Luận văn Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO 7

1.1. Quan niện về đói nghèo và tiêu chí xác định chuẩn đói nghèo 7

1.2. Xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam 18

1.3. Kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo của các nước, địa phương và bài học rút ra cho Kiên Giang 39

Chương 2: THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 47

2.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang đến đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo 47

2.2. Thực trạng xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Kiên Giang 53

2.3. Đánh giá chung về đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo ở Kiên Giang thời gian qua 71

Chương 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 83

3.1. Mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 83

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Kiên Giang trong những năm tới 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

 

 

 

 

 

doc117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5782 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các chủ hộ như sau: Bảng 2.1: Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ ở Kiên Giang Đơn vị tính: % Trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật Cơ cấu (%) 2002 2004 2006 Chung toàn tỉnh 1. Chưa bao giờ đến trường 2. Tốt nghiệp tiểu học 3. Tốt nghiệp trung học cơ sở 4. Tốt nghiệp phổ thông trung học 5. Công nhân kỹ thuật, dậy nghề 6. Trung học chuyên nghiệp 7. Cao đẳng, đại học trở lên 100 55,90 27,8 10,80 2,7 0,61 0,98 1,21 100 39,29 33,48 15,91 6,34 0,41 2,37 2,2 100 35,55 34,27 16,9 7,37 1,28 2,22 2,41 Nguồn số liệu của Cục Thống kê Kiên Giang (tr19;báo cáo khảo sát năm 2006) 2.2. THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở TỈNH KIÊN GIANG 2.2.1. Thực trạng đói nghèo ở tỉnh Kiên Giang 2.2.1.1.Khái quát chung tình hình hộ nghèo ở Kiên Giang Kiên Giang đã xoá hộ đói từ năm 1997. Theo kết quả khảo sát hộ nghèo, đến tháng 10 năm 2007 toàn tỉnh Kiên Giang có 31.241 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,98% trong tổng hộ nhân dân, giảm 1,8% (tương đương 5.569 hộ) so với năm 2006; giảm 5,13% so với năm 2005 trong đó: số huyện có tỷ lệ nghèo giảm nhanh là: Huyện An Biên giảm 3,21% so với năm 2006 Huyện Châu Thành giảm 2,37% so với năm 2006 Huyện An Minh giảm 2,53% so với năm 2006 Huyện Giồng Riềng giảm 2,14% so với năm 2006 Huyện Vĩnh Thuận giảm 2,73% so với năm 2006 Huyện U Minh Thượng giảm 2,18% so với năm 2006 Số hộ nghèo hiện nay chủ yếu tập trung ở hai vùng bán đảo Cà Mau và Tây sông Hậu. - Vùng Tây sông Hậu có 14.594 hộ chiếm 12,03% trong tổng số hộ dân của vùng, chiếm tỷ trọng 40,09% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh. - Vùng bán đảo Cà Mau có 10.364 hộ chiếm tỷ lệ 12,85% trong tổng số hộ dân của vùng, chiếm tỷ trọng 33,17% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh. - Chung cả hai vùng có 22.891 hộ chiếm 12,14% trong tổng số hộ dân của hai vùng và chiếm tỷ trọng 73,27% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh. Số hộ nghèo của tỉnh Kiên Giang hằng năm đều giảm nhưng hộ cận nghèo hàng năm lại có xu hướng tăng lên. Theo kết quả khảo sát đến tháng 9 năm 2007 toàn tỉnh có 17.005 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 4,89% trong tổng số hộ nhân dân tăng 1.773 hộ (tăng 0,43%) so với năm 2006. Trong tổng số 17.005 hộ cận nghèo hiện tại thì số hộ thoát nghèo trong năm còn ở lại trong khu vực này tương đối lớn bởi vì họ mới thoát ra khỏi ranh giới nghèo, nhưng chưa thoát ra khỏi khu vực nguy cơ tái nghèo, do đó còn nằm trong khu vực cận nghèo. Nếu so sánh hộ cận nghèo với hộ nghèo, thì số hộ cận nghèo bằng 54,43% hộ nghèo, nghĩa là cứ 100 hộ nghèo thì có tới 55 hộ cận nghèo. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn phát sinh tăng hộ nghèo nếu không giải quyết tốt khâu tuyên truyền, giáo dục, động viên cũng như có chính sách hỗ trợ vốn, tạo việc làm ổn định. Nếu cộng hộ nghèo và hộ cận nghèo lại thì toàn tỉnh có 48.246 hộ chiếm tỷ lệ 13,86% trong tổng số hộ nhân dân. Bảng 2.2: Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo chia theo huyện, thị ở Kiên Giang TÊN HUYỆN, THỊ HỘ NGHÈO CẬN NGHÈO SỐ HỘ (hộ) TỶ LỆ (%) SỐ HỘ (hộ) TỶ LỆ (%) TOÀN TỈNH Thành phố Rạch Giá Thị xã Hà Tiên Huyện Kiên Lương Huyện Hòn Đất Huyện Tân Hiệp Huyện Châu Thành Huyện Giồng Riềng Huyện Gò Quao Huyện An Biên Huyện An Minh Huyện Vĩnh Thuận Huyện Phú Quốc Huyện Kiên Hải Huyện U Minh Thượng 31.241 1.290 334 1.394 2.778 1.929 2.144 6.359 4.024 3.583 2.070 2.547 578 47 2.164 8,98 3,25 3,77 6,32 7,79 6,74 7,19 14,38 13,37 13,82 8,60 12,96 2,94 0,96 14,71 17.005 1.387 490 944 1.555 917 1.740 2.454 2.254 1.610 1.045 1.232 495 64 818 4,89 3,49 5,54 4,28 4,36 3,20 5,84 5,55 7,49 6,21 4,34 6,27 2,52 1,31 5,56 Nguồn: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang điều tra năm 2007. Số liệu ở bảng 2.2, cho thấy hộ cận nghèo của tỉnh chủ yếu tập trung ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao như: Gò Quao; Vĩnh Thuận; An Biên; Giồng Riềng. Nhưng nếu so sánh giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo thì số huyện, thị có số hộ cận nghèo cao so với hộ nghèo là: Kiên Lương; Châu Thành, Phú Quốc. Đặc biệt thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên, Kiên Hải có số hộ cận nghèo lớn hơn số hộ nghèo. Tuy tỷ lệ hộ nghèo của các huyện, thị đã giảm nhanh nhưng nếu đi sâu phân tích các xã đặc biệt khó khăn thì tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao so với mặt bằng chung của tỉnh cụ thể như sau: 1. Xã Vĩnh Điều huyện Kiên Lương có tỷ lệ hộ nghèo là 34,81%, tăng so với năm 2006 là 6,09% 2. Xã Phú Lợi huyện Kiên Lương có tỷ lệ hộ nghèo là 24,20% 3. Xã Vĩnh Phú huyện Kiên Lương có tỷ lệ hộ nghèo là 19,01% 4. Xã Bàn Thạch huyện Giồng Riềng có tỷ lệ hộ nghèo là 25,10% 5. Xã Bàn Tân Định huyện Giồng Riềng có tỷ lệ hộ nghèo là 21,06% 6. Xã Ngọc Thành huyện Giồng Riềng có tỷ lệ hộ nghèo là 22,13% 7. Xã Vĩnh Thạnh huyện Giồng Riềng có tỷ lệ hộ nghèo là 28,57% 8. Xã Vĩnh Phú huyện Giồng Riềng có tỷ lệ hộ nghèo là 22,25% 9. Xã Ngọc Hoà huyện Giồng Riềng có tỷ lệ hộ nghèo là 23,29% 10 Xã Định Hoà huyện Gò Quao có tỷ lệ hộ nghèo là 20,08% 11. Xã Nam Thái huyện An Biên có tỷ lệ hộ nghèo là 19,49% 12. Xã Đông Yên huyện An Biên có tỷ lệ hộ nghèo là 22,73% 13. Xã Phong Đông huyện Vĩnh Thuận có tỷ lệ hộ nghèo là 22,11% 14. Xã Tân Thuận huyện Vĩnh Thuận có tỷ lệ hộ nghèo là 21,06% 15. Xã Thạnh Yên huyện U Minh có tỷ lệ hộ nghèo là 19,36% Nguồn: theo số liệu khảo sát của Cục Thống kê Kiên Giang năm 2007 2.2.1.2. Một số chỉ tiêu phân tích hộ nghèo đến thời điểm năm 2007 a. Qui mô nhân khẩu và lao động của hộ nghèo - Nhân khẩu: Trong tổng số 31.241 hộ nghèo của tỉnh có 