Luận văn Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: VỐN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 5

1.1. Vốn và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp 5

1.1.1. Khái niệm về vốn 5

1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn và các phương thức huy động vốn trong nước 10

1.1.3. Vai trò của vốn đối với phát triển nông nghiệp 19

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn để phát triển nông nghiệp 26

1.2.1. Nhu cầu vốn quyết định qui mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 26

1.2.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp chi phối khả năng huy động vốn 28

1.2.3. Khả năng cung ứng của các nguồn vốn và trình độ phát triển của hệ thống tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến huy động vốn 28

1.2.4. Chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến việc huy động vốn 30

1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc tạo vốn để phát triển nông nghiệp 31

Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 35

2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và tình hình phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội thời gian qua 35

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội 35

2.1.2. Tình hình phát triển nông nghiệp ngoại thành thời gian qua 37

2.2. Thực trạng huy động vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội 41

2.2.1. Thực trạng huy động vốn thông qua nguồn ngân sách nhà nước để phát triển nông nghiệp ngoại thành 42

2.2.2. Thực trạng huy động vốn tín dụng nhà nước để phát triển nông nghiệp ngoại thành 45

2.2.3. Thực trạng huy động vốn từ doanh nghiệp và hợp tác xã để phát triển nông nghiệp 51

2.2.4. Thực trạng huy động vốn từ dân cư để phát triển nông nghiệp 54

2.2.5. Đánh giá chung 57

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HUY ĐỘNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 65

3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội và dự báo nhu cầu về vốn 65

3.1.1. Định hướng phát triển nông nghiệp ngoại thành 65

3.1.2. Dự báo nhu cầu về vốn 68

3.2. Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm huy động có hiệu quả các nguồn vốn, để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới 69

3.2.1. Một số phương hướng chủ yếu để huy động vốn có hiệu quả để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội 69

3.2.2. Những giải pháp chủ yếu huy động có hiệu quả các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành trong thời gian tới 79

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 106

 

