Luận văn Xác định tỉ lệ tiêu hóa của cây mai dương (mimosa pigra l.) trong khẩu phần của dê thịt

LỜI CẢM TẠ i

TÓM LƯỢC ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH BẢNG v

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ v

DANH SÁCH HÌNH vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1. Một số đặc điểm thực vật và phân bố địa lý của cây Mai

dương (Mimosa pigra L.) 3

2.1.1. Mô tả 3

2.1.2. Phân bố địa lý 4

2.1.3. Sinh thái 4

2.1.4. Sinh trưởng và phát triển 5

2.1.5. Sinh sản 5

2.1.6. Diễn biến quần thể 6

2.1.7. Tác dụng 7

2.1.7.1. Tác dụng bất lợi 7

2.1.7.2. Tác dụng có lợi 8

2.2. Sử dụng cây họ đậu làm thức ăn cho gia súc nhai lại 8

2.3. Một số đặc điểm của cỏ lông para (Brachiaria multica) 12

2.3.1. Nguồn gốc 12

2.3.2. Đặc điểm thực vật học 12

2.3.3. Đặc điểm sinh thái học 13

2.3.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng 13

2.4. Một số đặc điểm sinh học về loài dê 14

2.4.1. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của dê 14

2.4.2. Sự tiêu hóa của dê 14

2.4.2.1. Hệ số tiêu hóa thức ăn của dê 14

2.4.2.2. Lượng thức ăn ăn được 1

pdf63 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định tỉ lệ tiêu hóa của cây mai dương (mimosa pigra l.) trong khẩu phần của dê thịt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dương ở nồng độ 0,2% trọng lượng khô của lá (Lonsdale, 1992). Ở Thái Lan, khi cho cừu ăn mai dương ở mức thấp trộn với cỏ lông para (Brachiaria mutica), mai dương không làm giảm sự tiêu hóa thức ăn và được xem là thành phần thức ăn có protein cao. Theo kết quả một thí nghiệm so sánh ảnh hưởng của sự thay thế mai dương cho Leucaena leucocephala trong khẩu phần của heo và chuột, mai dương có thể thay thế hoàn toàn cho leucaena. Lá 3 Trích dẫn từ Dương Thanh Liêm, 2003. 4 Trích dẫn từ Miller, 2004 11 mai dương được sử dụng trong khẩu phần của chim cút ở mức 6% mà không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào. Ở Thái Lan, khi trâu ăn rơm lúa kết hợp với mai dương thì ít giảm trọng lượng hơn là chỉ ăn rơm lúa (Miller, 2004). Bajhau và Cox (2000) thí nghiệm trên 22 con dê, được chia làm 2 nhóm: một nhóm được chăn thả trên bãi có cây Mai dương mọc và một nhóm được chăn thả trên bãi cỏ pangola (Digitaria decumbens). Cả 2 nhóm được cung cấp nước tự do nhưng không bổ sung thức ăn. Thí nghiệm được tiến hành trong 12 tuần. Thành phần dinh dưỡng lá và thân non có kết quả là 42% vật chất khô (DM), 18,3% protein thô (CP), 0,2% P và 1,36% Ca trên vật chất khô. Bajhau kết luận rằng: Dê có khả năng sử dụng mai dương khi nguồn thức ăn khác không sẵn có. Tại Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp và Hội Nông dân huyện Tân Châu, tỉnh An Giang đã thí điểm mô hình nuôi dê dùng thức ăn chính là các loại cỏ tự nhiên và bổ sung đạm bằng cây mai dương cho kết quả tăng trọng rất tốt và không thấy có ảnh hưởng bất lợi nào. Ví dụ, sau 08 tháng nuôi, đàn dê tăng trọng từ 18-25 kg/con và hầu hết dê cái đều sinh sản tốt. Những người tham gia mô hình cho biết loài dê rất khoái khẩu với cây Mai dương, khi chăn thả trên đồng cỏ chúng luôn luôn tìm cây mai dương để ăn trước tiên. Khảo sát của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Sóc Trăng (2004) một con dê có thể ăn hết bình quân 100-200 cây/con/ngày (cây non, cao trung bình). 