Luận văn Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

MỤC LỤC

 

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài 6

2. Mục đích nghiên cứu 8

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 8

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9

6. Vấn đề nghiên cứu 9

7. Giả thuyết khoa học 9

8. Phương pháp nghiên cứu 10

9. Cấu trúc của luận văn 10

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống ĐBCL đào tạo đại học 11

1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài 11

1.1.1. Quản lý 11

1.1.2. Quản lý giáo dục 13

1.1.3. Quản lý giáo dục đại học 14

1.2. Quan niệm về chất lượng, chất lượng đào tạo, chất lượng ĐTĐH 17

1.2.1. Quan niệm về chất lượng 17

1.2.2. Quan niệm về chất lượng trong giáo dục đào tạo 20

1.2.3. Quan niệm về chất lượng trong đào tạo đại học 22

1.2.4. Quản lý chất lượng đào tạo đại học 24

1.3. Kiểm định chất lượng, kiểm định chất lượng đào tạo đại học 25

1.3.1. Kiểm định chất lượng 25

1.3.2. Kiểm định chất lượng đào tạo đại học 26

1.3.3. Kinh nghiệm KĐCL giáo dục đại học của một số nước trên thế giới 27

1.4. Đảm bảo chất lượng 32

1.5. Hệ thống đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học 34

1.5.1. Các lĩnh vực cần quản lý 35

1.5.2. Những tiêu chí làm cơ sở cho việc đánh giá 35

1.2.3. Các quy trình ĐBCL, KĐCL, quản lý chất lượng 43

Chương 2. Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật - ĐHQGHN 44

2.1. Tổng quan về Khoa Luật ĐHQGHN 44

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Khoa 44

2.1.2. Đinh hướng, mục tiêu phát triển của Khoa 46

2.2. Thực trạng công tác ĐBCL đào tạo đại học của Khoa Luật 47

2.2.1. Lĩnh vực 1: Công tác tổ chức và quản lý 47

2.2.2. Lĩnh vực 2: Chương trình đào tạo và các hoạt động đào tạo 50

2.2.3. Lĩnh vực 3: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên 55

2.2.4. Lĩnh vực 4: Người học 60

2.2.5. Lĩnh vực 5: NCKH, dịch vụ và chuyển giao công nghệ 63

2.2.6. Lĩnh vực 6: Hoạt động hợp tác quốc tế 68

2.2.7. Lĩnh vực 7: Trang thiết bị, cơ sở vật chất 70

2.2.8. Lĩnh vực 8: Các nguồn tài chính 71

2.3. Nhận xét, đánh giá chung về công tác ĐBCL của Khoa Luật 73

2.3.1. Nhận xét chung 73

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong công tác ĐBCL 74

2.3.3. Sự cần thiết phải xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL 74

Chương 3. Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Khoa Luật - ĐHQGHN

3.1. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Khoa Luật 77

3.1.1. Nguyên tắc lựa chọn để xây dựng hệ thống ĐBCL 77

3.1.2. Đề xuất xây dựng hệ thống ĐBCL của Khoa Luật 74

3.1.2.1. Xác định các lĩnh vực cần quản lý 75

3.1.2.2. Xây dựng hệ thống các tiêu chí và thủ tục quy trình tương ứng với từng lĩnh vực, tiểu lĩnh vực, công việc trong từng lĩnh vực 75

1) Thiết lập cơ cấu tổ chức của hệ thống ĐBCL 75

2) Xây dựng các tiêu chí của hệ thống ĐBCL 76

3) Phân công trách nhiệm xây dựng các tiêu chí và thủ tục, qui trình ứng với từng lĩnh vực, tiểu lĩnh vực, công việc trong từng lĩnh vực 78

