Luận văn Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ EM (TRƯỚC TUỔI ĐI HỌC) 6

1.1. Các khái niệm công cụ 6

1.2. Khái niệm văn hóa tuổi ấu thơ 11

Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA TUỔI ẤU THƠ Ở NƯỚC TA 19

2.1. Văn hóa tuổi ấu thơ trong xã hội truyền thống 19

2.2. Văn hóa tuổi ấu thơ trong xã hội hiện nay ở nước ta 37

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ EM (TRƯỚC TUỔI ĐI HỌC) Ở NUỚC TA HIỆN NAY 57

3.1. Phương hướng chỉ đạo và các nhiệm vụ đặt ra cho vấn đề văn hóa đối với sự hình thành nhân cách trẻ em 58

3.2. Những vấn đề cần quan tâm nhằm nâng cao vai trò của văn hóa trong hình thành nhân cách trẻ em 60

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

 

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a có chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi hoặc cho ăn thiếu cả về số lượng cũng như về chất lượng hàng ngày dễ làm cho trẻ hạn chế phát triển hoặc tốc độ lớn lên của cơ thể. Một nguyên nhân nữa hết sức quan trọng là thiếu điều kiện phòng các bệnh nhiễm trùng thường xảy ra ở trẻ trước tuổi đi học như: sởi, ho gà, kiết lỵ, ỉa chảy, viêm phổi... rất dễ gây bệnh suy dinh dưỡng. Ngoài ra còn một số yếu tố dễ phát sinh bệnh suy dinh dưỡng là do trẻ đẻ non, đẻ yếu, dị tật... Trẻ em trong xã hội truyền thống, ngoài việc nuôi dưỡng ra, giáo dục gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên và chủ yếu của trẻ. Lứa tuổi con trẻ từ 1 - 3 tuổi, một yếu tố hết sức quan trọng là sự phát triển của não bộ. Theo chỉ số của y tế nói chung, sự phát triển của não về kích thước và trọng lượng khi trẻ lọt lòng mẹ có trọng lượng bằng 25% của người lớn. Khi trẻ 1 tuổi thì trọng lượng đã bằng 60% và khi trẻ 3 tuổi là 90%. Vậy là, trẻ từ 1 - 3 tuổi là thời kỳ não phát triển với tốc độ cực kỳ lớn so với một đời người. Vì thế, kinh nghiệm truyền thống đã thấy rõ vai trò dậy con "từ thuở còn thơ". Đấy là thời kỳ cơ chế sinh lý và tâm lý cơ bản của con người được hình thành. Nếu thời kỳ sơ sinh trẻ được học ăn là chủ yếu, thì thời kỳ 1 - 3 tuổi chủ yếu trẻ được học cả ăn và nói. ở tuổi này, ngôn ngữ nói, đặc biệt ngôn ngữ mẹ đẻ có một ảnh hưởng cực kỳ to lớn. Giọng nói âu yếm của cha mẹ, lời ru của mẹ trong đó câu ca dao, hò vè, mọi âm thanh dặt dìu của mẹ là chất sữa nuôi tâm hồn các em lớn lên. Trẻ học nói thời kỳ này chủ yếu là học tư duy để phân biệt được cái tốt, cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, do đó, phát triển ngôn ngữ là phát triển phẩm chất tinh thần của con người. Ngôn ngữ đối với lứa tuổi này là phương tiện để giao tiếp, để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, để tư duy, tìm hiểu thế giới xung quanh, đặc biệt khi trẻ được tiếp xúc với thế giới đồ vật, đồ chơi. Trong xã hội truyền thống, chủ yếu là các gia đình thuần nông. Trẻ em được nuôi dạy, khôn lớn lên trong môi trường văn hóa khu nhà, vườn tược, thiên nhiên cây cỏ, chim muông, con gà, con lợn. Trẻ được bố mẹ dạy dỗ từng ly từng tý, đặc biệt của mẹ, cho con "học ăn, học nói, học gói, học mở". Đến bảy, tám tuổi trẻ mới bắt đầu được ra khỏi nhà để tới lớp, tới trường. Hoàn cảnh ấy tạo ra những con người thuần tính, tính cách ít được phát triển và cũng ít phát huy được