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam trên địa bàn Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng 1997 1998 1999 Toàn thành phố - Từ Liêm - Thanh Trì - Gia Lâm - Đông Anh - Sóc Sơn 1.353,9 187,2 121,4 118,7 107,1 110,1 1.948,0 248,7 146,9 147,1 160,8 115,5 2.036,9 311,1 178,4 176,6 205,3 149,5 Nguồn: Số liệu thống kê của khối kinh tế - kế hoạch, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội, tháng 6/2000 [44]. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng từ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn toàn thành phố tăng lên khá nhanh. Năm 1997 chỉ huy động được 1.353,9 tỷ đồng, đến năm 1998 tăng lên 1.948 tỷ đồng và năm 1999 đạt 2.036,9 tỷ. Cụ thể, vốn huy động từ các huyện tăng khá nhanh, nhanh nhất là huyện Từ Liêm, tiếp đến là huyện Đông Anh, đến Thanh Trì, Gia Lâm và cuối cùng là Sóc Sơn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh góp phần thúc đẩy việc huy động vốn để đầu tư phát triển nông nghiệp ngoại thành. Để thấy rõ hơn tình hình huy động vốn để phát triển nông nghiệp, có thể xem xét tình hình cho vay của một số ngân hàng ngoại thành. Biểu 6: Tình hình cho hộ nông dân vay vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ngân hàng người nghèo 5 huyện ngoại thành Hà Nội Chỉ tiêu Đ.V tính 1992 1995 1996 1997 1998 1. Tổng số tiền cho vay 2. Tổng số lượt hộ vay a. Vay ngắn hạn - Số tiền - Số hộ vay b. Vay trung hạn - Số tiền - Số hộ vay c. Vay dài hạn - Số tiền - Số hộ vay Tỷ đồng Lượt hộ Tỷ đồng Lượt hộ Tỷ đồng Lượt hộ Tỷ đồng Lượt hộ 1,671 2.868 - - - - - - 288,519 28.606 246,584 24.900 41,721 3.748 0 0 310,556 32.909 263,188 27.849 45,320 4.033 0 0 217,974 25.522 134,541 19.351 47,547 5.011 0 0 267,944 29.052 209,730 22.770 58,630 6.288 0 0 Nguồn: Báo cáo khoa học đề tài: "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, sử dụng vốn vay cho sản xuất của Nhà nước đối với hộ nông dân ở Hà Nội. Hà Nội 2000 [60, 26]. Như vậy, giai đoạn từ 1992 - 1996, vốn huy động vào phát triển nông nghiệp (thông qua việc cho hộ nông dân vay) đã tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 1992 chỉ huy động được 1,671 tỷ đồng vào phát triển nông nghiệp, với số hộ được vay là 2.868 hộ thì đến năm 1995 đã tăng lên 288,519 tỷ đồng, với 28.606 lượt hộ vay. Năm 1996 đạt cao nhất 310,556 tỷ đồng, với 32.909 lượt hộ vay. Với số vốn trên đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, từ 1997 - 1998 lượng vốn vay có xu hướng giảm do tác động của thiên tai, của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, do thị trường nông sản bị thu hẹp... Song, sự giảm sút đó là không lớn và có tính tạm thời. Trên thực tế, hộ nông dân vẫn luôn có nhu cầu vay vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Qua số liệu điều tra thực tế của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, vốn vay ngắn hạn tập trung chủ yếu vào chăn nuôi gia cầm, trồng rau, hoa các loại. Vốn vay trung hạn nông dân sử dụng vào chăn nuôi cá, bò sữa, trồng cây ăn quả lâu năm. Nhìn tổng thể, vốn tín dụng huy động vào phát triển nông nghiệp chủ yếu là vốn ngắn hạn. Lượng vốn tín dụng cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ thấp. Điểm nổi bật là không có một ngân hàng nào ở ngoại thành cho vay dài hạn. Điều này, một mặt phản ánh tình trạng thiếu vốn tín dụng trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng; các ngân hàng chưa thật sự sẵn sàng và chủ động trong việc huy động nguồn vốn tín dụng để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, nó cũng gián tiếp khẳng định khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nông dân nói riêng, của khu vực nông thôn nói chung còn thấp, làm cho ngân