Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Chương 1:Lý luận chung về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 4

1.1. Giới thiệu về ngân hàng thương mại 4

1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại. 4

1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại. 7

1.1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn: 8

1.1.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn: 8

1.1.2.3. Câc nghiệp vụ trung gian: 10

1.1.3. Vai trò của NHTM. 11

1.1.3.1. Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế: 11

1.1.3.2. Ngân hàng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế: 11

1.1.3.3. Vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô: 12

1.1.3.4. Ngân hàng là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế: 12

1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 13

1.2.1. Khái niệm về vốn của NHTM. 13

1.2.2. Nguồn vốn của NHTM. 13

1.2.2.1. Vốn chủ sở hữu: 13

1.1.2.2. Vốn huy động: 14

1.2.2.3. Nguồn vốn khác: 15

1.2.3. Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động huy động vốn của NHTM. 15

1.1.3.1. Đối với nền kinh tế: 15

1.2.3.2. Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM: 17

1.2.4. Các hình thức huy động vốn. 19

1.2.4.1. Hình thức huy động tiền gửi không kỳ hạn: 19

1.2.4.2. Hình thức huy động tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp: 21

1.2.4.3. Hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư: 22

1.2.4.4. Huy động bằng hình thức vay nợ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác: 22

1.2.4.5. Vay bằng cách phát hành công cụ nợ: 24

1.2.4.6. Các hình thức huy động khác: 25

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM. 25

1.2.5.1. Các nhân tố khách quan: 25

1.2.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan: 27

 

Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội 30

2.1. Sơ lược về NHNo & PTNT Hà Nội 30

2.1.1. Sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Hà Nội. 30

2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển: 30

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức: 31

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 34

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội thời gian qua 40

2.2.1. Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2000 – 2002. 41

2.2.1.1. Về quy mô nguồn vốn: 42

2.2.1.2. Về cơ cấu nguồn vốn: 42

2.2.2 Mạng lưới huy động: 49

2.2.3. Các hình thức huy động vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội: 49

2.2.3.1. Huy động vốn bằng tiền gửi của các tổ chức kinh tế: 50

2.2.3.2. Huy động bằng tiền gửi tiết kiệm: 51

2.2.3.3 Huy động vốn bằng kỳ phiếu: 54

2.2.3.4. Huy động nguồn tiền gửi của các TCTD: 55

2.2.3.5. Huy động bằng tiền gửi của các tổ chức khác: 56

2.2.2.6. Huy động tiền gửi bằng trái phiếu: 56

2.3. Đánh giá về hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội thời gian qua. 57

2.3.1. Kết quả đạt được: 57

2.3.2. Những mặt còn hạn chế. 59

2.3.3. Nguyên nhân: 61

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan: 61

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan: 63

 

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội trong giai đoạn hiện nay 65

3.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của NHNo & PTNT Hà Nội 65

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội trong giai đoạn 2001 – 2005. 65

3.1.2. Một số thuận lợi và khó khăn. 65

3.1.1.1. Thuận lợi: 65

3.1.1.2. Khó khăn: 66

3.1.3. Kế hoạch huy động vốn năm 2003. 67

3.1.3.1. Mục tiêu: 68

3.1.3.2. Định hướng huy động vốn năm 2003: 68

3.2. Một số giải pháp huy động vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội trong giai đoạn hiện nay 70

3.2.1. Mở rộng mạng lưới kinh doanh. 70

3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động. 71

3.2.2.1. Đối với tiền gửi dân cư: 71

3.2.2.2. Đối với Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: 74

3.2.2.3. Huy động tiền gửi của Kho Bạc Nhà Nước: 75

3.2.2.4. Huy động tiền gửi của các tổ chức tín dụng: 76

3.2.2.5. Huy động tiền gửi khác: 76

3.2.2.6. Phát triển các loại hình dịch vụ khác: 77

3.2.3. Nhóm giải pháp về marketing 78

3.2.3.1. Cải tiến phương thức phục vụ: 78

3.2.3.2. Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại: 78

3.2.3.3. Tổ chức hội nghị khách hàng 79

3.2.4. Một số giải pháp khác 79

3.2.4.1. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và công tác quản lý: 79