tài năng, trí tuệ. 2.1.2.3. Giai đoạn tiền thao tác Nhìn chung, hoạt động nuôi dạy con trẻ từ 3 - 6 tuổi trong xã hội truyền thống chủ yếu vẫn là sự trao truyền kinh nghiệm sống được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác trong gia đình và bằng tấm gương của chính bản thân bố mẹ. Quan niệm của cha mẹ trong xã hội truyền thống là sống tốt để vừa làm gương, vừa là gốc tạo nên phúc ấm cho con cháu. Triết lý sống "Nhân" nào "Quả" ấy khiến các bậc cha mẹ rất chú ý đến việc "dạy con từ thuở còn thơ". Với một quan niệm rất nghiêm khắc "yêu cho roi cho vọt" và đòi hỏi ở con cái rất nhiều. Con cái thường được giáo dục ngay từ nhỏ về nghĩa vụ và bổn phận của người làm con. Chính cuộc sống gương mẫu của cha mẹ và sự thấm nhuần nghĩa vụ, bổn phận làm con là gốc rễ sâu bền, chắc chắn tạo cho gia đình nhiều thế hệ sống cùng một mái nhà được bình ổn một cách thực sự. Trẻ thơ ở lứa tuổi này, hoạt động nhận thức phát triển cả về chất lẫn lượng. Năng lực quan sát theo sự chỉ dẫn của người lớn cũng phát triển. Do đó các bậc cha mẹ đặc biệt chú ý tới hướng dẫn, dạy dỗ con nết ăn, nết ở, ứng xử. Các cụ thường quan niệm "uốn cây" phải từ "thuở còn non". Dạy dỗ, uốn nắn con thói quen tốt, nếp sống gọn gàng, vệ sinh, lễ phép trong sinh hoạt ăn, ở, ứng xử trước khi trẻ học chữ. "Tiên học lễ, hậu học văn" là như vậy. Chẳng hạn, trong gia đình người Việt, mọi người cùng ăn chung một mâm. Ngồi vào mâm cơm, họ có thói quen mời nhau "ăn có mời, làm có khiến". Họ khó chấp nhận vào mâm cơm ai ăn mặc ai. Trước khi ăn, người nhỏ tuổi phải biết so đũa cho những người lớn tuổi. Người ta cho rằng, người biết ứng xử, biết phép tắc trong bữa cơm thì so đũa và ăn uống từ tốn. Kẻ không được dạy dỗ cẩn thận thì cầm đũa thế nào ăn cũng được. Con trẻ được cha mẹ dạy "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", "liệu cơm gắp mắm" chứ không "bạ đâu gắp đấy". Nghĩa là khi ăn cần phải chú ý quan tâm đến người khác, ngồi ăn phải ngay ngắn, đàng hoàng, từ tốn. Trẻ em ở lứa tuổi này được cha mẹ trong gia đình, thầy giáo ở lớp học trao truyền những mực thước mà kinh nghiệm của cha ông đã truyền lại cho. Nó diễn ra như một hằng số truyền từ đời này sang đời khác. Vả lại kỹ thuật đơn giản thì xã hội cũng đơn giản. Trẻ vào lớp ngồi im phăng phắc nghe thầy giảng rồi cố học thuộc lòng, lấy trí nhớ làm gốc. Trẻ em từ lúc lọt lòng tới 5 - 6 tuổi sống chủ yếu trong gia đình. Tình cảm đầu tiên của con người là tình cảm giữa con và bố mẹ. Tổ chức kỷ luật, thói quen, nếp sống đầu tiên con người sinh ra cần tiếp nhận, nhập thân chủ yếu là của gia đình. Trước hết, là vai trò của bố mẹ trong việc xây dựng đạo đức cho con. Tức là, xây dựng nền nếp, thói quen, như ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp. Trẻ từ lọt lòng cho đến 5 - 6 tuổi, chủ yếu là xây dựng nền nếp thói quen. Vì ở giai đoạn này con người của trẻ chưa hoàn chỉnh, các nếp sống, nếp suy nghĩ chưa cố định, đang ở giai đoạn hình thành. Các công trình nghiên cứu tâm lý giáo dục các nước đều nhất trí đến chừng 6 - 7 tuổi thì tính tình trẻ em đã bắt đầu cố định, những nếp sống cơ bản đã hình thành, sau đó rất khó biến đổi. Do đó, từ 0 - 6 tuổi ảnh hưởng bố mẹ, ảnh hưởng của đời sống gia đình tới quá