Luận văn Yếu tố pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862 - 1945

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài .5

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.6

3. Phương pháp nghiên cứu.8

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.9

5. Đóng góp mới của luận văn .15

6. Nguồn tư liệu.15

7. Cấu trúc của luận văn.16

CHƯƠNG 1: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN QUAN HỆ VĂN HÓA PHÁP - VIỆT 18

1.1. Đạo Thiên chúa - “Cửa ngõ” du nhập văn hóa phương Tây .18

1.2. Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1884) .22

1.3. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam: từ “đồng hóa” đến “liên

hiệp”.31

CHƯƠNG 2: YẾU TỐ PHÁP - VIỆT TRONG LĨNH VỰC CẢI CÁCH GIÁO

DỤC Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1862-1945. 39

2.1. Vấn đề cải cách giáo dục trong thời Nguyễn (1802-1884) .39

2.1.1. Nho học thời Nguyễn: “Phải lưu ý cải cách đi thì hơn”.39

2.1.2. Nguyễn Trường Tộ: “Sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng” [xem 14, tr.288] 43

2.2. Quá trình xác lập nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ (1862-1886).47

2.2.1. Mục đích của nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ.47

2.2.2. Tranh luận về đường lối giáo dục .49

2.2.3. Những thay đổi về chương trình học và tổ chức giáo dục .52

2.2.4. Kết quả của nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ (1862-1886) .61

2.3. Quá trình chuyển đổi nền giáo dục Việt Nam: từ Nho học sang Tây học (1886-

1945).64

2.3.1. Khởi sự nền giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ .64

2.3.2. Song hành tồn tại: giáo dục Nho học và giáo dục Pháp - Việt .67

2.3.3. Xác lập nền giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam.75

2.3.4. Một vài điều chỉnh của Merlin và Varenne.80

2.4. Quan niệm mới về giáo dục của các sỹ phu Nho học (đầu thế kỷ XX).83

pdf138 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vì ngay sau khi liệt kê các cơ sở giáo dục không thuộc phạm vi áp dụng của điều khoản kể trên, quy chế nêu rõ: “các trường tiểu học tự do đang hoạt động tại xã thôn thường gọi là trường dạy chữ nho, đều được miễn xin phép. Tham biện sẽ kiểm soát các trường đó” (Điều 4). Nhà cầm quyền Pháp đã thừa nhận sự tồn tại của nho học bằng văn bản pháp quy với thái độ ưu ái: “Thầy dạy chữ nho nếu dạy thêm quốc ngữ la tinh sẽ được thưởng thêm 200 francs mỗi năm” (Điều 4). Như vậy, cho đến thời điểm 57 hiện đang xem xét, ở Nam Kỳ, tồn tại song hành hai hệ thống giáo dục theo hai chương trình học khác nhau do nhà cầm quyền tổ chức tại lỵ sở địa hạt (sau là tỉnh) và các thầy đồ lập ra theo mô hình truyền thống ở các xã thôn. Được áp dụng ở Nam Kỳ trong những năm 1874-1879, chương trình học mới tuy có nhiều ưu điểm nhưng lại mô phỏng hầu như hoàn toàn theo chương trình và sách giáo khoa của Pháp nên không phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh đồng thời cũng chưa giải quyết thỏa đáng điều sai lầm nhất mà Luro đã chỉ ra: “đòi thay thế triệt để, toàn bộ nền giáo dục của xứ này bằng việc học chữ La-tinh” [dẫn theo 9, tr.41]. Do vậy, tình trạng học sinh theo học tại các trường cho người Pháp tổ chức, như nhận xét của Piquet, vẫn là: “Tôi đoan chắc rằng trong hầu hết trường của chúng ta, nhiều học sinh hiện là những đứa trẻ nghèo khổ mà xã thôn phải thuê mướn cho đi học” [dẫn