Một số giải pháp phát triển loại hình City Tour ở thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch và City tour . 3

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch . 3

1.1.1 Bàn về thu ật ngữ “du lịch” . 3

1.1.2 Khái niệm “khách du lịch” . 3

1.1.3 Khái niệm “sản phẩm du lịch” 4

1.1.4 Xu hướng phát triển của du lịch trong tương lai . 5

1.1.5 Tác động của du lịch đến kinh tế - xã hội 6

1.1.6 Ý nghĩa kinh tế, nhân văn của việc phát triển du lịch . 6

1.2 Cơ sở lý luận về City tour . 8

1.2.1 Khái niệm và vai trò của City tour trong du lịch . 8

1.2.2 Đối tượng khách của City Tour . 8

1.3 Kinh nghiệm tổ chức City tour của một số thành phố trong khu vực . 8

1.3.1 Malacca - Malaysia . 9

1.3.2 Bangkok – Thái Lan . 9

1.3.3 Singapore . 9

Kết luận chương I . 11

Chương II: Thực trạng hoạt động của loai hình City tour ở TP.HCM hiện nay . 12

2.1 Khái quát về du lịch Việt Nam . 12

2.2 Tiềm năng để phát triển du lịch ở TP.HCM . 13

2.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm đa văn hóa 13

2.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều điểm tham quan không thể bỏ qua . 13