2.3. Một số đặc điểm của cỏ lông para (Brachiaria mutica) 2.3.1. Nguồn gốc Cỏ lông para có nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brasil), châu Phi và có nhiều ở các nước nhiệt đới, được đưa vào Australia năm 1880 và vào nước ta ở Nam Bộ từ 1875 và Trung Bộ 1930 rồi sau đó ra Bắc Bộ (Nguyễn Thiện, 2002). 2.3.2. Đặc điểm thực vật học Cỏ lông para là loài cỏ lâu năm, nhiều rễ. Thân dài 0,6-2 m, phân nhánh, mềm, bò trên mặt đất, mọc rễ và đâm chồi ở các đốt, sau đó vươn 12 thẳng lên cao có thể tới 2 m, đốt có lông mềm trắng. Lá hình mũi mác dài, nhọn đầu, gần hình tim ở gốc, dài 10-20 cm, rộng 1,0-1,5cm, phẳng, có ít lông ở mặt dưới; mép lá sắc; bẹ lá dẹt, khía rãnh, có lông trắng mềm; lưỡi bẹ ngắn, có nhiều lông. Cụm hoa hình chùy, dài 8-20 cm, thẳng đứng, gồm 8-20 bông đơn hay kép ở gốc, dài 5-10 cm (Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời, 1981). 2.3.3. Đặc điểm sinh thái học Cỏ lông para ưa thích khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ tối thiểu để cỏ có thể sống được là 8oC, nếu lạnh hơn thì nó có thể chết lụi dần (Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời, 1981), nhiệt độ sinh trưởng trung bình thích hợp là 21oC. Nó có thể sinh trưởng ở những vùng cao tới 1000 m so với mực nước biển. Thích hợp với những vùng có lượng mưa cao nhưng có thể tồn tại ở những nơi có lượng mưa thấp khoảng 500 mm/năm. Phát triển mạnh ở chỗ đất bùn lầy, chịu được ngập nước (tới 60 cm), nên xuất hiện nhanh ở các bờ sông, suối, cống rãnh. Có thể sinh trưởng ở đất đỏ, đất mặn, đất phènnhưng ưa đất phù sa, đồng bằng. Cỏ para là cây cỏ nửa nước, nửa cạn và có thể sống được cả ở những nơi nước chảy (Nguyễn Thiện, 2002). Có thể sử dụng cỏ lông para cho gia súc ăn dưới dạng tươi, ủ xanh, hoặc phơi khô (Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời, 1981). 2.3.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của cỏ lông para Đặc điểm mẫu Chất khô % chất khô Protein thô Xơ thô Tro Mỡ thô Dẫn xuất không đạm Tươi, 6 tuần (Ấn Độ) 29,5 14,2 26,6 12, 4 1,9 44,9 Tươi, 10 tuần (Ấn Độ) 39,8 13,2 29,4 12, 0 1,5 43,9 Tươi, 14 tuần (Ấn Độ) 36,3 11,9 28,5 11, 3 1,8 46,5 Khô, 35 ngày (Venezuela) - 10,9 30,5 8,7 1,8 48,1 Khô, 45 ngày (Venezuela) - 12,0 27,3 10, 7 2,9 47,1 13 Đặc điểm mẫu Chất khô % chất khô Protein thô Xơ thô Tro Mỡ thô Dẫn xuất không đạm Tươi, 6 tuần (Ấn Độ) 29,5 14,2 26,6 12, 4 1,9 44,9 Khô, 55 ngày (Venuzuela) - 10,4 27,9 9,9 3,0 48,8 Tươi, giữa ra hoa (Trindad) 29,0 9,4 30,8 9,9 2,0 50,9 Nguồn: Nguyễn Thiện, 2002 2.4. Một số đặc điểm sinh học về loài dê 2.4.1. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của dê Cũng như các gia súc khác, sinh trưởng và phát triển của dê tuân theo quy luật giai đoạn, nó phụ thuộc vào giống, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý và môi trường. Thông thường trọng lượng dê sơ sinh là 2,5-3,5 kg; 3 tháng đạt 9-12 kg; 6 tháng là 15-21 kg; 12 tháng là 23-29 kg; 18 tháng là 30-40 kg. Dê đực luôn tăng trọng nhanh hơn dê cái. Giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi cường độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là cao nhất (90-120 g/con/ngày và 95-130 %), tiếp theo là giai đoạn 3-6 và 6-12 tháng (70-110 g/ngày và 30-50 %), giai đoạn 12-18 tháng cường độ sinh trưởng giảm đi dần dần (20-45 g/con/ngày