137.440 nhân khẩu, bình quân 4 người /hộ giảm 0,4 người / hộ so với năm 2006. Qui mô nhân khẩu bình quân của hộ nghèo giảm, qui mô dân số giảm dần cũng có nghĩa là thu nhập bình quân của hộ được tăng dần theo thời gian kể cả trong trường hợp thu nhập của hộ không tăng. - Lao động: Trong tổng số 31.241 hộ nghèo của tỉnh có 75.653 lao động trong độ tuổi, bình quân mỗi hộ có 2,42 lao động. Nhưng điều đáng quan tâm trong số 75.653 lao động thì có tới 70.923 lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định chiếm gần 93,7% và toàn bộ số lao động này đều không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do đó cơ hội tìm kiếm việc làm của số lao động này là rất thấp và nếu tìm được việc làm thì mức tiền công được trả cũng không cao. Đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của các hộ này. b. Hộ nghèo chia theo dân tộc Trong tổng số 31.241 hộ nghèo của tỉnh chia theo cơ cấu dân tộc như sau: Chủ hộ nghèo là người dân tộc Kinh có 21.625 hộ chiếm tỷ trọng 69,22% Chủ hộ nghèo là người dân tộc Khmer có 9.483 hộ chiếm tỷ trọng 30,35% Chủ hộ nghèo là người dân tộc Hoa có 125 hộ chiếm 0,4% Chủ hộ nghèo là người dân tộc khác có 13 hộ chiếm tỷ trọng 0,03% Qua số liệu trên cho thấy, nếu so sánh giữa cơ cấu tỉ trọng hộ với tỷ trọng hộ nghèo trong các dân tộc thì dân tộc Khmer có tỷ trọng hộ nghèo so với tỷ trọng hộ dân là tương đối cao. Bởi tỷ trọng hộ dân tộc Khmer chiếm trong tổng số hộ của tỉnh chỉ có 12,19% (khoảng 42.413 hộ) trong khi đó tỷ trọng hộ nghèo của dân tộc Khmer chiếm tới 30,35% (9.483 hộ). Tỷ trọng hộ nghèo trong dân tộc Kinh khoảng 18,38%, thấp hơn tỷ trọng trong dân số (tỷ trọng dân tộc Kinh trong dân số là 85,6%, tỷ trọng hộ nghèo là 69,22%). Đặc biệt là người Hoa có tỷ trọng hộ nghèo rất thấp, 0,4%. Bảng 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo trong từng dân tộc năm 2007 so với năm 2006 Dân tộc Tổng số hộ dân 2007 (hộ) Tổng số hộ nghèo 2007 (hộ) Tỷ lệ hộ nghèo 2007 (%) Tỷ lệ hộ nghèo 2006 (%) Tăng giảm (%) Toàn tỉnh - Dân tộc kinh - Dân tộc Khmer - Dân tộc Hoa - Dân tộc khác 347.932 297.830 42.413 7515 174 31.241 21.625 9.483 125 13 8.98 7,26 22,35 1,66 7,5 10,78 8,85 25,58 3,75 7,5 -1,80 -1,59 -3,25 -2,09 0 Nguồn: Số liệu điều tra của Cục Thống kê Kiên Giang năm 2007. Qua số liệu ở biểu 2.3, cho ta thấy tỷ trọng hộ nghèo chung và tỷ trọng hộ nghèo của từng dân tộc năm 2007 đều giảm so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ rằng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cuộc vận động tuyên truyền của các ngành các cấp, các đoàn thể về công tác XĐGN đã đi vào thực tiễn, các chương trình dự án đã phát huy tác dụng cao như chương trình 135 (xã đặc biệt khó khăn), chương trình 134 (chính sách hỗ trợ về đất sản xuất, nhà ở, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số)… Tỉnh đã đạt được mục tiêu là cải thiện đời sống nhân dân, xoá được hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. Cụ thể là hộ nghèo đồng bào người dân tộc Khmer trong năm qua đã giảm được 3,23%, giảm nhanh hơn tỷ lệ chung của tỉnh là 1,43%. c. Hộ nghèo chia theo nghề nghiệp chính của hộ Trong tổng số 31.241 hộ nghèo của tỉnh thì hộ nông -lâm nghiệp có 17.406 hộ, chiếm tỷ lệ 55,72%. Tuy ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp, nhưng phần lớn những hộ này lại thiếu đất sản xuất, hoặc không có đất sản xuất. Theo kết quả tổng