Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

MỤC LỤC

Trang phụbìa

Lời cảm ơn

Mục lục

2.3.3. Yếu tốkỳ ảo và những khát khao vềhạnh phúc lứa đôi . 66

2.3.4. Yếu tốkỳ ảo và cảm hứng triết luận vềcon người . 72

2.3.5. Yếu tốkỳ ảo và những lý giải khoa học vềcác hiện tượng thần bí . 79

Chương 3: YẾU TỐKỲ ẢO TRONG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 TỪGÓC NHÌN THẨM MĨ

3.1. Kỳ ảo nhưmột yếu tốmang giá trịmĩcảm . 86

3.1.1. Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng lãng mạn . 86

3.1.2. Thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh . 88

3.2. Kỳ ảo nhưmột yếu tố, phương tiện kỹthuật trong văn xuôi

lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 . 93

3.2.1. Tác động của yếu tốkỳ ảo lên cốt truyện . 93

3.2.2. Tác động của yếu tốkỳ ảo lên thếgiới nhân vật . 97

3.2.3. Tác động của yếu tốkỳ ảo lên trần thuật. 102

3.2.4. Tác động của yếu tốkỳ ảo lên không gian và thời gian nghệthuật.113

KẾT LUẬN. 122

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 126

pdf116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Lê Bích Xa không tiếc cả gia tài để đổi lấy bức tranh cổ “vẽ một ông Tướng và một ngọn nến cháy soi xuống một cuốn sách mở của ông Tướng” [68, tr.301]. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn giải thích rõ hiện tượng kì lạ quái ảo, thần diệu về hình ảnh ông Tướng Hàn Kì hiện lên trong bức tranh. Đó là bức tranh độc đáo được tác tạo bởi một người họa sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc. Hãy nghe lời giảng giải của cụ Lê Bích Xa: “Lỗ Hường Diên vốn là một hoạ sĩ nổi tiếng về môn vẽ và lại kiêm cả khoa thôi miên nữa (tỉnh Mân vốn lại là quê hương của môn hư linh học). Cứ chỗ thầy biết thì lúc tạo nên bức tranh này, Lỗ đã phải vi hành hương mãi vào vùng Ma Thiên Nhẫn để tìm nguyên liệu như chất lân tinh và diêm sinh ở những mả hoang gần đấy - núi Ma Thiên Nhẫn vốn là đất co chiến trường – và chất thạch nhung ở đáy lòng sông Bộc Ly. Con cũng chưa biết công dụng hóa học của mấy loại khoáng này. Lân và diêm sinh thì cháy sáng và thạch nhung thì không cháy, mặc dầu bỏ thẳng vào lửa. Lụa vẽ tranh, dệt bằng tơ loài sơn tằm đánh săn lại với thạch nhung cán nhỏ ra. Vẽ đến ngọn nến, hoạ sĩ dùng chất lân và diêm Ma Thiên Nhẫn trộn lẫn với thuốc vẽ. Vẽ xong, hoạ sĩ thôi miên vào đầu ngọn nến. Đấy là ruột tranh. Cái lần trong. Lần lụa vẽ ngoài, chỉ là cái lượt hoa mĩ của màu sắc và hình vẽ phủ lên để giữ vững cái cốt kì diệu ở trong. Tranh cổ lâu ngày, lượt lụa ngoài cũng hấp thụ được cái thần diệu của cốt trong. Và thắp vào ngọn nến ngoài cũng có cháy. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc thôi” [68, tr.302]. Có thể nói, bằng kiến thức khoa học Nguyễn Tuân đã thuyết phục được người đọc: chính công dụng hóa học của các khoáng chất đã tạo nên sự kì lạ, quái ảo của bức tranh chứ không hề có một phép kì diệu nào cả. Tác phẩm Người đàn bà trong trắng (Đỗ Huy Nhiệm), là một câu chuyện đầy chất huyễn ảo, kỳ bí. Hình ảnh người đàn bà hiện lên đằng sau cửa sổ mỗi đêm trăng đã gieo vào lòng Linh nỗi sợ hãi lẫn tò mò. Đêm nào cũng vậy, sau mỗi lần ngồi đối ẩm với người thi sĩ già trở về phòng ngủ, Linh cũng bắt gặp “một hình ảnh lãng đãng như làm bằng sương khói mong manh, huyền ảo dưới ánh trăng xanh”. Nhưng khi Linh đến gần bên cửa sổ hình ảnh người đàn bà ấy vụt biến mất, chính sự vụt hiện, vụt biến của người sau cửa gương tắm trăng khiến Linh nghĩ rằng: “Có thể có một sự hiện hình của yêu tinh chăng?” hay “kiếp trước hoa là thiếu nữ và thật có sự phục vãn trong kiếp luân hồi, hồn hoa lại hiện thành thiếu nữ chăng?”