Luận văn Xây dựng và giải pháp phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định

MỤC LỤC

Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng và thương hiệu

1.1 Ngân hàng và hoạt động ngân hàng trang 01

1.1.1 Định nghĩa 01

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 02

1.1.3 Phân loại 03

1.2 Lý luận về thương hiệu 04

1.2.1 Khái niệm về thương hiệu 04

1.2.2 Tầm quan trọng của thương hiệu 06

1.2.3 Sự hình thành giá trị thương hiệu 08

1.2.4 Định vị thương hiệu 09

1.2.5 Thương hiệu Ngân hàng 10

1.2.6 Đặc thù cần lưu ý trong thương hiệu ngân hang 12

1.2.7 Các thành tố của thương hiệu (Nhãn hiệu, Logo, Slogan) 13

1.2.8 Quy trình xây dựng một chương trình bản sắc thương hiệu tổng thể 15

1.2.9 Thương hiệu mạnh quyết định kinh doanh thành công 16

Kết luận chương 1 17

Chương 2: Nghiên cứu thực trạng hoạt động và thương hiệu ngân hàng

TMCP Gia Định trong thời gian qua.

2.1 Tình hình hoạt động, kinh doanh và phát triển NH TMCP Gia Định: 18

2.1.1 Lịch sử hình thành 18

2.1.2 Thực trạngvề hoạt động của NH TMCP Gia Định 20

2.1.3 Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: 25

2.1.3.1 Kết quả phát triển sản phẩm, dịch vụ 25

2.1.3.2 Khó khăn trong phát triển các dịch vụ 31

2.1.4 Trình độ kỹ thuật công nghệ 32

2.1.5 Nhân lực và trình độ quản trị 34

2.1.6 Mạng lưới chi nhánh 36

2.2 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam và nhận định thương hiệu: 36

