Luận văn Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế trên máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - Ban cơ bản

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ đề ra ban đầu, chúng tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu. Cụ

thể như sau :

 Chúng tôi nghiên cứu cơ sở lí luận về TNKQ : các loại câu hỏi TNKQ và ưu điểm, nhược

điểm của mỗi loại câu hỏi, quy trình xây dựng bài TNKQ tiêu chuẩn hóa, các chỉ số để đánh giá câu

hỏi hay bài TNKQ như độ khó, độ phân biệt, hệ số tin cậy, độ lệch chuẩn, phương sai, điểm trung bình

 ; cơ sở lí luận phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản : chúng tôi nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương

trình, chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng chương, đây là kim chỉ nam để chúng tôi xây dựng hệ thống

bài tập TNKQ; cuối cùng chúng tôi nghiên cứu cơ sở lí luận SQL Server 2000 để tìm ra những nguyên

tắc, nguyên lí chung để thiết kế chương trình TNKQ trên máy vi tính. Chúng tôi tiến hành điều tra thực

trạng việc xây dựng hệ thống bài tập TNKQ, việc sử dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính và việc

tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà của HS.

pdf118 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế trên máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - Ban cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cốc thuộc loại nào? A. Nước cứng có tính cứng tạm thời. B. Nước cứng có tính cứng toàn phần. C. Nước cứng có tính cứng vĩnh cữu. D. Nước mềm. Câu 38. Trong nước tự nhiên thường có lẫn một lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thề dùng dung dịch nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ra khỏi nước? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch K2SO4. C. Dung dịch NaNO3. D. Dung dịch Na2CO3. Câu 39. Để làm mềm 1 loại nước có chứa các ion : Ca2+, Mg2+, HCO3-, SO42- ta dùng chất nào sau đây? A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. BaCl2. D. Na2CO3. Câu 40. Cho Al (Z=13). Cấu hình electron của Al3+ là A. 1s22s22p63s23p1. B. 1s22s22p63s23p3. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p6. Câu 41. Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác? A. Màu trắng bạc. B. Là kim loại nhẹ. C. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, tốt hơn Fe và Cu. D. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. Câu 42. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do A. nhôm là kim loại kém hoạt động. B. nhôm có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ. C. nhôm có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ. D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước. Câu 43. Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây? A. NH3. B. HCl. C. H2SO4. D. NaOH. Câu 44. Cho các dung dịch sau : NaOH, H2SO4, MgCl2, AlCl3, Fe(NO3)3. Al có thể phản ứng được với bao nhiêu dung dịch? A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 45. Để khơi mào cho phản ứng giữa Al và Fe2O3 người ta thường đốt cháy chất nào sau đây? A. bột than. B. dải Mg. C. bột photpho. D. bột lưu huỳnh. Câu 46. Phản ứng nào là phản ứng nhiệt nhôm? A. 4Al + 3O2  0t 2Al2O3. B. Al + 4HNO3 đặc, nóng  Al(NO3)3 + NO2 + 2H2O. C. 2Al2O3 + 3C  0t Al4C3 + 3CO2. D. 2Al + Cr2O3  0t Al2O3 + 2Cr. Câu 47. Cho phản ứng : Al + NaOH + H2O  NaAlO2 + 3/2H2 Chất đóng vai trò chất oxi hóa là A. Al. B. NaOH. C. H2O. D. NaAlO2. Câu 48. Khi nhúng một lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội thì không thấy có hiện tượng gì. Nếu lấy lá nhôm ra và cho vào dung dịch HCl thì có hiện tượng nào sau đây? A. Không có hiện tượng gì. B. Lá nhôm tan dần, dung dịch có sủi bọt khí mùi sốc thoát ra. C. Lá nhôm tan dần và dung dịch có sủi bọt khí không màu, không mùi thoát ra. D. Lá nhôm tan tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt. Câu 