Luận văn Xâm phạm bản quyền qua Internet: nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ

MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I 4

TỔNG QUAN VỀ XÂM PHẠM BẢN QUYỀN QUA INTERNET 4

1. Một số vấn đề liên quan xâm phạm bản quyền qua Internet: 4

1.1. Khái niệm về bản quyền qua Internet 4

1.2. Nội dung bản quyền trên mạng Internet: 5

1.2.1. Quyền nhân thân: 5

1.2.2. Quyền tài sản: 6

2. Xâm phạm bản quyền qua Internet 9

2.1. Các hình thức xâm phạm bản quyền qua Internet 9

2.1.1. Hình thức sao chép bất hợp pháp các bài báo, bản tin, tranh ảnh, đồ họa 9

2.1.2. Hình thức tải xuống và phân phối bất hợp pháp các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, phần mềm chương trình máy tính. 10

2.1.3. Hình thức cắt xén, sửa chữa, làm sai lệch tác phẩm văn học 12

2. 2. Bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet 13

2.2.1. Tự bảo vệ 13

2.2.2. Biện pháp dân sự 17

2.2.3. Biện pháp xử phạt hành chính: 19

2.2.4. Biện pháp hình sự: 20

2.2.5. Các biện pháp bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet khác: 20

2.3. Các cơ quan tham gia bảo vệ chống xâm phạm bản quyền qua Internet 21

CHƯƠNG II 26

THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM XỬ LÝ XÂM PHẠM BẢN QUYỀN QUA INTERNET CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 26

1. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ: 26

1.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ 26

1.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Mỹ 26

1.1.2. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ 27

1.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền tại Mỹ 28

1.2.1. Biện pháp tự bảo vệ đa dạng: 29

1.2.3. Biện pháp giáo dục hoàn thiện: 32

2. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp 34

2.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp 34

2.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Pháp 34

2.1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp 35

2.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp 37

2.2.1. Biện pháp dân sự mạnh tay: 37

2.2.2. Biện pháp khuyến khích hiệu quả: 40

3. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh 40

3.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh 40

3.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Anh 40

3.1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh 41

3.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh 43

3.2.1. Biện pháp dân sự chặt chẽ: 43

3.2.2. Biện pháp giáo dục thiết thực: 44

3.2.3. Biện pháp khuyến khích hợp lý: 45

4. Xâm phạm bản quyền tại các quốc gia khác: 46

4.1. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Thụy Sĩ 46

4.2. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Thụy Điển: 49

4.3. Xâm phạm bản quyền tại Úc 52

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XỬ LÝ XÂM PHẠM BẢN QUYỀN QUA INTERNET 55