3.1.2.3. Công bố hệ thống ĐBCL của Khoa 88

3.2. Thử xây dựng thủ tục, quy trình thực hiện các công việc trong lĩnh vực Hợp tác Quốc tế của Khoa Luật ĐHQGHN 88

3.2.1. Xây dựng quy trình “Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế của Khoa Luật ĐHQGHN” 88

3.2.1.1. Nguyên tắc xây dựng 88

3.2.1.2. Xây dựng các thủ tục và quy trình thực hiện 89

3.2.2. Xây dựng quy trình “Quản lý công tác Hợp tác quốc tế của Khoa Luật ĐHQGHN” 93

3.2.2.1. Nguyên tắc xây dựng 93

3.2.2.2. Xây dựng các thủ tục và quy trình thực hiện 93

1) Thủ tục, qui trình Quản lý đoàn vào 93

2) Thủ tục, qui trình Quản lý đoàn ra 96

3) Thủ tục, qui trình Ký kết các văn kiện hợp tác quốc tế 98

4) Thủ tục, qui trình Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế 98

5) Thủ tục, qui trình Quản lý các Quỹ, dự án, học bổng 99

3.3. Vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo đại học của Khoa Luật ĐHQGHN 99

3.3.1. Yêu cầu vận hành hệ thống ĐBCL 101

3.3.2. Xem xét của lãnh đạo 102

3.2.3. Kiểm tra, đánh giá hệ thống ĐBCL 103

3.2.4. Công tác cải tiến, vận hành liên tục của hệ thống ĐBCL 104

3.4. Kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của hệ thống ĐBCL đã xây dựng 105

 

