Luận văn Vốn cố định và những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần may Thăng Long

- Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty may Thăng Long đã luôn tận dụng những tiềm năng và ưu thế và thuận lợi của mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Công ty may Thăng Long là công ty may xuất khẩu có bề dầy truyền thống hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, có đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao trong công việc thúc đẩy quá trình phát triển của công ty.

- Với địa thế mặt tiền đường minh khai phía nam thành phố Hà Nội có diện tích rộng(20.000m2) là đầu mối giao thông quan trọng, dân cư đông đúc. Bên cạnh đó là các công ty bạn có quan hệ gần giữa, Tổng công ty lắp máy, nhà máy dệt Minh Khai, công ty có hai xí nghiệp thành viên là may Hải Phòng và may Nam Định thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn cố định và những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2004 tăng 11,81% so với năm 2003. Trong công ty việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên lhết sức được quan tâm. công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho cấn bộ đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật đi học hàm thụ thêm để nâng cao trình độ. Điều đó chứng tỏ công ty ngày càng quan tâm đầu tư nhân tố con người nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có năng lực giúp công ty ngày càng phát triển. Hơn nữa công ty còn có các chính sách đãi ngộ khác như: Đầu năm 2004 công ty đã thực hiện cổ phần hoá hơn 23 tỷ đồng vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ là 51%, còn lại thực hiện bán cho người lao động trong công ty là 49%; và người lao động còn được nhận một số trợ cấp khác… 2.1.2.2 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may. Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông-lâm-hải sản, thủ công mỹ nghệ. Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ô tô, xe máy, mỹ phẩm, rượu, kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng. Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan, kinh doanh khách sạn, nhà hàng,vận tải, du lịch lữ hành trong nước. Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Nhưng mặt hàng chủ yếu của công ty là chuyên môn hoá sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc. Hiện tại công ty cổ phần may Thăng Long chủ yếu sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may. Là một công ty có uy tín trên thị trường từ lâu, sản phẩm luôn đạt chất lượng cao và đươc theo dõi bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, đươc người tiêu dùng đánh giá cao, bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm. Công ty không những đáp ứng đươc nhu cầu trong nước mà còn, xuất khẩu ra hơn 30 quốc gia trên thế giới. 2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty may Thăng Long là đơn vị hạch toàn kinh doanh độc lập, trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, được tổ chức theo mô hình quản lý hai cấp: *) Cấp công ty Bao gồm ban giám đốc( chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo trực tiếp) và các phòng ban. Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức của công ty may Thăng Long: Giám đốc điều hành sản xuất Giám đốc điều hành nội chính Phòng kỹ thuật P.kiểm tra chất lượng SP (KCS) Văn phòng Cửa hàng dịch vụ Phòng kế hoạch thị trường Phòng kho Phòng kế toán tài vụ VPDV thành phố HCM Trung tâm TM và giới thiệu sản phẩm Cửa hàng thời trang Tổng giám đốc Giám đốc điều hành kỹ thuật Ban giám đốc gồm 4 người: - Tổng giám đốc: là người đứng đầu bộ máy của công ty, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước nhà nớưc và cơ quan có trách nhiệm về toàn bộ hoạt động cảu công ty mình, là người có quyết định cao