Luận văn Vận dụng chuẩn mực số 14 trong kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1. Đặc điểm kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.2. Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ 4

1.1.3. Doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu 10

1.1.4. Giá vốn của hàng hoá 12

1.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng 15

1.2.1. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng 15

1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng 16

1.3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ 17

1.3.2. Tài khoản sử dụng 19

1.3.3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ 25

1.3.4. Hệ thống sổ kế toán 31

Chương 2: Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 36

2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Điện - Điện tử 36

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Điện - Điện tử 36

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Điện – Điện tử 36

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Điện - Điện tử 38

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Điện - Điện tử 40

2.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 44

2.2.1. Chứng từ sử dụng 44

2.2.2.Tài khoản sử dụng 55

2.2.3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty 56

2.2.4. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 58

2.3. Đánh giá thực trạng vận dụng chuẩn mục số 14 trong kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 72

2.3.1. Những ưu điểm trong vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 72

2.3.2. Những nhược điểm trong vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 73

Chương 3: Các giải pháp nhằm vận dụng chuẩn mực số 14 hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 77

3.1. Sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 77

3.1.1. Sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 77

3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng 78

3.1.3. Nội dung hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 79

3.1.4. Ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 80

3.2. Các giải pháp nhằm vận dụng chuẩn mực số 14 hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 81

3.2.1. Về phạm vi thời điểm ghi nhận doanh thu 81

3.2.2. Về chứng từ sử dụng 82

3.2.2. Về tài khoản sử dụng 85

3.2.4. Về sổ kế toán sử dụng 86

3.2.5. Về kiến nghị với bộ tài chính 91

3.4. Đánh giá giải pháp và điều kiện ứng dụng 92

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng chuẩn mực số 14 trong kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trên sổ kết hợp ghi theo trình tự thời gian và ghi theo hệ thống. Hình thức Nhật ký sổ cái áp dụng chủ yếu với các doanh nghiệp qui mô nhỏ. Các sổ kế toán nghiệp vụ bán hàng sử dụng trong hình thức Nhật ký sổ cái là: + Sổ tổng hợp: Sổ Nhật ký sổ cái. + Sổ nhật ký và sổ chi tiết: sổ chi tiết hàng tồn kho, sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá, sổ chi tiết thanh toán, sổ theo dõi thuế GTGT, sổ tiền gửi, sổ chi tiết bán hàng, sổ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký sổ cái như sau: Sổ kế toán chi tiết bán hàng, chi tiết thanh toán với người mua Bảng tổng hợp chi tiết Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi Sổ quỹ tiền mặt Bảng tổng hợp chứng từ gốc Báo cáo tài chính Nhật ký sổ cái Chú thích: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu Chương 2 Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Điện - Điện tử 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Điện - Điện tử Công ty TNHH Điện - Điện tử được thành lập ngày 14 tháng 01 năm 1999 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 070997 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp, với số vốn ban đầu là 400 triệu đồng. Trụ sở chính của công ty đặt tại số nhà 327, phố Trương