2.2.1 Thương hiệu của các ngân hàng Việt Nam 37

2.2.2 Nhóm các ngân hàng thương mại Quốc doanh 39

2.2.3 Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần 40

2.2.3.1 Nhóm thương hiệu mạnh 40

2.2.3.2 Nhóm thương hiệu trung bình 41

2.2.3.3 Thương hiệu yếu và khó nhận biết 42

2.3 Thương hiệu NH TMCP Gia Định 43

2.3.1 Thương hiệu NH TMCP Gia Định 43

2.3.2 Những khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu NH TMCP Gia Định 45

2.3.3 Thương hiệu NH TMCP Gia Định trong thời gian qua 46

Kết luận chương 2 47

Chương 3: Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu

Ngân hàng TMCP Gia Định

3.1 Chiến lược phát triển ngân hàng TM CP Gia Định trong thời gian tới 48

3.1.1 Căn cứ xây dựng Chiến lược phát triển ngân hàng TM CP Gia Định 48

3.1.2 Chiến lược phát triển ngân hàng TM CP Gia Định 49

3.2 Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu lên mức trung bình 50

3.2.1 Tạo dựng thương hiệu 50

3.2.2 Quảng bá thương hiệu 58

3.2.3 Nâng cao năng lực tài chính và quy mô ngân hàng 62

3.2.4 Xây dựng và quảng bá thương hiệu qua website và internet 64

3.3 Nhóm giải pháp phát triển thương hiệu mạnh và bền vững 70

3.3.1 Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 70

3.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 73

3.3.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 78

3.3.4 Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ 81

3.3.5 Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng 84

3.3.6 Thực hiện chương trình khách hàng trung thành 86

3.4 Bảo vệ thương hiệu. 88

Kết luận chương 3 89

Kết luận

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3800 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và giải pháp phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Vốn huy động chỉ chiếm 14%, Dư nợ cho vay khoảng 14%, Lợi nhuận trước thuế 12% so với toàn bộ các Ngân hàng TMCP. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu khác cũng thấp và hạn chế, cụ thể: Về năng lực tài chính so với các nhóm khác là rất thấp. Tuy là nhóm có nhiều ngân hàng nhất, nhưng mạng lưới chi nhánh lại thấp nhất so với các nhóm khác. Chưa được 20% trên tổng số các địa điểm giao dịch của toàn bộ ngân hàng TMCP. Về sản phẩm ngân hàng: sản phẩm của nhóm này rất ít, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống về tín dụng và huy động. Công nghệ ngân hàng: một số ngân hàng trong nhóm cũng đã đầu tư cho công nghệ, nhưng nhìn chung, các ngân hàng này vẫn chưa có sự đầu tư cho công nghệ; Tiếng tăm ngân hàng trong công chúng, trong khách hàng còn ít; Mức độ dễ dàng nhớ và nhận biết đến ngân hàng kém, có sự nhầm lẫn trong tên gọi của các ngân hàng; Biểu tượng (Logo), khẩu hiệu (slogan): Các biểu tượng của các ngân hàng nhóm này rất đơn điệu, chưa có tính chuyên nghiệp và làm cho khách hàng khó nhận biết; Về hình ảnh ngân hàng của nhóm: hình ảnh của Trụ sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch v.v… cũng giống như các nhóm khác. Hình ảnh thể hiện sự an tâm cho khách đến giao dịch. Tác phong nhân viên và sự phục vụ khách hàng: Một số ngân hàng có đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp và tận tình giúp đỡ khách hàng. Thương hiệu NH TMCP Gia Định Thương hiệu NH TMCP Gia Định Như phân tích ở trên, thương hiệu NH TMCP Gia Định đang ở nhóm thương hiệu yếu và khó nhận biết. Qua các tiêu chí xếp lọai thương hiệu như trên có thể xếp NH TMCP Gia Định đang đứng ở hạng vị trí khoảng gần cuối trên tổng số các ngân hàng TMCP đưa vào phân tích bởi những lý do sau: Năng lực tài chính: Vốn điều lệ, tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay, lợi nhuận , tổng tài sản và các chỉ số tài chính NH TMCP Gia Định đứng ở những vị trí cuối. Mạng lưới chi nhánh của NH TMCP Gia Định còn hạn chế, chỉ mới có 20 chi nhánh, phòng giao dịch.. Sản phẩm của NH TMCP Gia Định tương đối đơn giản; Công nghệ ngân hàng: Đến cuối năm 2007, NH TMCP Gia Định vẫn chưa triển khai hệ thống ngân hàng lõi (core – banking). Khách hàng rất khó nhớ và nhận biết đến ngân hàng; Biểu tượng (Logo) của NH TMCP Gia Định rất bình thường, không tạo ra sự ảnh hưởng lớn đến khách hang vì chưa thể hiện rõ tính chất ngành, màu sắc đơn giản….. Bên cạnh đó, GĐNH chưa có Slogan để nhận biết thương hiệu của GĐNH. Có thể liệt kê một số logo các ngân hàng sau để có thể nhìn nhận một cách cụ thể