1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam 55

1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam: 55

1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam: 57

1.2.1. Sự phổ biến của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam 57

1.2.2. Thiệt hại của xâm phạm bản quyền qua Internet đối với Việt Nam 59

2. Thực trạng xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam 60

2.1. Biện pháp tự bảo vệ chưa phù hợp 60

2.2. Biện pháp dân sự và hình sự chưa được áp dụng triệt để 62

3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet 63

3.1. Bài học kinh nghiệm từ thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam 63

3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm một số quốc gia 65

C. KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4759 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xâm phạm bản quyền qua Internet: nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với việc tải và chia sẻ dữ liệu trực tuyến. Microsoft cho rằng sự thiếu hiểu biết về luật và những hướng dẫn đối với việc download trên Internet làm cho giới trẻ nghĩ rằng hình phạt là không cần thiết và hành động download bất hợp pháp không đến nỗi ghê gớm bằng hành động trộm cắp. Chỉ có 48% được điều tra có ý kiến rằng hình phạt là hợp lý đối với việc download bất hợp pháp trong khi đó 90% có ý kiến rằng hình phạt chỉ thích hợp với việc ăn cắp, ăn trộm. Ngoài ra, đối với giới trẻ , ví tiền còn eo hẹp nên việc download bất hợp pháp có thể tiết kiệm cho họ một số tiền đáng kể. Chương trình giáo dục của Microsoft tập trung vào việc chuẩn bị cho những học sinh, sinh viên bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số, giúp chúng hiểu được một cách đầy đủ việc xâm phạm bản quyền qua Internet ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng như thế nào. Để bổ sung cho chương trình giảng dạy và đề cao việc giáo dục này, Microsoft cũng tạo ra một website tương tác tại địa chỉ http:// www.mybytes.com để giúp cho giới trẻ có thể tìm hiểu và trao đổi về quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Microsoft còn trộn lẫn các âm thanh độc quyền của Microsoft Window tạo thành một bản nhạc chuông độc đáo cho phép người sử dụng có thể download làm nhạc chuông điện thoại. Bản nhạc này của Microsoft thật sự ấn tượng và có tầm ảnh hưởng lớn tới nhận thức của giới trẻ. Một sự kiện khác được Microsoft thực hiện nhằm giáo dục ý thức về xâm phạm bản quyền qua Internet trong năm 2008 là phát động "Ngày chống xâm phạm bản quyền toàn cầu". Chiến dịch này nhằm thu hút sự chú ý của dư luận tới các nỗ lực chống xâm phạm bản quyền của hãng. Trong khuôn khổ sự kiện này, Microsoft thắt chặt các nỗ lực chống xâm phạm bản quyền tại 49 quốc gia trên thế giới và bắt đầu bằng một vụ kiện bản quyền tại Mỹ. Ngoài ra, các trường đại học và cao đẳng tại Mỹ cũng thực hiện các phương thức giáo dục hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên. Một cuộc điều tra trên mạng Internet mang tên " The Campus Costs of P2P Compliance" đã đưa ra báo cáo dựa trên điều tra chi phí ngăn chặn chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp tại 321 trường Đại học và Cao đẳng tại Mỹ bao gồm cả chi phí tiền bạc và thời gian. Theo báo cáo này, việc giáo dục chống xâm phạm bản quyền qua Internet có thể tiêu tốn đối với các trường khoảng từ 350,000$ đến 500,000 $ hàng năm. Chi phí này bao gồm cả chi phí cài đặt và quản lý các chương trình ngăn chặn dữ liệu P2P và chi phí thời gian cần thiết để thực hiện quản lý thông tin cá nhân người sử dụng. [33]. + Đối tượng các bậc phụ huynh: Các bậc phụ huynh là những người có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con cái họ. Vì thế, ngoài những đối tượng thông thường như học sinh, sinh viên, RIAA của Mỹ hướng hoạt động giáo dục chủ yếu đến các bậc phụ huynh. Một chương trình