Luận văn Vốn lưu đông và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh không có một doanh nghiệp nào có thể tồn tại độc lập, tất cả đều nằm trong một tổng thể, trong sự hài hoà của các mối quan hệ xã hội. Đối với mỗi doanh nghiệp để đạt được thành công thì doanh nghiệp phải luôn luôn tận dụng những yếu tố thuận lợi, cũng như tìm cách khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn lưu đông và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m sóc xe máy. - Sản xuất đồ nhựa và dây điện xe máy. - Lắp ráp xe máy. - Kinh doanh xe máy. -Kinh doanh bất động sản và các loại hình dịch vụ dân sinh. * Đặc điểm tổ chức sản xuất cho công ty : - Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đựoc tổ chức theo dây chuyền và được chuyên môn hoá theo từng phân xưởng.Mỗi phân xưởng thực hiện một công đoạn sản xuất riêng và kết hợp với phân xưởng khác để tạo nên sản phẩm. - Động cơ và các phụ tùng xe máy công ty chủ yếu được nhập từ thị trường Trung Quốc, còn nguồn nguyên liệu để sản xuất giảm sóc, đồ nhựa và dây điện xe máy như : sắt, inốc, cao su … công ty nhâph từ thị trường trong nước. - Dây chuyền thiết bị sản xuất, lắp ráp xe máy được đánh giá ở mức độ hiện đại, đa số đều được nhập từ Cộng Hoà Liên Bang Đức. Đây là một điểm lợi thế rất lớn đối với quá trình sản xuất kinh doanh cũng như kết quả sản xuất , sức cạnh tranh của sản phẩm tên thị trường. * Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Tất cả các động cơ và phụ tùng xe máy được nhập khẩu nguyên chiếc và đồng bộ, vì vậy để tạo ra một sản phẩm cần qua một vài công đoạn Quy trình lắp ráp xe máy : Giảm sóc, đồ nhựa và dây điện xe máy Động cơ, phụ tùng xe máy Lắp ráp Thử động cơ Nhập kho * Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm Do sản phẩm của công ty là xe máy mang nhãn hiệu Trung quốc, giá rẻ, nên thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường nông thôn, nơi có mức thu nhập thấp. Để mở rộng thị trường thì công ty phải phân tích đánh giá tiềm lực của chính công ty mình, so sánh với khả năng của các công ty khác để đề ra các chính sánh hợp lý nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã sản phẩm 2.1.3. Những kết quả chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam trong những năm gần đây. Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động năm 2002, nhưng bước đầu cũng gặt hái được những thành công nhất định. Mặc dù mới ra nhập thị trường và trước sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng xe máy, xong nhờ sự cố gắng vươn lên, phát huy thế mạnh đạt được, khắc phục những tồn tại, tập thể lãnh đạo và CBCNV toàn công ty đang vững bước tiến lên trong chặng đường mới. Hai năm gần đây công ty đã đạt được một số kết qủa sau : Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 1.Tổng DT đồng 20.435.613.092 23.276.400.200 2.LN trước thuế đồng 912.160.520 987.260.900 3.LN sau thuế đồng 656.755.574 710.827.848 4.Nộp NSNN đồng 255.404.916 276.433.052 5.Tổng số LĐ người 75 98 6.Thu nhập bq đồng 1.200.000 1.500.000 Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy : trong những năm gần đây công ty đã sản xuất và kinh doanh có lãi và phát triển ổn định. Công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng thị trường làm cho tổng doanh thu không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Vốn kinh doanh liên tục được bảo toàn, phát triển và nhờ đó hàng năm công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Công ty còn luôn đảm bảo thu nhập cho CBCNV hàng năm tăng ít nhất 1,25 lần. 2.1.4. Tình hình chung của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam năm 2004. 2.1.4.