Luận văn Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: VĂN HOÁ PHÁP LÝ VÀ YÊU CẦU VỀ VĂN HOÁ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7

1.1. Một số vấn đề lý luận về văn hoá pháp lý 7

1.2. Cán bộ lãnh đạo và yêu cầu văn hoá pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo 27

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ PHÁP LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 41

2.1. Thực trạng về năng lực nhận thức và vận dụng văn hoá pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo

41

2.2. Thực trạng về phẩm chất chính trị và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo 56

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VĂN HOÁ PHÁP LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 64

3.1. Những phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao văn hoá pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo

64

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao văn hoá pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo 78

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suy yếu những quy tắc trật tự, nguyên tắc làm việc trong một số cơ quan, một số địa phương. Do đó, người cán bộ lãnh đạo bằng tấm gương "sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật" là sự giáo dục quần chúng có ý nghĩa thuyết phục nhất. Kết luận chương 1 Văn hóa pháp lý là một bộ phận cấu thành của một nền văn hóa, vừa là giá trị tinh thần trong lĩnh vực hoạt động chính trị - pháp lý, khái niệm văn hóa pháp lý đã có tác động lớn trong hoạt động pháp luật. Trên cơ sở xác định quan niệm chung về bản chất, cấu trúc, chức năng của văn hóa pháp lý. Tác giả luận văn nêu lên vai trò quan trọng của văn hóa pháp lý trong đời sống tinh thần của xã hội hiện đại nói chung, trong hoạt động chính trị - pháp lý nói riêng. Luận văn nêu rõ cán bộ lãnh đạo là những cán bộ chủ chốt có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của tổ chức, cùng với đặc điểm cơ bản về văn hóa pháp lý của họ. Và từ đó nêu lên những yêu cầu về văn hóa pháp lý đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Chương 2 Thực trạng văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay Phông văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo, rộng hay hẹp, đậm hay nhạt, một mặt phản ánh thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội, bản chất của chế độ chính trị, nền pháp luật, truyền thống văn hóa và văn hóa pháp lý của dân tộc; mặt khác, do chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ và sự nỗ lực học tập, trau dồi, rèn luyện của mỗi người cán bộ lãnh đạo. Người cán bộ lãnh đạo có trình độ và năng lực vận dụng văn hóa pháp lý, có nhiệt huyết với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Nhân dân, sống có trách nhiệm và trọng danh dự, chắc chắn hiệu quả công tác sẽ cao. Thực tế trong những năm qua, cùng với việc xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật đã được coi trọng đúng với vị trí, ý nghĩa của nó. Đó là một điều kiện quan trọng cho nền văn hóa pháp lý Việt Nam hiện đại hình thành và phát triển. Trong nền văn hóa đó, không thể bỏ qua một chủ thể là đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Biết được thực trạng văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo là cơ sở để xác định phương hướng, giải pháp hoàn chỉnh nó. 2.1. Thực trạng