mang tên "Parental Advisory Label" viết tắt PAL đã được thực hiện bởi các công ty, hãng thu âm tại Mỹ mà quản lý chương trình chính là RIAA. Mitch Bainwol, giám đốc điều hành của RIAA đã phát biểu: " Chương trình này là một công cụ giúp cho các bậc phụ huynh có thể lựa chọn khi nào những đứa trẻ có thể được nghe những bản thu âm khác nhau". [39] Tóm lại, Mỹ là một quốc gia rất chú trọng đến vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet với hàng loạt các biện pháp được thực hiện với nỗ lực chung chống xâm phạm bản quyền. Theo cuộc điều tra mới đây do NPD thực hiện, download bất hợp pháp từ các trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P tại Mỹ đã giảm 25%. [18]. Điều này thể hiện sự hiệu quả trong công tác bảo vệ chống xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ. 2. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp 2.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp 2.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Pháp Tại Pháp, con số người sử dụng Internet và tổng số các website thương mại đã tăng mạnh. Chỉ mới năm 2007 đã có khoảng 32 triệu người sử dụng Internet và hơn 21 triệu khách hàng trực tuyến tại Pháp. Doanh số bán lẻ trực tuyến trong năm 2007 ước chừng 22 tỷ USD và chiếm 72% tổng lượng bán toàn quốc gấp hơn nhiều lần so với con số 8% năm 2000. Tổng lượng bán trực tuyến của sản phẩm và dịch vụ tăng 33% từ năm 2006 đến năm 2007 đã thể hiện rằng Internet sẽ giữ vai trò chủ đạo trong doanh số bán hàng trong tương lai. Có thể thấy sự tăng mạnh trong tổng số người sử dụng Internet từ năm 2000 tính đến năm 2008 như sau: Bảng 2.2 Thống kê việc sử dụng Internet và dân số của Pháp Năm Số người sử dụng Internet Dân số Chiếm % dân số 2000 8,500,000 58,879,000 14.4% 2004 24,848,009 60,293,927 41.2% 2006 30,837,595 61,350,009 50.3% 2007 32,925,953 61,350,009 53.7% 2008 36,153,327 62,177,676 58.1% Nguồn: Tổng hợp số liệu từ ITU và NielsenNet Theo thống kê tính đến 30/09/2009, Pháp đứng thứ 9 trong số 20 quốc gia dẫn đầu về số người sử dụng Internet. Theo thống kê này, dân số Pháp năm 2009 là 62,150,775 người trong đó số người sử dụng Internet tính đến cuối tháng 9 là 43,100,134 người, chiếm 69.3% dân số Pháp và chiếm 2.5% số người sử dụng Internet trên toàn thế giới. So với số lượng người sử dụng Internet năm 2000, số lượng người sử dụng Internet năm 2009 đã tăng 407.1%. Như vậy, có sự tăng trưởng đáng kể và thường xuyên số người sử dụng Internet tại Pháp qua các năm. Internet đã trở nên ngày càng phổ biến đối với hơn 62 triệu người dân Pháp. Sự tăng trưởng này có xu hướng tiếp diễn trong các năm tiếp theo. [23] 2.1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp a) Sự phổ biến của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp Theo nghiên cứu của SNEP, tỷ lệ chia sẻ dữ liệu trực tuyến thông qua các trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P tại Pháp khá cao. Tỷ lệ này chiếm 31% trong tổng số người dùng Internet tại Pháp và chỉ đứng thứ 2 sau Đức. [7, tr.8] Các kênh chia sẻ dữ liệu mới cũng phát triển mạnh bao gồm nhiều gói phần mềm chia sẻ dữ liệu trực tuyến khác nhau. Ví dụ như phần mềm Instant Messaging bao gồm Window Live Messenger, Yahoo Messenger, AOL's AIM và rất nhiều các phần mềm khác cho phép chia sẻ dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài chức năng cho phép chia sẻ dữ liệu trực tuyến, các phần mềm này còn cung cấp đường dẫn tới những dịch vụ lưu trữ trực tuyến như là Rapidshare, Megaupload, những phần dịch vụ lưu trữ trực tuyến cho phép download một cách dễ dàng. [ ibid., tr.9]. Vì thế tình trạng xâm phạm bản quyền qua Internet như download bất hợp pháp, chia sẻ file bất hợp pháp... xảy ra hết sức phổ biến tại Pháp. Trong tác phẩm của mình, các tác giả cũng ước tính rằng số lượng tác phẩm điện ảnh download qua Internet cao ngang với số người đến rạp chiếu phim.