Kết luận và khuyến nghị 107

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Khoa học và 3 trung tâm nghiên cứu có tư cách pháp nhân, đó là: Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ pháp lý (LERES); Trung tâm Luật So sánh (CCL) ; Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế và 03 Trung tâm không có tư cách pháp nhân đó là: Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Trung tâm Luật hình sự và tội phạm học, Trung tâm tư vấn và thực hành nghề luật cho sinh viên. C¸c phßng chøc n¨ng C¸c bé m«n trùc thuéc Ban chñ nhiÖm khoa Héi ®ång khoa häc vµ ®µo t¹o C¸c trung t©m nghiªn cøu Phßng hµnh chÝnh tæng hîp Bé m«n T­ ph¸p h×nh sù Bé m«n hiÕn ph¸p – hµnh chÝnh Bé m«n luËt kinh doanh bé m«n lý luËn - LÞch sö nhµ n­íc vµ ph¸p luËt Bé m«n LuËt d©n sù Bé m«n luËt quèc tÕ Phßng §µo t¹o vµ Qu¶n lý khoa häc Sơ đồ tổ chức của Khoa Luật – ĐHQGHN TT TƯ VẤN & THỰC HÀNH NGHỀ LUẬT TT LUẠT BIẾN & HÀNG HẢI QUỐC TẾ TT LUẠT HÌNH SỰ & TỘI PHẠM HỌC TT LUẬT SO SÁNH (CCL) TT NC & HỖ TRỢ PHÁP LÝ (LERES) TT NC QUYỀN CON NGƯỜI & QUYỀN CD 2.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển của Khoa Khoa Luật đã xác định một cách rõ ràng sứ mạng của mình trong bản "Kế hoạch Chiến lược phát triển của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 " đó là: "Xây dựng và phát triển Khoa Luật (Trường Đại học Luật) trực thuộc ĐHQGHN theo mô hình một đại học nghiên cứu, phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và phản biện pháp lý hàng đầu của cả nước, tiến tới đạt chuẩn khu vực và quốc tế nhằm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cán bộ về pháp lý xứng đáng là đội ngũ các nhà luật học có trình độ cao cho Tổ quốc, hỗ trợ đắc lực cho thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật của đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền và công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam". Khoa Luật cũng đã đề ra cho mình mục tiêu phát triển như sau: - Cố gắng để đến năm 2010 trở thành Trường đại học Luật thành viên trực thuộc ĐHQGHN và trở thành một trong 05 trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và phản biện pháp lý hàng đầu của cả nước; - Từ năm 2011-2020: phấn đấu xây dựng Trường đại học Luật thành viên trực thuộc của ĐHQGHN nằm trong nhóm topten 10 Trường đại học có đào tạo Luật, nghiên cứu khoa học và phản biện pháp lý hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. 2.2. Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Khoa Luật từ năm 2002 đến nay. Đánh giá thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Khoa theo 8 lĩnh vực sau: 2.2.1. Lĩnh vực 1: Công tác tổ chức và quản lý 2.2.1.1. Sứ mạng, mục tiêu, chiến lược của Khoa Với chức năng là một đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQGHN - một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao hàng đầu của cả nước, hiện nay Khoa Luật đang trong lộ trình phấn đấu trở thành một trường đại học thành viên của ĐHQGHN. Trong bản "Kế hoạch Chiến lược phát triển của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020", Khoa Luật đã xác định rõ sứ mạng và mục tiêu của mình. Sứ mạng ấy hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Khoa Luật, phù hợp với các nguồn lực của Khoa, đồng thời cũng phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của ĐHQGHN. Sứ mạng đó gắn kết với định hướng phát triển của đất nước, nhất là gắn kết với định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp ở Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu đào tạo của Khoa Luật đặt ra hoàn toàn thiết thực và được định kỳ rà soát, bổ sung hàng năm nên bảo đảm tính cập nhật và phù hợp với nhiệm vụ của từng năm học. Nói chung, việc đưa ra sứ mạng, mục tiêu của Khoa được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục cần thiết. Tuy nhiên, mãi đến tháng 1/2007, Khoa Luật mới xác định và tuyên bố rõ sứ mạng của mình, do vậy sứ mạng của Khoa chưa được phổ biến một cách rộng rãi cho tất cả sinh viên, học viên cũng như toàn xã hội. Mục tiêu của Khoa cũng chỉ được nêu một cách rõ ràng trong các văn bản của một vài năm gần đây, còn trong các năm học trước, mục tiêu của Khoa chưa được nêu thành một mục riêng trong các báo cáo tổng kết năm học, mà chỉ được thể hiện qua phương