Định, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Công ty có mở tài khoản riêng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, có con dấu riêng, hoạt động theo luật doanh nghiệp và các qui định hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước cũng như với người lao động. Công ty có quan hệ với nhiều hãng cung cấp vật tư, thiết bị điện tử tin học viễn thông trên thế giới như hãng máy tính IBM, Compuvest của Mỹ, hãng Mitel của Canada, Icom,…Công ty đã nhận trực tiếp từ các nước trên vật tư, vật liệu, linh kiện điện tử, máy tính chủ, giá ODF, thiết bị chuyển mạch. Công ty đã nhập linh kiện điện tử cho công ty thiết bị điện thoại (Viteco), cho xí nghiệp CT – TN, cho bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ,… Với đội ngũ cán bộ khoa học lành nghề được đào tạo nhiều năm, nhiều khoá ở trong nước và nước ngoài, tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng công ty đã cố gắng không ngừng để phát triển và đứng vững trên thị trường. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Điện – Điện tử Công ty hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sau: - Buôn bán thiết bị, vật tư, máy móc trong lĩnh vực điện, điện tử, điện lạnh, tin học, viễn thông, văn phòng. - Xây dựng, lắp đặt hệ thống tổng đài điện thoại, hệ thống thu phát vô tuyến điện truyền dẫn. - Bảo hành, sửa chữa các mặt hàng kinh doanh của công ty. - Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá. Tuy hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng kinh doanh thương mại vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các thiết bị điện tử như: măng xông co nhiệt, măng xông cơ khí, phiến đấu dây dọc, phiến đấu dây ngang, tủ cáp, hộp cáp, rệp, loa, mạch in,…nên khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty cổ phần và công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực điện tử - viễn thông. Do đặc điểm trên nên công ty chủ yếu áp dụng phương thức bán buôn với các hình thức sau: + Phương thức bán buôn qua kho trực tiếp: người mua đến tại kho công ty để nhận hàng và tự vận chuyển hàng hoá về kho của mình. Hàng hoá được coi là bán khi người mua nhận hàng và ký xác nhận vào hoá đơn GTGT. + Phương thức bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng (vận chuyển hàng đến kho theo yêu cầu của khách hàng): đây là hình thức bán hàng được áp dụng phổ biến với hầu hết khách hàng của công ty. Chi phí vận chuyển có thể do công ty hoặc khách hàng chịu, nếu công ty chịu thì ghi nhận vào chi phí bán hàng. Tùy thuộc vào phương thức bán hàng và giá trị của lô hàng, theo thoả thuận hoặc theo hợp đồng mà công ty có thể áp dụng các hình thức thanh toán khác nhau. Công ty sử dụng 2 hình thức thanh toán chủ yếu là thanh toán bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Với phương thức bán buôn, hình thức thanh toán chủ yếu là thanh toán chậm trả. Vì công ty áp dụng hình thức thanh toán chậm trả nên công ty không áp dụng chiết khấu thanh toán. Khi mua với số lượng lớn, khách hàng được giảm giá từ 3-5% nhưng giảm ngay trên hoá đơn mà không thể hiện rõ là 1 khoản chiết khấu thương mại. Đồng thời công ty còn không ngừng nâng cao chất lượng,số lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả của các mặt hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh thể hiện qua các mặt sau: - Về chất lượng hàng hoá: hàng hoá của công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu để bán ra nên trong quá trình nhập kho phải được kiểm tra 1 cách nghiêm ngặt để tránh tình trạng hàng hoá không đạt yêu cầu hay bị trả lại gây mất uy tín. - Về số lượng hàng hoá: khi xuất hàng hoá giao cho khách hàng, công ty tiến hành theo dõi việc xuất hoá đơn chứng từ và số lượng thực xuất để nắm chắc được tình hình nhập - xuất - tồn, kịp thời ký kết hợp đồng giúp cho quá trình kinh doanh được liên tục, thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. - Về giá cả hàng hoá: công ty sử dụng chính sách giá cả mềm dẻo, linh hoạt. Việc xác định giá bán của công ty được xác định trên cơ sở giá cả của thị trường, giá của đối thủ cạnh tranh, trị giá hàng hoá mua vào và các chi phí liên quan. Song trong 1 số trường hợp vẫn còn hàng hoá kém chất lượng dẫn đến công ty phải giảm giá hàng bán cho lô hàng đó. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Điện - Điện tử Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức rất chặt chẽ gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 4 phòng ban chức năng. Mối quan hệ giữa ban giám đốc và các phòng ban chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Điện - Điện tử Giám đốc Phòng kế toán tài chính Phó giám đốc Phòng hành chính Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Đứng đầu công ty là giám đốc. Là người bỏ vốn và công sức ra để thành lập công ty theo đúng qui định của nhà nước. Giám đốc là người chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi hoạt động và quản lý công ty. Đồng thời giám đốc cũng chịu những hình thức khen thưởng, kỷ luật theo đúng những qui định mà công ty đề ra. Phó giám đốc là người giúp giám đốc quản lý, điều hành các hoạt động trong công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được giao. Phòng kế toán – tài chính gồm 6 người tham mưu cho giám đốc về việc huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời quản lý và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại công ty. Phòng hành chính điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quản lý nhập khẩu, quản lý cung ứng và bảo quản vật tư, hàng hoá. Phòng kinh doanh thực hiện công tác quảng cáo, mở rộng thị trường, điều tra, phân tích thị trường. Phòng kinh doanh cũng chủ động đàm phán, xử lý báo giá cho khách hàng. Phòng kỹ thuật đảm nhận việc sửa chữa các loại máy móc, thiết bị, mặt hàng mà công ty đã giao bán cho khách hàng còn trong thời gian bảo hành và cũng có thể sửa chữa khi có người yêu cầu. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Điện - Điện tử 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Điện - Điện tử Xuất phát từ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, công ty đã áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Có thể thấy rõ hơn đặc điểm công tác kế toán của công ty qua mô hình tổ chức bộ máy kế toán như sau: Sơ đồ 2: sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty Kế toán trưởng Phó phòng kế toán – tài chính kiêm kế toán tổng hợp Kế toán TGNH, tiền mặt, tiền lương Kế toán hàng hoá doanh thu Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành Thủ quỹ Toàn bộ công tác đều được thực hiện ở phòng kế toán – tài chính từ khâu thu nhận chứng từ, ghi sổ đến khâu xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo. Đứng đầu phòng kế toán – tài chính là kế toán trưởng. Kế toán trưởng là người điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán của công ty. Phó phòng kế toán – tài chính thay mặt nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ, qui định của nhà nước về lĩnh vực kế toán, tài chính của công ty. Đồng thời có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng phụ trách các hoạt động của phòng và tổng hợp các chứng từ, bảng kê do kế toán viên cung cấp vào cuối tháng, quí, năm. Sau đó sẽ vào vào sổ cái cho từng tài khoản rồi lập báo cáo theo qui định chung của Bộ Tài Chính và các báo cáo nội bộ theo yêu cầu của cấp trên. Kế toán TGNH, tiền mặt, tiền lương thực hiện toàn bộ những giao dịch liên quan đến thu, chi thanh toán với ngân hàng, theo dõi tính toán lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp khác cho nhân viên công ty. Đồng thời giám sát việc thu, chi qua các chứng từ gốc, theo dõi việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Kế toán hàng hoá, nợ phải thu - phải trả, doanh thu theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng, các khoản phải thu của người mua, các khoản doanh thu, chi phí - kết quả kinh doanh, các khoản phải nộp nhà nước. Đồng thời có trách nhiệm cuối tháng cộng số liệu, lập báo cáo tổng hợp và phối hợp cùng các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê hàng hoá đối chiếu với sổ sách kế toán. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: căn cứ vào các phiếu xuất kho vật tư, bảng thanh toán lương kế toán tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời xác định chính xác kết quả kinh doanh của công ty. Thủ quỹ chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu – chi …hợp lệ để tiến hành xuất - nhập quỹ, ghi sổ quỹ. Cuối ngày, thủ quỹ tiến hành đối chiếu với kế toán, nếu có sai sót thì phải sửa chữa kịp thời. Khi có yêu cầu của cấp trên, thủ quỹ và các bộ phận liên quan tiến hành kiểm kê lại quỹ tiền mặt hiện có, nếu thiếu hụt phải tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý. 2.1.4.2. Chính sách kế toán tại công ty TNHH Điện - Điện tử Chế độ kế toán áp dụng: Công ty TNHH Điện - Điện tử áp dụng hạch toán kế toán bán hàng theo quyết định số 1777/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và quyết định 144/2001/QĐ – BTC ngày 21/12/2001. Hình thức kế toán công ty áp dụng: Công ty TNHH Điện- Điện tử lựa chọn hình thức kế toán nhật ký chung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đặc điểm cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế. Công ty không sử dụng các sổ nhật ký đặc biệt trong quá trình hạch toán. Đơn vị tiền tệ sử dụng: trong ghi chép kế toán là VNĐ, sử dụng tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng. Niên độ kế toán: Công ty lựa chọn niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Kỳ hạch toán của công ty được áp dụng theo tháng. Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do hàng bán của công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu để bán ra, công ty mua hàng theo từng lô chi phí mua hàng được phân bổ cho từng mặt hàng theo giá trị của từng mặt hàng và công ty tính trị giá thực tế hàng xuất kho theo phương pháp đích danh. Ví dụ: lô hàng nhập khẩu ngày 02/03/2006. BẢNG PHÂN BỔ HÀNG NHẬP KHẨU LÔ HÀNG NGÀY 02/03/2006 – HÀN QUỐC Tổng trị giá: 6.578,73 USD STT Tên vật tư SL (bộ) Đơn giá (USD) Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Thuế NK Chi phí mua hàng Đơn giá nhập Tổng trị giá nhập 1 Măng xông co nhiệt 50x2 200 7,23 114.458 22.891.626 228.916 1.279.458 122.000 24.400.000 2 Măng xông co nhiệt 100x2 120 11,78 186.498 22.378.702 223.787 967.631 194.751 23.370.120 3 Măng xông co nhiệt 200x2 120 14,00 221.634 26.596.080 265.961 1.067.599 230.247 27.929.640 4 Măng xông co nhiệt 400x2 45 18,65 295.248 13.286.167 132.862 287.881 304.598 13.706.910 5 Măng xông co nhiệt 600x2 54 22,22 351.765 18.995.300 189.953 345.467 361.680 19.530.720 Tổng cộng 539 104.147.875 1.041.479 3.948.036 1.213.276 108.937.390 Tổng chi phí phát sinh khi nhập hàng 3.948.036 VNĐ trong đó Phí chuyển tiền: 316.644 Phí chứng từ, giao nhận, lưu kho: 667.013 Cước vận chuyển, bốc xếp, dịch vụ: 2.964.379 2.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 2.2.1. Chứng từ sử dụng Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, kế toán tiến hành lập hoá đơn GTGT đồng thời viết phiếu xuất kho. - Hoá đơn GTGT (mẫu số: 01 GTKT – 3LL) do bộ tài chính ban hành. Đây là loại hoá đơn công ty sử dụng khi bán hàng hoá cho khách hàng. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hoá đơn, ngày tháng năm, tên đơn vị, địa chỉ, mã số thuế, tên người mua, tên hàng hoá, số lượng bán, đơn giá bán, thuế suất GTGT, tổng tiền thanh toán,…Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, phòng kế toán sẽ lập hoá đơn GTGT gồm 3 liên: Liên 1: để lưu sổ gốc. Liên 2: giao cho khách hàng của công ty. Liên 3: giao cho bộ phận thủ kho giữ, làm thủ tục xuất kho. Cuối ngày giao cho kế toán để tiến hành ghi sổ. - Phiếu xuất kho (mẫu số 02 – VT): chứng từ này được sử dụng khi công ty xuất hàng hoá giao cho khách hàng. Sau khi hàng hoá xuất khỏi kho của công ty, thủ kho ghi ngày tháng xuất kho, họ tên người nhận hàng, lý do xuất, xuất tại kho nào, tên hàng hoá, thực xuất, đơn giá, thành tiền,…và ký nhận vào cả 2 liên. 1 liên giao cho người vận chuyển cùng hàng hoá, 1 liên thủ kho giữ làm căn cứ ghi sổ và chuyển cho phòng kế toán làm cơ sở ghi chép. Trị giá thực tế hàng xuất kho được tính theo phương pháp đích danh. Ví dụ: Khi bán hàng cho công ty áp dụng và phát triển công nghệ cao căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, kế toán lập hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho như sau: HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 3: Nội bộ Ngày 20 tháng 3 năm 2006 Mẫu số: 01 GTKT – 3 LL AE/2006B 0 0 7 9 7 0 9 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Điện - Điện tử Địa chỉ:327 Trương Định, phường Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội Số tài khoản: Số điện thoại: MS: 0 1 0 0 8 2 9 7 8 5 Họ tên người mua hàng: Trần Sơn Tên đơn vị: Công ty phát triển và áp dụng công nghệ cao Địa chỉ: 79 Chùa Bộc, Hà Nội Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM/CK MS: 0 1 0 1 0 5 0 6 9 5 STT Tên hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Măng xông co nhiệt 50x2 bộ 21 209.000 4.389.000 2 Măng xông co nhiệt 100x2 bộ 15 285.000 4.275.000 3 Măng xông co nhiệt 200x2 bộ 40 304.000 12.160.000 4 Măng xông co nhiệt 400x2 bộ 20 400.000 8.000.000 5 Măng xông co nhiệt 600x2 bộ 04 475.000 1.900.000 Cộng tiền hàng: 30.724.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 3.072.400 Tổng cộng tiền thanh toán: 33.796.400 Số tiền bằng chữ: ba mươi ba triệu bảy trăm chín sáu nghìn bốn trăm đồng Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Địa chỉ: 327 Trương Định PHIẾU XUẤT KHO Ngày 20 tháng 3 năm 2006 Nợ: TK 632 Có: TK 156 Mẫu số: 02 - VT Theo QĐ: 1141-TCQĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ tài chính Số:………… - Họ, tên người nhận hàng: Trần Sơn Địa chỉ (bộ phận): P. Kế hoạch - Lý do xuất kho: xuất bán cho công ty phát triển và áp dụng công nghệ cao - Xuất tại kho: Eleco STT Tên, nhãn hiệu,qui cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất A B C D 1 2 3 4 01 Măng xông co nhiệt 50x2 bộ 21 122.000 2.562.000 02 Măng xông co nhiệt 100x2 bộ 15 194.751 2.921.265 03 Măng xông co nhiệt 200x2 bộ 40 230.247 9.209.880 04 Măng xông co nhiệt 400x2 bộ 20 304.598 6.091.960 05 Măng xông co nhiệt 600x2 bộ 04 361.680 1.446.720 Cộng 22.231.825 Cộng thành tiền (bằng chữ): hai mươi hai triệu hai trăm ba mươi mốt nghìn tám trăm hai năm đồng Xuất, ngày 20 tháng 3 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Khi khách hàng thanh toán tiền hàng, nếu là tiền mặt thì chứng từ sử dụng là phiếu thu song nếu là tiền gửi ngân hàng thì chứng từ sử dụng là uỷ nhiệm chi hoặc giấy báo Có. - Phiếu thu (mẫu số: 01 – TT): dùng khi khách hàng thanh toán tiền hàng cho công ty (thanh toán ngay hoặc thanh toán trả chậm) bằng tiền mặt. Kế toán lập thành 3 liên. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt và ký, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Kế toán thanh toán giữ lại 1 liên, 1 liên thủ quỹ giữ và 1 liên giao cho khách hàng. Các phiếu thu khi phát sinh sẽ được kế toán phụ trách về tiền mặt của công ty ghi ngay vào sổ kế toán. - Uỷ nhiệm chi hoặc giấy báo Có do ngân hàng chuyển đến là căn cứ để kế toán tiến hành ghi sổ. Đơn vị: Công ty TNHH Điện - Điện tử Địa chỉ: 327 Trương Định Mẫu số 01 – TT Theo QĐ: 1141-TCQĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ tài chính PHIẾU THU Ngày 15 tháng 03 năm 2006 Quyển số:…………. Số: CT03/137 Nợ: TK111 Có: TK511 Có: TK3331 Họ và tên người nộp tiền: Anh Tuấn Địa chỉ: Công ty