hợp từ các nguyên nhân nghèo thì toàn tỉnh có 17.424 hộ nghèo do không có đất sản xuất. Đại đa số lao động của những hộ này là đi làm thuê, làm mướn trong lĩnh vực nông nghiệp và những đối tượng này thường thiếu việc làm trong thời gian nông nhàn. Hộ thuỷ sản có 1.475 hộ chiếm tỷ lệ 4,72%. Tuy ngành nghề chính của hộ là thuỷ sản nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ là những hộ giăng câu, đặt lưới đánh bắt cá đồng vào mùa mưa lũ hoặc mò cua bắt ốc... kiếm sống hàng ngày. Còn lại đại đa số lao động của những hộ này đều đi làm thuê, làm mướn trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Hộ làm nghề, hộ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và buôn bán dịch vụ có 3.332 hộ chiếm tỷ lệ 10,66%. Loại hộ này chỉ có một số ít là sản xuất kinh doanh buôn bán nhỏ nhiều ngành nghề như: chạy xe hon da ôm, xe lôi, bốc vác, làm hồ, bán vỉa hè, hàng rong, bán vé số dạo...để kiếm sống hàng ngày. Còn lại đại đa số lao động của những hộ này đều đi làm thuê, làm mướn ở nhiều ngành (ai thuê làm việc gì thì làm việc đó, công việc không ổn định). Ngoài những hộ có hoạt động kinh tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau như đã nêu trên, toàn tỉnh còn 9.026 hộ nghèo thuộc diện không sản xuất kinh doanh, Những đối tượng này chủ yếu là những hộ già cả neo đơn, tàn tật, mất sức, ốm đau bệnh tật và những hộ thất nghiệp kéo dài. Theo kết quả tổng hợp nguyên nhân nghèo thì có 3.595 hộ già cả, neo đơn, ốm đau tai nạn, chiếm 11,51% hộ nghèo; có 3.095 hộ không có việc làm; tệ nạn xã hội có 201 hộ; và nguyên nhân khác là 1.637 hộ. d. Mức thu nhập của hộ nghèo: Trong tổng số 31.241 hộ nghèo năm 2007 được chia theo các nhóm thu nhập như sau: - Thu nhập bình quân 150 ngàn đồng/ người / tháng trở xuống có 9.168 hộ chiếm tỷ lệ 29,35% (năm 2006 mức này là 35,37%). - Từ 151 ngàn đồng/ người/ tháng đến 200 ngàn đồng có 20.948 hộ chiếm tỷ lệ 67,05% (năm 2006 mức này là 61,30%). - Từ 201 ngàn đồng/người/ tháng đến 260 ngàn đồng có 1.125 hộ chiếm tỷ lệ 3,6 %. mức này là quy định cho khu vực thành thị). Những số liệu trên cho thấy, số hộ nghèo có mức thu nhập thấp còn chiếm tỷ trọng khá cao, gần 30% số hộ nghèo. Đặc biệt tình hình giá cả tăng cao trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 làm cho cuộc sống của hộ nghèo gặp rất nhiều khó khăn. đ. Tình hình nhà ở, điện, nước, tiện nghi sinh hoạt của hộ nghèo: * Hiện trạng nhà ở của hộ nghèo Trong tổng số 31.241 hộ nghèo của tỉnh, Số hộ có các loại nhà như sau: - Nhà tạm có 25.950 hộ chiếm tỷ lệ 83,06% (chủ yếu là nhà lá) - Nhà bán kiên cố có 5.269 hộ chiếm tỷ lệ 16,86% - Nhà kiên cố có 22 hộ chiếm tỷ lệ 0,08% Bảng 2.4: So sánh tỷ lệ từng loại nhà ở của hộ nghèo qua 3 năm 2005-2006-2007 Đơn vị tính: % LOẠI NHÀ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007 so với Năm 2005 Năm 2006 Chung - Nhà tạm - Nhà bán kiên cố - Nhà kiên cố 100 86.32 12,9 0,78 100 84,71 15,03 0,26 100 83,06 16,86 0,08 - 3,26 + 3,96 - 0,7 -1,65 +1,83 - 0,18 Nguồn: số liệu từ Cục Thống kê Kiên Giang Bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ hộ nhà tạm đã giảm từ 86,32% năm 2005 xuống 83,06% năm 2007, giảm 3,26%; nhà bán kiên cố đã tăng từ 12,9% năm 2005 lên 16,86% năm 2007, tăng 3,96%. Đây là điều đáng phấn khởi và cũng chứng tỏ quyết tâm cao của các ngành các cấp trong thực hiện chính sách xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, nhà chương trình 134 cho hộ nghèo và hộ dân tộc. * Điện sinh hoạt: Trong tổng số 31.241 hộ nghèo của tỉnh có 15.698 hộ có điện sinh hoạt chiếm tỷ lệ 50,25%, trong đó ở thành thị có đến 85,34% số hộ nghèo có điện sinh hoạt. Trong khi đó ở nông thôn chỉ có 47,19% số hộ nghèo có điện sinh hoạt (tỷ lệ hộ có điện chung toàn tỉnh là 83% hộ nhân dân). Như vậy, vẫn còn 49,75% số hộ nghèo chưa có điện sinh hoạt. Trong đó ở thành thị là 14,66% và ở nông thôn là 52,81% * Nguồn nước sinh hoạt của hộ nghèo: Trong tổng số 31.241 hộ nghèo của tỉnh có 18.432 hộ sử dụng nước sông, suối, ao hồ chiếm tỷ lệ 59% (cả tỉnh chỉ có 32% số hộ sử dụng nước sông, ao hồ). Có 12.246 hộ sử dụng nước giếng, nước mưa chiếm tỷ lệ 39,2% còn lại 564 hộ sử dung nước máy chiếm tỷ lệ 1,8%. * Tiện nghi sinh hoạt của hộ nghèo: Theo số liệu khảo sát của Cục Thống kê Kiên Giang năm 2007 về mức sống của người nghèo và tiện nghi sinh hoạt của họ được phản ánh như sau: + Cứ 10 hộ nghèo thì có 1 hộ có radio cassette (10%) + Cứ 4 hộ nghèo thì có 1 hộ có tivi (25%) tăng gấp 2 lần so với năm 2005 (năm 2005 là 8 hộ thì có 1 hộ có tivi) + Cứ 44 hộ nghèo thì có 1 hộ có đầu máy video (2,2%), 7 hộ thì có 1 hộ có xe đạp tăng gần gấp 2 lần so với năm 2005 (năm 2005 thì 13 hộ nghèo thì có 1 hộ có xe đạp) + Cứ 54 hộ nghèo thì có 1 hộ có xe gắn máy (1,9 %) tăng 2,7 lần so với năm 2005 (năm 2005 là 146 hộ nghèo có 1 hộ có xe gắn máy). Qua số liệu trên cho thấy trong 3 năm từ 2005 đến 2007, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người nghèo tuy còn thiếu và thấp nhưng đã được cải thiện đáng kể, nhất là được cải thiện về đời sống tinh thần. Nếu tính chung số hộ có Radio Cassette và TiVi, thì cứ 3 hộ nghèo có 1 hộ có phương tiện nghe nhìn. Qua phương tiện nghe nhìn các hộ nghèo có thể nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư… e. Hộ nghèo chia theo giới tính, nhóm tuổi và trình độ văn hoá của chủ hộ. Nam giới thường là người chủ gia đình có vai trò quyết định về kinh tế và đời sống của gia đình nói chung, những hộ nghèo nói riêng. Qua kết quả điều tra hộ nghèo năm 2007 cho thấy, trong tổng số 31.241 hộ nghèo có đến 71,50 % chủ hộ là nam (22.337 hộ), chỉ có 28,5 % chủ hộ là nữ. Trong tổng số 31.241 hộ nghèo toàn tỉnh thì chủ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở các độ tuổi từ 30 đến 54 tuổi. Bởi vì độ tuổi này thường là đông con và đa số con của họ còn nhỏ đang sống chung cùng gia đình và còn ở độ tuổi đi học, chưa tạo ra thu nhập để phụ giúp gia đình. Còn ở các độ tuổi nhỏ hơn 30 thường là mới lập gia đình do đó số nhân khẩu trong gia đình còn thấp nên tỷ lệ nghèo ít hơn, còn những hộ ở độ tuổi cao trên 54 tuổi phần đông con cái đã trưởng thành và tách hộ riêng do đó mức thu nhập bình quân của những hộ này thường cao hơn chuẩn nghèo. Bảng 2.5: Tỷ lệ hộ nghèo được chia theo nhóm tuổi của chủ hộ Đơn vị tính: % NHÓM TUỔI TỶ LỆ (%) Tổng số Dưới 20 tuổi 21- 24 tuổi 25-29 tuổi 30- 34 tuổi 35- 39 tuổi 40- 44 tuổi 45- 49 tuổi 50- 54 tuổi 55- 59 tuổi Trên 60 tuổi 100 0,18 1,77 7,77 12,53 15,50 13,90 10,11 9,27 7,10 21,87 Nguồn: Số liệu của Sở Lao động TB-XH Kiên Giang năm 2007 và tác giả tự tính. Về trình độ văn hoá của chủ hộ rất thấp do đó đã ảnh hưởng đến sự tính toán làm ăn, cũng như sự tiếp thu các ứng dụng khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng có sự hạn chế về nhận thức nhiều