hướng, nhiệm vụ năm học mới. 2.2.1.2. Cơ chế quản lý Cơ chế quản lý về tổ chức và hoạt động của Khoa theo điều lệ trường Đại học và quy định chung của ĐHQGHN. Hệ thống quản lý của Khoa theo mô hình 3 cấp: ĐHQGHN – Khoa - các Phòng chức năng, Bộ môn, Trung tâm, làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có phân cấp quản lý. Là một thành viên trong ĐHQGHN nên việc tổ chức và quản lý, xây dựng chiến lược, kế hoạch của Khoa luôn được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của ĐHQGHHN. Việc tổ chức và quản lý của Khoa được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước và của ĐHQGHN. Việc xây dựng các quy chế về tổ chức và quản lý đầy đủ và chặt chẽ, khoa học phù hợp với một khoa trực thuộc trong ĐHQGHN, hệ thống các văn bản này cũng được rà soát, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Khoa. Việc xây dựng các kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn huy động được sự tham gia đông đảo của các CB,VC toàn Khoa, các chuyên gia ngoài Khoa. Việc phân công nhiệm vụ cho các đơn vị và cá nhân trong Khoa đang chuyển biến theo hướng ngày càng chuyên môn hoá. Các cá nhân trong Khoa đều được phân công nhiệm vụ tương đối rõ ràng, có tinh thần trách nhiệm và tương trợ nhau cao, nên không xảy ra tình trạng chồng chéo công việc, nhiệm vụ qua đó cũng được thực hiện hiệu quả hơn. Tuy nhiên với mức độ kiêm nhiệm cao trong điều kiện quy mô công việc ngày càng mở rộng đã trở thành một yếu tố cản trở hiệu quả và chất lượng hoạt động của Khoa đặc biệt là công tác đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc phân công phân nhiệm chưa có cơ chế kiểm tra giám sát mạnh và gắn với chế độ chịu trách nhiệm đối với từng chức năng nhiệm vụ cụ thể. Tính ổn định nội bộ chưa cao, tính tập thể còn lỏng lẻo do vậy cơ cấu tổ chức và hoạt động của Khoa chưa phát huy được hết hiệu quả. Bên cạnh đó, các kế hoạch được xây dựng chưa thật sự cụ thể, việc giám sát, đánh giá thực hiện các kế hoạch, văn bản chưa được thực hiện tốt. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đặc biệt là về phòng ốc, nhiều đơn vị của Khoa không có phòng để hoạt động hoặc nhiều bộ phận phải chung một phòng làm việc, dẫn đến chưa phát huy được hiệu quả năng suất lao động và khó khăn trong công tác đảm bảo chất lượng chung của Khoa. Tóm lại, Khoa Luật đã xây dựng được một quy trình tổ chức và quản lý tương đối hợp lý, phù hợp với điều kiện hiện nay của Khoa. Tuy nhiên việc vận hành các quy trình, thủ tục đối với từng lĩnh vực, công việc cụ thể chưa thực sự thống nhất, khoa học, do vậy hiệu quả đạt được chưa cao. 2.2.2. Lĩnh vực 2: Chương trình đào tạo và các hoạt động đào tạo 2.2.2.1. Chương trình đào tạo Khoa Luật rất chú trọng tới việc xây dựng cũng như điều chỉnh các chương trình đào tạo nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo này còn gắn kết được với nhu cầu học tập của sinh viên, nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động. Khoa Luật chủ trương tăng cường liên kết đào tạo quốc tế nhằm đưa ra cơ hội tiếp xúc với các nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới cho người học. Đây cũng là dịp để Khoa Luật có điều kiện đưa các chương trình đào tạo của mình ra so sánh và đối chiếu với các chương trình đào tạo của các trường đại học trong khu vực và của một số quốc gia trên thế giới. Đối với bậc đào tạo đại học, Khoa Luật đã biên soạn và ban hành chương trình đào tạo cho các bậc đào tạo, ngành và chuyên ngành đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các quy định của ĐHQGHN. Bao gồm: 08 chương trình đào tạo cho bậc đại học (gồm 03 chương trình đào tạo theo niên chế và 03 chương trình đào tạo theo tín chỉ cho các ngành Luật học, Luật kinh doanh và hệ chất lượng cao, 01 chương trình đào tạo theo niên chế và 01 chương trình đào tạo theo tín chỉ cho ngành Luật Việt - Nhật). Các chương trình đào tạo được biên soạn và ban hành theo một quy trình chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học cao, quy trinh đó như sau: đội ngũ các cán bộ, giảng viên ở trong và ngoài Khoa có trình độ lý luận và thực tiễn cao tham gia biên soạn. Sau đó, Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa đóng góp ý kiến, trình Chủ nhiệm Khoa ký duyệt để đề nghị Giám đốc ĐHQGHN