nhất trong công ty đồng thời chỉ huy quản lý tất cả các bộ phận của công ty. - Giám đốc điều hành kỹ thuật: có trách nhiệm giúp việc cho tổng giám đốc về kỹ thuật sản xuất, thiết kế của công ty. - Giám đốc điều hành sản xuất: có trách nhiệm giúp việc cho tổng trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. - Giám đốc điều hành nội chính: có trách nhiệm giúp cho tổng giám đốc biết về đời sống của nhân viên, bên cạnh đó cũng có nhiệm vụ điều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống. Các phòng ban chức năng bao gồm: - Phòng kế toán tài vụ: chịu trách nhiệm toàn bộ công tác hạch toán trong công ty, có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp và toàn công ty. - Phòng kỹ thuật: có chức năng nghiên cứu, triển khai đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Khi có kế hoạch thì triển khai các mẫu, may thử và thông qua khách hàng duyệt, sau đó đưa vào sản xuất hàng loạt, lập định mức, tổ chức kỹ thuật. - Phòng kế hoạch thị trường: có nhiệm vụ đặt ra các chỉ tiêu sản xuất hàng tháng, năm, điều động sản xuất, ra lệnh sản xuất tới các phân xưởng, năm kế hoạch của các xí nghiệp, có trách nhiệm tổng hợp, cân đối vật tư, mua nguyên vật liệu, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Đồng thời có nhiệm vụ tìm khách hàng để ký các hợp đồng ra công may mặc, ký kết các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu với nước ngoài, làm thủ tục xuất nhập khẩu, thanh toán, mở LC, giao dịch đàm phán với khách hàng. - Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS): Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất, được thành lập mạng lưới từ công ty tới các xí nghiệp . - Phòng kho: có nhiệm vụ xuất, nhập nguyên vật liệu theo yêu cầu của sản xuất, đo đếm nguyên vật liệu nhập kho, quản lý hàng may xong chờ xuất kho, hàng tồn kho. Ngoài ra phong kho còn có trách nhiệm quản lý những thiết bị may hỏng hóc, không cần dùng, chờ thanh lý. - Văn phòng: có nhiệm vụ quản lý lao động chịu trách nhiệm tuyển dụng khi có yêu cầu cần thiết, xác định mức tiền lương tính thưởng năng suất. - Trung tâm thương mạivà giới thiệu sản phẩm: làm nhiệm vụ giứi thiệu và bán sản phẩm, tiếp thị, tìm khách hàng. - Cửa hàng dịch vụ: Bán và trưng bầy các sản phẩm hàng hoá của công ty, tiêu thụ hàng tồn kho. - Cửa hàng thời trang: ở đây các mẫu mã được thiết kế riêng ở xưởng thời trang, mang tính chất giới thiệu sản phẩm là chính. - Văn phòng giao dịch TP Hồ chí Minh: có nhiệm vụ giao dịch các khách hàng phía nam. Khi cổ phần hoá, cơ bản vẫn chức năng của các phòng ban như cũ nhưng có đổi mới là: thay vì một số cá nhân lãnh đạo mà vào đó là tính chất tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của tập thể. Vì vậy, sơ đồ tổ chức bộ máy được diễn giải ở dạng tổng quát hơn: Sơ đồ 2: Tổ chức của công ty cổ phần may Thăng Long Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Khối quản lý sản xuất Khối phục vụ sản xuất Ban kiểm soát Khối sản xuất trực tiếp Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty quyết định các vấn đề liên quan đến việc chiến lược phát triển dài hạn của công ty, sự sinh tồn và phát triển dài hạn của công ty. Các vấn đề thuộc Hội đồng cổ đông quyết định thường là biểu quyết. Nghị quyết được thông qua nếu có 51% số phiếu tham gia cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đồng ý. Cuộc họp Đại hội đồng được diễn ra và tiến hành hợp lệ theo quy định của luật Doanh nghiệp. Các vấn đề về Đại hội đồng cổ đông được quy định theo luật Doanh nghiệp và chi tiết theo điều lệ của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị. - Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Hoạt động tuân thủ theo quy điịnh của luật Doanh nghiệp và điêù lệ của công ty, đứng đàu là chủ tịch HĐQT. Thay mặt HĐQT