậy, phải chăm sóc, tiếp đón các vị “Thượng đế” sao cho mọi người khách đều cảm thấy mình là người “quan trọng nhất” trong tour, trong tuyến hay trong đoàn họ đi chung. Họ phải cảm nhận được, du lịch CG quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ nhu cầu thì khi đấy họ mới cảm thấy sự hài lòng nhất, vui vẻ nhất, thoải mái nhất. Hay, nói một cách nôm na rằng: DL CG phải làm cho DK hài lòng khi đặt chân đến, vừa lòng trong quá trình ở lại và lưu luyến ấn tượng mong muốn quay lại nơi đây sau khi kết thúc hành trình. Và đương nhiên, khách DL sẽ sẵn sàng móc “hầu bao” chi tiêu đến những đồng tiền cuối cùng nếu ngành DL của địa phương này có thể làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ. DK tham gia du lịch CG thì chi phí cho chuyến tham quan phải phù hợp với túi tiền, mục đích và nhu cầu cho nhiều đối tượng khác nhau. Qua chuyến đi, khách tham quan phải biết được: ăn gì mà ngon rẻ, xem gì mà hấp dẫn và độc đáo, chơi gì để xả stress, mua gì mà không tiếc tiền và học được những gì giúp nâng cao kiến thức hay kinh nghiệm sống. Như vậy, theo nguyên tắc này thì phương châm kinh doanh là: “hài lòng khách đến, vừa lòng khách đi” và “uy tín quý hơn vàng, khách hàng là thượng đế” - yếu tố sống còn, nuôi dưỡng, phát triển cho ngành du lịch huyện nhà. 3.3. Phương hướng, giải pháp cho thời gian trước mắt và những việc cần làm ngay 3.3.1. Nhanh chóng hoàn thành tuyến đường Rừng Sác và làm cầu Bình Khánh Đường Rừng Sác rộng tới 6 làn xe chạy, nối phà Bình Khánh và thị trấn Cần Thạnh, tuyến đường này khởi công cách nay 3 năm và dự định hoàn thành vào cuối năm 2008, nhưng hiện nay mới chỉ hoàn thành được giai đoạn hạ nền giải tỏa. Vì lẽ trên, CG cách thành phố không đầy 60 km mà phải chạy xe máy tới 3 tiếng đồng hồ (tính cả thời gian đợi phà), do đó gây khó khăn không nhỏ cho sự phát triển của DL huyện nhà. Việc cấp thiết hiện nay là nhanh chóng hoàn thành tuyến đường huyết mạch này mới có thể đưa DL CG phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Muốn vậy, CG phải dồn vốn đầu tư cho dự án này và đôn đốc, xử phạt những nhà thầu, gói thầu không hoàn thành thi công đúng thời hạn. Bên cạnh đó, tiến hành xây cầu Bình Khánh nhằm chấm dứt tình trạng khách đến CG phải đợi phà rất lâu như hiện nay. 3.3.2. Nhanh chóng hoàn thành hệ thống đường ống dẫn nước ngọt từ Tp. HCM về CG Cần nhanh chóng hoàn thành hệ thống dẫn nước ngọt từ thành phố về CG. Dự án này đã tiến hành mấy năm nay, nhưng hiện nay công trình vẫn còn dang dở, gây không ít phiền hà cho DK đến CG vào những ngày tết, lễ, cuối tuần do thiếu nước ngọt. Hệ thống dẫn nước tối thiểu phải đến được các nhà trọ trong dân, nhà trọ tập thể đặt gần Trung tâm giải trí Thanh thiếu niên thành phố, nhà nghỉ, khách sạn để phục vụ cho DK. Khi chưa tiến hành xong dự án trên, các cơ quan chức năng của huyện phải tăng cường biện pháp quản lý giá cung cấp nước sinh hoạt, dịch vụ và nước dành cho sản xuất, kinh doanh tại các khu vực trên địa bàn, không để tình trạng tiểu thương ép và đẩy giá lên quá cao như hiện nay (năm 2007, vào mùa khô giá nước lên tới 50.000đ/m3). Trong điều kiện hiện nay, huyện và thành phố chỉ cần góp tiền làm đường ống dẫn nước ngọt về trung tâm các xã, thị trấn còn người dân phải tự bỏ tiền ra làm đường ống nhánh dẫn vào thôn, ấp và gia đình mình. 3.3.3. Phát triển hệ thống đường giao thông đến các điểm DL, xây dựng bến đò, bến xe ôm, bến xe daihatsu phục vụ cho DK - Về đường bộ: Nhanh chóng cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đến các điểm DL mà ô tô có thể đi được hay tối thiểu xe gắn máy cũng vào được. Các tuyến đường cần hoàn thành sớm là: + Đường Lý Nhơn: Tuyến này bắt đầu từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH006.pdf