thông qua. Mỗi năm học, trên cơ sở chương trình đào tạo được ban hành chính thức, Phòng Quản lý ĐT&KH xây dựng và ban hành kế hoạch giảng dạy và học tập cho các bậc, các hệ và các khoá đào tạo của Khoa. Kế hoạch này được xây dựng và ban hành trước năm học khoảng hai tháng, được công bố rộng rãi tới toàn thể sinh viên, giảng viên và các đơn vị thuộc Khoa. Ngoài ra, kế hoạch này cũng có thể được điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh các chương trình đào tạo mang tính chất chương trình khung, Khoa Luật còn xây dựng các chương trình chi tiết cho các bậc đào tạo và các ngành, chuyên ngành đào tạo. Đi kèm với các chương trình chi tiết là danh mục tài liệu tham khảo rất phong phú và đa dạng. Bao gồm các giáo trình, sách chuyên khảo, các bài viết trên các báo, tạp chí, các trang web, các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ… thuộc chuyên ngành Luật học và các chuyên ngành khác có liên quan. Ngoài ra, Khoa Luật còn rất chú trọng tới việc biên soạn và xuất bản bộ giáo trình, sách chuyên khảo. Hiện nay Khoa Luật có khoảng trên 30 đầu sách chuyên khảo và giáo trình Các giáo trình cho từng môn học đều được thẩm định và thông qua theo một quy trình chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học. Có thể nói hiện nay Khoa Luật đã có tương đối đầy đủ các chương trình đào tạo cho các ngành, chuyên ngành đào tạo của bậc đào tạo đại học. Hàng năm, Khoa Luật đều xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập rất chi tiết và cụ thể, được công bố rộng khắp và công khai đến người dạy và người học. Hệ thống giáo trình và tài liệu tham khảo luôn đảm bảo tính khoa học. Các giảng viên tham gia giảng dạy rất chú trọng đến chất lượng khoa học của bài giảng, thường xuyên sửa đổi và bổ sung những kiến thức mới. Đây là những công cụ đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực tiên tiến, và cũng có thể xem như một công cụ đảm bảo chất lượng đào tạo của Khoa. Bên cạnh những ưu điểm nói trên, chương trình đào tạo cho bậc đào tạo đại học, còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Có một số môn học hiện nay vẫn chưa có giáo trình, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu một môn học phải có nhiều giáo trình. Hệ thống bài giảng của từng môn học thuộc các chuyên ngành chưa được thẩm định và thông qua một cách chính thức. Hệ thống đánh giá chất lượng giảng dạy, lấy ý kiến góp ý từ các nhà tuyển dụng lao động, các doanh nghiệp đối với các chương trình đào tạo của Khoa Luật chưa được tiến hành thường xuyên. 2.2.2.2. Phương thức tổ chức đào tạo Với vị thế là một cơ sở đào tạo luật hàng đầu trong cả nước, Khoa Luật - ĐHQGHN đã đưa vào thực hiện nhiều phương thức đào tạo đa dạng cho bậc đại học như: chính quy tập trung văn bằng 1, chính quy tập trung văn bằng 2, chính quy tập trung chất lượng cao, tại chức. Hiện nay, Khoa Luật đang thực hiện hệ đào tạo chính quy tập trung 4 năm theo niên chế, từ năm học 2008-2009, Khoa Luật sẽ bắt đầu thực hiện đào tạo hệ chính quy tập trung theo phương thức tín chỉ. Khoa Luật đang thực hiện 02 hệ đào tạo chính quy tập trung văn bằng 1, bao gồm: hệ cử nhân Luật học và hệ cử nhân Luật Kinh doanh. Hệ văn bằng 2 thực hiện theo chương trình chính quy. Đối tượng tuyển sinh là các cán bộ, sinh viên tốt nghiệp Văn bằng 1 đại học chính quy. Học viên được chuyển kết quả tích lũy những học phần có cùng nội dung tương đương với số đơn vị học trình bằng hoặc lớn hơn từ Văn bằng 1 sang. Hệ văn bằng 2 thực hiện theo chương trình chính quy được áp dụng từ năm học 2005 -2006 đến nay (4 khoá học) đối với chương trình Luật Việt - Nhật, Văn bằng 2 Luật học (lớp mở ở Bộ Tài chính và Văn phòng Quốc hội. Hệ tại chức có chương trình về cơ bản là chương trình chính quy, có điều chỉnh ở một số đơn vị học phần, và cách thức giảng dạy cho phù hợp với đối tượng. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra, đánh giá được áp dụng như hệ đào tạo chính quy (áp dụng chung bộ câu hỏi thi…). Hệ tại chức được thực hiện theo phương thức đào tạo không tập trung. Ngoài ra, Khoa Luật còn có chương trình bổ sung, chuẩn hóa kiến thức đại học cho các sinh viên đã tốt nghiệp hệ cử nhân Luật Kinh doanh để phục vụ cho các đối tượng này thi cao học hệ luật học. Nhìn chung các phương thức đào tạo được chuẩn hóa và thiết kế dựa trên chương trình chuẩn của ĐHQGHN và của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Các chương trình đào tạo được thực hiện nghiêm túc, đa dạng, có sự liên kết đào tạo với các cơ sở nổi tiếng trên thế giới. Trên cơ sở đó, người học có thể lựa chọn phương thức phù hợp với mình. Theo kết quả khảo sát, các phương thức đào tạo của Khoa Luật chủ yếu đã đáp ứng nhu cầu người học, kết quả khảo sát đối với Hệ Cử nhân Chất lượng cao chủ yếu đạt ở mức tốt Tuy nhiên hiện nay Khoa Luật còn thiếu các quy định cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của các phương thức đào tạo. Chính vì vậy chưa có những hoạt động nhằm khảo sát, đánh giá định kỳ một cách khách quan và khoa học về chất lượng đầu ra của các phương thức đào tạo. 2.2.2.3. Phương pháp dạy và học Trong nhiều năm qua, thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực tự học, lấy người học làm trung tâm mà ĐHQGHN chỉ đạo. Khoa Luật đã tổ chức thành công nhiều hội thảo về đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học của người học thu hút được sự tham gia của nhiều giảng viên, nhiều nhà khoa học trong và ngoài Khoa tham gia. Các hợp đồng về đổi mới phương pháp dạy học đều được thực hiện tốt, góp phần thay đổi nhận thức về sự cần thiết phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Hệ chất lượng cao đã đi đầu trong tiến trình này, và hiện đã được thừa nhận là một phương thức đào tạo theo chuẩn quốc tế. Các chương trình đào tạo ở đây đều phân định rõ khối lượng công việc thày làm, trò làm, và thực hiện đánh giá thường xuyên. Tỉ lệ môn học có yêu cầu người học thực hiện theo nhóm.Trong chương trình đào tạo, Khoa cũng đổi mới phương thức sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, đổi mới nội dung qua việc tăng cường hình thức thảo luận, nâng cao tính chủ động của người học. Nhiều môn học đã ứng dụng tin học vào dạy học, đặc biệt là đối với hệ đào tạo chất lượng cao. 2.2.2.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá Hiện nay, Khoa Luật đã có quy trình kiểm tra đánh giá mới, có sử dụng công nghệ trong đào tạo, áp dụng hình thức kiểm tra đánh gía tiên tiến. Cho đến thời điểm này, Khoa Luật đang sử dụng nhiều thủ pháp đánh giá đa dạng theo chuẩn quốc tế; công tác kiểm tra- đánh giá được thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan và tương đối chính xác. Qui trình kiểm tra đánh giá nhìn chung khá đa dạng, Thông qua khảo sát ý kiến người học cho thấy, người học đánh giá khá cao tính chất nghiêm túc của việc kiểm tra, đánh giá mà Khoa đang thực hiện. Nhìn chung, mặc dù có nhiều cố gắng đổi mới hoạt động kiểm tra-đánh giá và đã xây dựng được các quy trình kiểm tra, đánh giá cụ thể đối với từng chương trình học, tuy nhiên việc áp dụng chưa hiệu quả nên dẫn đến hiệu quả đào tạo chưa đạt được như mục tiêu mong muốn 2.2.3. Lĩnh vực 3: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên 2.2.3.1. Số lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên của Khoa Bảng 1: Bảng thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên STT Phân loại Nam Nữ Tổng số I. Cán bộ cơ hữu Trong đó: 1.1. Cán bộ trong biên chế 21 20 41 1.2. Cán bộ hợp đồng dài hạn và không xác định thời hạn 15 14 29 II. Các cán bộ khác Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm, bao gồm cả giảng viên thỉnh giảng) 02 02 Tổng số 38 34 72 (Nguồn: Bộ phận Tổ chức Cán bộ-Phòng HCTH) Bảng 2: Bảng thống kê, phân loại giảng viên trong Khoa STT Trình độ, học vị, chức danh Số lượng giảng viên Giảng viên cơ hữu Giảng viên trong biên chế trực tiếp giảng dạy Giảng viên hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy Giảng viên kiêm nhiệm là cán bộ quản lý (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Giáo sư,Viện sĩ 01 01 2 Phó giáo sư 05 05 3 Tiến sĩ khoa học 01 01 4 Tiến sĩ 12 05 5 Thạc sĩ 15 03 03 6 Đại học 01 7 Cao đẳng 8 Trung cấp 9 Trình độ khác Tổng số 35 03 14 (Nguồn: Bộ phận Tổ chức Cán bộ-Phòng HCTH) 2.2.3.2. Tỷ lệ CBGD trên số SV và tỷ lệ CBGD trên tổng số CB của Kkoa Khoa Luật hiện có 38 giảng viên cơ hữu trên tổng số 72 cán bộ của Khoa. Theo bảng thống kê trên có thể thấy: - Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng số cán bộ cơ hữu 38/72 (53%) - Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sỹ trở lên/tổng số giảng viên cơ hữu là 18/38 (48%%) - Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sỹ trở lên/ tổng số giảng viên cơ hữu là 21/38 (55%) - Tỷ lệ sinh viên hệ chính quy/cán bộ giảng dạy là 6/1. Trong số 38 giảng viên của Khoa có 01 GS (3%) , 5 PGS (13 %), 01 TSKH (3 %), 17 tiến sỹ (48 %), 21 thạc sỹ (55 %), 01 cử nhân (3 %). Như vậy, số giảng viên có trình độ trên đại học chiếm 97% tổng số giảng viên của Khoa Hiện Khoa có 08 cán bộ giảng dạy có thể giảng dạy bằng tiếng Anh (21 %), trong đó có 15 cán bộ giảng dạy tốt nghiệp thạc sỹ và tiến sỹ từ nước ngoài (39%) và hiện đang có 04 giảng viên đang theo học tiến sĩ tại nước ngoài. Hiện nay, Khoa có cơ cấu giảng viên của toàn Khoa và từng Bộ môn là tương đối hợp lý, cụ thể về thâm niên công tác tương đối đồng đều giữa các mức độ từ 5 đến dưới 10 năm, từ 10 đến dưới 15 năm, từ 15 năm đến dưới 25 năm, từ 25 năm đến dưới 30 năm và từ 30 năm trở nên, điều này cũng đồng nghĩa với việc tuổi đời giữa các mức cũng tương đối đồng đều. Việc có sự đồng đều ở các mức thâm niên công tác cũng như độ tuổi đảm bảo cho đội ngũ giảng viên của Khoa không bị thiếu hụt và việc phát triển đội ngũ kế cận được đảm bảo tốt. 2.2.3.3. Chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên Trong những năm gần đây, công tác tuyển dụng cán bộ đã có một bước chuyển quan trọng, hướng mạnh vào mục tiêu phát triển đội ngũ về cả chất lượng lẫn số lượng, được chỉ đạo nhất quán và được thực hiện một cách minh bạch, công khai. Hiện nay Khoa đã xây dựng được quy trình tuyển dụng viên chức theo đúng quy trình do Nhà nước quy định và theo hướng dẫn của ĐHQGHN, quy trình đó như sau: Căn cứ vào quy định của Nhà nước và hướng dẫn của ĐHQGHN về tiêu chuẩn ngạch viên chức, căn cứ nhu cầu công việc và đòi hỏi của từng vị trí tuyển dụng, Khoa xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng, số lượng, thời gian, hình thức tuyển dụng báo cáo ĐHQGHN và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương. Việc tuyển dụng các cán bộ hợp đồng cũng được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước về tuyển dụng, Khoa cũng đã xây dựng quy định về quy trình và các tiêu chuẩn đối với công tác tuyển dụng cán bộ hợp đồng lao động cấp Khoa. Việc bổ nhiệm cán bộ quản lý trong Khoa được thực hiện theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của ĐHQGHN. Công tác tuyển dụng được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của ĐHQGHN, hoạt động của các Hội đồng đều được ghi thành biên bản, kết quả tuyển dụng được thông báo công khai. Mặc dù số lượng giảng viên cơ hữu của Khoa còn hạn chế về số lượng, nhưng bù lại Khoa có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn rất cao, tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học và tiến sĩ chiếm tỉ lệ rất cao, nhiều giảng viên của Khoa hiện đang là các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực họ nghiên cứu. Bên cạnh đó Khoa có đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm và cộng tác viên có tâm huyết và trình độ cao tham gia giảng dạy tại Khoa. Rất nhiều giảng viên của Khoa được đào tạo từ nước ngoài. Vì vậy, việc sử dụng ngoại ngữ vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học rất tốt và có hiệu quả cao. Trình độ tin học và việc áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại vào giảng dạy ở các cá nhân và đơn vị ngày càng được nâng lên. Ngoài ra, đại đa số cán bộ, nhân viên sử dụng tốt máy tính trong quá trình xử lý công việc và thực hiện trao đổi thông tin trên trang thông tin nội bộ rất thuận tiện. từ năm 2006 đến nay hầu hết các cán bộ đã được tập huấn về quản trị mạng (đề án 112 của Chính phủ). Bên cạnh những mặt mạnh trên vẫn còn tồn tại những hạn chế sau: Khoa Luật cũng chưa xây dựng được các tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh quản lý và các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên nhằm đạt được các chuẩn mực khu vực và quốc tế về số lượng và trình độ, chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý; chưa có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nguồn. Khoa cũng chưa cụ thể hóa các hoạt động đó và chưa xây dựng một cơ chế đóng góp ý kiến và giám sát bằng văn