về trình độ và năng lực vận dụng văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay 2.1.1. Thực trạng về năng lực nhận thức và trình độ văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay Trong mối quan hệ giữa năng lực và trình độ thì năng lực là toàn bộ những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu và bảo đảm cho một hoạt động nào đó có kết quả; còn trình độ là kết quả của quá trình nhận thức. Do đó, năng lực nhận thức văn hóa pháp lý là một cơ sở để đánh giá và xác định trình độ văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo. Năng lực nhận thức văn hóa pháp lý là năng lực tư duy lý luận, loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra và giải quyết đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm, tri thức lý luận để khái quát hóa, trừu tượng hóa. Vì vậy, việc xác định trình độ văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo, trước hết là tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực nhận thức và trình độ của văn hóa pháp lý như: trình độ văn hóa, trình độ lý luận, trình độ hiểu biết pháp luật, trình độ chuyên môn được đào tạo, trình độ lý luận về quản lý nhà nướcv,v…của cán bộ lãnh đạo. 2.1.1.1. Thực trạng về những điều kiện để nâng cao năng lực nhận thức về văn hóa pháp lý Chất lượng cán bộ lãnh đạo phản ánh chất lượng chung của toàn bộ đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Trước hết nói về tuổi. Cơ cấu tuổi của Đảng viên – lực lượng bổ xung đội ngũ các chức năng cán bộ chủ chốt - đang có xu hướng lão hóa. Điều tra xã hội học nhiều nơi cho thấy Đảng viên có tuổi cao (trên 50 tuổi) chiếm khoảng 40 – 60%. Qua điều tra tuổi Đảng viên ở cơ sở một số địa phương cho thấy, đảng viên cao tuổi chiếm gần 60%, đảng viên tuổi dưới 30 chỉ chiếm 11% (6,73). Tuổi cao có thuận lợi trong công tác lãnh đạo là giải quyết công việc chín chắn, giữ được "uy" của cán bộ lãnh đạo trước dân. Tuy nhiên, người cao tuổi giải quyết công việc theo kinh nghiệm, dễ bảo thủ, trì trệ, không có những bước đột phá trong công việc; một vấn đề nữa dễ phát sinh là quan hệ gia trưởng của người cán bộ lãnh đạo sẽ làm mất đi tính dân chủ trong quan hệ công tác…Trong cơ cấu lứa tuổi phải làm sao đảm bảo trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đồng thời kết hợp các độ tuổi bảo đảm tính liên tục, tính phát triển của đội ngũ cán bộ lãnh đạo để mọi lúc, mọi nơi trong tương lai không có sự hẫng hụt nguồn. Cũng qua điều tra xã hội học, 350 xã thuộc 4 tỉnh ở Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Ninh Bình cho thấy, trình độ văn hóa, lý luận của cán bộ chủ chốt còn thấp (bảng 2.1): Bảng 2.1: Trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở ở 45 tỉnh [1, tr.117]. Trình độ Bí thư xã Chủ tịch xã Chủ tịch HĐND Bí thư thanh niên Chủ tịch Hội PN Chủ tịch mặt trận Chủ tịch Hội ND Trình độ HV Cấp I Cấp II Cấp III Đại học Trình độ lý luận Chưa học Sơ cấp Trung cấp Cao cấp 7(2%) 120(34%) 202(58%) 21(6%) 0 66(19%) 220(63%) 64(18%) 12(3,4%) 148(42%) 185(52%) 5(1,4%) 0 102(29%) 240(69%) 8(2,3%) 10(2,8%) 134(38%) 200(57%) 6(!,7%) 4(1,1%) 98(28%) 210(60%) 38(11%) 7(2%) 70(20%) 269(77%) 4(1,2%) 32(9%) 161(46%) 157(44%) 0 55(16%) 161(46%) 133(38%) 1(0,29%) 75(21%) 185(53%) 89(25%) 1(0,3%) 24(17,5%) 188(55%) 133(27%) 5(0,3%) 20(17%) 202(57%) 119(26%) 0 68(6,9%) 188(53%) 93(38%) 1(1,4%) 9(5,7%) 195(58%) 