điều hành công ty là Tổng Giám đốc. - Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động của HĐQT và phải báo cáo tại cuộc họp của Đại Hội đồng cổ đông. Số lượng, quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của Ban kiểm soát được quy định tại luật Doanh nghiệp - Khối quản lý sản xuất là nhưng phòng ban tham gia giám sát và tổ chức sản xuất - Khối phục vụ sản xuất là bộ phận giúp đỡ bộ phận sản xuất trực tiếp khi cần - Khối sản xuất trực tiếp là bộ phận sản xuất tạo ra sản phẩm *) Cấp xí nghiệp; Trong xí nghiệp thành viên có ban giám đốc xí nghiệp gồm: Giám đốc xí nghiệp và tổ trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương…Dưới các trung tâm có các cửa hàng gồm: gồm cửa hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng. Sơ đồ 3: Mô hình sản xuất của công ty. Xí nghiệp I Xí nghiệp II Xí nghiệp III Xí nghiệp IV Xí nghiệp V Xn Hải Phòng Xn may Nam Hải Của hàng thời trang Xn phụ trợ Phân xưởng thêu Phân xưởng mài Công ty Tổ cắt Tổ may Tổ hoàn thiện Văn phòng Xn Tổ bảo quản Công ty có 7 xí nghiệp thành viên chính là XNI, XNII,XNIII, XNIV, XNV( 5 xí nghiệp này đóng tại Hà nội) và xí nghiệp Hải Phòng đóng tại Hải Phòng, xí nghiệp Nam Hải đóng tại Nam Định. Các xí nghiệp lại được chuyên môn hoá sản xuất từng loại mặt hàng: - Xí nghiệp I: chuyên sản xuất hàng cao cấp áo sơ mi,jacket - Xí nghiệp II: chuyên sản xuất hàng jacket giày mỏng - Xí nghiệp II và IV: chuyên sản xuất hàng bò - Xí nghiệp V: xí nghiệp liên doanh dệt kim, áo cotton - Xí nghiệp may Hải Phòng, may Nam Hải: các kho ngoại có chức năng nhận lưu, gửi trang thiết bị thay thế. Mỗi xí nghiệp đều chia ra thành 5 bộ phận: 5 phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thiệnvà tổ bảo quản. Xí nghiệp phụ trợ có tác dụng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty cổ phần may Thăng Long được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung ở phòng kế toán tài vụ của công ty. Tại các xí nghiệp thành viên không có tổ chức bộ máy kế toán riêng mà công ty bố chí các nhân viên kế toán thống kê. Phòng tài vụ của công ty được biên chế 12 người và được tổ chức theo các phần kế toán như sau: - Đứng đầu là kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán của công ty, lập báo cáo kế toán hàng tháng. - Kế toán vốn băng tiền: Hàng tháng lập bảng kê tổng hợp séc, vào sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách kế toán của thủ quỹ, sổ phụ của ngân hàng, lập kế hoạch tiền gửi cho ngân hàng có giao dịch với công ty. - Kế toán nguyên vật liệu và CCđưẻC: Có trách nhiệm hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. - Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: Có nhiệm vụ phân loại tài sản cố định hiện có của công ty tính khao hao theo phương pháp tuyến tính, chịu trách nhiệm với các tài khoản 211, 213, 214, 411, 412, 441. - Kế toán tiền lương: Quản lý các tài khoản 334, 338. - Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu phải trả của công ty với khách hàng, với ngân hàng, với nhà cung cấp. - Kế toán tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, ghi sổ tài khoản 155, lập bảng kê số 8 và số 11. - Kế toán tập hợp chí phí và giá thành: Hàng tháng nhận được báo cáo từ xí nghiệp gửi lên, tổng hợp phần chế biến bán thành phẩm vào Báo cáo tổng hợp, nhận số liệu từ các bộ phận kế toán khác đưa vào giá thành. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiêm về tiền mặt trong quỹ của công ty. 2.1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Thăng Long. *) Thuận lợi - Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty may Thăng Long đã luôn tận dụng những tiềm năng và ưu thế và thuận lợi của mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Công ty may Thăng Long là công ty may xuất khẩu có bề dầy truyền thống hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, có đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao trong công việc thúc đẩy quá trình phát triển của công ty. - Với địa thế mặt tiền đường minh khai phía nam thành phố Hà Nội có diện tích rộng(20.000m2) là đầu mối giao thông quan trọng, dân cư đông đúc. Bên cạnh đó là các công ty bạn có quan hệ gần giữa, Tổng công ty lắp máy, nhà máy dệt Minh Khai, công ty có hai xí nghiệp thành viên là may Hải Phòng và may Nam Định thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. - Công ty là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chiến lược phát triển nên được chính phủ tạo điều kiện cho phép xuất khẩu trực tiếp tại bất cứ cửa khẩu nào trong cả nước, nên có điều kiện tiếp xúc với khách hàng. - Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dạn kinh nghiệm cùng với sức trẻ năng động sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường, công nhân sản xuất có tay nghề cao, thường xuyên được chăm lo bồi dưỡng trình độ. - Là một công ty có uy tín trên thị trường từ rất lâu, sản phẩm luôn đạt chất lượng và được theo dõi theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, được người tiêu dung đánh giá là hàngViệt Nam chất lương cao trong nhiều năm. - Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ kết hợp với kế toán may. Đây là hình thức tiên tiến đảm bảo cho hệ thống kế toán công ty thực hiện tốtchức năng nhiệm vụ trong quản lý sản xuất kinh doanh, phong kế toán của công ty được bố trí hợp lý chặt chẽ, hoạt động có nề nếp, kỷ luật, có kinh nghiệm, nhiệt tình sáng tạo đây là ưu thế lớn của công ty trong công tác kế toán quản lý chi phí và giá thành. *) Khó khăn - Do đặc điểm chung của ngành may đòi hỏi sự cẩn thận khéo léo, nên công ty có một số lao động nữ chiếm tỷ lệ cao, vì thế chính sách chế độ ốm đau, thai sản, gia đình …của công ty tương đối cao. - Do thiếu vốn đầu tư nên máy móc vẫn còn lac hậu thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến năng suất lao động. - Hàng may may mặc là mặt hàng mang tính thời vụ rất cao cho nên chi phí tạo mẫu là rất tốn kém, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. - Tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế và trong nươc thì công ty phải khẳng định tên tuổi của mình trước những đối thủ cạnh tranh như May 10; May Đức Giang, May Chiến Thắng…các loại hàng may mặc nhập lậu từ Trung Quốc đang tràn ngập trên thị trường. - Thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn vốn ngân sách phân bổ cho công ty hạn hẹp, các nguồn vốn vay ưu đãi tài chính từ phía Công ty tài chính thuộc Tổng Công ty dệt may cũng không đủ nhu cầu đầu tư. - Mẫu mã chủng loại sản phẩm của công ty còn hạn chế 2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở công ty cổ phần may Thăng Long 2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Thăng Long Do công ty cổ phần may Thăng Long có thị trường rộng lớn cả trong và ngoài nước cùng với mang lưới phân phối rộng khắp. đến nay công ty đã tạo ra hàng trăm mẫu mã đẹp, mới để xuất khẩu và bán ra thị trường, ngoài ra công ty còn nhận gia công thêu, mài…80% sản phẩm công ty dành cho xuất khẩu trên 30 nước trên thế giới. Với chính sách “khách hàng là thượng đế và khách hàng luôn luôn đúng”. Vì vậy, trong 3 năm 2002 –2004 với không ít khó khăn, thuận lợi công ty đã không ngừng phấn đấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Để có thể đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm trên ta có bảng sau: Bảng 02:Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2002-2004) Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh(%) 2003/2002 2004/2003 BQ Tổng doanh thu 102.651.784 116.328.197 128.539.949 113,32 110,49 111,9 Doanh thu hàng xuất khẩu 81.014.797 95.837.890 107.229.336 118,29 111,88 111,05 1. Doanh thu thuần 102.651.784 116.328.197 128.539.949 113,32 110,49 111,9 2. Giá vốn hàng bán 84.217.617 97.585.612 104.674.964 115,87 107,26 111,49 3..Lợi nhuận gộp 18.434.167 18.742.585 23.864.984 101,77 127,33 113,78 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.532.127 6.648.354 8.142.312 101,77 122,47 112,12 5. Chi phí bán hàng 6.870.200 6.573.117 7.951.095 95,67 120,96 108 6. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 5.031.840 5.521.114 7.771.577 109.,2 140,76 124,28 6. Lợi nhuận từ HĐ tài chính -3.973.375 -4.115.033 -6.175.473 103,56 150,07 124,67 7. Lợi nhuận bất thờng 73.890 -10.623 25.000 -14,37 -235,33 58,17 8. Tổng lợi nhuận trớc thuế 1.132.355 1.395.457 1.621.103 123.,3 116,17 119,65 9. Lợi nhuận sau thuế 770.001 948.911 1.102.305 123,23 116,16 119,65 10. Nộp ngân sách nhà nước 3.118.000 3.370.000 3.470.000 108,08 102,96 105,52 * chỉ tiêu phân tích (%) 1. Giá vốn/ doanh thu 82,04 83,89 81,43 - - - 2. LN gộp / doanh thu 17,96 16,11 18,57 - - - 3. LN trớc thuế / doanh thu 1,10 1,.2 1,26 - - - 4. LN sau thuế / doanh thu 0,75 0,81 0,86 - - - Nhận xét: Qua biểu trên ta thấy, doanh thu của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2002 đạt 102,65 tỷ, năm 2003 đạt 116,33 tỷ tăng 13,32% so với 2001, năm 2004 đạt 128,54 tỷ tăng 10,50% so với 2003, bình quân 3 năm tăng 11,90%. Đây là dấu hiệu tốt khẳng định rằng sản phẩm của doanh nghiệp vẫn được thị trường chấp nhận. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, năm 2004 vừa qua công ty đã co bước tiến đáng kể, lợi nhuận thuần thu từ hoạt sản xuất kinh doanh đã đạt đươc 7,77 tỷ tăng 40,76% so với năm 2003. Phải nói công ty đã cố gắng thực hiện công tác tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm nhằm gia tăng lợi nhuận. Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động theo chiều hướng gia tăng. Chi phí bán hàng năm 2004 là 7.951.095 nghìn đồng, tăng 20,96% so với năm 2003. Chi phí bán hàng tăng bao gồm các khoản chi phí cho việc chào hàng, giới thiệu sản phẩm mới, khuyến mại… các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến hàng tiêu thụ như: chi phí bao bì đống gói nhân công vận chuyển, chi phí vật chất các sản phẩm đến điểm giao hàng. Trong khi đó thì chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2004 là 8.142.312 nghìn đồng, tăng 22,47% so với năm 2003. Mặt khác, ta thấy giá vốn hàng bán so với tổng doanh thu đạt tỷ lệ khá cao, thể hiện năm 2003 đạt 83,89%, năm 2004 đạt 81,43%. Điều này cho thấy chi phí sản xuất của công ty chưa đươc sử dụng hợp lý, còn lãng phí. Do giá vốn trên doanh thu của công ty cao dẫn đến lãi gộp trên doanh thu của công ty qua 3 năm chiếm tỷ thấp, thấp nhất là năm 2003 đạt 16,11%. Nhưng việc tăng của chi phí có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu cho nên lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 là 7.771.557 nghìn đồng tăng 40,76% so với năm 2003. Điều đó đã kéo theo chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, sau thuế trên doanh thu cũng vì thế mà tăng lên. Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh chính công ty còn có các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường, song thu từ các hoạt động này nhỏ không đáng kể, thậm chí còn bị lỗ như lợi nhuận từ hoạt động tài chính 3 năm đều âm ( chủ yếu lãi vay ngân hàng). Do vậy lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế trên doanh thu đạt tỷ lệ thấp. Năm 2004 LN trước thuế trên doanh thu đạt 1,26% ( có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 1,26 đồng lợi nhuận trước thuế) và LN sau thuế trên doanh thu chỉ đạt 0,86%( cũng như vậy thì chỉ tiêu cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì có 0,86 đồng lợi nhuân