[ibid., tr.5]. Theo số liệu thống kê của ALPHA, số lượng download từ mạng P2P tại Pháp ước tính gần 14 triệu tại thời điểm tháng 6 năm 2008. Trung bình một ngày có khoảng 450,000 bộ phim được download kể từ đầu năm 2008. b) Thiệt hại của xâm phạm bản quyền qua Internet đối với Pháp Theo báo cáo của Phòng Thương mại Internet ICC, toàn châu Âu trong năm 2008 đã bị thiệt hại gần 9 tỷ GBP tương đương với 185,000 công việc bị mất vì tình trạng xâm phạm bản quyền qua Internet. Việc ăn cắp bản quyền nhạc số, phim và các chương trình truyền hình đã dẫn tới thiệt hại bán lẻ 1.4 tỷ GBP. ICC còn dự báo rằng trước năm 2015, toàn châu Âu sẽ mất 215 tỷ GBP tương đương với 1.2 triệu việc làm. [11] Đặc biệt tại Pháp, theo báo cáo tại cuộc họp Quốc hội Pháp đã thống kê trong vòng 5 năm qua, ngành công nghiệp âm nhạc đã thiệt hại 50% về cả lượng bán và lợi nhuận tổng thể, các hãng ghi âm đã giảm 30% việc làm và số lượng nghệ sĩ đăng ký đã giảm 40% một năm. Các công ty sản xuất video cũng thiệt hại đáng kể với doanh thu ngành công nghiệp giảm 35% cùng kỳ.[44] Riêng trong năm 2007, doanh thu về lĩnh vực âm nhạc ước tính thiệt hại lên đến 369 triệu EU tương đương với 1,640 công việc bị mất, thiệt hại đối với lĩnh vực điện ảnh là 234 triệu EU tương đương 2,419 công việc bị mất đi vì xâm phạm bản quyền qua Internet. [7, tr.5] Sơ đồ 2.1 Sự biến đổi trong số lượng download phim nửa đầu 2008 tại Pháp Nguồn: Thống kê của Alpha, dữ liệu đầu năm 2008, Gibbs, p.24 2.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp Đối diện với vấn đề về thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet, các nhà làm luật của Pháp đã đưa ra rất nhiều biện pháp xử lý khác nhau, trong đó có thể kể đến hai Bộ luật Hadopi 1 và Hadopi 2. Bộ Luật Hadopi 1 tuy không được quốc hội Pháp thông qua nhưng nó chính là tiền đề cho Bộ luật Hadopi 2 về sau. Cả hai Bộ luật này đều cung cấp giải pháp đối phó từng bước đối với vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet. Từ hai Bộ luật này có thể rút ra một số kinh nghiệm chính của Pháp trong việc xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet sau: 2.2.1. Biện pháp dân sự mạnh tay: Giống như Anh, Pháp cũng thực hiện những biện pháp dân sự hết sức hiệu quả đối với vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet + Mức phạt bồi thường có tính răn đe: Đối với các vụ việc liên quan đến xâm phạm bản quyền, Tòa án Pháp xử phạt rất mạnh tay để nhằm răn đe và cảnh báo đối với các đối tượng xâm phạm bản quyền. Có thể kể đến vụ việc Tòa án Pháp buộc tội Google về việc công bố các cuốn sách của Pháp trên thư viện trực tuyến mà chưa được sự cho phép. Thẩm phán của Pháp tuyên phạt Google với mức bồi thường thiệt hại là 430,000$ cho nhà xuất bản Pháp La Martiniere. Ngoài ra Google được yêu cầu phải trả 10,000 Euro hàng ngày cho đến khi những cuốn sách của Pháp được dỡ xuống từ cơ sở dữ liệu trực tuyến. Phán quyết này gây ra sự chú ý đối với rất nhiều quốc gia bởi vì các nhà xuất bản và các thư viện ở cả Mỹ và Châu Âu đều phê bình Google trong việc scan hàng triệu cuốn sách và công bố rộng rãi trên mạng Internet. [15] + Hình phạt liên đới: Đối với những người cố ý cho phép những người khác ăn cắp bản quyền trực tuyến, Hình phạt này là 1,500 Bảng và chịu sự giám sát sử dụng Internet trong vòng một tháng. Ví dụ như những đứa trẻ thực hiện hành vi sao chép bất hợp pháp thì các bậc cha mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới vì đã sao nhãng việc quản lý con cái. Hình phạt liên đới này bao gồm mức phạt 1,500 Bảng và dịch vụ Internet mà gia đình sử dụng có thể bị cắt trong vòng một tháng. [30] . Hãng tin Pháp AFP cho rằng đây là một đạo luật cứng rắn nhất từ trước tới nay được đưa ra trong khuôn khổ cuộc đấu tranh chung chống xâm phạm bản quyền qua Internet. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp Frederic Mitterand đã hoan nghênh việc đưa ra luật này và nhấn mạnh rằng đã đến lúc cần có các biện pháp kiên quyết để bảo hộ quyền tác giả. [19] + Biện pháp dân sự bổ sung: Biện pháp ngắt đường truyền Internet: Biện pháp này được thể hiện rõ nhất trong Hadopi 1 và Hadopi 2. Hadopi 2 dựa trên những điều khoản cơ sở của Hadopi 1 và sửa chữa những điều khoản mà quốc hội Pháp không thông qua. Nhìn chung Hadopi 1 và Hadopi 2 đưa ra một tiến trình cảnh cáo liên tục đối với những đối tượng xâm phạm bản quyền qua Internet: Đầu tiên, tài khoản người dùng có hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet sẽ nhận được thư cảnh báo từ nhà cung cấp dịch vụ mạng bao gồm chi tiết thời gian xâm phạm diễn ra. sau đó các tài khoản này sẽ chịu sự giám sát của các nhà cung cấp dịch vụ mạng và nhận được lời khuyên để xóa bỏ hoặc dỡ xuống các tác phẩm xâm phạm bản quyền. Sau thời gian bị giám sát khoảng 6 tháng cho đến khi bản sao vi phạm được dỡ bỏ hoàn toàn sẽ có một lá thư xác nhận chi tiết thời gian bản sao xâm phạm được hủy. Nếu bên vi phạm tiếp tục hành vi xâm phạm bản quyền này, tòa án có quyền đưa ra phán quyết cắt dịch vụ Internet từ 2 tháng đến 1 năm và bị ghi vào danh sách " Internet Blacklist". Đây là một trong những đạo luật cứng rắn nhất và nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Bộ Văn hóa Pháp ước tính, chiểu theo đạo luật này mỗi ngày sẽ có khoảng 1,000 người Pháp sử dụng Internet có thể bị ngắt mạng. Đánh thuế lên các công ty thực hiện công cụ tìm kiếm: Cùng với Google, các công cụ tìm kiếm khác của Microsoft, AOL, Yahoo và Facebook cũng sẽ bị áp thuế. Google bị buộc tội làm giảm doanh thu âm nhạc vì mọi người thường bắt đầu tìm kiếm những tác phẩm âm nhạc bất hợp pháp bằng Google. Phán quyết này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ các nhà cung cấp công cụ tìm kiếm trên Internet. Mức thuế đánh vào cổng thông tin chưa được xác định chính xác trong các bản báo cáo của Pháp. Người ta ước lượng rằng mức giá trong thị trường quảng trên Internet sẽ tăng vào khoảng 10 triệu Euro một năm. Chi phí để thực hiện quyết định này ước tính khoảng 50 triệu Euro trong năm 2010 và 35 triệu tới 40 triệu Euro vào 2 năm sau đó. Hiệp hội tác giả và các nhà sáng tác tại Pháp SACD ủng hộ quyết định này và cho rằng ý tưởng này thật táo bạo và hợp lý. Điều này thể hiện rõ nỗ lực của Chính phủ Pháp trong công cuộc làm luật để bảo vệ sở hữu trí tuệ trong thời đại Internet.[12] 2.2.2. Biện pháp khuyến khích hiệu quả: Chính phủ Pháp khuyến khích sự phát triển của những nội dung download hợp pháp trên mạng Internet cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận bằng cách đầu tư thiết lập cổng thông tin trực tuyến cho phép khách hàng có thể tiếp cận một cách hợp pháp đến các tác phẩm bản quyền trên mạng Internet. Biện pháp này nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều phía. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Frederic Mitterant đã nói rằng việc đầu tư này nhằm bảo vệ nền văn hóa quốc gia Pháp trước sự xâm nhập hoặc áp đặt văn hóa của nước ngoài. [16]. 3. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh 3.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh 3.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Anh Theo số liệu cuộc điều tra thực hiện bởi YouGov PLC với tổng mẫu điều tra là 1977 người được thực hiện trực tuyến từ ngày 10 đến 12 tháng 3 năm 2009, 37% đánh giá Internet là phát minh hiện đại bậc nhất, đánh bại những sáng tạo gần đây như điện thoại di động hay máy nghe nhạc Mp3 để lên vị trí dẫn đầu. Vào năm 1991, nhà khoa học người Anh Tim Berners Lee đã phát minh ra world wide web cho phép xem nhiều trang trên Internet. Phát minh này đã làm thay đổi thế giới thông tin và cuộc sống hàng ngày. Travor Baylis, nhà khoa học phát minh ra Radio vào năm 1989 phát biểu rằng: " Sự có