mặt của kiến thức xã hội nói chung. Kết quả điều tra về trình độ văn hoá của Cục Thống Kê Kiên Giang năm 2005 cho thấy bức tranh như sau: - Chủ hộ chưa bao giờ đi học chiếm 19,82% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh. - Chủ hộ nghèo chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 54% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh - Chủ hộ nghèo đã tốt nghiệp tiểu học chiếm 20,66% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh. - Chủ hộ nghèo tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 4,47% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh. - Chủ hộ nghèo tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 0,70% trong tổng hộ nghèo. - Trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên chỉ có 0,35% trong số hộ nghèo. 2.2.1.3. Nguyên nhân nghèo ở Kiên Giang Theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo năm 2005 của Cục Thống kê Kiên Giang thì nguyên nhân hộ nghèo được phản ánh như sau: - Có lao động nhưng không tìm được việc làm có 6.371 hộ chiếm tỷ lệ 13,62% trong tổng số hộ nghèo. - Thiếu vốn sản xuất có 12.423 hộ chiếm tỷ lệ 26,55% trong tổng số hộ nghèo. - Hộ nông dân không đất sản xuất có 14.088 hộ chiếm tỷ lệ 30% trong tổng số hộ nghèo. - Già yếu mất sức lao động có 3.188 hộ chiếm tỷ lệ 6,80% trong tổng số hộ nghèo. - Do ốm đau, tàn tật, tai nạn, hoả hoạn có 1.468 hộ chiếm tỷ lệ 3,13% trong tổng số hộ nghèo. - Đông con có 4089 hộ chiếm tỷ lệ 8,74% trong tổng số hộ nghèo. - Thiếu kinh nghiệm sản xuất có 1.935 hộ chiếm tỷ lệ 4,13% trong tổng số hộ nghèo. - Tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu chè, nghiện hút…) có 325 hộ chiếm tỷ lệ 0,69% trong tổng số hộ nghèo. - Các nguyên nhân khác có 2.888 hộ chiếm tỷ lệ 6,34% trong tổng số hộ nghèo. - Thực tế có hộ nghèo chỉ do một nguyên nhân, nhưng cũng có nhiều hộ do hai, ba nguyên nhân làm cho nghèo. Ngoài những nguyên nhân do chủ hộ tự đánh giá vào phiếu điều tra, theo đánh giá nhận xét của Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo của các địa phương thì nguyên nhân dẫn đến nghèo còn do một số nguyên nhân khác như: - Do chi tiêu không có kế hoạch từ đó dẫn đến đi vay nặng lãi, bán lúa non giá rẻ, sau nhiều năm không trả được nợ phải cầm cố ruộng đất và vì thế mà trắng tay. - Do thoái thác cho số phận, không phấn đấu khắc phục khó khăn để vươn lên thoát nghèo. - Do ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng. 2.2.2. Thực trạng xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Kiên Giang 2.2.2.1. Chủ trương chính sách xoá đói, giảm nghèo của tỉnh Kiên Giang Sau những năm đầu của công cuộc đổi mới, ở Kiên Giang, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, các lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, do kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, các địa phương nên số hộ đói vẫn còn xẩy ra, số hộ nghèo còn nhiều, khoảng cách mức sống giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo, giữa thành thị và nông thôn có xu hướng gia tăng. Để khắc phục thực trạng đó, ngày 6/10/1992 tỉnh uỷ Kiên Giang đã ra Nghị quyết số 11 về thực hiện chương trình XĐGN trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này đã xác định mục tiêu, yêu cầu và đối tượng của chương trình XĐGN là: - Quan điểm cần quán triệt là, xoá hộ đói là vấn đề cấp bách, giảm hộ nghèo và vượt nghèo để trở thành khá giả là một chương trình lâu dài cần phải được thực hiện kiên trì, thường xuyên và liên tục - Cần xác định rõ tiêu chuẩn của hộ đói, nghèo, điều tra nắm chắc số lượng, phân loại rõ nguyên nhân dẫn đến nghèo, đói của từng hộ ở từng xóm ấp, từng địa phương và xác định rõ phương hướng thoát khỏi đói nghèo của từng hộ để có biện pháp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo. - Mỗi năm giảm 20% trong số hộ đói nghèo; đến cuối năm 1995 hầu hết hộ nông dân có đất sản xuất được vay vốn không phải chịu lãi suất quá cao; không còn thiếu đói gay gắt lúc giáp hạt; nhà ở lành lẽ, thu hẹp nhà tạm bợ, không còn lều chòi; hầu hết lao động có việc làm; các đối tượng chính sách xã hội phải được trợ cấp, giúp đỡ để không còn thiếu đói. - Đối tượng chủ yếu của chương trình này bao gồm những hộ nghèo đói do không có đất hoặc thiếu đất sản xuất; thiếu vốn phải vay nặng lãi; không tìm được việc làm; sản xuất liên tục bị thua lỗ, thiên tai dịch bệnh… Ưu tiên giải quyết các hộ đói nghèo trong diện chính sách và đồng bào Khmer. Chương trình xoá đói, giảm nghèo phải được gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời gian và phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Phải xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của các cấp các ngành và phải có chương trình kế hoạch thực hiện thật cụ thể Nghị quyết số 11/NQ-TU đã đưa ra những chủ trương và biện pháp cụ thể nhằm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xoá đói, giảm nghèo: - Khẩn trương tiến hành điều tra thống kê hộ đói, nghèo, xác định nguyên nhân cụ thể. Trước mắt tạm xác định hộ đói nghèo là những hộ có đặc điểm cơ bản sau đây: ở nông thôn, hộ nghèo đói nói chung là hộ hàng năm đều thiếu ăn, thiếu mặc, phải đi vay mượn, đi làm thuê, có mức thu nhập bình quân dưới 35.000đ/ người/tháng, ở trong các lều, chòi tạm bợ, nhà cửa xiêu vẹo, tiện nghi sinh hoạt gia đình không đảm bảo nhu cầu tối thiểu. - Bằng nhiều biện pháp thích hợp để giải quyết ruộng đất cho hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất (hộ nông dân thiếu đất sản xuất là hộ hiện có đất dưới 50% diện tích đất nông nghiệp bình quân cho nhân khẩu nông nghiệp trong xã). Điều chỉnh ruộng đất tại chỗ theo nhiều phương thức: thu hồi đất chiếm dụng bất hợp pháp cấp lại cho hộ nghèo không có đất, vận động những hộ nhiều đất sang nhượng lại đất cho những hộ không có đất sản xuất, ngân sách sẽ chi một phần để hỗ trợ việc sang lại quyền sử dụng đất. Ngoài ra Nghị quyết 11 còn nêu ra nhiều giải pháp mang tính chỉ đạo đối với các ngành, các cấp tập trung giải quyết tốt các điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ như: thuỷ lợi, vốn, giống… Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TU, UBND tỉnh đã ra quyết định số 993/QĐ-UB vế triển khai chương trình xoá đói giảm nghèo từ năm 1993, thành lập Ban chỉ đạo chương trình XĐGN từ tỉnh đến ấp, khu phố. Nghị quyết 11 là một chủ trương đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và được nhân dân hưởng ứng rất cao, cho nên chỉ sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, đến năm 1994 số hộ đói cơ bản không còn, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 20,3% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 1997. Từ năm 1993 đến nay tỉnh Kiên Giang đã triển khai nhiều chính sách chương trình dự án của Chính phủ và của địa phương lồng ghép phát triển kinh tế với XĐGN như: chương trình hỗ trợ tạo việc làm, chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số (QĐ 134), chương trình phát triển kinh tế -xã hội các xã đặc biệt khó khăn (QĐ 135), chương trình Dân số- kế hoạch hoá gia đình và nhiều chương trình khác. Việc xác định chuẩn nghèo ở Kiên Giang được qui định tuỳ từng thời kỳ, phụ thuộc vào giá cả sinh hoạt và từng miền vùng có khác nhau. Nhìn chung đã là hộ nghèo thì đều thiếu và khó khăn nhiều thứ như: nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện sinh hoạt…Tuy nhiên để lượng hoá sự thiếu thốn trên, tỉnh đã dùng mức thu nhập bình quân đầu người/tháng trong một năm của hộ để xác định chuẩn nghèo.Thu nhập được hiểu là tất cả các khoản thu nhập (sau khi đã trừ đi chi phí để tạo ra khoản thu nhập đó) của mọi thành viên trong hộ, cả bằng hiện vật qui ra tiền, bằng tiền, kể cả các thu nhập do săn bắt, hái lượm… Năm 1997 tỉnh đã điều tra và qui định chuẩn nghèo là: - Thị xã: thu nhập dưới 120 ngàn đồng/người/tháng - Thị trấn: thu nhập dưới 100 ngàn đồng/người/tháng. - Nông thôn: thu nhập dưới 90 ngàn đồng/người/tháng. Đến năm 2000 tỉnh qui định lại chuẩn nghèo là: - Thị xã Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, từ 150 ngàn đồng/người/tháng trở xuống. - Các thị trấn và Kiên Hải từ 120 ngàn đồng/người/tháng trở xuống. - Nông thôn từ 90 ngàn đồng/người/tháng trở xuống. Năm 2002, sau khi có quyết định 1143 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội về việc điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2001- 2005. Thường trực UBND tỉnh đã xác định chuẩn nghèo như sau: - Các phường nội ô của 2 thị xã Rạch Giá và Hà Tiên từ 150 ngàn đồng/người/tháng trở xuống. - Còn lại các huyện đều có chung một mức 100 ngàn đồng/người/tháng trở xuống. Năm 2006 - 2010 tỉnh áp dụng chuẩn nghèo mới qui định như sau: Khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân đầu người từ 200 ngàn đồng/tháng trở xuống là hộ nghèo. - Khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân đầu người từ 260 ngàn đồng/tháng trở xuống là hộ nghèo. Nhìn chung các mức qui định về chuẩn nghèo ở Kiên Giang những năm trước đây có cao hơn mức qui định của Trung ương, nhưng những năm gần đây có qui định như mức qui định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, như năm 1997 theo thông báo số 1175/LĐTBXH “Về việc xác định chuẩn mực hộ nghèo năm 1997- 1998"thì chuẩn mực đói, nghèo được xác định theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ/tháng được qui ra gạo và tiền tương ứng. Cụ thể là: - Hộ đói: có thu nhập dưới 13 kg gạo, tương đương với 45 ngàn đồng/người/tháng cho tất cả các vùng. - Hộ nghèo: theo 3 vùng có mức qui định như sau: + Dưới 15 kg gạo, tương đương với 55 ngàn đồng/người/tháng ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. + Dưới 20 kg gạo, tương đương với 70 ngàn đồng/người/tháng ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du. + Dưới 25 kg gạo, tương đương với 90 ngàn đồng/người/tháng ở vùng thành thị. Kiên Giang qui định cao hơn: Hộ nghèo có thu nhập dưới 90 ngàn đồng/người/tháng ở nông thôn, ở thành thị dưới 100 ngàn đồng/người/tháng. Mức qui định như vậy là phù hợp với mặt bằng giá cả những năm đó, nhưng hiện nay mức qui định chuẩn nghèo ở nông thôn dưới 200 ngàn đồng/người/tháng, ở thành thị dưới 260 ngàn đồng/người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan