Luận văn Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA LÀNG VÀ LÀNG VĂN HÓA 7

1.1. Quan niệm về văn hóa 7

1.2. Quan niệm về văn hóa làng 10

1.2.1. Làng người Việt 10

1.2.2. Quan niệm về văn hóa làng 16

1.3. Quan niệm về làng văn hóa 25

1.4. Bản sắc văn hóa làng với việc xây dựng làng văn hóa và xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay 31

Chương 2: LÀNG VÀ VĂN HÓA LÀNG Ở QUẢNG NAM 34

2.1. Khái quát về đặc điểm địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội Quảng Nam 34

2.1.1. Địa lý tự nhiên 34

2.1.2. Lịch sử Quảng Nam 36

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 38

2.2. Làng ở Quảng Nam 41

2.2.1. Làng Quảng Nam - nhìn từ góc độ nghề nghiệp 41

2.2.2. Làng Quảng Nam dưới góc nhìn văn hóa 51

2.2.3. Khái quát chung về làng Quảng Nam 60

2.3. Văn hóa làng Quảng Nam 62

2.3.1. Những giá trị văn hóa giáo dục ở Quảng Nam 62

2.3.2. Những giá trị văn hóa dân gian ở Quảng Nam 64

2.3.3. Hương ước ở Quảng Nam 73

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở QUẢNG NAM HIỆN NAY 76

3.1. Tổng quan về quá trình xây dựng làng văn hóa ở nước ta trong thời gian qua 76

3.2. Thực trạng công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 82

3.2.1. Chủ trương xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 82

3.2.2. Về tổ chức thực hiện xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 84

3.2.3. Một số biện pháp thực hiện cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam thời kỳ từ 1997 - 2000 87

3.2.4. Những kết quả bước đầu trong cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 91

3.2.5. Một số tồn tại trong công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam cần tập trung khắc phục trong thời gian tới 94

3.3. Phương hướng và mục tiêu đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay 97

3.3.1. Phương hướng xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam giai đoạn 2000 - 2005 97

3.3.2. Về xây dựng thị xã văn hóa ở Quảng Nam 101

3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 102

3.4.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, đồng thời thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao dân trí 102

3.4.2. Xây dựng cơ chế điều hành thống nhất, tổ chức thực hiện cụ thể và đề ra được những nội dung tiêu chí phù hợp 104

3.4.3. Thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa. xây dựng, ban hành, thực thi luật pháp cùng các chính sách văn hóa 106

3.4.4. Phát huy nội lực; đẩy mạnh xã hội hóa; tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa 107

3.4.5. Tiếp tục tìm tòi và áp dụng các nội dung và hình thức hoạt động thích hợp; xây dựng được những mô hình hoạt động mới, phù hợp với đặc thù ở từng làng, từng khu vực ở địa phương 109

3.4.6. Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở nông thôn Quảng Nam 111

3.5. Những kiến nghị 112

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

 

 

 

 