cổ phần thiết bị miền Bắc Lý do nộp: Trả tiền mua hàng ngày 15/03/2006 Số tiền: 4.620.000 Bằng chữ: Bốn triệu sáu trăm hai mươi nghìn đồng chẵn Kèm theo: 01 chứng từ gốc Ngày 15 tháng 03 năm 2006 Giám đốc (Ký,họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người nộp tiền (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Khi phát sinh nghiệp vụ giảm giá hàng bán do hàng kém chất lượng, do chế độ chưa qui định hoá đơn chứng từ để chứng minh tính xác thực của nghiệp vụ nên kế toán đã sử dụng hoá đơn GTGT trên đó ghi rõ là giảm giá hàng bán do kém chất lượng ở dòng đầu tiên trên hoá đơn. Ví dụ: Sau khi bán lô hàng ngày 20/03/2006 theo hoá đơn số 0079709, do kiểm kê phát hiện hàng kém chất lượng công ty áp dụng và phát triển công nghệ cao đã yêu cầu công ty TNHH Điện - Điện tử giảm giá 5% trên giá trị lô hàng. Ngày 30/03/2006 sau khi tiến hành thoả thuận, công ty đã chấp nhận yêu cầu của công ty áp dụng và phát triển công nghệ cao đồng thời xuất hoá đơn GTGT như sau để xác định khoản giảm giá hàng bán. Hạch toán như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn giữa doanh thu bán hàng và khoản giảm giá hàng bán. HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 3: Nội bộ Ngày 30 tháng 3 năm 2006 Mẫu số: 01 GTKT – 3 LL AE/2006B 0 0 7 9 7 1 3 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Điện - Điện tử Địa chỉ:327 Trương Định, phường Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội Số tài khoản: Số điện thoại: MS: 0 1 0 0 8 2 9 7 8 5 Họ tên người mua hàng: Trần Sơn Tên đơn vị: Công ty phát triển và áp dụng công nghệ cao Địa chỉ: Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM/CK MS: 0 1 0 1 0 5 0 6 9 5 STT Tên hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 Giảm giá hàng 5% cho lô hàng ngày 20/3/2006 do hàng kém chất lượng 1 Măng xông co nhiệt 50x2 bộ 21 10.450 219.450 2 Măng xông co nhiệt 100x2 bộ 15 14.250 213.750 3 Măng xông co nhiệt 200x2 bộ 40 15.200 608.000 4 Măng xông co nhiệt 400x2 bộ 20 20.000 400.000 5 Măng xông co nhiệt 600x2 bộ 04 23.750 95.000 Cộng tiền hàng: 1.536.200 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 153.620 Tổng cộng tiền thanh toán: 1.689.820 Số tiền bằng chữ: một triệu sáu trăm tám chín nghìn tám trăm hai mươi đồng Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, nếu trả lại 1 phần lô hàng thì bên mua sẽ xuất hoá đơn GTGT theo đúng giá mà công ty đã bán. Chứng từ sử dụng: - Hoá đơn GTGT do bên mua lập. - Phiếu nhập kho (mẫu số: 02 – VT): khi phát sinh hàng bán bị trả lại,căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán hàng hoá lập phiếu nhập kho. Trên phiếu nhập kho cần ghi rõ ngày tháng năm, số lượng thực nhập, đơn giá, thành tiền,… Ví dụ: Sau khi nhận lô hàng ngày 22/03/2006 theo hoá đơn GTGT số 0079711, công ty áp dụng và phát triển công nghệ cao phát hiện ra 02 bộ măng xông co nhiệt 600x2 không đúng qui định trong hợp đồng nên yêu cầu trả lại. Công ty TNHH Điện - Điện tử đã đồng ý nhập lại 02 bộ măng xông co nhiệt 600x2. Do đó, công ty áp dụng và phát triển công nghệ cao đã xuất hoá đơn GTGT số 0068250 để trả lại 02 bộ măng xông co nhiệt 600x2 theo đúng giá mà công ty đã bán như sau: HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 31 tháng 3 năm 2006 Mẫu số: 01 GTKT – 3 LL HC/2006B 0 0 6 8 2 5 0 Đơn vị bán hàng: Công ty phát triển và áp dụng công nghệ cao Địa chỉ: 79 Chùa Bộc Số tài khoản: Số điện thoại: MS: 0 1 0 1 0 5 0 6 9 5 Họ tên người mua hàng: Trần Anh Tên đơn vị: Công ty TNHH Điện - Điện tử Địa chỉ: 327 Trương Định, phường Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội Số tài khoản: Hình thức thanh toán: MS: 0 1 0 0 8 2 9 7 8 5 STT Tên hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Măng xông co nhiệt 600x2 bộ 02 480.000 960.000 Cộng tiền hàng: 960.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 96.