Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các công cụ marketing – Mix ở công ty TNHH quốc tế Song Thanh

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

TỔNG QUAN VỀ MARKETING DỊCH VỤ VÀ THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI 3

I. TỔNG QUAN VỀ MARKETING DỊCH VỤ 3

1.1 Các khái niệm cơ bản 3

1.2 Đặc điểm của marketing dịch vụ 7

1.2.1. Marketing dịch vụ và tư tưởng cơ bản 9

1.2.2 Thị trường hoạt động marketing 10

1.2.3 . Mô hình quá trình marketing dịch vụ 13

1.3 Các công cụ marketing - mix trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. 15

1.3.1 Mô hình chiến lược marketing – mix 15

1.3.2 Các chính sách marketing – cơ bản 16

1.3.2.1 Sản phẩm dịch vụ 16

1.3.2.2 Chính sách giá dịch vụ 18

Kênh phân phối trực tiếp 19

Tuy nhiên một số loại dịch vụ thực hiện kênh phân phối gián tiếp( kênh phân phối qua trung gian) lại có hiệu quả hơn như ngành hàng không, du lịch , bảo hiểm ngân hàng 19

1.2.2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 20

1.2.2.5. Yếu tố con người trong dịch vụ 22

1.2.2.6. Quá trình dịch vụ 23

1.2.2.7 . Dịch vụ khách hàng. 23

II.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI. 24

2.1 Sơ lược về thị trường giao nhận vận tải trên thế giới 24

2.1.1 Sự ra đời và phát triển. 24

2.3. Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và vận tải container ở Việt Nam 34

2.3.2. Tình hình về chi phí và giá dịch vụ vận chuyển và giao nhận vận tải. 35

2.3.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường. 36

CHƯƠNG 2 38

THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤ MARKETING – 38

MIX CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ SONG THANH (STI) 38

I. NHỮNG NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNGTY( STI ) 38

1.1. Hoàn cảnh ra đời và hoạt động kinh doanhcủa công ty 38

1.1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty 38

1.1.2. Tổ chức hoạt động của Công ty 39

1.1.3. Vị trí của Công ty trong thị trường dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá 41

1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. 42

1.2.2.Tổ chức nhân sự của công ty. 43

1.3Khách hàng của công ty. 44

1.4. Đối thủ cạnh tranh của công ty 44

III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.