doc124 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm Quý Mão (1843). * Phạm Tân Hồng (anh ruột Phạm Phú Thứ): Đỗ cử nhân tại trường Thừa Thiên khoa Quý Mão (1843). * Phạm Phú Lâm (cháu nội Phạm Phú Thứ): Đỗ cử nhân tại trường Thừa Thiên khoa Nhâm Ngọ (1918) tức khoa thi Hương cuối cùng của lịch sử thi cử Nho học ở Việt Nam. Xứ Quảng sản sinh ra những người con mà tiếng thơm sẽ lưu truyền đến mãi muôn đời. Những nhân vật ấy gắn liền với một tên làng như: Làng Thái La của Trần Quý Cáp; làng Tư Phú của Trần Cao Vân; làng Xuân Đài của Hoàng Diệu; làng Bảo An của Phan Thanh, Phan Khuê; làng Quý Thạnh của Tiểu La... Ca dao Đất Quảng thể hiện niềm tự hào về tinh thần hiếu học của mình rằng: "Học trò trong Quảng đi thi Mấy cô gái Huế chân đi không đành Võ Huy, Võ Uất, Võ Hoành Quảng Nam ba võ, kinh thành đều ghê" Điểm nổi bật của các làng văn là sự phân định ngôi thứ và việc sinh hoạt mọi mặt rất chặt chẽ và nghiêm chỉnh hơn các làng khác. Trong làng văn thường nổi lên những họ có văn nghiệp đỗ đạt. Những họ này được cả làng tôn trọng, kính nể và xem đó là niềm tự hào chung của cả làng. Vì vậy, trong các làng văn thường tạo lập được môi trường học tập và rèn luyện bài bản. Tinh thần đó trong các làng văn vẫn duy trì được cho đến ngày nay. Đây thực sự là một vốn quí mà con người xứ Quảng trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy và phát triển. Con người xứ Quảng luôn gắn bó chặt chẽ với việc học và xem nó như một tiêu chí hàng đầu để tồn tại và phát triển. Từ nhận thức đó, trong các làng xưa và ngay cả hôm nay đã tạo ra được những mô hình rất đặc thù so với cả nước. Chẳng hạn, làng Thuận An (Tam An - Tam Kỳ) đã xây dựng mô hình "Ruộng khuyến học" để khuyến khích con cháu trong làng học hành đạt kết quả cao nhất. Theo thống kê mới nhất, hiện nay làng Thuận An có 800 con cháu đang học ở các trường Đại học trong ngoài nước. Chính vì những nỗ lực vượt bậc đó, làng Thuận An được gọi là "Làng cử nhân" và mô hình đó giống như hạt giống tốt trong việc phát huy những nhân tố mới trong cuộc vận động xây dựng làng văn hóa hôm nay của đất Quảng. 2.2.2.2. Làng chợ Trong cơ cấu nông nghiệp nông thôn, từ trước đến nay, chợ là một biểu trưng của văn minh nông nghiệp, là một đặc điểm quan trọng của quá trình hội tụ văn hóa làng. Do vậy, trong trường hợp này chúng ta tiếp cận làng chợ dưới góc nhìn văn hóa. Ngày trước, chợ là trung tâm giao lưu văn hóa giữa các khu vực, miền với nhau. ở Quảng Nam, các chợ nông nghiệp được mở khắp nơi và mỗi chợ là một tụ điểm kinh tế - văn hóa của một số làng nhất định; rộng, hẹp không đều. Các chợ đã có từ lâu và gắn với các địa danh ở địa phương: "Hòa Đa buôn mật bán đường, Kim Bồng đục chạm miếu đường thờ vua. Vĩnh Điện tấp nập bán mua Phú Bông dệt lụa sớm trưa rộn ràng". Nổi tiếng nhất ở Quảng Nam ngày trước là chợ Hội An: "Hội An là chốn hữu tình Thuyền buôn, thuyền bán rập rình bến sông". Đây là chợ có khả năng hội tụ nhiều sắc thái văn hóa của nhiều miền khác nhau và sức lan tỏa mạnh trong phạm vi rộng không chỉ ở Quảng Nam mà cả Đàng trong ở thế kỷ XVII-VXIII. Ngoài ra, còn có các chợ mang đậm những đặc trưng văn hóa từng địa phương như: chợ Vĩnh Điện (Duy Xuyên), chợ bà Rén (Quế Sơn), chợ Hà Lam (Thăng Bình), chợ Phong Thử (Điện Bàn)... Làng chợ chính là làng có các chợ đóng trên địa bàn làng. Ngoài các chợ như ở các vùng nghèo chủ yếu là trao đổi sản phẩm nông nghiệp; các chợ lớn nổi tiếng có sự buôn bán, giao lưu hàng hóa với quy mô lớn. Các làng có chợ nổi tiếng này đã bộc lộ nét văn hóa riêng - văn hóa làng chợ. Trên thực tế, chợ vừa là nơi trao đổi về kinh tế, vừa là nơi giao lưu văn hóa, là niềm tự hào của mỗi làng. Chợ làm