hàng chưa thực sự tin tưởng khi cho nông dân vay những khoản vốn trung và dài hạn đủ lớn để đầu tư chiều sâu, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn còn rất thiếu so với nhu cầu cần vay vốn của hộ nông dân. Trong những năm gần đây, Thành phố mở rộng hình thức cho vay tín dụng đối với các dự án kinh tế thông qua Quỹ quốc gia. Vì vậy, việc huy động nguồn vốn tín dụng này vào phát triển các dự án kinh tế nông nghiệp là một giải pháp tốt. Biểu 7: Biến động của vốn vay Quỹ quốc gia 1996/1992 Năm 1992 Năm 1996 Dự án (cái) Số vốn (tr.đ) Lao động (người) Dự án (cái) Số vốn (tr.đ) Lao động (người) Toàn thành phố Trong đó: - 5 huyện ngoại thành - Các đoàn thể quần chúng 43 21 2 3.707 2.363 800 4.030 3.703 700 362 221 3 26.595 13.969 350 24.363 11.396 195 Nguồn: Báo cáo khoa học đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, sử dụng vốn vay cho sản xuất của Nhà nước đối với hộ nông dân ở Hà Nội [60, 27]. Qua số liệu trên có thể thấy rằng, phần vốn vay từ Quỹ quốc gia để đầu tư cho các dự án nông nghiệp tăng nhanh. Nếu như năm 1992 chỉ có 43 dự án, với tổng số vốn huy động được là 3.707 triệu đồng thì đến năm 1996, số dự án đã tăng lên 362 cái, với tổng vốn huy động là 26.595 triệu đồng, tăng gấp hơn 8 lần. Riêng 5 huyện ngoại thành (so sánh 2 thời điểm trên), số dự án tăng gấp 10 lần, số vốn tăng 5 lần và lao động tăng hơn 3 lần. Nếu đi sâu tìm hiểu cụ thể tình hình huy động vốn từ các kênh tín dụng nhà nước tại các xã và hộ trong xã, vốn vay tín dụng cũng tăng lên rõ rệt. Chẳng hạn, ở Thanh Liệt (Thanh Trì), năm 1995 chỉ có 128 hộ vay vốn, với số tiền là 58 triệu đồng. Đến năm 1996 số hộ vay tăng lên 176 hộ, với số tiền là 94 triệu đồng. ở xã Đông Xuân (Sóc Sơn) năm 1994 có 1.057 hộ vay Nhà nước, với tổng số vốn là 930 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay gần 900 ngàn đồng. Năm 1996 tăng lên 1.370 hộ, với số tiền là 1.560 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 1.200.000 đồng [60, 28]. Nhìn tổng thể, trong những năm qua, công tác huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển nông nghiệp ngoại thành có chuyển biến theo hướng tích cực, thể hiện trên các mặt: - Hầu hết các ngân hàng đều thực hiện phương châm "đi vay để cho vay", không ỷ lại vào phần vốn cấp của Nhà nước trung ương, của Thành phố. Nhờ đó, đa số ngân hàng chủ động đảm bảo được nguồn vốn tín dụng cho nông dân vay. Vốn huy động vào phát triển chăn nuôi, trồng trọt... không ngừng tăng lên, từng bước góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn trầm trọng trong nông dân. - Cơ cấu vốn, số lượng vốn vay và thời gian cho vay dần được đổi mới. Nếu như những năm đầu thực hiện cho vay tín dụng tới hộ nông dân, các ngân hàng thương mại còn e dè, lo sợ rủi ro, cho vay khoản vay nhỏ lẻ, manh mún, không phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây con, ngành nghề... thì nay các hạn chế này từng bước được khắc phục. Số lượng vốn vay tăng lên trong các khoản vay, cho vay vốn tín dụng trung hạn tăng lên, từng bước đảm bảo được thời gian cho vòng quay của vốn, đảm bảo được tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. - Nhà nước và các cơ quan tín dụng nhà nước nói chung, Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan tín dụng trên địa bàn Hà Nội nói riêng đã không ngừng hoàn thiện các chính sách, thể chế theo hướng thuận lợi hơn cho nông dân vay vốn. Trên cơ sở qui định của Chính phủ, các ngân hàng Hà Nội thường xuyên đổi mới cả về thủ tục, điều kiện và phương thức vay - trả... cũng như cố gắng tìm nguồn vốn rẻ cho nông dân vay nhằm hạ thấp chi phí, giảm lãi suất cho vay. Hầu hết các ngân hàng thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về việc cho nông dân vay vốn không cần tài sản thế chấp đối với những hộ nông dân không có tài sản thế chấp. Từ năm 1997 các Ngân hàng đã thực hiện chủ trương cho vay dưới 5 triệu đồng không cần tài sản thế chấp; tiếp đến là thực hiện Quyết định 67/TTg của Chính phủ cho vay đến 10 triệu đồng không cần tài sản thế chấp. Đây là chủ trương lớn, sự ưu tiên đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với nông dân cả nước nói chung, nông dân ngoại thành nói riêng. Nhờ vậy, dư nợ vốn tín dụng của nông dân tại các ngân hàng đều tăng lên. - Bước đầu hình thành và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ sở tín dụng với chính quyền địa phương, các đoàn thể quần chúng, nhất là Hội nông dân trong việc cho các hộ nông dân vay vốn. Đây là cơ sở góp phần đảm bảo vững chắc cho vốn tín dụng đến đúng địa chỉ, thu hồi vốn cũng như phong tỏa được các nguồn vốn tín dụng khi sử dụng không đúng mục đích. Những đổi mới trong công tác huy động vốn tín dụng để phát triển nông nghiệp đã khơi dậy được tiềm năng của vùng cũng như sức người, sức của trong mỗi hộ gia đình, mỗi xã, mỗi huyện ngoại thành thúc đẩy nền nông nghiệp Thủ đô phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác huy động nguồn vốn tín dụng vào phát triển nông nghiệp còn một số tồn tại như: lượng vốn tín dụng cho nông dân vay đã tăng lên trong các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững; cho vay vốn tín dụng trung hạn còn ở mức thấp; đa số ngân hàng phải sử dụng một phần vốn tín dụng ngắn hạn để cho vay dài hạn dễ dẫn đến rủi ro trong các quan hệ tín dụng của ngân hàng. Thủ tục cho nông dân vay vốn tuy đã được đơn giản hóa nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc; công tác tuyên truyền, giới thiệu hệ thống các ngân hàng cho vay hộ sản xuất chưa tốt nên hầu hết các hộ nông dân ngoại thành chưa nhận thức được đầy đủ các kênh có thể vay được vốn tín dụng; khả năng sử dụng vốn vay của hộ nông dân còn hạn chế, có nhiều hộ vay tín dụng sử dụng không đúng mục đích. Qua số liệu điều tra đối với các hộ sử dụng vốn vay không đúng mục đích ở ngoại thành cho thấy: có 27,1% số hộ dùng vốn tín dụng bổ sung cho ăn uống, 25% số hộ mua sắm phương tiện sinh hoạt, 2,1% số hộ chơi hụi họ và 4,2% số hộ mua, thuê đất [60, 48]; nợ quá hạn tại ngân hàng khá lớn (xem phụ lục 5). Những tồn tại nêu trên đã hạn chế việc huy động nguồn vốn tín dụng vào phát triển nông nghiệp ngoại thành. 2.2.3. Thực trạng huy động vốn từ doanh nghiệp và hợp tác xã để phát triển nông nghiệp - Đến cuối năm 1998, trên địa bàn Hà Nội có 880 doanh nghiệp nhà nước, có 328 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Thành phố Hà Nội quản lý, hoạt động trên 14 ngành kinh tế - kỹ thuật, trong đó, có 23 doanh nghiệp nông nghiệp; thu hút 75.240 lao động, với tổng vốn kinh doanh là 2972,8 tỷ đồng. Phần lớn doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội là doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 5 tỷ đồng), chiếm 72,3%. Chỉ có 16,2% doanh nghiệp có số vốn 10 tỷ đồng và 11,5% doanh nghiệp có số vốn trên 10 tỷ đồng. Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong tổng 328 doanh nghiệp, có 219 doanh nghiệp hoạt động tốt, lãi liên tục trong 3 năm liền và 33 doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ kéo dài [39, 39]. Trong thời gian qua, ngoài việc nhận phần vốn cấp của Nhà nước, vay vốn tín dụng ngân hàng... nhiều doanh nghiệp nhà nước đã huy động được nguồn vốn rất quan trọng từ nội bộ doanh nghiệp để phục vụ đầu tư phát triển sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế khá. Việc huy động vốn tự có tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện từ các cách: + Thành phố có chủ trương tạo điều kiện cho doanh nghiệp được chuyển nhượng cơ sở sản xuất trong nội thành cho các đối tượng có nhu cầu và được phép sử dụng lại nguồn vốn thu được từ sự đền bù hỗ trợ về tài sản và vị trí cũ để doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất tại vị trí mới. + Huy động vốn của cán bộ công nhân viên theo kiểu gửi tiết kiệm trong đó bộ phận kế toán như một ngân hàng huy động nhỏ. Vốn huy động đó được đầu tư tạo công ăn việc làm cho chính người lao động. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã huy động vốn của cán bộ công nhân viên dưới hình thức tham gia góp vốn cổ phần. + Thành phố đã thực hiện cơ chế hỗ trợ chênh lệch lãi suất tiền vay tín dụng trong 2 năm (1998 - 1999) cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ở một số lĩnh vực then chốt, giúp doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất. Kết quả, trong 3 năm (1996 - 1998) số vốn tự huy động của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đạt 4.841 tỷ đồng. Số vốn trên đã được đưa vào phát triển sản xuất, thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất - kinh doanh [19, 13]. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hàng năm được Nhà nước ưu tiên cấp từ 30% - 50% tổng số vốn lưu động và 2-3 tỷ đồng/năm vốn xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp này nhìn chung hoạt động khá tốt, có đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước (năm 1994 nộp ngân sách 13,44 tỷ đồng). Trong thời gian gần đây các doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh huy động vốn tự có của mình, đầu tư trở lại sản xuất. Song, lượng vốn huy động từ các doanh nghiệp nông nghiệp rất thấp, nhất là hiện vẫn còn 3 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi đang lâm vào tình trạng thua lỗ lớn, cần có sự ứng cứu của nhà nước. Các doanh nghiệp này rất khó khăn trong huy động vốn để đầu tư phát triển doanh nghiệp. - Trong 3 năm (1996 - 1998) trên thành phố có 1.281 doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập, với tổng số vốn Điều lệ là 753,7 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có đóng góp lớn cho nền kinh tế Thủ đô. Theo số liệu điều tra tại các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh, đến cuối năm 1998, số vốn huy động được từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 3.127 tỷ đồng [19, 13]. Song, trên thực tế, số vốn huy động được còn lớn hơn gấp nhiều lần. - Hiện nay 100% hợp tác xã nông nghiệp đã hình thành, chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Tính đến 31/5/1999 có 297 hợp tác xã hoạt động. Trong 3 năm (1996 - 1998), các hợp tác xã đã huy động được thêm 210 tỷ đồng từ việc chuyển đổi các tổ chức kinh tế sang hợp tác xã [19, 13]. Nhìn khái quát, số vốn huy động được từ các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đều tập trung đầu tư trở lại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ. Số vốn trên hầu như chưa thực sự được huy động vào để phát triển nông nghiệp, bởi vì, kinh doanh trong nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp, khó thu hồi vốn... Chỉ có một lượng vốn rất nhỏ từ các doanh nghiệp nông nghiệp được huy động vào phát triển nông nghiệp. Việc đầu tư vốn trở lại từ các doanh nghiệp này mới dừng lại ở việc duy trì bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, sửa chữa, nâng cấp số công trình nhỏ phục vụ nông nghiệp... Hiện nay, vốn để đầu tư trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp từ nguồn này gặp rất nhiều khó khăn và còn trông chờ vào chính sách cởi mở hơn nữa của nhà nước (thông qua sự trợ giúp) để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn. 