hơn: Hình ảnh ngân hàng về trụ sở chính, các chi nhánh còn chưa thể hiện được tác phong công nghiệp. Tác phong nhân viên và sự phục vụ khách hàng: Nhân viên chưa thể hiện hết vai trò là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng. Sự tiếp đón khách thiếu nhiệt tình và phong cách chưa chuyên nghiệp. Tại sao NH TMCP Gia Định đã qua hơn 15 năm hình thành và phát triển mà thương hiệu lại thuộc nhóm yếu kém? Nghiên cứu những hạn chế để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục cho việc xây dựng thương hiệu NH TMCP Gia Định. Những khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu NH TMCP Gia Định Về mặt nhận thức Một trong những hạn chế lớn nhất trong hoạt động xây dựng thương hiệu của NH TMCP Gia Định đó là hạn chế về kiến thức thương hiệu của đội ngũ cán bộ nhân viên. Phần lớn tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng chưa nhận thức hết ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như cách thức tiến hành xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu một cách có hiệu quả trong điều cạnh tranh và hội nhập. Việc thiếu kiến thức thương hiệu dẫn đến những kiến thức không đủ về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhiều nhân viên còn cho rằng hoạt động xây dựng thương hiệu chỉ đơn giản là quảng cáo hình ảnh ngân hàng, sản phẩm dịch vụ mà chưa nhận thức được phải là toàn bộ các mặt hoạt động kinh doanh từ việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện phong cách giao dịch, xây dựng và thực hiện phương châm hoạt động, văn hóa doanh nghiệp… cho đến xây dựng chiến lược thương hiệu, đồng thời phải gắn kết chặt chẽ với các chiến lược kinh doanh khác của ngân hàng. Ngoài ra, với nhận thức không đầy đủ về thương hiệu, nên NH TMCP Gia Định chưa bố trí kinh phí và các nguồn lực một cách thỏa đáng để thực hiện việc phát triển thương hiệu một cách thường xuyên và hiệu quả. Về đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng thương hiệu Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng còn thiếu về số lượng, công việc còn mang tính chất kiêm nhiệm. Hiện nay, ngân hàng chưa thành lập bộ phận chuyên trách thương hiệu mà chủ yếu góp nhặt nhân viên từ các phòng kinh doanh, thanh toán quốc tế, nguồn vốn để kiêm nhiêm và chủ yếu làm công tác tiếp thị các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng như tín dụng, huy động vốn. Ngoài ra, ngân hàng chưa có chức danh giám đốc nhãn hiệu, một chức danh cần thiết phải có trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng. Hoạt động xây dựng thương hiệu còn thiếu tính chuyên nghiệp Ngân hàng TMCP Gia Định chưa xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chiến lược marketing nói chung và phát triển thương hiệu nói riêng. Hoạt động xây dựng thương hiệu chưa thực sự mang tính chuyên nghiệp, nội dung xây dựng thương hiệu còn kém hiệu quả, mang nặng tính hình thức. Việc sử dụng tên thương hiệu, logo, slogan, biểu tượng chưa nhiều, trang phục nhân viên thiếu tính thống nhất giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống. Điều này làm hạn chế rất lớn trong việc tạo dựng hình ngân hàng trong tâm trí khách hàng. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tuy đã được hình thành ở ngân hàng song vẫn rất hình thức và chưa xây dựng được nét văn hóa đặc trưng cho ngân hàng. Thương hiệu còn mờ nhạt trên trường quốc tế, chủ yếu ngân hàng TMCP Gia Địng chỉ tính đến chuyện cạnh tranh ngay trên sân nhà (trong nước) mà chưa có chiến lược cụ thể để thâm nhập vào các trung tâm tài chính của khu vực và thế giới. Điều này xuất phát từ thực tế là những hạn chế về vốn và nguồn lực của ngân hàng. Thương hiệu NH TMCP Gia Định trong thời gian qua Thương hiệu là vấn đề không phải là mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các công ty đa quốc gia, các công ty tài chính và các NHTMCP cũng như các NHTM quốc doanh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một tổ chức nào làm công việc thống kê tình hình phát triển thương hiệu Việt, mà đặc biệt là thương hiệu các NHTMCP Hoạt động của Ngân hàng TMCP Gia Định thực sự sôi động trong những năm gần đây khi hoạt động của hệ thống ngân hàng nước ta phát triển hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú hơn, hướng đến khách hàng, song vẫn thiếu một tầm nhìn xa và chiến lược trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, chuyên