cho cuộc sống của làng quê trở nên sôi động hơn, do đó văn hóa của làng cũng sinh động hơn. Vì thế, làng chợ có những màu sắc văn hóa khác biệt so với các làng khác. ở các làng chợ, dân làng bị cuốn hút vào sinh hoạt mua-bán, giao lưu, tìm hiểu các đặc sản, nguyên liệu của các làng khác để tiến hành thăm dò, xem xét và trao đổi. Tất cả những hoạt động đó làm cho bộ mặt làng chợ thay đổi nhanh chóng cả về vật chất lẫn sinh hoạt tinh thần. Hàng hóa bán ở làng chợ phần lớn là sản phẩm địa phương, được phân thành những khu vực nhất định, mỗi khu vực chuyên về một mặt hàng nào đó. Chợ ở Quảng Nam từ giữa thế kỷ XIX, theo các cụ cao tuổi tại địa phương cho biết được chia thành ba khu vực lớn: khu buôn bán các sản phẩm lương thực, khu buôn bán hàng thủ công nghiệp và khu buôn bán gia súc, gia cầm. ở mỗi khu vực này lại chia thành những khu vực nhỏ như ở khu thứ nhất có các dãy bày bán hàng lương thực, thực phẩm, đồ ăn uống; ở khu vực thứ hai với các dãy hàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (cày, cuốc,dao, rựa...), các dụng cụ sinh hoạt gia đình (mâm, thau, dao, rựa...), hàng vải vóc, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng (bình, lư hương, chiêng...). Làng chợ với mô hình này vẫn được thể hiện rõ ở các chợ Bà Rén, chợ Chùa, chợ Được, chợ Phong Thử, chợ Tam Kỳ... ngày nay. Mỗi làng chợ đều có những dáng vẻ riêng, tính cách riêng. Tính đặc thù của từng chợ qua nhiều đời đã đi vào trong tâm thức của người dân xứ Quảng và vì thế họ có sự ứng xử riêng đối với mỗi làng chợ: "Nhớ cô dệt đũi chợ Chùa Rượu ngon chợ Vạn bốn mùa anh say". Hoặc: "Bữa nay đợi bún chợ Chùa Đợi mắm Nam ổ, đợi cua làng Gành". Từ những đặc trưng đó, mọi người có sự chú ý đến các chợ sản xuất hàng hóa: "Bà Rén lắm heo (lợn) Khoai lang chợ Được Tơ tằm chợ Nhổn Cày, bừa chợ Bông". Phát hiện được đặc trưng của các loại hàng hóa và phương tiện sản xuất của từng làng chợ và tiến hành tổng kết hàng loạt chợ như trên giống như đã lập được một " bảng biểu" để từ đó tất cả mọi người trong cộng đồng khi cần hàng hóa và phương tiện nào đều có thể tìm thấy để đáp ứng nhu cầu của mình. Đặc biệt, người nông dân trong quá trình tiếp xúc với các làng chợ đã mô tả được cả phong cách sinh hoạt văn hóa thông qua mô hình và phương thức hoạt động của các chợ: "Ăn đứng chợ Triều Ăn nằm chợ Cốc Ba chân bốn cẳng chợ Dốc ông Theo Nằm chờ bảnh mắt chợ chiều Phú Bông". Quả thật, làng chợ là nơi giao lưu văn hóa và tiếp biến văn hóa diễn ra với nhịp điệu nhanh nhưng rất bền vững. Mỗi phiên chợ có thể xem là chu kỳ văn hóa đang diễn ra. Cũng với những loại hàng hóa ấy và những con người ấy; song cũng như sự vận động của cuộc sống, những yếu tố mới của văn hóa (dù nhỏ) vẫn len lỏi từng ngày, từng ngày để qua một thời gian dài chúng kết tủa lại và trở thành văn hóa làng chợ. Chúng ta sẽ cảm nhận được sự kết dính của cộng đồng người trong làng đối với mỗi phiên chợ qua cách mô tả sau: "Trên chính con đường, cả một đoàn người dắt đuôi nhau đi. Phải chăng họ từ phiên chợ trở về, những người dân quê gánh nặng và đông đảo ấy! Họ bước thoăn thoắt vội vàng, chiếc đôi gánh ghé trên vai lủng lẳng thủng xuống như hai đĩa cân, hai rổ sảo giống như hai chiếc ly. Trong những thúng, mủng này chồng chất nghìn thứ khác nhau: thóc, gạo, chuối, rau cỏ, cau, trầu, rơm, nồi đất buộc rất tài tình và nhiều thứ khác nữa..." [3, tr. 24]. Khung cảnh đầy thân thiện và thân ái ấy vẫn duy trì trong các làng quê. Mặc dù làng quê ngày nay có những biến đổi nhất định trong bối cảnh mới; song, làng chợ ở các làng quê của xứ Quảng vẫn là trung tâm hội tụ, giao lưu và tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. 