2.2.4. Thực trạng huy động vốn từ dân cư để phát triển nông nghiệp Với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đã khơi dậy được tiềm năng kinh tế của các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội. Tiềm năng kinh tế của hộ được phản ánh thông qua việc huy động tổng hợp các nguồn lực: đất đai, lao động, nhất là tiền vốn vào phát triển sản xuất nông nghiệp. Qua khảo sát ban đầu, dự tính số vốn huy động được từ các tầng lớp dân cư (nội và ngoại thành) cho các hoạt động kinh tế lên đến 1.087 tỷ đồng [19, 13]. Trên thực tế, con số này còn lớn hơn. Số vốn trên đã được huy động một phần vào phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đầu tư vào loại hình kinh tế trang trại. Năm 1998, ngoại thành Hà Nội có trên 1000 trang trại. Đa số trang trại bước đầu làm ăn có hiệu quả. Điều tra thực tế tại 259 trang trại cho thấy, vốn bình quân một trang trại ước khoảng 158,03 triệu đồng. Bình quân tăng 93,8% (chưa tính chỉ số giá) so với số vốn bình quân của trang trại tại thời điểm những năm 80 (8,151 triệu đồng) [45]. Biểu 8: Mức tăng trưởng của nguồn vốn tại các trang trại ngoại thành Các huyện Số trang trại điều tra Số vốn thời điểm bắt đầu (Tr.đồng) Số vốn tại thời điểm 30/1/1999 (Tr. đồng) % tăng (chưa có chỉ số giá) - Sóc Sơn - Đông Anh - Từ Liêm - Gia Lâm - Thanh Trì 57 49 42 60 51 32.25 100.59 74.14 41.59 155.01 113.47 147.85 158.74 94.89 276.22 212 46 114 128 77,5 Tổng số 259 407.58 790.17 93,8 Nguồn: Báo cáo tóm tắt điều tra khảo sát kinh tế trang trại ngoại thành Hà Nội, tháng 11/1999 [45]. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư trong các trang trại tăng lên rất nhanh. ở thời điểm bắt đầu hình thành, tổng vốn trang trại chỉ có 407,58 triệu đồng, đến tháng 1/1999 đã tăng lên 790,17 triệu đồng. Vốn của trang trại chủ yếu được huy động trong dân cư, thể hiện ở phần vốn tự có của các chủ trang trại. Biểu 9: Nguồn hình thành vốn của trang trại Đơn vị tính: triệu đồng Các huyện Số trang trại điều tra Vốn tự có Vốn vay Vốn khác Tổng Trực tiếp từ ngân hàng Đầu tư ứng trước Đầu tư theo dự án Vốn khác - Sóc Sơn - Đông Anh - Từ Liêm - Gia Lâm - Thanh Trì 57 49 42 60 51 5.600,57 6.318,13 4.630,0 4.911,68 8.461,49 347 151 409,7 63 1.192,5 0 0 101 28 360 151 10 2 0 95 313,5 597 1.021,57 211 963,1 49,82 45 501,2 362,07 2.384,4 6.468,09 7.244,833 6.667,48 5.693,45 14.036,49 Tổng số Bình quân 1 trang trại 259 29.921,91 115.52 2.166,2 8.36 489 1.88 258 0.99 3.106,16 11.99 3.342,49 12.90 40.190,35 Nguồn: Báo cáo tóm tắt điều tra khảo sát kinh tế trang trại ngoại thành Hà Nội, tháng 11/1999 [45]. Qua số liệu trên cho thấy, vốn của trang trại chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn tự có. Bình quân vốn tự có của 1 trang trại là 115.52 triệu đồng, chiếm 74,5% tổng số vốn tại thời điểm điều tra (30/1/1999); số vốn vay chỉ chiếm 15% và vốn khác chiếm 8,3%. Trong tổng số vốn vay, có 35,9% vốn vay trực tiếp từ ngân hàng; 8,1% vay từ đầu tư ứng trước, 4,2% vay dự án và 51,6% vay khác [45,8]. Như vậy, với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại đã huy động được nguồn vốn trong dân cư nội và ngoại thành phát triển loại hình kinh tế này. Tuy nhiên, với lượng vốn như trên vẫn là chưa đủ. Bởi lẽ, kinh tế trang trại luôn đòi hỏi một lượng vốn đầu tư gấp nhiều lần, đầu tư đồng bộ, theo chiều sâu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đủ sức xuất khẩu ra thị trường ngoài nước. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào sự khai thông hơn nữa các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh việc huy động vốn của dân cư vào phát triển loại hình kinh tế trang trại, các hộ nông dân còn dùng vốn tự có của mình đầu tư vào những ngành nghề khác. Từ năm 1991 - 1994, cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa đã tạo thêm một số nghề mới. Nhiều hộ ở Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm đã đầu tư khoảng 50 - 100 triệu đồng để nuôi 10 đến 12 con bò sữa/hộ; xây dựng 500 -600 m2 vườn ao để nuôi và sản xuất 3.000 con ba ba giống/hộ/năm. Có hộ ở Thanh Trì đã đầu tư tới 200 triệu đồng thuê cả một trại cá của hợp tác xã để nuôi trê lai, ba ba, cá giống... Tổng số vốn huy động từ dân cư vào phát triển những nghề trên đạt 133..500 triệu đồng/năm [55, 21]. Từ năm 1995 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố, Hội nông dân các cấp đã có sáng kiến thành lập các quỹ giúp vốn hộ nghèo phát triển sản xuất. Bằng cách này Hội nông dân đã huy động được lượng vốn đáng kể. Biểu 10: Tình hình huy động vốn từ các Quỹ của Hội nông dân, các tổ chức đoàn thể xã hội vào phát triển nông nghiệp Đ.V tính 1995 1996 1997 1998 1999 1. Quỹ hỗ trợ nông dân nghèo của Hội nông dân thành phố Hà Nội - Số tiền - Số hộ vay 2. Quỹ của Hội phụ nữ, cựu chiến binh và đoàn thanh niên - Số tiền - Số hộ vay Tỷ đồng Lượt hộ Tỷ đồng Lượt hộ 4,0 11.000 1,2 - 12,0 12.000 1,650 - 13,2 15.000 2,930 - 14,7 18.000 3,500 - 19,7 - - - Nguồn: [60,27]. Trong phong trào "trợ giúp nhau thoát nghèo", Hội nông dân thành phố cũng vận động được 32,5 triệu đồng; trên 4000 ngày công, 797 con lợn giống, 7.862 kg thóc giống, hàng vạn cây giống (trị giá 16 triệu đồng) cho nông dân nghèo vay vốn với lãi suất thấp hoặc bán chịu không lấy lãi. Điển hình của phong trào này là huyện Từ Liêm, với hai xã điểm: Dịch Vọng và Cổ Nhuế. Bằng các biện pháp tuyên truyền thông qua đài phát thanh, văn bản của Đảng, Nhà nước đến từng hộ dân, từng công sở trên địa bàn huyện... nhân dân Dịch Vọng và Cổ Nhuế đã hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc lập Quỹ giúp người nghèo là nông dân phát triển sản xuất. Kết quả, có 63% số Hội viên Hội nông dân ủng hộ được 197 triệu đồng; các hộ dân ủng hộ 345 triệu đồng; các cơ quan đóng trên địa bàn ủng hộ 223,091 triệu đồng; hình thành 10 Quỹ cơ sở, đã cho 273 hộ nghèo vay với tổng vốn là 335,505 triệu đồng với lãi suất thấp [24, 3]. Mặc dù số vốn huy động từ tầng lớp dân cư để hình thành các "Quỹ hỗ trợ nông dân", "Quỹ tự giúp nhau thoát nghèo",... chưa thật lớn. Song, chính nó đã dấy lên phong trào cùng nhau xóa đói, giảm nghèo; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại thành. Đồng thời, chính nó cũng thể hiện nét đẹp trong văn hóa truyền thống về tinh thần tương thân, tương ái của cha ông ta. Và, hơn thế nữa, trong đời sống hiện đại, mọi tầng lớp nhân dân đã giúp đỡ nhau làm giàu cho mình, làm giàu cho xã hội, đưa đất nước tiến lên văn minh, hiện đại. 2.2.5. Đánh giá chung Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, chương trình huy động vốn cho nền kinh tế nói chung, huy động vốn trong nước để phát triển nông nghiệp ngoại thành nói riêng đã thu được những kết quả tích cực. Đó là: - Đã huy động được tổng hợp các nguồn vốn khác nhau (vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn của dân cư), với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; từng bước đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về vốn đối với phát triển nền nông nghiệp hàng hóa của Thủ đô. Việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư phát triển nông nghiệp là nét nổi bật trong chương trình huy động vốn phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay của Thủ đô Hà Nội. Nếu như, trước những năm đổi mới, vốn cho phát triển nông nghiệp chỉ trông chờ vào phần chi nhỏ giọt của ngân sách nhà nước, vào nguồn nội lực hạn hẹp của nông dân; các nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn tín dụng còn rất xa lạ đối với nông dân, tạo nên tính thụ động, xơ cứng trong quá trình huy động và sử dụng vốn... thì nay, nguồn vốn doanh nghiệp, nhất là vốn tín dụng đang dần trở thành một kênh huy động vốn không thể thiếu để phát triển nông nghiệp ngoại thành. Việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn một mặt đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng vốn và đạt được lượng vốn khá lớn đầu tư phát triển nông nghiệp tương đối đồng bộ từ trồng trọt, chăn nuôi đến việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp... Mặt khác, chính các nguồn vốn này đã tạo nên tính năng động và sáng tạo của hộ nông dân trong quá trình huy động và sử dụng vốn. Nghĩa là, để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, người nông dân phải "suy nghĩ trên luống cày" của mình xem nên huy động vốn ở đâu? Mức độ đầu tư ra sao? Sử dụng vốn như thế nào để phương án kinh doanh của mình có hiệu quả, đủ sức trả cả gốc và lãi cho ngân hàng, đồng thời mình có lãi. - Quá trình huy động vốn để phát triển nông nghiệp từng bước bám sát định hướng mục tiêu, chương trình, dự án kinh tế nông nghiệp. Đồng thời lựa chọn được những ngành, nghề mũi nhọn để đầu tư phát triển. Đây chính là bước đột phá, tạo cơ sở vững chắc cho việc huy động vốn và sử dụng chúng có hiệu quả. - Nhiều vướng mắc về cơ chế huy động và cho vay vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được phát hiện, tập hợp và xử lý theo hướng đơn giản, phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, huy động vốn qua kênh tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn rất chú trọng mở rộng tín dụng đi liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc triển khai qui chế cho vay của Thống đốc Ngân hàng nhà nước theo Luật các tổ chức tín dụng; tập huấn công tác thẩm định tín dụng theo thông lệ quốc tế trên cơ sở phù hợp với thực tiễn của ngân hàng nông nghiệp cho tất cả các cán bộ điều hành, cán bộ tín dụng và các cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng trong toàn bộ hệ thống. Đồng thời mở rộng tín dụng cho hộ sản xuất, các hợp tác xã bằng việc triển khai và thực hiện sâu rộng Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ, có các văn bản chỉ đạo kịp thời để tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương khi triển khai thực hiện quyết định trên... - Bên cạnh các hình thức huy động vốn trực tiếp và gián tiếp như thường thấy ở các vùng khác trong cả nước, Hà Nội còn có hình thức huy động vốn thông qua việc xây dựng các Quỹ (Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ tự giúp nhau thoát đói, nghèo), tạo nên tính phong phú, đa dạng, nhiều vẻ trong công tác huy động vốn. Đặc biệt là gần đây Thành phố đã mở ra hình thức huy động vốn rất đặc thù: tạo vốn thông qua quỹ đất (thông qua đấu giá quyền sử dụng đất). ở khía cạnh tích cực, phương thức huy động vốn qua quỹ đất đã đáp ứng được yêu cầu vốn trực tiếp, trước mắt cho quá trình phát triển nền kinh tế Thủ đô nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề huy động vốn để phát triển nông nghiệp còn bộc lộ một số tồn tại sau: - Chưa huy động được lượng vốn ngân sách nhà nước đủ mạnh đáp ứng yêu cầu thực tiễn để phát triển một nền nông nghiệp đô thị hiện đại. Trong những năm qua, vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản vùng ngoại thành tuy có tăng lên về số lượng, nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong việc đầu tư vốn; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Phần lớn vốn ngân sách tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
  • docBIA.DOC
  • docMUCLUC.DOC
Tài liệu liên quan