bản. Hơn nữa, Khoa tuy đã có quy hoạch về phát triển đội ngũ giảng dạy, nhưng Khoa Luật chưa có quy hoạch cụ thể đảm bảo sự cân đối về cơ cấu đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm công tác chuyên môn và được trẻ hoá trong tương lai. 2.2.4. Lĩnh vực 4: Người học 2.2.4.1. Chất lượng tuyển sinh, quy mô đào tạo Công tác đào tạo đại học của Khoa trong những năm vừa qua, giai đoạn 2002 đến nay đã có những bước tiến đáng kể. Về quy mô đào tạo đại học: Nhằm đáp ứng các yêu cầu về đổi mới nền kinh tế đất nước trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, số lượng tuyển sinh và quy mô đào tạo của Khoa tăng đều qua các năm  VÒ c¬ cÊu c¸c ngµnh nghÒ ®µo t¹o: Sè l­îng ngµnh ®µo t¹o ®¹i häc: 01: ngµnh LuËt häc: M· ngµnh: 505; 01: ngµnh LuËt kinh doanh: M· ngµnh: 506 Chuyên ngành đào tạo (6 chuyên ngành): Tư pháp Hình sự, Luật Dân sự, lý luận lịch sử NN&PL, Hành chính-hiến pháp, Luật Kinh doanh, Luật Quốc tế. C¸c lo¹i h×nh ®µo t¹o bậc đại học cña Khoa: + Chính quy + Văn bằng 2 chính quy + Phi chính quy + Liên kết đào tạo với nước ngoài Bảng 3: Số lượng sinh viên hệ chính quy trúng tuyển và nhập học trong 5 năm gần đây (từ năm 2003 đến năm 2008) Năm học Số trúng tuyển (người) Số nhập học thực tế (người) Số lượng sinh viên quốc tế nhập học (người) 2003-2004 329 222 02 2004-2005 286 274 01 2005-2006 306 255 02 2006-2007 346 288 01 2007-2008 330 294 03 Tổng số 1597 1333 09 ( Nguồn: Phòng QLĐT&KH) Bảng 4: Phân loại số lượng sinh viên nhập học trong 5 năm gần đây (2003-2008) đối với hệ chính quy và phi chính quy Các tiêu chí 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Sinh viên đại học Hệ chính quy 234 263 255 292 285 Hệ không chính quy 390 459 483 412 328 Tổng số 624 722 738 704 613 ( Nguồn: Phòng QLĐT&KH) 2.2.4.2. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp Bảng 5: Số lượng sinh viên đại học tốt nghiệp trong 5 năm gần đây Các tiêu chí 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Sinh viên tốt nghiệp đại học Hệ chính quy 94 131 118 205 239 Hệ không chính quy 185 166 119 229 250 Tổng số 279 297 237 434 489 ( Nguồn: Phòng QLĐT&KH) Bảng 6: Tình trạng tốt nghiệp của sinh viên dại học hệ chính quy trong 5 năm gần đây Các tiêu chí 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Số lượng sinh viên tốt nghiệp (người) 94 131 118 205 239 Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp so với số tuyển vào (%) 83,18% 89,72% 95,16% 92,34% 87,22% ( Nguồn: Phòng QLĐT&KH) Theo bảng khảo sát trên ta thấy, số lượng sinh viên tốt nghiệp hệ đại học tăng đều trong những năm về sau. Tuy vậy, công tác thống kê, liên lạc với sinh viên tốt nghiệp của Khoa chưa được tiến hành thường xuyên. Hiện nay Khoa vẫn chưa có bộ phận chuyên theo dõi sinh viên tốt nghiệp và thu thập thông tin phản hồi từ cơ sở sử dụng sinh viên tốt nghiệp của Khoa mà chủ yếu vẫn chỉ qua hình thức thăm dò cá nhân. 2.2.4.3. Chế độ chính sách và công tác giáo dục tư tưởng đối với người học Khoa Luật đã có quy trình quản lý sinh viên học tập tại Khoa tương đối tốt. Thông qua Phòng CT-HSSV và Đoàn thanh niên, Hội sinh viên người học đã được tuyên truyền phổ biến về mục tiêu, chương trình đào tạo, kế hoạch học tập, yêu cầu kiểm tra đánh giá. Khoa Luật cũng đã tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống cho người học. Hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên được đánh giá tốt và có những hoạt động tích cực trong việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người học. Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế sau: Chất lượng chăm sóc sức khoẻ của người học còn hạn chế, Khoa chưa phối hợp với các đơn vị trong ĐHQGHN và Trung tâm y tế ĐHQGHN để có các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người học. Bên cạnh đó cơ sở vật chất cho hoạt động văn thể còn thiếu gây khó khăn cho hoạt động của người học. 2.2.5. Lĩnh vực 5: Nghiên cứu khoa học, dịch vụ và chuyển giao công nghệ Khoa Luật là một trong những đơn vị trong Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Khoa Luật đã xuất bản gần 100 giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo chuyên ngành và hàng nghìn các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van de in.doc
  • docPhu luc.doc
Tài liệu liên quan