… Đó là cách lý giải thường thấy của những người tin vào sự tồn tại của ma quỷ, oan hồn. Nhưng sự thật, đó chỉ là hình ảnh người vợ của người thi sĩ già: “ngồi in bóng vào cửa gương lâu năm, những chất lân tinh trên mặt thủy tinh phản chiếu ánh sáng dần dần thấm in lấy hình ảnh. Trăng xanh huyền hoặc dội qua cửa gương làm nổi cái hình ảnh người thiếu phụ lên” [18, tr.781]. Như vậy, bằng ánh sáng của khoa học, Đỗ Huy Nhiệm đã giúp người đọc thoát ra khỏi cảm giác sợ hãi và sự mê tín. Đồng thời, tác phẩm còn ẩn chứa nhiều thông điệp về tình yêu và cuộc sống. Tác phẩm Ma đậu (Bùi Hiển) là truyện kể ly kì rùng rợn về ma đậu bắt người. Câu chuyện bắt đầu từ gia đình chị Đỏ Câu. Chị Đỏ vốn chê chồng, nên về nhà chồng đã năm sáu tháng, mà chị chỉ ở trọn đạo làm dâu, chứ không trọn đạo làm vợ. Chị Đỏ vốn rất sợ ma và lo sợ ma đậu đến bắt mình. Một tối, lúc mơ màng nằm ngủ, chị nghe thấy có tiếng cào tường, tiếp thứ tiếng khìn khìn như thốt từ mũi ra: “Nhà ai đây? – Đỏ Câu – Vô hông? – Có trong giấy Đức Ngài phán bắt con mệ – Rứa ta làm liền đi”. Thế là chị Đỏ Câu chạy tót vào buồng chồng nhảy đại lên giường… Và cũng từ cái đêm ấy, chị Đỏ không dám ngủ riêng nữa mà chịu ngủ chung với chồng. Thế là: “hơn một năm sau, người ta thấy chị bồng một đứa bé hồng hào. Lão Năm Xười đi qua trước cổng, thấy cảnh tượng ấy đứng lại chống nạnh nhìn bằng đôi mắt nheo vui sướng và tự đắc. Lão nói to: “– Đó là công của tui đó, cha” Chị Cu đỏ mặt, trách: Biết rồi! nhắc mãi nạ! Lão Năm cười khà khà: “Phải nhắc để anh Cu thêm tiền thưởng cho tui chớ. Tui đóng trò có hệt hông? Đoạn, chạng chân, rút người xuống, lão vừa giậm bịch bịch vưa bóp mũi, nói giọng khìn khịt: “Nhà ai đây?...” [18, tr.192]. Như vậy, yếu tố kỳ ảo tham gia vào cốt truyện tạo nên một sự ma quái nhưng không phải để xác tín niềm tin về ma đậu bắt người mà là giúp người đọc thấy rõ những cái hủ lậu, mê tín của người nông dân. Đồng thời, tác phẩm còn ánh lên cái nhìn thân thương về lối sống chân chất, thuần phát pha chút láu cá, tinh nghịch nhưng đậm nghĩa tình của người dân xứ Nghệ. Rùng rợn, ghê sợ và tin ma là có thật. Đó là cảm giác ban đầu khi người đọc tiếp cận tác phẩm Ma của Trần Tiêu. Đặc biệt người đọc phải ú tim, khi, trong đêm tối, anh Tíu (nhân vật tôi) đi chơi nhà ông giáo trở về nhà ngang qua cây đa làng, bỗng : “Hú… ú… ú… Một tiếng hú ngân dài vang động cả một bầu trời đen, dầy đặc, vừa ai oán vừa ghê rợn như tiếng… ma kêu. Tiếng liền sau, một chuỗi cười khanh khách… lạnh lẽo, khô sắc, rắn chắc như hai ống xương gõ vào nhau (…) Tiếng hú ngân dài và tiếng cười khanh khách vang lên lần nữa”. Nghe tiếng hú ấy, Tíu tái nhợt người và chạy bán sống bán chết để về đến được nhà trong sự ngỡ ngàng của người vợ: “Chết chửa! Cậu làm sao thế? Có việc gì thế cậu? (...) Ma! ma! Mợ ạ… Tôi gặp ma” [18, tr.988]. Nhưng rồi một hôm đi thăm đồng về anh Tíu thấy một đám đông, phần lớn là trẻ em, đứng bao bọc chung quanh gốc đa