2.2.3. Thành phố với nhiều dịch vụ vui chơi – giải trí . 14

2.2.4. Ẩm thực Sài Gòn 14

2.2.5. Mua sắm 15

2.2.6. Khách sạn . 15

2.2.7. Lữ hành . 16

2.2.8. Thành phố thuận tiện cho việc khám phá vùng phụ cận . 16

2.3 Kết quả hoạt động của ngành du lịch thành phố trong vài năm g ần đây . 17

2.3.1 Số lượng khách đến TP.HCM . 17

2.3.2 Doanh thu . 18

2.3.3 Thời gian lưu trú 19

2.3.4 Chi tiêu bình quân khách du lịch . 19

2.4 Thực trạng hoạt động City tour ở TP.HCM hiện nay 19

2.4.1 Hoạt động kinh doanh City tour của một số công ty du lịch tại TP.HCM 19

2.4.2 Đánh giá dịch vụ CityLook của Global MaiLinh Travel 20

2.4.3 Đánh giá tác động của các y ếu tố bên ngoài đến hoạt động City tour 22

2.4.4 Đánh giá tác động của các y ếu tố bên trong đến hoạt động City tour . 27

2.4.5 Đánh giá SWOT về City tour TP.HCM . 29

Kết luận chương II . 31

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị . 32

3.1 Mục đích xây dựng các giải pháp . 32

3.2 Căn cứ xây dựng giải pháp 32

3.3 Một số giải pháp phát triển loại hình City tour TP.HCM . 34

3.3.1 Nghiên cứu thị trường và chọn lựa thị trường mục tiêu 34

3.3.2 Củng cố và đa dạng hóa sản phẩm City tour thành phố . 35

3.3.3 Cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ 37

3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và quảng bá . 40

3.3.5 Giải pháp v ề nguồn vốn 43

3.3.6 Mô hình phát triển City tour ở TP.HCM . 43

3.4 Một số kiến nghị của nhóm đối với các cơ quan quản lý . . 46

3.4.1 Một số kiến nghị với Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM . 46

3.4.2 Môt số kiến nghị với Sở Du lịch TP.HCM . 46

3.4.3 Một số kiến nghị với Hiệp Hội Du lịch TP.HCM . 47

3.4.4 Kiến nghị với các công ty du lịch . 47

Kết luận chương III . 49

Kết luận . 50

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

pdf64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp phát triển loại hình City Tour ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiện nghi o Thuận tiện về mặt thời gian o An toàn khi đi trên đường phố o Đội ngũ phục vụ tận tình và chu đáo Quy trình: Xuất phát từ khu phố tây nhộn nhịp: Phạm Ngũ Lão - Đề Thám - Bùi Viện CITYLOOK đưa du khách đi qua các điểm du lịch, mua sắm nổi tiếng của TP.HCM bao gồm 11 điểm dừng với tấm bản đồ CITYLOOK trên tay bạn sẽ toàn quyền quyết định mình tham quan điểm nào, hay chọn những khu trung tâm nổi tiếng, du khác muốn tham quan, lang thang hoặc shopping mua sắm thì bạn chỉ cần xuống xe tại bất kỳ mọi điểm dừng quy định và thoải mái với thời gian của mình có thể là chỉ 30 phút, 1 tiếng hoặc 2 tiếng và để tiếp tục những điểm khác. Du khách quay lại điểm xuống xe để đón chuyến CITYLOOK kế tiếp hoặc đến điểm kế tiếp (cách 30 phút sẽ có một chuyến đi qua mỗi điểm dừng). Bạn lập lại cho đến khi tham quan hết 11 điểm để kết thúc chuyến đi đầy thú vị của mình. Thời gian họat động từ 8 am - 18 pm. Cách thức mua vé: Du khách sẽ mua vé tại: 1 - 32 Nguyễn Cư Trinh, P.Phạm Ngũ Lão, Q1 - DT: 08.8370.888 2 - 64 - 68 Hai Bà Trung, Q1 - DT: 08. 8248.166 3 - Tại bất kỳ điểm đại lý hoặc đón xe tại bất kỳ mọi điểm dừng và mua vé trên xe Giá vé: Giá vé ngày: 75.000 VNĐ/vé ; Giá vé chặng: 25.000 VND/vé Mười một điểm dừng tham quan và lộ trình xe CITYLOOK: 1- Khu phố Tây: Nhà chờ xe búyt đối diện số 211 Phạm Ngũ Lão, Q1 2- Bảo tàng Mỹ thuật: Nhà chờ xe búyt trước cổng bảo tàng Mỹ Thuật(97A Phó Đức Chính, Q1 3- Chợ Bến Thành : Nhà chờ xe búyt trước số 125 Lê Lợi, Q1 4- Dinh Thống Nhất: Trạm chờ xe Búyt trước số 33 Hàn Thuyên, Q1 5- Nhà thờ Đức Bà: Trạm chờ xe buýt trước trường Tiểu học Hòa Bình(1 Công xã Paris) 6- Đại lộ Nguyễn Huệ: Trạm chờ xe buýt trước số 125 Nguyễn Huệ, Q1 7- Bảo tàng lịch sử Việt Nam: Trạm tại BT Lịch sử Việt Nam ( 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm,Q1 8- Chùa Ngọc Hoàng: Trạm chờ xe búyt trước 47 - 49 Nguyễn Văn Giai, Q1 9- Bảo tàng chứng tích chiến tranh: Trước cửa Bảo tàng (28 Võ Văn Tần) 10- Chùa bà Thiên Hậu: Trạm dừng tại 135 - 137 Triệu Quang Phục, Q5 11- Chợ Bình Tây: Trạm dừng tại số 25 - 29 Tháp Mười, Q6. (Xin xem thêm phụ lục 8 và bản đồ City Look) Nhóm nghiên cứu đã tham gia thực tế chương trình tham quan thành phố cùng CITY LOOK và đưa ra các nhận xét như sau:  Điểm mạnh o Xe bus du lịch được trang trí bắt mắt, sạch sẽ và thoải mái, tạo sự thích thú cho du khách. o Nhân viên phục vụ tận tình chu đáo. o Ý tưởng độc đáo.  