Mối quan hệ giữa rừng - Môi trường với sự tồn tại của con người ở nước ta

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN TRIỂN KHAI 2

 1 Rừng với môi trường và hệ sinh thái 2

 1.1 Hiện trạng và dặc trưng của rừng 2

 1.2 Mối quan hệ của rừng với sự suy thoái của môi trường sinh thái 2

 2 Mối quan hệ của rừng với sự tồn tại của con người 4

 2.1 Chức năng của rừng với sự tồn tại của con người 4

 2.2 Tác động của con người trở lại rừng 5

 3 Biện pháp khắc phục 6

PHẦN KẾT 9

 

doc13 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 4999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa rừng - Môi trường với sự tồn tại của con người ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỐI QUAN HỆ GIỮA RỪNG_MễI TRƯỜNG VỚI SỰ TỒN TẠI CỦA CON NGƯỜI Ở NƯỚC TA. PHẦN MỞ ĐẦU Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn sói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức độ nhiễm không khí. Nhưng ngày nay, nguồn tài nguyên quý giá đó đang dần bị suy thoái. Những năm qua, nạn phá rừng, mất rừng ngày càng nghiêm trọng, hàng ngàn diện tích ha rừng càng bị thu hẹp lại. Mất rừng và suy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hoá và làm nghèo đất tại nhiều địa phương. Tình trạng đó đó tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường như gây lũ lụt, hạn hán gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực càng đáng lo ngại hơn, đặc biệt suy thoái rừng làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng,gây hậu quả nghiêm trọng và trực tiếp tới cuộc sống của con người.Vậy trong cuộc sống hiện đại ngày nay_ nền kinh tế tri thức thì mối quan hệ giữa rừng -môi trường và con người được hiểu như thế nào? Rừng có vai trò như thế nào với cuộc sống của con người? Đó là chủ đề mà bài tiểu luận dưới đây tôi xin được trình bày và đưa ra một số ý kiến chủ quan của riêng tôi. PHẦN TRIỂN KHAI 1. Rừng với môi trường và hệ sinh thái 1.1 Hiện trạng và đặc trưng của rừng Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đó tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976). Rừng là thảm thực vật trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Một ha rừng hàng năm tạo ra sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy. Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Nhiệt độ rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5°C. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Lượng đất xói mòn của vung đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng ( diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích). 1.2 Mối quan hệ giữa rừng với sự suy thoái của môi trường sinh thái Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người_ đó là một môi trường sinh thái không thể thiếu đối với cuộc sống của con người.Chúng ta có thể thấy rằng, môi trường sinh thái đang bị đe doạ một cách hết sức nghiêm trọng: Trước hết là sự suy thoái tầng ozon. Tầng ozon là lớp khí (O3) rất dày bao bọc lấy trái đất và có tác dụng như là một cái đệm bảo vệ trái đất khỏi những tia cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất. Có thể nói nếu không có tầng ozon thì sự sống trên trái đất không tồn tại (tầng ozon đó hấp thụ 99% lượng bức xạ tia cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất). Tầng ozon bị suy thoái sẽ tác động mạnh đến mọi sinh vật trên trái, làm tăng thêm các bệnh tật, làm giảm khả năng miễn dịch của con người. Cuối năm 1985 các nhà khoa học Anh đó phát hiện lổ thủng tầng ozon ở Nam Cực, đến năm 1988 người ta lại phát hiện ra lổ thủng ozon ở Bắc Cực Nguyên nhân gây ra sự suy thoái tầng ozon là do các hợp chất cacbon có chứa flo hoặc brôm. Ước tính hàng năm có khoảng 788.000 tấn CFH3 (Clo-ro Cac-bon) thải vào môi trường, chất này được sử dụng rộng rãi trong công nghệ đông lạnh và chất dung môi. Vấn đề suy giảm tầng ozon đó và đang đụng chạm đến một trong những vấn đề nhức nhối và bức xúc nhất của nhân loại - vấn đề bệnh tật trong điều kiện xã hội phát triển. Chẳng hạn ung thư vẫn đang được thế giới coi là bệnh nan y. Sư suy thoỏi tầng ozon đó làm cho nhiều quốc gia thức tỉnh và lo ngại. Đầu năm 1987, 27 nước đó ký công ước về việc bảo vệ tầng ozon. Những nước công nghiệp phát triển nhất