trình nhập thân văn hóa của trẻ chiếm ưu thế tuyệt đối. Một yếu tố cực kỳ quan trọng làm hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, trí tưởng tượng bay bổng của trẻ thơ trong gia đình truyền thống là lời ru của mẹ, của bà, của chị. Ru con là một truyền thống văn hóa dân tộc đã được phát triển qua nhiều thế hệ. Ru con cũng là một sinh hoạt văn hóa giản dị, đầy ý nghĩa trong gia đình. Bởi có vô vàn lời ru trong vốn văn nghệ dân gian. Tiếng ru là sự chắt lọc những kinh nghiệm sống, vốn trí thức văn hóa từ đời này sang đời khác, lòng nhân ái... bởi vậy, ru con trong xã hội truyền thống cũng có nghĩa "dạy con từ thuở còn thơ". 2.1.3. Nhận định nhân cách tuổi ấu thơ trong xã hội truyền thống Trong tiềm thức của người Việt, con cái là hiện thân cho sự kéo dài và tiếp nối cuộc đời của cha mẹ, là sự hứa hẹn và tiếp nối trong tương lai sự tồn tại của gia đình, của dòng dõi. Theo nghĩa đó, con trai có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc nối dõi tông đường, kế thừa gia đình. Sự kế thừa trong gia đình có hai thứ: một là kế thừa tông giống, tức là trên tế tự tổ tiên, dưới lưu truyền huyết thống, hai là kế thừa di sản, tức thừa hưởng tài sản của cha mẹ ông bà chết đi để lại. Trong truyền thống của gia đình phụ hệ, việc kế thừa là thuộc về con trai, trước hết là người con trưởng. Con gái không có quyền thừa kế, cho nên dù nhiều con gái bao nhiêu mà không có con trai thì cũng như không có. Tục ngữ có câu: "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", chính là theo ý ấy. Cha mẹ chết đi, nếu không có con trai, di sản có thể do con gái hưởng, nhưng huyết thống sẽ không ai truyền, và tế tự sẽ không ai giữ, cho nên dù có nhiều con gái cũng không khỏi là người vô hậu hay tuyệt tự. Bởi thế người ta lấy việc hậu tự là tối trọng. Quan niệm về dòng dõi và nối dõi như vậy, nên con trai, nhất là con trai đầu lòng ra đời được cả gia đình đón mừng nhiệt liệt, trước hết là của cha và mẹ. Tuy nhiên, trong dân gian, quan niệm đạo đức gia đình được đặt lên hàng đầu, cho nên với con trai hay con gái đều được coi như nhau miễn sao chúng "có nghĩa, có nghì" với ông bà, cha mẹ. Bên cạnh quan niệm về sự nối dõi của con trai cả là nhu cầu về sức lao động. Hướng tới sự phát triển kinh tế gia đình, duy trì sự tồn tại và tăng trưởng của nó. Những bậc cha mẹ trong xã hội cũ quan niệm rằng có con đông trong nhà sẽ không thiếu lao động. Đặc biệt là con trai, con trai sẽ lấy vợ và như vậy sẽ có thêm một lao động nữa. Con cái là nơi nương tựa cho cha mẹ lúc về già, cha mẹ cần phải được chăm sóc, họ cần phải có con cái để trông nom, nuôi nấng lúc đau yếu bệnh tật. Từ những điều trình bày trên đây, cho phép nêu lên nhận định: trong gia đình truyền thống Việt Nam, con cái được nuôi dạy chủ yếu là để thực hiện sự tiếp nối gia đình, dòng dõi, đảm bảo duy trì và cải thiện cuộc sống cho những thành viên lớn tuổi và chăm sóc người già trong gia đình. Do đó, điều giáo huấn đầu tiên đối với mỗi thành viên mới là phải kính trọng người tôn trưởng, đặt lợi ích của gia đình lên trên, quyền lợi mỗi người, không được trái với lợi ích gia đình, và phải phục tùng gia đình. Trong nhà, trẻ được đánh giá là ngoan trước hết là do biết vâng lời người trên. Con trẻ được