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam năm 2004. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh không có một doanh nghiệp nào có thể tồn tại độc lập, tất cả đều nằm trong một tổng thể, trong sự hài hoà của các mối quan hệ xã hội. Đối với mỗi doanh nghiệp để đạt được thành công thì doanh nghiệp phải luôn luôn tận dụng những yếu tố thuận lợi, cũng như tìm cách khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam đã có nhiều thuận lợi song gặp không ít những khó khăn : * Những thuận lợi : -Đảng và chính phủ có nhiều chủ trương, nghị quyết về hợp tác kinh tế quốc tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để chúng ta chuẩn bị và thực hiện hội nhập nền kinh tế khu vực và trên thế giới. -Cùng với sự gia tăng thu nhập bình quân của người lao động thì nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày một tăng. Vì vậy, xe máy là một loại phương tiện ngày càng được sử dụng phổ biến. Đây là một điều kiện thuận lợi công ty phải biết khai thác để đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh. -Về nguồn nhân lực, công ty đang có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, có kinh nghiệm, có đội ngũ kỹ sư năng động, hết mình với công việc. Đội ngũ công nhân có tay nghề, vững về chuyên môn và đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh với sự phát triển của khoa học công nghệ. * Những khó khăn : Bên cạnh những điều kiện thuận lợi kể trên công ty cũng gặp không ít những khó khăn, chẳng hạn như : - Sản phẩm của công ty vẫn chưa chiếm được thị phần lớn. Thực tế cho thây công ty mới chỉ có thị trường ở miền Bắc và miền Trung mà ít có ở thị trường miền Nam. - Cùng với sự tăng lên của nhu cầu, sự mở rộng thị trường, thì cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các loại xe máy với nhiều mẫu mã đẹp của nhiều doanh nghiệp khác nhau, chẳng hạn như : công ty honda Việt Nam, công ty Suzuki… - Động cơ và các loại phụ tùng xe máy của công ty chủ yếu là nhập ngoại từ thị trường Trung Quốc, nên mỗi lần nhập công ty phải nhập với khối lượng lớn để tránh chi phí mua quá cao song lại gây nên tình trạng tồn kho, giảm tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Trên đây là những thuận lợi và những khó khăn chủ yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để có cái nhìn rõ nét hơn về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng chúng ta cần xem xét cụ thể tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng VLĐ của công ty năm 2004. 2.1.4.2. Khái quát về vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Cơ cầu vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty được thể hiện qua biểu số 2 (trang sau) * Vốn kinh doanh : Xem xét về tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh tại một thời điểm cho phép ta đánh giá được quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ta thấy được thực trạng tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích biểu cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty cho thấy : xét đến thời điểm 31/12/2004, tổng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của công ty là 18.625.123.000(đ). Trong đó : -VLĐ là 14.200.012.000(đ) chiếm tỷ trọng 76,24% tổng tài sản của công ty. -VCĐ là 4.425.111.000(đ) chiếm tỷ trọng 23,76% tổng tài sản của công ty. Như vậy, trong tổng VKD của công ty, VLĐ vẫn chiếm ưu thế. Điều này là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty đó là lấy kinh doanh là chủ yếu. Trong năm 2004 vừa qua, quy mô kinh doanh của công ty đã được mở rộng thêm do đó VLĐ của công ty cũng được đầu tư thêm. So với năm 2003 VLĐ của công ty đã tăng lên 8,25%. Ngoài ra, do quá trình sản xuất và lắp ráp xe máy phải thực hiện