và một người đàn bà điên: “quần áo lấm láp và rách để hở từng mảng da sém nắng. Đầu óc rối bù, xõa xuống trông không rõ mặt” với “chuỗi cười khanh khách giòn tan, khô xác, rắn chắc… ” [18, tr.995]. Tiếng hú và giọng cười ấy chính là tiếng hú ma quái mà anh Tíu đã gặp mấy hôm trước. Vậy, thì ra sự thật không phải là ma hiện lên để dọa nạt, trêu người mà đó là một người điên đi lang thang trong đêm. Vậy thì ra vì một phút “thần hồn nát thần tính” mà anh Tíu đã nghĩ rằng đó là ma và tin ma là có thật… Hình ảnh người đàn bà điên chính là lời chứng minh hợp lý cho những câu chuyện về ma làng mà anh Tíu đã từng nghe trước đó. Đồng thời, nó còn như là lời đáp cho những chuyện ma quỷ huyền hồ trong cuộc sống. Tóm lại, với hình thức giả kỳ ảo, dùng yếu tố kỳ ảo để phủ định cái kỳ ảo, siêu nhiên các tác giả thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 đã lý giải những hiện tượng thần bí một cách khoa học. Có điều, các tác giả văn học học thời kì này không sử dụng yếu tố kỳ ảo như một cách phản ứng chống lại thế giới tâm linh mà bao giờ cũng quan tâm đến tính mục đích của tác phẩm, mỗi người mỗi vẻ và ở những mức độ khác nhau. Chính vì thế, những tác phẩm văn học này luôn nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc. Chương 3 YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 TỪ GÓC NHÌN THẨM MĨ 3.1. Kỳ ảo như một yếu tố mang giá trị mĩ cảm 3.1.1. Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng lãng mạn Không có tưởng tượng thì không có gì hết! Nhu cầu tưởng tượng không phải là của riêng ai. Nó là của cả nhân loại. Con người cần đến tưởng tượng để thăng hoa và lạc quan hơn trong cuộc sống. Nhà nghiên cứu khoa học cần tưởng tượng để lập nên những phát minh vĩ đại. Người nghệ sĩ cần đến tưởng tượng để tác tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Văn học là sân chơi của trí tưởng tượng, đặc biệt là trong văn học lãng mạn. Trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tưởng tượng lãng mạn là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong sáng tác của các nhà văn. Có lẽ, nhu cầu ấy xuất phát bởi sự ra đời của văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 diễn ra trong bối cảnh có sự giao lưu văn hóa quốc tế rộng rãi. Đây là lần đầu tiên các nhà văn được tiếp xúc với văn hóa phương Tây, được mở mang tầm nhìn, được thấy rõ không khí tự do dân chủ trong văn hóa, văn học phương Tây. Từ đó họ ấp ủ một cái “tôi” lãng mạn đầy cá tính và muốn được thể hiện cá tính ấy giữa cuộc đời. Nhưng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ vẫn còn tồn tại những tư tưởng quân phiệt, độc đoán. Vì thế, cái tôi cá nhân trong văn xuôi lãng mạn vừa ra đời đã hóa thành ngay “con bướm trắng”. Một mặt vì nó không chấp nhận cái xã hội kim tiền ô trọc, mặt khác, nó lại xa rời cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng, nên cái “tôi” đó rơi vào tình trạng cô đơn, bơ vơ, không lối thoát… Để thoát ra khỏi hiện thực cuộc sống chật chội tù túng ấy, các nhà văn đã dùng nhiều yếu tố để thoát ly. Có một con đường giúp người ta thỏa mãn mong muốn ấy đó chính là thoát ly vào thế giới kỳ ảo. Thoát vào thế giới kỳ ảo, chính là cách để nhà văn thỏa mãn được những khát khao giải phóng cá tính và giải phóng tự do cá nhân của con người. Thoát vào