Điểm yếu: o Tour không hợp lí, những điểm quá gần mà vẫn phải đi xe bus. Ví dụ như Bảo tàng Mỹ thuật và chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà và Dinh Thống Nhất. o Phần giới thiệu bằng máy trên xe về các điểm đến không trùng khớp với thực tế điểm đến của du khách. o Thời gian chờ đợi từng trạm thì quá lâu (từ 30-45 phút), trạm chờ cũng chưa bắt mắt. o Chưa có dịch vụ hướng dẫn viên trên xe để khách dễ dàng hỏi thêm thông tin, trình độ ngoại ngữ nhân viên chưa được tốt trong việc giải quyết những khó khăn cũng như thắc mắc của du khách. o Cần đến những điểm vui chơi giải trí cũng như các trung tâm mua sắm.  Nguyên nhân làm cho Sản phẩm City Look không hiệu quả: Nguyên nhân khách quan: Cơ sở hạ tầng của TP.HCM chưa hoàn thiện (còn nhiều công trình đang nâng cấp, đường sá nhỏ hẹp). Kinh tế phát triển nhưng kéo theo lạm phát gia tăng, giá dịch vụ ở TP.HCM cao hơn nhiều nước trong khu vực nên lượng khách đến TP.HCM 6 tháng đầu năm 2008 có dấu hiệu chựng lại. Khả năng cạnh tranh của du lịch TP.HCM và City Look thấp, du khách không chọn TP.HCM mà chọn Campuchia hay Lào trong hành trình của mình. Giao thông trong thành phố không thuận lợi, thường xuyên xảy ra kẹt xe nên không chỉ ảnh hưởng đến lịch trình chuyến du lịch của khách mà còn tạo hình ảnh không tốt về City Look trong lòng du khách. Giá cả gia tăng (giá xăng, giá hàng hóa) làm cho các công ty du lịch cải biến sản phẩm của mình để tránh lỗ lã. Môi trường ô nhiễm, thời tiết không thuận lợi cho du khách khám phá thành phố (mưa nhiều, nắng gắt, khói bụi, tiếng ồn…) làm cho khách không hứng thú tìm hiểu thành phố. Nạn ăn xin, chèo kéo khách, bán hàng rong là một trong những nguyên nhân làm cho 70% du khách không trở lại lần sau. Cúm gia cầm vẫn còn đe dọa, an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn chưa được quản lý tốt và là mối đe dọa sức khỏe du khách. “Năm 2008 – năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” nhưng rác là một trong những yếu tố làm mất đi mỹ quan thành phố và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, nhất là du khách. Nguyên nhân chủ quan: Sản phẩm City Look còn quá nghèo nàn, chỉ có dịch vụ vận chuyển du khách đến các địa điểm tham quan và thuyết trình trên xe. Chưa đánh đúng vào nhu cầu và sở thích của du khách là thích tự khám phá thành phố hơn là đi theo tour. Địa điểm tham quan còn hạn chế (chỉ có 11 điểm tham quan), chưa kết hợp hoạt động tham quan với giải trí, mua sắm… City Look là một sản phẩm khá mới mẻ nhưng chưa được quảng bá rộng rãi, còn ít người biết đến. Nằm trong thực trạng chung của nhân lực du lịch hiện nay, trình độ ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn của nhân viên City Look vẫn chưa đạt đến sự chuyên nghiệp. 2.4.3 Đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động City tour 2.4.3.1 Các yếu tố kinh tế Trong khi tỷ lệ tăng trưởng GDP trong năm 2007 là 12,6% thì tỷ lệ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm 2008 ước chỉ khoảng 10%, rất khó trong việc đạt được chỉ tiêu trong năm 2008 là từ 12,5 – 13%, CPI tăng 16.38%, CPI tăng gần gấp đôi so với tốc độ tăng trường GDP, do đó tuy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tăng nhưng không ổn định, nền kinh tế đang lạm phát ở mức cao. Lãi suất VND/USD tăng, giá cả nhều mặt hàng tăng cao. Lạm phát tăng đã làm cho giá phòng khách sạn tăng cao, từ đó dẫn đến giá tour tăng cao, gây ảnh hưởng hầu hết các công ty lữ hành trong thành phố. Giá bán phòng bình quân khối khách sạn 3 - 5 sao ở TP.HCM