3.2.4.2. Không ngừng đổi mới công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng. 80

3.2.4.3. Có phương án sử dụng vốn hợp lý: 80

3.2.5. Các điều kiện cần có để thực hiện kế hoạch huy động vốn. 80

3.2.5.1. Trong nội bộ ngân hàng: 80

3.2.5.2. Biện pháp cụ thể đối với phòng kế hoạch: 81

3.3. Đề xuất, kiến nghị: 82

3.3.1. Đối với chính phủ. 82

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : 83

3.3.3. Với NHNo & PTNT Việt Nam. 84

Kết luận 85

Tài liệu tham khảo 84

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m hơn. Thấu hiểu khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn của ngân hàng nhất là trong quan hệ quốc tế, nên NHNNo&PTNT Hà Nội đã tìm nhiều giải pháp kể cả phải chấp nhận mua kỳ hạn và cung ứng cho nhiều doanh nghiệp với giá giao ngay và chấp nhận lỗ về tỷ giá để đảm bảo cung ứng đủ lượng ngoại tệ cần thiết cho doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ tích cực của NHNN Việt Nam và của NHNNo & PTNT Việt Nam đã bán cho NHNNo & PTNT Hà Nội 46,2 triệu USD để thanh toán nhập khẩu phân bón nên phần lớn các nhu cầu về ngoại tệ trong năm đều được đáp ứng tương đối kịp thời và đầy đủ, không để xảy ra tình trạng thanh toán chậm mà ngược lại NHNNo & PTNT Hà Nội còn được nhiều ngân hàng nước ngoài tín nhiệm vì đã làm tốt công tác thanh toán quốc tế và nhờ vậy một số doanh nghiệp kể cả một số Tổng Công ty 90 - 91 đã thực hiện thanh toán qua NHNNo & PTNT Hà Nội. Kết quả đã mua được 109 triệu USD, 692 triệu Yên Nhật, 16 triệu EUR và bán cho khách hàng để thanh toán 100,4 triệu USD, 692 triệu Yên Nhật và 15,7 triệu EUR. Hoạt động tài chính, thanh toán và ngân quỹ: Về công tác thanh toán, với khối lượng nguồn vốn lớn của các doanh nghiệp có quan hệ rộng trên phạm vi cả nước nên công tác thanh toán của NHNNo & PTNT Hà Nội năm 2002 càng trở nên phức tạp và khẩn trương hơn các năm trước. Tuy vậy NHNNo & PTNT Hà Nội đã tổ chức tốt công tác thanh toán vốn cho các doanh nghiệp không để chậm chễ hoặc sai xót. Trong năm 2002 đã chuyển tiền điện tử 24.476 món với 12.137 tỷ đồng, tăng 2,3 lần số món thanh toán so với năm 2001 mà không để xảy ra nhầm lẫn cho khách hàng. Về kết quả tài chính, Năm 2002, chênh lệch thu chi tăng 120%, trích rủi ro tăng 25% so với năm 2001, đạt kế hoạch NHNNo & PTNT Việt nam giao cả năm, đảm bảo đủ tiền lương cho người lao động theo quy định chung của NHNNo & PTNT Việt Nam. Về ngân quỹ: với màng lưới 33 điểm giao dịch rải rác trong nội thành lại hay bị ách tắc giao thông, nhưng NHNNo & PTNT Hà Nội đã tổ chức tốt công tác Ngân quỹ nên vừa đảm bảo đầy đủ và kịp thời tiền mặt giao dịch với khách hàng nhất là dân cư, vừa mở rộng diện thu tiền mặt tại chỗ cho một số doanh nghiệp như Công ty bia Hà Nội, Nhà máy thuốc lá Thăng long, Công ty bia Việt Hà, vừa cung ứng kịp thời chính xác các nhu cầu thu chi của khách hàng nhất là chi xã hội cho các Chi nhánh kho bạc, các trường Đại học ... Năm 2002, tổng thu 8.457, tăng 83% so với năm 2001 tổng chi 4.579 tỷ, tăng 85% so với năm 2001. Quá trình thu chi tiền mặt được chấp hành nghiêm túc các quy trình ra vào kho, điều chuyển tiền, kiểm tra, kiểm kê tiền mặt và giấy tờ có giá theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHNNo & PTNT Việt Nam nên luôn đảm bảo an toàn tiền trong kho cũng như trong quá trình điều chuyển, không xảy ra tình trạng tham ô lợi dụng quỹ công. Trong năm, cán bộ bộ phân kho quỹ đã nêu nhiều tấm gương liêm khiết đã trả 615 món tiền thừa cho khách hàng với số