Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo (qua tiểu thuyết Giàn Thiêu và tập truyện ngắn Những Truyện Không Nên Đọc Lúc Nửa Đêm )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử vấn đề . 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

5. Phương pháp nghiên cứu . 7

6. Đóng góp của luận văn . 7

7. Cấu trúc luận văn. 7

NỘI DUNG

Chương 1. SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO TRONG KHUYNH

HưỚNG VĂN HỌC KÌ ẢO VIỆT NAM ĐưƠNG ĐẠI .8

1.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác Võ Thị Hảo . 8

1.1.1. Tiểu sử. 8

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác . 9

1.2. Những sáng tác đậm chất kì ảo của Võ Thị Hảo . 10

1.3. Võ Thị Hảo trong khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại .10

1.3.1. Khái niệm kì ảo và văn học có yếu tố kì ảo . 10

1.3.2. Diện mạo của văn học kì ảo Việt Nam đương đại . 19

1.3.3. Võ Thị Hảo trong khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại.21

Chương 2. CÁC KIỂU NHÂN VẬT KÌ ẢO TRONG SÁNG TÁC

CỦA VÕ THỊ HẢO . 28

2.1. Khái niệm về nhân vật văn học và quan niệm về nhân vật kì ảo . 28

2.1.1. Khái niệm về nhân vật văn học . 28

2.1.2. Quan niệm về nhân vật kì ảo . 29

2.2. Nhân vật kì ảo qua cái nhìn loại hình trong tiểu thuyết Giàn thiêu và

tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm. 29

2.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Võ Thị Hảo . 67

Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG

SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO . 72

3.1. Tình huống truyện có yếu tố kì ảo . 72

3.2. Một số thủ pháp nghệ thuật. 79

3.2.1. Thủ pháp “vật hoá”, “lạ hoá” . 79

3.2.2. ước lệ tượng trưng . 81

3.2.3. So sánh, đối chiếu . 83

3.3. Các môtip nghệ thuật . 85

3.4. Ngôn từ nghệ thuật như một phương tiện thể hiện yếu tố kì ảo . 92

3.4.1. Động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ, rùng rợn. 93

3.4.2. Các phó từ mang tính chất đột biến . 95

3.4.3. Tính từ miêu tả với gam màu nóng - lạnh . 96

3.4.4. Trạng từ chỉ không gian, thời gian mang yếu tố kì ảo . 99

3.5. Thủ pháp “nhại” lịch sử . 101

KẾT LUẬN. 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 113

 

