Luận văn Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long

MỤC LỤC

 

Trang

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu. 1

1.1.2. Căn cứ thực tiễn và khoa học 2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát. 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 3

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

1.4.1. Không gian. 4

1.4.2. Thời gian. 4

1.4.3. Nội dung nghiên cứu 4

1.4.4. Đối tượng nghiên cứu. 4

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN 4

CHƯƠNG 2. 7

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7

2.1.1. Một số vấn đề về Ngân hàng Thương Mại. 7

2.1.1.1. Khái quát về NHTM 7

2.1.1.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM 7

2.1.2. Những vấn đề cơ bản về chiến lược 11

2.1.2.1. Chiến lược là gì? 11

2.1.2.2. Quá trình hoạch định chiến lược 11

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 16

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 16

 

 

 

CHƯƠNG 3 18

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB

VĨNH LONG 18

3.1. GIỚI THIỆU VỀ SCB VĨNH LONG 18

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SCB Vĩnh Long 18

3.1.2. Cơ cấu tổ chức. 20

3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức. 20

3.1.2.2. Chức năng các phòng ban. 20

3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB VĨNH LONG 22

3.2.1. Vốn tự có 22

3.2.2. Chất lượng tài sản có 24

3.2.3. Năng lực quản lý 30

3.2.4. Khả năng sinh lời 34

3.2.5. Khả năng thanh toán 36

CHƯƠNG 4 42

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB

VĨNH LONG 42

4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN TRONG VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG 42

4.1.1. Phân tích môi trường kinh doanh bên trong. 42

4.1.1.1. Yếu tố tài chính. 42

4.1.1.2. Yếu tố cơ sở vật chất 44

4.1.1.3. Yếu tố về Marketing 45

4.1.1.4. Yếu tố về nhân lực 47

4.1.2. Điểm mạnh và điểm yếu 49

4.1.2.1. Điểm mạnh 49

4.1.2.2. Điểm yếu 49

4.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN NGOÀI VÀ XÁC ĐỊNH

CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG. 50

4.2.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài. 50

4.2.1.1. Kinh tế 50

4.2.1.2. Chính trị và môi trường pháp lý 52

4.2.1.3. Môi trường văn hóa xã hội 53

4.2.1.4. Công nghệ thông tin 53

4.2.1.5. Điều kiện dân số 55

4.2.1.6. Điều kiện tự nhiên 55

4.2.1.7. Môi trường quốc tế 56

4.2.1.8. Cạnh tranh trong ngân hàng 57

4.2.1.9. Khách hàng 58

4.2.2. Cơ hội và thách thức 58

4.2.2.1. Cơ hội 58

4.2.2.2. Thách thức 59

4.3. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT THÔNG QUA KẾT HỢP ĐIỂM MẠNH,