ước tăng 31% so với cùng kỳ trong đó mức tăng giá của nhóm khách sạn 5 sao đạt cao nhất 32%. Thông thường, khi giá cả gia tăng, nền kinh tế đang lạm phát cao thì du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng đầu tiên. Giá tour tăng theo giá cả các mặt hàng khác (giá sinh hoạt, khách sạn, vé máy bay…) và hậu quả là lượng du khách sẽ giảm, họ không chọn Việt Nam trong lịch trình mà thay vào đó là Campuchia hay Thái Lan hay bất kỳ một quốc gia nào khác. Nghịch lý xảy ra tại VN là lượng khách vẫn tăng là do việc quảng bá hình ảnh chúng ta làm khá tốt, vị thế của Việt Nam tăng cao và do thói quen du lịch của du khách. Số lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM trong năm 2007 đã lên đến 2,7 triệu, tăng 14,8% so với năm 2006 và 4 tháng đầu năm 2008, số lượng du khách đến TP.HCM đạt 1,1 triệu du khách. Điều đó chứng tỏ rằng du lịch Việt Nam nói chung và du lịch TP.HCM nói riêng ngày càng tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ và thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế. Nhưng cuối cùng, các công ty du lịch vẫn chưa có cách giữ khách và kéo họ trở lại do chất lượng sản phẩm du lịch sụt giảm do giá tăng. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để giảm lỗ chắc chắn phải điều chỉnh chất lượng tour, tuyến, ăn ở của khách. Hoặc là, không chú trọng vào phân khúc khách City tour mà tập trung vào các đoàn khách Inbound, Outbound, tàu biển hơn để tiết kiệm chi phí và mục tiêu lợi nhuận. Ví dụ, khách đến TP.HCM, đặt vé máy bay của Pacific Airlines (PA) đi Đà Nẵng sau khi tham quan TP.HCM. Trên đường ra sân bay thì bị kẹt xe, đến được sân bay, làm xong thủ tục thì mới hay chuyến bay bị hoãn vì không có…xăng. Đây là một trong những sự kiện nổi trội của hoạt động hàng không và kinh doanh độc quyền trên mặt báo gần đây. Vinapco và Pacific Airlines không thỏa thuận được giá vì giá nhập khẩu xăng dầu tăng (và cả yếu tố độc quyền) nên Vinapco không cung cấp xăng cho các chuyến bay của PA. Hậu quả không chỉ là uy tín hãng hàng không PA bị ảnh hưởng mà sự rối ren này trì hoãn chuyến đi của khách, gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh Việt Nam trong lòng du khách quốc tế. Hiện tượng Dollar hóa không chính thức ở Việt Nam xuất phát từ hoạt động kinh doanh du lịch. USD là ngoại tệ mạnh nên dễ mang theo khi đi du lịch. Ở những nước không được phép thanh toán trực tiếp bằng USD, du khách cần đổi sang nội tệ để chi tiêu nhưng thực tế thời gian qua ở Việt Nam, rất nhiều du khách (trong và ngoài nước) có thể tiêu xài trực tiếp ngoại tệ rất thoải mái và không cần suy nghĩ nhiều. Việc này làm tăng lượng ngoại tệ lưu thông trong nền kinh tế. Theo IMF, Việt Nam đang bị đô la hóa không chính thức – không có sự thừa nhận của Nhà nước và việc sử dụng song song đồng VND và USD sẽ buộc Ngân hàng Trung ương phải mua ngoại tệ vào dự trữ để tránh hiện tượng thiếu hụt tiền đồng khi ngoại tệ mất giá. Cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã bỏ ra 145.000 tỉ đồng để mua vào 9 tỉ USD. Các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch muốn “sang trọng hơn” nên dùng USD như một phương thức thanh toán chính, mặc cho các chỉ thị, luật … đều cấm sử dụng trực tiếp ngoại tệ thậm chí bị truy tố pháp luật vì tội mua bán ngoại tệ trái phép trên lãnh thổ Việt Nam. Do việc quản lý lỏng lẻo của ngành du lịch, buông lỏng kỷ luật về quản lý ngoại tệ nên khi ngoại tệ mất giá, không chỉ có USD thậm chí có cả EUR, JPY khi thanh toán cho khách Âu và Nhật đều quy ra USD rồi mới tính sang tiền Việt theo tỉ giá mua của ngân hàng. Ví dụ, một thông báo của Trung tâm lữ hành quốc tế T.N.T (thuộc cty TNHH T.N.T) là từ nay yêu cầu thanh toán bằng tiền VND hoặc trả bằng USD thì cộng thêm 2.09% phí chuyển đổi ở ngân hàng. Ngay cả khách sạn New World (TP.HCM) cũng yêu cầu khách thanh toán tiền ăn bằng VND, nhưng lượng tiền Việt danh nghĩa này được quy ra từ USD theo tỉ giá mua của Ngân hàng. Vậy là phải thanh toán