và 10-20 %), giai đoạn 18-24 tháng cường độ sinh trưởng của dê thấp xuống (20-30 g/con/ngày), và đến giai đoạn trưởng thành, cường độ sinh trưởng thấp dần và thay đổi không rõ rệt (Đinh Văn Bình, 2005). Bảng 2.3. Trọng lượng của dê lai (Bách Thảo x Cỏ) qua các tháng tuổi (kg) Lứa tuổi Sơ sinh 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng Dê đực 2,45 10,95 19,5 26,6 32,7 36,6 42,5 Dê cái 2,10 9,10 17,6 22,8 28,4 30,8 32,6 Nguồn: Đinh Văn Bình, 2005 14 2.4.2. Sự tiêu hóa của dê 2.4.2.1. Hệ số tiêu hóa thức ăn của dê Giá trị của thức ăn không những được đánh giá qua kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng mà còn xem loại thức ăn đó có được tiêu hóa và hấp thụ được bao nhiêu. Hệ số tiêu hóa thức ăn là lượng thức ăn được dê tiêu thụ không bị thải ra qua phân. Công thức tính: Lượng thức ăn ăn vào - Lượng thải qua phân Hệ số tiêu hóa thức ăn (%) = x 100 Lượng ăn vào Hệ số tiêu hóa phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và các phần của cây thức ăn, loại dê và giống dê, đặc điểm sinh học của cây thức ăn, mức độ nuôi dưỡng dê (Nguyễn Thiện và Đinh Văn Bình, 2003). 2.4.2.2. Lượng thức ăn ăn được Dê hơn hẳn các loại gia súc khác là có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn. Thậm chí một số loại thức ăn có mùi khác biệt, có độc tố mà gia súc khác không ăn được, nhưng dê vẫn ăn như lá xoan, lá keo tai tượng, lá điền thanh Tuy nhiên lượng thức ăn ăn được phụ thuộc vào nhiều yếu tố và ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và năng suất chăn nuôi. Có ba nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn được như: nhân tố thức ăn (mùi, vị, thay đổi thức ăn, độ ẩm, khả năng tiêu hóa, kích thước, loại hình), nhân tố môi trường ngoại cảnh (thời gian cho ăn, số lần cho ăn, số lượng thức ăn, sự cạnh tranh với gia súc khác, nhiệt độ, độ ẩm không khí, phương pháp cho ăn) và nhân tố gia súc (tính ngon miệng, ưa thích, tầm vóc gia súc, giai đoạn sản xuất như đang chửa hay tiết sữa). Lượng thức ăn ăn được trên 100 kg trọng lượng của dê thường là 2,5-3 kg VCK/ngày (Nguyễn Thiện và Đinh Văn Bình, 2003). 15 2.4.3. Tập tính ăn của dê Dê có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ. Dê là con vật thích hoạt động nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây và bứt lá búp ở phần ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây và bụi khác tiếp theo. Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m, chúng có thể đứng bằng 2 chân rất lâu để bứt lá, thậm chí còn trèo lên cả cây để chọn phần ngon mà ăn. Thức ăn khi để sát mặt đất chúng rất khó ăn, thường phải quỳ chân trước xuống để ăn. Khi để tự do, dê có khả năng tự tìm chọn các loại thức ăn thích nhất để ăn; thức ăn rơi vãi, dính bẩn, bùn đất, dê thường loại bỏ, không ăn lại. So với trâu bò, cừu thì dê ăn được nhiều loại lá hơn và có biên độ thích ứng rộng với các mùi vị của cây lá. Do vậy, một số loài cây mà trâu bò không ăn nhưng dê vẫn sử dụng được (Đinh Văn Bình, 2005). Hình 2.3. Tập tính ăn và chọn lựa thức ăn xanh của dê 16 2.4.4. Nhu cầu dinh dưỡng của dê 2.4.4.1. Nhu cầu vật chất khô Nhu cầu thu nhận vật chất khô của dê tính trên khả năng ăn tự do và tùy thuộc vào tính sản xuất của giống, trung bình ở mức 3-6% so với trọng lượng cơ thể chúng (Hồ Quảng Đồ, 2000). Ở các nước nhiệt