Mạng ngoại vi và phát triển dịch vụ ADSL tại Viễn Thông Hà Nội

Các dịch vụ được cung cấp trên các đôi dây gần kề có thể gây ra xuyên âm cho đôi dây cần kiểm tra. Do đó phải kiểm tra khă năng tương thích phổ tần số của đôi dây cần kiểm tra.Công cụ kiểm tra khả năng tương thích phổ tần số cho phép nhận dạng các nguồn nhiễu. Các mẫu phổ tần số của các dịch vụ gây ra nhiễu cho phép nhận dạng được nguồn dịch vụ gây nhiễu.

Thông qua cáp phép đo chúng ta có thể tìm ra các lỗi ngắn mạch, hở mạch, tiếp xúc trên mạng cáp đồng, loại bỏ cuộn cảm, nhánh cầu, xử lý chống nhiễu và phát hiện nguồn điện áp lạ tác động lên đôi dây

 

doc34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mạng ngoại vi và phát triển dịch vụ ADSL tại Viễn Thông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng điểm của trung ương và địa phương. Hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư xây dựng, thuận lợi cho công tác bảo trì khai thác mạng ngoại vi. 1.4.1 Mạng cáp chính - Căn cứ vào đăc điểm địa lý và vùng phục vụ của các tổng đài, mạng cáp chính phải được tổ chức theo từng tuyến và được phân vùng phục vụ cho từng cáp chính. - Cáp chính phải được ngầm hoá tối đa tại các trung tâm viễn thông. - Sử dụng măng xông cáp trên các tuyến cáp chính để rẽ nhánh cáp chính sang các tuyến cáp khác nhau với nhu cầu dung lượng cáp cần dùng trên các tuyến nhánh thấp hơn. Măng xông cáp phải chịu được ngập nước lâu ngày. - Tủ cáp cấp I có dung lượng từ 200 đôi đến 600 đôi. - Tủ cáp được đặt trong vùng phục vụ của tủ cáp. Vị trí đặt tủ đựoc lụa chọn sao cho bảo đảm yêu cầu sử dụng tối ưu dung lượng cống bể cũng như thuân tiện cho việc thi công cáp, bảo dưỡng , xử lý và thay thế hộp cáp. - Không đặt tủ cáp gần tủ phân phối điện lực, đặt cao để tránh ngập lụt theo các quy định về phòng chống lụt bão của công ty. - Các tuyến cáp có chất lượng xấu do sử dụng lâu ngày hoặc do sự cố kỹ thuật cần có phương án thay thế. 1.4.2 Mạng cáp phối - Tại các trung tâm tỉnh , thị xã, phải thực hiện triệt để việc ngầm hoá cáp phối. - Măng xông cáp được sử dụng để rẽ nhánh cáp phối khi cần thiết nhằm mục tiêu giảm cấp phối cáp trên toàn tuyến và nâng cao chất lượng tuyến cáp. - Khoảng cách giữa hai tủ cáp liền kề trên một tuyến cáp hoặc giữa các tủ cáp của 2 tuyến khác nhau trong khoảng từ 200m đến 300m. Tại các khu vực có mật độ điện thoại đặc biệt cao thì khoảng cách giữa 2 tủ cáp có thể ngắn hơn yêu cầu trên. - Các hộp cáp có dung lượng từ 10 đôi đến 50 đôi. Tủ cáp cấp II có dung lưọng từ 100 đến 200 đôi. 1.4.3 Cáp vào nhà thuê bao - Cáp vào nhà thuê bao là đoạn cáp nối từ hộp cáp vào nhà thuê bao được lắp đặt theo 2 phương thức: Treo hoặc ngầm. .Dung lượng của cáp từ một đến hai đôi ,lõi cáp được xoắn đôi và đươc bên với nhau theo TCN 68-153:1998; - Cáp vào nhà thuê bao cang ngắn cang tốt không dài quá 200m trong các đô thị,thị xa,thị trấn.Tại nông thôn thì có thể dài hơn trong phạm vi cho phép về suy hao. 1.4.4 Cáp Vòng - Cáp vòng là cáp được nối giữa hai tủ cáp cấp 1 của hai cáp chính trong vùng phục vụ của một tổng đài nội hạt hoặc giữa hai tủ cáp cắp 2 trong vùng phục vụ của cáp chính ; - Cáp vòng được sử dụngvới mục đíchđáp ứng nhu cầu