88(34%) 0 Theo báo cáo của Bộ Nội vụ 12/2004, qua điều tra ở 45 tỉnh trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt của chính quyền cơ sở (chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các chức danh chuyên môn khác), cho thấy: 7,11% có trình độ cấp I, 41,45% trình độ cấp II, 51,41% cấp III. Về trình độ học vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cũng qua điều tra xã hội học ở 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Ninh Bình có cơ cấu như sau: trình độ cấp I chiếm tỷ lệ còn rất cao 26,42%, ở một vài nơi khác chủ tịch, bí thư còn không biết chữ, chỉ biết ký; chủ yếu là cấp II chiếm 53,2%, trình độ cấp III chiếm 18,99%, đại học còn rất ít 1,39% (6,118). Trong tổng số 218.666 đại biểu Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 1999 – 2004 thì trình độ cấp I chiếm 11,92%, cấp II chiếm 48,84%, cấp III chiếm 36% và trình độ đại học 3,59% (7,44) nhưng phân bổ không đều giữa các vùng, các khu vực. Số có trình độ tập trung chủ yếu ở các xã vùng đồng bằng, ven đô. Một số đại biểu Hội đồng nhân dân ở miền núi còn không biết chữ. Thí dụ, cơ cấu trình độ học vấn đại biểu Hội đồng nhân dân ở một số địa phương như sau: Bảng 2.2: Cơ cấu trình độ học vấn đại biểu Hội đồng nhân dân ở một số địa phương [1, tr.118] Tỉnh Cấp I Cấp II Cấp III ĐH và trên ĐH Hà Nội TP. Hồ Chí Minh Lai Châu Gia Lai 0,86% 9,9% 56,94% 48,88% 36,32% 50,15% 33,2% 35,52% 46,18% 44,64% 9,34% 16,17% 4,26% 0,95% Bảng 2.3: Biểu tổng hợp trình độ cán bộ lãnh đạo các cấp của tỉnh Tuyên Quang (Thời điểm 15 tháng 02/2006) [33] Đối tượng Tổng số Trên đại học Đại học, cao đẳng Trung cấp Chưa qua đào tạo Trình độ lý luận chính trị Trình độ quản lý nhà nước Cử nhân Trung cấp Còn lại Cán bộ lãnh đạo, diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý 265 39 219 6 1 416 84 34 187 Cán bộ lãnh đạo, diện quản lý của UBND tỉnh 422 44 360 16 2 95 296 19 119 Cán bộ lãnh đạo thuộc các sở, ban , ngành, huyện, thị xã, trường 1679 41 1270 328 40 20 524 316 703 Cán bộ lãnh đạo thuộc xã, phường, phòng, thị trấn thuộc huyện 2554 0 426 1549 579 5 1408 571 11 Về trình độ chính trị, nhìn chung được nâng cao. Số có trình độ lý luận trung cấp chiếm tỷ lệ khá cao trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ lãnh đạo chính quyền. Về trình độ chính trị 22,79% sơ cấp, 27,4% trung cấp, 1,69% cao cấp, nhưng có tới 48,1% chưa qua đào tạo lý luận. Tuy nhiên về trình độ chuyên môn của cán bộ lại yếu, 66,98% chưa qua đào tạo, 3,7% trình độ đại học, còn lại là sơ và trung cấp. Về quản lý nhà nước có 58,1% chưa qua đào tạo, trong đó số ít chỉ qua lớp bồi dưỡng ngắn hạn (7,44). Có quan điểm cho rằng, nên đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận, bằng cách cho đi đào tạo lý luận và chuyên môn trước khi đưa họ vào các vị trí cán bộ lãnh đạo. Điều đó khó có thể thực hiện được. Bởi vì, họ không thể bỏ thời gian, tiền bạc đi học mà chỉ được sử dụng nếu họ được dân cử, vì điều đó thật mong manh, mạo hiểm và không phải ai cũng có thể được dân cử vào bộ máy lãnh đạo chính quyền. Hơn nữa, cán bộ lãnh đạo là người thay mặt nhà nước ở địa phương và lao động lãnh đạo là lao động phức tạp, đòi hỏi trách nhiệm cao trước nhân dân. Trong điều kiện nhà nước ta còn có những khó khăn về nguồn ngân sách mà đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền cơ sở rất đông, lại