doc83 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các công cụ marketing – Mix ở công ty TNHH quốc tế Song Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ yếu ở 2 cảng chính là Hải phòng và Sài gòn. Trong những năm gần đây vận chuyển bằng container của Việt nam đã có sự phát triển đột biến. Năm 1995 cả nước chỉ có 427.710 TEU thì năm 2001 đạt 1.000.000 TEU dự kiến năm 2005 đạt 3.5 triệu TEU và năm 2010 đạt 6,5-7,5 TEU. 2.3.1. 2.3.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển *Thuận lợi: + Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam á, là cầu nối liền giữa phần đất liền và hải đảo của khu vực. Khu vực có tốc độ phát triển kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay; + Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của Việt Nam theo hướng đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Đòi hỏi sự phát triển tương ứng của ngành giao thông vận tải và giao nhận vạn tải. + Sự khởi sắc của nền kinh rế sau hơn 10 năm đổi mới đất nước đang trong quá trình CNH-HĐH, đòi hỏi khối lượng vạt chất rất lớn, cũng như tạo ra cho thị trường lượng hàng hoá khổng lồ. Thị trường hàng hoá xuất khẩu tăng bình quân 20% / năm. Điều này đã tạo ra nhu cầu rất lớn đối với ngành giao thông vận tải. + Sự phát triển của Việt Nam đang trong giai đoan đầu. Do vậy, hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam có khối lượng lớn, cồng kềnh. Đòi hỏi chúng ta phải phát triển đồng bộ vận tải đa phương thức. + Chiến lược phát triển của quốc gia trong dài hạn đòi hỏi ngành giao thông phải vận tải phải được đi trước đón đầu. Nếu nhà nước hàng năm giữ sự đầu tư rất lớn cho ngành. *Khó khăn + Cùng với sự phát triển rất nhanh của thị trường thì sự cạnh tranh trên thị trường là rất lớnnhất là cạnh trạnh của các đại gia trong làng vận tải thế giới. + Điều kiện khí hậu của Việt Nam nắng lắm mưa nhiều gây hậu quả rất lớn cho các công trình phục vụ giao thông vận tải. + Địa hình phức tạp chạy dài với hơn 3200 km bờ biển, bị cắt chặn bởi nhiều sông suối, đồi núi, gây trở ngại rất lớn cho giao thông. + Sự phát triển cuă Việt Nam vẫn còn sơ khai. Như cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và yếu, tính cạnh tranh rất kém trên thị trường khu vực và thế giới. 2.3.2. Tình hình về chi phí và giá dịch vụ vận chuyển và giao nhận vận tải. Chi phí cho vận chuyển có thể gồm các loại sau: - Phí cố định, chi phí xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cho ngành, chi phí khấu hao. Sửa chữa phương tiên, chi phí bảo hiểm. - Phí kinh doanh khai thác, nhiên liêu, xếp dỡ hàng, phí cảng, biển, đường, dịch vụ khác. - Phí sử dụng lao động, tiền lương, thưởng… - Phí hành chính, quản lý, giao dịch, hoạt động kinh doanh. Vì vận tải container đạt hiệu quả cao nhất trong giao thông vận tải hiện nay. Do vậy chúng ta tập trung nghiên cứu giá cước của vận tải container. - Cước trọn container cho mỗi sản phẩm riêng biệt CBR (Comodity Box Rate). Người vận chuyển dựa vào việc sử dụng trung bình container để tính mức khoán trọn gói container đối với mỗi sản phẩm riêng biệt. Người vận chuyển lấy giá cước hàng hoá làm căn cứ rồi cộng thêm tỷ lệ % định mức cho các mặt hàng. - Cước trọn gói container chung cho mọi loại hàng. FAK(Freigh All Kind). Người vận chuyển dựa vào mức tổng doanh thu dự tính chuyển tàu để chia đều cho mỗi container thành mức trung bình. - Cước trẳ hàng lẻ, được tính theo trọng lượng, thể tích, trị giá hàng tuỳ theo cách chọn của người vận chuyển cộng thêm các loại phí dịch vụ là hàng lẻ. Các công ty có thể linh động áp dụng các loại giá cước, hoặc thu thêm phụ phí, giảm cước cho từng loại đối tượng khách hàng. ởViệt nam hầu hết các công ty vận chuyển đều làm đại lý nên giá cước vận