sau thuế). Song xét về tổng quát thì tổng LN trước thuế, tổng LN sau thuế của công ty vẫn tăng đều qua 3 năm, bình quân mỗi năm tăng 19,65%. LN sau thuế của công ty tăng từ 948,91 triệu đồng năm 2003 lên 1.102,35 triệu đồng năm 2004. Đó là thành công lớn để công ty tiếp tục phấn đấu. Xem xét kết quả kinh doanh của Công ty may Thăng Long các chỉ tiêu chủ yếu của các năm vừa qua, thì tôi được biết khó khăn của Công ty là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Công ty mới chỉ chú trọng thị trường xuất khẩu mà không chú trọng đến thị trường trong nước, như chúng ta đã biết thì mặt hàng may mặc trên thị trường Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Công ty phải cạnh tranh với nhiều công ty may như: May Việt Tiến; may Hồ Gươm; may Nhà Bè… rất nhiều công ty nhỏ khác nữa. Không những thế Công ty còn phải cạnh tranh với các mặt hàng may mặc nhập lậu trôi nổi với nhiều mẫu mã chủng loại đa dạng phong phú, giá cả lại rất rẻ. Trong năm 2004 mức nộp ngân sách nhà nước vẫn tăng lên: Năm 2002 là 3.118.000 nghìn đồng, năm 2003 là 3.370.000 nghìn đồng, năm 2004 là 3.470.000 nghìn đồng. Có thể nói Công ty tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đã giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động và đống góp một phần tương đối lớn vào ngân sách nhà nước. Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu trong Bảng trên mà đưa ra kết luận tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là không tốt thì là một sai lầm. Cho nên để đánh giá chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Thăng Long ta còn phải kết với việc xem xét tình hình sử dụng vốn tại công ty. 2.2.2 Tình hình phân cấp quản lý và sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần may Thăng Long. Hiện nay theo cơ chế hiện hành, các doanh nghiệp được quyền chủ động sử dụng vốn quỹ để phục vụ sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Để bảo toàn phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Quảnlý chặt chẽ tài sản cố định, tránh mất mát hư hỏng trước thời hạn các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần may Thăng Long nói riêng phải tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cung như vốn cố định của công ty. ở công ty cổ phần may Thăng Long tình hình phân cấp quản lý tài sản cố định được tiến hành như sau: Công ty phân cấp quản lý cho các bộ phận phân xưởng và quản lý chặt chẽ về cả mặt hiện vật và mặt giá trị. Cụ thể: - Bộ phận kế toán tài sản cố định theo dõi về mặt nguyên giá,trích khấu hao và theo dõi quản lý giá trị còn lại của tài sản cố định. - Máy móc thiết bị được giao cho các phân xưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng từng loại máy móc cho công nhân và tổ chức sản xuất theo đúng quy trình công nghệ. - Phương tiện vận tải được giao trực tiếp cho các lái xe, họ tự chịu trách nhiệm về xe đã được giao đồng thời phải kiểm tra sửa chữa những hư hỏng nhằm đảm bảo cho xe hoạt động tốt. - Thiết bị dụng cụ thuộc phòng ban nào thì phòng ban đó chịu trách nhiệm bảo quản và sử dụng đúng mục đích. - Đối với nhà cửa vật kiến trúc việc quản lý được giao cho toàn công ty. Các phòng ban có chức năng có trách nhiệm quảnlý phòng ban của mình, các phân xưởng chịu trách nhiệm quản lý nhà xưởng, kho tàng đồng thời phối hợp với công ty để tiến hành kiểm tra chất nâng cấp, sửa chữa hư hỏng bảo đảm điều kiện tốt nhất cho công nhân sản xuất kinh doanh. - Đối với tài sản cố định phúc lợi công cộng, việc quản lý được giao cho toàn công ty. Mọi cán bộ công nhân viên trong công ty đều phải có trách nhiệm quản lý bộ phận tài sản này. Trường hợp hư hỏng, thiệt hại tài sản phát sinh thuộc bộ phận nào quản lý, nếu là nguyên nhân chủ quan thì tuỳ theo mức độ mà bộ phận đó phải chịu trách nhiệm vật chất