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 1.056.000 Số tiền bằng chữ: một triệu không trăm năm mươi sáu nghìn đồng chẵn Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Đơn vị: Công ty TNHH Điện - Điện tử Mẫu số:01 - VT Địa chỉ: 327 Trương Định PHIẾU NHẬP KHO Ngày 31 tháng 03 năm 2006 Số:………………... Nợ: TK156 Có: TK131 - Họ tên người giao hàng: Trần Sơn - Nhập tại kho: Eleco - Lý do nhập: Công ty phát triển và áp dụng công nghệ cao trả lại hàng của lô hàng ngày 22/03/2006 theo hoá đơn 0079711. STT Tên hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 01 Măng xông co nhiệt600x2 bộ 02 480.000 960.000 Cộng 02 480.000 960.000 Nhập ngày 30 tháng 03 năm 2006 Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra (kèm tờ khai thuế GTGT): căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán lập bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra. Đây là căn cứ để kế toán tính thuế GTGT đầu ra. BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ DỊCH VỤ BÁN RA (Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế kê khai hàng tháng) Tên cơ sở kinh doanh: Công ty TNHH Điện - Điện tử Địa chỉ: 327 Trương Định - phường Tương Mai – Hoàng Mai- Hà Nội Mã số: 0100829785 Hoá đơn, chứng từ bán Tên người mua Mã số thuế người mua Mặt hàng Doanh số bán chưa thuế Thuế suất Thuế GTGT Ký hiệu hoá đơn Số hoá đơn Ngày tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 AE/2006B 0079701 3/3/06 Cty CPTM bưuchính VT 0100684716 Măng xông 1.100.000 10% 110.000 AE/2006B 0079702 6/3/06 Cty CPTM bưuchính VT 0100684716 Măng xông 4.400.000 10% 440.000 AE/2006B 0079703 11/3/06 Cty CP vật liệu XDBD 0100687185 Rệp 3M 520.000 10% 52.000 …. … AE/2006B 0079709 20/3/06 Cty AD và PTCN cao 0101050695 Măng xông 30.724.000 10% 3.072.400 … … AE/2006B 0079711 20/3/06 Cty AD và PTCN cao 0101050695 Măng xông 4.180.000 10% 418.000 AE/2006B 0079712 23/3/06 Cty TNHH BCVT Sao Việt 0101614253 Măng xông 19.400.000 10% 1.940.000 AE/2006B 0079713 30/3/06 Cty AD và PTCN cao 0101050695 Măng xông (1.536.200) 10% (153.620) Tổng cộng 91.482.800 9.148.280 2.2.2.Tài khoản sử dụng Công ty TNHH Điện - Điện tử đã áp dụng hạch toán kế toán bán hàng theo quyết định 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và quyết định số 144/2001/QĐ - BTC ngày 21/12/2001. Các tài khoản chủ yếu sử dụng để hạch toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty bao gồm: - Tài khoản 511 - doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 1 kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tài khoản 632 - giá vốn hàng bán. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. - Tài khoản 521 – các khoản giảm trừ doanh thu. Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Công ty chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp nhận giảm giá sau khi bán hàng và phát hành hoá đơn. Công ty không sủ dụng các tài khoản chi tiết để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. - Tài khoản 131 - phải thu của khách hàng. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của công ty. Khi khách hàng mua hàng mà chưa thanh toán tiền hàng cho công ty thì sẽ được phản ánh vào TK131. - Tài khoản 333 - thuế và các khoản phải nộp nhà nước trong đó công ty sử dụng TK3331 (thuế GTGT). Ngoài ra, công ty còn sử dụng thêm các tài khoản như: TK111 (tiền mặt), TK112 (tiền gửi ngân hàng), TK156(hàng hoá),… Kết cấu của các tài khoản mà công ty sử dụng phù hợp với quyết định của chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.2.3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, kế toán tiến hành lập hoá đơn GTGT. Sau khi bên mua chấp nhận thanh toán thì hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi Nợ TK111, 112, 131: Tổng giá thanh t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng chuẩn mực số 14 trong kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử.DOC
Tài liệu liên quan