thế giới kỳ ảo còn là nơi để nhà văn cân bằng đời sống tinh thần. Vì thế, trong văn học giai đoạn này, yếu tố kỳ như một liều thuốc có tác dụng kích thích năng lực tưởng tượng của nhà văn. Đồng thời, nó như một phép màu cung cấp cho người đọc một thế giới bay bổng, diệu kỳ, mở ra một không gian rộng rãi nhiều chiều. Đọc các tác phẩm giai đoạn này, đặc biệt là những tác phẩm viết về tình yêu, yếu tố kỳ ảo đã giúp cho các nhà văn: Nhất Linh, Hoàng Trọng Miên, Thế Lữ, Đái Đức Tuấn… tưởng tượng, thêu dệt nên những câu chuyện tình yêu lãng mạn và đầy mộng tưởng. Đó là cuộc tình thanh sạch giữa Quang và Sao (Lan rừng); là tình yêu say đắm, mãnh liệt vượt mọi rào cản của Tuấn và Hoàng Lan Hương (Trại Bồ Tùng Linh); là chuyện tình cảm động, thủy chung giữa Thế – Bích Trăng (Người bạn kỳ dị)… Tất cả đều là những câu chuyện tình chỉ có trong mơ khó kiếm tìm giữa đời thực… Và, bằng đôi cánh tưởng tượng kỳ ảo, các nhà văn còn đưa người đọc thoát ra khỏi cõi trần tục để phiêu bồng vào thế giới thơ mộng, huyền bí. Đó là thế giới của thiên đình, thượng đế, tiên cảnh trong: Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân), Trên bồng lai, Mặt trời, Đi tiêu dao (Cung Khanh). Hay là thế giới của cõi âm hồn: Loạn âm (Nguyễn Tuân), Ai hát giữa rừng khuya, Thần hổ (Đái Đức Tuấn), Chiều sương, Một trận bão cuối năm (Bùi Hiển)… Trong thế giới khác thường, kỳ lạ ấy những câu chuyện về tình đời, tình người được tác giả gởi gắm một cách tài tình thông qua những biến cố, sự kiện của tác phẩm. Đó chính là sức hấp dẫn của truyện kể mà hiệu quả nghệ thuật của nó được tạo ra từ chính khả năng tưởng tượng độc đáo của nhà văn… Nói tóm lại, trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, yếu tố kỳ ảo có tác dụng như một chất doping giúp nhà văn phát huy cao độ trí tưởng tượng của mình trong sáng tạo nghệ thuật. Đồng thời, nó còn giúp nhà văn thoát ly ra khỏi chốn “bùn lầy nước đọng” nghèo nàn, tù hãm của cuộc sống hiện thực để tìm vào chốn mộng ảo, cõi liêu trai… 3.1.2. Thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh Đời sống tâm linh là một phần của đời sống tinh thần. Ở đó con người có niềm tin vào cái thiêng. Và, ở đó con người sống chủ yếu với phần tâm linh trong mình và được thư giãn tinh thần, được cởi bỏ phiền muộn âu lo, cầu những điều tốt đẹp cho mình và cho mọi người. Chính vì thế, sự có mặt của yếu tố kỳ ảo trong các tác phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945 không chỉ thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của nhà văn mà còn thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người. Trong luận văn này, chúng tôi đi vào tìm hiểu đời sống tâm linh của người Việt Nam qua những biểu hiện: niềm tin vào thế giới ma quỷ, thần thánh, phong tục thờ cúng và một số tập tục: thờ thần, khấn nguyện, cúng tổ tiên… Con người phương Đông luôn tin rằng hiện hữu bên cạnh thế giới hằng thường là thế giới của các thế lực siêu nhiên: ma quỷ, thần linh... Qua thời gian, với sự biến chuyển của lịch sử, xã hội niềm tin ấy có sự thay đổi dần nhưng nó vẫn duy trì cho đến ngày hôm nay. Thậm chí, ở những dân tộc đã đạt đến một xã hội hiện đại, sự xác tín về thế giới bên kia vẫn được bảo lưu dưới nhiều hình thức. Đời sống tâm linh của người Việt cũng vậy. Tuy nhiên, do sự