nghiệp và đáp ứng được nhu cầu khách hàng ở mức tối đa. Đây là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng, quảng bá và phát triển bền vững thương hiệu NH TMCP Gia Định. Bản thân đội ngũ lãnh đạo ngân hàng còn thiếu kiến thức xây dựng và phát triển thương hiệu. Hoạt động đầu tư và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về thương hiệu cho đội ngũ cán bộ nhân viên chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu chưa trở thành nhu cầu thiết yếu mà chủ yếu do ý chí chủ quan, thiếu sự tham khảo ý kiến từ những chuyên gia, những công ty chuyên về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. Công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu ở các ngân hàng chưa tập trung tạo ra sự khác biệt, nét đặc sắc và dấu ấn riêng cho ngân hàng mình. Kết luận chương 2 Chương này giới thiệu tổng quát về hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định sau 15 năm thực hiện đổi mới, đồng thời đưa ra những cơ hội cũng như thách thức cho ngân hàng trước thềm hội nhập. Nội dung chính của chương này sẽ tập trung giới thiệu những hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu của Ngân hàng thương mại CP Gia Định trong thời gian vừa qua như: thiết kế thương hiệu, quảng bá thương hiệu, phát triển thương hiệu với các chiến lược khách hàng, sản phẩm, giá, và phân phối. Đồng thời, trong chương này cũng đã nêu bật một số khó khăn, tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong xây dựng và phát triển thương hiệu tại các Ngân hàng thương mại CP Gia Định. Ngân hàng thương mại CP Gia Định có những lợi thế nhất định nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế ngành ngân hàng và những thách thức của yêu cầu phải vươn ra thị trường thế giới. Để có thể đương đầu với những thách thức, duy trì vị thế hiện tại và không ngừng phát triển, Ngân hàng thương mại CP Gia Định cần phải thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm xây dựng, quảng bá và phát triển bền vững thương hiệu của mình. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG TMCP GIA ĐỊNH Chiến lược phát triển ngân hàng TM CP Gia Định trong thời gian tới. Căn cứ xây dựng Chiến lược phát triển ngân hàng TM CP Gia Định. Với mục tiêu xây dựng, quảng bá nhãn hiệu sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ), tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá, được mang biểu trưng của Thương hiệu Quốc gia trên thị trường trong và ngoài nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia đến năm 2010 (Chương trình) tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003. Nội dung đề án có thể trích dẫn tóm gọn như sau: Biểu trưng của Thương hiệu Quốc gia có tựa đề tiếng Anh là: “Vietnam value inside” (Giá trị Việt Nam) được gắn vào mọi sản phẩm đã có nhãn hiệu riêng đạt được các tiêu chí do Chương trình quy định. Phạm vi áp dụng: Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia Chương trình và được Bộ Thương mại cấp quyền sử dụng biểu trưng Thương hiệu Quốc gia đối với những sản phẩm của doanh nghiệp đạt được các tiêu chí do Chương trình quy định. Tiêu chuẩn lựa chọn doanh nghiệp tham gia Chương trinh: Để được tham gia Chương trình, doanh nghiệp cần thỏa mãn các điều kiện sau: - Có sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng cao, thiết kế mẫu mã đẹp. - Có thị trường trong nước và xuất khẩu ổn định. - Có thương hiệu đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. - Đã được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. - Sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn do các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định được phân loại và bình chọn. Có chương trình kiểm tra, duy trì và cải tiến chất lượng đối với mọi mặt hàng. - Có bộ máy chuyên trách xây dựng và phát triển thương hiệu. - Có ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm đối với xã hội. Chiến lược phát triển ngân hàng TM CP Gia Định. NH CP Gia Định cần thiêt phải mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, có quy mô vốn tự có đủ lớn, áp dụng công nghệ tin học, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở thành phố, thị xã và các khu vực kinh tế tập trung tại nông thôn, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập. Nội dung cụ thể: - Phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu hội nhập; - Đẩy nhanh tốc độ thực