Luận văn Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 2

I. Vốn lưu động của doanh nghiệp 2

1. Khái niệm và đặc điểm 2

2.Vai trò của vốn lưu động 3

3. Thành phần vốn lưu động 5

4. Nguồn hình thành vốn lưu động 6

5.Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: 7

II. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp 8

1.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 8

2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 9

3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong DN 13

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các DN: 14

5.Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các DN: 14

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LẠNG SƠN. 16

I.Tổng quan về công ty 16

1. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty 16

2. Ngành Nghề Kinh Doanh Chủ Yếu Của Công Ty Là: 16

3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty: 16

4. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty hiện nay. 17

II. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 18

1. Tổ chức bộ máy công ty 18

2.Bộ máy kế toán của công ty 20

3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xi măng và Xây dựng công trình lạng sơn. 21

III. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty xi măng và xây dựng công trình lạng sơn. 22

1. Cơ cấu và nguồn vốn của công ty 22

2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty 25

3. Tình hình thanh toán công nợ 26

4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Xi măng và xây dựng công trình Lạng Sơn 28

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ SỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XI MĂNG VÀ XÂY DỤNG CÔNG TRÌNH LẠNG SƠN 30

1. Giải pháp về hàng tồn kho : 30

2. Đối với các khoản phải thu và phải vay : 31

3. Khai thác sử dụng hợp lý các nguồn vốn 31

4. Tổ chức tốt công tác bán hàng. 32

5. Tổ chức tốt công tác thanh toán. 32

6. Tiết kiệm chi phí trong kinh doanh. 32

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác nhau.Song theo cách chung duy nhất: Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, để thu được kết quả đó. Kết quả có thể đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau: kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường...còn chi phí có thể là tiền vốn, nhân công và thời gian. Với các doanh nghiệp, hiệu quả thường được đánh giá ở góc độ kinh tế. Đó là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là sự so sánh giữa doanh thu. Với chi phí sản xuất hoặc số vốn lưu động đã bỏ ra để đạt được mức Lợi nhuận đó. Nói cách khác, hiệu quả phản ánh mức độ khai thác sử dụng các nguồn lực như thế nào. Đơn giản đó là nếu chi phí bỏ ra càng ít mà kết quả đạt được nhiều thì có nghĩa là đạt hiệu quả cao và ngược lại nếu chi phí bỏ nhiều mà kết qủa đạt được ít thì hiệu quả thấp. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung, vốn lưu động nói riêng là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu chủ yếu là làm cho đồng vốn sinh lời tối đa.Mặc dù có nhiều quan điểm xuay quanh vấn đề này, song nhìn chung, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu: Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để. Phải sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực vốn. Phải sự dụng vốn đúng mục đích. 2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, vốn lưu động doanh nghiệp thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn. Nó quyết định tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp.Vì lý do đó, mỗi doanh nghiệp thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động để từ đó tìm ra những biện pháp tổ chức và quản lý sử dụng vốn lưu động tốt hơn.Ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu 1: Hệ số vòng quay vốn lưu động (hay mức luân chuyển vốn lưu động). Hệ số này là một trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Doanh nghiệp. Hệ số này cho biết một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ sẽ tạo được ra mấy đồng doanh thu. Nếu DN thu được doanh thu trên một đồng vốn lưu động là lớn thì hiệu quả sử vốn lưu động là cao và ngược lại. Doanh thu thuần Hệ số vòng quay VLĐ = VLĐ bình quân Chỉ tiêu 2: Kỳ luân chuyển vốn lưu động(số ngày của một vòng quay vốn). Công thức tính: 360 ngày Kỳ luân chuyển VLĐ = Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ Kỳ luân chuyển vốn lưu động là số ngày cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng luân chuyển. Số ngày hoàn thành một vòng luân chuyển của vốn lưu động càng nhanh thì lợi nhuận thu về càng cao và ngược lại nếu vòng luân chuyển cang chậm thì lợi nhuận thu được ngày càng ít. Chỉ tiêu 3 : Mức tiết kiệm (lãng phí) vốn lưu động Từ sự phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động và kỳ luân chuyển VLĐ ta có thể xem xét ảnh hưởng của chúng tới mức độ tiêt kiệm( lãng phí VLĐ) sử dụng trong kỳ. Mức lãng phí (tiết kiệm) vốn lưu động = Doanh thu thuần bình quân một ngày X Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ này - Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ trước Chỉ tiêu này bổ sung cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nó phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm ( lãng phí) được do tốc độ lưu chuyển vốn lưu động kỳ này so với kỳ gốc. Số vốn lưu động có thể tiết kiệm được có thể được sử dụng vào mục đích khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, còn nếu bị lãng phí cần tìm cách khắc phục. Chỉ tiêu 4 : Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn cao vốn lưu động được tiết kiệm càng nhiều. Chỉ tiêu 5: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Các hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ứng khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Tổng số TSLĐ + Đầu tư ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng số nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đến hạn thanh toán, chỉ tiêu này cho biết các tài sản sẵn sàng chuyển đổi thành tiền trong một thời gian ngắn để thanh toán các khoản nợ đến hạn thanh toán. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn càng cao tuy nhiên trong một số trường hợp hệ số này quá cao thì phải xem xét thêm tình hình tài chính có liên quan. Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số này là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Muốn biết được tình hình tài chính của DN. Khi xem xét thấy DN ít công nợ đối với đơn vị khác và có khả năng thanh toán dồi dào thì điều này chứng tỏ khả năng tài chính của DN rất tốt và vững vàng. Chính điều này sẽ tạo cho DN khả năng chủ động về vốn. Đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thuận lợi. Chủ động đầu tư mua sắm. Khả năng thanh toán của DN liên quan đến việc sử dụng vốn lưu động. để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ phải trả. DN phải sử dụng đến tiền mặt và các loại tài sản có khả năng thanh toán nhanh chóng chuyển đổi thanh tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn của DN - đó chính là hệ số thanh toán. Tiền + Các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì chứng tỏ khả năng thanh toán của DN tương đối khả quan DN vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh các khoản nợ phải trả. Và ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì tình hình thanh toán các khoản nợ của DN hết sức khó khăn lúc này buộc DN phải bán gấp vật tư hàng hoá dự trữ để lấy tiền trả nợ nần. Chỉ tiêu 6 : Kỳ thu tiền trung bình Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình = x 360 Doanh thu thuần Số phải thu đầu kỳ + số phải thu cuối kỳ Số dư bình quân các khoản phải thu = 2 Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian để thu được các khoản tiền bán hàng phải thu cho đến khi thu được tiền. Kỳ thu tiền trung bình phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ và tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu 7 : Vòng quay hàng tồn kho Doanh thu thuần Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân trong kỳ Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao chứng tỏ việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp tốt. Doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp có thể đã dự trữ một lợng vật tư quá mức dẫn đến tình trạng hàng hoá bị ứ đọng và sản phẩm tiêu thụ chậm. từ đó có thể dẫn đến việc doanh nghiệp khó khăn về tài chính. Chỉ tiêu 8: Hệ số sinh lời vốn lu động Tổng lợi nhuận Hệ số sinh lời vốn lu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. 3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong DN Trong kinh doanh vấn đề đặt ra cho mọi nhà quản lý cả về lý luận và thực tiễn là phải đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. Không một nhà kinh doanh nào lại muốn tồn tại trong tình trạng thua lỗ dẫn tới phá sản. Để tránh tình trạng thua lỗ, thu được lợi nhuận trong kinh doanh đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nắm bắt các quan hệ tài chính trong quá trình tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh. Do hiện tợng kinh tế phát sinh diễn biến phức tạp đòi hỏi DN phải có nghệ thuật sử dụng vốn, biết điều hoà sử dụng vốn thích ứng với tình hình kinh doanh ở từng giai đoạn, biết tập trung vốn vào khâu trọng điểm, có biện pháp bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cần thiết cho mọi loại hình doanh nghiệp, vì vốn là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định đầu ra của sản phẩm, quyết định giá bán của sản phẩm hàng hoá - giá cả là một trong những chiến lược cạnh tranh giữa các đơn vị kinh tế. Nếu sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm thì giá bán của sản phẩm có thể giảm xuống hợp lý. Đây là một lợi thế trong cạnh tranh thu hút khách hàng và tăng doanh thu cho đơn vị Sử dụng vốn nói chung và sử dụng vốn nói riêng có hiệu quả là nhằm thực hiện yêu cầu của cơ chế hạch toán kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả , không ngừng nâng cao hiệu quả trên cơ sở tự chủ về kinh tế tài chính. Vì vậy việc sử dụng vốn có hiệu quả và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn DN mới có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với các DN. Xuất phát từ vai trò vị trí của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh,là yếu tố cấu thành vốn kinh doanh. Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các DN: - Những yếu tố về tính chất của ngành nghề kinh doanh và mực độ hoạt động kinh doanh của DN: các yếu tố về quy mô kinh doanh, chu kỳ kinh doanh , tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh, những thay đổi về công nghệ sản xuất. - Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: khoảng cách giữa các DN với những người cung cấp,khoảng cách giữa các DN với thị trường bán hàng,điều kiện và phương tiện giao thông vận tải... - Những yếu tố về chính sách của DN trong tiêu thụ ,tín dụng và tổ chức thanh toán (bao gồm kỳ hạn thanh toán với người bán va với người mua). - Yếu tố về giá cả vật tư hoặc hang hoá dự trữ: Sự biến động về giá cả vật tư cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu vốn lưu động. 5.Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các DN: ã Quản lý vốn dự trữ: - Xác định đúng đắn lượng nguyên liệu hoặc hàng hoá mua trong kỳ, lượng tồn kho dự trữ thường xuyên. Xác định và lựa chọn người cung ứng thích hợp - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hoá - Lựa chọn các vận chuyển thích hợp,giảm bớt chi phí vận chuyển, bốc xếp. ãQuản lý khoản phải thu: - Xác định chính sách bán chịu và mức độ nợ phải thu: những yếu tố như chính sách bán chịu , phân tích khách hàng và xác định đối tượng bán chịu và xác định điều kiện thanh toán. - Kiểm soát nợ phải thu và các biện pháp chue yếu thu hồi nợ: Mở sổ theo dõi nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng. ãQuản lý vốn bằng tiền: - Quản lý chặt chẽ các khoản thu và chi bằng tiền. - Đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì dự trữ tiền tệ ở mức cần thiết. Chương II Quá trình hình thành và phát triển tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty xi măng và xây dựng công trình lạng sơn. i.tổng quan về công ty 1.Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Nhà máy xi măng lạng sơn là một doanh nghiệp nhà nước thành lập vào tháng 10 năm 1960 lấy tên là xí nghiệp vôi phai duốc trực thuộc Ty kiến trúc tỉnh lạng sơn (sở xây dựng). Đến năm 1972. Ty kiến trúc tỉnh lạng sơn quyết định sát nhập xí nghiệp với đội cơ giới đá hồng phong lấy tên là xí nghiệp vôi đá. Năm 1991 " Xí nghiệp vật liệu xây dựng" được đổi tên thành " Nhà máy xi măng lạng sơn". Tên giao dịch : Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn Trụ sở : Thành phố Lạng sơn - Tỉnh Lạng Sơn Địa Chỉ : Đường Phai Vệ – Phường Đông Kinh –Thành Phố Lạng Sơn 2. Ngành Nghề Kinh Doanh Chủ Yếu Của Công Ty Là: *Sản xuất xi măng, vôi, gạch nung, gạch lát,đá xẻ, bê tông đúc sẵn. *khai thác đá xây dựng xây dựng các công trình dân dụng. *Xây dựng phần bao che công trình công nghiệp. *Xây dựng các công trình giao thông nông thôn. *Xây lắp điện hạ thế và các trạm biến áp dới 35KV. 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty: Công ty xi măng và xây dựng công trình Lạng Sơn là đơn vị sản xuất công nghiệp, sản phẩm chủ yếu Công ty mang hình thức vật chất cụ thể. Trong đó sản phẩm chính là xi măng, sản phẩm phụ gồm: gạch lát, bê tông, đá xây dựng, cột bê tông, cống ly tâm , ..... Trong Công ty ngoài bộ phận quản lý còn có các phân xưởng như: - Phân xưởng Nguyên Liệu : có nhiệm vụ sản xuất bột phối liệu, số người trong phân xưởng có 50 người làm 3 ca liên tục. - Phân xưởng lò có nhiệm vụ sản xuất clinke, , số người trong phân xưởng có 50 người làm 3 ca liên tục. - Phân xưởng thành phẩm : có nhiệm vụ sản xuất xi măng rời và xi măng bao có 100 công nhân làm 3 ca liên tục. - Phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ phục vụ sửa chữa, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị sản xuất toàn nhà máy. Số người trong phân xưởng có 35 người chủ yếu làm theo giờ hành chính. - Phân xưởng sản xuất bê tông có nhiệm vụ sản xuất gạch bê tông, cột điện và cống ly tâm, có 86 công nhân sản xuất làm 2 ca. - Phân xưởng khai thác đá có nhiệm vụ khai thác đá và sản xuất đá hộc, đá dăm có 47 người làm theo giờ hành chính. 4. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty hiện nay. Thuận lợi: - Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên rất đoàn kết, nhiệt tình, năng động, giàu kinh nghiệm xây dựng và thực hiện mục tiêu của Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý không ngừng được nâng cao trình độ. - Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước vì vậy có ưu thế lớn trong việc được cấp tín dụng vay vốn Ngân hàng bằng tín chấp. Ngoài ra, Công ty có địa điểm kinh doanh thuận lợi, nằm ngay Trung tâm Thành phố Lạng Sơn nên rất thuận tiện cho việc trao đổi lưu thông hàng hóa. Khó khăn: Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Do đó để tồn tại và hòa nhập với tình hình đó đòi hỏi Công ty phải tự chủ kinh doanh, phải tìm tòi sáng tạo để việc kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Không những thế, các chính sách của Nhà nước liên tục được thay đổi đặc biệt là chính sách thuế nên đã gây khó khăn trong việc hạch toán các phương án kinh doanh của Công ty. Hàng nhập lậu Trung Quốc ngày càng nhiều gây khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm của Công ty. ii.tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1. Tổ chức bộ máy công ty sơ đồ 01: sơ đồ tổ chức của công ty Phân xưởng gạch bê tông Phân xưởng khai thác đá Phân xưởng nguyên liệu Phân xưởng lò nung Phân xưởng thành phẩm Phân xưởng cơ điện Phó Giám đốc kỹ thuật Phó Giám đốc kinh doanh phòng kỹ thuật phòng KCS phòng kế toán phòng tổ chức Phòng kế hoạch phòngcung ứng Giám đốc Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong nhà máy . Giám đốc : Chỉ đạo trực tuyến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Phó giám đốc phụ trách kinh doanh : Trực tiếp chỉ đạo công tác phòng kế hoạch và phòng cung ứng vật tư , đồng thời chỉ đạo quản lý theo chức năng tới các bộ phận của công ty . Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật : Chỉ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật và phòng KCS , đồng thời chỉ đạo quản lý theo chức năng tới các bộ phận của công ty . - Phòng tổ chức hành chính : Quản lý , điều động , bồi dưỡng cán bộ công nhân viên , tổ chức phát động thi đua trong công ty . - Phòng kế hoạch : Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, cung cấp vật tư kịp thời đảm bảo sản xuât được liên tục và tạo sự nhịp nhàng giữa các phân xưởng . - Phòng kỹ thuật KCS : Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật sản xuất , giám sát kỹ thuật kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và quản lý chât lượng sản phẩm đầu ra của công ty . - Phòng kế toán tài vụ : Quản lý công tác tài chính đảm bảo tiền vốn một cách kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh hạch toán kế toán chính xác kết quả kinh doanh của đơn vị . - Phân xưởng nguyên liệu : Có nhiệm vụ sản xuất bột phối liệu . - Phân xưởng lò nung : Có nhiệm vụ sản xuất Klinke - nửa thành phẩm - Phân xưởng khai thác đá : Có nhiệm vụ sản xuất đá hộc , đá dăm , là nguyên liệu cho sản xuất Xi măng . - Phân xưởng thành phẩm : Có nhiệm vụ sản xuất Xi măng rời và Xi măng bao - Phân xưởng cơ điện : Sửa chữa , kiểm tra , bảo dỡng thiết bị sản xuất toàn công ty. - Phân xưởng gạch bê tông : Có nhiệm vụ sản xuất gạch bê tông , cột điện 2.Bộ máy kế toán của công ty sơ đồ 02: sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Trưởng phòng kế toán Kế toán tổng hợp TSCĐ Kế toán vật tư Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ Kế toán trưởng: Đảm nhiệm chức năng trưởng phòng, phụ trách công việc chung của phòng.Tham mưu cho giám đốc về các phương án chiến lược SXKD. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về các vấn đề tài chính kế toán của công ty. Kế toán tiêu thụ : Theo dõi chi tiết các khoản doanh thu bán hàng hàng tháng lên bảng tiêu thụ tính thuế VAT phải nộp cho nhà nước . Kế toán thanh toán : Theo rõi tài khoản tiền mặt , tiền gửi ngân hàng các khoản thanh toán với công nhân viên , BHXH các khoản tạm ứng . Kế toán vật tư : Theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, các khoản chi tiết với người bán. Cuối tháng lên bảng tổng hợp nhập xuất vật liệu. Tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ . Kế toán tổng hợp : Theo dõi các chi tiêt TK nguồn vốn , tình hình tài sản các quỹ xí nghiệp. Tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. đồng thời là kế toán tổng hợp với nhiệm vụ tổng hợp cân đối số sách kế toán, giúp kế toán trưởng lập báo cáo tài chính định kỳ. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xi măng và Xây dựng công trình lạng sơn. Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền % 1. Tổng doanh thu 296.427.321 346.441.251 50.013.930 16,8 2.Các khoản giảm trừ 18.283 26.182 7.899 43,2 3.Doanh thu thuần 296.409.038 346.415.069 50.006.031 16,8 4.Giá vốn hàng bán 295.102.211 344.432.231 49.330.020 16,7 5.Lợi nhuận gộp 1.306.827 1.982.838 676.001 51,7 6.Chi phí bán hàng 392.126 540.214 148.088 37,8 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 576.321 821.430 245.109 42,5 8.Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 338.380 621.194 282.814 83,5 9.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 511.234 458.357 - 52.877 -10,3 10.Lợi nhuận khác -412.113 -438.217 -26.104 -6,3 11.Lợi nhuận trước thuế 437.501 641.334 203.833 46,5 12. Thuế thu nhập doanh nghiệp 122.500 179.573 57.037 46,5 13. Lợi nhuận sau thuế 315.001 461.761 146.760 46,5 (Nguôn Báo cáo kết quả tài chính của Công Ty XM & XDCT Lạng Sơn) Trong nền kinh tế thị trường kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Công ty xi măng và xây dựng công trình lạng sơn, vì vậy luôn luôn được coi trọng trong công tác quản lý. Trước khi xem xét vốn lưu động của Công ty ta đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua ta thấy rõ chỉ tiêu năm 2004 cao hơn so với năm 2003 như sau: Năm 2004 tổng doanh thu : 346.441.251 nghìn đồng, trong khi đó năm 2003 mới chỉ đạt đợc: 296.427.321 nghìn đồng và về số chênh lệch tương ứng là 16,8 %. Năm 2004/2003 cùng với doanh thu tăng thì doanh thu thuần cũng tăng rõ rệt. Năm 2004 chiếm 346.415.069 nghìn đồng so với năm 2003 mới chiếm 296.409.038 nghìn đồng. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán cũng tăng lên ,năm 2004/2003 chiếm 39.330.020 nghìn đồng .Giá vốn hàng bán tăng đã tác động mạnh tới yếu tố lợi nhuận gộp tăng 51,7% tương ứng với 676.001 nghìn đồng năm 2004 so với năm 2003 . Hơn nửa trong 2 năm này chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng . Nhưng mức chi phí này chiếm một tỷ trong không lớn lắm trong tổng nguồn vốn của công ty nên lợi nhuận từ hoạt động SXKD tăng lên một cách đáng kể,năm 2004/2003 là 282.814 nghìn đồng tương ứng với 83,5% và dẫn đến lợi nhuận trước thuế tăng 46,5% và lợi nhuận sau thuế cũng tăng 46,5%. .Để đánh giá một cách chi tiết hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn ta sẽ xem xét và phân tích qua bảng số liệu 02 sau đây. III. tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty xi măng và xây dựng công trình lạng sơn. 1. Cơ cấu và nguồn vốn của công ty Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có một lợng vốn nhất định còn doanh nghiệp phát triển được hay không tuỳ thuộc vào việc sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quyết định. Để thấy rõ hơn tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty căn cứ vào bảng cân đối kế toán 2003 -2004 ta có: Bảng 02 : Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Đơn vị tính:Nghìn đồng Chỉ Tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng vốn kinh doanh 70.765.532 100,0 85.726.528 100,0 14.960.996 21,1 Vốn cố định 8.725.431 12,3 9.273.312 10,8 547.881 6,3 Vốn lu động 62.040.101 87,6 76.453.216 89,1 14.413.115 23,2 (Nguôn Báo cáo kết quả tài chính của Công Ty XM & XDCT Lạng Sơn) Qua số liệu ở bảng trên ta thấy: Tổng vốn kinh doanh của Công ty năm sau đã tăng hơn năm trước.Cụ thể năm 2003 là 70.765.532 nghìn đồng và năm 2004 đã tăng lên là 85.726.528 nghìn đồng tăng 21.1%.Điều này chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng tăng lên và cho thấy khả năng huy động vốn của Công ty trong việc tăng qui mô vốn của mình. ã Vốn cố định năm 2003 là 8.725.431 nghìn đồng và năm 2004 là 9.273.312 nghìn đồng. Năm 2004 tăng 6,3% so với năm 2003 nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể nhưng cũng chứng tỏ rằng Công ty đã và đang quan tâm đầu tư vốn vào kinh doanh. ã Vốn lưu động trong 2 năm qua cũng tăng. Năm 2004/2003 tăng 23,2% điều đó chứng tỏ quy mô và năng lực kinh doanh của Công ty và đã làm nhu cầu về vốn lưu động tăng lên. ã Mặc dù trong 2 năm qua vốn lưu động và vốn cố định có tăng, nhưng để có kết quả trên Công ty đã phải huy động từ nguồn vốn CSH, từ nguồn cung ứng và các khoản nợ, trong đó nợ ngắn hạn là chủ yếu. Để xem xét một cách cụ thể hơn ta đi xét cơ cấu nguồn hình thành vốn Bảng 03: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh tại Công ty Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % I.Tổng nguồn vốn 70.765.532 100,0 85.726.528 100,0 14.960.996 21,1 A.Nợ phải trả 60.145.291 84,9 68.129.096 79,5 7.983.805 13,3 1.Nợ ngắn hạn 51.126.130 85 57.210.171 83,9 6.084.041 12 2.Nợ khác 9.019.161 14,9 10.918.925 16 1.899.764 21 B.Nguồn vốn CSH 10.620.241 15 17.597.432 20,5 6.977.191 65,7 (Nguôn Báo cáo kết quả tài chính của Công Ty XM & XDCT Lạng Sơn) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy rõ tổng nguồn vốn năm 2004 đã tăng 14.960.996 nghìn đồng so với năm 2003 với tỷ lệ tương ứng là 21,1%. Năm 2003 vốn CSH là 10.620.241 nghìn đồng và năm 2004 là 17.579.432 nghìn đồng tức tăng 65.7%. Bên cạnh đó nợ phải trả lại tăng lên theo từng năm và chiếm một tỉ trọng lớn hơn so với nguồn vốn CSH. Năm 2004 so với 2003 tăng 13.3%. nguyên nhân chính là do Công ty bị khách hàng chiếm dụng và lượng hàng hoá tồn kho chiếm quá nhiều , vì vậy Công ty phải tìm cách huy động vốn từ nguồn vay ngắn hạn tại ngân hàng và nguồn vốn chiếm dụng của người bán là chủ yếu . Vay ngân hàng là điều mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải làm khi thiếu vốn, mà nguồn vốn vay này các doanh nghiệp chỉ vay khi thật cần thiết. Vì vay ngân hàng là phải trả đúng hạn, phải trả lãi và số vay không được vượt quá tài khoản đảm bảo. Nhưng trong quá trình kinh doanh Công ty vẫn phải vay ngắn hạn với số tiền năm 2004 là 57.210.171 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 6.084.041 tr.đ và chiếm 12% so với năm 2003 . Từ các kết quả đã phân tích, để có vốn cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và ổn định phù hợp với sự phát triển quy mô kinh doanh của mình, Công ty đã phải huy động nguồn lực bên ngoài là chủ yếu .điều đó sẽ dẫn đến việc Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh và tài chính. Do vậy, với một nguồn vay ngắn hạn chiếm một tỷ lệ lớn thì việc phân bố và sử dụng nguồn này thật hợp lý thì mới có hiệu quả và tránh được rủi ro . Để thấy rõ việc quản lý và sử dụng vốn lưu động như thế nào? Ta hãy xem xét tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty XM và XDCT Lạng Sơn qua bảng số liệu sau đây . 2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Bảng 04: Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % I.Vốn bằng tiền 937.541 1,5 1.121.325 1,5 183.784 19,6 1. Tiền mặt tại quỹ 342.412 36,5 396.431 35,4 54.109 15,8 2.Tiền gửi ngân hàng 595.129 63,5 724.894 64,6 129.765 21,8 II.Các khoản phải thu 19.525.621 31,5 24.341.412 31,8 4.815.591 24,7 1.Phải thu của khách hàng 13.421.314 68,7 18.211.248 74,8 4.786.934 35,7 2.Phải thu nội bộ 5.525.257 28,3 5.431.412 22,3 178.957 3,2 3.Phải thu khác. 579.050 3 698.950 2,9 119.900 20,7 III.Hàng tồn kho 40.627.542 65,6 50.274.125 65,8 9.601.583 23,6 1. NVL trong kho 2.216.315 5,4 3.212.297 6,4 995.982 44,9 2.Công cụ dụng cụ 281.159 0,7 374.129 0,7 65.970 23,5 3.Hàng hoá tồn kho 38.175.068 93,9 46.714.699 92,9 8.737.977 23,3 IV.TSLĐ khác 904.397 1,5 716.354 0,9 -188.034 20,8 1. Tạm ứng 324.248 35,9 312.438 43,6 -11.810 3,6 2. Chi phí trả trước 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32368.doc
Tài liệu liên quan