thường xuyên biến động (số đại biểu Hội đồng nhân dân tái cử chỉ chiếm khoảng 40%, ủy viên ủy ban nhân dân bầu mới khoảng 50%), nên việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ học vấn, chuyên môn và hiểu biết pháp luật cho cán bộ lãnh đạo không thể làm trong một sớm, một chiều mà đạt được. Qua số liệu trên cho thấy, trình độ học vấn, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở địa phương, trong đó có cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính quyền còn thấp, là nguyên nhân không tránh khỏi của những hạn chế trong lãnh đạo, quản lý, triển khai thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước và của cơ sở. Theo đánh giá năng lực cán bộ lãnh đạo của nhân dân qua phiếu điều tra các tỉnh (Bảng 2.4) cho thấy, số cán bộ chủ chốt ở cơ sở phát huy năng lực tốt, chưa đến 50%, phát huy năng lực thấp hơn cả là cán bộ chủ chốt các đoàn thể, nhất là thanh niên. Bảng 2.4: Đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cơ sở [1, tr.121] Năng lực Bí thư xã Chủ tịch xã Chủ tịch HDND Bí thư thanh niên Chủ tịch Hội PN Chủ tịch Mặt trận Chủ tịch Hội ND Tốt Khá T.bình Yếu 47,73 40,83 12,64 0 44,83 40,23 14,94 0 43,53 32,94 23,63 0 9,2 51,72 24,14 14,94 19,32 51,14 21,59 7,95 24,14 36,73 29,88 9,2 33,72 40,7 23,26 2,32 Về trình độ hiểu biết pháp luật thông qua đào tạo. So sánh thực trạng đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý ở một số nước trong khu vực và trên thế giới: Bảng 2.5: So sánh thực trạng đào tạo, cán bộ pháp lý ở một số nước trong khu vực và trên thế giới [36, tr.324] STT Tên nước Dân số (triệu) Số SV tốt nghiệp ngành luật Tỷ lệ % SVTNluật/ người dân 1 LB. Nga 147,2 111.438 0,07 7/10.000 2 Nhật 126,5 100.000 0,08 8/10.000 3 Hoa kỳ 168 1.000.000 0,6 6/1000 4 Việt Nam 76 45.805 0,06 6/10.000 Theo số liệu thống kê, ở Cộng hòa liên bang Nga tính đến những năm cuối thế kỷ 20, cứ 10.000 người dân thì có 7 người tốt nghiệp đại học luật; ở Nhật 10.000 có 8 người tốt nghiệp đại học luật; ở Mỹ cứ 1000 người dân có 6 người tốt nghiệp đại học luật và ở Việt Nam cứ 10.000 người có 6 người tốt nghiệp đại học luật. So với Mỹ, Việt Nam ít hơn 10 lần nhưng so với Nga, Nhật thì chúng ta có số lượng tốt nghiệp đại học luật (theo tỷ lệ trên đầu người dân) ít hơn không đáng kể. Đó là một thành tựu to lớn trong công tác đào tạo ngành luật ở nước ta trong những năm vừa qua. Do thời gian và điều kiện để khảo sát thực tế rất hạn chế nên chúng tôi không thể khảo sát hết cán bộ lãnh đạo cấp huyện, tỉnh được mà chỉ khảo sát và tìm hiểu được đối tượng cán bộ lãnh đạo địa phương, chủ yếu là cấp xã, phường (thị xã thuộc tỉnh). Xuất phát từ đặc thù của đối tượng khảo sát là cán bộ lãnh đạo cấp xã, phường nên chúng tôi xây dựng hai loại mẫu phiếu (Phiếu thăm dò dư luận xã hội và Phiếu phỏng vấn cá nhân) phù hợp với đặc điểm của đối tượng. Sau khi phát phiếu, chúng tôi thu về được 165 phiếu hợp lệ, bao gồm: Phiếu thăm dò dư luận xã hội có 108 phiếu, chiếm 65.45%. Phiếu phỏng vấn cá nhân có 57 phiếu, chiếm 34.55%. Các đặc điểm xã hội của cán bộ lãnh đạo cấp xã, phường thể hiện như sau: Bảng 2.6: Về cơ cấu lứa tuổi [36, tr.364] Mã số Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ Cộng dồn 1 Dưới 30 tuổi 36 21.82 21.82 2 Từ 30 đến 40 tuổi 43 26.06 47.88 3 Từ 40 đến 50 tuổi 54 32.73 80.61 4 Lớn hơn 50 tuổi 32 19.39 100.00 Tổng số 