qua USD rồi từ USD chuyển sang VND theo tỉ giá mua của Ngân hàng. Như vậy, ngoài những thiệt hại về kinh tế đồng thời làm cho lạm phát gia tăng. 2.4.3.2 Các yếu tố chính trị - pháp luật Trong những năm gần đây, tình hình khủng bố, thiên tai thường xuyên xảy ra ở một số quốc gia trong khu vực châu Á như: Indonesia, Thái Lan và gần đây nhất chính là trận động đất dữ dội tại Tứ Xuyên-Trung Quốc…đã làm cho một bộ phận không nhỏ du khách đã bắt đầu chuyển hướng đến Việt Nam. Với một điểm đến an toàn trong môi trường biến động của thế giới cùng với những sản phẩm du lịch độc đáo, Việt Nam đã góp phần thu hút được đông đảo du khách đến mình. Việt Nam đang tiến đến xóa bỏ Visa đối với các nước trong ASEAN và một số nước khác ở châu Á, cụ thể là miễn thị thực cho công dân Hàn Quốc và Nhật Bản đã có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 và đây cũng chính là cơ hội để ngành du lịch thành phố khai thác phát triển. Luật Du lịch ra đời cũng góp phần vào việc xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, công bằng. Tuy nhiên Luật du lịch vẫn còn nhiều bất cập cần phải được hoàn thiện và chỉnh sửa để phù hợp với xu thế phát triển của ngành du lịch thành phố hiện nay. 2.4.3.3. Các yếu tố tự nhiên Do việc đô thị hóa không thể kỉểm soát theo quy hoạch, việc phát triển các khu công nghiệp và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiếu tầm nhìn chiến lược làm diện tích không gian xanh của thành phố bị thu hẹp nên thời tiết, khí hậu ở TP.HCM ngày càng nóng. Đây là nguyên nhân làm cho nhiệt độ trung bình luôn cao (trên 32oC), xuất hiện thêm nhiều bệnh tật do không khí bị ô nhiễm như ưng thư da, dị ứng, đặc biệt là khách nước ngoài. Ví dụ, việc quy hoạch công viên 23 – 9 thành bãi đỗ xe ngầm tuy giải quyết được vấn đề thiếu chỗ gửi xe, nhưng thành phố đã cắt đi một phần “lá phổi” của mình; các công trình lớn đang thi công, mảng xanh bị thu hẹp, nhiệt độ ở thành phố luôn trên 320C, thậm chí 35 -360C. Cũng do việc đô thị hóa quá mức và cơ sở hạ tầng hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển nên thành phố ngoài bị ô nhiễm không khí, TP đang bị ô nhiễm bởi bụi và tiếng ồn nghiêm trọng. Với số lượng phương tiện giao thông tăng cao, thêm tình trạng kẹt xe gia tăng khiến nhiên liệu tiêu hao cao, lượng khí thải vào không khí dự báo sẽ ngày nhiều hơn và tình trạng ô nhiễm sẽ trầm trọng hơn. Du khách cảm thấy thật không hứng thú để tham quan một thành phố vừa ô nhiếm, vừa quá ồn, ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Đồng thời các vụ tai nạn giao thông tại TP.HCM đang tăng cao. Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông TP.HCM, trong tháng 1- 2008, số vụ tai nạn giao thông là 106, giảm 12 vụ so với tháng 12-2007; tuy nhiên số người chết vì tai nạn giao thông lại tăng 9 người so với 81 người trong tháng 12-2007. Từ đầu năm 2008 đến nay, TP.HCM xảy ra 153 vụ tai nạn giao thông, làm chết 132 người, bị thương 53 người. Nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện lưu thông chưa nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông. Một lý do khác là cơ sở hạ tầng về đường giao thông ở TP hiện đang nâng cấp nên hạn chế lưu lượng xe lưu thông trong khi só xe gắn máy tham gia lưu thông ngày àng tăng. Cả thành phố hiện có trên 3.5 triệu xe gắn máy, tỉ lệ 2người/xe. Số vụ tai nạn giao thông tuy có giảm về số lượng nhưng mức độ thiệt hại ngày càng gia tăng. Mặt khác, TP.HCM là khu vực lưu chuyển nước của nhiều con sông: sông Đồng Nai, Soài Rạp, Sài Gòn… nên chịu ảnh hưởng của thủy triều rất rõ nét. Do hạ tầng của thành phố đã hơn 300 tuổi nên trước tình trạng khí hậu thay đổi, mực nước trung bình dâng cao nên thành phố thường xuyên bị ngập trên diện rộng mỗi khi trời mưa hay thủy triều lên. Năm 2007 được đánh giá là năm thành phố bị ngập nặng nề nhất trong vòng 50 năm qua. (các huyện ngoại thành từ 1.4 -2m, các quận nội thành từ 0.8-1.4m). Nhiều con đường ở trung tâm và là bộ mặt thành phố như