ĐIỂM YẾU VỚI CƠ HỘI, THÁCH THỨC 60

4.4. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC. 64

4.4.1. Product (Sản phẩm) 64

4.4.2. Price (Giá) 66

4.4.3. Place (Phân phối) 67

4.4.4. Promotion (Chiêu thị) 69

CHƯƠNG 5 71

GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA SCB

VĨNH LONG 71

5.1. GIẢI PHÁP VỀ NHÂN SỰ. 71

5.2. GIẢI PHÁP VỀ VỐN 72

5.3. GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ. 74

5.4. GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG 75

CHƯƠNG 6 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

6.1. KẾT LUẬN 77

6.2. KIẾN NGHỊ 78

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng khác, lý do là chi phí sử dụng cho hoạt động này cao, do ngân hàng tăng cường tiếp thị và các chương trình hấp dẫn khác để thu hút khách hàng, từ đó làm cho khoản thu nhập lãi ròng thấp, kéo theo tỷ suất thu nhập lãi thấp. Nhìn chung, bước đầu Ngân hàng đạt được tỷ suất thu nhập lãi như vậy cũng là khá tốt vì Ngân hàng phải cần nhiều chi phí để quảng bá thương hiệu trên địa bàn mới. ) Thu nhập ròng Doanh thu 3.2.4.2. Tỷ suất doanh lợi (Tỷ suất doanh lợi = Doanh thu Doanh thu Có thể dựa vào tỷ số tài chính này để đánh giá mức thu nhập của SCB Vĩnh Long có được từ doanh thu. Với số liệu trên, Chỉ số này tăng giảm không ổn định qua các kỳ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Quí 3,4 năm 2006 chỉ số này chiếm 10,43%, nguyên nhân là do ở kỳ này Ngân hàng hoạt động có lời do chi phí sử dụng thấp hơn doanh thu của Ngân hàng; và chỉ số này có sự tụt giảm mạnh qua hai quí 1,2 năm 2007 đến mức -5,7%, việc giảm này có thể giải thích ở chỗ thu nhập ròng ở kỳ này bị âm (lợi nhuận bị lỗ 799 triệu đồng). Riêng đến quí 3,4 năm 2007, tỷ suất doanh lợi tăng trở lại là 4,67%; tuy so với kỳ rồi tăng rất nhiều nhưng so với kỳ đầu thì nó chiếm tỷ suất thấp hơn nửa lần, chủ yếu là do chi phí tăng nhiều hơn với sự tăng thu nhập. ) Tài sản 3.2.4.3. Hệ số sử dụng tài sản (Hệ số sử dụng tài sản = Hoạt động của một NHTM là đem nguồn vốn có được đầu tư vào những loại tài sản khác nhau nhằm sinh lời. Và hệ số sử dụng tài sản sẽ cho ta biết hiệu quả của việc đầu tư này. Hệ số này tăng trưởng đều qua các kỳ và cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ đem lại cho Ngân hàng 1,41% mức doanh thu ở quí 3,4 năm 2006; 3,54% mức doanh thu ở quí 1,2 năm 2007 và 5,54% mức doanh thu ở quí 3,4 năm 2007; ta thấy hệ số sử dụng tài sản tăng đều ở mỗi kỳ với 2% mức doanh thu. Nguyên nhân của việc tăng này là do hai khoản mục doanh thu và tài sản đều tăng qua các kỳ, đồng thời khoản mục doanh thu tăng gấp hai lần so với tốc độ tăng của khoản mục tài sản. Đây là biểu hiện việc Ngân hàng sử dụng tài sản đầu tư có hiệu quả. Nhưng con số này thực sự chưa cao do Ngân hàng mới thành lập nên cơ sở vật chất còn yếu kém nên Ngân hàng đã đầu tư vào tài sản không sinh lời khá cao. ) Thu nhập ròng Tài sản 3.2.4.4. Thu nhập trên tài sản (ROA) (ROA = Với mức doanh thu thu được từ việc sử dụng nguồn vốn đầu tư vào tài sản để sinh lời thì thực chất Ngân hàng sẽ thu được con số lợi nhuận ròng là bao nhiêu? Chỉ số thu nhập trên tài sản sẽ thể hiện được điều này. Với số liệu tính toán trên ta thấy chỉ số này không tăng đều qua mỗi kỳ không giống như hệ số sử dụng tài sản mà nó có sự biến động ở kỳ thứ hai, chỉ số này giảm mạnh xuống mức -0,2%; nguyên nhân là vào kỳ này chi phí sử dụng cho việc thành lập các PGD tăng lên rất cao đến nỗi doanh thu không thể bù đắp được vì vậy lợi nhuận ở mức âm; đến kỳ 3 chỉ số ROA có dấu hiệu tăng và đạt 0,26%; là do ở kỳ này hoạt động kinh doanh của các PGD đã đi vào ổn định đem lại mức doanh thu khá cao. Chỉ số này cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ đem về 0,26% thu nhập ròng. Nhìn chung, chỉ số thu nhập trên tài sản là thấp. Do vậy, Ngân hàng phải gia tăng tài sản sinh lời để đầu tư vào hoạt động tín dụng và giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận. 3.2.5. Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán được đánh giá dựa trên các nhân tố như mức độ đáp ứng nhu cầu về thanh khoản, tình hình huy động vốn, tính ổn định của các khoản tiền gửi, mức độ đa dạng của các loại nguồn vốn,…Dựa vào bảng cân đối kế toán của ngân hàng ta có thể có được các số liệu nhằm đánh giá các yếu tố trên. 3.2.5.1. Tình hình huy động vốn Yếu tố này phụ thuộc vào khả năng huy động nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế của mỗi ngân hàng. Đối với SCB Vĩnh Long, nguồn vốn này được huy động theo 2 nguồn là tiền gửi của doanh nghiệp và tiền gửi của cá nhân. Bảng 6: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Quí 3,4/ 2006 (1) Quí 1,2/ 2007 (2) Quí 3,4/ 2007 (3) Tốc độ tăng trưởng (%) (2)/(1) (3)/(2) TG doanh nghiệp 21.000 43.428 57.345 106,80 32,05 TG dân cư 89.816 246.092 450.771 174,00 83,17 Vốn huy động 110.816 289.520 508.116 161,26 75,50 (Nguồn: Phòng kế toán của Ngân hàng SCB Vĩnh Long) Dựa vào bảng 6, ta nhận thấy nguồn vốn huy động của SCB Vĩnh Long là tăng nhanh và ổn định. Vốn huy động tăng sẽ có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng cao, đồng thời đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Ngân hàng. Chính sự gia tăng nguồn vốn này đòi hỏi nhu cầu thanh khoản tăng phù hợp để đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng. Qua bảng 6, số liệu đã thể hiện rằng lượng tiền huy động từ cá nhân là khá lớn. Lượng vốn huy động này lại có xu hướng tăng lên qua các kỳ, đáng chú ý là tăng mạnh vào quí 1,2 năm 2007 từ 89.816 triệu đồng tăng lên 246.092 triệu đồng, do kỳ này Ngân hàng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tăng lãi suất huy động. 3.2.5.2. Tính ổn định và đa dạng của các khoản tiền gửi Khi xét về tỷ trọng của từng loại vốn huy động, SCB Vĩnh Long có lượng vốn huy động từ cá nhân chiếm đa số. Nguồn vốn huy động từ cá nhân đa số là tiền gửi tiết kiệm, tính ổn định của nguồn vốn này tùy thuộc vào kỳ hạn huy động mà khách hàng chấp nhận gửi. Chi tiết hơn đối với loại nguồn này, ta có thể xem xét bảng số liệu sau: Bảng 7: CƠ CẤU TGTK DÂN CƯ THEO KỲ HẠN ĐVT: triệu đồng Loại kỳ hạn Quí 3,4/ 2006 Tỷ trọng (%) Quí 1,2/ 2007 Tỷ trọng (%) Quí 3,4/ 2007 Tỷ trọng (%) Không kỳ hạn 258 0,29 1.458 0,63 1.807 0,46 Dưới 12 tháng 64.012 71,94 153.937 66,17 231.892 58,91 12à24 tháng 23.671 26,6 75.189 32,32 155.011 39,38 Từ 24 tháng trở lên 1.037 1,17 2.042 0,88 4.917 1,25 Tổng 88.978 100,00 232.626 100,00 393.627 100,00 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của SCB Vĩnh Long) Hình 5: TỶ TRỌNG TGTK DÂN CƯ THEO KỲ HẠN Trong việc phân tích tính ổn định của nguồn vốn này thì ta sẽ xem xét đến tỷ trọng của từng loại kỳ hạn trong lượng tiền gửi tiết kiệm. Ở bảng 7, cũng như biểu đồ trên, qua các kỳ SCB Vĩnh Long đều huy động được tiền gửi có mức kỳ hạn dưới 12 tháng là chủ yếu. Lượng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là loại vốn huy động có tính ổn định khá thấp, chiếm tỷ trọng trên 50% và có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các kỳ từ mức tỷ trọng là 71,94% ở quí 3,4 năm 2006 giảm xuống còn 58,91% ở quí 3,4 năm 2007. Bên cạnh đó, loại tiền gửi kỳ hạn 12à24 tháng thì có xu hướng tăng qua các kỳ, mà đây là loại tiền gửi có tính ổn định cao và chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Chính yếu tố này cũng góp phần giúp cho ngân hàng quản lý được khả năng thanh toán của mình. Bên cạnh lượng vốn khá lớn được huy động từ cá nhân, SCB Vĩnh Long còn có được nguồn vốn huy động không nhỏ từ các khách hàng là doanh nghiệp. Nếu đối với khách hàng cá nhân thì loại tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp do mục đích gửi tiền của đa số người dân là để tiết kiệm, thì đối với khách hàng là doanh nghiệp, lại có sự khác biệt về cơ cấu của các loại tiền gửi. Sự khác biệt này có thể được thấy rõ qua bảng số liệu sau: Bảng 8: CƠ CẤU TG CỦA DOANH NGHIỆP THEO KỲ HẠN ĐVT: triệu đồng Loại tiền gửi Quí 3,4/2006 Quí 1,2/2007 Quí 3,4/2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Không kỳ hạn 13.286 63,27 16.798 38,68 27.387 47,76 Kỳ hạn dưới 12tháng - - 15.684 36,11 17.247 30,08 Kỳ hạn 12à24 tháng 7.714 36,71 10.710 24,66 11.552 20,14 Tiền ký quỹ bảo lãnh - - 190 0,44 113 0,19 Bảo đảm thanh toán 5 0,02 46 0,11 39 0,07 Tiền gửi để mở L/C - - - - 1.007 1,76 Tổng 21.005 100,00 43.428 100,00 57.345 100,00 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của SCB Vĩnh Long) Nhìn vào bảng 8, ta nhận thấy các loại tiền gửi của khách hàng là doanh nghiệp có độ đa dạng cao do tính chất kinh doanh và độ đa dạng trong các dịch vụ của ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng doanh nghiệp. Đối với đối tượng khách hàng này thì tiền gửi không kỳ hạn lại có tỷ trọng rất cao và chiếm đa số trong tổng tiền gửi của doanh nghiệp, trung bình chiếm tỷ trọng 50%. Như vậy, đối với lượng vốn huy động này thì SCB Vĩnh Long không chủ động sử dụng để kinh doanh vì luôn phải chuẩn bị tiền thanh toán khi doanh nghiệp có nhu cầu. Tuy nhiên, việc huy động lượng vốn lớn từ đối tượng này không phải là không đem lại hiệu quả sử dụng cho ngân hàng, mặt khác, khi thu hút được các doanh nghiệp gửi tiền thì SCB Vĩnh Long có thể cung cấp được nhiều dịch vụ khác như: ủy thác thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ thẻ…Bởi vì, thông thường khách hàng sẽ có tâm lý sử dụng dịch vụ của các ngân hàng họ đã có quan hệ giao dịch trước đây. Nhìn chung, đặc điểm tiền gửi của 2 đối tượng là khác nhau và có tác động trái ngược nhau đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nhưng sự đa dạng về các loại tiền gửi cũng là một cách để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Với một chính sách thanh khoản hợp lý thì sẽ giúp ngân hàng tận dụng tối đa nguồn vốn có được đầu tư hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện tối thiểu hóa rủi ro thanh khoản. Tiền gửi thanh toán 3.2.5.3. Khả năng đáp ứng thanh khoản Tổng số tiền gửi ) (Tỷ số thành phần tiền biến động = Khả năng đáp ứng thanh khoản của SCB có thể được đánh giá thông qua chỉ số thành phần tiền biến động. Đây là chỉ số thể hiện khả năng thanh toán của ngân hàng đối với nhu cầu rút tiền của khách hàng gửi tiền tại SCB Vĩnh Long. Bởi vì chỉ số này được tính trên số lượng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng số tiền gửi ngân hàng huy động được. Chỉ số này càng lớn thì nhu cầu thanh khoản càng lớn và ngân hàng cần phải chủ động chuẩn bị tiền để đảm bảo thanh toán cho nhu cầu này. Chỉ số thành phần tiền biến động của ngân hàng không cao và tăng giảm qua các kỳ, lần lượt là 12,52% ở quí 3,4 năm 2006; giảm mạnh ở quí 1,2 năm 2007 còn 7,58%; đến quí 3,4 năm 2007 tiền gửi thanh toán có xu hướng tăng chiếm 10,73%. Chỉ số thành phần tiền biến động tương đối thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao. Chỉ số này thấp là do lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tiền gửi như ta đã xem xét về cơ cấu tiền gửi ở phần trên. Với hiện trạng thanh khoản hiện nay thì SCB Vĩnh Long được xem là có khả năng thanh khoản tốt. Bên cạnh các chỉ tiêu trên, ta cũng có thể nhìn nhận khả năng thanh toán của SCB thông qua việc đảm bảo tỷ lệ đảm bảo thanh toán. Là một NHTM, SCB luôn đảm bảo thực hiện tốt quy định của NHNN về trích lập quỹ đảm bảo thanh toán để có thể luôn giải quyết tốt các vấn đề thanh khoản có thể xảy ra. Sau 1,5 năm, hoạt động kinh doanh của SCB Vĩnh Long đã có nhiều khởi sắc như: gia tăng được nguồn vốn huy động, cho vay với hiệu quả cao, các chỉ số được cải thiện nhưng chưa đáng kể…Tuy SCB Vĩnh Long đã và đang nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình nhưng chưa phát huy hết tiềm năng của Ngân hàng. Đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho Vĩnh Long nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung thông qua nguồn tài chính lớn mạnh mà SCB Vĩnh Long đã cung cấp qua hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì SCB Vĩnh Long phải không ngừng phát huy những thế mạnh đã có để tạo nên lợi thế cạnh tranh riêng cho mình trước những đối thủ. CHƯƠNG 4 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH VĨNH LONG (SCB VĨNH LONG) 4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN TRONG VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1. Phân tích môi trường kinh doanh bên trong Môi trường bên trong hay chính là các điều kiện, nguồn lực thực tại của ngân hàng. Nguồn lực này bao gồm: nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và hệ thống marketing. Thông qua các yếu tố nguồn lực này có thể giúp cho Ngân hàng tìm ra được các điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng để từ đó để có giải pháp tận dụng các điểm yếu, loại bỏ những điểm yếu để đạt được lợi thế tối đa trong kinh doanh 4.1.1.1. Yếu tố tài chính Trước đây, năng lực tài chính của SCB thuộc loại trung bình nhưng do Ngân hàng chú trọng công tác huy động vốn nên hiện nay vốn huy động của SCB được xếp vào bậc trung trong nhóm các NHTMCP đô thị. Lợi thế về năng lực tài chính cho phép SCB giữ vững và nâng cao hệ số an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng và mở rộng các hoạt động dịch vụ khác. Như đã phân tích ở trên, ta thấy Ngân hàng có nguồn vốn khá ổn định, một cơ cấu tài sản khá hợp lý với chủ yếu là tài sản sinh lời, lợi nhuận Ngân hàng thu được khá tốt tuy không ổn định nhưng không phải là nguyên nhân tiêu cực, tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu. Trước hết, Ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu đạt ở mức khá cao mà chủ yếu là vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn qua các kỳ. Điều này được SCB Vĩnh Long khẳng định: SCB Vĩnh Long là chi nhánh đầu tiên tại khu vực ĐBSCL của SCB. Mới khai trương hoạt động từ ngày 22/5/2006, sau 3 tháng hoạt động kinh doanh, tổng số huy động tiền gửi đạt gần 46 tỷ đồng, đạt 182% kế hoạch, dư nợ cho vay bao gồm đã cam kết giải ngân đạt trên 100 tỷ đồng, đạt 168% kế hoạch. Đây là bước đầu thành công của SCB Vĩnh Long cho thấy khả năng tài chính của Chi nhánh là rất tốt; đồng thời SCB đã và đang thích ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn với nền kinh tế thị trường. Tổng vốn điều lệ của SCB tăng gấp đôi so với 2006 là 1.200 tỷ đồng. Đồng thời, Ngân hàng đầu tư nhiều cho tài sản sinh lời tăng nhanh qua các kỳ, chính điều này đã đem lại cho Ngân hàng nguồn sinh lời rất lớn, một cơ hội kinh doanh hiệu quả. Và sau 1,5 năm hoạt động Ngân hàng đã đạt được 1.290 triệu đồng lợi nhuận; tuy vậy con số này cần phải được nâng cao hơn trong thời gian tới để đảm bảo năng lực cạnh tranh trong giai đoạn cạnh tranh này. Còn tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất chỉ có 0,86% nên khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng rất tốt, do vậy Ngân hàng đảm bảo được nguồn tiền của mình và tiếp tục đưa vào hoạt động kinh doanh. Về hệ số ROA, hệ số này của Ngân hàng là thấp chỉ đạt 0,26%, trong khi đó hệ số này của NHTM các nước trong khu vực tương đối cao. Như vậy Ngân hàng cần quan tâm đến việc sử dụng tài sản một cách hợp lý để mang lại lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng.. Để có cơ sở đầu tư an toàn, hiệu quả - thông qua Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ – SCB đã hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp (khu chế xuất Hòa Phú, khu công nghiệp Bình Minh) kết hợp làm nhà cho công nhân, cho vay hộ nghề gốm sứ thuộc tuyến công nghiệp Cổ Chiên, cho vay nuôi cá bè dọc bờ sông và cù lao An Bình, dự kiến đầu tư vào dự án trọng điểm khu đô thị mới Mỹ Thuận. Cũng như, trong Hội nghị khách hàng, SCB Vĩnh Long đã tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng với công ty TNHH Thương mại – sản xuất Năm Vàng và công ty TNHH Nghĩa Nhơn. Để làm được những điều trên cho thấy năng lực tài chính của SCB là đáng kể. Tuy đã có cố gắng cải thiện tình hình tài chính nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng vẫn chưa cao. Đa phần vốn huy động được là nguồn vốn ngắn hạn, tỷ trọng vốn dài hạn trên 3 năm huy động được rất thấp. Đây cũng là tình trạng chung của các NHTMCP tại Việt Nam hiện nay. Định hướng hoạt động của chi nhánh là đẩy mạnh huy động vốn để đầu tư tín dụng kết hợp với dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đồng thời cung cấp cho khách hàng những tiện ích tốt nhất với phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”… 4.1.1.2. Yếu tố cơ sở vật chất SCB là Ngân hàng được thành lập từ 1992, với hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng đã tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường; thông qua các chương trình tiết kiệm dự thưởng, hỗ trợ người nghèo, tham gia hoạt động công ích xã hội, SCB ngày càng khẳng định tên tuổi của mình. Song, nhờ đó mà Chi nhánh của SCB sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với thị trường Vĩnh Long. Hiện nay, SCB Vĩnh Long cũng quan tâm nhiều hơn về việc củng cố vị thế uy tín của mình trên địa bàn mới này, cụ thể hơn, Chi nhánh đã khởi động chương trình “tiếp sức thương binh”. SCB Vĩnh Long thành lập tại 11, Phạm Thái Bường, Phường 4, Thị xã Vĩnh Long, là nơi có vị trí thuận lợi cả về giao thông và về kinh tế, vì nơi đây là thị xã nên có nhiều dân cư sinh sống, vả lại ở đây vừa mới xây dựng các khu dân cư và khá nhiều cơ sở kinh doanh. Trên con đường trãi dài này có nhiều Ngân hàng cũng mới được thành lập như: Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Phương Đông, VP Bank, Ngân hàng Miền Tây và Vietin Bank. Các Ngân hàng này nằm sát nhau trên đoạn đường này, chỉ riêng SCB Vĩnh Long có vị trí cách xa hơn, vì vậy giảm bớt được áp lực cạnh tranh với các ngân hàng trên. Hiện nay, SCB Vĩnh Long đã mở được 4 PGD ở các huyện – Tỉnh: Bến Tre, Cai Lậy, Trà Vinh, Sa Đéc. Với việc thành lập PGD, Ngân hàng mong muốn được cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, nhiều tiện ích cùng với phong cách phục vụ chu đáo của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm. SCB cũng hy vọng mang đến một không khí mới cho hoạt động tài chính và thúc đẩy sự phát triển của ngành này diễn ra nhanh chóng nhất. Mặc dù SCB Vĩnh Long mới thành lập không bao lâu đã khai trương lần lượt 4 PGD, như vậy thị phần của SCB Vĩnh Long chiếm khá lớn nhưng ở Vĩnh Long thì SCB vẫn chưa có PGD nào, trong khi đó Sacombank đã mở thêm 1PGD khá khang trang ở Phường 1, thị xã Vĩnh Long. Ngân hàng cũng đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ khách hàng được tiện lợi và nhanh chóng hơn. Nhờ đó, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác có liên quan đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu về thanh toán cho khách hàng và nền kinh tế một cách nhanh chóng – chính xác – an toàn và hiệu quả, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn bộ nền kinh tế. Cùng với phát triển khách hàng sử dụng thẻ, Ngân hàng đã chú trọng đầu tư phát triển các ATM và các thiết bị sử dụng thẻ. Tuy nhiên, do chi phí sử dụng vào việc mở rộng các phòng giao dịch ở các tỉnh nên SCB Vĩnh Long chưa đủ tài chính để đầu tư nhiều cho thiết bị sử dụng thẻ nên hiện chỉ mới có một máy ATM ở Vĩnh Long và đặt tại chi nhánh để phục vụ khách hàng sử dụng thẻ. Nhìn chung, về yếu tố cơ sở vật chất: SCB có được những mặt mạnh, đồng thời vẫn còn tồn tại những mặt yếu so với các ngân hàng khác. 4.1.1.3. Yếu tố Marketing Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Marketing góp phần không nhỏ vào sự sống còn và phát triển của ngân hàng. Chiến lược Marketing của ngân hàng nào tốt thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng và nguồn vốn cho ngân hàng. Để tăng cường hiệu quả công tác Marketing, Ngân hàng cần phân đoạn chính xác thị trường, xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó có biện pháp chủ động tiếp cận khách hàng để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của mình. Các biện pháp truyền thống thường được sử dụng là quảng cáo qua các phương tiện đại chúng (báo chí, truyền hình, mạng internet…), áp dụng Marketing hỗn hợp (Product, Price, Place, Promotion) trong đó tích cực thực hiện các hoạt động quan hệ với khách hàng nhằm đi sâu tìm hiểu khách hàng và thu nhận các thông tin từ phía khách hàng để có phương hướng điều chỉnh thích hợp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Hoạt động Marketing tốt không những tăng uy tín, thương hiệu mà còn góp phần giúp Ngân hàng thu được lợi nhuận nhiều hơn, vững mạnh hơn và phát triển hơn. SCB Vĩnh Long cũng nhận thức được vai trò và vị trí quan trọng của hoạt động Marketing trong việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. Về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng cũng khá đa dạng với các loại sản phẩm dịch vụ hiện có là: dịch vụ tiền gửi cá nhân bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ và tiền gửi đồng chủ tài khoản; thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua thẻ; tài khoản doanh nghiệp – tài khoản thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn; dịch vụ chuyển tiền bằng điện/ thư; dịch vụ chuyển tiền trong nước; dịch vụ thẻ thẻ ATM SCB Link; dịch vụ thanh toán tự động cước VNPT; kinh doanh ngoại tệ; kinh doanh vàng; tiết kiệm tích lũy linh hoạt; tiết kiệm dành cho khách hàng từ 50 tuổi trở lên; tích lũy học tập. Về sản phẩm, dịch vụ thì SCB Vĩnh Long khá đa dạng, có tính phổ biến, dễ phù hợp với mọi đối tượng, có nhiều sản phẩm hấp dẫn nhưng nhìn chung SCB Vĩnh Long chưa có sản phẩm, dịch vụ khác biệt và nổi trội hơn so với các Ngân hàng Thương mại khác. Để đẩy mạnh Marketing trong phát triển sản phẩm, dịch vụ, Ngân hàng phải nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu và sở thích của khách hàng như năng động tìm ra những cách đổi mới sản phẩm, dịch vụ, tạo ra danh tiếng, sự riêng biệt về phong cách phục vụ và chất lượng dịch vụ so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Về chiến lược Price, SCB Vĩnh Long có những chiến lược riêng cho mình, đó là, Ngân hàng đưa ra mức lãi suất huy động vốn cao hơn so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, đồng thời thường xuyên có những chính sách ưu đãi như: tặng lãi suất cho người 50 tuổi, mở tích lũy học tập từ ngày 05/09/2007 đến ngày 30/09/2007 được tặng thêm lãi suất 0,01%/ tháng,… Ngân hàng đã tăng cường phát triển mạng lưới, mở rộng các PGD và hiện nay đã mở được 4 PGD ở các huyện – tỉnh: PGD Cai Lậy, PGD Sa đéc, PGD Trà Vinh, PGD Bến Tre; cùng với việc tăng lãi suất cũng như các chương trình khuyến mãi. SCB rất chú trọng công tác quảng cáo và tiếp thị qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ đó, thương hiệu SCB đã được khách hàng biết đến nhiều hơn và tin tưởng hơn.. Điều này thể hiện qua sự kiện SCB đón nhận cúp vàng “sản phẩm uy tín chất lượng” và danh hiệu “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín – chất lượng 2006”, “Sản phẩm Việt uy tín, chất lượng”. SCB cũng tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, quyên góp thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, và cộng đồng như: ủng hộ người nghèo, thực hiện chương trình “Tiếp sức đến trường” tại địa bàn Vĩnh Long…Nhờ đó, SCB đã được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cùng một số tổ chức trao tặng Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng”. Trong dịp khai trương, SCB đã tặng 3 ngôi nhà tình nghĩa trị giá 54 triệu cho thị trấn Càn Long, xã An Long thuộc tỉnh Trà Vinh. SCB muốn chia sẽ phần nào khó khăn cho nhân dân địa phương qua những hoạt động tương thân tương ái. Ngoài ra, SCB Vĩnh Long khởi động chương trình “Tiếp sức thương binh”, Chi nhánh đại diện đăng ký hỗ trợ đời sống dài hạn 40 thương binh nặng, có hoàn cảnh kinh tế gia đình nhiều khó khăn. Báo Vĩnh Long sẽ phối hợp với sở Lao động – Thương binh – xã hội tỉnh tổ chức lễ trao tiền hỗ trợ của SCB Vĩnh Long đến 40 đối tượng nói trên, chính thức khởi động chương trình “Tiếp sức thương binh”. Về mặt khách hàng mục tiêu, SCB cũng xác định được cho Ngân hàng mình đối tượng khách hàng mục tiêu trong thời gian qua chủ yếu là tổ chức kinh tế khối kinh doanh và cũng có nhiều chính sách ưu đãi để gia tăng nguồn vốn từ nhóm khách hàng này. Nhưng có lẽ do chính sách ưu đãi riêng đối với nhóm khách hàng này chưa hấp dẫn, vì vậy nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng vẫn là từ đối tượng cá nhân. Với những điều trên cho thấy SCB đã xây dựng chiến lược thích hợp trong tình hình kinh doanh của hiện taị và mang tính khả thi cao. Tuy nhiên, hiện tại SCB Vĩnh Long vẫn chưa có riêng cho mình tổ chuyên về nghiên cứu Marketing và chưa có nhân viên trong công tác Marketing, các chiến lược đã đề ra là do ban lãnh đạo, Ban Giám đốc Chi nhánh nghiên cứu đề xuất và Hội sở chủ trương. 4.1.1.4. Yếu tố về nhân lực Nhân lực là một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng đang thiếu nguồn nhân lực, do mới thành lập các PGD tại Bến Tre, Trà Vinh, Cai Lậy, Sa Đéc; vả lại công việc ngày càng nhiều do hoạt động kinh doanh ngày một qui mô hơn, vì vậy đòi hỏi một nguồn nhân lực để đảm nhận các công việc này. Tuy nhiên, việc tuyển dụng Ngân hàng cũng có những chính sách riêng của mình là phải thông qua vòng thi nghiệp vụ chuyên môn về tín dụng hoặc kế toán,…, để đánh giá sự am hiểu về chuyên ngành; nếu có số điểm nhất định được xem là đạt thì sau đó thi phỏng vấn để nhà tuyển dụng dánh giá những nhân viên tương lai cho Ngân hàng. Nếu đạt ở vòng phỏng vấn, sẽ trở thành nhân viên chính thức của Ngân hàng sau khi trãi qua thời gian thử việc 2 tháng, và chuyển công tác đến các chi nhánh, PGD đang thiếu nhân viên. Bên cạnh đó, phương pháp đào tạo hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng còn nặng nề về lý thuyết, thiếu những kiến thức thực tiễn mà Ngân hàng đang sử dụng và giao dịch hiện đại để trang bị cho sinh viên. Mặt khác, do các Ngân hàng nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường này đều phải tận dụng nguồn nhân lực địa phương và nguồn nhân lực này không đâu khác hơn là từ các Ngân hàng trong nước. Với chính sách đãi ngộ tốt hơn, lương trả cao hơn, phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn, đánh giá năng lực cán bộ công bằng đã là nguyên nhân chuyển dịch nguồn nhân lực chất lượng cao. Cán bộ công nhân viên làm việc tại SCB Vĩnh Long là nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiệt tình và đầy sáng tạo. Trình độ chuyên môn của họ đa phần từ bậc đại học chuyên ngành tín dụng, kế toán, quản trị kinh doanh, tin học, anh văn,…Các nhân viên này đa số là người dân tỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh vĩnh long (scb vĩnh long).doc
Tài liệu liên quan