chuyển thường được định sẵn bởi người uỷ thác với các kiểu cước giá theo từng tuyến đường, từng mặt hàng. Với các liên doanh thì tính giá cước theo chi phí bỏ ra đồng thời so sánh với giá của đối thủ cạnh tranh và mục tiêu kinh doanh của mình. Ví dụ: Năm 1999 giá cước vận chuyển container trong khu vực ngoài hiệp hội là: container 20’ – 950$ container 40’ – 1800$ Năm 2001: 850$/container 20’ 1700$/container 40’ Với các doanh nghiệp trong cùng hội tương ứng là Năm 1999: 1000 – 1500$/1 container 20’ 2000 – 21000$/1 container 40’ Năm 2001: 900 – 950$/1 container 20’ 1800 – 1900$/1 container 40’ Do tình hình cạnh tranh trên thị trường là rất lớn nên đã đẩy giá cước giảm xuống nhanh nhằm tăng tính cạnh tranh. 2.3.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường. Đứng trước thời kỳ nền kinh tế mở như hiện nay, nhà nước ta khuyến khích lưu thông hàng hoá quốc tế nhăm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước vận hội đó, ngành vận tải phát triển khá mạnh đặc biệt là vạn chuyển container cầu lối lưu thông giữa các quốc gia. Sự xuất hiện của hàng loạt các công ty vận tải và các hãng giao nhận vận tải làm cho thị trường ngày càng sôi động. Nhưng nếu trên thị trường chỉ đơn thuần là các công ty trog nước cạnh tranh với nhau thì tính quyết liệt chưa cao. Vì các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu là vừa và nhỏ, chưa đủ khả năng để kinh doanh vận chuyển hàng hoá cạnh tranh trên trường quốc tê. Mặt khác hệ thống cơ sở vật chất của ngành vẫn còn rất yếu và thiếu nhiều chưa có tính cạnh tranh. Do vậy, thị trường vận tải hàng hoá đặc biệt là vận tải container của nước ta chủ yếu là do các hãng lớn trên thế giới chiếm lĩnh và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Các “đại gia” trong ngành đều có những chiến lược cạnh tranh riêng theo ưu thế, tiềm lực và mục tiêu kinh doanh của mình. Họ đưa ra những dịch vụ rất tốt, thoả mãn được những khách hang khó tính nhất.Đồng thời họ xây dựng được đội ngũ nhân viên Marketing ưu tú, năng động sáng tạo để thu hút khách hàng về phía mình và giữ quan hệ làm ăn lâu dài với họ. Theo thống kê, hiện nay trên thị trường Việt nam có khoảng 40 công ty trong nước và 50 công ty nước ngoài (cả liên doanh)và hơn 30 hãng cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Họ cạnh tranh rất khốc liệt với nhau để giành, giữ khách hàng và các bản hợp đồng giao nhận vận tải với các nhà xuất nhập khẩu. Ngay cả trong nội bộ cùng một hãng cũng có sự cạnh tranh gay gắt như: Hãng Hạnin, Yangming, Huynhdai. Mỗi loại hình công ty đều có những ưu thế mạnh riêng để cạnh tranh, cùng với những hạn chế thường bị đối phương lợi dụng để tấn công vào. Các công ty liên doanh có được lợi thế về thương mại, tài chính, công nghệ làm công cụ cạnh tranh rất hiệu quả, nhưng vẫn có hạn chế về môi trường kinh doanh, thiếu sự hiểu biết về thị trường. Các công ty nhà nước thường có lợi thế về quy mô, kinh nghiệm và sự ưu đãi từ chính quyền nhưng lại có nhược điểm cồng kềnh, chậm chạm kém năng động. Với công ty tư nhân mặc dù còn nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp chưa cao nhưng thường rất năng động với bộ máy gọn nhẹ, phương thức hoạt động mềm dẻo. Trên thị trường, tuy cạnh tranh khốc liệt như vậy nhưng chưa một gương mặt nào của Việt nam đủ sức trở thành một công ty giao nhận vận chuyển cạnh tranh chuyên nghiệp trên thế giới. Chương 2 thực trạng các công cụ marketing – mix của công ty tnhh quốc tế song thanh (sti) I. Những nhận định chung về côngty( sti ) 1.1. Hoàn cảnh ra đời và hoạt động kinh doanhcủa công ty 1.1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty Trong thời đại ngày nay , nghành kinh tế dịch vụ dã mang lại lợi nhuận cao