dạy dỗ theo tôn ty trật tự trên dưới và tính cộng đồng chặt chẽ của gia đình. Con cái không được đánh giá hành vi của cha mẹ, mà mặc nhiên phải thừa nhận cha mẹ bao giờ cũng tuyệt đối đúng. Cha mẹ nói, mắng mỏ, trẻ tuyệt đối không được cãi lại. Tóm lại, con trẻ trong gia đình xã hội truyền thống Việt Nam được dạy dỗ theo những tiêu chuẩn lễ - nghĩa, phục tùng theo phận vị thế hệ (ông bà, cha mẹ- con cái) theo lứa tuổi (anh chị - em) và theo giới tính (nam tôn nữ ti). Giáo dục trong gia đình xã hội truyền thống với phương thức trao truyền kinh nghiệm từ cha ông tới các thế hệ, con trẻ chỉ có thể lĩnh hội kinh nghiệm sống từ ông bà cha mẹ. ở trường lớp cũng vậy, trẻ thường được truyền dạy, tiếp thu những kiến thức từ kinh nghiệm cha ông được đúc kết vào trang sách kinh điển, sách "thánh hiền". Trong môi trường văn hóa ít biến động như vậy, nhân cách của trẻ thường là con người thuần tính, nhưng nhút nhát, thụ động, ỷ lại và ít năng động sáng tạo. 2.2. Văn hóa tuổi ấu thơ trong xã hội hiện nay ở nước ta 2.2.1. Vài đặc điểm về xã hội hiện nay Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) là một cột mốc lớn trong lịch sử cách mạng nước ta. Đây là thời kỳ đổi mới đất nước. Xã hội đang đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, đất nước ta đã có những biến đổi lớn về đời sống kinh tế và đời sống tinh thần, độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội được giữ vững. Nhận định về những thành tựu của văn hóa cách mạng chủ yếu là trên các phương diện tư tưởng, đạo đức và lối sống, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm (khóa VIII) nhận thấy đã có những chuyển biến quan trọng: Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và phát triển sáng tạo ngày càng tỏ rõ giá trị vững bền làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng. ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên được nâng lên một bước. Nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước hình thành. Tính năng động và tính tích cực công dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội tăng lên. Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [12, tr. 42]. Nhưng từ khi bước vào đổi mới, bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế, đời sống xã hội nước ta cũng bộc lộ nhiều điều bất cập. Nền kinh tế thị trường có qui luật nghiệt ngã của nó. Lao vào làm giàu, chạy theo lợi nhuận thuần túy bằng mọi giá, một lớp người đã hình thành sống bất chấp đạo lý với những quan hệ lạnh lùng "trả tiền ngày không tình nghĩa". Do đề cao giá trị của đồng tiền mà không ít giá trị khác bị đảo lộn. Một bộ phận nhân dân trong đó có không ít cán bộ đảng viên tha hóa về đạo đức, lối sống. Nạn tham nhũng, quan liêu, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm có xu hướng ngày một tăng. Nhận xét về các mặt yếu kém trong văn hóa, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm (khóa VIII) viết: Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người dao động, hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Không ít người còn mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnh giác trước những luận điệu thù địch, xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta. Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội... [12, tr. 46]. Như vậy là đời sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa chủ yếu là hưởng thụ về văn hóa- nghệ thuật tăng nhanh, phong phú, nhưng nhiều mặt của đời sống xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng tới mức báo động. Tình trạng này không phải chỉ có ở nước ta. Nhìn ra một số nước Đông Nam á như Thái Lan cũng những hiện tượng tương tự. Còn ở phương Tây, nơi mà chủ nghĩa tư bản phát triển đạt được nhiều đỉnh cao về kinh tế nhưng họ cũng phải thừa nhận: Những tiến bộ về kinh tế làm tăng mức sống nhưng đôi khi lại làm rối loạn cuộc sống con người và môi trường. Không phải cứ của cải tăng lên là cuộc sống gia đình, hôn nhân, lối sống, lao động... sẽ tốt đẹp lên. Tiến bộ kỹ thuật góp phần làm cuộc sống dễ dàng, có khi lại là nguyên nhân của nhiều rối loạn xã hội nghiêm trọng. Trong những trường hợp như thế sự tăng trưởng về kinh tế lại dẫn đến một tình trạng ngược lại đó là "phản phát triển". Bên cạnh nền kinh tế thị trường, chính sách mở cửa giao lưu với tất cả các nước trên thế giới khiến môi trường văn hóa ngày nay hết sức phong phú, đa dạng. Sự phong phú đa dạng đó có những tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần và lối sống của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Với sự phát triển cực nhanh của công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, tạp chí, truyền hình... đều tăng số lượng, thời lượng), mọi người đều có thể được tự do tiếp nhận thông tin nhiều chiều một cách nhanh chóng. Qua đó, giúp con người mở mang trí thức cả về chiều rộng và chiều sâu, tạo những điều kiện tiếp cận với trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại trên thế giới. Môi trường văn hóa ngày nay có tác dụng kích thích phát triển tài năng sáng tạo của con người, đồng thời nâng cao nhận thức và trình độ văn hóa chung toàn xã hội. Cá nhân trong xã hội được khẳng định. Con người có xu hướng tự tin, năng động, chủ động và dám nghĩ dám làm. Cùng với sự phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, sự giao lưu văn hóa mở rộng như hiện nay, nhu cầu thưởng thức và hưởng thụ văn hóa - nghệ thuật của con người ngày càng đa dạng và ở mức độ cao. Nếu như con người trong xã hội nông nghiệp truyền thống ít có điều kiện bước chân ra khỏi lũy tre làng, trừ một số đàn ông đi kiếm ăn xa, hay người ta có ra khỏi nơi đất ở cũng chỉ loanh quanh trong những dịp hội hè, thì con người trong xã hội ngày nay, nhu cầu "bứt" ra khỏi nơi đất ở rất lớn với nhiều lý do: làm ăn, tìm việc làm, giao lưu bạn bè,.. đặc biệt nhu cầu du lịch không chỉ quanh các tỉnh trong nước mà đã vượt ra khỏi biên giới để đến với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, với những đặc điểm của kinh tế thị trường và chính sách mở cửa đã tạo nên những ưu thế cho con người ngày nay, thì mặt trái của cơ chế đó đang thổi "luồng gió độc" vào làm "ô nhiễm" môi trường văn hóa - xã hội: Cảnh quan thiên nhiên bị chà đạp bởi những cá nhân vô ý thức, quan hệ trong gia đình lỏng lẻo khiến số lượng vợ - chồng ly hôn tăng, ông bà cha mẹ ít được quan tâm chăm sóc hơn, con cái trong gia đình ích kỷ, hay đòi hỏi và vô trách nhiệm, một bộ phận thế hệ trẻ có biểu hiện lối sống thực dụng thiếu lành mạnh, thiếu văn hóa, vô đạo đức, thiếu hụt về giáo dục nên lý tưởng sống, lấy tiền làm trên hết, trẻ em lang thang cơ nhỡ dẫn đến phạm pháp ngày một gia tăng, vị thành niên quan hệ tình dục sớm để lại hậu quả xấu chiếm tỷ lệ báo động (15- 20% số ca nạo hút thai là trẻ em gái vị thành niên. Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế, trong tháng 8-2002 tại Bệnh viện Hùng vương và Trung tâm Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh), ảnh hưởng lâu dài tới tâm lý, học tập và tương lai mai sau của các em. Một điều không kém phần lo ngại nữa là thực trạng trẻ em tiếp nhận những sản phẩm độc hại phản văn hóa trên sách báo, băng đĩa hình, mạng Internet, làm hủy hoại tâm hồn đạo đức, tư tưởng, lối sống vốn rất trong sáng, vô tư, hồn nhiên ở tuổi các em. Tóm lại, môi trường văn hóa trong xã hội ngày nay chịu sự tác động của cơ chế thị trường và chính sách mở cửa đang hàng ngày bộc lộ những mặt mạnh và mặt yếu kém của nó. Quan điểm của Đảng ta là xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", con người phát triển hài hòa và toàn diện. Đời sống xã hội có hai mặt: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đời sống vật chất nâng cao phải trên cơ sở kinh tế phát triển. Đời sống tinh thần trong sáng lành mạnh phải dựa trên nền tảng văn hóa tiến bộ. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần xoắn quyện vào nhau, tạo đà cho nhau, cái nọ vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của cái kia. Trong mối quan hệ tương hỗ đó, Đảng ta chỉ ra văn hóa không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển kinh tế. Ngày nay trên thế giới, người ta đã nhận thức được rằng nguồn gốc của sự giàu có không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật mà yếu tố ngày càng quan trọng và quyết định là nguồn lực con người, là tiềm năng sáng tạo của con người. Phát triển, xây dựng văn hóa chính là phát triển xây dựng con người. Tiềm năng sáng tạo của con người nằm trong văn hóa, trong trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, lối sống, ý chí, nghị lực, sự thành thạo, tài năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Xây dựng và phát huy nguồn lực con người - nguồn lực nội sinh là quan trọng nhất của phát triển. Đây là khâu trung tâm của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Văn hóa không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của phát triển. Trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta không thể làm giàu bằng mọi giá. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhưng môi trường sinh thái phải được bảo vệ, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, lối sống... của con người Việt Nam không những không bị thụt lùi mà phải được phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng kéo theo nó là sự hưởng thụ văn hóa của nhân dân phải được nâng cao, dân chủ phải được mở rộng, những nguyện vọng chính đáng của con người được bảo vệ. 2.2.2. Quá trình nhập thân văn hóa tuổi ấu thơ trong xã hội hiện nay 2.2.2.1. Giai đoạn tiền ngôn ngữ - Thai giáo Ngày nay việc bảo vệ sức khỏe và giáo dục trẻ em không chỉ bắt đầu sau khi đứa bé ra đời, mà được quan tâm ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Nòi