tiền 792 triệu đồng, có món tới 200 triệu và 3 món, mỗi món 100 triệu được khách hàng khen ngợi, đồng thời với đức tính cần cù tỷ mỷ và thận trọng trong thu chi đã phát hiện 14 triệu đồng tiền giả. Hiện đại hoá Ngân hàng - đổi mới công nghệ: Để từng bước hiện đại hoá hoạt động công nghệ thông tin, hoàn chỉnh nối mạng thông tin nội bộ giữa NHNNo & PTNT Hà Nội với các chi nhánh NHNNo &PTNT Quận và khu vực nên việc tổng hợp tình hình cũng như điều hành kinh doanh được thực hiện kịp thời. NHNNo & PTNT Hà Nội là đơn vị đầu tiên được Tổng giám đốc NHNNo &PTNT Việt Nam cho mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác kế toán các chương trình ứng dụng. Năm 2001 NHNNo & PTNT Hà Nội đã tổ chức 7 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ vi tính như: Chế độ chuyển tiền điện tử, thanh toán bù trừ, chương trình dự thu dự chi, mua bán ngoại tệ. Đến nay 100% cán bộ kế toán đã thực hiện thành thạo các quy trình nghiệp vụ hiện có của NHNNo &PTNT Việt Nam như giao dịch thanh toán, chuyển tiền điện tử, thông tin báo cáo, thanh toán liên hàng qua mạng máy tính, đối chiếu liên hàng, thông tin tín dụng, quản lý nhân sự, thanh toán quốc tế, mọi giao dịch trực tiếp với khách hàng đều được thực hiện trên máy tính. Do yêu cầu hội nhập trong khu vực, nhằm nhanh chóng hiện đại công nghệ ngân hàng, tháng 12 năm 2001 NHNNo & PTNT Hà Nội đã thành lập phòng Vi tính, đây là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay phù hợp với xu thế hiện đại hoá ngày càng nhanh chóng về công nghệ thông tin tạo điều kiện cho NHNNo&PTNT Hà Nội sớm hoà nhập vào hệ thống Ngân hàng trong khu vực và thế giới. Các công tác khác: NHNNo&PTNT Hà Nội luôn chú trọng đến các công tác hỗ trợ cho kinh doanh đó là: Công tác quản lý và điều hành: Nhận thức được những khó khăn và thách thức trong năm 2002, ban lãnh đạo NHNNo &PTNT Hà Nội đã xác định phương châm hoạt động đúng đắn, đặt mục tiêu an toàn, tiết kiệm và hiệu quả lên hàng đầu; tập trung chấn chỉnh các hoạt động Ngân hàng, rà soát lại các quy trình nghiệp vụ và bộ máy tổ chức, nhân sự, công tác chỉ đạo điều hành luôn luôn theo sát các diễn biến về nguồn vốn, đầu tư vốn để từ đó có sự chỉ đạo kịp thời về lãi suất và đảm bảo khả năng chi trả. Công tác kiểm soát: được nâng cao cả về chất lượng, kết hợp cả hai hình thức; kiểm soát từ xa và tại chỗ, đã có tác dụng ngăn ngừa được sớm những sai sót vi phạm. Công tác đào tạo: Năm 2002, NHNNo &PTNT Hà Nội đã tổ chức đào tạo tại chỗ các nghiệp vụ tín dụng, kế toán, vi tính và ngân quỹ cho đội ngũ cán bộ vào những ngày nghỉ cuối tuần đạt kết quả tốt. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO & PTNT HÀ NỘI THỜI GIAN QUA Vốn của một ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn tự có ban đầu, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ. Song cơ bản và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động, nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của NHNo&PTNT Hà Nội. Trong nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ quả tất yếu là sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu khắp các ngành nghề kinh doanh cũng như giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của quy luật này - đặc biệt khi nó kinh doanh một đối tượng khác với mọi ngành kinh tế là tiền tệ. Trong chiến lược hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội hiện nay, hoạt động huy động vốn được quan tâm nhiều nhất do: Thứ nhất: Nhiệm vụ hạch toán điều chuyển vốn theo chỉ đạo của tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Nông Nghiệp ở nhiều vùng còn thiếu vốn hoạt động. Vì thế với vai trò là Ngân hàng Trung Ương thực hiện chức năng điều hoà vốn cho cả hệ thống, NHNo & PTNT Việt Nam thu gom vốn tạm thời nhàn rỗi của các chi nhánh trong hệ thống cung cấp cho những nơi thiếu vốn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tạo đà phát triển vững mạnh cho cả hệ thống. Tạo nên một nét đặc trưng riêng có cũng như thuận lợi cho cho các ngân hàng trong hệ thống NHNo, trong đó có NHNo & PTNT Hà Nội. Kết hợp kinh doanh nguồn vốn với đầu tư tín dụng. Thứ 2: Lợi thế của NHNo & PTNT Hà Nội nằm trên địa bàn thủ đô, trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế. Nơi tập trung nhiều doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động kinh doanh, có lượng vốn dư thừa khá lớn và nhu cầu sử dụng vốn cũng không nhỏ, cho nên NHNo & PTNT Hà Nội được coi là một “hồ điều hoà vốn”, phối hợp với chi nhánh NHNo & PTNT các thành phố lớn khác thực hiện điều hoà nguồn vốn trong cả nước. Thứ 3: Tình hình kinh tế, xã hội, tính cạnh tranh gay gắt quyết liệt giữa các ngân hàng với nhau, giữa các ngân hàng với các tổ chức khác có các dịch vụ tương tự như của ngân hàng, nên trong những năm gần đây việc tìm đầu ra cho nguồn vốn huy động là khó khăn chung cho cả hệ thống ngân hàng. Đứng trước yêu cầu và tình hình thực tế trên NHNo & PTNT Hà Nội luôn cố gắng xây dựng mục tiêu, đưa ra phương hướng, giải pháp hoạt động, từ đó mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. 2.2.1. Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2000 – 2002. Lợi nhuận của ngân hàng không chỉ có lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tín dụng mà còn có lợi nhuận thu từ nguồn vốn điều chuyển theo chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với mức phí trước đây là 0,65%/tháng, đến nay là 0,72%/tháng tính chung cho tất cả nguồn vốn. Có thể nói NHNo & PTNT Hà Nội đã rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn thông qua việc sử dụng rất nhiều các hình thức và biện pháp tích cực, chủ động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm ngân hàng luôn có tốc độ tăng trưởng vốn cao và đều đặn. Trong 3 năm từ 2000 – 2002, tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Hà Nội đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Đến ngày 31/ 12/ 2002, tổng nguồn vốn huy động đạt 6152 tỷ đồng, tăng 184% so với năm 2000 và tăng 44,5% so với năm 2001. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng. Đến nay NHNo & PTNT Hà Nội đã trở thành một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam, một tổ chức vững mạnh và có uy tín trên địa bàn thủ đô Hà Nội. 2.2.1.1. Về quy mô nguồn vốn: Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT Hà Nội Chỉ têu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng nguồn vốn (tỷ đ) 3345 4256 6152 Tốc độ phát triển định gốc 100% 127% 184% Tốc độ phát triển liên hoàn 100% 127% 144% (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2000 –2002) Biểu 2.1: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn tại NHNo & PTNT Tỷ đồng Hà Nội 2000 – 2002 Số liệu trên cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh và đều đặn qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Nếu lấy năm 2000 làm gốc thì tổng nguồn vốn năm 2001 tăng gấp 1,3 lần (tương đương với 127%), tăng tuyệt đối 912 tỷ đồng. Năm 2002 tăng gấp 1,8 lần (tương đương với 184%), tăng tuyệt đối là 2807 tỷ. Nếu lấy năm sau so với năm trước thì năm 2001 tăng 127% so với năm 2000, năm 2002 tăng 144% so với năm 2001. 