và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong GDPcủa hầu hết các nước trên thế giới nhát là những nước có trình độ phát triển cao.Nước ta sau hơn 10 năm đỏi mới đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ . Trong dó có một phần đóng góp không nhỏ của nghành kinh tế dịch vụ. Dịch vụ giao nhận vận tải là một nghành kinh doanh có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mở và hội nhập sâu sắc của kinh tế thế giớ cũng như Việt Nam .Vói nhu cầu ngày càng lớn, thị trường ngày càng mở rộng triển vọng của ngành là rất sáng sủa. Hoà cùng dòng chảy với sự ra đời và phát triển của nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tảiva dịch vụ giao nhận vận tải, cong ty TNHH quốc tế song thanh đã được thành lập 1999,. công ty ra đời với hai mảng kinh doanh chuyên biệt là thương mại và mảng cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải (gồm cả đại lý giao nhận vận tải ) Ra đời trong điều kiện luật doanh nghiệp đã có hiệu lực (12/6/1999) với nhiều quy định mới ,xúc tích hơn , đầy đủ hơn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam và gắn liền với cấc thông lệ quốc tế ,tạo sự thông thoáng cho môi trường đầu tư kinh doanh. Điều này đã tạo cơ hội tót cho các ông ty có những quyết định linh hoạt, không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, tự do tìm kiếm bạn hàng, cạnh tranh lành mạnh tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Lúc đầu khi mới thành lập Công ty chỉ hoạt động với một quy mô nhỏ bé và thị trường chủ yến là các thị trường ngõ nghách. Với các khách hàng xuất nhập khẩu hàng hoá với số lượng rất hạn chế. Đội ngũ nhân viên của Công ty rất ít và phải đảm nhận trách nhiệm và phần lớn đều phải đi tìm kiếm khách hàng cho Công ty trên những đoạn thị trường nhỏ hẹp và ít (màu mỡ). Trải qua hơn 3 năm hoạt động, hiện nay Công ty đã có những bước phát triển nhảy vọt cả về quy mô, tổ chức và chất lượng sản phẩm của Công ty. Với mảng thương mại Công ty không ngừng mở rộng mạng lưới phân phối hàng hoá do Công ty nhập về từ nước ngoài; xây dựng các kênh phân phối trung thành và vươn tới nhiều tỉnh thành trong cả nước. Trong mảng kinh doanh chính là giao nhận vận tải thì Công ty đã có được đội ngũ nhân viên ưu tú năng động, sáng tạo, đoàn kết, cùng hết lòng vì Công ty. Các khách hàng trung thành của Công ty là những doanh nghiệp đáng nể trọng trong làng xuất nhập khẩu của Việt Nam như: Gốm sứ Bát Tràng, Công ty TNHH Thương mại Việt á, Công ty dệt 19-5-HATEXCO, PETROLIMEX – Công ty xuất nhập khẩu, Công ty đầu tư công nghệ FPT… các đối tác làm ăn chính của Công ty là các cụm cảng chủ yếu ở phía Bắc. Ngoài ra Công ty còn làm đại lý cho các hãng vận tải Việt Nam và quốc tế như: Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, HANJIN, HYUNDAI, YANGMINH… bên cạnh đó Công ty còn ký các hợp đồng uỷ thác về vận chuyển nội địa, khai thác vận chuyển hàng hoá bằng container với các công ty phát triển hàng hải. Như vậy chỉ sau khi thành lập và đi vào hoạt động hơn 3 năm Công ty quốc tế Song Thanh không những duy trì được hoạt động kinh doanh mà còn có những bước phát triển rất đáng khích lệ trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt. Đó là những khởi sắc của Công ty cũng như là sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam. 1.1.2. Tổ chức hoạt động của Công ty Như chúng ta đã biết, loại hình Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên là loại hình công ty đối vốn, các thành viên góp vốn cùng nhau thành lập nên công ty và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng chính tài sản của mình. Công ty TNHH quốc tế Song Thanh là Công ty thuộc thể loại đó. Do vậy tổ chức quản lý của Công ty gồm có: Hội đồng thành viên gồm các thành viên góp