tổ chức thông tin đột xuất do thiếu cáp phát triển thuê bao , thiếi số cục bộ hoặc cần phát triển thuê bao , thiếu số cục bộ hoặc cần phát triển dịch vụ thuê kênh v v….của đơn vị khi cáp chính hay cáp phối tại vùng phục vụ đã sử dụng hết dung lượng hoăc có chất lượng xấu cần phải chuyển sang tuyến khác. -Đường kính sợi đồng của cáp vòng phải bằng đường kính sợi đồng của cáp chính trong trường hợp cáp vòng nối gữa hai tủ cáp cấp 1 và bằng đường kính cáp phối trong trường hợp cáp vòng nối giữa hai tủ cáp cấp II. M D F Cáp vòng Cáp chính X Cáp chính Y Tủ cáp Cáp đồng Hình 1.2 Sơ đồ cáp vòng giữa hai tủ cáp cấp I của hai cáp chính Độ dài của cáp vòng phải được tính toán sao cho đảm bảo các chỉ tiêu suy hao đường dây của mạch vòng thuê bao. Sử dụng cáp vòng chỉ là giải pháp tạm thời để khắc phục có tính chất ứng cứu và loại bỏ giải pháp tạm thời này khi có đủ điều kiện.hình 1.2 mô tả cách đấu cáp vòng giữa hai tủ cáp cấp I của hai cáp chính khác nhau. 1.4.5 Bán kính phục vụ của mạng truy nhập cáp đồng và tiêu chuẩn kỹ thuật - Đối với vùng mật độ dân cư cao bán kính phục vụ tính từ trung tâm chuyển mạch đến hộp cáp kết cuối không quá 3km với cỡ dây 0.4mm và không quá 4km đối với cỡ dây 0.5mm, suy hao đường dây từ giá MDF đến hộp cáp kết cuối không quá 7dB, điện trở mạch vòng của một đôi cáp từ MDF đến hộp cáp không quá 1000 - Đối với vùng mật độ dân số thấp bán kính phục vụ của mạng cáp tính từ trung tâm chuyển mạch đến hộp cáp kết cuối có thể lớn hơn 4km nhưng suy hao đường dây thuê bao không vượt quá 10 dB và khôngb quá 2 lần thay đổi đường kính dây.Có thể sử dụng cáp đồng có đường kính 0,65mm hoặc 0,9mm để mở rộng vùng phục vụ. - Mục tiêu lâu dài đối với mạng ngoại vi của bưu điện là đạt được 90% thuê bao nằm trong bán kính phục vụ <3km. 1.4.6 hệ thống hỗ trợ bảo vệ mạng ngoại vi a. Hệ thống hầm hố cống cáp Đây là phần rất quan trọng của hệ thống mạng ngoại vi và được tổ chức như sau: Phòng hầm được xây dựng ndưới phòng đặt MDF của tổng đài. Phòng hầm cáp là nơi đặt các măng xông cáp đồng một đầu là cáp chính một đầu là cáp chống cháy được nối vào MDF. Đưòng hầm cáp được xây dựng từ phòng hầm cáp đến hết hầm cáp đầu tiên để rẽ hướng cáp, đường hầm phải có khe để đỡ cáp, cáp từ MDF , ODF đi các hướng được cố định trên các ke đỡ cáp để dễ thi công bảo quản. Hệ thôíng hầm bể cống cáp của mạng ngoại vi pahỉ quy hoạch đáp ứng với sự phát triển thuê bao khoảng từ 20-30 năm Kích thước của hầm bể, cống cáp phải tuân thủ theo quy phạm xây dựng của mạng ngoại vi Số lượng và loại ống cho từng tuyến cáp khi thiết kế phải dựa vào dự báo dài hạn mật độ thuê bao từng vùng Khi thiết kế mới hoặc sửa chữa nâng cấp tại các khu vực trung tâm , thị xã cần được ngầm hoá các tuyến cáp chính. b. Hệ thống đường cột treo cáp thông tin - Những nơi chưa có hệ thống cống cáp hoặc không có khả năng xây dựng hệ thống cống cáp do điều kiện về kinh tế kỹ thuật - Những nơi chưa có quy hoạch vùng dân cư mà có nhu cầu phát triển thuê bao lớn. - Những nơi đã có đường điện lực thì có thể treo cáp thông tin chung trên đường cột nhằm mục đích giảm giá thành chi phí. - Những nơi thường xuyên xảy ra bão lũ mà gây nhiều lần đổ cột đứt cáp thông