Nguyễn Hữu Cảnh, Lê Lợi nhiều lần chìm trong nước do mưa kết hợp với thủy triều. Điều này cản trở việc đi lại và ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch – đặc biệt là city tour. 2.4.3.4. Các yếu tố văn hóa, xã hội Năm 2008 được TP chọn là năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị nhưng sang tháng 7 bộ mặt thành phố chưa thật sự khởi sắc. Các hoạt động tuyên truyền quá nặng về hình thức và thành tích nên bên cạnh những tồn đọng chưa giải quyết cũng đã phát sinh nhiều bất cập mới mà có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cái nhìn của khách về TP.HCM. Trước hết, TP.HCM là nơi tập trung khá nhiều ăn xin; hoạt động ăn xin diễn ra khắp nơi và tập trung cao ở những nơi có nhiều khách tham quan như bảo tàng, các khu ăn uống, mua sắm. Từ ngày 1/1/2008, thành phố cấm các việc mua bán hàng rong, lấn chiếm lòng lề đường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của các cửa hàng ăn uống. Nhưng vì thành phố chưa kiên quyết và kiểm tra quá hình thức nên mọi việc vẫn chưa được giải quyết triệt để. Bán rong mặc dù đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng của du khách (khách cần bản đồ, có ngay). Nhưng tác động xấu của việc này thì còn lớn hơn những gì việc này mang lại. Việc chèo kéo khách và bán giá quá đắt tạo sự bực bội và bất mảng trong du khách. Cướp giật cũng là một trong những vấn nạn chung của thành phố và làm suy giảm sự yên bình của thành phố. Tỷ lệ người nghiện vẫn cứ tăng cao hàng năm. Nếu như năm 2000, thành phố có 16.216 người nghiện có hồ sơ quản lý, thì con số này là 36.000 vào năm 2007. Nữ giới nghiện ma túy cũng đang có xu hướng tăng. Trong số con nghiện là nữ, trên 60% thường xuyên hoạt động mại dâm, 50% đã nhiễm HIV. Tỷ lệ người nghiện sử dụng đường tiêm chích là 86,3%, so với 46,4% năm 2001. Dù cũng một phần do du khách (nếu không giữ mình), nhưng đây cũng là vấn nạn đối với du lịch thành phố. Theo một điều tra gần đây, khu phố Tây là một địa chỉ tập trung nhiều đối tượng mại dâm nam trong vỏ bọc những người hành nghề massage – một hình ảnh không đẹp về du lịch TP.HCM. Tiếp theo là vấn đề về rác thải và vệ sinh môi trường: Rác có mặt ở khắp nơi mặc dù thành phố đã trích một khoản lớn kinh phí để lắp đặt hệ thống thùng rác trên nhiều trục đường: Trần Hưng Đạo, Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu… Vấn đề mấu chốt là ý thức người dân. Một hình ảnh không đẹp là rác thải trên đường, rác có măt ở khắp nơi, xe chở rác vương vãi nước thải trên đường. Hàng ngày, thành phố đã tạo ra gần 7000 tấn rác, các khu xử lý rác dều qua tải nên rác tòn đọng trong thành phố thời gian lâu hơn, gây ra ô nhiễm nhiều hơn. Vấn đề nổi bật khác nữa là nạn phóng uế bừa bãi. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu Nhà vệ sinh công cộng và ý thức người dân. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng vừa thiếu thốn vừa mất vệ sinh. Thật khó để tìm một nhà vệ sinh công cộng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Việc quản lý lỏng lẻo nên chúng xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, bộ mặt thành phố đang trong tình trạng nham nhở do các công trình nâng cấp đường sá. Hàng loạt con đường đang trong tình trạng bị đào bới bởi các cty xây dựng chậm tiến độ. Đường Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Nam kỳ khởi nghĩa, Nguyễn Văn Trỗi, Điện Biên Phủ, ngõ vào chợ lớn Châu Văn Liêm…các nhà thầu vây đường để thi công làm thu hẹp mặt đường vốn không rộng rãi gì. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm mức độ kẹt xe, ùn tắt giao thông nghiêm trọng hơn và bộ mặt du lịch thành phố càng nhếch nhát hơn. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy, đại đa số thích nhất con người ở TP.HCM năng động, nhiệt tình (chiếm khoảng gần 60%); khách du lịch không thích ở TP.HCM: 94,11% trả lời là vấn đề giao thông, chứng tỏ giao thông tồi tệ ở thành phố hiện nay đang cản trở sự phát triển của du lịch thành phố và đặc biệt là City tour. (Xin xem phụ lục 2B) Đồng thời, dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là một vấn đề đáng quan tâm và ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh TP.HCM. Năm qua, cả nước nói chung và thành phố nói riêng xuất hiện nhiều dịch bệnh và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo lãnh đạo Sở Y tế, mặc dù dịch cúm gia cầm cũng như dịch cúm A- H5N1 ở người đã không xuất hiện trên địa bàn thành phố từ năm 2005. Tuy nhiên, việc vận chuyển gia cầm, thủy cầm về thành phố không kiểm soát được chặt chẽ nên đây là nguồn lây lan dịch bệnh từ các tỉnh lân cận. Nước chấm có 3- MCPD, dịch tiêu chảy cấp, heo tai xanh gây hoang mang dư luận và du khách. Theo ông Nguyễn Quốc Bình – Giám Đốc công ty Viettravel đánh giá, dịch bệnh đã làm cho du lịch Việt Nam bị thụt lùi 5 năm. Điều tra mới đây của Bộ Y tế về thức ăn đường phố tại 11 địa phương cho thấy, hầu hết bàn tay của người kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli. Ở TPHCM là 67,5%, Đà Nẵng 70,7%. Nguy hiểm hơn, các thực phẩm, thức ăn cho dù đã được nấu chín nhưng qua kiểm tra vẫn phát ra nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hại. Tại TPHCM là 90% bị nhiễm E.Coli. Cuối cùng môi trường văn hóa cũng ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt thành phố trong lòng du khách quốc tế. TP HCM là một trung tâm văn hóa lớn, dân số thành phố hiện nay khoảng 8,2 triệu người (năm 2006 là 6.45 triệu người) trong đó dân nhập cư từ khắp nơi mang theo văn hóa vùng miền của mình làm đa dạng thêm văn hóa thành phố. Tuy nhiên, sự đa dạng này đã mang đến một rủi ro lớn: mặt bằng văn hóa không giống nhau, sự chênh lệch trình độ văn hóa, cách cư xử khác nhau. Thời đại thông tin tạo điệu kiện cho việc giao lưu trao đổi thông tin dễ dàng. Chính vì vậy nên việc tiếp nhận văn hóa thiếu chọn lọc của một bộ phận người làm cho văn hóa truyền thống bị “loãng”. Du khách đến thành phố sẽ khó tìm được nét độc đáo riêng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. (Xin xem phụ lục hình ảnh) 2.4.3.5 Các yếu tố về công nghệ Hiện nay, công nghệ phục vụ trong ngành du lịch TP.HCM ngày càng trở nên hiện đại và phát triển vượt bậc như: Những kiốt thông tin hiện đang phục vụ khách du lịch quốc tế tại Bảo tàng chiến tích chiến tranh và Hùng Vương Plaza, Những thiết bị thuyết minh điểm đến du lịch dành cho khách nước ngoài và khách nội địa trong chương trình tour thành phố mang tên CITY LOOK của công ty Mai Linh, và nhiều thiết bị hỗ trợ phục vụ cho du khách như: Máy ảnh, máy quay video, camera, máy thu âm và nhiều thiết bị hỗ trợ khác. Nổi bật trong hoạt động quảng bã Citytour là hệ thống kios phục vụ du khách tra tìm điểm đến bằng bảng đồ điện tử. Tuy nhiên, số lượng các kios hiện còn rất ít và phân bố không đều. (xin xem hình 2.4.3.5: Kios thông tin trước Parkson Plaza) 2.4.3.6 Các đối thủ cạnh tranh Ngành du lịch Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm qua, đặc biệt là du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, du lịch Việt Nam chỉ đạt ở mức thấp. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa và là trung tâm du lịch lớn nhất nước ta, vì thế đối thủ cạnh tranh của thành phố chính là các thành phố phát triển khác trong khu vực ASEAN và châu Á như: Singapore: nổi tiếng là quốc gia – thành phố đẹp và sạch nhất thế giới, thu hút khoảng 8 triệu khách hàng năm, tạo nên thu nhập khoản 11 tỷ Đôla Singapore và 150.000 việc làm. Singapore đang tập trung xây dựng thành trung tâm triển lãm và hội nghị hàng đầu châu Á, trung tâm dịch vụ và giải trí bậc nhất nhằm đạt đến mục tiêu tăng du khách lên 17 triệu và thu nhập từ du lịch tăng lên 30 tỷ Đôla Singapore và tạo 250.000 việc làm vào năm 2015. HongKong: là điểm đến du lịch vô cùng độc đáo và lý tuởng của Đông Nam Á, với số lượng du khách thu hút hàng năm ngày càng tăng và luôn dẫn đầu trong khu vực. HongKong nổi tiếng với nhiều công trình giải trí quy mô lớn như Disneyland, Bảo