doc125 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo (qua tiểu thuyết Giàn Thiêu và tập truyện ngắn Những Truyện Không Nên Đọc Lúc Nửa Đêm ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong một tâm hồn, giữa một trái tim ngƣời nhƣng mang bản năng vật Lý Trác 4 Đại Điên 5 Cá Bơn 6 Dã Nhân 4 Con mắt độc nhỡn sắc lạnh Cặp mắt cọp đói đỏ ngầu Đôi mắt to tròn không chớp Cặp mắt tròn lớn màu hoe nâu Sự độc ác, ham hố quyền lực Sự tàn nhẫn, lạnh lùng, không chút nhân tính Một tâm hồn trong sáng, thánh thiện Tình yêu thƣơng của một ngƣời mẹ, vừa nhƣ một ngƣời tình. Môtip đôi mắt vừa biểu hiện tính cách vừa biểu hiện số phận nhân vật (nhƣ một sự dự báo). Sở dĩ chúng tôi xếp hình ảnh đôi mắt của cả loại nhân vật kì ảo và nhân vật có yếu tố kì ảo trong cùng một bảng nhằm tạo sự đối chiếu, so sánh để tìm ra điểm khác biệt giữa hai loại nhân vật này. Qua đôi mắt, những nhân vật có yếu tố kì ảo nhƣ Từ Lộ, Nhuệ Anh... vẫn ít nhiều mang những đặc điểm về tính cách, suy nghĩ và đời sống nội tâm giống con ngƣời. Còn những nhân vật kì ảo nhƣ Đại Điên, Dã Nhân... lại đƣợc tác giả xây dựng trên góc độ những “phi nhân” với tính cách và số phận đặc trƣng hoàn toàn khác thƣờng, đậm đặc chất kì ảo. Trong văn học Việt Nam, có nhiều câu chuyện kể về những trƣờng hợp đầu thai hoá kiếp. Khi kiếp này làm quá nhiều điều ác thì khi chết đi sẽ phải sống ở kiếp vật (Lý Thông thành bọ hung, tên giám đốc biến thành Dê trong Món tái Dê ), hay kiếp quỷ (ngƣời thành ma trong Cả một dây theo nhau đi) và ngƣợc lại, ngƣời tốt lại đƣợc sống hạnh phúc ở kiếp sau (Vũ Nƣơng trong Truyền Kì mạn lục). Vận dụng những tình tiết đó kết hợp với chi tiết có thực đƣợc ghi trong chính sử về việc vua Thần Tông sống ở hai kiếp, Võ Thị Hảo đã sáng tạo thêm cho tác phẩm của mình bằng cách đƣa vào đó ánh sáng của sự hoang đƣờng khiến cốt truyện trở nên lôi cuốn, hấp dẫn và mang giá trị phê phán, giễu nhại. Thực chất của việc Thiền Sƣ Từ Đạo Hạnh viên tịch chính là để đầu thai làm con Sùng Hiền Hầu. Sau khi thuyết giảng đạo lí và nói những lời trăng trối cuối cùng với các đệ tử, Từ Đạo Hạnh vào hang núi Phật Tích để đ i về cõi Niết bàn: “Lời kệ cuối cùng vừa dứt, hồn của đại sƣ cũng thoát ra khỏi thóp đầu và hai bên nách thành một luồng khí xanh lẹt khoáng đạt, không đến trời cũng không đến phật, lãng quên mọi duyên kiếp vùn vụt lên nóc hang” [20, tr.452 - 453]. Những tƣởng từ đây sẽ kết thúc một kiếp ngƣời nhƣng hồn Từ không về nơi cực lạc mà vẫn lƣu lạc chốn trần gian. Kết thúc kiếp sống tu đạo cũng là lúc bắt đầu kiếp sống hƣởng lạc. Một loại chi tiết kì ảo nữa xuất hiện trong tác phẩm, đó là chi tiết cuốn sách của nữ sĩ Lê Thị Đoan bị đem ra xử tử. Nhà văn đã sử dụng cái nhìn lạ hoá để miêu tả buổi tử hình kì lạ: “Đoàn quân đi vòng quanh, dùng những thuốn sắt nung đỏ đâm nát từng trang sách rồi đem thiêu trên miệng hoả lò. Bìa sách thì quẳng vào vạc dầu”. Một cuốn sách nói lên sự thật, tố cáo bè lũ quan lại tham lam hống hách, bênh vực cho những ngƣời dân nghèo khổ lại trở thành “tử từ đặc biệt”. Nhƣng con trai tác giả trƣớc lúc bị mổ bụng vẫn lên tiếng “cảm ơn” các quan đã làm thủ tục cho sự bất tử của cuốn sách và tê n tuổi mẹ mình vì “những cuốn sách bị đốt là những cuốn sách đƣợc phong thần” [20, tr.526]. Dù cuốn sách bị thiêu, Lê Đan bị giết thì tên tuổi của nữ sĩ Lê Thị Đoan sẽ không bao giờ chìm vào quên lãng. Những trang sách bị đốt thành tàn than rơi xuống sông đã kết lại thành những dòng chữ. Bao ngƣời dân đã lội xuống sông uống nƣớc, uống chữ vào tim cật. Chi tiết này mang tƣ tƣởng đề cao thiên tính nữ của nhà văn và thể hiện sự lên án đối với xã hội phong kiến đƣơng thời, đồng thời là lời khẳng định sự bất tử của tác phẩm văn học chân chính trƣớc cƣờng quyền bạo ngƣợc. Trong Dệt cỏ, chi tiết ngôi mộ Ả Tuynh xuất hiện bốn lần nhƣ một minh chứng về nỗi bất hạnh đớn cùng của một kiếp ngƣời. Đời Ả Tuynh chƣa bao giờ sung sƣớng mà toàn khổ đau cho đến tận lúc chết. Ngôi mộ dành cho ả thật tội nghiệp, cô đơn, bé nhỏ và lụp xụp. Dƣới ngôi mộ ấy vẫn ngo nghoe những con đỉa chực hút máu ả. Hình ảnh đám rễ cỏ bò ra nhƣ chiếc áo rách phủ lên mộ Ả Tuynh khiến ngƣời đọc ám ảnh, khi sống ả không có lấy một tấm áo lành, đến cả lúc chết, ả vẫn phải mặc chiếc áo cỏ rách nát. Qua đó, nhà văn bộc lộ niềm xót xa, thƣơng cảm cho những số phận bé nhỏ trong cuộc đời. Dạng biểu hiện thứ năm là hành động kì ảo đƣợc miêu tả qua những chi tiết phi thƣờng hoá. Trong Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm có rất nhiều hành động diễn ra mang màu sắc kì lạ. Đó có thể là hành động của những con ngƣời bình thƣờng đƣợc trộn hoà yếu tố kì ảo, cũng có khi bản thân hành động đó đã chứa đựng sự kì ảo. Thông qua các hành động đó, nhà văn gửi gắm thông điệp nghệ thuật của mình và tạo đƣợc sự liền mạch, hấp dẫn cho cốt truyện. Hai lần Từ Lộ tìm giết Đại Điên gắn với hai hành động kì ảo. Lần thứ nhất trƣớc cửa rừng Quý Vũ, Từ đã định giơ gậy trúc bổ xuống đầu Đại Điên - đây là hành động hiện thực vì hành động này xuất phát từ lòng căm hận đang ngùn ngụt cháy trong tim Từ. Nhƣng đan xen vào đó là hai hành động khác mang đậm sự kì lạ, phi thƣờng: một bàn tay vô hình đã giữ đầu gậy khiến “cây gậy trúc nhƣ tự quay đầu lại và thoắt cái lại trở về nằm gọn trong tay Từ Lộ”. Nhƣ vậy tỉ lệ giữa hành động thực và ảo ở đây là 1 - 2. Khi Tăng đô án Từ Vinh bị giết, xác ông lừng lững trôi trên sông tiến thẳng đến cổng nhà Diên Thành Hầu. Đến nơi cái xác bỗng dựng đứng dậy, cánh tay cứng đờ giơ cao trực chỉ nhà kẻ thù, máu tƣơi trong hai hốc mắt chảy ra chan đỏ nƣớc sông. Đây là hành động kì ảo hoàn toàn bởi ngƣời đã chết không thể có những hành động đó đƣợc. Hành động hồn Từ Đạo Hạnh dồn đuổi hồn Đại Điên ra khỏi bụng của Sùng Hiền Hầu phu nhân cũng chứa đậm màu sắc kì ảo: “Ngay lúc đó, một luồng khí vàng đục bị luồng khí xanh dồn đuổi đã bay vụt ra khỏi lƣỡi đứa trẻ, ra khỏi bụng của Sùng phu nhân”. Hành động này chỉ có thể là sản phẩm sáng tạo và hƣ cấu hoàn toàn của nhà văn. Mục đích là khẳng định kẻ mạnh hơn sẽ chiến thắng. Trong giàn thiêu cuối cũng xuất hiện hai hành động đan cài. Hành động thực của Ngạn La và hành động kì ảo của mẹ nàng. Ngạn La cầm dao đâm trúng tim. Ngay lúc đó một sự việc kì lạ xuất hiện trƣớc mặt Lý Trác và đám triều thần. Ngƣời mẹ trẻ xuất hiện, cầm dao rạch mổ bụng đón gọn thân thể Ngạn La vào trong. Đọc chi tiết này ngƣời đ ọc sẽ nghi vấn và đặt câu hỏi: có chăng sự xuất hiện của ngƣời mẹ? Và Ngạn La còn sống hay đã chết? Võ Thị Hảo miêu tả hành động này không để trả lời những câu hỏi đó mà nhà văn muốn bày tỏ lòng thƣơng cảm với ngƣời con gái phải chịu quá nhiều nỗi oan khiên trong cuộc đời đồng thời cũng khẳng định, những gì đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất sẽ tồn tại vĩnh cửu. 2.2.2. Nhân vật kì ảo Khác với nhân vật có yếu tố kì ảo, nhân vật kì ảo bị “ảo hoá” hoàn toàn từ xuất thân đến ngoại hình, hành động, yếu tố kì ảo có sẵn ngay trong bản chất của nhân vật, không phải do bên ngoài đem lại. Đây là những nhân vật “phi nhân” hoặc “bán nhân”. Xây dựng nên những con ngƣời kì ảo, nhà văn muốn dẫn dắt ngƣời đọc theo mạch chảy của tác phẩm, tạo ra không khí kì lạ thậm chí ma quái nhƣng vẫn cuốn hút ngƣời đọc. Trong Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm loại nhân vật này thể hiện tập trung ở các kiểu nhân vật: nửa ngƣời nửa thần (Đại sƣ Tzu, Thập Quang đại sƣ), nửa ngƣời nửa quỷ (Đại Điên), nửa ngƣời nửa vật (Dã Nhân, Cá Bơn), nhân vật siêu thực (Tƣớng quân cụt đầu, con Bƣớm ma, đàn bò biết bay). Sở dĩ chúng tôi xếp cả những con vật vào cùng một hệ thống trên bởi chúng đóng vai trò quan trọng nhƣ một mắt xích, một nhân tố thúc đẩy sự tiến triển của cốt truyện và là một loại nhân vật đặc biệt khác thƣờng đậm sắc mầu kì ảo. Qua đó nhà văn gửi gắm những vấn đề nhân sinh hay lẽ sống ở đời. Tìm hiểu những nhân vật này, ta thấy bóng dáng của truyện cổ tích thần kì, truyện ngụ ngôn hay truyền thuyết. Cũng nhƣ nhân vật có yếu tố kì ảo, nhân vật kì ảo đƣợc biểu hiện cụ thể trong các tác phẩm qua những phƣơng diện sau. Dạng biểu hiện đầu tiên là kì ảo ở hoàn cảnh xuất thân. Trong số những nhân vật kì ảo trên, một số đã đƣợc ảo hoá về hoàn cảnh xuất thân. Trƣớc hết là xuất thân kì lạ của chàng Cá Bơn. Cá Bơn mồ côi mẹ khi mới đƣợc ba tháng tuổi. Cậu bé lớn lên nhờ những bát nƣớc cốt chắt ra từ những con cá luộc và sớm quen với tiếng thác đổ trên sông Gâm. Càng lớn trông cậu càng giống một con cá. Khi bị ngƣời dì ghẻ quẳng xuống thác Oán, Cá Bơn không chết mà đƣợc một con cá khổng lồ cứu sống. Cũng từ đó, cuộc sống của cậu gắn bó với dòng sông và trên lƣng luôn có một bộ xƣơng cá mà cậu tôn thờ. Trong Đêm Bướm ma sự xuất hiện của con Bƣớm ma cũng khác lạ không kém. Thuận đã trông thấy nó nằm xoã cánh im lìm bên bậc thềm gần lối đi, ngay lúc đó trong Thuận đã hình thành một thứ cảm xúc khó tả. Phải chăng con Bƣớm chính là hiện thân của những cung nữ từng ngụ tại biệt điện rêu phong này? Hay là hiện thân của những khao khát cháy bỏng trong tim Thuận? Rất nhiều câu hỏi và sự nghi vấn đƣợc đặt ra. Song dù con Bƣớm ma có là gì chăng nữa thì vẻ hoang dại của nó cũng khiến ngƣời đọc phải ớn lạnh và sửng sốt. Các nhân vật kì ảo còn đƣợc tác giả chú tâm miêu tả ở ngoại hình. Ta từng bắt gặp loại nhân vật đội lốt vật hay có hình dạng quái dị nhƣng tâm hồn lại vô cùng cao đẹp trong các truyện cổ tích, truyện thần kì: chàng Sọ Dừa xấu xí, dị dạng đã lấy đƣợc cô vợ hiền lành ngoan ngoãn; nàng công chúa Ếch chỉ trở thành ngƣời khi có đƣợc nụ hôn của hoàng tử... Nhƣng những nhân vật trong sáng tác của Võ Thị Hảo không xây dựng đơn giản theo một môtip sẵn có nhƣ vậy, trái lại, rất nhiều nhân vật có sự đa diện, phức hợp, không chỉ kì ảo ở hình dạng mà còn méo mó cả tâm hồn, nhân tính. Xây dựng nên loại nhân vật ấy, nhà văn muốn đi sâu vào thế giới bí ẩn, có cả phần sáng và tối trong mỗi con ngƣời. Tiêu biểu cho kiểu loại này là Đại Điên. Đại Điên là nhân vật kì dị hoàn toàn đƣợc tác giả miêu tả qua rất nhiều chi tiết quái gở và lạ hoá. Vốn không đƣợc miêu tả về nguồn gốc xuất thân, hắn chỉ xuất hiện trong tác phẩm với tƣ cách là một kẻ giết thuê, tay sai của Diên Thành Hầu. Đại Điên có phép thuật nhƣng hắn lại không dùng phép đƣợc học để làm việc thiện mà dùng nó làm công cụ giết ngƣời. Dƣới ngòi bút của nhà văn, hình dáng Đại Điên hiện ra thật dị dạng nhƣ một con thú dữ dằn và độc ác: “Pháp sƣ khoảng trên năm mƣơi tuổi, vóc ngƣời mập mạp, dƣới hai vành lông mày rậm rạp, đôi mắt nửa khép nửa mở. Khi khép nhƣ mắt mèo ngái ngủ. Khi mở thì trừng trừng dữ dội nhƣ mắt cọp. Tròng con ngƣơi thoáng ánh đỏ” [20, tr.74]. Và những vật dụng luôn mang bên mình hắn cũng kì dị không kém: một quả bầu khô vẽ hình bát quái cùng cây thiền trƣợng tạc hình con mãng xà hai đầu há miệng đỏ lòm. Ngoài những đặc điểm trên hắn còn gây cảm giác ghê sợ ở “đôi bàn tay gấu, to, thô rám, ngón tay sần sùi với những chiếc lông thô cứng nhƣ lông lợn lòi cùng cặp môi dầy thƣỡn ra ƣớt đẫm nhục dục”. Với thủ pháp vật hoá và biện pháp nghệ thuật so sánh, nhà văn đã sáng tạo nên chân dung một tên sát nhân, một kẻ dâm dục đáng sợ nhƣ thú vật. Có thể nói đây là nhân vật bị vật hoá, quỷ hoá nhiều nhất trong tác phẩm. Ngƣời đọc không hề thấy chút bóng dáng của lƣơng tri hay tính thiện trong hắn. Đại Điên gợi cho ta liên tƣởng đến những con quỷ dữ đêm đêm đi hút máu ngƣời nhƣ bá tƣớc Draucula trong Truyện kì ảo thế giới. Đối lập với Đại Điên, Cá Bơn hiện lên với vẻ ngoài đáng yêu và đƣợc coi là “ngƣời đàn ông biết yêu nhất trong văn học Việt Nam” (theo cách gọi của Võ Thị Hảo). Với thân hình “dài nhƣ con cá Bơn khổng lồ”, trên khuôn mặt là “nƣớc da trắng bạc. Dƣới ánh lửa trông làn da sáng lên lấp lánh nhƣ vẩy cá. Đôi con mắt to tròn không chớp. Cái miệng sầu thảm, đôi khoé môi trễ xuống nhƣ miệng cá. Mớ tóc rối tung loả toả xuống đôi vai mảnh che một phần cái cổ dài” [20, tr.322]. Chàng Cá Bơn không tuổi nhƣng “gƣơng mặt không một nếp nhăn”, chàng có bàn tay lạnh nhƣ thân mình một con cá. Ngay cả khi chết đi, chàng cũng chết trong hình hài một con cá. Vẫn đôi mắt to tròn không chớp nhƣng đã không còn sức sống, vẫn cõng trên lƣng bộ xƣơng cá khổng lồ... và vẫn một tình yêu tha thiết với Nhuệ Anh. Chàng Cá Bơn giống nhƣ một thiên thần lạc loài nơi trần thế, là kết tinh của những gì đẹp đẽ và thuần khiết nhất. Nhân vật Cún trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp cũng có nhiều nét giống Cá Bơn. Cún cũng mang một hình thù kì dị ngay từ lúc mới sinh. Nhƣng khác Cá Bơn, vƣợt lên hoàn cảnh và số phận nghiệt ngã, Cún có đƣợc một niềm hạnh phúc ở những giây cuối cuộc đời: làm cha. Cún chết nhƣng gƣơng mặt vẫn sáng lên niềm khát khao đƣợc sống nhƣ một con ngƣời. Bên cạnh Cá Bơn, Dã Nhân cũng là một nhân vật vô cùng đáng yêu và đáng trân trọng. Mang hình thù một con thú nhƣng lại có trái tim của một con ngƣời, Dã Nhân không gây cảm giác khiếp sợ cho ngƣời đọc mà trái lại, đây là nhân vật đáng đựơc yêu mến. Dã Nhân hiện ra với ngoại hình thật kì lạ: “Đôi núm vú đen và một khuôn ngực lông lá”, “đôi tay rậm rịt cũng đầy lông hung hung” cùng “một cặp mắt tròn lớn màu hoe nâu, không lông mày... một cái mũi tẹt dán sát cái miệng bẹt đầy lông lá của loài Dã Nhân” [20, tr.358 - 359]. Ngay cả khi ăn quả độc chết, Dã Nhân hiện lên thật đáng thƣơng: “Khuôn mặt ghồ ghề dại đờ đẫn, cặp môi thô nứt nẻ, hai bên mép tím nhợt sùi ra những dòng bọt đục trắng... bàn tay năm ngón dài, mu bàn tay đầy lông, lòng tay đỏ nhợt huơ huơ run rẩy nhƣ muốn nài nỉ van xin điều gì...” [20, tr.367]. Dƣới ngòi bút tinh tế của nhà văn, ta cảm giác nhƣ đang đƣợc chứng kiến một truyền thuyết xa xƣa về việc vật cứu ngƣời trong những thiên cổ tích. Với thủ pháp nhân hoá, Võ Thị Hảo đã mang đến cho không khí của tác phẩm ánh sáng mới - ánh sáng của tình yêu thƣơng đồng loại. Đại sƣ Tzu và Thập Quang đại sƣ đƣợc miêu tả nhƣ những vị thần có phép thuật và đƣợc mọi ngƣời nể trọng. Cả hai nhân vật này đều giống nhau ở một điểm: tƣợng trƣng cho sức mạnh của cái thiện, thần thái uy nghi nhƣng lại rất đỗi nhân từ và hiền hậu. Đại sƣ Tzu sau mƣời hai năm khổ luyện giam mình trong mật thất, ngài đã học đƣợc phép “lung - gom” vƣợt lên cái chết bằng cách từ bỏ chính mình. Điểm đặc biệt ở đại sƣ Tzu là đôi mắt tuy mù loà nhƣng lại phát ra thần quang, đôi mắt có thể nhìn thấu tâm can con ngƣời, hiểu rõ những uẩn khúc trong tim ngƣời khác. Còn Thập Quang đại sƣ giống nhƣ một ông bụt hiện diện giữa đời thƣờng với những đặc điểm khác thƣờng “dái tai rủ chấm vai, mắt lộ môi dầy, cầm vuông trán đứng, vóc ngƣời cao lớn”. Ta thấy hai nhân vật này giống các vị thần hay Tiên Bụt ở chỗ giúp thiện chống ác. Hầu hết các bà Tiên, ông Bụt đều xuất hiện khi nhân vật đang gặp khó khăn, hoạn nạn và giúp họ có sức mạnh để chiến thắng cái ác. Không phải là loài vật mang tâm hồn của con ngƣời nhƣ Dã Nhân, cũng không đƣợc ca ngợi giống những vị thần nhƣ đại sƣ Tzu và Thập Quang đại sƣ, con Bƣớm ma trong Đêm bướm ma hiện lên trong ánh hoàng hôn buổi chiều tà nơi biệt điện rêu phong khiến ta nhƣ lạc vào một thế giới đầy màu sắc cổ kính và hoang sơ với vẻ ngoài lạ thƣờng: “To cỡ bàn tay, đôi cánh đen điểm vằn nâu và xanh biếc của nó xoã im lìm trên bậc thềm mé lối đi”. Càng khác thƣờng hơn khi Thuận tỉnh giấc vào nửa đêm và thấy con Bƣớm đang nhìn mình. Phải chăng đây là cái nhìn của một con ngƣời trƣớc một con ngƣời? Hay chính biệt điện rêu phong, hoàng cung, hồn ma lạnh lẽo của các cung nữ thủa xƣa cứ bảng lảng trong không gian sống củaThuận và dồn tụ lại thành cặp mắt bƣớm ma đang ám ảnh chị? Con bƣớm hiền lành nằm im trên bậu cửa, nhƣng khi gã đàn ông xấu xa xuất hiện, nó bỗng vƣơn mình mạnh mẽ xoải đôi cánh to dị thƣờng trên mặt Thuận, đôi cánh nhƣ cái gì đó dẫn dụ gã đàn ông xuống địa ngục, còn đôi mắt “nhìn chòng chọc” vào hắn. Đây hoàn toàn là những chi tiết lạ hoá mang đậm dấu ấn tƣởng tƣợng của nhà văn. Dƣờng nhƣ chị muốn “giải thiêng” (theo cách nói của Quang Hải) những gì đƣợc gọi là bí ẩn, thiêng liêng. Nhƣng đôi mắt và những vệt phấn đen của cánh bƣớm nhƣ một sự kháng cự vô hình khiến Thuận luôn bị ám ảnh: kháng cự với những dục vọng, ham muốn thấp hèn của bản thân. Đó là sự kháng cự ma quái của lí trí mà con ngƣời nhiều khi không thể vƣợt qua. Bên cạnh loại nhân vật mang những thông điệp hay ý nghĩa nhân sinh ở trên, ta còn bắt gặp trong sáng tác Võ Thị Hảo loại nhân vật kì ảo chứa đựng sự mỉa mai giễu nhại. Đó là đàn bò biết bay trong Người chăn bò thần thánh. Đây là những chú bò rất đẹp với “chiếc sừng đƣợc bọc giấy thiếc lấp lánh, hàng vú bò đƣợc cài nơ...”. Vậy mà chỉ sau một thời gian vào nông trƣờng, đàn bò “Tây” bị biến thành những chú bò gầy yếu, xơ xác, ghẻ lở đầy mình. Bị xẻo thịt, chúng có thể bay lơ lửng trên trời nhƣ quả bóng. Không cần ăn cỏ, không cần uống nƣớc, không cần bài tiết mà chỉ cần thổi khẽ một cái, thế là tất cả ngoan ngoãn bay ra khỏi chuồng. Ở đây, tác giả đã thể hiện sự mỉa mai, châm biếm thói tham nhũng của một số ngƣời trong xã hội. Điều này vừa mang tính hiện đại, vừa mang tính thời sự trong cuộc sống ngày nay. Cũng nhƣ nhân vật có yếu tố kì ảo, nhân vật kì ảo có số phận khác thƣờng, dị biệt, đầy đáng thƣơng và bất hạnh. Với nhiều cách thể hiện khác nhau nhƣ loại nhân vật mồ côi (Cá Bơn), những thân phận chứa đựng sự mỉa mai (đàn bò biết bay) hay những con ngƣời có số phận không may mắn... tất cả đều mang ánh sáng của sự huyền hoặc ma quái. Nhà văn cảm thông, thƣơng xót cho những thân phận bất hạnh trong cuộc đời và lên tiếng bênh vực, ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn những con ngƣời đã hiến dâng cả cuộc đời vì dân tộc. Đó là Tƣớng quân cụt đầu với lòng ham sống thiết tha nhƣng lại phải chịu quá nhiều thiệt thòi. Ngƣời tƣớng ấy cùng đoàn kị binh đã chờ hàng trăm năm dƣới chân cầu chỉ để mỗi năm vào ngày lễ vu lan (lễ tƣởng niệm những vong hồn đã chết) đƣợc sống lại khi đầu liền vào cổ. Nhƣng đã bao năm qua đi, không một ai tin vào điều kì diệu đó nên tất cả những ngƣời tƣớng quân hỏi đều lắc đầu. Bởi những ngƣời đang sống mấy ai muốn ngƣời chết sống lại, họ chỉ biết tƣởng nhớ đến công ơn những chiến binh bằng việc xây tƣợng đài cho họ. Họ đâu hiểu rằng, những ngƣời đã chết luôn khao khát trở về cuộc sống dƣơng gian. Chỉ đến khi gặp cô Câm, điều ƣớc mới trở thành sự thật. Cô Câm có tâm hồn trong sáng và thơ ngây, cô tin vào điều kì diệu, tin vào truyện cổ tích thần tiên. Khi cô bé gật đầu mỉm cƣời trƣớc câu hỏi của tƣớng quân, điều thần kì đã xảy ra: đầu tƣớng quân đã liền vào cổ. Ông ta liền cùng đoàn quân tiến về kinh thành. Bất hạnh thay, kinh thành chật hẹp không đủ chỗ cho ngƣời sống huống chi cả những ngƣời đã chết. Vì vậy tƣớng quân lại buồn bã dẫn đoàn kị binh trở lại chân cầu với một dải lụa trắng ngăn cách đầu và cổ. Những vong hồn không thể trở lại làm ngƣời bởi họ cần lời đáp từ trái tim chứ không phải từ cuống họng. Lồng trong chi tiết rùng rợn, phi lí đầy lạ hoá này là một lời nhắn nhủ thiết tha: với những ngƣời đã hi sinh cho hoà bình, tự do của dân tộc, cái chết sinh học không đáng sợ bằng sự lãng quên, thờ ơ, lạnh nhạt của những ngƣời đang sống. Bởi bị lãng quên, họ đã phải chết hai lần. Ngoài những tƣợng đài để ngƣời ta đến nghiêng mình cảm phục, cần biết bao những đài tƣởng niệm đƣợc xây lên từ chính tấm lòng của mỗi con ngƣời. Ngoài những nhân vật có số phận đáng thƣơng đó, chúng tôi còn bắt gặp những chi tiết nghệ thuật mang đậm yếu tố kì ảo. Trƣớc hết là một loạt cái chết đƣợc ảo hoá. Thông qua cái chết của các nhân vật, Võ Thị Hảo muốn khơi gợi những vấn đề thuộc về nhân sinh, thế sự trong cuộc sống. Chết là hết nhƣng đôi khi chết lại là sự bắt đầu của một kiếp sống khác, trong một thế giới khác. Cái chết oan uổng của Dƣơng thái hậu và bảy mƣơi sáu cung nữ đƣợc miêu tả qua những chi tiết lạ hoá và bằng gam màu tối. Điều lạ lùng ở chỗ: họ đã chết, đã thành những bộ xƣơng khô bị gặm hết thịt da, nhƣng khi màn đêm bao phủ không gian thì “những bộ xƣơng cẳng tay cẳng chân, đầu lâu từ từ dựng dậy nối nhau chuyển động xếp lại theo trật tự răm rắp thành hình ngƣời. Từ miệng của những con chuột đang ngủ, một dòng da thịt chảy ra, đắp vào những bộ xƣơng đó”. Không cam chịu nỗi oan nên đêm đêm họ trở về với hình dạng cũ, lên án và kết tội Linh Nhân. Đây chính là lời phán quyết rõ ràng nhất về tội ác mà Ỷ Lan thái hậu đã gây ra. Ngoài sự hiện hình ở kiếp sau của các cung nữ, còn có cái chết ma ng tính chất ám ảnh của Dã Nhân, vừa giống nhƣ ân nhân, vừa giống nhƣ ngƣời mẹ, đồng thời cũng nhƣ ngƣời tình chung thuỷ của Từ. Một chi tiết nữa đƣợc nhà văn sáng tạo bằng thủ pháp kì ảo hoá, đó là đoạn tả lễ phóng diệm khẩu. Đây là buổi lễ mỗi năm diễn ra một lần để giải thoát cho lũ ngạ quỷ thoát khỏi vạc dầu địa ngục. Sau khi đƣợc giải thoát, chúng có thể tái sinh thành ngƣời ở kiếp khác hoặc bƣớc vào những tịnh độ. Chất truyền thuyết ở đây đƣợc thể hiện qua việc lũ quỷ đƣợc đầu thai chuyển kiếp dƣới địa ngục. Dựa trên truyền thuyết đó, Võ Thị Hảo đã sáng tạo nên một loạt những chi tiết kì ảo: “Lũ ngạ quỷ chen chúc, chới với tay về phía chàng. Những con quỷ hình thù kì dị trông giống những hình nhân mất tay hoặc bị chém xả vai. Có kẻ miệng đỏ lòm ngoác ra, hai tay xách hai đầu ngƣời máu đỏ ròng ròng rong chơi trên miệng vạc lửa. Kẻ nào kẻ nấy da bụng dán chặt vào xƣơng sống” [20, tr.397]. Sáng tạo nên chi tiết này cũng là một “điểm nối” giữa lịch sử và tiểu thuyết. Bởi đây là dấu ấn mang tính chất bƣớc ngoặt giúp nhân vật chính Từ Lộ đi theo con đƣờng tu đạo. Chỉ sau khi đƣợc nhìn thấy, đƣợc nghe rõ những hình ảnh ghê rợn trên và sau lời giáo huấn của vị cao tăng, Từ chợt thấy lòng bình yên và nhận ra mục đích sống của đời mình. Đó là bƣớc chân vào cõi phật, dành trọn cuộc đời cho việc khuyến dƣỡng hỷ xả, chú tâm chăm lo làm điều thiện. Trong Giàn thiêu còn có một loại chi tiết nghệ thuật đắt giá khác - chi tiết mang tính dự báo. Đó là sự ra đời của những đứa trẻ sau đêm hội Quý Vũ. Chúng đều là con của Đại Điên và mang đặc điểm chung: “Ngay từ lúc lọt lòng mẹ đã có vầng trán dô, đôi mày dài và cặp mắt đỏ nhìn lâu không chớp”. Khi Từ Lộ giết chết Đại