165 100.00 Bảng 2.7: Về cơ cấu giới tính [36, tr.368] Mã số Giới tính Số lượng Tỷ lệ Cộng dồn 1 Nam 121 73.33 73.33 2 Nữ 44 26.67 100.00 Tổng số 165 100.00 Bảng 2.8: Chức danh cán bộ cơ sở đang đảm nhiệm [36, tr.252] Mã số Chức danh Số lượng Tỷ lệ Cộng dồn 1 Bí thư đảng ủy xã phường 8 5.03 5.03 2 Phó bí thư đảng ủy xã phường 6 3.77 8.81 3 Chủ tịch xã phường 8 5.03 13.84 4 Phó chủ tịch xã phường 16 10.06 23.90 5 Cán bộ tư pháp 25 15.72 39.62 6 Chức danh khác 96 60.38 100.00 Tổng số 159 100.00 Các chức danh khác gồm có: Bí thư đoàn xã, phường; Chủ tịch MTTQ xã, phường; Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, phường; Phó chủ tịch HĐND xã, phường... Bảng 2.9: Xét theo địa bàn đang làm việc [36, tr.207] Mã số Nông thôn Số lượng Tỷ lệ Cộng dồn 1 Đồng bằng 21 33.33 33.33 2 Trung du 9 14.29 47.62 3 Miền núi 33 52.38 100.00 Tổng số 63 100.00 Đối tượng khảo sát, thăm dò dư luận xã hội về trình độ hiểu biết pháp luật là cán bộ lãnh đạo ở địa phương hiện nay, phân bố tương đối đều ở các nhóm tuổi dưới 30 tuổi đến trên 50 tuổi; cán bộ nam chiếm khoảng 3/4 và cán bộ nữ khoảng 1/4 . Xét theo trình độ học vấn, chỉ có 8,70% trong số họ tốt nghiệp trung học cơ sở, tập trung hầu hết ở khu vực nông thôn trung du và miền núi; có 20,50% đạt đến trình độ tốt nghiệp cao đẳng và đại học, đa số họ hiện đang làm việc ở khu vực thị xã; số còn lại tốt nghiệp trung học phổ thông và trung cấp, phân bố đều ở khu vực ngoại thị và nông thôn đồng bằng. Chức danh mà cán bộ lãnh đạo cấp xã phường hiện đang đảm nhiệm cũng rất đa dạng, chủ yếu là Bí thư, Phó bí thư đảng ủy xã phường; Chủ tịch, Phó chủ tịch xã phường. Ngoài ra còn các chức danh khác như Bí thư đoàn xã, phường; Chủ tịch MTTQ xã, phường; Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, phường; Phó chủ tịch HĐND xã, phường... Những đặc điểm xã hội trên đảm bảo được tính thuần nhất và tính đại diện của đối tượng được khảo sát. Về vai trò của kiến thức pháp luật đối với cán bộ lãnh đạo ở cơ sở: Tìm hiểu trình độ kiến thức pháp luật của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã phường chúng tôi được biết có 53,33% số người được hỏi chưa hề được đào tạo, trang bị kiến thức về pháp luật; số có trình độ sơ cấp chiếm 18,18%, trình độ trung cấp chiếm 12,12%, trình độ đại học luật chiếm 15,15% và có 2 người (1,21%) đạt trình độ sau đại học. Những người có trình độ trung cấp và đại học luật chủ yếu làm việc ở khu vực thị xã. Vậy, họ nhận thức về vai trò của kiến thức pháp luật quan trọng, cần thiết như thế nào đối với cán bộ lãnh đạo? Thông tin thu được về câu hỏi này như sau: Bảng 2.10: Khảo sát về vai trò của kiến thức pháp luật đối với cán bộ lãnh đạo ở cơ sở [36, tr.398] Mã số Các phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Cộng dồn 1 Rất cần thiết 130 78.79 78.79 2 Cần thiết 35 21.21 100.00 Tổng số 100.00 Có ba phương án trả lời về vai trò của kiến thức pháp luật: một là rất cần thiết, hai là cần thiết, ba là có cũng được, không có cũng được. Trong ba cấp độ đó, có tới 130/165 người (chiếm 78,79%) khẳng định rằng kiến thức pháp luật rất cần thiết đối với cán bộ lãnh đạo. Trong số này có mặt hầu hết những cán bộ đang công tác ở miền núi, cho thấy vai trò của kiến thức pháp luật là hết sức quan trọng đối với nông thôn miền núi; có 67/130 cán bộ (51,54%) thuộc nhóm chưa được đào tạo kiến thức về pháp