vốn thành lập Công ty, vị giám đốc do hội đồng thành viên bổ nhiệm để điều hoạt động hàng ngày của Công ty. Để giúp đỡ cho giám đốc là những người trợ lý do chính giám đốc đề cử và lựa chọn. Phía dưới là các phòng ban trực thuộc theo chức năng hoạt động Bộ phận về đại lý Giám đốc Hội đồng thành viên Bộ phận marketing Trợ lý về cảng biển Trợ lý về hàng không Bộ phận kho bãi Trợ lý về hải quan Trợ lý về đường bộ Bộ phận tài chính Thay mặt người gửi hàng(người xuất khẩu) Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu) Dịch vụ hàng hoá đặc biệt Những dịch vụ khác Dịch vụ giao nhận hàng hoá Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty(trong mảng dịch vụ) Trong mảng dịch vụ giao nhận vận tải Công ty có thể cung cấp 4 loại dịch vụ chính cho thị trường Các dịch vụ của Công ty TNHH quốc tế Song ThanhCông ty có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ 3 khác. 1.1.3. Vị trí của Công ty trong thị trường dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế đã ra đời và phát triển cách đây vài trăm năm. Nó có vị trí rất quan trọng và ngày càng quan trọng hơn trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như ngày nay. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hoá ngày càng lớn. Điều đó được chứng tỏ bởi sự ra đời và lớn mạnh của rất nhiều hãng giao nhận vận tải hàng hoá của Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quôc, Panama, Ai Cập, ấn Độ… những nước có vị trí chiến lược trong bản đồ liên vận quốc tế. ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các công ty, xí nghiệp xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải từ những năm 70 trực thuộc bộ ngoại thương(nay là bộ thương mại) gồm 2 tồ chức chính là: cục kho vận kiêm tổng công ty giao nhận ngoại thương và công ty giao nhận đường bộ. Sau đó bộ thương mại đã sát nhập 2 tổ chức này thành tổng công ty giao nhận và kho vận ngoại thương(Vietrans). Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế, sau hơn 10 năm đổi mới ngành dịch vụ giao nhận vận tải của nước ta đã có sự nở rộ nhất là từ sau khi luật doanh nghiệp ra đời. điều đó được đánh dấu bằng sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp ở đủ các loại hình trong khắp cả nước: cục đường biển, Sài Gòn ship, Viconship, Vietfracht, transimex, gemartrans, gemadept. Ngoài ra còn rất nhiều hãng liên vận quốc tế: cgm(Pháp), K-line(Nhật), Maesrkline(Đan mạch), Hanjin(Hàn Quốc)… đã có mặt tại Việt Nam đáp ứng cho nhu cầu giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam và quốc tế. Như vậy hầu hết toàn bộ thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và xuất nhập khẩu đã được bao phủ bởi các “đại gia” cũng như các “trung gia’ ở Việt Nam và trên thế giới cùng với hàng trăm các công ty có quy mô vừa và nhỏ khác Công ty TNHH quốc tế Song Thanh đang triệt để khai thác những ưu điểm vốn có của mình đó là sự năng động, sáng tạo để phục vụ nhu cầu khách hàng trên những đoạn thị trường nhỏ lẻ và không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh chiếm lĩnh dần các đoạn thị trường lớn hơn. Cùng với sự trưởng thành không ngừng của thị trường Công ty cũng đang dần lớn mạnh. 1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. 