Điên, biết đâu một trong số những đứa trẻ đƣợc sinh ra từ đêm hội Chen ấy sau khi lớn lên sẽ tìm giết Từ Lộ để trả thù? Nhƣ vậy, vòng luẩn quẩn của việc báo oán sẽ còn tiếp tục. Và những con ngƣời bị chìm trong vòng xoáy đó không bao giờ đƣợc sống thanh thản, hạnh phúc. Vẫn tiếp nối với thông điệp trên là một chi tiết mang đậm chất hoang đƣờng, kì lạ. Cây gậy khô cong của Từ sau khi cắm vào vách hang đá đã nảy mầm rồi trổ hoa và ra rất nhiều quả đẹp. Nhƣng đó lại là quả độc có thể giết chết bất kì ai. Nó chính là kết quả của lòng thù hận, ham muốn trả thù mãnh liệt. Dù bên ngoài tƣơi ngon quyến rũ song bên trong ẩn chứa bao nhựa đen độc ác. Đây là một chi tiết mang tính biểu tƣợng: lòng hận thù có thể cho ta sức mạnh, nhƣng chính sức mạnh ấy có thể huỷ hoại chính ta và những ngƣời thân yêu của ta (cái chết của Dã Nhân là một minh chứng cho điều đó). Cùng với những chi tiết kì ảo là một loạt hành động kì ảo diễn ra đậm đặc trong hai tác phẩm. Đó là những hành động mang tính chất dị thƣờng thậm chí bị coi là quái dị đƣợc gắn với phép thuật thần thông của Đại Điên (thôi miên Từ Lộ, niệm bùa chú với những ngƣời dân trong cuộc hành xác...). Ngoài những hành động do phép thuật mang lại trên còn có những hành động đầy màu sắc kì ảo của Minh Không đại sƣ. Ngài đƣợc coi là vị cao tăng nhất nƣớc, chỉ sau một tiếng thét “có thể phi thân lên không trung, tay chạm mặt trời, mặt trăng”, có thể “cầu đảo đƣợc mƣa nắng”... Minh Không là mẫu ngƣời lí tƣởng mang bản chất của kẻ anh hùng mà Võ Thị Hảo ca ngợi. Khi vua Thần Tông hoá hổ, Minh Không đã về chữa trị cho vua bằng nhiều hành động kì lạ: “Ngọn tầm ma cứ quất trong không khí, sát trên đầu vua, mƣời hai chiếc lá bứt khỏi cành, rơi xuống. Lá rơi đụng vào ngƣời Thần Tông. Thần Tông liền lên cơn co giật” [20, tr.344]. Đó còn là những hành động bị vật hoá đƣợc miêu tả qua những chi tiết quái gở của đám ngƣời bị biến chất vì u mê (mà kẻ điều khiển chính là pháp sƣ Đại Điên). Bọn chúng tự lấy thuốn sắt đâm vào má, bò lê trên đất kêu gào nhƣ súc vật, nhặt rắn, rết sống cho vào mồm nhai ngon lành, hay nuốt than hồng đang cháy... Hành động này cũng mang ý nghĩa biểu tƣợng: những đám đông u mê, dốt nát, khi đã bị mê hoặc thì có thể từ con ngƣời trở nên điên cuồng, tăm tối nhƣ loài súc vật. Mà cái ác rất cần sự phục tùng của những đám đông nhƣ thế. Từ những nhân vật trên, ta liên tƣởng đến những ngƣời điên trong Thoạt kì thuỷ. Tuy nhiên loại nhân vật điên của Nguyễn Bình Phƣơng là những con ngƣời bị khiếm khuyết trong tâm hồn, họ đáng thƣơng và có phần đáng yêu. Loại thứ ba là hành động của đàn chuột trong lãnh cung đƣợc ví nhƣ hành động của con ngƣời. Tác giả đã sử dụng chi tiết lạ hoá và thủ pháp phóng đại để miêu tả cụ thể, sinh động cuộc trừng phạt của đàn chuột đối với Ỷ Lan. Chúng biết lao vào cắn xé Linh Nhân, hút máu từ chân bà, gặm thịt da bà. Cùng với đó là nỗi căm hờn của các thị nữ đã biến thành một khối sức mạnh khủng khiếp: hàng trăm bàn tay trong suốt đua nhau túm lấy áo kẻ thù, dồn tụ vào đó bao nỗi oan khiên không gì bù đắp đƣợc. Tƣởng tƣợng và sáng tạo nên những chi tiết kì lạ này, nhà văn đã thành công khi tạo đƣợc ấn tƣợng mạnh đối với ngƣời đọc, khiến độc giả sửng sốt, kinh ngạc thậm chí sợ hãi. Qua những phân tích về ngoại hình, số phận, xuất thân, chi tiết nghệ thuật, hành động kì ảo của hai loại nhân vật trên, ta rút ra bảng tổng kết về mức độ sử dụng yếu tố kì ảo ở các nhân vật nhƣ sau: B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docYếu tố kỳ ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo ( qua tiểu thuyết Giàn Thiêu và tập truyện ngắn Những Truyện Không Nên Đọc Lúc Nửa Đêm ).doc
Tài liệu liên quan