luật, tức là càng những cán bộ lãnh đạo trực tiếp ở cơ sở, chưa có kiến thức pháp luật càng nhận thức sâu sắc về vai trò của kiến thức pháp luật đối với công việc của họ. Bảng 2.10 cũng cho thấy có 35/165 cán bộ (21,21%) cho rằng kiến thức pháp luật cần thiết đối với cán bộ lãnh đạo cơ sở ở địa phương. Không có ai nói rằng kiến thức pháp luật là không cần thiết hay có cũng được mà không có cũng được. Như vậy, tất cả cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở địa phương đều khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của kiến thức pháp luật đối với công việc của họ. Điều đó được họ giải thích như sau: - Cán bộ lãnh đạo cơ sở ở địa phương, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp giải quyết công việc với dân, nơi cuối cùng triển khai và thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy cần được trang bị kiến thức pháp luật để giải quyết công việc ở tại địa bàn tốt hơn. - Dân trí ngày càng cao, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo cơ sở càng phải có trình độ mới đáp ứng công tác lãnh đạo. - Trình độ kiến thức pháp luật của cán bộ lãnh đạo ở cơ sở hiện nay rất thấp, từ đó dẫn đến tình trạng nhiều khi giải quyết công việc sai nguyên tắc, thậm chí có người vi phạm pháp luật. - Mọi chủ trương, chính sách của nhà nước đều được thực hiện và hướng về cơ sở, vì vậy, cán bộ lãnh đạo cơ sở ở địa phương phải có kiến thức pháp luật để hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật tốt hơn. - Vùng sâu, vùng xa bà con hiểu biết pháp luật rất thấp, vì vậy cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ lãnh đạo vùng sâu, vùng xa; thực tế ở địa phương chỉ làm theo kinh nghiệm mà không theo kiến thức pháp luật. 2.1.1.2. Thực trạng về ý thức pháp luật của cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay Thực tế số người có bằng cấp về luật (trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học) trên tổng số dân cư ở nước ta là thấp, tình trạng thừa ở thành phố lớn nhưng vẫn thiếu ở vùng sâu, vùng xa. Đào tạo ngành luật hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội. Đối với cán bộ lãnh đạo, số người có bằng cấp và hiểu biết pháp luật còn quá ít (trên 50% số người được hỏi chưa được đào tạo về kiến thức pháp luật). Do đặc điểm của quá trình hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay, hoặc theo chế độ bầu cử, hoặc cất nhắc dần dần từ phụ trách chuyên môn hẹp, từ các bộ phận lên… kiến thức pháp luật được tích lũy chủ yếu thông qua học tập ở nhiều loại trường như trường chuyên nghiệp, trường hành chính, trường chính trị, hoặc các lớp bồi dưỡng, đồng thời phần lớn là tri thức kinh nghiệm tích lũy qua thực tiễn công tác. Trong những năm qua, với chủ trương từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo từng cấp, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức văn hóa, chính trị, chuyên môn… trong đó, có kiến thức pháp luật cũng được quan tâm một cách bài bản, có chương trình hệ thống hơn. Tuy nhiên, trình độ nhận thức về pháp luật chưa đồng đều còn có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, các địa phương, thậm chí có nơi còn "mù" luật. Nghĩa là, cán bộ lãnh đạo có nơi còn không biết gì về luật. Kết quả xây dựng chính quyền cơ sở ở địa phương là kết quả của quá trình đổi mới toàn diện cả về chính trị và kinh tế, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị trên cơ sở kết quả đạt được và những yêu cầu đặt ra từ đổi mới kinh tế trong nông thôn, nông nghiệp, nông dân; Trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ sở ở địa phương còn yếu cả về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật. Năng lực tổ chức, phương pháp hoạt động của cán bộ lãnh đạo nói chung còn yếu vì thế ở một số địa phương, nhiều chủ trương chính sách chậm (hoặc không) xuống đến cơ sở, thậm chí bị bóp méo, xuyên tạc. Do năng lực và trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, nên ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chưa cao, vẫn có người vi phạm pháp luật. Trong đó, có người vi phạm phạm pháp luật do không hiểu pháp luật, hoặc hiểu không đúng, không hiểu đầy đủ về pháp luật, nhưng cũng có thể có người hiểu mà không có tình cảm pháp luật đúng đắn nên không tôn trọng pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ lãnh đạo xảy ra ở một số địa phương, chủ yếu trong đầu tư xây dựng cơ bản, liên quan đến quản lý đất đai, mua sắm thiết bị, cấp phép đầu tư, đấu thầu v,v… Chẳng hạn, có chủ tịch phường buôn lậu ma túy (quận Thanh Xuân, Hà Nội), có địa phương do hám lợi và kém hiểu biết pháp luật mà nhiều cán bộ chủ chốt của tỉnh bị lừa và tiếp tay cho kẻ lừa đảo gây thiệt hại về kinh tế cho nhà nước và nhiều công ty (ở Khánh Hòa). Theo tổng kết của Bộ công an, trong 10 năm qua đã có 1 bộ trưởng, 5 thứ trưởng, 14 chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh, hàng trăm vụ trưởng, tổng giám đốc… đã bị xử lý hình sự. Hàng ngàn vụ cán bộ lãnh đạo lợi dụng chức vụ tham nhũng bị phát hiện đã thu hồi hàng ngàn tỉ đồng xung công quỹ, đủ thấy sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn bất cập như thế nào. 2.1.2. Thực trạng về vận dụng văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo trong thực tiễn công tác ở nước ta hiện nay Với tư cách là văn hóa pháp lý, hành vi thực hiện pháp luật được chủ thể tiến hành trên cơ sở nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải tuân thủ pháp luật, và do vậy, chủ thể tự giác thực hiện. Vận dụng văn hóa pháp lý là hiện thực hóa các tư tưởng, các giá trị, các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Đối với cán bộ lãnh đạo, thực hiện tốt việc áp dụng pháp luật, đó là thể hiện trình độ văn hóa pháp lý. Thực tế trong lĩnh vực áp dụng pháp luật, cán bộ lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong triển khai, hiện thực hóa các văn bản pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. Đồng thời cũng là khâu tiếp nhận sự phản hồi từ thực tiễn cuộc sống, từ quần chúng nhân dân về sự bất cập của hệ thống pháp luật, những quy phạm pháp luật không phù hợp; qua đó, giúp cho các cơ quan lập pháp điều chỉnh và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Việc làm của cán bộ lãnh đạo đã góp phần không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật, góp phần xây dựng ý thức pháp luật trong nhân dân, xây dựng nền văn hóa pháp lý Việt Nam hiện đại. Trong những năm qua, công tác soạn thảo, thẩm định, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, công tác rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đã dần dần đi vào nề nếp, chặt chẽ theo luật định. Nhưng cũng qua công tác rà soát các văn bản mang tính pháp luật của các cấp lãnh đạo đã làm bộc lộ những hạn chế và trình độ non kém về vận dụng pháp luật của cán bộ lãnh đạo các cấp, bộ, ngành, tỉnh, huyện, xã phường. Theo báo cáo tổng kết của Cục kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp, năm 2004, các cơ quan chức năng đã thực hiện kiểm tra trên 21.000 văn bản quy phạm pháp luật từ cấp bộ trở xuống và đã phát hiện trên 3.000 văn bản trái với quy định của pháp luật. áp dụng, vận dụng pháp luật sai để lại hậu quả nghiêm trọng là ở chỗ, cán bộ lãnh đạo - người đại diện cho Đảng, Nhà nước- ra các văn bản thực hiện vai trò lãnh đạo của mình lại chính là người làm sai luật. Thực tế có những ngành, những địa phương cán bộ lãnh đạo ban hành những quyết định vượt quá thẩm quyền hoặc cố tình lợi dụng những kẽ hở trong các văn bản pháp luật để làm những điều sai trái. Một thí dụ về việc ban hành những văn bản trái luật của UBND thành phố Nam Định mà báo Công an nhân dân, Số 439, ra ngày 26 tháng 7 năm 2006 đã nêu với tiêu đề: "Cần loại bỏ hai văn bản trái luật của UBND thành phố". Về hai văn bản đó, theo ý kiến của cơ quan chức năng là trái với Luật giao thông đường bộ; trái nghị định 14/2003/NĐ-CP của chính phủ. Thẩm định hai văn bản đó, Sở Tư pháp Nam Định đã kiến nghị với Chủ tịch UBND thành phố Nam Định xem xét xử lý hai văn bản: chưa đúng, vượt quá thẩm quyền, trái với quy trình, quy định của Chính phủ, của Luật…Trong trường hợp này có thể do cơ quan tư vấn đã tư vấn cho người ký văn bản đó sai, nhưng đáng trách là người ký đã không am hiểu pháp luật lại không nắm vững cả quy trình ra văn bản nên dẫn đến tình trạng như vậy. Cán bộ lãnh đạo là những người đề ra các chủ trương, chính sách, chỉ thị…để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình, đồng thời phải có uy tín trước quần chúng để tập hợp quần chúng, lãnh đạo quần chúng. Nhưng khi cán bộ lãnh đạo lợi dụng cương vị, uy tín của mình "ép", khiến những người dưới quyền thực hiện, áp dụng pháp luật sai để trục lợi. Đó là thể hiện ý thức pháp luật kém, là hành vi phản văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo. Chẳng hạn, vụ một số cán bộ lãnh đạo tỉnh Khách Hòa tiếp tay cho Nguyễn Đức Chi lừa đảo, hay vụ Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Tính và Chủ tịch UBND Huỳnh Kim Long, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ đạo hoặc làm ngơ cho cấp dưới làm sai pháp luật để trục lợi. Và rất, rất nhiều vụ tương tự khác mà báo chí đã nêu…khiến chúng ta suy nghĩ về thực trạng vận dụng văn hóa pháp lý trong thực tiễn công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. 2.1.2.1. Một số nhận xét về trình độ và năng lực vận dụng văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay * Những ưu điểm: Một là, trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng đã từng bước được nâng cao; ý thức, tâm lý sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật đã được hình thành, ngày càng được tôn trọng và phát triển. Hai là, nhìn chung quần chúng nhân dân và cán bộ lãnh đạo đều đã nhận thức được đúng đắn vị trí, ý nghĩa của sự hiểu biết pháp luật đối với cán bộ lãnh đạo để thực thi công vụ có hiệu quả. Ba là, cùng với quá trình thực hiện cải cách hành chính, văn hóa pháp lý trong lĩnh vực áp dụng pháp luật của cán bộ lãnh đạo cũng được quan tâm phát triển (cơ chế ban hành, triể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc
  • docMục lục1.doc
Tài liệu liên quan