đới, người ta theo dõi thấy mỗi ngày dê cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô bằng 3,5% khối lượng cơ thể. Dê hướng thịt cần ít hơn khoảng 3%, dê hướng sữa thì cần nhiều hơn khoảng 4% (Đinh Văn Bình, 2005). Nếu cho ăn khẩu phần có chứa ít chất khô thì khó thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của con vật, nhất là năng lượng để đạt năng suất cao. Nếu cho ăn khẩu phần chứa nhiều chất khô, như khi ta cho ăn nhiều rơm và phụ phẩm nhiều xơ thì giá trị năng lượng thấp, cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ các dưỡng chất (Lê Xuân Cương, 1994). 2.4.4.2. Nhu cầu năng lượng của dê Nhu cầu về vật chất khô chỉ nói lên số lượng thức ăn nhưng nhu cầu về chất lượng thức ăn phải được tính trên nhu cầu năng lượng và protein. Thiếu hụt năng lượng làm dê sinh trưởng kém, thành thục chậm. Ở dê trưởng thành, nếu thiếu năng lượng sẽ kéo theo giảm sản lượng sữa và trọng lượng cơ thể. Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể, khả năng sinh trưởng và sản xuất. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng...), sự phát triển của lông...(Hồ Quảng Đồ, 2000). Nhu cầu tổng số năng lượng (MJ/ngày) của dê theo thể trọng được trình bày ở Bảng 2.4. Bảng 2.4. Nhu cầu tổng số năng lượng (MJ/ngày) của dê Thể trọng (kg) Nhu cầu năng lượng cho duy trì Duy trì và hoạt động ít Duy trì và hoạt động nhiều Duy trì và tăng trọng mức 50 g/ngày Duy trì và tăng trọng mức 100 g/ngày Duy trì và tăng trọng mức 150 g/ngày 10 2,3 2,8 3,2 4,0 5,8 7,5 15 3,2 3,8 4,4 - - - 20 3,9 4,7 5,5 5,5 7,3 9,0 25 4,6 5,5 6,5 - - - 30 5,3 6,4 7,4 6,8 8,6 10,3 17 Thể trọng (kg) Nhu cầu năng lượng cho duy trì Duy trì và hoạt động ít Duy trì và hoạt động nhiều Duy trì và tăng trọng mức 50 g/ngày Duy trì và tăng trọng mức 100 g/ngày Duy trì và tăng trọng mức 150 g/ngày 35 5,9 7,1 8,5 - - - 40 6,5 7,9 9,2 8,0 9,8 11,6 45 7,2 8,6 10,1 - - - 50 7,8 9,3 10,9 9,0 10,8 12,6 55 8,3 10,0 11,7 - - - 60 8,9 10,7 12,5 10,3 12,0 13,8 Nguồn: Đinh Văn Bình, 2005 2.4.4.3. Nhu cầu protein của dê Protein là thành phần kiến tạo nên cơ thể con vật, thiếu protein cũng có ảnh hưởng lớn như đối với năng lượng. Nhu cầu protein được thể hiện ở hai mức: nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất. - Nhu cầu duy trì: là lượng protein cần thiết để bù đắp vào sự mất mát trong quá trình hoạt động (sự bài tiết của phân, nước tiểu, mồ hôi...). - Nhu cầu sản xuất: là nhu cầu cho sinh sản (nuôi dưỡng bào thai), cho sinh trưởng và cho sản xuất sữa. Nhu cầu protein cho sinh trưởng ảnh hưởng đến mức độ tăng trọng hàng ngày của dê (Hồ Quảng Đồ, 2000). Xác định nhu cầu về protein với dê, người ta sử dụng đơn vị protein tiêu hóa (DCP) yêu cầu của dê/ngày. Nhu cầu protein cho duy trì, sinh trưởng và phát triển được trình bày ở Bảng 2.5. Bảng 2.5. Nhu cầu protein tiêu hóa của dê (g/con/ngày) Thể trọng (kg) Duy trì và hoạt động ít Duy trì và tăng trọng 50 g/ngày Duy trì và tăng trọng 100 g/ngày Duy trì và tăng trọng 150 g/ngày 10 15 25 35 45 20 26 36 46 56 30 35 45 55 65 40 43 53 63 73 50 51 61 71 81 60 59 69 79 89 18 Nguồn: Đinh Văn Bình, 2005 2.4.4.4. Nhu cầu nước uống của dê Ở những nước nhiệt đới, dê là con vật thứ hai sau lạc đà sử dụng nước một cách có hiệu quả nhất. Thông thường vào mùa mưa, độ ẩm cao, cho dê ăn cây lá cỏ chứa 70-80% nước thì dê không đòi hỏi nhiều nước. Tuy nhiên đối với gia súc cho sữa, mang thai và ở mùa khô thì nhu cầu nước lại rất cần thiết. Lượng nước mà dê cần phụ thuộc vào giống, khí hậu, thời tiết, loại thức ăn và mục đích sản xuất. Người ta thường tính nhu cầu nước của dê bằng 4 lần nhu cầu vật chất khô trong ngày. Tính trung bình một ngày dê cần khoảng 1-2 lít nước (Đinh Văn Bình, 2005). Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Phương tiện 3.1.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm, khoa Nông Nghiệp - Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại học An Giang. Thời gian thực hiện: từ 01/09/2004 đến 30/04/2005. 3.1.2. Vật liệu thí nghiệm - Lồng nuôi cá thể - Xô đựng hứng nước tiểu, đựng nước uống cho dê - Dao, lưỡi hái để cắt và cắt ngắn thức ăn - Cân và bọc nylon để cân và lấy mẫu - Cùng một số vật dụng khác. 3.1.3. Đối tượng thí nghiệm - Dê thí nghiệm: Thí nghiệm 1: được tiến hành trên 4 dê đực có trọng lượng bình quân 11 ± 0,6 kg/con (khoảng 3-4 tháng tuổi), khỏe mạnh, được nuôi trong các lồng cá thể, mỗi con ở trong một ô chuồng riêng biệt, và được chăm sóc, vệ sinh như nhau. Thí nghiệm 2: sau khi kết thúc thí nghiệm 1, dê thí nghiệm 1 được tiếp tục sử dụng để tiến hành thí nghiệm 2, trọng lượng dê khoảng 15 kg/con (5-6 tháng tuổi). - Thức ăn cho dê: Cây mai dương và cỏ lông para được lấy hàng ngày từ vùng ven Thành phố Long Xuyên - ở những bãi đất hoang, bờ ruộng 3.2. Phương pháp Đề tài tiến hành 2 thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: với mục đích xác định thành phần dinh dưỡng chủ yếu của cây mai dương và tỉ lệ tiêu hoá các dưỡng chất trong khẩu phần của dê thịt có sử dụng cây mai dương với cỏ lông para làm thành phần cơ bản. - Thí nghiệm 2: với mục đích khảo sát tỉ lệ tiêu hoá các dưỡng chất có trong cây mai dương và tập tính ăn của dê thịt. 20 3.2.1. Thể thức thống kê Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông Latin (4x4), mỗi cá thể dê là một đơn vị thí nghiệm. 3.2.2. Phương pháp tiến hành 3.2.2.1. Thí nghiệm 1 Thí nghiệm gồm 4 giai đoạn. Thời gian cho mỗi giai đoạn là 15 ngày, 10 ngày đầu để thú thích nghi với thức ăn và 5 ngày kế tiếp thu thập mẫu. Bốn khẩu phần thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm. Khẩu phần được tính toán dựa trên thức ăn cơ bản cho dê thịt là cỏ lông para (Brachiaria mutica) đang được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi gia đình, sau đó thay thế dần bằng cây mai dương tươi ở các mức độ là 0%, 15%, 30% và 45% (tính trên nhu cầu vật chất khô hàng ngày của từng cá thể dê thí nghiệm), cụ thể: * 0% Mimosa + 100% Brachiaria (BR100) * 15% Mimosa + 85% Brachiaria (MI15-BR85) * 30% Mimosa + 70% Brachiaria (MI30-BR70) * 45% Mimosa + 55% Brachiaria (MI45-BR55) Lượng thức ăn ước tính cho dê là 3% trọng lượng cơ thể tính trên vật chất khô/ngày. Cây mai dương và cỏ lông para được sử dụng nguyên và treo cho dê ăn. Thức ăn cho dê được cân vào mỗi buổi sáng và dê được cho ăn vào khoảng 8:00 giờ (50% khẩu phần) và 14:00 giờ (50% khẩu phần). Nước uống sạch và cho uống tự do. Bảng 3.1. Bố trí nghiệm thức cho các giai đoạn của thí nghiệm 1 Giai đoạn Dê A Dê B Dê C Dê C 1 BR100 MI45-BR55 MI30-BR70 MI15-BR85 2 MI45-BR55 BR100 MI15-BR85 MI30-BR70 3 MI30-BR70 MI15-BR85 BR100 MI45-BR55 4 MI15-BR85 MI30-BR70 MI45-BR55 BR100 3.2.2.2. Thí nghiệm 2 Thí nghiệm được tiến hành trong 15 ngày: 10 ngày đầu để thú thích nghi với thức ăn, 5 ngày sau thu thập mẫu. 21 Cả 4 dê thí nghiệm được sử dụng khẩu phần 100% mai dương với lượng thức ăn được tính cho dê là 3% trọng lượng cơ thể tính trên vật chất khô/ngày. Thức ăn cho dê ăn được cân vào buổi sáng và treo cho dê ăn, vào khoảng 8:00 giờ (50% khẩu phần) và lúc 14:00 giờ (50% khẩu phần). Nước uống sạch và cho uống tự do. 3.2.3. Thu thập số liệu 3.2.