22.2.3. Làng tộc ước Công cuộc đổi mới, khẳng định vị trí gia đình rồi từ đó văn hóa gia đình truyền thống được phục hồi, phản ánh những quan niệm và tình cảm có tính lịch sử (nhớ lại quá khứ, uống nước nhớ nguồn), có tính trách nhiệm (trong các quan hệ giữa người và người trước hết là quan hệ huyết thống). Chính vì vậy khi dòng họ phục hồi thì gia phả được biên soạn lại, nhà thờ được sửa sang, thậm chí bị tàn phá thì xây dựng lại và tổ chức tế lễ, tảo mộ thường xuyên. Đề cao lịch sử, đề cao huyết thống, coi trọng tình cảm nghĩa vụ trong quan hệ họ hàng ở giai đoạn thị trường cạnh tranh theo xu hướng cá thể hóa là hoạt động tích cực nhằm điều hòa xã hội, thực hiện công bằng xã hội. Việc xây dựng tộc họ văn hóa ở Quảng Nam trong bối cảnh hiện nay là một trong những nhân tố quan trọng nhằm củng cố vững chắc hơn cấu trúc gia đình văn hóa - làng văn hóa mà chúng ta đang phấn đấu xây dựng. Quảng Nam là địa phương đầu tiên dấy lên việc xây dựng làng tộc ước và phát triển nhanh ngoài dự kiến. Đến nay, toàn tỉnh có 1.183 tộc họ đăng ký, trong đó Điện Bàn 721 tộc, Đại Lộc 300 tộc, Duy Xuyên 67 tộc, Quế Sơn 56 tộc, Hội An 25 tộc và Hiên 14 tộc. Qua khảo sát 988 tộc họ đã xây dựng "Tộc ước", nét nổi bật là các tộc tự hóa giải các mâu thuẫn trong tộc, xây dựng làng quê tình tương thân, tương ái, quỹ khuyến học, quỹ mừng thọ, vận động con cháu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng thôn văn hóa [80, tr. 5]. Từ thực tiễn sinh động trong sinh hoạt tộc họ, việc định hướng và phát huy đúng mức vai trò của tộc họ đối với sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là vấn đề được chính quyền và mặt trận các cấp ở Quảng Nam quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo. Từ nay đến năm 2005, sẽ nhân rộng và phát triển tộc họ văn hóa theo các mục tiêu lớn như sau: xóa hộ đói, giảm 50% hộ nghèo trong tộc họ, 60% họ tộc đạt danh hiệu các hộ gia đình văn hóa. Biện pháp chính là: cùng với việc khắc phục và phòng chống các tệ nạn xã hội, về căn bản, cần phát huy vai trò của các cá nhân, gia đình vươn lên, nâng cao tính tự quản của từng tộc họ. Đồng thời tập trung vận động thuyết phục, giáo dục có định hướng, kết hợp giữa xây và chống, lấy xây dựng là chủ yếu để xây dựng tộc họ văn hóa đúng hướng, đúng mục đích. 2.2.3. Khái quát chung về làng Quảng Nam Trong tổng thể chung của các loại làng, mỗi làng đều ẩn chứa những đặc thù riêng. Chính lý do này tạo ra những nét văn hóa làng khác nhau. Xây dựng làng văn hóa phải dựa vào văn hóa làng là vì những lý do đó. Tuy nhiên, cần thấy rằng, các làng ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, qua lịch sử hình thành và phát triển không phải là những làng sống và tồn tại một cách độc lập, riêng biệt mà đều có những mối quan hệ xa gần, bổ sung cho nhau. Điều này vẫn đang được bảo tồn ngay cả khi xu thế giao lưu văn hóa đang diễn ra với mức độ ngày càng cao hiện nay. Do vậy, trong phong trào xây dựng làng văn hóa cần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các làng, các vùng, các khu vực; đồng thời tiến hành giao lưu, tiếp biến văn hóa để phát triển văn hóa ở mỗi làng. Chúng ta nhận thấy, làng Quảng Nam được chia thành 4 vùng lớn: làng đồng bằng, làng trung du, làng miền núi và làng biển. Trong từng vùng lớn chúng ta có thể tiến hành tách thành hai vùng nông thôn và thành thị, thị tứ, thị trấn (trừ làng biển). Trên cơ sở này, chúng ta có thể xác định được đặc thù của các loại làng về quy trình sản xuất, đặc điểm sinh hoạt và môi trường địa lý - văn hóa trong sự tồn tại và vận động của chúng. Trong quá trình phân loại làng, chúng ta đã tiếp cận với hai loại làng: làng thuần nông và làng chợ. Điểm ưu trội của làng chợ là