1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ và triết lý kinh doanh của công ty. Công ty TNHH quốc tế Song Thành ra đời hoạt động kinh doanh với hai mảng chính là: Mảng thương mai và mảng cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải. Với mạng cung cấp dịch vụ giao nhận thi công có chức năng nhiệm vụ tương ứng. *Chức năng: -Kinh doanh đại lý vận tải đa phương thức. -Kinh doanh vận tải khai thác bến bãi, containen và các dịch vụ liên quan. -Đại lý môi giới hàng hải, kinh doanh dịch vụ vận tải, giao nhận vận tải hàng hoábằng đường vận tải đa phương thức. -Thuê và cho thuê kho, cảng bến bãi, lưới cước các phương tiện vận tải bằng các hợp đồng. -Làm thủ tục suất nhập khẩu hàng hoá và các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhiệm vụ. -Với chức năng đa nêu, công ty phải thực hiện các nhiệm vụ. -Xây dựng các kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng kinh doanh của công ty. -Đảm bảo việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, đảm bảo trang trải về tài chính, sử dụng hợp lý theo đúng chế độ, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ ngân sách với nhà nước. -Mua sắm xây dựng bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cấp các phương tiện vật chất kỹ thuật của công ty. -Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận, chuyên chở hàng hoá bằng các phương tiện tiên tiến, hợp lý, an toàn thực hiện cải tiến vận chuyển cho vận chuyển, lưu cước và bảo quản hàng an toàn, đúng yêu cầu trong phạm vi trách nhiệm của công ty. Tranh thủ tiếp cận, thu hút khách hàng tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng. *Triết lý kinh doanh của công ty. Với chức năng và nhiệm vụ rất rõ ràng, công ty (STJ) đang xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh. Thoả mãn với nhu càu của khách hàng với cước phí tốt nhất cho khách hàng. Để triết lý đi vào thực tế công ty đang nỗ lực hết mình đó là: -lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải, nguồn vận tải để tổ chéc vận tải đảm bảo cho hàng hoá được vận chuyển nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm. -Thiết lập và thu nhập các chứng từ cần thiết cho việc giao nhận vận tải theo đúng yêu cầu của người uỷ thác. Lo liệu thủ tục hải quan và các thủ tục khác phù hợp với luật lệ tập quán từng địa phương nếu khách hàng có yêu cầu. +Thực hiện việc gửi kho, cân đo, đóng gói, bảo hiểm thanh toán cho hàng hoá nếu khách yêu cầu. +Tư vấn thông tin cho khách hàng về tình hình thị trường, giá cước và hình thức chuyên chở thích hợp về văn hoá, tập quán của địa phương và thị trường mục tiêu của khách hàng. 1.2.2.Tổ chức nhân sự của công ty. Ra đời và hoạt động chưa được bao lâu, và hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, do vậy công ty chưa xây dựng được phòng nhân sự chuyên biệt, mà chỉ có cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm về nhân sự. Tuy nhiên đội ngũ lao động của công ty phần lớn đều đã tốt nghiệp Đại Học uy tín như ngoại thương,ĐH Kinh Tế Quốc Dân, ĐH Hàng Hải... mặc dù còn thiếu kinh nghiệm song họ đã có những bước phát triển nhất định cùng với sự trưởng thành của công ty. Một điểm nổi bật khác nữa là: tuổi đời còn khá trẻ, biết sử dụng thành thạo máy vi tính và có khả năng giao tiếp về ngoại ngữ, công ty luôn có chính sách đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên của mình được cập nhật những kiến thức mới nhất. Ta có bảng cơ cấu lao động trong công ty. Tổng Theo giới tính Theo trình độ Theo độ tuổi Nam Nữ < Đại Học Đại Học 30 30-35 >35 Số lao động 40 25 15 10 30 3 5 2 Tỷ lệ % 100 62,5 37,5 25 75 2,5 2,5 5 1.3Khách hàng của công ty. Nắm bắt được xu thế hội nhập toàn diện của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới là tất yếu. Xu thế bùng nổ cuộc cách mạng vận chuyển containơ trong giao thông vận tải. Công ty đã xây dựng được một hệ thống khách hàng trên khắp cả nước. Đồng thời tạo ra những mối quan hệ gắn bó với các khách hàng “ruột ”của mình. *Khách hàng “ruột”của công ty. -Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông lâm, thuỷ hải sản đặc biệt gạo, cape, công ty đóng hộp Hạ Long, công ty đông lạnh Hải Phòng, công ty xuất nhập khẩu thực phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội. - Trong