theo 32, tr.701]. Nền giáo dục Nam Kỳ lại đặt ra yêu cầu cải cách. Ngày 17/3/1879, Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký Nghị định cải tổ giáo dục. Được dùng để thay thế cho bản Nghị định do Chuẩn Đô đốc Krant ban hành trước đó 5 năm, Quy chế 1879 xác định lại hệ thống tổ chức nền giáo dục và xây dựng chương trình học mới, thể hiện qua một số điều khoản sau [xem 32, tr.702-707]: Điều 4. Theo nguyên tắc, các trường tiểu học, trung học đã được thành lập theo nghị định ngày 17/11/1874, đều được bãi bỏ và thay thế bởi các trường cấp 1, cấp 2 và cấp 3. () Điều 5. Mỗi trung tâm dưới đây sẽ thành lập một trường cấp 1: Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Biên Hòa, Long Xuyên, Gò Công, Trảng Bàng, Cần Thơ, Trà Vinh, Sa Đéc, Tân An, Châu Đốc, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Rạch Giá, Hà Tiên và Cái Bè. Mỗi trung tâm dưới đây sẽ lập một trường cấp 2: Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bến Tre. Các trường này sẽ được mở dần và theo thứ tự như trên tùy theo ngân sách cho phép. Điều 6. Trường Chasseloup-Laubat trở thành trường cấp 3. Trong giai đoạn chuyển tiếp, cho đến khi có lệnh mới, trường dạy theo chương trình cấp 2 Điều 20. Chương trình giáo dục tại Nam Kỳ và thời gian học được quy định như sau: 58 Trường cấp 1 - Thời gian: 3 năm Lớp Pháp ngữ 1.Các yếu tố về Pháp ngữ 2.Số học: bốn phép tính và hệ thống đo đạc so sánh; tương quan giữa đong đo Pháp và Việt Nam (không chứng minh) Lớp chữ nho và quốc ngữ - Sách Tứ thư, chú giải, tập viết chữ nho - Tập kể chuyện bằng quốc ngữ - Tập đọc chữ quốc ngữ Trong năm thứ ba, giáo viên sẽ nhấn mạnh đến Pháp ngữ nói và nếu có thể, bắt đầu đưa dần Pháp ngữ nói vào các buổi học tiếng Pháp. Các lớp dạy đủ môn học chia ra như sau: ba lớp dành cho các môn dạy bằng Pháp văn, một lớp quốc ngữ và một lớp Hán văn. Trường cấp 2 - Thời gian: 3 năm Lớp Pháp ngữ 1.Pháp ngữ: Văn phạm Pháp, tập đọc, tập viết (nhấn mạnh việc học ngôn ngữ nói); kể chuyện và luận văn; tập dịch từ tiếng Việt sang Pháp ngữ và từ Pháp ngữ sang tiếng Việt (nhấn mạnh việc dịch Việt sang Pháp ngữ). 2.Số học: Bốn phép tính; hệ thống đo lường; phân số; tam suất; chiết khấu; lãi suất và hội buôn. 3.Hình học cơ bản và thực hành; đo diện tích và khối lượng (không chứng minh) 4.Địa lý: Ý niệm tổng quát về năm châu thế giới (nhấn mạnh về nước Pháp và các thuộc địa Pháp) 5.Tập vẽ: đường thẳng và vẽ nghệ thuật (các yếu tố) Lớp chữ nho và quốc ngữ Tứ thư: Quảng diễn, chú giải, bình luận, kể chuyện, hoặc bằng chữ nho hoặc bằng quốc ngữ; lịch sử và địa lý nước Nam Mỗi tuần sẽ có 2 giờ chữ nho và chữ quốc ngữ, các giờ khác dành hết cho lớp tiếng Pháp. Trường cấp 3 - Thời gian: 4 năm Lớp Pháp ngữ 1.Pháp ngữ: Văn phạm đầy đủ; luận văn theo đề tài 59 2.Số học: Học trọn, trừ căn lập phương, tính gần đúng các số thập phân và các phép tính liên hệ (sai số tỷ đối) 3.Hình học phẳng, trừ những gì đòi hỏi kiến thức về phương trình bậc 2; diện tích và thể tích 4.Đại số học: Tới phương trình bậc 2 5.Lượng giác: Cách giải các tam giác phẳng 6.Trắc lượng: Đo mặt phẳng với dụng cụ thông thường, đo thăng bằng; ý niệm về hình học họa hình 7.Vẽ: Áp dụng vào cách vẽ mặt phẳng; vẽ thủy mặc 8.Giữ sổ sách (kế toán đơn và kế toán kép) 9.