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của cây mai dương, cỏ lông para và khẩu phần thí nghiệm - Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày - Tỉ lệ tiêu hóa (TLTH) dưỡng chất (DC) biểu kiến 3.2.3.2. Cách thu thập số liệu - Phương pháp xác định khả năng tiêu tốn thức ăn: Thức ăn (TA) được cân trước khi cho dê ăn và sáng hôm sau cân lại lượng thức ăn thừa. Từ đó tính được lượng thức ăn dê ăn vào mỗi ngày theo công thức: Lượng TA ăn vào/ngày = Lượng TA trước khi cho dê ăn - Lượng TA thừa - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị phân tích mẫu: Mẫu thức ăn được lấy theo nguyên tắc sau: Trải khoảng 2kg thức ăn trên mặt phẳng vuông, vạch hai đường chéo, lấy trong phạm vi hai tam giác đối xứng, bỏ phần còn lại. Phần mẫu sau khi lấy được trộn đều và tiếp tục lấy theo nguyên tắc trên khi mẫu còn lại khoảng 100 g. Thu mẫu bảo quản để phân tích. Mẫu phân: Phân được thu mỗi ngày vào buổi sáng trước khi cho dê ăn. Sau đó cân trọng lượng phân và lấy mẫu. Lượng phân lấy mẫu là 10% và được cất vào tủ đông, ở nhiệt độ -18oC. Sau mỗi giai đoạn 5 ngày, phân được làm rã đông và trộn chung mẫu của 5 ngày dùng để phân tích. - Phương pháp phân tích các thành phần dưỡng chất: Các chỉ tiêu phân tích gồm vật chất khô (DM), protein thô (CP), tro, xơ trung tính (NDF) và xơ acid (ADF). Xác định DM và CP bằng phương pháp phân tích phỏng định của Weende. DM được xác định bằng phương pháp sấy khô, xác định CP bằng 22 phương pháp Kjeldahl (N*6.25), hàm lượng tro được xác định bằng cách đốt nóng mẫu ở 600oC, và hàm lượng ADF, NDF được xác định theo phương pháp Van Soest. - Phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa: Lượng DC ăn vào - Lượng DC trong phân % TLTH (DC) = x 100 Lượng DC ăn vào 3.3. Xử lý số liệu Tất cả các số liệu sau khi thu thập được xử lý theo phương pháp mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) chương trình Minitab Version 13. 23 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Sơ lược về thức ăn thí nghiệm Cây Mai dương thuộc loại cây bụi, đa niên, thường mọc ở nơi trống, đất ẩm ướt. Mai dương đã được sử dụng để làm phân xanh, chống xói mòn, củi đốt, làm thức ăn gia súc. Hiện nay, ở Việt Nam, tại tỉnh Đồng Tháp, mai dương cũng đã được thử nghiệm làm thức ăn cho dê. Nguồn mai dương và cỏ lông para sử dụng trong thí nghiệm được lấy từ các vùng ven thành phố Long Xuyên - ở những bãi đất hoang, bờ ruộngQua sự khảo sát nhỏ về cây mai dương được sử dụng làm thức ăn thí nghiệm, độ dài cây và trọng lượng thân lá được ghi nhận trong Bảng 4.1. Bảng 4.1. Trọng lượng thân và lá của Mai dương khảo sát Chiều dài thân (cm) Mai dương ở môi trường nước Mai dương ở môi trường cạn Trọng lượng thân (g) Trọng lượng lá (g) Trọng lượng thân (g) Trọng lượng lá (g) > 150 164,75 46,50 156,50 62,50 120-150 118,25 41,25 