trên các dây chuyền máy móc, điều này đòi hỏi một lượng VCĐ lớn. Nhận thức rõ tầm quan trọng của điều này, bản thân công ty đã tự đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất hiện đại, cụ thể như: một dây chuyền sản xuất đồ nhựa, một dây chuyền lắp ráp xe máy, một dây chuyền sản xuất giảm sóc…Vì vậy nên VCĐ của công ty năm 2004 đã tăng lên 7,37% so với năm 2003. Biểu số 2: Cơ cấu vốn và nguốn vốn của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam năm 2004 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền(±) %(±) A.Tài sản 17.238.528.320 100 18.625.123.000 100 1.386.594.680 8,04 I. TSLĐ và ĐTNH 13.117.216.020 76,09 14.200.012.000 76,24 1.082.795.980 8,25 II. TSCĐ và ĐTDH 4.121.312.300 23,91 4.425.111.000 23,76 303.798.700 7,37 B. Nguồn vốn 17.238.528.320 100 18.625.123.000 100 1.386.594.680 8,04 I.Nợ phải trả 11.724.137.938 68,01 12.156.862.753 65,27 432.724.815 3,69 1. Nợ ngắn hạn 6.724.137.931 57,35 6.976.744.186 57,39 252.606.255 3,76 2. Nợ dài hạn 4.785.714.286 40,82 5.024.238.156 41,33 238.523.870 4,98 3. Nợ khác 214.285.721 1,83 155.880.411 1,28 -58.405.310 -27,26 II. NVCSH 5.514.390.382 31,99 6.468.260.247 34,73 953.869.865 17,30 * Nguồn vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam tại thời điểm 31/12/2004 được tài trợ bởi 2 nguồn: Nợ phải trả và nguốn vốn chủ sở hữu. Trong đó: - Nợ phải trả là 12.156.862.753(đ) chiếm 65,27% tổng nguồn vốn. - Vốn chủ sở hữu là 6.468.260.247(đ) chiếm 34,13% tổng nguồn vốn. Trong kết cấu nguồn vốn của công ty thì vốn vay chiếm tỷ trọng khá cao, trong khi đó chi phí cho vốn vay lại cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Qua biểu 2 ta nhận thấy mặc dù về lượng vốn vay năm 2004 vẫn tăng lên 432.724.815(đ), tương đương với tỷ lệ 3,69% so với năm 2003 nhưng tỷ trọng vốn vay năm 2004 đã giảm 2,74% (= 65,27%-68,01%). Điều này cho thấy công ty đã cố gắng hạn chế tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn kinh doanh của mình. Như vậy, công ty cũng đang có nhiều cố gắng để phát huy tối đa tác dụng của đòn bẩy tổng hợp trong việc sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh. 2.2. Hiệu qủa tổ chức và sử dụng VLĐ của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. 2.2.1. Tình hình phân bổ vốn lưu động của công ty. 2.2.1.1. Nguồn vốn lưu động của công ty. Để đẳm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, nhu cầu vốn lưu động phải được đáp ứng kịp thời và đầy đủ. Vì vậy việc huy động cũng như việc quả lý sử, sử dụng VLĐ là rất quan trọng và cần thiết. Để đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của công ty, ta xem xét bảng biểu sau.(trang sau) Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch CN/ĐN Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền (±) %(±) A. Tài sản lưu động 13.117.216.020 100,00 14.200.012.000 100,00 1.386.594.680 8,04 B. Nguồn vốn lưu động 13.117.216.020 100,00 14.200.012.000 100,00 1.386.594.680 8,04 I. Nguồn vốn thường xuyên 6.393.087.082 48,74 7.223.267.814 50,87 830.189.732 12,99 II. Nguồn vốn tạm thời 6.724.137.938 51,26 6.976.744.186 49,13 252.606.248 3,77 1. Vay ngắn hạn 4.129.543.860 61,41 4.002.212.670 57,63 -127.331.190 -3,08 2. Phải trả cho người bán 1.576.095.070 23,44 1.528.367.821 21,91 -47.727.249 -3,03 3. Người mua ứng trước 444.558.467 6,61 697.388.248 10,00 252.829.781 56,87 4. Thuế và các khoản phải nộp 255.404.945 3,80 276.433.248 3,97 21.028.107 8,23 5. Phải trả CNV 186.391.225 2,77 153.578.094 2,20 -32.813.131 -17,60 6. Phải trả, phải nộp khác 132.465.517 1,97 318.139.535 4,56 185.674.018 140,17 Về nguồn VLĐ, qua phân tích biểu số 3 ta thấy: Tính đến thời điểm 31/12/2004,tổng TSLĐ cua công ty là 14.200.012.000(đ), tăng 8,04% so với năm 2003. Số VLĐ này được tài trợ từ hai nguồn là ngưòon VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời. + Thứ nhất: là nguồn VLĐ thường xuyên. Nguồn vốn này được xác định theo công thức: Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Tổng nợ ngắn hạn = 14.200.012.000 – 6.976.744.186 = 7.223.267.814 (đ), chiếm 50,87% tổng nguồn VLĐ. So với năm 2003, thì nguồn VLĐ thường xuyên năm 2004 đă tăng cả về mặt lượng là 12,99%và cả về mặt tỷ trọng trong tổng nguồn VLĐ thường xuyên là 2,13%(=50,87%- 48,47%).vậy, sự gia tăng này là điều có lợi cho công ty, giúp cho công ty chủ động được VLĐ và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu VLĐ cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. + Thứ hai: là nguồn VLĐ tạm thời. Cuối năm 2004 nguồn vốn này đạt 6.976.744.186 (đ),chiếm 49,13%tổng nguồn VLĐ, tăng 3,77%so với đầu năm. Trong đó: - Nguồn vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất 57,36% trong tổng nguồn VLĐ tạm thời.Đây là nguồn vốn mà công ty vay ngân hàng có thời hạn và phải trả lãi tiền vay. Vì vậy, nếu công ty sử dụng không hiệu quả nguồn này thì sẽ lằm giảm lợi nhuận của công ty và ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính, chẳng hạn khả năng thanh toán sẽ bị đe doạ do hệ số nợ cao… Điều này một mặt có thể là bất lợi cho công ty, đòi hỏi công ty phải có những biện pháp thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh để làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Mặt khác, hệ số cao sẽ trở nên tích cực nếu việc sử dụng vốn vay vẫn tạo ra các cơ hội kimh doanh có tỷ suất lợi nhuận trước lãi lãi vay cao hơn lãi suất tiền vay. Khi đó công ty sẽ tăng được hiệu quả của việc sử dụng vốn thông qua việc công ty được hưởng phần lợi nhuận chênh lệch lớn do sử dụng vốn vay mang lại sau khi đã trừ đi lãi tiền vay cho các tổ chức tín dụng. Từ đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, làm cơ sở phát triển vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong năm 2004 nguồn vốn vay ngắn hạn so với năm 2003 đã giảm về mặt lượng là 127.331.190 (đ) ứng với 3.08%và về tỷ trọng là 3,08% (=57,63%- 61,41%). Như vậy, công ty đang cố gắng thanh toán các khoản vay ngắn hạn để giảm bớt hệ số nợ, từ đó làm giảm bớt nguy cơ mất khả năng thanh toán. - Nguồn vốn tín dụng của nhà cung cấp là: 47.727.249(đ), chiếm 21,91% trong tổng nợ ngắn hạn. Về số lượng nguồn vốn này cuối năm 2004 đã giảm so với đầu năm là 47.727.249(đ) ứng với 3,03%. Trong tổng nguồn vốn lưu động tạm thời, tỷ trọng của nguồn vốn cũng giảm 1,53,% (= 21,91% - 23,41%), như vậy công ty đang thu hẹp dần nguồn chiếm dụng hợp pháp của công ty đối với nhà cung cấp. Điều này làm cho tình hình tài chính của công ty sáng sủa hơn do đã giảm được hệ số nợ. Tuy nhiên, trên lý thuyết công ty đang để lãng phí một nguồn vốn lẽ ra công ty đã được sử dụng mà không phải trả một đồng chi phí nào. Nhưng trên thực tế, khi sử dụng tín dụng của nhà cung cấp công ty phải có sự cân nhắc thật kĩ lưỡmg các khoản nợ này vì: nhìn bề ngoài dường như công ty không phải trả lãi, nhưng thực chất bên trong công ty phải chịu các điều kiện rằng buộc từ phía nhà cung cấp ( chẳng hạn phải mua với giá cao, số lượng nhiều… ) Như vậy, thành ra trong trường hợp này công ty phải chịu lãi suất tín dụng thương mại cao hơn nhiều so với lãi suất đi vay thông thường. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận và giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. - Các khoản người mua ứng trước có sự gia tăng rất lớn. ở thời điểm đầu năm 2004 lượng vốn này là 444.558.467(đ) nhưng đến cuối năm đã tăng lên 252.829.781(đ) ứng với 56,87%. Về tỷ trọng của nguồn vốn này so với tổng nguồn VLĐ cuối năm so với đầu năm cũng tăng lên 3,39%(=10% -6.61%). Điều này chứng tỏ công ty ngày càng có uy tín hơn với khách hàng và đây là điều kiên thuận lợi để công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. -Các khoản phải trả công nhân viên cuối năm 2004 đã giảm đáng kể so với năm 2003. Từ chố chỉ chiếm 2,77% trong tổng nợ ngắn hạn đầu năm 2004 thì đến cuối năm chỉ chiếm 2,20%. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện việc chi trả tiền lương, tiền thưởng và các khoản tiền phụ cấp cho công nhân viên đầy đủ và kịp thời hơn. -Các khoản nợ khác của công ty như: Thuế và các khoản phải nộp; phải trả phải nộp khác, trong năm 2004 đã gia tăng đáng kể cả về mặt lượng và cả về mặt tỷ trọng. Như vậy công ty chưa thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước và các chủ nợ khác. Điều này làm giảm uy tín của công ty trên thị trường và từ đó sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Như vậy, Nguồn VLĐ của công ty được tài trợ bởi gần một nửa bằng nợ ngắn hạn, trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguồn VLĐ thường xuyên có xu hướng gia tăng, điều này giúp công ty chủ động hơn trong việc sử dụng VLĐ và thực hiện các chiến lược kinh doanh, đặc biệt là các chiến lược kinh doanh dài hạn. 2.2.1.2. Kết cấu vốn lưu động của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Chủ doanh nghiệp khi đã có vốn trong tay cần phải biết sử dụng chúng vào mục đích gì cho phù hợp và mục đích này lại có tính chất quyết định đến hiểu quả sử dụng VLĐ. Nhiều giám đốc cho rằng hiện nay, việc huy động vốn không khó khăn bằng việc quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả, làm thế nào để tạo ra lợi nhuận. Để biết được công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam phân bổ VLĐ như thế nào, có hợp lý hay không, đem lại hiệu quả ra sao, ta đi xem xét bảng sau: Qua bảng trên ta thấy: tính đến thời điểm 31/12/2004 là 14.200.012.000(đ),tăng 1.386.594.680(đ) ứng với 8,04%so với thời điểm đầu năm. Trong đó: - Vốn bằng tiền là 2.886.522.365(đ) chiếm tỷ trọng 20.32% và tăng 11,09% so với đầu năm. Đây được xem là một dấu hiệu tốt cho thấy công tác thu hồi nợ về bán hàng của công ty gặp thuận lợi. Tiền tăng sẽ đmr bảo hơn khả năng thanh toán cũng như cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Các khoản phải thu tuy giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trộng lớn trong tổng VLĐ. Đầu năm các khoản phải thu là 5.643.502.194(đ), chiếm tỷ trọng 43,02%trong tổng VLĐ, cuối năm giảm 428.036.087(đ), hay giảm 7,58%, làm tỷ trọng giảm các khoản phải thu xuống còn 36,73%. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của công ty có tiến bộ. -Hàng tồn kho cuối năm là 5.612.410.567(đ), chiếm tỷ trọng 39,52% tổng VLĐ và tăng 1.048.800.355(đ) ứng với 22,98%so với đầu năm. - TSLĐ khác là 48.706.041(đ) chiếm tỷ trọng 3,43% tổng VLĐ và tăng 17.487.067(đ) so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ 56.01%. Như vậy, năm 2004 cùng với việc tăng quy mô VKD thì VLĐ cũng đã đạt 14.200.012.000(đ) nghĩa là tăng thêm 1.385.594.680(đ) ứng với tỷ lệ tăng 8,04%. Chủ yếu là do hàng tồn kho; lượng tiền mặt và tạm ứng tăng lên một cách đáng kể, còn các khoản phải thu lại có xu hướng giảm đi. 