giao lưu ảnh hưởng các nền văn hóa lớn như Ấn Độ, Trung Quốc cộng với văn hóa tâm linh bản địa đã làm cho quan niệm của người Việt khá phong phú. Nói về thế giới bên kia bao gồm cả thiên đình, âm phủ, tiên giới. Đây là kết quả của sự tích hợp nhiều tôn giáo đặc biệt là Phật giáo và đạo giáo. Trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 niềm tin ấy được phản ánh rất rõ qua một số sáng tác của Thế Lữ, Đái Đức Tuấn, Thanh Tịnh, Bùi Hiển… Truyện Ma xuống thang gác (Thế Lữ), Người con gái tỉnh Bắc (Phạm Cao Củng)… chứa đựng những motif thường được kể trong dân gian đồng bằng Bắc bộ như motif ma trêu người, ma giấu người. Truyện Tết trên Mường (Đỗ Huy Nhiệm), Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya (Đái Đức Tuấn) thể hiện quan niệm tâm linh của một số dân tộc thiểu số ở phía Bắc: đó là tục thờ ma xó, niềm tin vào sự tồn tại của ma trành (linh hồn của người chết sau khi bị hổ ăn thịt), niềm xác tín vào sự thành thông của hổ. Truyện Chiều sương, Một trận bão cuối năm (Bùi Hiển), Làng (Thanh Tịnh) gắn liền với thế giới tâm linh của người dân vùng biển. Họ tin rằng lòng đại dương bao la là nơi trú ngụ linh hồn của người tử nạn, vì thế mới có những câu chuyện về thuyền ma và những bóng ma lúc ẩn lúc hiện trên mặt biển bao la. Truyện Loạn âm là niềm tin của con người về âm giới và coi đó là nơi qui tụ của linh hồn người chết. Vì thế, cứ vào dịp lễ tết, ngày rằm người ta thường đốt những thứ được gọi chung là hàng mã: giấy tiền, vàng giấy, các vật dụng bằng giấy… với mong muốn người ở suối vàng sẽ nhận được và dùng cho cuộc sống dưới đó. Truyện Trên đỉnh non Tản, Một truyện không nên đọc lúc giao thừa (Nguyễn Tuân) là quan niệm về sự bất tử của thần Sơn Tinh trên núi Ba Vì và về thần giữ của ở những nơi cất giấu đồ vật quí của người xưa… Bên cạnh niềm tin vào sự tồn tại của thần linh ma quỷ, đời sống tâm linh còn được thể hiện qua tục thờ cúng. Thờ cúng là một phong tục có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt từ xa xưa. Trong văn học trung đại, tín ngưỡng thờ cúng có mặt hầu khắp trong các tác phẩm: Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh – Kiều Phú, Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, Công dư nghiệp chí của Vũ Phương Đề, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh… Bước sang thời hiện đại, trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 tín ngưỡng ấy vẫn ghi dấu qua các sáng tác của Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Đái Đức Tuấn, Thế Lữ… Nó như một biểu hiện của một nếp sống, phong tục dung dị giàu tính nhân văn đã bám rễ sâu trong tâm thức của người Việt Nam. Phong tục này trong văn xuôi kỳ ảo lãng mạn Việt Nam bao gồm: thờ tổ tiên, cúng tế oan hồn, thờ nhiên thần (thần cây, thần rắn, thần hổ)… Thờ tổ tiên, cúng giỗ cha mẹ là một mĩ tục có từ lâu đời. Tục lệ này thể hiện ở việc thờ phụng lo chu tất vẹn toàn các ngày cúng giỗ của tổ tiên, ông bà. Đó là trách nhiệm vừa là đạo lý của con cháu đối với nguồn cội. Tác phẩm Làng (Thanh Tịnh) không chỉ miêu tả cảnh giỗ cúng linh nghiêm nơi am Cô giang mà còn gợi nhắc con người về nghĩa vụ của hậu thế đối với quê hương, đối với ngày giỗ cúng “ông bà”. Cúng tế cũng là một tập tục khá quen thuộc trong đời sống tâm linh của người Việt. Đó là nghi lễ thờ cúng hết sức trang nghiêm thể hiện tính nhân đạo và mong muốn giải thoát cho các oan hồn trong quan niệm dân gian. Tâm thức dân gian này được thể hiện khá rõ trong tác phẩm Khoa thi cuối cùng, Loạn âm của Nguyễn Tuân, Ai hát giữa rừng khuya, Thần ho của Đái Đức Tuấn, Trại Bồ Tùng Linh của Thế Lữ… Đọc tác phẩm Khoa thi cuối cùng (Nguyễn Tuân), chúng ta có thể thấy rõ nguồn mạch của đời sống tâm linh truyền thống của dân tộc đó là: tục lên đồng và tục cúng tam sinh tế lễ trời đất quỷ thần và các oan hồn. Trong tác phẩm Làng (Thanh Tịnh) lễ cúng giao thừa tiễn đưa năm cũ đón năm mới cũng được hiển hiện nơi Am Cô Giang: “Ngay lúc ấy ở triền núi Bạch Vân có mấy ánh đèn của chùa Linh Sơn nổi lên trong đám cỏ cây trùng trùng điệp điệp. Có lẽ chùa đang cúng lễ giao thừa” [41, tr.218]. Xuất phát từ tín ngưỡng bách thần, người Việt có tín ngưỡng thờ thần, bao gồm cả “phúc thần” và “nhiên thần”. “Phúc thần” là những vị thần có công đức đối với đời sống của nhân dân. Thờ thần Tản Viên ở đền thượng trên núi Ba Vì (Trên đỉnh non Tản – Nguyễn Tuân), hay tục thờ Đức Bà Thánh Mẫu Liễu Hạnh sở Sòng Sơn (Ai hát giữa rừng khuya – Đái Đức Tuấn)… là những minh chứng sinh động cho niềm tin ấy. Thờ “nhiên thần” bắt nguồn từ quan niệm “vạn vật hữu linh” trong đời sống tâm linh của dân tộc. Niềm tin ấy được hiện hữu trong các tác phẩm: Ông rắn (Cung Khanh) – đó là tục thờ thần rắn; Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya (Đái Đức Tuấn) – thờ thần hổ; Xác ngọc lam (Nguyễn Tuân) – tục thờ thần cây… Điềm báo cũng là một loại tín ngưỡng có thực và khá phổ biến trong đời sống tâm linh của người Việt. Hiện tượng điềm báo giúp con người biết trước sự dỡ – hay, may – rủi… sắp và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đó không phải là sự chiêm đoán mà còn là sự chiêm nghiệm từ thực tế. Tìm vào kho tàng văn học cổ, chúng ta sẽ nhận thấy có rất nhiều những tác phẩm in đậm dấu ấn của loại tín ngưỡng này. Trong tác phẩm Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề) là niềm tin vào điềm lạ chuột tha lá phủ mặt báo trước con người sẽ gặp nạn. Trong Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ), cuộc đời oan khiên thảm khốc của Nguyễn Trãi được dự báo trước bởi giọt máu của con rắn nhỏ đúng chữ đại và thấm qua ba tờ giấy trên cuốn sách ông đọc… Trong các tác phẩm kỳ ảo của văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 niềm tin vào điềm báo vẫn được bảo lưu qua một số tác phẩm: Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya… Trong tác phẩm Thần hổ, điềm báo trước sự dữ về chuyến đi xa của anh linh dõng thông qua chi tiết chuột ta lá phủ mặt: “Bỗng đâu, vừng mây che lấp mặt trăng tan đi, ánh trăng tia thẳng vào đầu anh lình dõng. Liền lúc ấy, một con chuột từ phía dưới nhà chạy thẳng lên hè, mồm tha một chiếc lá bàng to. Con vật ấy rón rén lại gần dầu anh lính, phủ chiếc lá lên mặt người mê ngủ (…). Ngài lại gần, nhặt chiếc lá bàng trên mặt anh ném ra ngoài (…). Chẳng bao lâu con chuột tha chiếc lá khác lại phủ lên mặt anh ta (…). Ngài bèn nhặt chiếc lá vứt đi chỗ khác. Quả nhiên con chuột lại tha chiếc lá khác nữa…” [66, tr.65,66]. Và quả nhiên, trong chuyến đi đó anh lính dõng đã gặp một tại họa kinh hồn: bị thần hổ phục bắt, nhưng may mắn thoát chết. Trong tác