giống dân tộc ta phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và sự hiểu biết của các bà mẹ. Vì thế, xã hội ngày nay rất quan tâm và có nhiều giải pháp nhằm tạo cơ hội để các bà mẹ tiếp cận công nghệ nuôi - dạy con từ trong bào thai. + Về dinh dưỡng: Khi có thai người mẹ được cung cấp kiến thức khoa học phải ăn đủ chất, nhất là chất đạm giúp chiều dài con phát triển, tế bào thần kinh tăng lên, trí tuệ của con phát triển tốt, thông minh. Nên ăn đủ chất tươi, bổ, dễ tiêu như: thịt, trứng, cá, đậu phụ, rau, quả chín... để có nhiều sinh tố tránh những sự cố có thể xảy ra khi mẹ mang thai. Từ tháng thứ ba cần ăn những thức ăn có nhiều chất vôi như: tôm, cua, ốc, hến... Những thứ có nhiều chất sắt như: rau muống, lòng đỏ trứng, cải soong... giúp cho sự điều hòa chất sắt, chất vôi trong máu mẹ. Muốn con khỏe, người mẹ phải ăn thêm bữa trong ngày. Chế độ ăn đủ chất, đủ lượng của người mẹ, con sẽ không bị còi xương, suy dinh dưỡng. + Về kiêng cữ: Người mẹ mang thai nên tránh ăn những chất kích thích khó tiêu như: ớt, hạt tiêu, cà phê, rượu, thuốc lá... Không nên ăn quá mặn mà ăn nhạt hơn bình thường vào những tháng cuối (tháng thứ 8 trở đi). Trong thời kỳ thai nghén, người mẹ cần hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu chụp điện, nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ sản khoa, tránh những hậu họa cho con trẻ sau này. + Về vệ sinh thai nghén: Người phụ nữ mang thai được tới cơ sở y tế địa phương khám thai định kỳ, ba tháng một lần. Những tháng cuối mỗi tuần khám một lần để biết cách giữ gìn nuôi dưỡng thai và chuẩn bị đầy đủ cho cuộc đẻ được an toàn. Người phụ nữ mang thai được khuyên nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ: Nên đi bộ, đi dạo, nên nghỉ một tháng trước khi đẻ để giúp thai nhi phát triển tốt và tránh đẻ non. Trong tháng cuối của thời kỳ bào thai người mẹ nên lao động nhẹ, tiếp xúc ở ngoài trời nơi có nhiều ánh sáng tạo điều kiện cho mẹ có nhiều vitamin D là biện pháp tốt phòng bệnh còi xương sớm cho trẻ khi đẻ. Về vệ sinh thân thể và trang phục khi mang thai, người mẹ cũng được khuyên nên giữ gìn sạch sẽ thân thể, răng miệng hàng ngày, đặc biệt vệ sinh đôi bầu vú mẹ. Trang phục người mang thai nên mặc quần áo rộng rãi vải thoáng thấm mồ hôi để máu dễ lưu thông, giúp cho thai phát triển thuận lợi. + Những điều nên tránh trong vệ sinh thai nghén: Tránh lao động quá sức, tránh thức khuya, tránh nằm nghỉ quá nhiều trên giường. Tránh nhổ răng trong khi có thai. Tránh đi guốc dép cao. Tránh đạp xe, đi xe gắn máy quãng đường xa, gồ ghề dễ sảy thai hoặc đẻ non. Nên tránh sinh hoạt tình dục khi mang thai tháng thứ 2, 3 đề phòng sảy thai và hai tháng cuối để tránh đẻ non và làm loét dạ con. Về thái độ: Người phụ nữ mang thai được khuyên nên luôn luôn tươi cười, dịu dàng, đi lại khoan thai. Nên giữ tâm hồn trong sạch ngay thẳng. Môi trường sống của người mẹ nên thoáng mát, có nhiều cây xanh, trong phòng nên luôn có hoa tươi, tranh ảnh đẹp và những giai điệu âm thanh du dương, thanh khiết... Người mẹ nên tránh tiếp cận với những cảnh tượng buồn thảm, đau đớn, tránh tâm trạng nổi giận, ngôn ngữ chao chát, xem những phim ảnh bạo lực, kích dâm. Tóm lại, trẻ thơ ngày nay so với trẻ thơ trong xã hội truyền thống có sự tăng trưởng nhanh cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Trước hết về trọng lượng, chiều cao cơ thể, đặc biệt bộ não trẻ phát triển một cách rõ rệt hơn trẻ trước kia là do người mẹ từ khi mang thai đã có ý thức khoa học về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh thai nghén, những điều cần phòng tránh khi mang thai. Tuy nhiên, do điều kiện sống, chất lượng sống nên người mẹ ở thành thị có hiểu biết và cơ hội thực hiện "thai giáo" tốt hơn những người mẹ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa trước kia. Một thực tế cho thấy hiện nay do chế độ giáo dưỡng thai tốt, trẻ sinh ra cân nặng trung bình 2,8 kg đến 3,2 kg, 3,5 kg cao hơn so với trẻ sơ sinh trước kia là 2,5 kg đến 2,8 kg, 3 kg. Đặc biệt não bộ của trẻ phát triển cả về lượng và chất khiến trẻ ngày nay khôn sớm hơn, thông minh hơn. Do người mẹ mang thai ngày nay được xã hội và cộng đồng quốc tế quan tâm, cụ thể công tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản, được triển khai từ Trung ương đến cơ sở địa phương nên tỷ lệ "cuộc đẻ được an toàn" cho cả mẹ lẫn con cao hơn trước kia rất nhiều. Những trường hợp "hữu sinh vô dưỡng" hay "tử vong mẹ sau sinh" không còn phổ biến như trước kia nữa. Tuy nhiên, mọi cố gắng của chúng ta hiện nay cũng mới chỉ dừng lại ở bước đầu. Bởi những con số về trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ sinh ra khuyết tật, nhẹ cân, thai lưu, mẹ mang thai bị phù thũng, tiểu đường, thiếu máu... đang đòi hỏi ở chúng ta và xã hội nhiều nỗ lực và giải pháp cho công tác sức khỏe sinh sản, vì một tương lai tốt đẹp cho trẻ thơ. - Việc chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh Ngày nay, người mẹ sau khi sinh đẻ, việc ăn uống kiêng cữ đã có nhiều biến đổi, tuy vậy dân ta vẫn còn giữ nhiều thói quen, tập quán ăn uống, kiêng cữ, nhất là ở vùng nông thôn. Sự cải thiện về đời sống vật chất, hệ thống y tế và nhận thức được nâng cao là cơ sở của những biến đổi đó. Khi sinh đẻ, ngày nay rất hiếm người phải ăn uống một số món truyền thống được coi là lành, là bổ với "gái đẻ" như muối nướng, nước giải trẻ em. Người sản phụ cũng không còn kiêng thịt gà như xưa. Bữa ăn của họ đã có các món thịt gà, thịt lợn nạc, trứng gà, đường kính, sữa, cam để tăng nguồn sinh lực. Nhiều người mẹ trẻ sau khi sinh đẻ chỉ kiêng ăn một số thứ sợ ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú như: ớt, tiêu (sợ nóng), đồ ăn lạnh, mỡ, tanh (đồ biển, ốc, cua..) sợ con đi ngoài,.. còn những thức ăn bình thường, như rau cải, bí xanh, lươn, cá... vẫn được sử dụng. Nhìn chung, tập quán ăn uống, kiêng cữ của người phụ nữ sinh đẻ có nhiều biến đổi, song cũng còn nhiều tập tục ăn uống và kiêng cữ vẫn tồn tại. Có món ăn như mẵm cáy (ở vùng nước lợ) nay vẫn còn được ưa chuộng; Hoặc các món dùng để chữa mất sữa, thiếu sữa (cháo móng giò lợn) vẫn thường sử dụng; ốc, cua thường được sản phụ kiêng ít nhất là 3 tháng, người cẩn thận kiêng tới 6 tháng; kiêng ăn các loại thịt có mùi hôi (thịt chó, vịt ngan); lạnh như (thịt trâu)... Sự kiêng khem về ăn uống trong sinh đẻ của phụ nữ Việt vùng châu thổ Bắc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.doc
  • docMUCLUC.doc
Tài liệu liên quan