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam chúng ta sẽ đi sâu phân tích những chỉ tiêu khoa học chủ yếu: 2.2.2.1. Vốn bằng tiền và khả băng thanh toán Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ một lượng vốn nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, đòi hỏi phải có một lượng vốn bằng tiền để đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường. Biểu sau thể hiện việc chủ động trong thanh toán của công ty. Biểu số 5: Tình hình biến động vốn bằng tiền của công ty năm 2004 Đơn vị tímh: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền (±) %(±) I.Tiền 2.598.320.427 100 2.886.522.365 100 288.201.938 12,09 1.Tiền mặt tại quỹ 91.788.312 3,53 84.128.239 2,92 -7.660.073 -8,35 2.Tiền gửi ngân hàng 2.506.532.115 96,47 2.802.394.126 97,08 295.862.011 11,80 Tại thời điểm đầu năm, lượng vốn bằng tiền là 2.598.320.427(đ), chiếm 19,18%tổng TSLĐ, nhưng đến cuối năm lượng vốn bằng tiền đã tăng lên 288.201.938(đ) với tỷ lệ tăng 12,09% nên đã làm cho tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn VLĐ cuối năm2004 là 20,32% tăng 0,51% (=20,32%- 19,81%). Trong đó: - Tiền mặt tại quỹ chỉ còn 84.128.239(đ), tức là giảm 7.660.037(đ) với tỷ lệ giảm 8,35% so với đầu năm. Tỷ trọng của nó chiếm trong tổng vốn bằng tiền cũng giảm đi 0,61% (=2,92% - 3,53%). - Tiền gửi ngân hàng ở thời điểm cuối năm là 2.802.394.126(đ) chiếm tỷ lệ 97,08% tổng vốn bằng tiền. Như vậy, tiền gửi ngân hàng tăng cả về mặt lượng là 295.862.011(đ) với tỷ lệ tăng 11,80% và tăng cả phần tỷ trọng là 0,61% (= 97,08% - 96,47%). Như vậy, việc lưu giữ vốn bằng tiền của công ty được thực hiện chủ yếu dưới dạng tiền gửi ngân hàng (chiếm 97,08% tổng vốn bằng tiền). Sở dĩ như vậy vì công ty nhập động cơ và phụ tùng xe máy từ nước ngoài là chủ yếu. Việc có một lượng tiền lớn, ổn định trong tài khoản tiền gửi ngân hàng là điều kiện đảm bảo cần thiết trong giao dịch thương mại quốc tế, tránh được những rủi ro về tỷ giá hối đoái, đảm bảo có đủ dự phòng. Ngoài ra, qua phân tích ta còn nhận thấy: tỷ trọng giữa các loại tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng lại đang có sự điều chỉnh theo hướng giảm bớt tỷ trọng tiền mặt tại quỹ và tăng thêm tỷ trọng tiền gửi ngân hàng. Điều này có thể thấy việc quản lý vốn bằng tiền của công ty ngày càng được tổ chức chặt chẽ để phát huy tối đa khả năng sinh lời của đồng vốn tạm thời nhàn rỗi trong khả năng cho phép. * Khả năng thanh toán. - Việc dự trữ vốn bằng tiền nói riêng và tình hình VLĐ nói chung ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là loại tài sản dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác. Do đó, nó tác động mang tính quyết định đến khả năng thanh toán thực sự của công ty. Để đánh giá sự phù hợp giữa dự trữ vốn bằng tiền với nhu cầu thanh toán của công ty, chúng ta phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán qua biểu số 6. Các chỉ tiêu tính toán cho thấy: về mặt tiềm năng, công ty hoàn toàn có đủ khả năng thanh tóan các khoản nợ của mình. Điều này thể hiện ở chỗ: Các hệ số khả năng thanh toán đều lớn hơn 1 ( trừ khả năng thanh toán tức thời). Một đồng nợ ngắn hạn thường được đảm bảo bởi hơn một đồng VLĐ. Để tìm hiểu sâu hơn khả năng thanh toán ta đi phân tích từng hệ số về khả năng thanh toán. + Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty cuối năm lớn hơn đầu năm và cùng lớn hơn 1, nghĩa là công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Đầu năm công ty cần giải phóng 1/1,95 = 51% số tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có mới đủ thanh toán nợ ngắn hạn, nhưng đến cuối năm công ty chỉ cần giải phóng 1/2,03 = 49% số TSLĐ và ĐTNH hiện có là đủ thanh toán nợ ngắn hạn. Như vậy, đối với một doanh nghiệp có TSLĐ chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh như công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam thì hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở mức cao là tốt.Tuy nhiên, hệ số này cũng không nên quá cao vì khi đó có một lượng tài sản lưu động tồn trữ lớn, nó không vận động sẽ không sinh lời. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đầu năm là 1,27 nhưng đến cuối năm giảm xuống 1,23. Nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho tăng lên trong khi các khoản nợ ngắn hạn cũng tăng. Tuy nhiên, sự giảm sút của hệ số này là tương đối hợp lý vì một mặt nhằm sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn, mặt khác vẫn giữ được sự đảm nhiệm của hơn một đồng VLĐ cho một đồng nợ ngắn hạn. Biểu số 6: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty năm 2004. Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm Chênh lệch(±) 1.Tổng tài sản đồng 17.238.528.000 18.625.123.000 1.386.594.680 2.Tài sản lưuđộng đồng 13.117.216.020 14.200.012.000 1.082.795.980 3.Vốn bằng tiền đồng 2.598.320.427 2.886.522.365 288.201.938 4.Hàng tồn kho đồng 4.563.610.212 5.612.410.567 1.048.800.355 5.Tổng nợ đồng 11.724.137.938 12.156.862.753 432.724.815 6.Nợ ngắn hạn đồng 6.724.137.931 6.976.744.186 252.606.255 Các hệ số KNTT 7.HSKNTT hiện Thời (8=2:6) 1,95 2,03 0,08 8.HSKNTTnhanh [9=(2-4):6] 1,27 1,23 -0,04 9.HSKNTT tức thời (10=3:6) 0,39 0,41 0,02 - Hệ số khả năng thanh toán tức thời cuối năm đã tăng từ 0,39 lên 0,41. Điều này chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty rất khả quan, lượng tiền mặt tại quỹ và TGNH luôn đủ để thanh toán các khỏan nợ ngắn hạn. Trên lý thuyết, điều này hoàn toàn có lợi cho công ty khi muốn huy động thêm vốn và đặc biệt là khi muốn được hưởng tín dụng thương mại của nhà cung cấp. Như vậy, nhìn tổng quát khả năng thanh toán của công ty là tương đối chắc chắn. Phần lớn các hệ số khả năng thanh toán là tăng, khi mà lượng tiền dự trữ ngày một nhiều hơn nên công ty sẽ không phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán tài sản với giá rẻ để trả nợ lúc cần thanh tóan các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng công ty cũng cần phải xác định lại việc giữ tiền như vậy đã hợp lý hay chưa, công ty không nên dự trữ quá nhiều tiền vì khi đó sẽ làm giảm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác, giảm cơ hội sinh lời. Mặt khác, khả năng thanh toán nhanh của công ty còn được đảm bảo phần lớn bởi các khoản phải thu. Do đó, nếu các khoản phải thu gặp rủi ro (trở thành nợ khó đòi) thì công ty sẽ mất đi khả năng thanh tóan. Vì vậy, công ty phải có biện pháp quản lý các khoản phải thu sao cho có thể nhanh chóng thu hồi nợ khi nhu cầu thanh toán phát sinh. 2.2.2.2. Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, để sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, các doanh nghiệp thường áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hút khách hàng. Một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến nhất là cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, dưới dạng cho khách hàng mua chịu. Việc cho khách hàng mua chịu vừa là môt cách đẩy nhanh hàng hoá ra thị trường, vừa là cách để giữ, thu hút người mua đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Trong quan hệ thương mại, một công ty có thể vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng của các doanh nghiệp khác. Vì vậy, luôn tồn tại việc chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp và trong mỗi doanh nghiệp luôn có các khoản nợ phải thu. Bảng biểu sau thể hiện tình hình nợ phải thu của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Biểu số 7: Cơ cấu và tình hình biến động khoản phải thu của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam năm 2004 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền (±) % (±) 1.Ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca1.doc
Tài liệu liên quan