tàng Madame Tussaud... ngoài ra còn có những trung tâm mua sắm, thương mại, những công trình văn hóa nổi tiếng và những tòa kiến trúc hiện đại vào bậc nhất. Bangkok: được bình chọn là thành phố du lịch tốt nhất châu Á nổi tiếng với các công trình Hoàng cung, chùa Vàng, chùa Bạc và những thiên đường mua sắm. Bangkok cũng đã được xếp vào hàng thứ ba trong danh sách những thành phố du lịch hàng đầu thế giới. Kuala Lumpur: là thủ đô của Malaysia. Với môi trường trong lành, sạch đẹp, nhiều nhà công trình hiện đại, Kuala Lumpur đã thu hút hàng chục triệu du khách tới đây. 2.4.4 Đánh giá tác động của các yếu tố bên trong đến hoạt động City tour 2.4.4.1 Cơ sở hạ tầng Đường sắt: Ga Sài Gòn là đầu mối giao thông quan trọng và nhộn nhịp nhất trong nước, phục vụ các tuyến vận tải Bắc Nam. Trong năm qua, ngành đường sắt đã chủ động nâng cấp và đưa vào họat động đoàn tàu du lịch chất lượng cao Sài Gòn – Nha Trang mở ra một kênh vận chuyển mới với chất lượng cao cho du lịch. Do mật độ lao động nội thị cao, việc xây dựng các tuyến tàu điện ngầm và đường sắt trên cao (monorail) đang được triển khai như: tuyến Bến Thành – Biên Hòa, Bến Thành – bến Thành bến xe Miền Tây, Bến Thành – Tân Sơn Nhất – An Sương... đang được các đối tác nước ngoài (Nhật, Phát, Nga, Đức) đệ trình phương án đầu tư. Đường thủy: Các hệ thống cảng Sài Gòn, Tân Cảng đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận các tàu trọng tải lớn. Tuy nhiên, do nằm trên nội đô nên ảnh hưởng lớn đến giao thông đô thị và đang được di dời ra khỏi nội thành. Các Cảng container mới, hiện đại đang được triển khai như: Cụm cảng Hiệp Phước, cảng Cát Lái... Đường bộ: Hệ thống đường bộ dày đặc do sự gia tăng dân số quá nhanh nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết vấn nạn tắc nghẽn giao thông, thành phố đã triển khai và hoản tất nhiều dự án giao thông quan trọng như: Đại lộ Đông Tây, cầu Thủ Thiêm, hầm Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, đường Xuyên Á, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Dây và TP.HCM – Vũng Tàu, đường cao tốc đi Trung Lương, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Một số dự án lớn đang giai đoạn chuẩn bị triển khai: các đường vành đai 1,2,3; Đường trên cao Thị Nghè - Sân bay; cầu đường Bình Triệu... Đường hàng không: Thành phố có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cho đến tháng 3 năm 2006 là sân bay lớn nhất Việt Nam. Năm 2005, tiếp nhận lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không chiếm 2/3 tống lượng khách đến các sân bay quốc tế tại Việt Nam. Sân bay này phục vụ 7 triệu khách sử dụng sân bay tại Việt Nam. Nhà ga quốc tế mới với năng lực 8-10 triệu khách năm dự kiến hoàn thành cuối năm nay. Bưu chính viễn thông: TP.HCM là nơi có cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông, hệ thống thông tin liên lạc tốt nhất cả nước. Tới đây sẽ hức hẹn dịch vụ sẽ được cung cấp tốt hơn với giá cước ngày càng thấp khi Nhà nước đang có nhiều chính sách cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này để cạnh tranh với các nước trong khu vực. Mặc dù cơ sở phục vụ dulịch có nhiều điểm thuận lợi để thu hút du khách nhưng theo khảo sát cho biết đa số khách du lịch cho rằng giao thông tại TP.HCM không được thuận lợi và an tòan (khách nội địa chiếm 94.09%, khách quốc tế chiếm 94,11%) (Xin xem phụ lục 2B) 2.4.4.2 Cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ du lịch Tính đến ngày 31/12/2007 toàn ngành du lịch Thành phố có:  Về doanh nghiệp lưu trú: (xin xem thêm Phụ lục 9) Hiện thành phố có 965 doanh nghiệp lưu trú với 1.054 cơ sở lưu trú và 25.769 phòng tăng 182 cơ sở và 3.769 phòng so với cùng kỳ năm 2006. Tính chung, đến nay đã có tổng cộng 948 cơ sở lưu trú du lịch với 23.940 phòng đã được phân loại, xếp hạng theo nghị định 39/CP, đạt tỷ lệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfPHU LUC 1A BANG CAU HOI TIENG VIET.pdf
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan