Luận văn Yếu tố hữu cơ trong không gian biệt thự

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.2 Ý NGHĨA GIÁ TRỊ ĐỀ TÀI

1.2.1 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

1.2.2 GIÁ TRỊ ĐỀ TÀI

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ BIỆT THỰ VÀ PHONG CÁCH BIỆT THỰ

2.1 BIỆT THỰ THEO PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN

2.2 BIỆT THỰ THEO PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI

 

CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH ORGANIC

3.1 TÓM TẮT NỘI DUNG

3.2 NỘI DUNG

3.2.1 PHẦN 1: SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA ORGANIC STYLE

3.2.1.1 ĐỊNH NGHĨA ORGANIC STYLE

3.2.1.2 HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ORGANIC STYLE

3.2.1.3 MỘT SỐ PHONG CÁCH ĐẠI DIỆN CỦA ORGANIC STYLE CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

3.2.1.4 MINH HỌA CHO ORGANIC STYLE Ở VIỆT NAM

3.2.2 PHÂN 2: NGÔN NGỮ CỦA ORGANIC STYLE

CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG VÀO CÔNG TRÌNH BIỆT THỰ

 

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

 

doc86 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4845 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố hữu cơ trong không gian biệt thự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững nét gợi lại nét sinh hoạt xa xưa… Biệt thự mang dáng dấp cổ điển tạo cho người sử dụng cảm giác bề thế, ấm áp và cũng rất hào hoa. Hình thức thiết kế thiên về đăng đối, cân xứng (cân xứng chứ không phải đối xứng). Màu sắc trong những ngôi biệt thự dáng dấp cổ điển thường dùng những tông màu nâu, màu trầm, màu xanh rêu (làm đế, mái, cửa…), kết hợp với những màu ong như màu vàng đất, vàng kem (dùng cho tường, cột..). Công trình thường có bắt đầu và kết thúc khoẻ khoắn bằng cách ốp chân và lợp mái theo tông màu đậm. ( Hình minh họa) ( Hình minh họa) Các chi tiết kiến trúc của biệt thự phong cách cổ điển khá cầu kỳ và tinh xảo. Yêu cầu kiến trúc sư phải hiểu về tỷ lệ và phối hợp đường nét trong kiến trúc. Vì nếu không biết cách kết hợp chi tiết với nhau, công trình khi nhìn bao quát sẽ thành một sản phẩm rối rắm (mặc dù chi tiết kiến trúc cổ đúng và đạt). Thiết kế công trình biệt thự phong cách cổ điển cần tạo cảm giác khoẻ khoắn, hình khối khi nhìn từ xa phải rành mạch, rõ ràng nhưng khi lại gần thì các chi tiết lại tinh xảo, không trơ hay khô cứng. Biệt thự phong cách cổ điển tại Mỹ ( hình minh họa) ( Hình minh họa) Biệt thự phong cách cổ điển thường dùng ít màu sắc (Hình minh họa) ( Hình minh họa) Với biệt thự có hình thức kiến trúc mang dáng dấp cổ điển thì không gian nội thất cũng cần thiết kế cho đồng bộ. Cũng giống như mặt ngoài, các chi tiết kiến trúc cổ cũng được đưa vào nội thất. Nội thất thường được sử dụng nhiều gỗ, thảm, tranh kính, đèn chùm, bọc da… Lò vi sóng, bếp ga, hút mùi được khéo léo thiết kế kết hợp với phong cách nội thất cổ điển vừa sang trọng vừa tiện lợi, hiện đại. Biệt thự phong cách cổ điển thường dùng ít màu sắc (Hình minh họa) 2.2 Biệt thự theo phong cách hiện đại Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các nhà sản xuất liên tục cho ra đời loại vật liệu mới và trang thiết bị mới phục vụ xây dựng. Diện tích đất để xây dựng biệt thự không còn rộng nữa… Vì vậy kiến trúc của những ngôi biệt thự cũng thay đổi theo để phù hợp với nếp sống của con người thời đại mới. ( Hình minh họa) Mỗi dân tộc có một đường nét kiến trúc biệt thự khác nhau ( Hình minh họa) Ngoài những điều kiện của sự phát triển chung, phong cách thiết kế biệt thự cũng có ảnh hưởng theo quan niệm sống, mức sống và nét văn hóa của mỗi địa phương, mỗi dân tộc. ( Hình minh họa) ( Hình minh họa) Địa hình, khí hậu và những điều kiện ngoại cảnh khác cũng ảnh hưởng đến kiến trúc của ngôi biệt thự ( Hình minh họa) Khác với biệt thự phong cách cổ điển, những căn biệt thự hiện đại thường không làm theo lối cân đối, đối xứng mà được trang trí theo dáng dấp cách tân, đường nét khỏe khoắn, tự do. Biệt thự hiện đại dùng nhiều mảng, khối, đường nét rõ ràng mang tính hình học. Vật liệu cũng được sử dụng mạnh dạn hơn biệt thự theo phong cách cổ điển rất nhiều. Cửa kính, mái kính, thép, mái nhẹ BFT, gỗ ngoài trời BFT, đá… sử dụng phối hợp với nhau tạo nên nét độc đáo cho mỗi công trình. Đường nét rõ ràng, đơn giản tạo vẻ đẹp hiện đại cho biệt thự ( Hình minh họa) Cửa kính, lan can kính sử dụng phối hợp tạo nét độc đáo cho công trình ( Hình minh họa) Biệt thự theo phong cách hiện đại cũng thường đi với các trang thiết bị nội thất hiện đại, trang thiết bị tự động, điện tử như camera, hệ thống báo cháy, báo khói…. ( Hình minh họa) Biệt thự hiện đại thường ưu tiên không gian sử dụng hơn là hình thức. Kiến trúc sư khi thiết kế luôn chú ý để sao cho không gian nội thất và ngoại thất hoà lẫn với nhau bằng những ô cửa lớn, hiên rộng…Tư duy mới cũng xuất hiện trong thiết kế với những không gian lạ (lệch cốt, thông tầng, so le…) với xu hướng phục vụ tối đa cho sử dụng không gian. Hình thức bên ngoài biệt thự với những chi tiết trang trí đơn giản, cô đọng. ( Hình minh họa) Thiết kế theo kiểu tạo hình nhằm phục vụ tối đa cho nhu cầu sử dụng không gian của chủ nhà. Không gian nội thất và ngoại thất hoà lẫn với nhau bằng những ô cửa sổ lớn. Ngoài 2 kiểu phong cách trên còn có rất nhiều phong cách như: phong cách pop art, phong cách đương đại, phong cách country,…mỗi phong cách đều mang tính chất, kiểu dáng, đường nét,sự sáng tạo,… khác nhau. Nhưng mục tiêu chung của chúng đều giống nhau là tạo một không gian đặc trưng tính cách gia chủ. CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH ORGANIC 3.1 Tóm tắt nội dung: Gồm 3 phần: - Phần 1: Sự hình thành và phát triển Organic Style. - Phần 2: Ngôn ngữ của Organic Style. - Phần 3: Ứng dụng. 3.2 Nội dung 3.2.1 Phần 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ORGANIC STYLE 3.2.1.1 Định nghĩa Organic Style: - Organic: (thuộc) cơ quan (trong cơ thể), hữu cơ. - Organicism: Sinh vật học, thuyết hữu cơ. - Organism: Cơ thể, sinh vật. - Organic Style: Phong cách thiết kế vật dụng và không gian mang hình dáng của sinh vật, của cơ thể sống, hình dáng “hữu cơ”. Phong cách nội thất hữu cơ là phong cách nội thất được biểu hiện ra bên ngoài bằng những đường cong ngẫu nhiên lấy cảm hứng từ những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống, gần gũi với đường nét cơ thể người, động thực vật… 3.2.1.2 Hoàn cảnh ra đời và phát triển của Organic Style: Sự ra đời của Organic Style có thể tóm lược trong 2 lý do: + Điều kiện kỹ thuật sản xuất : Organic Style chỉ có thể phát triển mạnh khi người ta có đủ vật liệu và kỹ thuật để tạo ra những hình dạng phức tạp ngoài những hình kỷ hà cổ điển. + Vấn đề cạnh tranh bán hàng dẫn đến nhu cầu tiếp thị: Organic Style chỉ được ưa chuộng khi người ta cần nó để làm cho không gian trưng bày trở nên lạ hơn, thu hút sự tò mò hơn nhằm lôi kéo khách hàng lựa chọn cái hấp dẫn nhất giữa hàng loạt các hãng sản xuất cùng kinh doanh 1 mặt hàng. Organic Style đã hình thành và phát triển như sau: Năm 1850 được xem như cột mốc quan trọng của nền Design thế giới với sự chuyển tiếp từ phương thức sản xuất thủ công sang phương thức sản xuất cơ khí công nghiệp. Bước tiến nhảy vọt này dựa trên nền tảng các phát minh khoa học quan trọng như máy hơi nước (James Watt – 1765), máy kéo sợi Jenny (1767), năng lượng điện, tàu thủy, xe lửa… khởi đầu 1 cuộc cách mạng về công nghiệp đầu tiên ở Anh, sau đó lan sang các nước châu Âu và ảnh hưởng đến toàn thế giới. Thời kỳ đầu khi nền sản xuất công nghiệp còn non trẻ, kỹ thuật máy móc thô sơ, đồ đạc sản xuất ra sẽ rẽ theo 2 dòng chính: - Vuông vắn và khô khan: Với những hình dáng cực kỳ đơn giản, dễ sản xuất hàng loạt, nhanh chóng và rẻ tiền. - Mang nặng dấu ấn thủ công: Bắt chước các phong cách cũ trong lịch sử, thể hiện ở cách trang trí hoa văn cổ điển rườm rà nhưng lại được tạo ra bởi máy tiện, máy khắc, không thể tinh xảo như bàn tay người thợ thủ công xưa. Những hạn chế về kỹ thuật sản xuất và vật liệu làm cho hình dáng đồ gỗ công nghiệp những năm đầu vô cùng nghèo nàn và thô kệch. Năm 1851, cuộc triển lãm thế giới đầu tiên diễn ra tại London. Bắt đầu từ đây người ta quen dần với các cuộc triển lãm và hội chợ quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là sự tồn tại của các hãng sản xuất đồ nội thất và thiết kế không gian sẽ bắt đầu chịu ảnh hưởng lớn bởi các kế hoạch tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu. Trước áp lực cạnh tranh, các hãng sản xuất phải tạo nên sự cuốn hút cho sản phẩm của mình bằng cách tìm kiếm những hình dáng mới lạ, hấp dẫn, nâng cao nghệ thuật trưng bày, tổ chức các cuộc trình diễn, giới thiệu sản phẩm mới (như hoạt động Event ngày nay), Organic Style chính là 1 hướng đi nhiều triển vọng đã hình thành vào thời điểm đó. Ngay từ năm 1830, Michael Thonet (1796 - 1871) đã bắt đầu các thử nghiệm tìm cách sử dụng áp lực hơi nước để ép các thanh gỗ dẻ gai, tạo nên vật liệu gỗ ép, uốn được gỗ theo những hình dạng mới cong lượn, tạo ra hình thức mềm mại của đồ gỗ. Khoảng đầu thập niên 1850 ông bắt đầu ứng dụng thành quả nghiên cứu này vào sản xuất đồ gỗ công nghiệp. Năm 1854, sản phẩm ghế gỗ uốn của Michael Thonet được triển lãm tại Munich và gây được tiếng vang lớn. Lần đầu tiên đồ gỗ công nghiệp được mang 1 hình dáng hữu cơ mềm mại, gợi cảm và thanh thoát. Khác với cách thức đưa vật liệu mới vào sản xuất công nghiệp như Thonet, William Morris (1834 - 1896) lại đi theo con đường “cách tân phương pháp sản xuất thủ công”, tạo nên phong trào mỹ thuật mỹ nghệ. Năm 1861 Morris lập hãng “W. Morris & Co.” với triết lý thiết kế “coi trọng những hình dáng đơn giản, hữu cơ từ cây cỏ, hoa lá thiên nhiên”. Tuy phong cách của Morris nặng về trang trí hoa văn trên sản phẩm, gần như quay về với nghệ thuật thủ công nhưng vẫn ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành những phong cách trẻ về sau: Các phong cách như Jugenstil ở Đức, Art Deco ở Anh, Art Nouveau ở Bỉ và Pháp, Stilo Liberty ở Italia hay Secession Vienna ở Áo – những phong cách mang đậm dấu ấn của Organic Style. Các phong cách này coi thiên nhiên là nguồn cảm hứng sáng tạo, vẻ đẹp bắt nguồn từ cây cỏ hoa lá và cấu trúc tạo hình hợp lý, mang tính hình tượng cao. Chỉ với tiến bộ về vật liệu gỗ ép của Thonet không đủ để biểu diễn hết vẻ đẹp của hình khối hữu cơ cho toàn bộ không gian nội thất. Con đường của Morris thì lại bị hạn chế bởi đặc điểm “không thể sản xuất hàng loạt” do đó các phong trào này đã không đưa ra được giải pháp phục vụ cho số đông người tiêu dùng và gần như bị đánh bại bởi giải pháp đơn giản hóa hình khối để phù hợp với sản xuất hàng loạt của chủ nghĩa công năng. Khởi đầu từ phong cách giản dị kiệm ước của Nhật Bản ảnh hưởng đến nhóm thiết kế của C.R.Mackintosh, khoảng từ năm 1900 chủ nghĩa công năng dần hình thành, phát triển và trở thành phong cách quốc tế trong 1 thời gian dài với các đại diện như Sullivan, Frank Lloyd Wright, Mies van der Rohe, Walter Gropius, Le Corbusier… , cùng với sự ra đời và tồn tại của trường Bauhaus từ năm 1919 cho đến năm 1933. Trong suốt thời gian đó sự tồn tại của Organic Style trở nên mờ nhạt dưới chiếc bóng quá đậm nét của chủ nghĩa công năng. Năm 1933 khi thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng thừa trầm trọng (1929-1933), trường Bauhaus chính thức đóng cửa cùng lúc với sự bắt đầu thờ ơ của nhiều người tiêu dùng với những hình dáng đơn giản của phong cách này, đây là bước chựng lại của Chủ nghĩa công năng, là cơ hội cho Organic Style trở lại, dĩ nhiên ở 1 hình thức cao hơn, với những vật liệu và kỹ thuật tốt hơn (ví dụ ống thép, chất dẻo). Organic Style lúc này thể hiện rõ ở những đường cong mềm mại trong các hình khối chính, không còn câu nệ đường cong ở các hoa văn, tiểu tiết, do đó dễ dàng được sản xuất hàng loạt. Vậy là cho đến lúc này, Organic Style đã có được điều kiện nền tảng (vật liệu và kỹ thuật), chỉ còn cần thêm nhu cầu của người tiêu dùng (thị hiếu). Cuộc nội chiến tại Pháp kết thúc đúng lúc chính là 1 cơ hội. Sau cuộc nội chiến (cách mạng tư sản), giai cấp tư sản và tầng lớp thượng lưu Pháp muốn củng cố địa vị, qua đó 1 nhu cầu mới về trang trí nội thất hình thành, tạo nên phong cách Art Décor – 1 dạng nghệ thuật thủ công xa xỉ còn mang đậm dấu ấn của W.Morris, sử dụng các vật liệu sang trọng đắt tiền (da rắn, ngà voi, gỗ quý…). Năm 1941, cuộc thi thiết kế “đồ gỗ hữu cơ” (Organic Design in Home Furnishing) tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York đã đánh dấu điểm mốc sự trở lại của Organic Style. Sự trở lại của Organic Style với triết lý thiết kế “lấy con người làm đối tượng chính”, ngược lại với quan điểm “sản phẩm là đối tượng chính” của Design công năng châu Âu trước đó, lúc này lại được nhiều người tiêu dùng thích thú tán đồng. Tuy chủ nghĩa công năng chưa bao giờ đánh mất vị thế nhưng điều đó không còn quá ảnh hưởng đến sự tồn tại song song của phong cách Organic Style như trước. Art Décor lan sang Đức, Anh và Italia và được biến đổi phù hợp bằng cách sử dụng vật liệu mới hiện đại (nhôm, nhựa Bakelite) và đưa vào sản xuất hàng loạt, giá rẻ, tạo nên phong cách hữu cơ hiện đại dễ chấp nhận trong nền sản xuất công nghiệp, phục vụ số đông người tiêu dùng. Trong khoảng 1945 – 1955, Art Décor đến Mỹ, bị chi phối bởi đặc tính của một “xã hội tiêu dùng”, “lối sống Mỹ”, Art Décor trở thành 1 phong cách hấp dẫn nhờ ứng dụng các hình dáng hữu cơ và được xem là có ưu thế lớn tại Mỹ. Khác với châu Âu, nơi mà hình dáng mẫu mã chịu nhiều sức ép của đòi hỏi xã hội và công nghệ thì ở Mỹ, Design là vấn đề của Quảng cáo và tiếp thị. Organic Style là điển hình của những phong trào Design Marketing tại Mỹ thể hiện qua hình thức Streamlining (hình dáng dòng chảy) và phong cách cụ thể là Styling (Chủ nghĩa hình thức). Các phong cách tương tự cũng đồng thời xuất hiện tại Italia, tuy nhiên mang đậm tính chất lãng mạn của nền văn hóa nước này, các nhà thiết kế Italia đặt tên cho tác phẩm của họ như những đứa con tinh thần (xe máy Scooter Vespa – có nghĩa là “Con ong”, máy đánh chữ Valentine – tên gọi làm người ta liên tưởng như máy này dùng để gõ những bức thư tình gửi người yêu…). Đồ gỗ Bắc Âu cũng bắt đầu mang những hình dáng mềm mại của Organic Style. Khủng hoảng dầu lửa 1973 tạo nên 1 cú sốc - lại 1 cuộc khủng hoảng thừa. Hàng hóa sản xuất quá nhiều gây bão hòa nhu cầu, những thiết kế quá thực dụng của chủ nghĩa công năng bị chê chán và phê phán kịch liệt. Các sự kiện chính trị sôi động ở châu Âu, chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và chiến tranh Việt Nam cũng có ảnh hưởng đến Design. Lúc này “khẩu hiệu” của Design là “phục vụ xã hội”, sản phẩm không chỉ có ý nghĩa biểu tượng về hình thức mà còn mang ý nghĩa xã hội, thể hiện một “triết lý” nào đó của nhà thiết kế. Về xã hội, có những thay đổi lớn trong đời sống văn hóa, lối sống thực dụng của Mỹ ảnh hưởng khắp châu Âu, đặc biệt là tư tưởng nổi loạn của tầng lớp thanh niên thế hệ sinh ra sau cuộc chiến thế giới như hệ quả tất yếu của tâm lý ức chế, hoang mang, thất vọng, bế tắc… trước 1 xã hội náo loạn đầy biến động. Tất cả là tiền đề để hình thành các phong trào Design cực đoan, cách thể hiện của Design cực đoan ngoài màu sắc đa dạng phong phú… còn là phương pháp bóp méo hình khối của các vật thể, thể hiện sự phá cách, “nổi loạn”, đôi khi còn bị coi là “kì quái”, cách bộc lộ hết mình của thế hệ mới nhằm xóa bỏ sự nhàm chán của phong cách Design cứng nhắc cũ, tiêu biểu nhất là Pop Art (Nghệ thuật dân dã) ở Mỹ và Radical Design (Hình dáng cực đoan) ở Italia. Tóm lại, Organic Style tuy chỉ chính thức được đặt tên từ cuộc triển lãm “Organic Design in Home Furnishing” tại Mỹ vào năm 1941, song sự tồn tại của Design hữu cơ là cả 1 quá trình manh nha từ buổi đầu thời kỳ hậu công nghiệp, sau đó mờ nhạt 1 thời gian dưới ảnh hưởng quá mạnh của chủ nghĩa công năng, cho đến thập niên 70 của thế kỷ XX, Design hữu cơ bùng nổ trở lại đúng nghĩa như cái tên của nó: Organic Style. 3.2.1.3 Một số phong cách đại diện của Organic Style ở các nước trên thế giới. 3.2.1.3.1 Phong cách Michael Thonet: M.Thonet là 1 thợ thủ công, nhà phát minh và nhà kinh doanh ở vùng sông Rhein. Ông chính là người đầu tiên đã tạo ra và sử dụng vật liệu gỗ ép, uốn gỗ theo những hình dáng cong lượn mềm mại, có thể coi ông là người đi đầu có công lớn đối với phong cách đồ gỗ hữu cơ. ( Hình minh họa) 3.2.1.3.2. Phong cách William Morris: W.Morris ( 1834 - 1896), 1 nhà thiết kế người Anh. Phong cách của Morris là coi trọng các hình dáng hữu cơ từ cây cỏ, hoa lá thiên nhiên, đưa trực tiếp hình ảnh thiên nhiên vào trang trí cho sản phẩm. Tóm lại william Morris hầu như chỉ áp dụng phong cách hữu cơ trên bề mặt sản phẩm, mang tính trang trí cao, ít khi cách điệu các hình dáng hữu cơ vào cấu trúc sản phẩm. ( Hình minh họa) 3.2.1.3.3. Phong cách Jugendstil (Đức): Chịu nhiều ảnh hưởng của phong trào Mỹ thuật mỹ nghệ của William Morris, song các phong cách trẻ điển hình như Jugendstil có sự khác biệt ở chỗ không chỉ sử dụng hoa văn đưa nguyên hình ảnh thiên nhiên vào bề mặt sản phẩm mà mang tính cách điệu cao hơn, trừu tượng hơn vào cấu trúc hình khối của sản phẩm. ( Hình minh họa) 3.2.1.3.4 Phong cách Art Nouveau (Pháp): Chiếc ghế “Peacock” cách điệu từ hình tượng “con công”, dáng vẻ “nũng nịu” của tủ đầu giường tựa vào giường ngủ trong bộ đồ gỗ Cherry Hardwood (Gỗ anh đào) , hay hoa văn trên mặt bàn gỗ ép ngẫu nhiên như vết dầu loang trên mặt nước… Đó là ấn tượng của Art Nouveau - Organic Style “lãng mạn kiểu Pháp”. ( Hình minh họa) Cổng sắt uốn nhà số 16 đường La Fontaine hay những trụ đèn hình cành cây ở cổng ga điện ngầm Metropolitain ở Paris (1900) là những công trình theo phong cách Organic tiêu biểu được thực hiện bởi H. Guimard – một trong những đại diện uy tín của Design hữu cơ nước Pháp. ( Hình minh họa) 3.2.1.3.5 Phong cách Stilo Liberty (Italia) và Carlo Bugarti: Carlo Bugatti (1856 - 1940) không phải là đại diện duy nhất của Stilo Liberty ở Italia. Tuy nhiên các sản phẩm của Bugatti được người ta quan tâm đầu tiên khi nói đến “tiền thân” của Organic Style tại Italia thời kỳ này vì chúng thể hiện rất rõ vẻ đẹp của các hình khối hữu cơ, mô phỏng vẻ đẹp của tự nhiên, đặc biệt là chiếc ghế “Snails” (“Những con sên”) được thiết kế vào năm 19 ( Hình minh họa) 3.2.1.3.6 Phong cách Secession Vienna (Áo): ( Hình minh họa) 3.2.1.3.7 Minh hoạ cho Organic style ở Việt Nam: “Crazy house”- ngôi nhà nổi loạn do KTS Việt Nga thiết kế tại Đà Lạt. ( Hình minh họa) 3.2.2 Phần 2: NGÔN NGỮ CỦA ORGANIC 3.2.2.1. Organic Style – Đường nét & mảng: - Đường nét. Đường nét Graphic trên vật thể (Dạng hoa văn trang trí 2 chiều) ( Hình minh họa) Đường nét tạo nên “vật thể phẳng” trong không gian 3 chiều. Đường nét uốn lượn tạo nên “khối vật thể” trong không gian 3 chiều. ( Hình minh họa) Đường nét Graphic trên vật thể Đường nét tạo nên “vật thể phẳng” (Dạng hoa văn trang trí 2 chiều) trong không gian 3 chiều. ( Hình minh họa) - Mảng. Mảng uốn cong 2 chiều ( chưa có cảm giác về khối) ( Hình minh họa) Mảng đa chiều khép kín không hoàn toàn (đã có cảm giác là khối âm/rỗng)/ Mảng khép kín gần như hoàn toàn ( có cảm giác là khối dương/đặc) ( Hình minh họa) Mảng uốn cong 2 chiều ( chưa có cảm giác về khối) Mảng đa chiều khép kín không hoàn toàn Mảng khép kín gần như hoàn toàn (đã có cảm giác là khối âm/rỗng) ( có cảm giác là khối dương/đặc) Đặc điểm của nét và mảng theo phong cách Organic là “không ai đoán trước được điểm dừng”. Sự ngẫu hứng và tự do, biến đổi liên tục và nhịp nhàng nhưng lại không theo một quy luật nào, không bị lặp lại, chính điều đó làm cho người xem cảm thấy bất ngờ và không dễ nhàm chán. Nét Organic có thể biểu hiện trong hoa văn trên bề mặt vật thể (2 chiều), cũng có thể là các “sợi” vật liệu trong không gian đa chiều. Nếu đường nét được kéo giãn rộng ra sẽ biến dần thành mảng. Mảng Organic có thể uốn cong theo 2 chiều, lúc này mảng chưa thể tạo ra cảm giác khối. Mảng uốn lượn đa chiều thì có thể tạo ra cảm giác về khối, mặc dù đôi khi mảng đấy vẫn chưa khép kín thành khối hoàn chỉnh, nhìn vào bề mặt lồi lõm của mảng có thể thấy được sự biến đổi qua lại giữa “âm” và “dương”. 3.2.2.2 Organic Style – Hình khối: Organic Style đặc trưng bởi hình dạng khối bất định: Đứng trước một hình khối theo phong cách Organic đôi khi người ta khó có thể khẳng định khối đó đã kết thúc (hoàn chỉnh) hay chưa. Khối bất định có đặc điểm là có thể phát triển gần như về mọi hướng. Giống như đặc điểm của nước - mang hình dạng của vật chứa đựng nó, khối bất định của phong cách Organic có thể ăn khớp (fit) với mọi hình dạng của không gian nội thất. Một khối Organic thường không dương hoàn toàn hoặc âm hoàn toàn: Trong cùng 1 vật thể, khối dương có thể biến đổi dần dần thành khối âm và ngược lại, rất linh hoạt. Đặc biệt ta thường không nhìn thấy ranh giới rõ ràng giữa khối âm và khối dương như ở các phong cách khác (ranh giới giữa các khối âm dương trong các phong cách khác thường dễ dàng phân biệt bởi giao tuyến giữa các mặt phẳng của khối). Một khối Organic có thể dương ở góc nhìn này và âm ở góc nhìn khác. ( Hình minh họa) Đặc điểm của Organic Style là khối âm & dương thường không có ranh giới rõ rệt. Cũng do hình dạng bất định, khối trong phong cách Organic thường mang tính hình tượng cao (khối mô phỏng), gợi cho người xem nhiều cảm xúc liên tưởng. Đèn trần gợi hình ảnh giọt nước Ghế có vẻ như mang dáng dấp của hoa Tulip ( Hình minh họa) Gương trông như 1 con rết có nhiều chân Nhìn đèn có thể liên tưởng đến mu rùa Đồ đạc nội thất theo phong cách Organic còn được thiết kế bằng những hình khối lượn sát theo cấu trúc cơ thể con người, tạo sự thoải mái, dễ chịu khi sử dụng. Đây cũng là lợi thế của phong cách hữu cơ: Cảm giác thân thiện với con người. Tư thế nghỉ thoải mái được đảm bảo trong hình khối ghế thư giãn kiểu Organic Tư thế nghỉ thoải mái được đảm bảo trong hình khối ghế thư giãn kiểu Organic 3.2.2.3 Organic Style – Màu sắc: Gam màu: Có thể sử dụng tất cả các cách phối hợp màu sắc, tương phản, tương đồng, đơn sắc, hòa sắc, màu nóng hay màu lạnh…, song Organic Style hình thành nhằm mục đích chính là tiếp thị sản phẩm, do đó những gam màu nổi bật, ấn tượng, táo bạo, có sức hút mạnh mẽ, bố cục màu tương phản rực rỡ với các màu bậc 1 thường tạo được hiệu quả tốt nhất. Màu sắc đôi khi là màu của vật thể, có khi lại là màu do hiệu quả của ánh sáng tạo nên. ( Hình minh họa) Sắc độ: Đôi khi không cần đến màu sắc rực rỡ mà chỉ cần có các sắc độ đen và trắng với bố cục cân nhắc hợp lý cũng có thể đạt được hiệu quả không ngờ. Thông thường nơi tối nhất rất có thể là nơi mà những vệt màu sáng có cơ hội biểu hiện nổi bật nhất. Với mục đích tạo ấn tượng, Organic Style cần có điểm nhấn thật đậm nét trong mỗi bố cục không gian hơn hết so với tất cả các phong cách khác, về gam màu cũng như sắc độ phải tạo yếu tố bất ngờ để lôi cuốn người xem. Chiếc ghế đỏ nổi bật trên phông nền trắng Cặp tương phản“ xanh-đỏ” rực rỡ ( Hình minh họa) Hòa sắc nóng (màu của ánh sáng) Hòa sắc lạnh (màu của ánh sáng) ( Hình minh họa) Không gian đơn sắc Không gian đa sắc ( Hình minh họa) Hòa sắc ánh sáng tương đồng Hòa sắc ánh sáng tương phản ( Hình minh họa) Không gian đơn sắc Không gian đa sắc ( Hình minh họa) Hòa sắc ánh sáng tương đồng Hòa sắc ánh sáng tương phản ( Hình minh họa) 3.2.2.4. Organic Style – Vật liệu: “Ngẫu hứng” - đó là từ em thích hợp để nói đến Organic Style, ngay cả trong cách sử dụng vật liệu cũng vậy. Những hoa văn tự nhiên, những đường vân “trời cho” của gỗ, của đá, của quặng kim loại, của những dấu vết cũ kĩ không rõ nguyên nhân từ đâu, hay hoa văn tình cờ có được khi 1 nghệ nhân “lỡ tay” làm đổ lọ men lên chiếc bình gốm… là 1 trong những nét đặc biệt của cách sử dụng vật liệu theo kiểu Organic, đặc biệt là sản phẩm Organic thủ công. Vân gỗ thô tự nhiên (sản phẩm thủ công) Vân gỗ ép (sản phẩm công nghiệp) ( Hình minh họa) Hoa văn da/giả da động vật Hoa văn ngẫu nhiên của thủy tinh màu ( Hình minh họa) Với đặc thù của hình dáng bất định, vật liệu Organic Style cũng đặc biệt không kém. Organic Style chuộng những vật liệu dễ gọt đẽo, chạm trổ, bồi đắp, uốn cong, nung chảy, đổ khuôn, kéo sợi... (gỗ, xi măng, thạch cao, vôi vữa, đất sét, kim loại, khung kim loại bọc vải/da... ). 3.2.2.5. Organic Style – Ánh sáng: Cũng như các phong cách khác, Organic Style cũng sử dụng các cách chiếu sáng tập trung theo điểm/ theo đường/ theo mảng hoặc chiếu sáng tổng thể. Tuy nhiên vì đây là phong cách thiết kế không gian hướng tới mục tiêu tạo ấn tượng bởi những đường cong, do đó cách chiếu sáng tập trung theo đường cong và mảng mềm (loang lổ, ngẫu hứng…) là cách thức thường được sử dụng nhất. + Vật phát sáng: Đèn theo phong cách organic thường có hình khối không “ngay ngắn” như các phong cách khác. Không những bản thân đèn đã là những khối mềm mại ấn tượng mà ánh sáng hắt ra không gian xung quanh cũng được chắn lại vừa đủ để tạo ra những vệt hoa văn loang ngẫu nhiên trên tường, sàn và đồ vật lân cận. ( Hình minh họa) + Bố cục chiếu sáng tổng thể: ( Ít khi được sử dụng vì khó làm cho khối nổi bật lên). ( Hình minh họa) Những mảng khối đẹp bị “chơ vơ”, lạc lõng do cách thức chiếu sáng tổng thể… ( Hình minh họa) ( Hình minh họa) …sẽ hấp dẫn hơn nếu được chiếu sáng mảng tập trung giữa 1 không gian tối sẫm. Bố cục chiếu sáng tập trung: (Theo điểm/ đường/ mảng, khối) - Theo điểm: Chiếu sáng điểm thường dùng trong trưng bày sản phẩm, tạo điểm nhấn rất hiệu quả ( Hình minh họa) - Theo đường. ( Hình minh họa) Chiếu sáng tập trung theo đường có thể dẫn dắt người xem dõi theo 1 hướng nào đó (Thông thường mắt người xem sẽ hướng đi tìm điểm hội tụ của các đường sáng). - Theo mảng, khối. ( Hình minh họa) Mảng/ khối Organic lồi lõm và hứng ánh sáng không đồng đều. Trong bối cảnh không gian tối sẫm (không gian lớn rất thường gặp ở các hội chợ, triển lãm…), nếu khối vuông vức hứng ánh sáng thì mặt sáng và mặt tối sẽ chuyển đổi đột ngột và do đó khối được chiếu sáng quá rực rỡ dễ bị “bật” ra khỏi tổng thể chung. Khối Organic cho dù được chiếu sáng thật mạnh để gây chú ý thì giữa phần sáng nhất và tối nhất vẫn có nhiều sắc độ trung chuyển khiến cho các khối chìm dần vào nền, mềm mại, hài hòa, khó bị nhàm chán và có phần lung linh hấp dẫn hơn. 3.2.2.6 Organic được ứng dụng trong một số công trình: Công trình cửa hàng ( hình minh họa trên internet) Công trình cửa hàng thời trang ( hình minh họa trên internet) Không gian sống ( hình minh họa trên internet)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUNVAN~1.DOC