phẩm Ai hát gữa rừng khuya, nhân vật Oanh Cơ trước khi bị hổ vồ chết cũng đã gặp những điềm báo kỳ lạ: “Trước khi lên đường không hiểu vì sao, nàng cảm thấy một sự gì buồn buồn khó tả, tựa hồ báo trước cho nàng biết, nàng sắp gặp những tai nạn bất ngờ. Rửa mặt, nàng ngửi nước thấy mùi tanh, ra cửa nàng bị vấp suýt ngã. Nàng ngồi ở đâu thì chỗ ấy có nhện đen sa. Thực là những điềm quái dị vô cùng” [66, tr.248]. Từ đó, chúng ta có thể thấy điềm báo là một loại tín ngưỡng có thực và khá phổ biến trong đời sống của người Việt. Đó chính là sự cảm ứng kỳ lạ của cơ trời và con người trong mối quan hệ “thiên nhiên tương dữ”. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, điềm báo vẫn tiếp tục tồn tại trong đời sống tâm linh của con người: đó là niềm tin vào sự linh cảm và lẽ huyền bí nhiệm màu của đất trời vạn vật. Qua nghiên cứu các tác phẩm kỳ ảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi nhận thấy yếu tố kỳ ảo đóng một vai trò quan trọng trong việc hiển hiện đời sống tâm linh tín ngưỡng của con người. Đó là niềm tin mãnh liệt, thiêng liêng của con người vào phép nhiệm màu huyền bí của đất trời, của thánh thần, của cuộc đời. Niềm tin ấy giúp còn người tin tưởng lạc quan và hướng thiện hơn trong cuộc sống. 3.2. Kỳ ảo như một yếu tố, phương tiện kỹ thuật trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn. 3.2.1. Tác động của yếu tố kỳ ảo lên cốt truyện Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức của tác phẩm văn học. Cốt truyện là kết quả của sáng tạo nghệ thuật, là tiền đề hình thành nên thế giới sinh động trong tác phẩm tự sự của nhà văn. Để cho tác phẩm có thêm phần mới lạ, hấp dẫn các tác giả thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 đã gia vị yếu tố kỳ ảo vào cốt truyện để tạo sức hút đối với độc giả. Nghiên cứu cốt truyện của các tác phẩm kỳ ảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi nhận thấy yếu tố kỳ ảo đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức cốt truyện. Nhìn chung, yếu tố kỳ ảo có mối quan hệ với cốt truyện như sau: Yếu tố kỳ ảo đóng vai trò song hành cùng cốt truyện. Ví dụ một số truyện: Rừng khuya (Lan Khai), Bữa rượu máu, Đới roi, Rượu bệnh, Tâm sự nước độc (Nguyễn Tuân)... Ở loại truyện này, yếu tố kỳ ảo được tác giả lồng ghép vào cốt truyện một cách có ý thức, tạo nên một kiểu thêm thắt, gia giảm, một kiểu đan lồng giữa cái thực và cái ảo. Sự có mặt của yếu tố kỳ ảo không phải để kỳ ảo hóa cốt truyện mà là để tôn tạo và soi sáng hiện thực. Góp phần làm cho tác phẩm có dáng vẻ mới lạ và hấp dẫn hơn. Tác phẩm Rừng khuya (Lan Khai) kể về mối tình trong trắng, tươi đẹp của đôi trai gái Dua Phăn và Mai Kham. Khi tình yêu bị chia cắt, cả hai cùng tự sát để bảo vệ tình yêu và lời thề thủy chung. Và, từ đó: “trong rừng khuya người ta bắt đầu nghe có tiếng chim ai oán gọi đàn (…) người ta bảo đó là oan hồn của đôi tình nhân xấu số đã hóa đôi chim để nghìn muôn năm ca khúc hận tình dưới trời đêm lạnh” [59, tr.58]. Yếu tố kỳ ảo xuất hiện ở phần kết của câu truyện tạo nên nhiều ẩn nghĩa cho tác phẩm. Tuy nhiên nếu chúng ta gạt bỏ yếu tố kỳ ảo thì cốt truyện cũng không hề thay đổi. Tác phẩm Bữa rượu máu (Nguyễn Tuân), có cốt truyện kể về buổi hành quyết tử tù theo lối “chém treo ngành” của đao phủ Bát Phẩm Lê cho