lĩnh vực dệt may, da giầy, hàng thủ công Mỹ Nghệ. Đây là lĩnh vực hoạt động hoạt động tốt nhất của công ty với rất nhiều khách hàng truyền thống như: ARTEXPORT Hà Nội,Supico- giầy, Việt á- Công ty TNHH thương mại Việt á Vistan, công ty TNHH Sao Việt, nhiều công ty làm gốm sứ, Bát Tràng, công ty may 10, May Thăng Long, công ty Da Giầy Thuỵ Khuê, da giầy Thượng Đình,công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh và một số công ty ở Hải Phòng và Hạ Long... - Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam đủ phương tiện và máy móc, trang thiết bị phân hoá và hoá chất... công ty có các khách hàng gồm: Tổng công ty nắp máy Việt Nam LILAMA, công ty cơ khí Đông Anh, công ty TNHH Việt á, công ty TNHH thiết bị y tế, Bưu Điện Hà Nội , Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh, công ty TNHH VGinor Việt Nam. *Khách hàng tiềm năng. Công ty rất chú trọng phát triển đội ngũ nhân viên Maketing mà chủ yếu là đội ngũ “Salis”để tìm kiếm khách hàng mới. Đó là một chiến lược dài hạn và rất toàn diện đòi hỏi phải có chính sách đầu tư thích đáng. 1.4. Đối thủ cạnh tranh của công ty Như đã trình bày ở phần “cạnh tranh thị trường giao nhận vận tải”. Sự phát triển rất năng động của nền kinh tế, cùng với xu thế hội nhập với kinh tế thế giới, toàn cầu hoá nền kinh tế. Đòi hỏi sự phát triển tương xứng của ngành vận tải và giao nhận vận tải. Trong nhưng năm gần đây, ngành vận tải hàng hoá và giao nhận của nước ta thực sự có những chuyển biến rất lớn, sự nỗ lực các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này tạo nên một thị trường hoạt động rất sôi động và các công ty cạnh tranh rất quyết liệt với nhau. Là một công ty còn non trẻ hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải như công ty Quốc Tế Song Thành cũng đã có những thành công nhất định khẳng định vị thế của mình trên thị trường giao nhận. Bên cạnh những đối tác làm ăn, những khách hàng trung thành, công ty cũng có hàng loạt những đối thủ cạnh tranh trên thị trường ở mọi lúc mọi nơi. Đôi lúc đó chính là những khách hàng, những đối tác bạn hàng của công ty phần lớn các đối thủ của Song Thành cũng là những công ty còn non trẻ trên thị trường, tuổi đời chưa quá 10 năm. Các công ty này còn nhỏ bé về quy mô yếu và thiếu về tài chính, nhân sự và chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng tốt được những nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế là hầu như chưa có. Trên thị trường nội địa họ cũng bị lấn sâu bởi những công ty tầm cỡ trên làng vận tải thế giới của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam á... Do vậy cũng như Song Thành, các đối thủ của Song Thành cũng cho những thị trường nhỏ bé nhưng đang có sự phát triển rất nhanh ở thị trường nội địa. Chúng ta có thể kể đoán một số đối thủ cạnh tranh của Song Thành gồm có trên thị trường quốc tế và nội địa được bao phủ bởi các hàng lớn Mol, K-Line, Maesrsk, Hanjin, Neddloyd, Hapag,lloyd, p&o. các công ty trong nước như: Gcmorans, Vicouship, Sagosnhip, Vietfract, VietNams, Transinmer, Gemadenpt và loạt công ty TNHH khác cũng đang cạnh tranh quyết liệt với Song Thành trên thị trường nhỏ bé của mình. Việc xác định được cụ thể đối thủ cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ của họ và ưu nhiệc điểm của đối thủ là rất quan trọng do có những chiến lược và sách lược kinh doanh hợp lý nhằm tạo chỗ đứng vững chắc và mốc thuận lợi sâu sắc với khách hàng là nhiệmvụchiếnlượclâudàicủaSongThành. III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực trạng điễn biến và nguyên nhân. Tuy mới đi vào hoạt động được hơn 3 năm và chủ yếu vẫn là khai thác thị trường nội địa, như thị trường còn nhỏ bé nhưng công ty TNHH quốc tế Song Thành với mảng cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải đã đạt được những kết quả khá khả quan và đang tiến dần từng bước vững chắc vào những đoạn thị trường rộng lớn hơn, chứng tỏ ta thấy rõ điều đó qua một số bảng biểu sau. Bảng2:Sản lượng của các đại lý container( TEU) Đại lý 2000 2001 2002 Khu vực Thái Bình Dương 996 1235 1827 Khu vực châu Âu 554 703 1132 Khu vực khác 190 250 552 Tổng số 1740 2188 3511 Bảng 3: Sản lượnghàng hoá giao nhận của công ty Song Thanh( TEU ) Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Sản lượng giao nhận 543 686 823 Hàng xuất 352 475 521 Hàng nhận 191 211 302 Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế về hoạt động inh doanh của công ty Song Thanh ( triệu đ). STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Đại lý 720 756 824 2 Kinh doanh kho bãi 2133 2457 3168 3 Doanh thu 2853 3213 3992 4 Lợi nhuận 237 293 382 Phân tích kết quả kinh doanh từ những bảng trên chúng ta thấy rằng. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang tiến triển theo chiều hướng tích cực, năm sau luôn có sự tăng trưởng so với năm trước. Tuy nhiên các chi tiêu năm 2001so với năm 2000 có tỷ lệ tăng ít hơn năm 2002 so với năm 2001, lý do là sự khủng bố vào trung tâm thương mại thế giới đã làm láo động bầu trời kinh tế thế giới trở lên ảm đạm, thương mại ,đầu tư đóng băng . sang năm 2002 đã có sự phục hồi hết các nền kinh tế thêm vào đó là tác động tích cực của hiệp định thương mại Việt Nam đối với xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam. Để đạt được kết quả như vậy là những thành công rất lớn của công ty trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.Vì do sự đồng sức đồng lòng của toàn bộ mọi thành viên của công ty vì mục tiêu chung. Cũng như việc thực hiện những chính sách hoạt động kinh doanh và hoạt động Maketing đã được trình bày ở trên. Công ty cần phát huy những ưu điểm đó. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy rằng các con số trong bảng thống kê đó là rất nhỏ bé so với tổng GDP của ngành vận tải. Điều đó nói lên thị phẩm của công ty đều hết sức nhỏ trong thị trường tổng thể. Mà nguyên nhân chủ yếu là do sự non trẻ của công ty trên thị trường cùng với một quy mô hết sức hạn chế. Đó là những điểm yếu cơ bản nhất của công ty mà không thể ngày 1 ngày 2 có thể giải quyết được. Khó khăn này công ty cần có thời gian, cần có điều kiện của môi trường, cần những cơ hội và hơn cả cần sự lỗ lực hết mình của chính công ty, để ngày một lớn mạnh. II/ Thực trạng công cụ Marketing –mix của công ty quốc tế Song Thanh. 2.1 Tổ chức hoạt động Marketing của công ty. Ngay từ khi mới thành lập công ty cũng rất chú ý tới hoạt động Marketing. Công ty luôn xây dựng những chiến lược Marketing gắn liền với chiến lược chung của công ty. Tuy nhiên và kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải, một lĩnh vực đặc thù của ngành kỹ kinh tế dịch vụ lên tổ chức hoạt động Marketing của công ty cũng có những hoạt động thay đổi phù hợp với việc (hình 6) Phòng Marketing Sản phẩm dịch vụ Giá cước dịch vụ sales Quan hệ khách hàng Thu nhập thông tin (Hình 6:Tổ chức phòng marketing của cômg ty) Mô hình tổ chức mạng Marketing của công ty là khá hiện đại và là phòng có quy mô lớn so với các phòng khác trong công ty. Tuy nhiên sự hoạt động của phòng và sự phối hợp nhịp nhàng với mọi phòng ban khác đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động của công ty mới thực sự là điều cần chú ý và quan tâm. 2.2 Các công cụ Marketing - mix của công ty. 2.2.1 Sản phẩm dịch vụ của công ty. Tuy chức năng nhiệm vụ kinh doanh của công ty là rộng lớn. Song trên thực tế do điều kiện của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docF0113.doc
Tài liệu liên quan