khả năng giao lưu văn hóa diễn ra rất mạnh, và vì thế tốc độ phát triển của làng chợ cao hơn cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Dưới cách tiếp cận này, có thể xem thành thị như một làng chợ để thấy rõ nét khu biệt giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, sự phân chia ở trên chỉ mang tính chất tương đối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện những nét đặc thù nổi bật nhất ở các loại làng để có cách tiếp cận một cách toàn diện. Bởi vì, trong tính tương đồng cao giữa các làng thì ở mỗi làng vẫn ẩn chứa những đặc trưng rất riêng và khá độc đáo. Chính những nét đặc trưng này khẳng định được chỗ đứng của từng làng, vị thế của từng làng trong tổng số làng. Mặt khác, giữa các loại làng có mối quan hệ mật thiết để duy trì sự tồn tại và phát triển. Mối quan hệ này biểu hiện hoặc là dưới hình thức cụ thể như: trao đổi sản phẩm hàng hóa; hoặc là dưới hình thức tinh tế hơn như: giao lưu văn hóa. Cả hai hình thức này diễn ra song song và ở mọi lúc, mọi nơi để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng người của các khu vực. Điều khá lý thú là, các địa phương trong cùng một vùng (ví dụ: vùng nông thôn) tuy có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, sắc thái văn hóa song vẫn có sự tương đồng về qui trình sản xuất tạo ra giá trị vật chất. Hoặc là, về phương diện nào đó; làng nghề ở nông thôn có khác so với thành thị nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ trên cơ sở tìm hiểu qui mô sản xuất, chất lượng sản phẩm để điều chỉnh tốc độ phát triển của các làng nghề ở vùng của mình cho phù hợp với tình hình chung. Tóm lại, mô hình về làng Quảng Nam trên là bước tiếp cận ban đầu nhằm tạo điều kiện cho chúng ta có được những hoạch định cụ thể và đưa ra được những chủ trương không những mang tính khái quát chung của toàn tỉnh, toàn huyện, xã mà còn có những chủ trương riêng phù hợp với đặc điểm, truyền thống của từng làng trong bối cảnh hiện nay. Mặt khác, trong hoạt động thực tiễn cần phát hiện ra mối quan hệ, nét tương đồng giữa các vùng, các làng để có sự phối hợp nhịp nhàng nhằm đưa phong trào xây dựng làng văn hóa phát triển sâu rộng trong toàn tỉnh. 2.3. Văn hóa làng Quảng Nam Làng là một trong những mô hình quyết định điều kiện sống, sự phát triển kinh tế, phát triển văn hóa và cả sự trường tồn của dân tộc. Văn hóa làng Quảng Nam được hình thành trên cái nền của sự quần cư ấy. Vì vậy, đã tạo nên những đặc trưng cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Và, việc sưu tầm, đối chiếu và phát huy những giá trị đó trong môi trường xã hội hiện tại có tác dụng rất lớn. Chúng ta có thể nhận thấy những giá trị truyền thống của văn hóa làng Quảng Nam trên những phương diện cơ bản là: 2.3.1. Những giá trị văn hóa giáo dục ở Quảng Nam Đất Quảng là mảnh đất sản sinh nhiều giá trị văn hóa giáo dục có vị trí hàng đầu ở miền Trung Trung Bộ Việt Nam. Những con người xứ Quảng cần cù, thông minh đã tạo ra một vùng văn hóa nhân văn độc đáo. Ai đến Quảng Nam một lần khi về đều vẫn nhớ đến những ruộng dâu xanh ngắt bạt ngàn dọc hai bờ sông Thu Bồn, nhớ bát nước chè Tiên Phước, tô bún chợ Chùa, trái "lon bon" Đại Lộc và cả khoai bùi Tiên Đõa. Chúng ta cũng không thể quên nhận xét của tác giả "Đại Nam nhất thống chí" về con người Quảng Nam: "... đàn ông lo việc cày ruộng, đàn bà lo việc nuôi tằm, dệt lụa, núi sông hùng vĩ nên con người có tư chất thông minh. Kẻ sĩ có lòng trung thực, lời nói ngang nhiên, thẳng thắn, tính người nóng nảy, ít trầm tĩnh, nhưng thật thà, chất phác, phong tục tiết kiệm" [19, tr. 9]. Nhắc đến Quảng Nam người ta hay nhắc tới học hành. Người Quảng Nam rất hiếu học và đã có những thành