đó cam kết giảm dần và tiến đến chấm dứt việc sử dụng, sản xuất và thải bỏ các chất gây tác hại cho tầng ozon vào năm 2000. Đó thực sự là một quyết định thông minh và nhân đạo. Song cho đến nay sự giảm độ dày của tầng ozon vẫn là vấn đề quan trọng và lo lắng của nhân loại. Hậu quả tiêu cực của hiện tại vẫn chưa thể chấm dứt ngay được. Thứ hai là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Trái đất và khí quyển được xem như là một nhà kính khổng lồ, trong đó trái đất có nguy cơ bị đốt nóng lên. Nhiệt độ của trái đất tăng lên được gọi là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sử dụng nhiều các nguyên liệu hoá thạch, do sự giảm sút diện tích rừng xanh , lượng khí thải độc CO2, CH4, CFC3.. vào thiên nhiên ngày càng nhiều. Trong thế kỷ này, nhiệt độ của trái đất tăng lên từ 0,30C đến 0,70C so với thế kỷ trước. Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2030 nếu lượng khí CO2 tăng lên hai lần thí nhiệt độ tăng từ 1,50C đến 4,50C. Khi nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng lên, một phần nhiệt độ của trái đất bốc lên gặp khí CO2 sẽ phản chiếu trở lại đốt nóng trái đất. Nhiệt độ của trái đất tăng lên sẽ làm tan khối lượng khổng lồ ở hai cực và làm cho mực nước biển dâng lên. Mực nước biển dâng lên là nguy cơ đe doạ rất nhiều quốc gia và đời sống của hàng triệu dân trên thế giới. Hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” gắn liền với một hiện tượng ô nhiễm mụi trường có phần nguy hiểm đó là mưa axít. Trong các chất khí thải vào khí quyển, đặc biệt có SO2 và NO2 theo hơi nước bốc lên cao, chống bị oxy hoá và thuỷ phân tạo thành axít, gặp lạnh mưa xuống đất. Mưa axít có tác hại rất lớn đến các thế hệ sinh thái nông nghiệp, làm giảm năng suất mùa màng, có nơi còn bị mất trắng, làm giảm chất lượng cây trồng và vật nuôi, phá hoại nặng nề các cánh rừng nhiệt đới phiá Bắc bán cầu. Mưa axít cũng làm ô nhiễm các đường ống nứoc uống và nước sinh hoạt của con người và sinh vật, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Ngoài ra sự suy thoái môi trường cũng thể hiện ở sự ô nhiễm nguồn nước sạch. Tổng lượng nước trên toàn cầu là 1.360 triệu km3, trong đó lượng nước ngọt chỉ chiếm trên dưới 3% và con người chỉ sử dụng được khoảng 1% để phục vụ nhu cầu của xã hội. Thế nhưng 1% đó đang bị ô nhiễm bởi các chất thải trong sinh hoạt, trong sản xuất Như các hoá chất dùng trong công nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp Trong bản thông điệp của UNEP nhân ngày Thế giới về nước – ngày 22-3-1996 nhấn mạnh: ô nhiễm nước là một vấn đề nan giải và rộng khắp. Làm cho nước bị ô nhiễm trở nước sạch là một nhu cầu cấp bách và thiết thực, là trách nhiệm của mọi người, mọi chế độ xã hội. Nguyên nhân là tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể núi rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng Rừng đúng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thế giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới 21,5 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất Tóm lại, nếu rừng càng ngày càng bị thu hẹp thì hệ sinh thái càng bị đe doạ cao hơn .Bởi : Theo khoản 1 điều 3 của Luật bảo vệ và phỏt triển rừng năm 2004: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1* trở lên. 2. Mối quan hệ của rừng với sự tồn tại của con người 2.1 Chức năng của rừng với sự tồn tại của con người . Sự đa dạng phong phú về loài của rừng Việt Nam đó tạo điều kiện để chúng ta nhận thức được đầy đủ về chức năng của rừng: Con người sử dụng rừng cho lợi ích của mình và con người cũng đã từng sinh ra từ rừng, tác động vào rừng để sinh tồn và phỏt triển, huỷ hoại rừng cú ý thức và không có ý thức và cũng chịu hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự mất rừng do đó bài học sử dụng rừng cần phải được nhận thức đúng đắn và điều chỉnh. Rừng với chức năng môi trường: đó là nơi tập trung bảo tồn tính đa dạng sinh học, các loài động thực vật cùng sống với con người và đó là vốn dự trữ lâu dài phục vụ cho lợi ích con người. Hai là khả năng phòng hộ môi trường của rừng như phục hồi và cải tạo đất đai, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt cũng như hạn hán, cải tạo khí hậu. Rừng với chức năng kinh