tin thì các đơn vị được phép triển khai tuyến cống bể cáp hoặc chôn trực tiếp đẻ bảo vệ cáp thông tin trong mùa mưa bão. c. Hệ thống chống sét cho mạng ngoại vi Hệ thống chống sét cho mạng ngoại vi phải tuân thủ theo quy trình quy phạm xây dựng mạng ngoại vi theo tiêu chuẩn nghành và Bộ thông tin truyền thông ban hành. CHƯƠNG II : ĐO THỬ , TRIỂN KHAI LẮP ĐẶT DỊCH VỤ ADSL Sự phát triển của công nghệ đường dây thuê bao số phụ thuộc vào chất lượng và thiết kế mạng cáp nội hạt. Việc đánh giá ban đầu mạch vòng thuê bao là rất cần thiết để xác định xem mạch vòng thuê bao có khả năng đáp ứng tốc độ truyền dẫn thuê bao số hay không. Trước khi cung cấp dịch vụ ADSL cần phải đo thử để xác định đường dây có thể dung nạp công nghệ ADSL được không. 2.1 Đo thử trước khi hợp đồng Nghiên cứu vị trí địa lý Nghiên cứu vị trí địa lý bao gồm một sơ đồ và một cây thước. Công việc này bao gồm nhằm tìm kiếm các khách hàng nằm trong tầm 4,5 km kể từ tổng đài đén nhà thuê bao. Nghiên cứu hồ sơ cáp Bao gồm xem xét hồ sơ cáp với các vòng thuê bao có độ dài dưới 4,5 km mà không có cuộn tải hay các nhân tố khác bất lợi cho tín hiệu ADSL. Nếu hồ sơ cáp tốt thì tỷ lệ thành công là 80-90%. Đo kiểm chất lượng Có 2 phương pháp thực hiện đo là đo một đầu tại tổng đài và đo 2 đầu tại vị trí thuê bao. Đo thử nhằm mục đích xem thử mạch vòng thuê bao có truyền dẫn tín hiệu đến thiết bị thutín hiệu có đảm bảo chất lượng không. 2.2 Đo thử xác nhận sau khi lắp đặt Sau khi lắp đặt được dịch vụ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ như: thời tiết mưa , sự cố cáp, nhiễu cảm ứng …Do vậy hồ sơ của đường dây thuê bao đang đo thử là rất cần thiết để cung cấp các phép đo đúng cho thuê bao. Việc đo thử có thể thực hiện bằng 3 phương pháp : đo thử 2 đầu, đo thử 1 đầu và đo thử qua thiết bị cung cấp dịch vụ như DSLAM. Các phép đo đánh giá chất lượng mạng cáp đồng trước khi triển khai ADSL Điện trở ( phép đo OHM) Mục đích: Kiểm tra điện trở của dây dẫn và xác định đường dây có bị ngắn mạch hay chập đất hay không. Tiêu chí đánh giá: theo tiêu chuẩn ANSI T1.413 giá trị điện trở cách điện giữa T &R phải đạt giá trị nhỏ nhất là 10 Mohm cho dịch vụ ADSL T_R>10 MOhm: nếu không thì bị ngắn mạch T_G> 10 MOhm : Nếu không thì bị chập đất R_G >10 MOhm: Nếu không thì bị chập đất Điện dung( Phép đo CAP) Phép đo điện dung đôi dây cho biết đôi dây bị hở hay ngắn mạch. Thực hiện phép đo điện trở để kiểm tra sau đó thực hiện phép đo TDR để xác định vị trí ngắn mạch của đôi dây. Phép đo điện dung có thể cung cấp độ dài của đôi dây ( tính từ đầu đo đén đầu hở mạch). Do đó phép đo điện dung cho phép phát hiện các nhánh cầu. Điện áp một chiều ( phép đo DCV) Mục đích: Dòng điện chạy trong đôi dây là dòng điện 48 VDC (52VDC) lấy từ tổng đài. Điện áp này được đặt trong dây R, dât T cách ly so với mặt đất. Tiêu chí đánh giá : Kết quả là -48V đối với R_G , 48 V đối với T_R . Nếu không thì phải kiểm tra lại tổng đài. Điện áp xoay chiều( Phép đo ACV) Mục đích: Kiểm tra sự xuất hiện của dòng xoay chiều ACV do sự tác động của các nguồn lân cận. Có khả năng cảm ứng 50/60Hz từ đường điện lực. Tiêu chí đánh giá: kiểm tra 3 giá trị thu được, giá trị lớn nhất chỉ thị ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều thu được trên đôi dây. Điện trở mạch vòng Phép đo này kiểm tra điện trở mạch vòng của đôi dây( nối dây tip và ring tại đầu xa) Điện trở mạch vòng cung cấp dịch vụ ADSL không đựoc lớn hơn 1300 ôm điẹn trở cũng đựoc sử dụng để xác định độ dài đôi dây. Phát hiện nhánh cầu Nhánh cầu là một đoạn cáp bất kỳ không nằm trên tuyến kết nối trực tiếp gứi tổng đài và thuê bao.Nhánh cầu càng gần modem bao nhiêu thì nó gây tác hại càng nhiều. Phép đo TDR là công cụ tốt nhất để phát hiện nhánh cầu. Phép đo phản xạ miền thời gian( Phép đo TDR) Phép đo hoạt động theo phương pháp phát một xung lên trên đôi dây và sau đó đo các tín hiệu phản xạ trở lại, ưu điểm chính là khả năng phát hiện vị trí lỗi chính xác. Trong khi công cụ phát hiện cuộn cảm chỉ phát hiện có cuộn cảm trên đôi dây thì phép đo TDR lại cho phép xác định vị trí cuộn cảm một cách chính xác. Kiểm tra khả năng tương thích phổ tần số Các dịch vụ được cung cấp trên các đôi dây gần kề có thể gây ra xuyên âm cho đôi dây cần kiểm tra. Do đó phải kiểm tra khă năng tương thích phổ tần số của đôi dây cần kiểm tra.Công cụ kiểm tra khả năng tương thích phổ tần số cho phép nhận dạng các nguồn nhiễu. Các mẫu phổ tần số của các dịch vụ gây ra nhiễu cho phép nhận dạng được nguồn dịch vụ gây nhiễu. Thông qua cáp phép đo chúng ta có thể tìm ra các lỗi ngắn mạch, hở mạch, tiếp xúc trên mạng cáp đồng, loại bỏ cuộn cảm, nhánh cầu, xử lý chống nhiễu và phát hiện nguồn điện áp lạ tác động lên đôi dây. CHƯƠNG III : TỔNG QUAN THIẾT BỊ TỔNG ĐÀI A1000E10 1. Hệ thống tổng đài Alcatel A1000E10. 1.1 Cấu trúc tổng quan của tổng đài Tổng đài A1000E10 là hệ thống chuyển mạch hoàn toàn số hoá điều khiển theo chương trình lưu trữ SPC, do hãng Alcatel CIT của Pháp chế tạo. Với tính năng đa ứng dụng A1000 E10 có thể đảm đương chức năng của một tổng đài hoàn chỉnh, từ tổng đài thuê bao dung lượng nhỏ tới tổng đài chuyển tiếp hay cổng quốc tế dung lượng lớn. A1000 E10 có thể cung cấp nhiều loại cấu hình dịch vụ viễn thông khác nhau đáp ứng yêu cầu viễn thông hiện tại và tương lai như điện thoại, dịch vụ ISDN, dịch vụ mạng thông minh IN và các dịch vụ khác. Nó có thể cung cấp và quản lý được mọi loại hệ thống báo hiệu trong mạng. A1000 E10 cấu trúc phân hệ bởi 3 phân hệ: Phân hệ truy nhập thuê bao: có nhiệm vụ đấu nối các thuê bao số hoặc tương tự. Phân hệ đấu nối và điều khiển: có nhiệm vụ xử lý các cuộc gọi và thiết lập đấu nối. Phân hệ vận hành khai thác và bảo dưỡng: có chức năng vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Mỗi phân hệ có phần mềm riêng phù hợp với các chức năng của nó. * Thông số kỹ thuật: - Số đường dây thuê bao: 200.000 - Số trung kế: 60.000 - Mạng chuyển mạch một tầng T( 2048 x 2048 ). - Cơ chế dự phòng và tự điều chỉnh tải. - BHCA ( Busy hour call attempt ) -> năng lực của hệ thống là 8 triệu BHCA. 1.2 Cấu trúc chức năng hệ thống . - Cấu trúc phân tán, mỗi phân hệ đảm nhiệm một chức năng cụ thể trong hệ thống .COM MR GX OM TR TX MQ PC ETA BT PUPE CSNL URM CSND CSED TĐ TOKENRING CIEEE 802 x LR CR SMX Hình 2.1: Cấu trúc chức năng hệ thống. Trong đó : - COM: Bộ điều khiển đấu nối ma trận - ETA: Quản lý thiết bị phụ trợ - PUPE: Bộ xử lý tín hiệu số 7 - URM: Bộ điều khiển trung kế - BT: Bộ thời gian cơ sở - MR: Bộ xử lý gọi - LR: Đường mạng - TR: Bộ biên dịch và giá trị cơ sở dữ liệu - TX: Bộ tính cước - MQ: Bộ phân phối - GX: Bộ quản lý kết nối - OM: Bộ O & M -CSNL: Bộ truy nhập thuê bao nội hạt - CSND: Bộ truy nhập thêu bao xa - CSED: Bộ tập trung thuê bao xa - SMX: Trạm điều khiển đấu nối. * Chức năng : +) COM: - Điều khiển quá trình thiết lập và giải phóng đấu nối trong trường chuyển mạch - Phòng vệ đấu nối - cài đặt trong một trạm SMX mỗi trạm SMX sử dụng ma trận đấu nối 256 x 256. - COM và SMX đều được trang bị dự phòng song song ACT/ACT. - Dự phòng: + ACT /ACT ( Active /Active ) + Nóng ( ACT / SBY ) + N + 1 ( n ACT, 1 SBY ) + Phân tải +) Bộ cơ sở trạm ( BT ). - Phân phối thời gian cơ sở ( tín hiệu đồng bộ ) trên cơ sở lấy tín hiệu đồng bộ bên ngoài đưa qua bộ tạo dao động thạch anh ( OSC ), do độ chính xác là 10-6, bao gồm tín hiệu 2Mhz, 8Mhz, 16Mhz . - Trang bị kép 3. +) Bộ điều khiển trung kế URM. - Điều khiển giao tiếp với hệ thống bên ngoài, biến đổi chức năng luồng PCM thành LR và ngược lại, bao gồm quá trình biến đổi mã HDB3 thành mã nhị phân NRZ và biến đổi tốc độ luồng 2Mb/s thành luồng tốc độ 4Mb/s. +) Bộ quản lý thiết bị phụ trợ ETA . - Tạo tone - Thu phát đa tần - Quản lý đồng hồ +) Bộ xử lý báo hiệu số 7 PUPE . - Xử lý báo hiệu mức 2 và một phân mức 3 +) Bộ xử lý gọi MR. - Thiết lập và giải phóng cuộc gọi và có cấu trúc đa thành phần: + Tìm kiếm Thay đổi MLMR/E + Macro (1 – 4 Macro), 1 macro € 1024 Register. +) Bộ quản lý CSDL và biên dịch TR. - Quản lý thuê bao và làm trung kế - Trung kế chứa các thuê bao của luồng trung kế và các thuộc tính của luồng trung kế. - Chùm kênh trung kế: Tên trung kế, thuộc tính của kênh, tìm hướng luồng kênh đi hoặc về. - Ngoài ra còn chức năng biên dịch con số danh bạ thành con số thiết bị và ngược lại. +) Bộ tính cước TX. - Đảm nhiệm chức năng tính cước cho mỗi cuộc gọi, số liệu cước thuộc thanh ghi. - Quản lý lưu lượng, có cấu trúc đa thành phần. +) Bộ phận phân phối bản tin MQ. - Tạo ra các message truyền trong hệ thống phù hợp với khuân dạng của môi trường trao đổi: + TOKENRING MIS: Mạch vòng trao đổi thông tin các bộ MR,TX, PC,OM MAS: Mạch vòng thuộc phụ thuộc điều khiển đấu nối +) Bộ phòng vệ và báo hiệu số 7 PC. - Một phần chức năng của mức 3 trong mô hình SS7. - Cấu hình tại các đường báo hiệu trong môi trường có lỗi xảy ra. +) Bộ quản trị đấu nối GX. - Truyền các yêu cầu đấu nối và giải phóng đấu nối trong chuyển mạch - Phòng vệ đấu nối. +) Bộ vận hành bảo dưỡng OM. - Khởi tạo và kiến tạo hệ thống - Giao tiếp người – máy - Cảnh báo - Lưu trữ dữ liệu +) Bộ truy nhập thuê bao - Nội hạt ( CSNL ) - Đường dài ( CSND ) tổng đài vệ tinh Rss 16 LR CSLN OCB -283 16 PCM Được thực hiện bằng báo hiệu số 7 -TS16 CSND OCB – 283 Trong đó: LRΦ và LR1 Dành cho báo hiệu số 7 PCMΦ và PCM1 2. Cấu trúc phần cứng tổng đài A1000E10. - SMX: Trạm điều khiển ma trận - STS: Trạm đồng bộ và cơ sở trạm - SMA: Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ - SMC: Trạm điều khiển trung kế - SMN: Trạm O & M - MAS: Mạch vòng thông tin trong hệ đấu nối và điều khiển - MIS: Mạch vòng thông tin nội bộ. Sơ đồ khối: CSNL SMTT SMX SMC SMA SMM STS COM CSND CSED TĐ PCM LR LR MSI MAS PC TMN Hình 2.2: Cấu trúc phần cứng tổng đài A1000 E10 Tất cả các trạm điều khiển ( SMA ,SMX ,SMT – 2G ,SMC ,SMN ) đều được xây dựng bởi hệ thống đa xử lý A8300. MC: Bộ nhớ chung Coupler: Bộ kết nối 2.1. Cấu trúc chức năng SMC . Hình 2.3: Cấu trúc chức năng SMC CMP CMS44 CMS1 PUP MC PUP1 PUP4 MAS1 MAS4 MIS BSM 16 bit ----------------------------- Ghi chú : - BSM: Bus trạm đa xử lý - 1 CMP: Bộ kết nối chính - 1 -> 4 CMS: Bộ kết nối phụ - 1 PUP: Bộ xử lý chính - 1 PUS: Bộ xử lý phụ 2.2 Chức năng SM . Clock: Bộ quản lý giờ hệ thống CSTV: Bộ xử lý tín hiệu tiếng CSMP: Bộ xử lý đa giao thức ( HDLC, SS7 ) . CMS CSMP Clock PUP MC PUS CTSV MAS Hình 2.4: Chức năng SM 2.3. Chức năng trạm SMX . - Một trạm SMX dùng ma trận 256 x 256 - Dữ liệu 2048 x2048 -> 8 trạm SMX Trong thực tế người ta chỉ sản xuất được ma trận chuyển mạch 64 x 64 ( Base clock) 1.1 1.2 2.2 3.2 3.1 4.1 4.2 4.32 3.32 2.32 1.32 2.1 64 64 64 64 64 64 0 -63 64-127 128-191 192-255 PHẦN II TÌM HIỂU THIẾT BỊ FLX150/600 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THIẾT BỊ FLX150/600. FLX150/600 là thiết bị ghép kênh có khả năng hoạt động ở tất cả các vị trí khác nhau trong mạng SDH với tốc độ STM-1 và có thể nâng cấp lên STM-4. Hệ thống này có phương thức quản lý tiên tiến nhằm theo dõi và điều khiển dễ dàng hoạt động của mạng, vận hành linh hoạt và có chức năng bảo vệ, tạo độ tin cậy cao; ngoài ra có khả năng ứng dụng linh hoạt vào mạng nhờ tính năng nối chéo. Thiết bị FLX150/600 bao gồm một giá máy, hoạt động như là thiết bị STM-1, hoặc STM-4 nhờ được thiết kế theo modul, được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các cấu hình mạng: điểm - điểm, phân nhánh, chuỗi, vòng (ring). II. CÁC CẤU HÌNH MẠNG. Cấu hình SDH cho phép cấu hình mạng rất linh hoạt và đa dạng như: mạng điểm nối điểm, mạng đa điểm, xen rẽ nhánh, mạng vòng ring, mạng đa vòng ring. Tại các trạm đầu cuối STM các luồng tín hiệu 2Mbit/s, 34Mbit/s, 140Mbit/s … qua các thiết bị ghép kênh đồng bộ thành các luồng 155Mbit/s và được truyền tới các trạm tiếp theo bằng sợi quang. 1. Cấu hình mạng điểm-điểm. Trong mạng này, FLX150/600 được kết nối là hai thiết bị đầu cuối (TRM) liên kết với nhau. Tại mỗi trạm, FLX150/600 cung cấp chức năng tách ghép các luồng tín hiệu 2,048 Mbps; 34,368 Mbps; 139,264 Mbps; STM-1 hoặc STM-4. Đây là cấu hình mạng đơn giản nhất, phù hợp với những tuyến dung lượng nhỏ và khoảng cách gần. TRM Cáp quang 2,048 Mbps 34,368 Mbps 139,264 Mbps STM-1 STM-1/4 Hình 1.1. Sơ đồ cấu hình mạng điểm - điểm 2,048 Mbps 34,368 Mbps 139,264 Mbps STM-1 TRM 2. Cấu hình mạng xen rẽ. Mạng chuỗi là mạng có từ ba thiết bị trở lên trong đó hai trạm ở hai đầu có cấu hình đầu cuối TRM, còn có các trạm ở giữa có cấu hình tách ghép ADM hoặc lặp lại tín hiệu REG Các thiết bị trung gian có cấu trúc xen/rẽ ADM cung cấp các luồng giữ liệu tốc độ thấp (Các tín hiệu ở mức VC) trong STM-1 hoặc STM-4. Các thiết bị có cấu hình tái sinh tín hiệu REG sẽ cung cấp khả năng truy nhập vào phần RSOH cho việc giám sát và điều khiển. ADM Cáp quang Cáp quang Cáp quang STM-1/4 