Địa lý: Năm châu thế giới; sông và dãy núi đáng kể; phân chia chính trị; khí hậu; sản phẩm chính (chi tiết hơn về nước Pháp và các thuộc địa Pháp) 10.Vũ trụ học: Ý niệm đại cương 11.Hóa học: Các nguyên tố; ý niệm tổng quát về những chất thể thường dùng và được biết nhiều nhất 12.Vật lý: Ý niệm đại cương, ứng dụng vào các ngành kỹ nghệ (viễn thông) 13.Vạn vật học: Động vật; thực vật; địa chất (ý niệm đại cương) Lớp chữ nho và quốc ngữ - Tứ thư: Bình giảng; bình chú bằng chữ nho và chữ quốc ngữ - Học các loại văn tự thông thường của Việt (khế ước ) - Lịch sử và địa lý Việt Nam Mỗi tuần sẽ có một giờ học chữ nho và quốc ngữ. Các giờ khác dành cho các lớp Pháp ngữ. Đặt trong sự so sánh với Quy chế 1874, có thể nhận thấy sự khác biệt trong quy định về hệ thống giáo dục và nội dung chương trình học. Theo quy chế mới, tổng thời gian học là 10 năm (tăng 4 năm), gồm 3 cấp học: cấp 1 (3 năm), cấp 2 (3 năm), cấp 3 (4 năm). Nếu lưu ý rằng, mãi đến khi De La Grandière thay Bonard làm tổng chỉ huy thì ở Nam Kỳ, ngoài các trường Thông ngôn, nhà cầm quyền chỉ lập ra một số trường tiểu học và Quy chế 1874 cũng chỉ thiết lập được 2 cấp học với thời lượng khiêm tốn là 6 năm thì đến thời điểm này, có thể xem nền giáo dục công ở Nam Kỳ do người Pháp đảm trách đã có được sự hoàn chỉnh về khâu tổ chức và hợp lý trong cách phân định cấp học, thời gian học cho từng cấp. Chương trình học được thiết lập lại theo hướng giản lược số môn học nhưng vẫn đảm bảo 60 được tính toàn diện và thống nhất về nội dung qua các cấp học. Ở cấp 1, học sinh chỉ học những kiến thức cơ bản về Pháp ngữ, Số học, chữ Nho và chữ quốc ngữ. Những môn học này sẽ tiếp tục được dạy ở cấp 2 nhưng được mở rộng và nâng cao, có bổ sung thêm vài môn học mới như: Hình học, Địa lý, Tập vẽ. Tương xứng với thời lượng 4 năm, có đến 13 môn mà học sinh phải học ở cấp 3. Gần giống với học trình cấp trung học của Quy chế 1874, những môn học này sẽ cung cấp lượng kiến thức bao quát trên nhiều lĩnh vực đủ để sau khi tốt nghiệp, người học được nhận vào trong các cơ quan hành chính thuộc địa để làm các công việc như thư lại (lettrés), thông ngôn, thư ký thực thụ, thậm chí nếu bằng Brevet supérieu (bằng Cao đẳng) đạt hạng ưu, học sinh có thể được chính quyền hỗ trợ kinh phí để du học ở Pháp (Điều 15). Chương trình học đã thể hiện sự chú ý đến “tâm lý của một dân tộc vốn có nền văn minh lâu đời” [dẫn theo 9, tr.49] khi chữ Hán vẫn được dạy xuyên suốt trong 10 năm học và học sinh đã được, dù thời lượng không nhiều, tìm hiểu về lịch sử và địa lý Việt Nam ngay từ cấp 2, tiếp tục ở cấp 3. Tuy nhiên, cũng như Quy chế 1874, chữ Pháp vẫn giữ ưu thế tuyệt đối so với chữ Nho và chữ Quốc ngữ và một điều nghịch lý là: trong khi việc học Tứ thư, một nội dung rất quan trọng của Nho học, theo trình độ ngày càng nâng cao (được nhắc đến ở cấp 1, “chú giải, bình luận, kể chuyện” ở cấp 2, “bình giải, bình chú” ở cấp 3) thì thời lượng học chữ Nho và chữ Quốc ngữ, vốn đã rất ít, lại bị giảm từ 2 giờ/ tuần ở cấp 2 còn 1 giờ/tuần ở cấp 3. Do vậy, việc học tập chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả. Một điều đáng lưu ý nữa là, Quy chế 1879 tái xác định quyền tự do thành lập các trường học của thầy đồ trong điều 3: “() Cũng được miễn xin phép, các trường tiểu học đã hoặc sẽ được thành lập trong các làng và thường gọi là trường dạy chữ nho. Các tham biện sẽ khuyến khích và tạo dễ dàng trong việc thành lập các trường đó tại mỗi làng. Các tham biện, thanh tra bản xứ sự vụ và giám đốc học chính có nhiệm vụ thanh sát các trường này” đồng thời khuyến khích dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp: “Các giáo viên dạy chữ nho và tập cho học sinh các trường đó làm quen với chữ quốc ngữ la tinh và một chút tiếng Pháp, có thể được thưởng, tiền thưởng tùy theo số lượng và lực học của học trò do họ đào tạo” [xem 32, tr.702]. Trong hoàn cảnh Nam Kỳ đã là thuộc địa của Pháp thì một chương trình học theo Quy chế 1879, chắc chắn chưa làm vừa ý người dân bản xứ, nhưng vẫn có thể chấp nhận. Nếu có khó khăn trong quá trình áp dụng thì đó lại thuộc về sự thiếu chặt chẽ trong cách tổ chức. Tuy nhiên, khi ban hành Quy chế, Lafont chưa lường hết tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên chất lượng kém, thiếu sách giáo khoa, giáo cụ phục vụ cho việc học tập và chưa 61 xác định rõ loại văn tự mà học sinh sẽ được học tại các trường tổng và trường xã [9, tr.49- 50;106, tr.61-62]. Quy chế 1879 được thực hiện ở Nam Kỳ cho đến năm 1917, dù Lemyre de Viler, người kế nhiệm Lafont, đã dự định áp dụng một nền giáo dục với nội dung như ở Pháp nhưng dạy bằng chữ Quốc ngữ, chữ Hán gần như hoàn toàn bị xóa bỏ [9, tr.50]. 2.2.4. Kết quả của nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ (1862-1886) Cần nhắc lại ở đây rằng, khi thiết lập nền giáo dục mới ở Nam Kỳ, người Pháp muốn có được những nhân viên hành chính, truyền bá văn minh phương Tây, loại bỏ sự tồn tại của chữ Hán và ảnh hưởng tầng lớp Nho sỹ trong dân chúng. Đối chiếu với mục đích vừa nêu, nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ đã đáp ứng được gần như tất cả, tuy ở mức độ có khác nhau đối với từng vấn đề. Các trường dạy theo chương trình của Quy chế 1874, và sau đó là Quy chế 1879, đã đào tạo được những người đủ khả năng làm việc trong bộ máy công quyền. Thông qua nội dung học tập, học sinh đã bắt đầu tiếp cận được các tri thức khoa học của nền văn minh phương Tây. Được chính thức thừa nhận trong văn bản pháp quy, các trường học của thầy đồ vẫn có đông đảo học sinh theo học. Tuy nhiên, chữ Hán dần mất đi những cơ sở để tồn tại. Chế độ khoa cử Nho học bị bãi bỏ ở miền Đông Nam Kỳ sau khoa thi Tân Dậu (1861) và ở miền Tây Nam Kỳ sau khoa thi Giáp Tý (1864). Có ý nghĩa quyết định hơn cả là Nghị định 6/4/1878 mà nội dung của nó là lời thông báo, sau 4 năm nữa, chút uy thế còn lại của chữ Hán trong lĩnh vực hành chính sẽ bị phế bỏ: “Điều 1. Kể từ ngày 1-1-1882 tất cả những văn kiện chính thức, nghị định, quyết định, sắc lệnh, phán quyết, chỉ thị sẽ được viết, ký và công bố bằng chữ An Nam mẫu tự Latinh. Điều 2. Kể từ ngày trên, không một tuyển dụng nào được thi hành, không một thăng trật nào được cho phép trong ngạch phủ, huyện, tổng đối với bất cứ ai không viết được chữ quốc ngữ” [xem 106, tr.39-40]. Tuy nhiên, nếu tiêu chí đánh giá là số lượng học sinh theo học tại cơ sở giáo dục thì ở thời điểm 1886, tỷ lệ học sinh theo học tại các trường của Pháp chưa đến 1% (dân số Nam Kỳ lúc đó khoảng 2 triệu người) trong khi các trường Nho học vẫn tồn tại với gần 8496 học sinh và 426 thầy đồ. Kết quả việc mở trường trên toàn Nam Kỳ đến năm 1886 được Paullus và Boinais thống kê như sau: “Có 17 trường do người Âu giảng dạy và quản lý gồm 10 trường cho nam sinh, 7 trường cho nữ sinh. Trong 10 trường nam sinh có 48 giáo viên người Pháp, 78 giáo viên 62 người Việt dạy cho 1829 học sinh. Trong 7 trường nữ sinh có 25 giáo viên Pháp và 13 giáo viên Việt dạy cho 992 học sinh. Có 16 trường hàng quận với 24 giáo viên Pháp và 51 giáo viên Việt dạy cho 1553 học sinh. Có 219 trường hàng tổng với 270 giáo viên Việt dạy cho 10.441 học sinh. Có 91 trường hàng xã với 91 giáo viên dạy cho 3416 học sinh. Tổng cộng 27.473 học sinh” [dẫn theo 106, tr.62-63; xem 9, tr.53]. Xét về quy mô trường học theo cấp hành chính, nếu chỉ tính các trường từ quận đến xã trên toàn Nam Kỳ năm 1886, số liệu được Paullus và Boinais đưa ra là: - Số trường các cấp: 343 trường - Số trường hàng tổng và hàng xã: 300 trường - Số giáo viên người Việt: 503 giáo viên - Số học sinh các cấp: 18.231 học sinh Tính trung bình: Mỗi trường hàng quận có gần 100 học sinh, có khoảng 3-4 giáo viên. Mỗi trường hàng tổng có gần 50 học sinh, có khoảng 1-2 giáo viên. Mỗi trường hàng xã có gần 40 học sinh, do 1 giáo viên giảng dạy [106, tr.63]. Sự thành bại của một nền giáo dục được quyết định bởi chương trình học, đồng thời giáo viên và các điều kiện dạy học cũng là những yếu tố quan trọng. Cho đến khi Quy chế 1879 được ban hành với một chương trình học có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh thuộc địa thì những khó khăn về giáo viên và phương tiện học tập vẫn chưa được giải quyết. Giáo viên người Việt, hoặc là những người kiêm nhiệm công việc thư ký của sở Nội vụ hoặc là những người không đủ trình độ, do không được đào tạo về sư phạm nên mọi chế độ của trường, bao gồm cả chương trình, thời khóa biểu, đều được họ định ra một cách tùy tiện [9, tr.50-51]. Chương trình học theo Quy chế 1874 và Quy chế 1879 đều đặt ra yêu cầu phải cung cấp cho học sinh một lượng lớn sách giáo khoa để làm tài liệu học tập. Tuy nhiên, thiếu sách giáo khoa vẫn là một vấn đề nan giải. Tình trạng này đã dẫn đến sự hạn chế trong chất lượng đào tạo mà, theo nhận xét của Cultru, bước ra từ cổng trường của Pháp chỉ là “vài trăm người An Nam nói tiếng Pháp, vài ngàn người nói sai tiếng Pháp đó là những bồi bếp, kéo xe ”, còn “những người An Nam thì vẫn nói tiếng của họ, nhưng lại không biết đọc biết viết” [dẫn theo 9, tr.54]. Vùng đất Nam Kỳ, do hoàn cảnh lịch sử, là nơi đầu tiên của nước Đại Nam đón nhận nền học vấn mới, được thiết lập bởi kẻ xâm lược, với nhiều mới lạ. Cách tổ chức của 63 nền Nho học không thể có sự phân chia cấp bậc với những quy định rõ ràng về chương trình học, thời gian theo học, bằng cấp có được sau mỗi kỳ thi. Tứ thư Ngũ kinh cũng không thể có những nội dung như: Số học, Sơ yếu về vũ trụ học, Đo diện tích và khối tích, Đo đạc ruộng đất và vẽ bình đồ, Giữ sổ sách kế toán Tất cả đều được người Pháp mang đến từ nền giáo dục phương Tây. Trong hoàn cảnh nền Nho học đã tồn tại lâu dài với đầy đủ các thiết chế của nó và người dân Nam Kỳ, cũng như người Việt Nam nói chung, luôn dành sự kính trọng đối với tầng lớp xuất thân từ cửa Khổng sân Trình thì những trường học do kẻ thù lập nên chỉ có thể nhận được thái độ bất hợp tác từ dân chúng. Đây là nguyên nhân, cùng với tình hình chiến sự và mức độ vững vàng của nền cai trị, dẫn đến những thay đổi, điều chỉnh về giáo dục của nhà cầm quyền Pháp. Sự phản ứng của người dân đã có tác dụng: Quy chế 1874 và Quy chế 1879, những văn bản pháp quy đầu tiên về giáo dục ở Nam Kỳ, đã dành cho chữ Hán một vị trí nhất định trong chương trình học và dành cho các trường Nho học quyền tự do thành lập mà không