hiện, áp dụng các biện pháp bổ sung lành mạnh hoá tài chính, cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn dần tiến tới tự bền vững về tài chính, đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động; - Tăng vốn vốn điều lệ để đáp ứng được nhu cầu phái triển và theo qui định của nhà nước, thực hiện đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu, cải thiện chất lượng tài sản và có cơ chế uyển chuyển tăng vốn điều lệ; Phát triển và mở rộn mạng lươi hoạt động tại các tỉnh trên toàn lãnh thổ Việt Nam cũng như trên địa bàn Tp. HCM - Đầu tư xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững; - Đẩy nhanh tiến độ triển khai áp dụng công nghệ thông tin, tiếp tục đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng; xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng hiệu quả điều hành ngân hàng. Cụ thể là cần xây dựng thiết lập hệ thống Core-banking để ứng dụng và triển khai phục vụ việc đa dạng hoa các sản phẩm mới mang tính chất hiện đại. - Nâng cao năng suất lao động. Đầu tư vào con người và phát triển năng lực nhân viên; - Đào tạo chuyên sâu theo yêu cầu công việc; tăng cường huấn luyện và đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên; tích cực áp dụng CNTT đào tạo từ xa; - Cải cách cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm đưa NH CP Gia Định trở thành một tổ chức tài chính ngân hàng hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, tăng cường khả năng cạnh tranh lấy phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động; - Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra - kiểm toán nội bộ; Nhằm đạt được: - Bảo hộ bản quyền sở hữu thương hiệu NH CP Gia Định trong nước và quốc tế. - Quảng bá hình ảnh, củng cố uy tín, nâng cao vị thế, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường của NH CP Gia Định trong nước và quốc tế. - Tạo niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với cả ngân hàng và khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ của NH CP Gia Định. - Hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt của NH CP Gia Định. - Việc xây dựng và phát triển thương hiệu NH CP Gia Định đảm bảo: đúng pháp luật Việt Nam, pháp luật các nước có liên quan và công ước quốc tế; đúng định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; có tính thống nhất toàn hệ thống; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng. Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu lên mức trung bình. Tạo dựng thương hiệu Logo Xây dựng thương hiệu là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu chung là tạo ra một vị trí xác định cho doanh nghiệp trên thị trường. Một hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố như phong cách, màu sắc, bố cục, thông điệp chính..., trong đó, gây được sự chú ý nhiều nhất và tạo ra ấn tượng sâu nhất cho khách hàng là logo (biểu trưng). Trong hệ thống nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp, logo là một dấu hiệu làm nổi bật thương hiệu, là yếu tố tạo dấu ấn riêng của doanh nghiệp, Mang tính khái quát cao, logo cũng trở thành dấu hiệu dễ nhớ nhất đối với khách hàng về thương hiệu doanh nghiệp. Có thể nói rằng một logo tốt đưa ngân hàng vượt ra khỏi sự im lặng, nó phô trương sức mạnh và giá trị của ngân hàng. Một ngân hàng muốn phát triển và hiệu quả phải luôn quan tâm tới tiếp thị và khi quan tâm đến tiếp thị, ngân hàng không bao giờ chấp nhận một logo mờ nhạt. Logo là một đòn bẩy hữu hiệu trong việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua logo, khách hàng có thể nhận biết được ngân hàng cũng như các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đó. Việc thiết kế logo phải đảm bảo được tính đơn giản và độc đáo. Logo phải diễn tả một số đặc trưng của ngân hàng như hình ảnh đại bản doanh, sản phẩm, màu sắc, ấn tượng và những chữ cái xuất phát từ tên ngân hàng. Màu sắc đơn giản, ấn tượng, hình dáng và đường nét nên lấy cảm hứng từ những hình ảnh quen thuộc trong đời sống sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Ngân hàng cần phải sử dụng logo như là hình ảnh biểu trưng cho ngân hàng mình trong mọi bối cảnh xuất hiện: quảng cáo, báo đài, quà khuyến mại, website… Bên cạnh đó, trên các phong bì văn thư, túi đựng quà, quà tặng, tài liệu chuyên môn, panô tại các trường đại học, trung tâm thương mại, sân bay, siêu thị… giúp cho hình ảnh của