tế : Rừng đó cung cấp các nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp để đáp ứng quá trình công nghiệp đất nước. Chức năng xã hội: Rừng là một dạng môi trường sống và cũng là một đối tượng của sản xuất tác động để sản xuất nguyên liệu, hàng hoá và tăng công ăn việc làm, tăng thu nhập cho con người. Rừng là tài nguyên có thể tự tái tạo nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý. 2.2 Tác động của con người trở lại rừng Rừng có chức năng quan trọng như vậyđối với sự tồn tại của con người nhưng bên cạnh những cá nhân có ý thức bảo vệ và cải tạo rừng thì lại cá những cá nhân vô ý thức chi vì lợi trước mắt mà đã phá vở đi cuộc sống trong lành cuă chính mình và như cũngvô tình gây ra nhưng mát mát cho những nhiều người khác.Đó là những tác động mang tính huỷ hại rừng- huỷ hoại môi trường: Phá rừng phòng hộ! đây là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng nhất trong các hành vi tội phạm. Rừng phòng hộ là tài nguyên cấm của Quốc Gia, là hệ thống hữu hiệu để bảo vệ môi trường sống của toàn dân, để ngăn chặn nguy cơ lũ lụt, sạt lở đồi núi đê điều, chống sa mạc hóa và điều hòa khí hậu, chất thải, khí thải, bảo vệ nguồn nước ngầm sinh sống..... rất nhiều và rất nhiều môi trường sống cần thiết cho con người và các động vật hoang dã quý hiếm của quốc gia từ rừng Không còn rừng nữa thì hàng năm bão lụt sẽ tàn phá, lần lượt giết cả khối đồng bào vô tội, những cảnh màn trời chiếu đất, tang thương mất mát do thiên tai để lại và không lấy gì để bù đắp được. Thế mà với sự ích kỷ cá nhân, lòng tham vô đáy của những kẻ buôn lậu sống ngoài vòng pháp luật mà thời gian qua nổi trội nhất là bọn lâm tặc HAI CHI .... Trong những năm qua, bọn chúng đã tàn phá rừng và giết hại những người đã dũng cảm ngăn cản hành vi phạm pháp của chúng mà chính quyền địa phương vẫn thờ ơ vô cảm trước sự kêu cứu của rừng! Những hậu quả tất yếu đó xảy ra! Năm nay người dân miền Trung và những vùng duyên hải chạy dài từ Bắc xuống Nam lại đang đối diện với muôn vàn khó khăn. Những tang thương chồng chất lại thêm những nỗi đau mất mát do những cơn lũ lụt kéo dài còn hơn cả cơn lũ của năm 1999. Không còn nỗi khổ nào hơn khi người dân đó hoàn toàn mất trắng! Khai thác nguồn lâm sản đang là tình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài nguyên rừng Việt Nam. Đây là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến rừng bị suy thoái một cách nghiêm trọng làm cho sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên, sự phong phú về các loài sinh vật, độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm sút gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật và cây trồng trên toàn cầu. Khai thác rừng là hành động do chính con người tạo ra là phần lớn, với rất nhiều mục đích khác nhau mà con người đó sử dụng dưới nhiều hình thức để tác động và tàn phá tài nguyên rừng Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là sự mở rộng đất nông nghiệp, đất sản xuất, là mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn sâu vào đất rừng, là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái đa dạng sinh học 3. Biện pháp khắc phục - Trước hết để làm tốt công tác bảo vệ môi trường sống, chúng ta cần phải thay đổi nhận thức – xây dựng ý thức sinh thái. Tức là làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người cần phải nhận thức lại vị trí vai trò của mình và xã hội trong hệ thống tự nhiên – con người – xã hội. Trước vũ trụ mênh mông, con người trở nên nhỏ bé, không còn chuyện chiếm lĩnh tự nhiên bằng mọi giá mà phải hành động theo quy luật. Sự vi phạm quy luật tự nhiên, trước hết sẽ gây tổn thương cho tự nhiên, điều này còn có thể cứu vãn, nhưng một khi sự vi phạm đó ảnh hưởng đến vận mệnh của con người thì sự nguy hiểm khó lường hậu quả. Ăngghen đó từng nhắc nhỏ chúng ta rằng: Không nên qúa khoỏi chớ về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên, bởi vì sự thật nhắc nhở chúng ta hoàn toàn không thống trị giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài thế giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên bao hàm ở chỗ là chúng ta khác tất cả các sinh vật khác, biết nhận thức được những quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật đó một cách đúng đắn. (Mác Angghen toàn tập, tập 20, trang 655. Nxb CTQG Hà NộI 1994). Cần phải nhận thức lại một cách nghiêm túc và sâu sắc rằng con người và xã hội dù có phát triển đến đâu, đến mức cao như thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là một bộ phận của sinh quyển, là những yếu tố trong hệ thống Tự nhiên – Con người – Xã hội, các yếu tố trong hệ thống có mối quan hệ khăng khít và tác động phụ thuộc lẫn nhau. Con người xã hội do có sức mạnh nhưng hành động của họ cũng không thể vượt ra ngoài hệ thống mà con người phải biết vận dụng thế mạnh của mình - dạng vật chất duy nhất có ý thức, do đó chỉ có con người mới có khả năng điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Thông qua quá trình phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ con người dần dần nắm bắt được các quy luật của tự nhiên và tìm cách vận dụng một cách hợp lý các quy luật đó vào hoạt động thực tiễn của xã hội, để tạo cơ sở tự nhiên bền vững cho sự phát triển xã hội. - Thứ hai, cần phải kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ở Việt Nam, đó một thời do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chúng ta chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa vị trí tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Tinh trạng tách rời cũng tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội xảy ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp. ý thức sinh thái học chủ yếu mới nằm trong đầu các nhà khoa học, các nhà quản lý chứ chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội (Mặc dự gần đây đã có luật bảo vệ môi trường). Đối với tình hình nước ta muốn tăng trưởng kinh tế không có con đường nào khác là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được Đảng ta khẳng định: Bảo đảm sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của kinh tế và gắn với việc xử lý tốt các vấn đề công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, môi trường và sinh thái. Nghị quyết Trung ương khoá VIII cũng khẳng định: “Phát triển khoa học công nghệ gắn liền với bảo vệ và cảI thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” (Trang 60). Rút kinh nghiệm của những nước đi trước, chúng ta thấy rằng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng bậc nhất của sự phát triển xã hội, song đó không phải là mục tiêu duy nhất và càng không phải là tất cả. Những gõ được gọi là thành tựu trong gần 300 năm qua do khoa học và công nghệ đem lại cũng đồng thời kèm theo những tổn thất to lớn cho môi trường tự nhiên như: lổ thủng ozon, hiệu ứng nhà kính, mưa axít, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Tất cả chỉ khẳng định thêm rằng con người không thể sống thiếu khoa học, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên để tồn tại và phát triển xã hội, nhưng đồng thời cũng rất cần một môi trường sống trong sạch lành mạnh,bởi vì bản chất con người là một thực thẻ sinh học_ xã hội. Một bài học xương máu được rút ra từ quá trình công nghiệp hoá hiệ đại hoá đó là không thể tách rời mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái đó là một tất yêu khách quan nếu muốn phát triển lâu bên. Đối với nước ta hiện nay, đểthực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.Đổi mới công nghệ bằng hai con đường : chuyển giao công nghệ và tự tiếp thu công nghệ hiện đại _ công nghệ có hàm lượng chất xám cao và công nghệ sạch, từ đó chúng ta mới có thể thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá rut ngắn đồng thời đó cũng chính là phương pháp hiệu quả nhất để kết hợp mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái. Kiên quyết không nhập công nghệ gây ô nhiễm môi trường sinh thái với bất kì điều kiện nào. Phát triển kinh tế trên sự huỷ hoại cũng đồng nghĩa với việc kết thúc tương lai của mình.Do vậy mục tiêu chuyển giao công nghệ phải làm sao vừa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo vấn đề môi trường sinh thái. -Thứ ba, nền sản xuất xã hội cần phải thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong một thời gian dài chúng ta đó tiêu xài quá phung phí một nguồn vốn - nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được ( các nguồn nhiên liệu hoá