quả đáng kể về học hành; và chúng ta sẽ nhận thấy những nét riêng rất Quảng về truyền thống ấy. Những cụm từ Ngũ Phụng Tề Phi, Tứ Hổ, Tứ Kiệt, Ngũ tử đăng khoa, Phụ tử đăng khoa..., đã khắc họa được một phần nào đó về truyền thống hiếu học của xứ Quảng. Trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Quảng Nam đã có hàng ngàn người học giỏi, đỗ đạt cao - tiêu biểu nhất là hàng trăm người chỉ tốt nghiệp tú tài bán (hoặc dưới) thì nghỉ học do nhà nghèo, nhưng bằng tự học, họ đã vươn lên đến học vị Tiến sĩ, hàm giáo sư như Lê Đình Kỵ, Lê Trí Viễn, Hoàng Phê, Huỳnh Lý... Bầy chim phụng đất Quảng của thời đại Hồ Chí Minh còn cất cánh bay xa và mang về cho quê hương đất nước những kết quả rực rỡ qua nhiều lần so tài với các cường quốc học giỏi trên thế giới: 10 em liên tục đạt được các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba... ở các lần thi quốc tế của ba môn: Toán, Vật lý, Ngoại ngữ (Olimpich tiếng Nga) lần thứ ba tại Liên Xô (cũ), lần thứ 2 tại Bungari, lần thứ 13 tại Cộng hòa Liên bang Đức, lần thứ 14 tại Rumani, lần thứ 18 tại Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), lần thứ 24 tại Pháp, lần thứ 25 tại Tiệp Khắc (cũ), lần thứ 26 tại Phần Lan... Sự thành đạt trên đường học vấn xưa nay của bao thế hệ học trò đất Quảng là do nỗ lực bản thân của mỗi người. Nhưng để có truyền thống hiếu học không thể không nói đến "ngoại viên" của bao đời cha ông trên mảnh đất địa linh nhân kiệt này. Từ khuyến học hiểu theo nghĩa rộng: ông cha khuyên cháu học, cha mẹ khuyên con học, xóm làng khuyên nhau học cho đến các tổ chức khuyến học sơ khai như Văn Miếu ở Duy Xuyên, Văn Thánh ở Điện Bàn ra đời từ năm 1838. Ngôi Văn Miếu ở Duy Xuyên trên 8 sào đất đủ cho hàng trăm nhà khoa bản, sĩ tử đến bình văn chương, luận thời thế và sau đó từng nhóm giúp nhau trau chuốt kiến văn, khuyên nhau học hành, bảo nhau tu thân tích đức thành người. Văn Miếu ở Duy Xuyên do tiến sĩ Lê Thiên Trị sáng lập. Hội khuyến học Quảng Nam ra đời từ cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng vào đầu thế kỷ XX đã lan rộng xuống phủ, huyện, tổng và nhiều xã làm giàu thêm ý nghĩa khuyến học. Tờ báo Tiếng Dân do cụ Huỳnh chủ bút đăng nhiều bài khuyên mở mang dân trí, khuyên học chữ quốc ngữ và khuyên học để làm người. Tiếp theo các tổ chức khuyến học ẩn danh nhưng rất hiệu quả đối với phong trào truyền bá quốc ngữ lan rộng khắp đất Quảng. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, tổ chức bình dân học vụ, hội khuyến học, tổ chức khuyến học do phần đông nhà giáo cả đến người biết chữ vừa cổ động vừa sung vào đội quân diệt giặc dốt. Xã Tam Anh (Tam Kỳ) và huyện Quỳnh Côi - Thái Bình là hai địa phương xóa nạn mù chữ sớm nhất nước. Một cụ già 60 tuổi mù chữ ở huyện Tam Kỳ học suốt 90 buổi trưa đã biết đọc, biết viết. Cụ viết thư cho Cụ Hồ. Bác Hồ viết thư khen và tặng cụ tấm lụa để may áo. Tấm lụa Cụ Hồ trở thành lá cờ bay cao trước các buổi mít tinh, treo cao trước các lớp học bình dân ở nhiều nơi trong huyện Tam Kỳ. Hàng ngàn trai gái, già trẻ noi gương học tập và xây trường, mở lớp học phổ thông. Thừa kế chữ hiếu - hiếu học và tiền thân tổ chức khuyến học xa xưa, Hội khuyến học Quảng Nam ra đời sớm nhất so với nhiều tỉnh bạn trong cả nước. Hội khuyến học gồm các nhà giáo lão thành, nhà giáo ưu tú, cựu sĩ quan cấp tướng tá và nhiều nhà trí thức, doanh nhân ... tiêu biểu ở các cơ quan, đoàn thể có tâm huyết, có khả năng khuyến học tốt, dạy tốt. Hội khuyến học được thành lập hầu hết ở các huyện, thị, thành phố, các trường phổ thông và các xã. Văn hóa giáo dục của đất Quảng xưa và nay thực sự đã tạo nên động lực mạnh mẽ cho mỗi con người có khả năng vượt lên chính mình để