cần phải xin phép, thậm chí theo chương trình học của Quy chế 1879, học sinh còn được học Tứ thư (từ cấp 1 đến cấp 3), Lịch sử và Địa lý Việt Nam (ở cấp 2 và cấp 3). Tuy vẫn song hành tồn tại cùng với các trường học do người Pháp thành lập nhưng nền Nho học Nam Kỳ, nửa sau thế kỷ XIX, đã không còn đủ sức để chống lại sự suy tàn: chế độ khoa cử bị bãi bỏ, phong trào kháng chiến do các sỹ phu lần lượt thất bại, nhà cầm quyền liên tục ban hành các Nghị định buộc dùng chữ Quốc ngữ trong các giấy tờ hành chính, và khuyến khích bằng tiền, miễn thuế cho việc sử dụng và dạy loại văn tự này7F8. Năm 1886, ưu thế về số lượng học sinh vẫn nghiêng về các trường Nho học nhưng nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ đã được định hình và đang tiến dần đến sự ổn định, hoàn chỉnh. 8 Có thể kể ra ở đây một số Nghị định như: - Nghị định ngày 22/2/1869 buộc dùng chữ quốc ngữ trong các giấy tờ chính thức. - Nghị định 17/11/1874 khuyến khích các thầy đồ: nếu dạy thêm chữ quốc ngữ sẽ được thưởng 200 francs/năm. - Nghị định 6/4/1878 quy định việc viết, ký và công bố mọi giấy tờ hành chính, văn kiện chính thức, nghị định, quyết định, sắc lệnh, phán quyết, chỉ thị phải bằng chữ quốc ngữ. Trong ngạch phủ, huyện, tổng, không cho phép tuyển dụng, thăng trật người không biết chữ quốc ngữ. Các chức dịch trong làng sẽ được miễn một nửa hoặc toàn bộ thuế thân nếu biết chữ quốc ngữ - Nghị định 17/3/1879 về tổ chức nền học chính mới ở Nam Kỳ: Chữ quốc ngữ được dạy chính thức trong môn tập đọc và viết tường thuật. - Thông tư ngày 28/10/1879 quy định thưởng tiền cho những làng nào viết được công văn bằng chữ quốc ngữ. - Nghị định 14/6/1880 cho phép “mỗi làng, thị trấn của tổng không có trường Pháp sẽ thiết lập một trường dạy chữ quốc ngữ” và “những làng nhỏ có một trường dạy chữ quốc ngữ sẽ được miễn mọi thuế đóng góp cho trường hàng tổng”. [Xem 106, tr.42-43] 64 2.3. Quá trình chuyển đổi nền giáo dục Việt Nam: từ Nho học sang Tây học (1886-1945) Đóng quân giữa một xứ sở mà Nho học còn đang ngự trị, dân chúng vẫn tiếp tục chiến đấu theo lời hiệu triệu Cần Vương, chủ trương cải cách giáo dục của nhà cầm quyền Pháp (cũng như các lĩnh vực khác), tất nhiên, không vì những điều khoản của Hiệp ước Paternôtre (1884) mà dễ dàng được thực hiện. Kinh nghiệm tổ chức giáo dục ở Nam Kỳ đã chỉ ra rằng: không thể vội vàng xóa bỏ chữ Hán và Nho học để thay bằng nền giáo dục mới đầy xa lạ, đến từ phương Tây. Quá trình xác lập nền Tây học ở Bắc Kỳ, và toàn Việt Nam, được khởi sự thời Tổng Khâm sứ Paul Bert, trải qua thời kỳ song hành tồn tại: Nho học - Tân học và được hoàn thiện khi Martial Merlin và Alexandre Varenne tiến hành một số điều chỉnh về hệ thống tổ chức ở cấp Tiểu học và cấp Trung học. 2.3.1. Khởi sự nền giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ Hiệp ước Patenôtre (1884) đã thừa nhận sự bảo hộ của người Pháp đối với Bắc Kỳ. Nhưng dường như các điều khoản này chỉ có ý nghĩa pháp lý, trên thực tế, dân chúng vẫn kiên quyết kháng chiến, còn quan lại, theo Giám mục Puginier, thì “vì quyền lợi cá nhân cũng như vì căm thù nước Pháp, những hành động chống đối của họ vẫn tiếp tục: đó là cả một âm mưu mà người ta trù tính hằng ngày trong từng chi tiết nhỏ, với một sự kiên trì không ai không biết, nhưng bề ngoài thì làm như không có gì” [dẫn theo 115, tr.434]. Trong hoàn cảnh này, nếu như lực lượng mang vũ khí cho rằng cần phải giữ nguyên trạng chế độ quân sự để duy trì sự ổn định thì tại diễn đàn Hạ Nghị viện, Paul Bert đã đưa ra những lý lẽ thuyết phục về nền cai trị dân sự. Paul Bert đến Việt Nam (1886), cùng với sự thay đổi về chế độ cai trị, nền Nho học ở Bắc Kỳ, sau hơn 800 năm tồn tại, bắt đầu chứng kiến nhiều điều mới lạ. Lần tiếp xúc vội vàng năm 1873 chưa mang lại nhiều kinh nghiệm cho người Pháp trong ứng xử với dân chúng và do đó, khi đã danh chính ngôn thuận thực hiện việc chiếm đóng thì kẻ chinh phục vẫn vướng phải trở ngại mà họ đã gặp ở Nam Kỳ 25 năm trước: giao tiếp với dân bản xứ, sự tồn tại của thế lực Nho sỹ và chữ Hán - kẻ tử thù của những nhà truyền giáo và quân xâm lược. Cách thức giải quyết vấn đề của giới chức dân sự thường trầm tĩnh, sâu sắc hơn những người chỉ quen chinh chiến. Thông ngôn vẫn là nỗi bận tâm của người Pháp, trong trường hợp Bắc Kỳ, điều đáng lo lắng không phải ở lòng trung thành của họ mà là trình độ dịch thuật. Sự kém cỏi 65 trong khả năng chuyển ngữ đã dẫn đến hệ quả rất nghiêm trọng là: tạo ra những hiểu lầm không đáng có giữa dân chúng và nhà cầm quyền, gây phương hại đến nền cai trị còn đang trong quá trình hoàn thiện. Do vậy, nhanh chóng thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa người Pháp và người An Nam trở thành mục đích của các trường học đã và sẽ được nhà cầm quyền tổ chức ở Bắc Kỳ. Phương sách thực hiện, theo Paul Bert, là: bằng cách truyền bá sự thông dụng tiếng Pháp cũng như sự hiểu biết những phong tục và khoa học của phương Tây; giáo viên phải cố gắng dạy học sinh những từ càng phổ biến càng tốt sao cho gần giống với cú pháp tiếng An Nam [43, tr.36]. Kèm theo đó, chữ Quốc ngữ cũng là một phương tiện hữu dụng, bởi “Việc dạy cho người bản xứ đọc và viết chữ quốc ngữ đối với chúng ta là một lợi ích lớn, công chức, thương gia của chúng ta có thể học nó rất dễ và những mối liên hệ giữa chúng ta với người bản xứ cũng sẽ trở nên rất thuận tiện” [dẫn theo 117, tr.196]. Nếu tiếng Pháp trở thành một ngôn ngữ thông dụng trong dân chúng thì thành quả đạt được sẽ là “Thoát ra khỏi sự độc quyền nguy hiểm của những viên thông ngôn” và sẽ thành hiện thực điều mà Paul Bert mong muốn “làm sao để một người Pháp du lịch đến đây hay đến để bàn bạc về kinh doanh có hy vọng tìm thấy trước mặt mình hay gần mình một người có thể hiểu được họ. Những người thông ngôn của chính quyền, bị kẹt giữa những thủ trưởng người Âu có học tiếng Annam, và những đồng bào của họ đã được người ta dạy cho tiếng Pháp, sẽ bị ngăn chặn trên con dốc không thể cưỡng được đưa họ đến chỗ làm hủy hoại sự thật” [dẫn theo 82, tr.439]. Dường như đã trở thành định kiến cố hữu, các giáo sỹ thừa sai, trong sự nghiệp truyền giáo ở Việt Nam, không thể yên lòng rao giảng Phúc Âm nếu Nho sỹ và chữ Hán vẫn còn tồn tại, và một quan điểm nhất quán của các vị chủ chăn là tiêu diệt một cách có hệ thống nền đạo lý Nho giáo vốn đã tạo thành nền tảng của xã hội Việt Nam, và thay vào đó bằng một sức mạnh tinh thần mới “mà người ta có sẵn” trong xứ này: Gia Tô giáo [115, tr.436]. Do vậy, để “lập nên ở Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ của Viễn Đông”, Giám mục Puginier cho rằng việc cần làm kế tiếp sau khi đã “Gia Tô giáo hóa cả xứ” là: phế bỏ chữ Nho và thay thế, lúc đầu bằng tiếng Việt Nam viết theo kiểu người Âu, gọi là Quốc ngữ, rồi sau đó bằng tiếng Pháp [115, tr.442-443]. Ý đồ phế bỏ chữ Hán đã chuốc lấy thất bại ở Nam Kỳ, nếu không biết rút ra bài học và mù quáng làm theo những chỉ dẫn của Đức Giám mục thì chắc chắn nhà cầm quyền cũng sẽ nhận được từ dân chúng thái độ bất hợp tác. Paul bert có cách làm riêng, tinh tế và hiệu quả hơn. Vẫn cho rằng nhất thiết phải loại bỏ những nhà Nho - linh hồn của cuộc kháng chiến đang diễn ra ở Bắc Kỳ - quan Tổng Khâm sứ đã làm 66 hai việc: đặt chức Kinh Lược Bắc Kỳ, qua đó, nắm trọn hệ thống quan lại, tiêu diệt lòng trung thành, cắt đứt quan hệ của những sỹ phu này với triều đình Huế, thành lập tổ chức “Hội đồng Nhân sỹ Bắc Kỳ” mà thành phần chủ yếu là giới bình dân để chuyển đạt đến Paul Bert nguyện vọng, nhu cầu của dân chúng, qua đó, tước bỏ uy tín và vai trò trung gian của hệ thống quan lại. Nguyên Bộ trưởng Giáo dục đã nhận thức được chức năng văn hóa của chữ Hán và chủ trương duy trì loại văn tự này: “Việc dạy chữ Pháp sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc học chữ quốc ngữ, cũng cần có một giáo trình chữ Nho, nếu trẻ con An Nam rời bỏ nhà trường của chúng ta mà không biết đọc và viết chữ Nho thông dụng họ sẽ trở thành những người ngoại quốc trong xứ sở của họ và sau hết các trường của chúng ta sẽ không chiêu tập được ai vào học ” [117, tr.196]. Trong thời gian cầm quyền quá ngắn, Paul Bert chỉ kịp nêu lên danh xưng trường học Pháp - Việt và vài định hướng trong nội dung dạy học mà chưa thể phác thảo đầy đủ các vấn đề trọng yếu của một nền giáo dục là: chương trình học và hệ thống tổ chức. Dù vậy, giữa một xứ sở mà Nho học ngự trị đã xuất hiện những cơ sở giáo dục đầu tiên, khởi đầu là các trường Thông ngôn sau đó là các trường Tiểu học, dạy ngôn ngữ và kiến thức khoa học phương Tây. Chữ Pháp và Quốc ngữ được Paul Bert chọn làm phương tiện để xóa nhòa khoảng cách giữa nhà cầm quyền và dân chúng nhưng chữ Hán vẫn được lưu giữ lại trong khuôn viên các trường học do người Pháp thành lập, bất chấp những lời khuyến dụ đầy dụng ý phục vụ tôn giáo của các giáo sỹ. Còn ở bên ngoài, các thầy đồ vẫn mặc nhiên dạy Tứ Thư, Ngũ Kinh để học trò tham dự các kỳ thi Nho học do triều đình tổ chức đều đặn theo thông lệ 3 năm một lần và sau này, để đáp ứng những điều chỉnh trong thể thức thi cử, một số trường tư có dạy thêm chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Tất cả dựa trên tinh thần tự nguyện, “Paul Bert không mảy may nghĩ tới việc gây xung đột với nền văn minh và phong tục tập quán đã có bề dày hai mươi thế kỷ, nhưng vì chính sách muốn gây tác động đến văn hóa và phong tục ở đây, ông quyết định tiến hành một chính sách mưa dầm thấm lâu, dưới hình thức kiên trì tư vấn, khuyến nghị và gợi ý. Trong suy nghĩ của ông, đó không phải là chính sách đồng hóa hay cái gọi là Pháp hóa dân An Nam. Ông chỉ muốn một sự tiến hóa hợp lý về tâm thức, cải thiện chất lượng nền văn hóa và các kỹ năng bản địa thông qua một nền giáo dục hợp lý” [dẫn theo 43, tr.34]. Đây là những khác biệt đáng lưu ý nếu so sánh cách thức thiết lập nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ và ở Bắc Kỳ trong thời gian đầu. Nền giáo dục thực dân sẽ không bao giờ cam nhận vị thế khiêm tốn của năm 1886, đó chỉ là bước khởi sự, khi có điều kiện thuận lợi, nó sẽ chuyển mình. 67 2.3.2. Song hành tồn tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_26_0428123565_1753_1872356.pdf
Tài liệu liên quan