thạch). Các nguồn tài nguyên là một nguyên liệu không thể thay thế được, con người chỉ tìm ra chúng và sử dụng chúng một cách ồ ạt, lãng phí, làm cạn kiệt các nguòn taòi nguyên và gây ô nhiễm môi trường.Nền sản suất xã hội chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả của tài nguyên thiên nhiên, từ khai thác chế biến, cũng nhu đến các chất thải bỏ, các quá trình sản xuất phần lớn chua đáp ứng được yêu cầu sinh thái, đã thải ra quá nhiều chất độc hại cho môi trường. Để tránh tình trạng trên, nền sản xuất sản xuất cần phải thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể là phải thay thế phương thức sử dụng các nguồn tài nguồn thiên nhiên từ bề rộng sang bề sâu, cố gắng sử dụng tối đa ếac tinh năng vốn có của nó để sao cho khi thảI ra khỏi quá trình sản xuất, những chất thải đó, các sinh vật khác có thể sử dụng được, môi trường có thể tiếp nhận được và xử lý được như những chất thải của các sinh vật tự nhiên khác. Nói cách khác là thực hiện phương pháp chu trình công nghệ khép kín, nghĩa là đưa các chất thải của sản xuất vào lĩnh vực tiêu dùng của sản xuất, tăng cường cái gọi là “công nghệ khí”, khử các chất độc hại bằng sinh. phần kết Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự tương tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Hoạt động của con người và xã hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống. Vậy mỗi cá nhân trong xã hội hãy nâng cao ý thức bảo vệ rừng- bảo vệ môi trường sinh thái cho chính bạn và tương lai của bạn. Hãy để chiếc lá phổi xanh khổng lồ ấy điều tiết năng lượng sống cho cuộc sống đầy bụi bặm và bon chen của bạn. Một lúc nào đó hoặc ngày lúc này bạn có thể 1 phút nhắm mặt và tự hỏi: cuộc sống này sẽ như thế nào nếu không còn rừng? TàI LIệU THAM KHảO Mác – Ăngghen toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG Hà Nội 1994. Nguyễn Trần Quế - Những vấn đề toàn cầu ngày nay. Nxb KHXH Hà Nội 1999. Phạm Thành Dung – Môi trường sinh thái - Vấn đề của mọi người mọi nhà. Tạp chí Giáo dục Lý luận số 3. 1999. Phạm Thị Ngọc Trâm_môi trường sinh thái_vấn đề và giải pháp. NXB CTQG Hà Nội 1997 Việt Nam kế hoạch hoá quốc gia về phát triển môi trường và phát triển lâu bền. Nxb KHXH Hà Nội 1991. Bộ thương mại – Thương mại – Môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Nxb CTQG Hà NộI 1998. MụC LụC PHầN Mở ĐầU 1 PHầN TRIểN KHAI 2 1 Rừng với môi trường và hệ sinh thái 2 1.1 Hiện trạng và dặc trưng của rừng 2 1.2 Mối quan hệ của rừng với sự suy thoái của môi trường sinh thái 2 2 Mối quan hệ của rừng với sự tồn tại của con người 4 2.1 Chức năng của rừng với sự tồn tại của con người 4 2.2 Tác động của con người trở lại rừng 5 3 Biện pháp khắc phục 6 PHầN KếT 9 Đề CƯƠNG TIểU LUậN -Tên tiểu luận: Mối quan hệ giữa rừng - môi trường với sự tồn tại của con người ở nước ta - phạm vi giới hạn Rừng ở VIệT NAM Công cụ triết học Cặp phạm trù nguyên nhân hệ quả Cặp phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất - Tài liệu tham khảo 1 Mác – Ăngghen toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG Hà Nội 1994. 2 Nguyễn Trần Quế - Những vấn đề toàn cầu ngày nay. Nxb KHXH Hà Nội 1999. 3 Phạm Thành Dung – Môi trường sinh thái - Vấn đề của mọi người mọi nhà. Tạp chí Giáo dục Lý luận số 3. 1999. 4 Phạm Thị Ngọc Trâm Môi trường sinh thái - Vấn đề và giải pháp. Nxb CTQG Hà Nội 1997. 5 Việt Nam kế hoạch hoá Quốc gia về phát triển môi trường và phát triển lâu bền. Nxb KHXH Hà Nội 1991. Bộ thương mại – Thương mại – Môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Nxb CTQG Hà NộI 1998 PHầN TRIểN KHAI 1 Rừng với môi trường và hệ sinh thái 1.1 Hiện trạng và dặc trưng của rừng 1.2 Mối quan hệ của rừng với sự suy thoái của môi trường sinh thái 2 Mối quan hệ của rừng với sự tồn tại của con người 2.1 Chức năng của rừng với sự tồn tại của con người 2.2 Tác động của con người trở lại rừng 3 Biện pháp khắc phục - PHầN KếT PHầN CAM ĐOAN Tôi xin khẳng định đây là bài tiểu luận do chính bản thân tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra. Không sao chép một nguồn khác, không sao chép của bạn khác, không nhờ viết hộ,không thuê viết hộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0359.doc
Tài liệu liên quan