quan Đổng lý quân vụ và quan công sứ Nam kì xem. Trước khi quan công sứ Nam kì ra về, bỗng: “…một trận lốc xoáy rất mạnh (…) xoắn giật, hút cát bụi lên, xoay vòng quanh đám tử thi, và đuổi theo các quan ra về.” [68, tr.84]. Yếu tố kỳ ảo trở như một thứ gia vị để làm sáng rõ hơn hành động phi nhân tính của xã hội đương thời. Đồng thời, thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng. Trong tác phẩm Đới roi (Nguyễn Tuân), yếu tố kỳ ảo cũng xuất hiện ở cuối tác phẩm. Nhân vật Ấm Đái sau khi treo cổ chết đã trở thành: “một ông mãnh rất thiêng thường hiện ra để quấy những nhà chủ cô đào ở Khâm Thiên dám vô lễ với vong hồn mình vẫn oán kết gần quanh kỹ viện. Nhiều nhà hát, những đêm không có khách, đã khóa trái cửa gác rồi mà cứ vẫn nghe tiếng đánh trống trên đầu. Cúng thì lại hết” [68, tr.291]. Nếu bỏ phần hậu kết, truyện ngắn Đới roi của Nguyễn Tuân vẫn nguyên giá trị của một khúc ca về nhân cách sống cao đẹp của con người. Tuy nhiên, sự góp mặt của yếu tố kỳ ảo ở phần hậu kết sẽ tạo nên một dư vang sâu đậm và ám ảnh người đọc về tiết khí khẳng khái của một con người tài tử. Ngoài các truyện kể trên, phần lớn các tác phẩm kỳ ảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 có cốt truyện gắn bó mật thiết, hữu cơ với yếu tố kỳ ảo. Nghĩa là yếu tố kỳ ảo là một thành tố quan trọng tạo nên ý nghĩa của cốt truyện. Nếu gạt bỏ yếu tố kỳ ảo, tác phẩm sẽ bị tổn hại, hoặc không có giá trị. Trong loại truyện này, yếu tố kỳ ảo có tác dụng tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn mọi sự chú ý về nó buộc người đọc phải suy ngẫm, lý giải. Trong các tác phẩm Người đàn bà trong trắng, Người bạn kỳ dị, Trăng xanh huyền hoặc (Hoàng Trọng Miên); Ai hát giữa rừng khuya, Thần hổ (Đái Đức Tuấn); Chiều sương, Một trận bão cuối năm (Bùi Hiển); Ngậm ngải tìm trầm (Thanh Tịnh); Trên đỉnh non Tản, Loạn âm, Xác ngọc lam (Nguyễn Tuân)… yếu tố kỳ ảo đóng vai trò sự kiện bước ngoặt, vai trò đơn vị vận động đẩy cốt truyện phát triển. Nếu gạt bỏ yếu tố kỳ ảo ra khỏi cốt truyện thì tác phẩm sẽ trở nên đơn điệu vô nghĩa. Trong các tác phẩm này, hầu hết yếu tố kỳ ảo là những câu chuyện truyền thuyết về ma (ma trành, ma xó, ma hổ, ma thuyền chài…) hoặc là những quan niệm về thần linh trong tín ngưỡng dân gian đóng vai trò hạt nhân cơ bản của cốt truyện để mọi sự kiện và nhận vật khác phát triển xoay quanh nó. Và thường cốt truyện cũng không phát triển theo trật tự tuyến tính mà theo những dòng kể mang tính hồi tưởng. Chính sự tác động của yếu tố kỳ ảo lên cốt truyện đã phá vỡ trật tự thời gian và góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện nội dung của tác phẩm. Ở một số truyện kỳ ảo mang hơi hướng truyện trinh thám, kinh dị của phương Tây: Vàng và máu, Một đêm trăng, Ma xuống thang gác, Tiếng hú ban đêm, Một chuyện ghê gớm, Một truyện không nên đọc lúc giao thừa… (Thế Lữ), yếu tố kỳ ảo có tác dụng tạo kịch tính và tăng sức hấp dẫn cho cốt truyện. Ở loại truyện này, sự có mặt của yếu tố kỳ ảo thường xuất hiện ở phần thắt nút đẩy kịch tính truyện lên đến đỉnh điểm. Đến phần mở nút, yếu tố kỳ ảo được giải mã và thông thường là theo cách giải thích của tư duy khoa học biện chứng. Ví dụ, trong truyện Vàng và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN058.pdf
Tài liệu liên quan