mặt của nguồn truyền lan rộng cực nhanh và sự phát triển phi thường của mạng xã hội làm cho chúng ta không thể tưởng tượng được một cuộc sống mà thiếu Internet" [25]. Theo ước tính, 18.3 triệu gia đình ở Anh (khoảng 70%) kết nối Internet trong năm 2009, tăng gần 2 triệu hộ gia đình (11%) so với năm 2008 và tăng 4 triệu hộ gia đình ( 28%) so với 2006. Tổng số người sử dụng Internet tại Anh ước tính là 37.4 triệu người và con số này được dự đoán là tăng lên 42 triệu người trước năm 2013. Sơ đồ 2.2: Số lượng hộ gia đình tiếp cận Internet tại Anh Nguồn: Điều tra về các số liệu thống kê quốc gia 28/08/2009 Khoảng 63% các hộ gia đình ở Anh có kết nối Internet tốc độ cao với đường truyền băng thông rộng năm 2009, tăng so với 2008 là 56%. Số lượng người chưa từng tiếp cận Internet giảm xuống còn 10.2 triệu người, chiếm 21%. 3.1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh a) Tình trạng phổ biến của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh Theo thống kê có khoảng 7 triệu người download tự do ở Anh qua mạng chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P so với dân số 61 triệu người [34] . Để nhấn mạnh tính nghiêm trọng của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh, Bộ trưởng Anh Lord Madelson liên hệ đến ngành công nghiệp của Anh với dẫn chứng cứ 20 bài hát thì chỉ có một bài được tải xuống một cách hợp pháp. Tình trạng download dữ liệu, phần mềm chương trình máy tính, nhạc số, bằng Torrent đang phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên xu hướng này đang dần giảm xuống sau các nỗ lực của Chính phủ Anh và các ban ngành chức năng liên quan. Đặc biệt là sau khi các nhà cung cấp dịch vu mạng tại Anh như BT, Carphone Warehouse và Virgin Media ký kết bản thỏa thuận với Hiệp hội công nghiệp ghi âm của Anh (BPI) về việc gửi thư cảnh báo những khách hàng tham gia tải lậu nhạc số, con số đáng ghi nhận ở Anh là cộng đồng người sử dụng Internet tại Anh đã mua 110 bản nhạc đơn và 10.3 triệu album hợp pháp. [37] b) Thiệt hại của xâm phạm bản quyền qua Internet đối với Anh Theo ban cố vấn chiến lược sở hữu trí tuệ ở Anh, nền kinh tế đã thất thoát hàng tỷ Bảng Anh và hàng nghìn công việc hàng năm bị mất do việc download và chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp trên mạng Internet. Theo dự đoán của ngành công nghiệp ghi âm nước Anh BPI, riêng download nhạc bất hợp pháp sẽ làm thiệt hại 1.6 tỷ Bảng Anh từ năm 2001 đến năm 2012. Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ giải trí ERA, doanh thu âm nhạc giảm 0.8% trong năm 2009, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Video bị lỗ 10.6% và phần mềm trò chơi bị lỗ tới 11%. Các thành viên của ERA gồm Tesco, HMV, Amazon và hàng trăm cửa hàng nhỏ chiếm hơn 90% doanh thu video, game và âm nhạc tại Anh [6]. Điều này cho thấy nền kinh tế của Anh đã bị thất thu rất nhiều từ tình trạng xâm phạm bản quyền qua Internet. 3.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh Chính phủ Anh cùng với các cơ quan ban ngành liên quan đã đưa ra rất nhiều biện pháp bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet. Đáng chú ý là biện pháp dân sự và các biện pháp khuyến khích, giáo dục hiệu quả. 3.2.1. Biện pháp dân sự chặt chẽ: + Mức phạt có tính răn đe cao: Theo một dự luật tại Anh, những người tải nhạc và phim không có bản quyền sẽ có hình phạt lên đến 50 000 Bảng. Dự luật này yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng ISP có trách nhiệm lưu lại thông tin về các website khách hàng của họ truy cập và những nội dung khách hàng tải về. Các ISP từ chối hợp tác với chính phủ có thể bị phạt tới 400 000 $. [24]. Đôi khi nhà cung cấp dịch vụ mạng còn phải chịu mức phạt thay cho người sử dụng dịch vụ của họ. Tiêu biểu có thể kể đến vụ việc một chủ quán rượu ở Anh đã bị phạt 8,000 Bảng vì khách hàng của ông ta đã download bất hợp