49. Có thể dùng bình bằng nhôm để đựng A. dung dịch xôđa. B. dung dịch nước vôi. C. dung dịch giấm. D. dung dịch HNO3 đặc (đã làm lạnh). Câu 50. Các dụng cụ bằng nhôm hàng ngày khi tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ cao cũng không có phản ứng gì vì A. nhôm không tác dụng với nước ở mọi nhiệt độ. B. nhôm bị thụ động hóa trong nước sinh hoạt. C. thực tế nhôm được bảo vệ bằng một lớp kim loại mỏng (Sn, Zn) trên bề mặt không cho nhôm tiếp xúc với nước. D. trên bề mặt nhôm được phủ kín một lớp màng oxit (Al2O3) rất mỏng, mịn và bền ngăn không cho nước thấm qua. Câu 51. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất dựa theo phản ứng nào sau đây? A. Al2O3 + 2Fe to 2Al + Fe2O3 B. 2Al2O3 đpnc 4Al + 3O2. C. Al2O3 + 3CO to 2Al + 3CO2 D. 3Mg + 2AlCl3 to 2Al + 3MgCl2 Câu 52. Trong quá trinh điện phân Al2O3 nóng chảy, anot và chất xúc tác thường dùng là A. Cu và bột AlCl3. B. Fe và Na3AlF6 (criolit). C. Zn và 3NaF.AlF3. D. than chì và Na3AlF6 (criolit). Câu 53. Al2O3 không tác dụng với chất nào trong số các chất sau đây? A. dung dịch KOH. B. CO ở nhiệt độ cao. C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch Ba(OH)2. Câu 54. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhôm oxit? A. Al2O3 bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao. B. Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3. C. Al2O3 tan được trong dung dịch NH3. D. Al2O3 là oxit không tạo muối. Câu 55. Al(OH)3 không tan trong dung dịch nào sau đây? A. dung dịch H2SO4. B. dung dịch NH3. C. dung dịch HNO3. D. dung dịch NaOH. Câu 56. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thì có hiện tượng nào sau đây? A. Xuất hiện kết tủa và kết tủa không tan khi cho NaOH đến dư. B. Xuất hiện kết tủa và kết tủa tan ngay. C. Xuất hiện kết tủa và có khí màu vàng lục thoát ra làm mất màu quỳ tím ẩm. D. Xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa tăng đến cực đại rồi tan dần đến hết. Câu 57. Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NaOH thì có hiện tượng nào sau đây? A. Xuất hiện kết tủa ngay và kết tủa không tan ngay. B. Xuất hiện kết tủa ngay, kết tủa tăng đến cực đại rồi tan dần đến hết. C. Lúc đầu không có kết tủa, sau đó xuất hiện kết tủa, kết tủa tăng dần đến cực đại rồi tan dần đến hết. D. Lúc đầu không có kết tủa, sau đó xuất hiện kết tủa keo trắng và kết tủa tăng đến cực đại. Câu 58. Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3? A. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3. B. Sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt và không màu. C. Sủi bọt khí và dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa. D. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó chất kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt. Câu 59. Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch NaAlO2 là A. Không có hiện tượng gì. B. Có kết tủa keo trắng xuất hiện, tan trong H2SO4 dư. C. Có kết tủa keo trắng xuất hiện, không tan trong H2SO4 dư. D. Có kết tủa vàng xuất hiện, tan trong H2SO4 dư. Câu 60. Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ đến dư CO2 vào dung dịch NaAlO2 là A. Không có hiện tượng gì. B. Có kết tủa keo trắng xuất hiện, không tan trong CO2 dư. C. Có kết tủa keo trắng xuất hiện, tan trong CO2 dư. D. Có kết tủa vàng xuất hiện, không tan trong CO2 dư. Câu 61. Cho từ từ lượng nhỏ Na vào dung dịch Al2(SO4)3 cho đến dư, hiện tượng xảy ra như thế nào? A. Na tan, có bọt khí xuất hiện trong dung dịch. B. Na tan, có Al bám vào bề mặt Na. C. Na tan, có bọt khí thoát ra, lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần. D. Na tan, có bọt khí thoát ra và có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa vẫn không tan. Câu 62. Công thức của muối phèn chua là A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O. C. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O. D. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O. Câu 63. Người ta dùng phèn chua làm trong nước vì A. phèn chua có tính oxi hóa mạnh nên oxi hóa được các chất bẩn trong nước. B. phèn chua có tính khử mạnh nên khử được các chất bẩn trong nước. C. phèn chua tan trong nước tạo kết tủa keo hấp thụ các chất bẩn trong nước. D. phèn chua tan trong nước tạo ra môi trường axit nên hòa tan được các chất bẩn có trong nước. Câu 64. Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3; dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3; dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư sẽ thu được 1 sản phẩm như nhau, đó là A. NaCl. B. NH4Cl. C. Al2O3. D. Al(OH)3. Câu 65. Có 2 ống nghiệm chứa dung dịch AlCl3. Nhỏ vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch NaOH loãng thì thấy có kết tủa trắng. Nhỏ từ từ từng giọt đến dư dung dịch X vào ống 1 và dung dịch Y vào ống 2 thì thấy : Ống 1 : xuất hiện kết tủa keo, sau đó kết tủa tan dần. Ống 2 : kết tủa tan. Dung dịch X, Y đã dùng lần lượt là A. dung dịch HCl và dung dịch NaOH. B. dung dịch NaOH và dung dịch HCl. C. đều là dung dịch HCl nhưng nồng độ khác nhau. D. đều là dung dịch NaOH nhưng nồng độ khác nhau. Câu 66. Cho các chất sau : Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3. Số chất thể hiện tính lưỡng tính là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 67. Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn Y. Trong Y có các chất A. Al2O3, Mg, Fe, Cu. B. Al, Mg, Fe, Cu. C. Al2O3, MgO, Fe, Cu. D. Al2O3, MgO, Fe3O4, Cu. Câu 68. Có thể dùng thuốc thử duy nhất để nhận biết Mg, Al2O3, Al. Thuốc thử đó là A. Dung dịch HCl đặc. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch CuCl2. D. Dung dịch AlCl3. Câu 69. Có 4 mẫu bột kim loại là Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng H2O làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được tối đa là bao nhiêu? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 70. Các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. NH3. B. NaOH. C. HNO3. D. HCl. Câu 71. Có các chất bột : CaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng chất nào trong số các chất cho dưới đây có thể nhận biết được các chất trên? A. Axit HCl. B. Axit H2SO4 loãng. C. Dung dịch NaOH. D. H2O. Câu 72. Trong một dung dịch có a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là A. a + b = c + d. B. 3a + 3b = c + d. C. 2a + 2b = c + d. D. 2a + c = b + d. Câu 73. Điện phân nóng chảy 4,25 gam muối clorua của một kim loại kiềm thu được 1,568 lít khí tại anot (đo ở 109,2oC và 1atm). Kim loại kiềm đó là A. Na. B. K. C. Rb. D. Li. Câu 74. Cho 3 gam hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm M tác dụng với nước thì thu được dung dịch A. Để trung hòa dung dịch A cần 800 ml dung dịch HCl 0,25M. Kim loại M là A. Li. B. Cs. C. K. D. Rb. Câu 75. Nung hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA tới khối lượng không đổi thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 4,64 gam hỗn hợp hai oxit. Hai kim loại đó là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Câu 76. Cho 29,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau tác dụng với nước thì thu được 11,2 lít khí (đktc). Thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp là A. 37,28% và 62,72%. B. 46,94% và 53,06%. C. 37,1% và 62,9%. D. 25% và 75%. Câu 77. Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không đổi thì còn lại là 69 gam chất rắn. Thành phần % theo khối lượng của Na2CO3 và NaHCO3 trong hỗn hợp lần lượt là A. 63% và 37%. B. 42% và 58%. C. 21% và 79%. D. 84% và 16%. Câu 78. Nung nóng 42 gam NaHCO3 đến khối lượng chất rắn không thay đổi thì ngừng. Biết lượng khí tạo ra sau phản ứng có thể hòa tan tối đa 24,2 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 trong nước. Thành phần % về khối lượng CaCO3 trong hỗn hợp là A. 17,36%. B. 82,64%. C. 69,42%. D. 30,58%. Câu 79. Cho 21,7 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thổ tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là A. 78,5 gam. B. 28,8 gam. C. 35,9 gam. D. 25,25 gam. Câu 80. Cho 3,6 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với axit HCl thu được 4,895 gam hỗn hợp muối clorua. Khối lượng của NaOH và KOH trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 0,8 gam và 2,8 gam. B. 2,7 gam và 0,9 gam. C. 0,2 gam và 3,4 gam. D. 3 gam và 0,6 gam. Câu 81. Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,075 M và KOH 0,05 M với 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,025 M và HCl 0,025 M, thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là A. 1. B. 2. C. 7. D. 12. Câu 82. Hòa tan 30 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư, kết tủa thu được mang nung đến khối lượng không đổi thì thu được 20,4 gam. Khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 13,68 gam và 16,32 gam. B. 10,8 gam và 19,2 gam. C. 5,4 gam và 24,6 gam. D. 18 gam và 12 gam. Câu 83. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al và Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy thoát ra 0,4 mol khí. Mặt khác, khi hòa tan cũng m gam hỗn hợp trên vào dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Giá trị của m là A. 12,28 gam. B. 11 gam. C. 13,7 gam. D. 19,5 gam. Câu 84. Cho 100 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl (dư), khí thoát ra được dẫn vào 200 gam dung dịch NaOH 30%. Khối lượng muối natri trong dung dịch thu được là A. 10,6 gam Na2CO3. B. 16,8 gam NaHCO3. C. 79,5 gam Na2CO3 và 21 gam NaHCO3. D. 53 gam Na2CO3 và 42 gam NaHCO3. Câu 85. Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,225 mol N2O và 0,02 mol NO. Giá trị của m là A. 167,4 gam. B. 6,345 gam. C. 48,87 gam. D. 16,74 gam. Câu 86. Cho 0,81 gam Al vào 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thể tích khí H2 (đktc) thu được là A. 4,48 lít. B. 0,672 lít. C. 0,448 lít. D. 0,224 lít. Câu 87. Dung dịch A chứa : Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,2 mol Cl-, 0,3 mol NO3-. Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi lượng kết tủa lớn nhất thì dừng lại. Thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào là A. 200 ml. B. 250 ml. C. 300 ml. D. 500 ml. Câu 88. Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì tạo thành 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 0,54 gam. B. 0,81 gam. C. 1,755 gam. D. 1,08 gam. Câu 89. Trộn 24 gam Fe2O3 với 10,8 gam Al rồi nung ở nhiệt độ cao (không có không khí). Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch NaOH dư thu được 5,376 lít khí (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là A. 80%. B. 12,5%. C. 60%. D. 90%. Câu 90. Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp CuO và PbO cần 8,1 gam kim loại nhôm, sau phản ứng thu được 50,2 gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị của m là A. 54,4. B. 53,4. C. 56,4. D. 57,4. Câu 91. Cho 31,2 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng Al và Al2O3 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 10,8 gam và 20,4 gam. B. 21,6 gam và 9,6 gam. C. 5,4 gam và 25,88 gam. D. 16,2 gam và 15 gam. Câu 92. Cho 250 ml dung dịch NaOH 6M vào 300 ml dung dịch AlCl3 1,5M thì được a mol Al(OH)3 kết tủa. a có giá trị là A. 0,3 mol. B. 0,45 mol. C. 0,5 mol. D. 1 giá trị khác. Câu 93. Nhỏ tử từ dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 150 ml dung dịch AlCl3 1M, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 5,1 gam chất rắn. Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M đã dùng là A. 300 ml. B. 400 ml. C. 300 ml hoặc 500 ml. D. 500 ml. Câu 94. Hòa tan 5,4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 10,95 gam. B. 13,2 gam. C. 15,2 gam. D. 13,8 gam. Câu 95. Cho hỗn hợp gồm 0,01 mol HCl và 0,01 mol AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH. Kết tủa thu được lớn nhất và nhỏ nhất ứng với số mol NaOH lần lượt là A. 0,04 mol và ≥ 0,05 mol. B. 0,01 mol và ≥ 0,02 mol. C. 0,02 mol và ≥ 0,03 mol. D. 0,03 mol và ≥ 0,04 mol. Câu 96. Dẫn V ml khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,15 M thì thu được 1 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 224 ml hoặc 672 ml. B. 224 ml. C. 672 ml. D. 224 ml hoặc 1120 ml. Câu 97. Dẫn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M thì dung dịch thu được gồm A. 0,1 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaHCO3. B. 0,1 mol NaOH và 0,1 mol Na2CO3. C. 0,1 mol NaHCO3. D. 0,15 mol Na2CO3. Câu 98. Sục a mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 4 gam kết tủa. Lọc, tách kết tủa, dung dịch còn lại đem đun nóng thu thêm được 3 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là A. 0,2 mol. B. 0,3 mol. C. 0,4 mol. D. 0,1 mol. Câu 99. Cho 5,75 gam hỗn hợp Mg, Al và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và N2O. Tỉ khối của X đối với khí H2 là 20,6. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là A. 13,13 gam. B. 27,45 gam. C. 58,91 gam. D. 17,45 gam. 2.2.3. Chương Sắt và một số kim loại quan trọng Câu 1. Cho Fe (Z=26). Cấu hình electron của ion Fe3+ là A. [Ar]3d6 B. [Ar]3d4 C. [Ar]3d5 D. [Ar]3d3 Câu 2. Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất vật lí của Fe? A. Là kim loại nặng, khó nóng chảy. B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. C. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn. D. Có tính nhiễm từ. Câu 3. Fe có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây? A. AlCl3. B. FeCl3. C. FeCl2. D. MgCl2. Câu 4. Chọn phản ứng sai? A. 3Fe + 2O2  0t Fe3O4 B. Fe + 3AgNO3  Fe(NO3)3 + 3Ag. C. Fe + H2SO4  FeSO4 + H2 D. Fe + Cl2  0t FeCl2. Câu 5. Khi nung nóng Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt (II)? A. Cl2. B. S. C. Dung dịch HNO3. D. O2. Câu 6. Cho Fe tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ lớn hơn 5700C thì thu được hợp chất nào sau đây? A. Fe2O3. B. Fe(OH)3. C. FeO. D. Fe3O4. Câu 7. Nhúng thanh sắt vào các dung dịch sau : CuCl2, AgNO3, ZnCl2 và FeCl3. Số trường hợp xảy ra phản ứng là : A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thì sắt sẽ tác dụng theo phương trình phản ứng nào sau đây? A. Fe + 6HNO3  Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O. B. Fe + 2HNO3  Fe(NO3)2 + H2. C. 2Fe + 6HNO3  2Fe(NO3)3 + 3H2. D. Fe + 4HNO3  Fe(NO3)2 + 2NO2 + 4H2O. Câu 9. Để làm sạch bột đồng có lẫn bột sắt và bột kẽm ta dùng 1 lượng dư dung dịch nào sau đây? A. Fe(NO3)3. B. AgNO3. C. Zn(NO3)2. D. Cu(NO3)2. Câu 10. Đun nóng 1 ít bột Fe trong bình đựng khí O2, sau đó để nguội và cho vào bình 1 lượng dư dung dịch HCl người ta thu được dung dịch X. Trong dung dịch X có những chất nào sau đây? A. FeCl2, HCl. B. FeCl2, FeCl3, HCl. C. FeCl3, HCl. D. FeCl2, FeCl3. Câu 11. Cho một miếng kim loại X vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 có màu xanh lam. Sau một thời gian thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần, đồng thời miếng kim loại chuyển sang màu đỏ. Lấy miếng kim loại ra và nhỏ vào dung dịch còn lại một ít dung dịch NaOH thì thấy lúc đầu có kết tủa xanh xuất hiện, sau đó kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ. Vậy miếng kim loại X là A. Al. B. Fe. C. Mg. D. Zn. Câu 12. Trong số các loại quặng sắt : FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 thì quặng chứa hàm lượng %Fe lớn nhất là : A. FeCO3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeS2. Câu 13. Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là : A. Hematit, pirit, manhetit, xiđerit. B. Xiđerit, manhetit, pirit, hematit. C. Pirit, hematit, manhetit, xiđerit. D. Xiđerit, hematit, manhetit, pirit. Câu 14. Xét phương trình phản ứng : FeCl2 X Fe Y FeCl3 Hai chất X, Y lần lượt là A. AgNO3 dư, Cl2. B. FeCl3, Cl2. C. HCl, FeCl3. D. Cl2, FeCl3. Câu 15. Sắt (II) oxit không bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch : A. HNO3 loãng. B. H2SO4 đậm đặc, nóng. C. HCl đậm đặc. D. HNO3 đậm đặc, nóng. Câu 16. Chọn phản ứng sai? A. 2Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3 B. FeO + 2HNO3  Fe(NO3)2 + H2O C. 2FeCl2 + Cl2  2FeCl3 D. 3Fe + 2O2  0t Fe3O4 Câu 17. Chọn phản ứng sai? A. Fe + 2S  0t FeS2 B. Fe2O3 + 2Al  0t 2Fe + Al2O3 C. Fe3O4 + 8HCl  0t FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O. D. Fe(NO3)2 + AgNO3  Fe(NO3)3 + Ag. Câu 18. Sắt (II) oxit thể hiện tính khử khi phản ứng với chất nào sau đây? (1) CO, t0. (2) HCl. (3) HNO3. (4) H2SO4 đăc, nóng. A. (1), (3). B. (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 19. Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta ngâm vào dung dịch đó một đinh sắt đã làm sạch. Chọn cách giải thích đúng cho việc làm trên. A. Để sắt khử muối sắt (III) thành muối sắt (II) : Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 B. Để sắt tác dụng hết O2 hòa tan : 2Fe + O2 → 2FeO C. Để Fe tác dụng hết với H2SO4 dư khi điều chế FeSO4 bằng phản ứng : Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 D. Để Fe tác dụng với các tạp chất trong dung dịch, chẳng hạn với tạp chất là CuSO4 : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Câu 20. Để điều chế Fe(NO3)2 ta cho A. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. B. Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 dư. C. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. D. Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Câu 21. Nhỏ vài giọt dung dịch KOH vào ống nghiệm có chứa sẵn Fe(NO3)2 thì có hiện tượng nào sau đây? A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. B. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, sau đó kết tủa chuyển dần sang màu nâu đỏ. C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch có màu vàng. D. Xuất hiện kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa tan dần đến hết tạo dung dịch có màu xanh thẫm. Câu 22. Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe(II) nào dưới đây là đúng? Hợp chất Tính axit – bazơ Tính oxi hóa – khử A Fe(OH)2 bazơ chỉ có tính khử B FeO axit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử C FeCl2 axit chỉ có tính oxi hóa D FeSO4 trung tính vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử Câu 23. Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe(III) nào dưới đây là đúng? Hợp chất Tính axit – bazơ Tính oxi hóa – khử A Fe2(SO4)3 axit chỉ có tính oxi hóa B Fe2O3 axit chỉ có tính oxi hóa C Fe(OH)3 bazơ chỉ có tính khử D FeCl3 trung tính vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử Câu 24. Sắt (III) oxit thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với chất nào sau đây? (1) H2, t0. (2) HNO3. (3) H2SO4 đặc, nóng. (4) Al, t0. A. (1), (2),(3). B. (1), (4). C. (2), (3). D. (2), (3), (4). Câu 25. Nhỏ vài giọt dung dịch KOH vào ống nghiệm có chứa sẵn Fe(NO3)3 thì có hiện tượng nào sau đây? A. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, sau đó kết tủa chuyển sang màu nâu. B. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, sau đó kết tủa chuyển sang màu đen. C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. D. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh. Câu 26. Cho dung dịch FeCl2 và ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thì thu được chất rắn nào sau đây? A. Fe2O3. B. FeO và ZnO. C. Fe2O3 và ZnO. D. Fe3O4. Câu 27. Cho phản ứng : X + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O. Chất X không thể thực hiện phản ứng trên là A. Fe3O4. B. Fe(NO3)2. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3. Câu 28. Cho các chất sau : Fe, FeO, Fe(OH)2, FeCl2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)3 và Fe(NO3)3. Số chất bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là : A. 4. B. 5. C. 6. D. 7 Câu 29. Để phân biệt Fe, FeO và Fe2O3 ta lần lượt dùng các dung dịch : A. KOH, HCl. B. HCl, KOH. C. H2SO4, K2SO4. D. KMnO4, H2SO4. Câu 30. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng? A. Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép. B. Gang là hợp chất của Fe - C. C. Gang là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác. D. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám. Câu 31. Phát biểu nào dưới đây cho biết nguyên tắc của quá trình sản xuất thép? A. Khử quặng sắt thành sắt tự do. B. Điện phân dung dịch muối sắt (III). C. Khử hợp chất của kim loại thành kim loại tự do. D. Oxi hóa các tạp chất trong gang thành oxit rồi biến thành xỉ và tách khỏi thép. Câu 32. Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất nào sau đây? A. SiO2 và C. B. CaSiO3. C. MnO2 và CaO. D. MnSiO3. Câu 33. Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao? A. H2. B. CO. C. Al. D. Na. Câu 34. Thành phần nào dưới đây là không cần thiết trong quá trình sản xuất gang? A. Quặng sắt. B. Than cốc. C. Chất chảy. D. Gang trắng hoặc gang xám, sắt thép phế liệu. Câu 35. Cho Cr (Z=24). Cấu hình electron của ion Cr3+ là A. [Ar]3d2. B. [Ar]3d3. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d5. Câu 36. Các số oxi hóa đặc trưng của crom là A. +2, +4, +6. B. +1, +2, +4, +6. C. +2, +3, +6. D. +3, +4, +6. Câu 37. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ. B. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. C. Crom là kim loại mềm có thể dùng dao cắt được. D. Ở nhiệt độ thường, crom tan được trong dung dịch loãng, nguội của axit HCl và H2SO4. Câu 38. Cho các dung dịch sau : H2SO4 loãng; HCl; HNO3 đặc, nguội; CuCl2. Cr có thể phản ứng tối đa bao nhiêu dung dịch? A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 39. Cho các phản ứng : (1) 2Cr + O2  0t 2CrO (2) 2Cr + 3Cl2  0t 2CrCl3 (3) Cr + 2HCl  0t CrCl2 + H2 (4) Cr + H2SO4 loãng  0t CrSO4 + H2 Phản ứng nào sai? A. (2). B. (1). C. (3), (4). D. (4). Câu 40. Hợp chất CrO3 thể hiện tính chất nào sau đây? A. Tính khử mạnh. B. Tính oxi hóa mạnh. C. Tính khử trung bình. D. Tính oxi hóa yếu. Câu 41. Chọn phát biểu sai. A. HNO3, H2CrO4, H2Cr2O7 có tính oxi hóa mạnh. B. Cr(OH)3 và Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính. C. Cr(OH)2, Fe(OH)2 là bazơ và có tính khử. D. Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh. Câu 42. Cho các chất sau : CrO, Cr(OH)2, Cr2O3, Cr(OH)3, CrO3. Số chất thể hiện tính chất lưỡng tính là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 43. Có hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào cốc đựng dung dịch K2Cr2O7? A. Không có hiện tượng gì. B. Có kết tủa Cr(OH)3 màu xanh xuất hiện. C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam. D. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. Câu 44. Khi tham gia phản ứng oxi hóa khử thì muối Cr(III) thể hiện tính chất nào sau đây? A. Chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. Chỉ thể hiện tính khử. C. Không thể hiện tính oxi hóa khử. D. Thể hiện tính oxi hóa hay tính khử. Câu 45. Cho sơ đồ sau : Cr + HCl  X  2Cl Y  NaOH Z  NaOH T Công thức của X, Y, Z lần lượt là A. CrCl3, CrCl2, Cr(OH)2. B. CrCl3, CrCl2, Cr(OH)2. C. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3. D. CrCl3, CrCl2, Cr(OH)3. Câu 46. Cho các chất rắn : Al, Al2O3, Zn(OH)2, Mg, Cr2O3, MgO. Dãy chất nào tan hết trong dung dịch NaOH dư? A. Al2O3, Cr2O3, MgO. B. Al, Al2O3, Mg, MgO. C. Al, Mg, Zn(OH)2, MgO. D. Al, Al2O3, Cr2O3, Zn(OH)2. Câu 47. Cho Cu (Z=29). Cấu hình electron của ion Cu2+ là A. [Ar]3d7. B. [Ar]3d8. C. [Ar]3d10. D. [Ar]3d9. Câu 48. Chất nào sau đây không phản ứng với Cu? A. HCl. B. FeCl3. C. Cl2. D. S. Câu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_04_7978288416_0008_1872664.pdf
Tài liệu liên quan