2.2.1.2. Về cơ cấu nguồn vốn: Theo thành phần kinh tế: Có thể nói, ngân hàng có một cơ cấu nguồn vốn rất ổn định. Vì số liệu trên thực tế cho thấy tỷ trọng vốn huy động lớn nhất là vốn huy động từ các tầng lớp dân cư, bao gồm tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu, đặc biệt nguồn vốn này ngày càng tăng và ổn định. Bảng 2.4: Tình hình vốn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Hà Nội thời gian qua Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tổng nguồn vốn huy động 3345 4257 6152 Vốn huy động từ các tầng lớp dân cư 1287 1781 3027 Vốn huy động từ các TCKT +KB + TC ¹ 1022 1023 1195 Vốn huy động từ các TCTD 1035 1453 1930 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2000 –2002) Biểu 2.2 Biểu đồ biểu diễn cơ cấunguồn vốn theo thành phần kinh tế: Tỷ đồng Bảng 2.5: Tỷ trọng kết cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Hà Nội Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Vốn huy động từ các tầng lớp dân cư 38,48 41,84 49,2 Vốn huy động từ các TCKT+ KB+TC¹ 30,55 24,03 19,4 Vốn huy động từ các TCTD 30,97 31,13 31,4 Tổng nguồn vốn huy động 100 100 100 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2000 –2002) Biểu 2.3: Biểu đồ so sánh cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế Năm 2002 Năm 2001 Năm 2000 Số liệu trên nếu lấy tổng nguồn vốn huy động làm gốc so sánh thì nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư trong 3 năm luôn chiếm một tỷ trọng cao và tăng liên tục cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Nếu như năm 2000 tiền gửi từ tầng lớp dân cư là 1287 tỷ (tương ứng với 38,48%), thì đến năm 2001 con số này đã lên tới 1781 tỷ (chiếm 41,84%). Và đặc biệt đến năm 2002 thì tổng vốn huy động từ tầng lớp dân cư đã lên đến 3027 tỷ (tương ứng với 49,2%), con số cao nhất từ trước đến nay. Điều này chứng tỏ trong chiến lược huy động vốn của NHNo & PTNT Hà Nội, việc tăng cường huy động vốn từ tầng lớp dân cư có vai trò hết sức quan trọng và mang tính chủ đạo. Ngân hàng đã đánh giá rất cao tính ổn định của nguồn nên đã tập trung vào khai thác triệt để. Qua đó, cho thấy được mặt phát triển của nền kinh tế đất nước, nhất là nền kinh tế thủ đô trong giai đoạn hiện nay. Thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu tích trữ tiền trong nhà đã giảm đi, việc gửi tiền vào ngân hàng (vừa để tạo thu nhập, vừa bảo đảm an toàn) trở thành nhu cầu tất yếu. Ngân hàng nào chiếm được lòng tin của dân chúng, ngân hàng đó sẽ thu hút được nhiều vốn hơn .Vì như chúng ta đã biết, nếu dân chúng không tin tưởng vào ngân hàng, không tìm thấy sự thuận tiện, hấp dẫn trong giao dịch thì dù lãi suất có cao đến mấy họ cũng sẽ không gửi tiền vào, có nghĩa là ngân hàng cũng chẳng huy động được vốn. Từ những con số trên cho thấy NHNo & PTNT Hà Nội ngày càng chiếm được lòng tin của dân chúng, và đồng nghĩa với điều đó là NHNo & PTNT Hà Nội đã có một chiến lược huy động vốn đúng đắn và hiệu quả. Ngoài sự gia tăng về nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư, từ số liệu trên ta còn thấy nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, Kho Bạc, và các tổ chức khác tăng và ổn định qua các năm về tuyệt đối, song lại giảm về tương đối. Năm 2000 nguồn này có 1022 tỷ (chiếm 30,55%), đến năm 2001 vẫn ổn định ở mức 1023 tỷ (nhưng tỷ trọng đã giảm xuống chỉ còn chiếm 24,03% tổng nguồn). Và đến năm 2002, nguồn này đã lên tới 1195 tỷ (nhưng chỉ còn chiếm 19,45 tổng nguồn). Có sự gia tăng ổn định về nguồn này là do ngân hàng vừa biết mở rộng mạng lưới hoạt động, vừa quan tâm thu hút những khách hàng có nguồn lớn với lãi suất hợp lý, cung cấp các dịch vụ thanh toán nhanh chóng, chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, nên thu hút thêm được một số doanh nghiệp lớn như công ty công viên nước Hồ Tây, công ty nước sạch Tây Hồ, công ty xuất nhập khẩu INTIMEX và duy trì được lượng khách hàng truyền thống như công ty bia Hà Nội, Kho Bạc nhà nước các Quận. Số lượng nguồn vốn này không chiếm tỷ trọng cao qua các năm là do chính sách huy động và cân đối nguồn của ngân hàng và đặc tính ổn định không cao của nguồn, do vậy mà tỷ trọng giảm liên tục qua các năm. Mặc dù trong định hướng phát triển kinh tế Thủ đô cần nhiều vốn để cung cấp cho thành phố và ngân hàng cũng đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động, nhưng lại tập trung vào huy động tiền gửi từ các tầng lớp dân cư nên chỉ duy trì khách hàng là các tổ chức kinh tế cũ và thu hút được rất ít các tổ chức kinh tế mới. Bên cạnh đó chúng ta lại thấy sự tăng trưởng của nguồn vốn qua các năm tuy nhanh nhưng không vững trắc. Điều này thể hiện rõ ở tỷ trọng tiền gửi của tổ chức tín dụng trong tổng nguồn qua các năm là khá cao. Năm 2000 chiếm 30,97%, năm 2001 chiếm 34,13%, đến năm 2002 là 31,4% tổng nguồn vốn, với các con số tăng tuyệt đối từ 1035tỷ (năm 2000), 1453 tỷ (năm 2001), đến 1930 tỷ (năm 2002). Đặc biệt là trong tổng nguồn nội tệ, liên tiếp trong 2 năm nguồn huy động từ tổ chức tín dụng đều chiếm trên 50%. Nếu như các tổ chức tín dụng mà mất cân đối về nguồn vốn thì nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Thêm vào đó, đặc điểm của nguồn này thường có kỳ hạn ngắn, lãi suất cao, làm cho chi phí huy động cao mà tính ổn định thì lại không cao. Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội ngày càng quyết liệt, các ngân hàng đầu tư liên tục tăng lãi suất huy động để thu hút vốn, nên kết quả hoạt động kinh doanh nguồn vốn này ngày càng bị thu hẹp. NHNo & PTNT Hà Nội phải xem xét, tính toán giảm tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức tín dụng một cách hợp lý cả về quy mô, lãi suất lẫn kỳ hạn. Theo loại tiền: Bảng 2.6: tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT Hà Nội theo loại tiền: Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) I. Nguồn vốn VND 3.090 92,53 3.866 91 5.378 87,4 II. Nguồn vốn USD 250 7,47 391 9 774 13,6 Tổng nguồn 3.345 100 4.257 100 6.152 100 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2000 – 2002) Trong tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Hà Nội, nguồn vốn nội tệ luôn chiếm ưu thế. Qua các năm, nguồn tiền gửi cả nội tệ và ngoại tệ đã tăng về tuyệt đối. Có được kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn bằng ngoại tệ, NHNo & PTNT Hà Nội đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Nguồn vốn bằng ngoại tệ tăng liên tục giúp đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán cho khách hàng và điều chuyển lên NHNo & PTNT Việt Nam. Có được kết quả đó là nhờ mối quan hệ với các thành phần kinh tế, nắm bắt được tâm lý người gửi tiền muốn hưởng tỷ giá ngoại tệ cao và thời điểm các tổ chức kinh tế tạm thời chưa sử dụng nguồn ngoại tệ của mình để tập trung huy động với lãi suất hợp lý. Đồng thời chính sách của Ngân hàng Nhà nước lại quy định giảm kết hối từ 50% xuống 40% trên tổng doanh thu ngoại tệ của doanh nghiệp cũng có tác dụng làm tăng tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp tại ngân hàng. Mặc dù trong thời gian qua, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất USD làm cho lãi suất huy động ngoại tệ giảm, Ngân hàng Nhà nước liên tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ từ 5% đến 8%, rồi đến 15% làm cho chi phí huy động ngoại tệ tăng. Trong khi đó lãi xuất huy động nội tệ liên tục tăng mà NHNo & PTNT Hà Nội vẫn huy động được lượng ngoại tệ lớn như vậy, cho dù nguồn vốn đó chiếm tỷ trọng nhỏ song cũng cho ta thấy sự cố gắng nỗ lực rất lớn của NHNo & PTNT Hà Nội trong thời gian qua. Nhất là trong huy động tiết kiệm bằng ngoại tệ, tăng liên tục: năm 2000 có 220 tỷ, năm 2001 đã lên đến 347 tỷvà năm 2002 thì đạt đến 506 tỷ (chiếm 8,2% tổng nguồn), tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế không ngừng tăng và tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm đi. Theo kỳ hạn: Bảng 2.7: Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT Hà Nội phân theo kỳ hạn: Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Tiền gửi không kỳ hạn 825 25 776 18 1.930 31,4 Tiền gửi dưới 12 tháng 1.350 40 1.777 42 1.424 23,1 Tiền gửi trên 12 tháng 1.170 35 1.714 40 2.798 45,5 Tổng 3.345 100 4.257 100 6.152 100 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2000- 2002) Biểu 2.4: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu nguồn vốn theo thời gian Tỷ đồng Biểu 2.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng nguồn tiền theo thời gian Năm 2002 Năm 2001 Năm 2000 Xét nguồn vốn theo kỳ hạn của NHNo & PTNT Hà Nội ta thấy: Nguồn vốn của ngân hàng đa phần là nguồn có kỳ hạn ngắn. Tổng nguồn vốn không kỳ hạn thay đổi thất thường qua các năm, nhưng lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng nguồn vốn (năm 2000 là 825 tỷ chiếm 25% tổng nguồn, năm 2001 giảm xuống còn 776 tỷ, chiếm 18% tổng nguồn, đến năm 2002 lại lên tới 1930 tỷ chiếm 31,4% tổng nguồn). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến độ ổn định của nguồn và khả năng thanh toán của ngân hàng, do tiền gửi không kỳ hạn của TCTD lớn. Lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng thì ổn định, chỉ đến năm 2002 giảm xuống 1424 tỷ (tương ứng 23,1%). Song tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại không ngừng tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn (năm 2000 có 1170 tỷ, chiếm 35% tổng nguồn; năm 2001 tăng lên 1714 tỷ, chiếm 40% tổng nguồn; đến năm 2002 tăng lên 2798 tỷ, chiếm 45,5% tổng nguồn). Tạo sự ổn định vững trắc cho nguồn. Có được kết quả này là do sự nỗ lực của ngân hàng trong công tác huy động tiền gửi dài hạn, đặc biệt là tiền gửi kỳ phiếu kỳ hạn 12 tháng. Nhưng phải nói rằng chi phí nguồn cũng bị tăng lên đáng kể do sự tăng tỷ trọng các nguồn có kỳ hạn cao, do vậy ngân hàng phải có chính sách sử dụng nguồn hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất. 2.2.2 Mạng lưới huy động: Một trong những giải pháp đầu tiên để một ngân hàng tiến hành huy động vốn là việc mở rộng mạng lưới hoạt động. Nằm trên địa bàn thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của cả nước, nơi có rất nhiều trụ sở cũng như các chi nhánh của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cả trong và ngoài nước. Do vậy việc huy động được vốn NHNo & PTNT Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cạnh tranh, tìm ra giải pháp để đi sâu đi sát vào từng cụm dân cư, không ngừng mở rộng màng lưới. Năm 2001, ngân hàng