học tập, rèn luyện và sáng tạo. Phát huy vốn tài sản quý giá đó sẽ đủ sức nâng cánh chim phụng thời đại Hồ Chí Minh bay cao, bay xa ngang tầm xu thế phát triển của thời đại ngày nay. 2.3.2 Những giá trị văn hóa dân gian ở Quảng Nam Trong mối quan hệ gắn chặt và bền vững của cộng đồng người trong làng, sự nảy nở tình cảm, sự liên kết tinh thần là điều tất yếu và cũng chính từ đó những giá trị văn hóa dân gian đã hình thành trên hầu hết ở các làng với những dáng vẻ, sắc thái rất riêng; tạo nên một môi trường văn hóa rất sinh động và phong phú. Các hoạt động nông nghiệp, chài lưới là những hoàn cảnh trực tiếp làm phát sinh những câu hò, điệu hát và cao hơn nữa là lễ hội. Trải qua nhiều thế hệ, chính những sinh hoạt đó, tới lượt nó lại tạo nên đời sống tinh thần, tình cảm của cộng đồng cư dân, hình thành truyền thống văn hóa của từng vùng đất và của cả dân tộc. Trong khi tìm hiểu những sinh hoạt văn hóa và những lễ hội của nông dân Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy, những sinh hoạt ấy dù cho xã hội có thay đổi thế nào chăng nữa, dù cho các phương tiện đi lại ngày nay đã giúp con người có mối giao lưu mở rộng ra khỏi không gian của làng xưa, thì trước sau, vẫn là những sinh hoạt, những lễ hội được gìn giữ và được tổ chức trên cái nền không gian của làng; khẳng định "cái ta" của làng. Mặt khác, những tập quán, phong tục chung của dân tộc vẫn là nền tảng nuôi dưỡng đời sống tinh thần của người dân xứ Quảng; chẳng hạn, những tục lệ về cưới hỏi, tang ma hay các tập tục vui chơi trong các ngày lễ, tết truyền thống. Nhưng, là cư dân của một vùng đất mới, người dân Quảng Nam có những sắc thái riêng trong sinh hoạt văn hóa của chính mình. Rõ ràng nhất, và hình thức sinh hoạt văn hóa đặc trưng nhất trong những tập tục mới chính là lễ Cầu Ngư. Lễ hội Cầu Ngư xuất phát từ quan niệm cho rằng cá Ông là sinh vật linh thiêng ở biển, là vị cứu tinh cho những thuyền bè bị đắm, chuyên cứu người khỏi nạn. Đây chính là sự gửi gắm chân tình của thân phận mình trước cảnh sóng to, gió lớn đầy bất trắc trên biển cả mênh mông của những cư dân miền biển. Tuy nhiên, điều lý thú là, với chiều dài 125 km bờ biển, lễ hội Cầu Ngư ở Quảng Nam không có sự thống nhất về ngày tháng và mỗi địa phương có phương thức và cách thức tổ chức khác nhau. Ví dụ, ở xã Cẩm Nam (Hội An), lễ hội được tổ chức hai lần trong năm, ở Lệ Xuân vào đúng ngày 16/2 âm lịch, làm lễ Cầu An (Lệ Thu) lại được tổ chức vào ngày 16/8 âm lịch. Riêng ở vùng biển huyện Thăng Bình, ngày lễ Cầu Ngư đã thể hiện sự khác nhau giữa các vùng. ở xã Bình Hải, ngày 15/3 âm lịch là ngày lễ Cầu Ngư, dân chúng địa phương gọi là lễ trước ngày xuống mùa (bao hàm ý đưa thuyền xuống nước để ra khơi); còn ngày 20/12 âm lịch là lễ sau khi kết thúc mùa biển, còn gọi là lễ Tạ Mùa. Trong khi đó, ở xã Bình Dương ngày 19/2 âm lịch là lễ mùa xuân, còn lễ ngày 16/8 âm lịch là lễ mùa Thu. ở huyện Núi Thành, các xã phần lớn đều tiến hành lễ Cầu Ngư vào ngày 20/2 âm lịch, là ngày chuẩn bị ra khơi. Đặc biệt, tại xã Tam Quang (vạn chài Xuân Hải) ngoài các lễ hội Cầu Ngư, Tạ Mùa; ngư dân còn tiến hành đám giỗ cá Ông vào ngày 1/6 âm lịch hàng năm. Đây là nơi có nghĩa địa cá Ông duy nhất. Lễ hội Cầu Ngư thường được tổ chức ngay cửa biển. Thành phần tham dự là tất cả những gia đình có ghe, thuyền đi biển. Lễ chỉ được tổ chức trong buổi sáng và lễ vật không qui định, tùy theo tình hình làm ăn, kinh tế của địa phương trong năm đó. Nhưng, có một số lễ vật không thể thiếu là: hương đèn, giấy tiền, hoa, rượu, bánh, chuối, xôi, chè, gạo, muối. Tuyệt nhiên trong các lễ Cầu Ngư không có loại thủy sản như cá, tôm làm lễ vật. Trong hội Cầu Ngư lôi cuốn nhất là màn