95,36 34,91 < 120 87,63 30,25 71,75 25,25 Qua các Biểu đồ 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 cho thấy sự tương quan thuận giữa trọng lượng thân và trọng lượng lá cũng như giữa chiều dài thân cây với trọng lượng lá. y = 0.2804x + 5.5646 R2 = 0.7177 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 50 100 150 200 Troïng löôïng thaân (g) Tr oïn g lö ôïn g la ù (g ) y = 0.2801x + 2.2459 R2 = 0.2839 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 50 100 150 200 Chieàu daøi thaân (cm) Tr oïn g lö ôïn g la ù ( g) Biểu đồ 4.1. Quan hệ giữa trọng lượng thân và trọng lượng lá của Mai Biểu đồ 4.2. Quan hệ giữa chiều dài thân và trọng lượng lá của Mai 24 dương ở môi trường nước dương ở môi trường nước 25 y = 0.4023x - 3.2315 R2 = 0.8402 0 20 40 60 80 100 0 100 200 300 Troïng löôïng thaân (g) Tr oïn g lö ôïn g la ù (g ) y = 0.4896x - 27.687 R2 = 0.5466 0 20 40 60 80 100 0 50 100 150 200 Chieàu daøi thaân (cm) Tr oïn g lö ôïn g la ù (g ) Biểu đồ 4.3. Quan hệ giữa trọng lượng thân và trọng lượng lá của Mai dương ở môi trường cạn Biểu đồ 4.4. Quan hệ giữa chiều dài thân và trọng lượng lá của Mai dương ở môi trường cạn Do những nghiên cứu về Mimosa pigra rất ít nên đề tài chỉ so sánh với một số cây thức ăn gia súc sử dụng phổ biến trong chăn nuôi dê như cây so đũa (Sesbania grandiflora) và cây bình linh (Leucaena leucocephala). Các loại thức ăn thí nghiệm được tiến hành xác định thành phần hóa học, kết quả được trình bày qua Bảng 4.2. Bảng 4.2. Thành phần hoá học của Mimosa pigra và Brachiaria mutica Thành phần hóa học Mimosa pigra Brachiaria mutica DM (g/kg) 360,4 241,8 (g/kg vật chất khô) CP 206,9 128,5 OM 928,2 887,2 ADF 379,2 365,0 NDF 533,8 668,8 Số mẫu 05 05 Theo kết quả phân tích, mai dương có hàm lượng vật chất khô là 36,04%, thấp hơn (42%) của Bajhau và Cox (2000). So sánh với một số cây thức ăn gia súc thuộc họ đậu, kết quả này cao hơn hàm lượng DM ở cây so đũa (Sesbania grandiflora): (18%) của Devendra, (27,9%) của Nguyen Thi Hong Nhan (1998), (23,8%) của Vo Lam và Ledin (2003) và cao hơn so với cây bình linh (Leucaena leucocephala): (30%) của Devendra, (26,2%) của Nguyen Thi Hong Nhan (1998), (25,7%) của Le Khac Huy và cộng sự. 26 Hàm lượng protein thô của mai dương là 20,69% tính trên vật chất khô (xem Bảng 4.). Kết quả này cao hơn (18,3%) của Bajhau và Cox (2000). Hàm lượng CP của mai dương thấp hơn hàm lượng CP của so đũa (Sesbania grandiflora): (22,7%) của Vo Lam và Ledin (2003), (22,6%) của Devendra, (21,4%) của Nguyen Thi Hong Nhan (1998), và so với cây bình linh (Leucaena leucocephala) thì kết quả thấp hơn (30,4%) của Le Khac Huy và cộng sự, (22,2%) của Devendra, tương tự kết quả (20,53%) của Nguyen Thi Hong Nhan (1998). Kết quả 37,92% ADF và 53,38% NDF tính trên vật chất khô của mai dương (xem Bảng 4.2) cao hơn ở cây so đũa (35,60% NDF) và (26,50% ADF) của Vo Lam và Ledin (2003). Cỏ lông para là loại thức ăn xanh nhiều nước, dễ tiêu hoá, các chất dinh dưỡng ở cỏ lông para cân đối (Võ Ái Quấc, 1997). Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng vật chất khô của cỏ lông para là 24,18%, cao hơn (21,8%) của Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (1999), (16,7%) của Nguyen Van Hon và cộng sự (2004), tương tự kết quả (25,57%) của Võ Ái Quấc (1997). Hàm lượng protein thô của cỏ lông para là 12,85% tính trên vật chất khô (xem Bảng 4.2). Kết quả này cao hơn (10,3%) của Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (1999), (11,4%) của Nguyen Van Hon và cộng sự (2004). Hàm lượng OM của cỏ lông para là 88,72% (xem Bảng 4.2), tương tự (89,1%) của Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (1999). Kết quả phân tích 36,5% ADF, 66,88% NDF (xem Bảng 4.2) thấp hơn kết quả (43,4% ADF và 70,4% NDF) Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (1999), cao hơn (33,1% ADF và 64,3% NDF) của Nguyen Van Hon và cộng sự (2004). Sự chênh lệch giữa các kết quả trên có thể được giải thích do hàm lượng dưỡng chất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thành phần thu cắt của thức ăn, trạng thái phát triển của cây (Andru và cs, 1991)5 hoặc sự thay đổi mùa vụ, môi trường hay các yếu tố như tầng đất mẹ, hoặc số lượng cây trên một đơn vị diện tích (Dicko và Sikena, 1991)5. 5 Trích dẫn từ Preton và Leng, 1987. 27 4.2. Lượng thức ăn ăn vào của các dê ở các khẩu phần thí nghiệm Bảng 4.3. Lượng thức ăn ăn vào của các dê ở các khẩu phần thí nghiệm Chỉ tiêu (g/ngày) Khẩu phần 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD SE DM 546,85 609,71 619,47 626,79 26,873 CP 83,18a 99,57ab 104,97b 109,19b 3,828 OM 487,60 584,16 560,31 576,77 23,399 ADF 189,60 214,30 218,74 224,77 8,483 NDF 349,67 390,02 376,11 376,90 14,775 Ghi chú: ab các số cùng hàng mang chữ số phụ khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê mức độ 5% 4.2.1. Lượng vật chất khô ăn vào 500 550 600 650 Khaåu phaàn thí nghieäm Lö ôïn g va ät c ha át k ho â aên v aøo (g /n ga øy) 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Biểu đồ 4.5. Lượng vật chất khô ăn vào của các khẩu phần thí nghiệm Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.5 cho thấy lượng vật chất khô ăn vào của các khẩu phần thí nghiệm 0 MD, 15 MD, 30 MD và 45 MD lần lượt là 546,85; 609,71; 619,47 và 626,79 (g/ngày). Sự khác biệt giữa các lượng vật chất khô ăn vào của các khẩu phần trên không có nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Theo Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (1999), hàm lượng dinh dưỡng cỏ lông para đáp ứng tốt cho dê. Ở thí nghiệm này, khi bổ sung mai dương vào khẩu phần cỏ lông para, mức vật chất khô ăn vào không giảm mà còn tăng lên và đặc biệt dê rất thích ăn mai dương. 28 030 60 90 120 Khaåu phaàn thí nghieäm Lö ôïn g pr ot ie n th oâ aên va øo (g /n ga øy) 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Lö ôïn g pr ot ie n th oâ aên va øo (g /n ga øy)So sánh các khẩu phần có bổ sung mai dương với một số khẩu phần chứa so đũa thì nhận thấy lượng vật chất khô ăn vào của thí nghiệm này cao hơn kết quả (400 g/ngày) của Kaligis, (339 g/ngày) của Vo Lam và Ledin (2003), nhưng thấp hơn kết quả (726 g/ngày) của Nguyen Thi Hong Nhan (1998). So với khẩu phần chứa bình linh, khẩu phần chứa mai dương có lượng vật chất khô ăn vào cao hơn kết quả (415 g/ngày) của Kaligis, thấp hơn (635 g/ngày) của Nguyen Thi Hong Nhan (1998). Theo Đinh Văn Bình (2005) cho rằng nhu cầu vật chất khô đối với dê thịt cần đáp ứng trung bình khoảng 3% trọng lượng cơ thể thì kết quả của thí nghiệm này rất phù hợp. 4.2.2. Lượng protein

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1226.pdf
Tài liệu liên quan