và hình thức kỷ luật của công ty, nếu ngyên nhân khách quan thì được tài trợ bằng quỹ khen thưởng phúc lợi. Nhìn chung việc phân cấp quản lý tài sản cố định của công ty là tương đối chặt chẽ và đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định. 2.2.3 Thực trạng về vốn và nguồn vốn của công ty cổ phần may Thăng Long. Công ty cổ phần may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn nên quy mô vốn kinh doanh là rất lớn. Để thấy rõ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, ta đi xem xét các chỉ tiêu cụ thể trong bảng cân đối kế toán trong hai năm 2003 và 2004 (Bảng 03): Qua bảng cân đối kế toán ta thấy tổng tài sản mà công ty đang quản lý và sử dụng tính tới đầu năm 2003 là 76.270.375 nghìn đồng. Trong đó TSLĐ chiếm 55,26%, tài sản cố định chiếm 44,74% lần lượt tương ứng với số vốn lưu động là 42.147.873 nghìn đồng và 34.122.501 nghìn đồng. Qua một năm hoạt động tài sản của công ty đã tăng lên khá nhiều, cho đến đầu năm 2004 tổng tài sản đã là 107.182.724 nghìn đồng. Vốn cố định và đầu tư dài hạn bình quân của công ty năm 2004 là: 52.872.444 nghìn đồng chiếm 46,64% tổng tài sản của công ty. Vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn bình quân của công ty là: 60.508.095 nghìn đồng chiếm 53,36% tổng tài sản của công ty. Vốn cố định của công ty chủ yếu được hình thành từ hai nguồn vốn ngân sách và vốn đi vay. Trong năm 2004 tỷ lệ đầu tư hai nguồn này tăng lên đáng kể. Do tài sản cố định của công ty được hình thành từ nguồn vốn vay nên có lợi ở chỗ chỉ phải bỏ một lượng vốn nhỏ nhưng có được một số tài tài sản lớn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu công ty vay vốn nhiều thì phải trả một số lãi tiền vay khá lớn. Việc sử dụng vốn tiền vay là rất cần thiết cho nên công ty cần cân nhắc kỹ nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tài chính của công ty. Tuy nhiên trong năm 2004 nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp có tăng, nhưng với nhu cầu đầu tư lớn để đạt được các mục tiêu phát triển công ty phải tăng cường thêm vốn tự bổ sung giảm chi phí tiền vay qua đó góp phần tăng lợi nhuận của công ty. Công ty cần tận dụng tối đa các nguồn vốn từ các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ khấu hao một cách linh hoạt vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng kết cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty Đơn vị tính:1000 đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 So sánh Số tuyệt đối Tỷ lệ(%) A. Tổng tài sản 107.182.723 119.578.354 12.395.631 11,56 1. Tài sản lu động 57.674.477 63.341.713 5.667.236 9,82 2. Tài sản cố định 49.508.246 56.236.641 6.728.395 13,59 B. Nguồn vốn 107.182.723 119.578.354 12.395.631 11,56 1. Nợ phải trả 89.014.041 98.423.957 9.409.916 10,57 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 18.168.682 21.009.040 2.840.358 15,63 Các chỉ tiêu phân tích(%) Hệ số nợ 0,83 0,82 Hệ số vốn chủ sở hữu 0,17 0,18 Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, nó phản ánh sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả với nguồn vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định. - Hệ số nợ của công ty năm 2004 là 0,82 phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có 0,82 đồng vốn hình thành từ các khoản nợ vay. - Hệ số vốn chủ sở hữu Công ty năm 2004 là 0,18 phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp sử dụng có 0,18 đồng hình thành từ vốn tự có. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh của công ty, công ty có chu kỳ sản sản xuất ngắn, ổn định, ít thăng trầm, vòng quay vốn nhanh cho nên các khoản nợ chiếm tỷ trọng lớn. Hơn nữa chi phí sử dụng vốn vay là thấp, đây là cơ hội để gia tăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHachtoanNVLtaiCtytonghopDN.doc