diễn dân gian, độc đáo là hát bả chạo (bả: cầm chắc, trạo: mái chèo). Đây là một hình thức diễn xướng tập thể trên cạn, khác với múa hát chèo trên sông tái hiện cảnh thủy binh chống giặc dưới nước ở Bắc bộ. Nội dung và ý nghĩa của một cuộc diễn xướng, hát bả trạo là để ca ngợi và tiếc thương cá Ông. Bên cạnh nghi thức tôn giáo dân gian, ta cũng nhận ra sự thể hiện tâm tư, tình cảm của những cư dân vùng biển trước cảnh thiên nhiên mênh mông sông nước: "Thuyền trôi một chiếc giữa trời Gió trăng bãng lãng nước trời mênh mông". Giáo sư Trần Quốc Vượng rất có lý khi nhận định hát múa bả trạo có tính chất như một đàn tràng mạn-đà-la (Mandala) của nghi thức lễ cúng Phật giáo, chất chứa tinh thần nhân đạo cao cả, sâu rộng đến cả "thập loại chúng sinh". "... những người nghĩa khí tài ba Gặp cơn nước loạn đến ra liều mình Những người thuyền bá linh đinh Gặp cơn sóng gió hải kình rước thây..." Có thể xem, "háy múa bả trạo, về âm nhạc, là một tổng hợp nhiều loại hình ca hát. Có lối táng tụng của các sư sãi, có nói lối của hát bội, có vè Quảng, hô bài chòi, hò đưa linh, hò khoan, hò đua thuyền, ngâm thơ điệu Huế..." [32, tr. 20]. ở lễ hội Cầu Ngư, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, nếu phần lễ long trọng trang nghiêm và rất mực thành kính, thì phần Hội vui vẻ, náo nhiệt và lôi cuốn mọi người trong cuộc. Nghĩ cho cùng, phải chăng đó cũng là biểu thị của tâm hồn con người miền biển xứ Quảng, luôn luôn muốn giảm đi những cực nhọc của đời thường để được hòa mình trong một rừng cười trong không khí lạc quan của hội hè. Ngoài lễ hội Cầu Ngư, ở Quảng Nam còn có lễ hội truy niệm Đức Bà ở chợ Được, mà dân gian vùng này quen gọi là Cộ Bà. Về mặt tâm linh, lễ hội Cộ Bà ở chợ Được (Thăng Bình) hiển thị niềm tin vào sức mạnh của điều thiện, tin tưởng và nhớ ơn những bậc tiền nhân có công đức. Dĩ nhiên, cũng không thể phủ nhận dấu vết của tín ngưỡng phồn thực ở những cư dân nông nghiệp và chài lưới ở Quảng Nam. Làng mong muốn được bình an khi đối mặt với thiên nhiên bão tố, ước mong được mùa lúa, mùa biển để cuộc sống ấm no, mọi nhà luôn an khang, thịnh vượng, vạn vật phát triển, sinh sôi là những nhu cầu tâm linh chính đáng và không thể thiếu của người nông dân ở vùng đất này. Hội làng ngày xưa ở Quảng Nam thường gắn với lễ Kỳ Yên (tháng giêng, tháng hai, hoặc tết Thanh minh). Lễ Kỳ Yên ngoài ý nghĩa là cúng Thành Hoàng, các bậc tiền nhân có công mở đất, lập làng, còn mang ý nghĩa tâm linh cầu mùa, cúng tổ nghề. Và dĩ nhiên, sau các lễ cúng bao giờ cũng có các cuộc vui như đua ghe, hát bội, hát đối đáp...trong không khí mùa xuân đầm ấm, vui tươi. Những hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật vui xuân của người Quảng Nam ngày trước vẫn phong phú như: hát sắc bùa, hát tứ linh, hò bài chòi và nhất là hát bội (cũng còn gọi là hát bộ). Hát sắc bùa là loại hình văn nghệ dân gian, được tổ chức hát theo mùa như: hát vào dịp đầu xuân, hát khi cúng đình. Về lối hát, hát sắc bùa có bài mở ngõ, vào ngõ, vào nhà, hát chúc gia chủ, hát dán bùa. Cuối cùng là hát bài đi ra. Một đội hát sắc bùa thường có 8 nữ, 8 nam hát múa. Tại Quảng Nam có một vài nơi vẫn giữ được đội hát sắc bùa cho đến ngày nay. Làng Thanh Châu (Duy Châu, Duy Xuyên) là một trong những làng duy trì được vốn quý này. Đội hát làng Thanh Châu không chỉ phục vụ cộng đồng người ở làng mà còn mở rộng ảnh hưởng ra những làng lân cận. Trong tương lai, chắc chắn do ảnh hưởng này các làng khác trong khu vực sẽ tìm biện pháp để khôi phục và phát triển loại hình độc đáo này. Ngoài hát sắc bùa, ở Quảng N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVA~1.DOC
  • docBIA-THS.DOC
  • docMUCLUC~1.DOC
Tài liệu liên quan