ngân hàng được quảng bá rộng rãi và dần đi vào tâm trí mọi người. Ngoài ra, do tính chất nhỏ gọn nhưng tính tượng trưng cao, ngân hàng nên chế tạo logo thành các phù hiệu đeo trên áo của nhân viên. Điều này sẽ góp phần làm tăng khả năng nhận biết về nhân viên ngân hàng, logo của ngân hàng sẽ dần trở nên quen thuộc với khách hàng. Slogan Slogan là phần cô đọng nhất của thương hiệu được gửi đến người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng hình dung thương hiệu và sản phẩm nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn. Đơn cử như Coop-Mart - Bạn của mọi nhà là biết ngay siêu thị này hướng đến tinh thần làm bạn đối với mọi gia đình. Thông thường, nhà tiếp thị chuyên nghiệp không thực hiện việc viết slogan cho nhãn hiệu mà chỉ định công ty quảng cáo chuyên nghiệp thực hiện. Công ty quảng cáo sẽ có đội phụ trách dự án này bao gồm bộ phận đặc trách khách hàng (Account Services), Giám đốc sáng tạo (Creative Director) và Người viết lời (Copywriter) đảm nhận.   Đội ngũ này sẽ thu thập yêu cầu từ khách hàng, viết lại định hướng sáng tác và trao đổi để khách hàng thống nhất với định hướng này. Trong quá trình viết tóm lược, giám đốc sáng tạo có vai trò rất quan trọng, tạo đường hướng sáng tạo rõ ràng cho thương hiệu.   Sau khi định hướng được thống nhất, đội ngũ sáng tạo bắt tay vào việc. Bộ phận đặc trách khách hàng sẽ cung cấp tất cả các thông tin, dữ liệu nghiên cứu cho đội sáng tác. Bản thân đội sáng tác phải "nhảy vào hành động" với thực tế để tìm hiểu rõ cặn kẽ về sản phẩm dịch vụ, người tiêu dùng, về đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường,...   Tất cả những thông tin này được gọi là "những khám phá" - thành phần chính để giám đốc sáng tạo "chế tác". Công việc của giám đốc sáng tạo, chính là vận dụng tất cả năng lực và kinh nghiệm sáng tác của mình, hình dung ra tối thiểu là 3 "đường hướng" khác nhau và ngồi lại với copywriter để viết lên slogan. Thông thường, giám đốc sáng tạo sẽ dựa trên 2 thành phần chính sau.   Giá trị nhãn hiệu: là tất cả những thuộc tính, giá trị định tính và tinh thần mà nhãn hiệu muốn truyền tải. Chẳng hạn bia Tiger cung cấp cho khách sành bia hương vị đậm đà, sản xuất từ lúa mạch tinh khiết, làm cho đàn ông sảng khoái, trò chuyện thêm rôm rả, mang phong cách đẳng cấp... Trong đó, tính "sở hữu chính" và tính độc đáo, duy nhất là những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị riêng nhất của thương hiệu.   Nhu cầu của khách hàng:  Từ những nghiên cứu chuyên nghiệp, khảo sát thực tế, tổng kết từ các chuyên gia trong lĩnh vực mà sản phẩm có liên quan, nhà tiếp thị cần phải tìm ra nhu cầu bên trong của các khách hàng.   Tiếp theo, họ cần lựa chọn nhu cầu quan trọng và tiềm năng nhất để đáp ứng. Đối với khách hàng sành bia, nhu cầu của khách là muốn chia sẻ cùng bằng hữu, thể hiện bản lĩnh đàn ông, khẳng định phong cách, chứng tỏ người thành đạt, khẳng định tính cấp tiến của người châu Á muốn vươn lên tầm thế giới… Từ đó cái gọi là "nhu cầu khẳng định bản lĩnh của đàn ông Á châu" được xem là tiềm năng để xây dựng slogan.   Trên cơ sở đó, giám đốc Sáng tạo sẽ triển khai, phát triển thành tầm nhìn thương hiệu và trên tầm nhìn này sẽ có được thông điệp truyền thông, đấy là slogan của thương hiệu. Như vậy, định vị của thương hiệu Tiger Beer được xác định là "Asian Male Spirit" (Khí khái đàn ông Á Châu). Có như vậy mới tạo sự khác biệt giữa Tiger với các "đại gia" bia khác. Và đó chính là câu slogan "Tiger beer - Bản lĩnh đàn ông".   Cách viết Slogan   Đối với các Giám đốc Sáng tạo và người viết lời, họ thích sáng tác các slogan gần gũi đơn giản vì dễ nhớ, dễ làm marketing, và tạo ấn tượng mạnh lâu dài.    Đôi khi bạn cần thể hiện một trạng thái tinh thần hay cảm thán về điều gì đó, người viết slogan bắt nhịp ngay và đấy chính là câu thể hiện rất tốt cho định vị thương hiệu. Ví dụ "No problem!" (Chuyện nhỏ!) diễn tả tinh thần rất thoải mái, xem nhẹ mọi việc, không có gì là không giải quyết được... thể hiện rất đúng phong cách "dân chơi không sợ mưa rơi" của giới trẻ hiện đại trong phim quảng cáo kẹo trái cây StarBust. Hoặc Electrolux với "Hơn 20 năm vẫn chạy tốt" nêu bật độ bền đến kinh ngạc một cách hài hước.   Người viết slogan kinh nghiệm thường đặt mình trong bối cảnh là người tiêu dùng đang sử dụng sản phẩm với những ưu điểm nổi trội, rồi thốt lên: "Quá tiện lợi!". Và đó là cách mà G7Mart phát kiến cho chuỗi cửa hàng tiện lợi G7Mart đang xuất hiện khắp nơi. Slogan này của G7Mart khẳng định chuỗi cửa hàng tạp hoá tiện lợi cho người tiêu dùng khi cần đến một sản phẩm thiết yếu nhỏ nhặt nhất mỗi ngày. Khi cần là nhớ ngay đến G7Mart - Quá tiện lợi!   Người tiêu dùng thường nhớ những câu cửa miệng hài hước, gây sốc mạnh lại gắn liền với các thương hiệu như "Không nên hoãn cái sự sung sướng đó lại" từ Vinacafe, "Lãng mạn lắm đó", "Rất hợp với dáng em" của Sunsilk. Không những dễ nhớ mà trở thành câu trò chuyện tếu khi bạn bè bắt chước.   Một dạng khác của slogan là khai thác các câu danh ngôn, chân lý rất phổ biến của các tác giả nổi tiếng khác như hãng kim cương nổi tiếng De Beers với "Love is forever" (Tình yêu là vĩnh cửu). Họ muốn ám chỉ kim cương của De-Beer cũng sẽ tồn tại vĩnh cửu giống như tình yêu, vì kim cương là biểu tượng của tình yêu. Tương tự là "Nothing Impossible" (Không có gì là không thể) của hãng giầy Adidas.   Vấn đề chuyển ngữ trong slogan quốc tế   Các thương hiệu quốc tế khi vào thị trường Việt Nam thường đã có sẵn tất cả tư liệu quảng bá, truyền thông. Do vậy công ty quảng cáo chỉ có nhiệm vụ chuyển ngữ sau khi hiểu rõ "cấu trúc thương hiệu" và dùng ngôn ngữ địa phương để truyền tải thông điệp này. Nhưng chuyển ngữ không đơn thuần là dịch thuật mà phải truyền tải đúng tinh thần của slogan.   Phát triển slogan của một thương hiệu không dễ. Nó đòi hỏi phải hiểu rõ cặn kẽ sản phẩm với các lợi thế khác biệt cũng như người tiêu dùng thực sự mong muốn gì ở sản phẩm đấy, đối thủ trên thương trường đang nhắm đến yếu tố, phân khúc nào, có đủ ngân sách để đưa thông điệp slogan đến liên tục đến nỗi chỉ cần nghe là thấy ngay thương hiệu hay không Slogan nên được xuất hiện bên cạnh và hòa hợp với biểu tượng của ngân hàng nhằm tăng cường và nhấn mạnh hình ảnh ngân hàng. Trong bối cảnh hiện nay, việc khác biệt hóa được xem là một yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn. Do vậy, ngân hàng phải xác định cho mình một lợi thế nhất định trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hay cách thức cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đó, và hãy thể hiện sự khác biệt đó trong khẩu hiệu của ngân hàng. Tùy theo định hướng mà mỗi ngân hàng sẽ tìm cho mình một câu khẩu hiệu phù hợp, và nó phải được phổ biến rộng rãi cho mọi người. Hình ảnh Hội sở, chi nhánh như thế nào: Thương hiệu thể hiện qua hình ảnh của văn phòng NH TM CP Gia Định, có sự thống nhất và đồng bộ của tất cả các chi nhánh của NH TM CP Gia Định. Trang trí phòng ốc nơi làm việc, và màu sắc, âm thanh riêng biệt tạo một nét riêng cho ngân hàng, thể hiện thương hiệu NH TM CP Gia Định; Hình ảnh NH TM CP Gia Định trong công chúng: NH TM CP Gia Định trong công chúng ra sao? Tên tuổi của NH TM CP Gia Định như thế nào? Công chúng có nhận biết được NH TM CP Gia Định không? Khách hàng có yêu mến NH TM CP Gia Định và xem NH TM CP Gia Định là “ngân hàng của bạn – ngôi nhà của bạn” không? Thực hiện văn hóa doanh nghiệp Đối với bất kỳ tổ chức nào, làm nên sức sống cho nó chính là đội ngũ nhân sự. Tinh thần, động lực và cách thức làm việc của họ phải được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp xác định thương hiệu là trọng tâm để phát triển bền vững thì văn hóa doanh nghiệp cũng phải đổi mới theo hướng hỗ trợ cho thương hiệu.  Sản phẩm là do đôi bàn tay con người làm ra nhưng ẩn giấu bên trong là sự vận dụng tổng hợp của kiến thức, tri thức và kinh nghiệm tích lũy của doanh nghiệp trong quá trình dấn thân hoạt động. Vượt lên trên giá trị sử dụng của sản phẩm, thương hiệu chính là sự kết tinh của văn hóa bên trong mỗi sản phẩm.      Thương hiệu: không chỉ là hình ảnh bên ngoài Gần đây, những sự kiện liên quan đến vấn đề được cho là “nhạy cảm” trong nội bộ của một số công ty đại chúng được đề cập khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Điều này ắt hẳn ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín của những thương hiệu này. Chúng ta biết rằng xây dựng thương hiệu nghĩa là tạo dựng một hình ảnh ra bên ngoài doanh nghiệp. Thông thường, người tiêu dùng chỉ thấy được “bức tranh màu hồng” được “tô vẽ” bên ngoài qua những phương tiện truyền thông. Thế còn hình ản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluong quang duc CH15 ngan hang dem1.doc
Tài liệu liên quan