pháp thông qua mạng lưới wifi mở của quán. [32] + Biện pháp xử phạt bổ sung mạnh tay: Tháng 11 năm 2009, Chính phủ Anh đã chính thức công bố về việc khóa đường truyền Internet của những người download game hay dữ liệu trên Internet bất hợp pháp. Đối với những người vi phạm lần đầu, hình phạt sẽ là làm chậm đường truyền và dần tiến tới việc khóa hẳn đường truyền Internet nếu họ tiếp tục vi phạm nhiều lần. Sau mỗi lần vi phạm, người dùng sẽ được gửi một lá thư nhắc nhở, cảnh báo. Nếu có ý thức sửa đổi hành vi, họ có thể đề nghị cung cấp lại tốc độ băng truyền như cũ. Quyết định ngắt đường truyền Internet này không được nhiều người ủng hộ vì bị cho là vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, để giải quyết tình huống này, thông qua tư vấn của Digital Britain, Chính phủ Anh đã ra một quyết định bất thường khi một lần nữa yêu cầu thực hiện các chính sách nghiêm ngặt hơn mà vẫn phù hợp với hiến pháp quốc gia. Đó là những người vi phạm vẫn nhận được các bức thư cảnh báo về hành động của mình, nhưng khác là nếu vẫn tiếp diễn hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet họ có thể bị ngăn không cho sử dụng các dịch vụ mạng xã hội trực tuyến và tạm thời vẫn không bị cắt mạng Internet. 3.2.2. Biện pháp giáo dục thiết thực: Một loạt các biện pháp giáo dục với rất nhiều hình thức được các nhà làm luật cũng như các cơ quan chức năng liên quan phối hợp với mục tiêu chung là đánh vào ý thức người dùng Internet + Đàm thoại trực tiếp với các cá nhân sử dụng Internet: Bộ trưởng Sở hữu trí tuệ David Lammy đã thực hiện đã thực hiện một cuộc tranh luận trực tuyến với những đối tượng là khách hàng sử dụng Internet trên những website nhỏ lẻ để bàn phương hướng giải quyết vấn đề bản quyền trong tương lai. Trang web diễn ra cuộc tranh luận này cũng phổ biến tất cả những bằng chứng mà văn phòng sở hữu trí tuệ thu thập được từ khi chiến dịch chống xâm phạm bản quyền qua Internet được đưa ra từ tháng 12 năm 2008. Nó cũng đưa ra sơ bộ một vài cách giải quyết vấn đề mấu chốt tập trung chủ yếu vào thời gian tiếp theo. Bộ trưởng David Lammy đã nói: " Chúng ta cần làm việc cùng nhau để xác định xem hệ thống cần được cải tiến như thế nào. Khách hàng và những người sử dụng Internet hàng ngày chính là một phần của cuộc bàn luận cùng với những đội ngũ kinh doanh trong lĩnh vực sáng tạo và các nghệ sĩ nổi tiếng". [27] Biện pháp này giúp cho người sử dụng Internet tiếp cận sâu hơn vào lĩnh vực xâm phạm bản quyền qua Internet và giúp họ hiểu về tầm ảnh hưởng to lớn của vấn đề này. + Giáo dục về tác động tiêu cực của xâm phạm bản quyền qua Internet Chính phủ Anh thường xuyên làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các ngành công nghiệp giải trí để giáo dục cho khách hàng rằng chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp không phải là một hành động không có tội và là một sự đe dọa vô cùng lớn đối với ngành công nghiệp giải trí. Có giáo dục tốt, hành vi cư xử của khách hàng sẽ được phản ánh tốt mà không làm thiệt hại đến ngành công nghiệp giải trí. Bộ trưởng Lord Madelson đồng ý với kiến nghị đơn giản hóa luật bản quyền phức tạp và tăng sự tự do sử dụng Internet. Kiến nghị này được đưa ra bởi David Lammy, Bộ trưởng giáo dục cấp cao và Bộ trưởng Sở hữu trí tuệ. Ông David Lammy đã nói: " Tôi muốn mọi người có sự tự do thưởng thức âm nhạc, sách và phim bằng những cách giải trí sáng tạo khác nhau mà không phải sợ vi phạm luật". [ibid.] 3.2.3. Biện pháp khuyến khích hợp lý: Anh đưa ra rất nhiều biện pháp khuyến khích việc sử dụng hợp pháp các tài nguyên trên mạng Internet. Có thể kể đến như Bộ trưởng Thương mại Anh, Lord Madelson trong chính sách kêu gọi cuộc tiếp cận ba hướng để hạn chế vấn đề chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp qua mạng Internet đã kêu gọi sự phối hợp giữa các trung tâm thương mại quyền tác giả với các nhà