STM-1/4 STM-1/4 STM-1 REG TRM ADM STM-1 STM-1 STM-1 Hình 1.2. Sơ đồ cấu hình mạng chuỗi TRM 3. Cấu hình vòng ring. Trong mạng này, các nút mạng được liên kết với nhau theo một vòng tròn khép kín. Tại mỗi nút mạng, FLX150/600 là thiết bị xen rẽ ADM, cho phép nhà khai thác truy nhập tới luồng tốc độ thấp (tức là các mức VC) trong tín hiệu STM-1/4, mạng này có chức năng bảo vệ luồng nhánh PPS. Trong mạng vòng, FLX150/600 phát tín hiệu theo cả hai hướng, tại phía thu, FLX150/600 lựa chọn một trong hai tín hiệu thu được có chất lượng cao nhất dựa trên cơ chế kiểm tra lỗi và thông tin cảnh báo của tín hiệu thu được. Bằng việc thiết lập hai tuyến truyền dẫn riêng biệt với cùng một tín hiệu, cấu hình này cung cấp một mạng SDH dung lượng cao và khả năng tự khôi phục khi có sự cố tại nút và tuyến mà không cần sự can thiệp của quản lý mạng bên ngoài. FLX150/600 ADM STM-1/4 STM-1/4 STM-1/4 STM-1/4 FLX150/600 ADM FLX150/600 ADM FLX150/600 ADM Hình 1.3. Sơ đồ cấu hình mạng vòng III. CÁC CẤU HÌNH THIẾT BỊ. 1. Thiết bị đầu cuối (TRM). Thiết bị đầu cuối là thiết bị có phần giao diện quang chỉ đi theo một hướng Thiết bị đầu cuối chỉ sử dụng trong cấu hình mạng điểm - điểm hoặc mạng chuỗi. Thiết bị đầu cuối ghép kênh tín hiệu luồng nhánh (TRIB) thành một tín hiệu tổng hợp (AGGR) STM-1 hoặc STM-4. Luồng tín hiệu tổng STM-N có thể dự phòng (1+1) hoặc không dự phòng, tuỳ thuộc nhà khai thác. Giao diện nhánh TRIB Giao diện tổng hợp AGGR TRM Hình 1.4. Sơ đồ tổng quát cấu hình đầu cuối (TRM) 2. Thiết bị xen /rẽ (ADM). Thiết bị xen/rẽ là thiết bị có hai nhóm giao diện quang đi theo hai hướng khác nhau. Trong cấu hình mạng chuỗi, mạng vòng và mạng HUB, thiết bị FLX150/600 trung gian được đặt thành cấu hình xen/rẽ ADM. Thiết bị ADM có nhiệm vụ tách các tín hiệu từ tín hiệu STM-N xuống giao diện nhánh và ghép các tín hiệu luồng nhánh lên tín hiệu tổng STM-N hoặc cho tín hiệu chạy thẳng qua mà không tách ghép xuống trạm. Thiêt bị ADM cũng có thể hoán chuyển các khe thời gian hoặc liên kết chéo nội bộ giữa các khe, đây chính là chức năng đấu nối chéo. Tín hiệu tổng STM-N có cấu hình dự phòng (1+1) hoặc (1+0) tuỳ thuộc vào nhà khai thác. Giao diện tổng hợp AGGR ADM Hình 1.5. Sơ đồ cấu hình xen/rẽ (ADM) Giao diện tổng hợp AGGR Tuỳ chọn MSP Tuỳ chọn MSP 3. Thiết bị lặp (REG). Khi cự ly thông tin quá xa, thiết bị FLX150/600 có cấu hình ADM hay TRM không thể truyền tín hiệu với chất lượng tốt nhất từ nguồn đến đích, để giải quyết vấn đề này người ta sử dụng thiết bị lặp (REG) đặt xen vào giũa tuyến truyền dẫn. Thiết bị REG tái tạo tín hiệu quang nhận được để truyền đến đích cuối cùng. Đối với sơ đồ khối, thiết bị lặp cũng giống như thiết bị ADM nhưng giao diện tổng hợp là STM-4 và phần giao diện nhánh không có. Giao diện tổng hợp AGGR REG Hình 1.6. Sơ đồ cấu hình thiết bị lặp (REG) Giao diện tổng hợp AGGR IV. SƠ ĐỒ KHỐI THIẾT BỊ FLX150/600. SACL NML MPL TSCL(2) TSCL(1) PWRL(1) PWRL(2) TSCL(1) TSCL(2) CH CH CH CH CH CH CH CH CH CH Nhóm 3 Nhóm 5 Nhóm 7 3 4 5 6 7 8 1-1 1-2 2-1 2-2 Cảnh báo, quản lý, nghiệp vụ Giao tiếp PC Bộ vi xử lý Đồng bộ ngoài Nguồn Hình 1.7. Sơ đồ khối tổng quát thiết bị FLX150/600 Sơ đồ khối hệ thống thiết bị FLX150/600 Trong hệ thống FLX150/600 được chia làm 4 phần chính: Phần giao diện trạm Phần chung Phần giao diện tổng Phần giao diện nhánh 1. Phần giao diện trạm Thiết bị FLX150/600 cung cấp vùng kết nối cho việc đấu dây tín hiệu: một trong số đó là vùng kết nối chung, bao gồm các đấu nối dùng cho tín hiệu vận hành, bảo dưỡng hệ thống và đấu nối tín hiệu STM-1E. Bốn vùng còn lại dùng cho tín hiệu nhánh và đồng hồ, dùng cho các loại đấu nối khác nhau và số lượng cũng khác nhau tuỳ theo cấu hình. Đấu nối tín hiệu nhánh, tín hiệu đồng bộ được thiết kế thành bảng, có thể tháo rời được và các bảng đấu nối này cho phép truy nhập tín hiệu ngoài. 2. Phần chung Đây là phần mà tất cả các cấu hình thiết bị đều có. Trên giá FLX-LS, phần này gồm các card sau: SACL, NML, MPL, TSCL(1), TSCL(2), PWRL(1), PWRL(2). 3. Phần giao diện tổng Phần giao diện tổng hợp là phần giao diện quang gồm bốn khe trên giá FLX-LS, bốn khe này được đánh số như sau: CH1-1, CH1-2 (nhóm 1); CH2-1, CH2-2 (nhóm 2). Các khe này sử dụng cho các luồng tín hiệu 139,264 Mbps; STM-1; STM-4. Các thiết bị ADM trong mạng chuỗi, nhóm 1 và nhóm 2 được sử dụng cho cấu hình dự phòng 1+1 khi cả hai khe của một nhóm đều lắp card, không có chức năng dự phòng 1+1 khi mỗi nhóm chỉ có một khe có card. Các thiết bị ADM trong mạng vòng sử dụng hai khe: CH1-2 và CH2-2 hoặc CH1-1 và CH2-1. Các khe CH2-1, CH2-2 cũng có thể sử dụng lập cấu hình dự phòng cho giao diện nhánh. V. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TẠI ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP 1. Cấu hình hệ thống. Phòng thực hành bộ môn thông tin quang được lắp đặt một hệ thống truyền dẫn SDH sử dụng thiết bị FLX150/600. Hệ thống được lắp đặt theo cấu hình mạng vòng tốc độ STM-1 và STM-4. Hình 1.8. Hệ thống TTQ SDH tại phòng thực hành STM-4 STM-1 STM-1 FLX 150/600 21E1 FLX 150/600 1x34Mb/s(1+1) 21x2Mb/s(1:1) FLX 150/600 1x34Mb/s 21x2Mb/s Node 2 Node 1 Node 3 Nút 1: Bảo vệ 1+1 cho các card PWRL1 và TSCL1 1luồng 34Mb/s bảo vệ 1+1 21 luồng 2Mb/s bảo vệ 1:1 Sử dụng card giao diện quang STM-4 CHSD-4L1 để kết nối với Node 3 Sử dụng card giao diện quang STM-1 CHSD-1S1 để kết nối với Node 2 Hình1.9. Sơ đồ bố trí các card của nút 1 S A CL NML MPL C H S D4 L1 C H S D 1 T S C L 1 T S C L 2 C H PD D3 C H P D D 3 CH PD 12 C H PD 12 C H S W D 1 P W R L 1 P W R L 1 Vùng giao diện trạm Nút 2: Bảo vệ 1+0 cho các card PWRL1 và TSCL1 21 luồng 2Mb/s Sử dụng card giao diện quang STM-1 CHSD-1S1 để kết nối với Node1 và Node 3 S A CL NML MPL C H S D1 C H S D 1 T S C L 1 CH PD 12 P W R L 1 Vùng giao diện trạm Hình1.10. Bố trí các card của nút 2 Nút 3: Bảo vệ 1+0 cho các card PWRL1 và TSCL1 1luồng 34Mb/s 21 luồng 2Mb/s Sử dụng card giao diện quang STM-4 CHSD-4L1 để kết nối với Node 1 Sử dụng card giao diện quang STM-1 CHSD-1S1 để kết nối với Node 2 Hình 1.11. Bố trí các card của nút 3 S A CL NML MPL C H S D 1 C H S D 4 T S C L 1 C H PD D3 CH PD 12 P W R L 1 Vùng giao diện trạm Giữa các nút mạng có thể liên lạc được thoại nghiệp vụ. Nút số 1 và nút số 3 có giá đấu dây điện cho các luồng 34Mb/s và 2Mb/s, chưa có giá đấu dây q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD270.doc
Tài liệu liên quan