cung cấp dịch vụ Internet để đưa ra danh mục những sản phẩm trực tuyến với mức giá tốt nhất cho khách hàng. Ông hi vọng với một mức giá hợp lý, người tiêu dùng sẽ không nghĩ đến việc download trái phép và thực sự thực hiện luật pháp. Ngoài ra, Chính phủ Anh còn khuyến khích chủ sở hữu bản quyền xây dựng một không gian cho người sử dụng để khuyến khích sử dụng hợp lý tác phẩm của mình. Cách này giúp cho người dùng vừa có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân vừa không xâm phạm bản quyền. Tóm lại, Anh kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các ngành công nghiệp giải trí làm việc với chính phủ để chắc chắn rằng các biện pháp bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet được phối hợp đồng bộ, cân bằng về giáo dục và thực thi. Chính phủ cũng hi vọng với những ghi chú cảnh báo hay việc chặn truy cập các trang mạng xã hội đối với các hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet sẽ là biện pháp có thể làm giảm đáng kể các hành vi đó. Tuy nhiên, thêm vào đó chính phủ cũng có những biện pháp cưỡng chế thi hành bằng mệnh lệnh như việc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng có biện pháp công nghệ riêng. Sự kiểm tra tài khoản người dùng có thể là một lựa chọn hợp lý cho những tội phạm xâm phạm bản quyền nghiêm trọng. 4. Xâm phạm bản quyền tại các quốc gia khác: 4.1. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Thụy Sĩ a) Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Thụy Sĩ Tình hình sử dụng Internet tại Thụy Sĩ Thụy Sĩ là quốc gia có số lượng người dùng Internet chiếm một phần lớn trong dân số. Tính đến năm 2009, Thụy Sĩ có 5,739,300 người sử dụng Internet, chiếm 75.5% dân số. Có thể thấy rõ tốc độ tăng nhanh chóng số lượng người sử dụng Internet tại Thụy Sĩ tính từ năm 2000 trong bảng sau: Bảng 2.3. Thống kê số lượng người dùng Internet tại Thụy Sĩ Năm Số lượng người sử dụng Internet Dân số Chiếm % dân số 2000 2,134,000 7,407,700 28.8% 2004 4,589,279 7,452,101 61.6% 2005 4,944,438 7,488,533 66.0% 2006 5,097,822 7,523,024 67.8% 2009 5,739,300 7,604,467 75.5% Nguồn: Năm 2000, 2009 : Ủy ban tư vấn quốc tế về điện thoại, điện báo ITU Năm 2004, 2005, 2006: Nielsen/Net Rating Theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development), vào tháng 7 năm 2008, có khoảng 32.7% cư dân Thụy Sĩ sử dụng Internet với đường truyền tốc độ cao. Điều này đã làm cho Thụy Sĩ đứng thứ tư trên thế giới với số lượng người sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao chỉ sau Đan Mạch, Hà Lan và Nauy. Phần trăm trung bình của các nước thuộc OECD về số người sử dụng Internet tốc độ cao là 22.4% vào tháng 12 năm 2008. [36]. Theo văn phòng truyền thông liên bang Thụy Sĩ OFCOM (Federal Office of Communication), chỉ đầu năm 2005, phần trăm số hộ gia đình kết nối Internet tại nhà ở Thụy Sĩ đã chiếm 66.2% dân số và phần trăm hộ gia đình kết nối Internet đường truyền tốc độ cao là khoảng 51%. Và theo cảnh báo của Tổ chức ngăn chặn các vấn đề về ma túy và rượu của Thụy Sĩ (Swiss Institute for the Prevention of Drug and Alcohol Problems) vào năm tháng 10 năm 2008 cho biết hơn 70,000 người tại Thụy Sĩ nghiện Internet và 110,000 người có nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm vì sử dụng Internet quá lâu. Ngoài ra, theo dữ liệu của cuộc điều tra của Chính phủ Thụy Sĩ về việc sử dụng Internet của nước này năm 2006, 64% dân số độ tuổi 14 sử dụng Internet hàng ngày hoặc vài lần một tuần. [10]. Qua các cuộc điều tra nghiên cứu trên có thể thấy tình trạng sử dụng Internet tại Thụy Sĩ vô cùng phổ biến và đối tượng sử dụng hầu hết là giới trẻ. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Thụy Sĩ: Tại Thụy Sĩ, không có nguồn luật nào quy định rằng việc tải dữ liệu là vi phạm pháp luật. Ví dụ nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110995.doc
Tài liệu liên quan