có mạng lưới hoạt động gồm 1 trụ sở chính, 7 ngân hàng cấp quận, 1 ngân hàng khu vực và 20 phòng giao dịch. Đến năm 2002, mạng lưới đã đuợc mở rộng thêm thành 3 ngân hàng cấp quận và 33 phòng giao dịch giàn trải trên các quận nội thành. Dự kiến đến năm 2003, ngân hàng sẽ mở thêm một số chi nhánh và phòng giao dịch tại các trường đại học như: Kinh Tế Quốc Dân, Bách Khoa, Xây Dựng, Y… để tăng cường thu hút thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Đây là một ưu thế tạo lập thị trường vững chắc, giúp NHNo & PTNT Hà Nội tăng trưởng nguồn vốn nhanh chóng. 2.2.3. Các hình thức huy động vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội: Thực hiện công văn quy định của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Hà Nội được phép thực hiện các hình thức huy động sau: Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, khi được Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước chấp thuận. Vay vốn các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng Nhà Nước. Hiện nay NHNo & PTNT Hà Nội đã thực hiện một số hình thức huy động và đạt được kết quả như sau: Tổng nguồn vốn năm 2002 đạt 6.152 tỷ, tăng 44,5 % so với 2001 trong đó: + Tiền gửi tiết kiệm 974 tỷ, chiếm 15,78 %, tăng 33,7 % so với 2001 + Kỳ phiếu: 2.054 tỷ, chiếm 33,4 %, tăng 79,9 % so 2001 + Tiền gửi Kho Bạc 156 tỷ, chiếm 2,5 %, giảm 2,5 % so 2001 + Tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng: 1.930 tỷ, chiếm 31,4 % +Tiền gửi khác: 140 tỷ, chiếm 2,3%, tăng 32,8% so với 2001 2.2.3.1. Huy động vốn bằng tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Như chúng ta đã biết, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn vấp phải tình tình trạng lúc thừa, lúc thiếu vốn. Để giải quyết tình trạng này các doanh nghiệp thường gửi tiền vào ngân hàng một mặt chủ yếu để hưởng các tiện ích trong thanh toán, mặt khác để hưởng lãi. Số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong tất cả các nguồn mà ngân hàng có khả năng huy động, đây là nguồn có chi phí huy động thấp nhất, nhưng tính ổn định cũng thấp nhất. Vì ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng. Trên địa bàn sầm uất như Hà Nội, một môi trường lý tưởng cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời với lợi thế riêng của mình trong lĩnh vực thanh toán, chất lượng phục vụ, khả năng tiếp thị. NHNo & PTNT Hà Nội đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của nguồn này. Biểu 2.6: Biểu so sánh tỷ trọng nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong các năm 2000 – 2002 Biểu 2.7: Biểu so sánh nguồn tiền gửi tổ chúc kinh tế qua các năm 2000 – 2002 Tỷ đ Trong 3 năm, ta thấy nguồn này có xu hướng tăng về tuyệt đối nhưng lại có xu hướng giảm về tỷ trọng trong cơ cấu nguồn. Nếu năm 2000, tiền gửi loại này là 617 tỷ đồng (chiếm 18,44% tổng nguồn), đến năm 2001 nguồn tăng lên 761 tỷ đồng, nhưng tỷ trọng lại giảm (chỉ còn chiếm 17,88%), và đến năm 2002 đạt 899 tỷ, song tỷ trọng chỉ còn 14,6% so với tổng nguồn. Nguyên nhân là do: Trong giai đoạn hiện nay, nhất là kể từ khi luật doanh nghiệp mới ra đời cùng với các cơ chế tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đã làm cho số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong các năm 2000, 2001, 2002 tăng lên rất đáng kể. Nhu cầu đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động thanh toán ngày càng tăng lên, vì thế mà lượng vốn của các doanh nghiệp gửi vào để sử dụng các tiện ích của ngân hàng ngày một tăng lên. Nhưng do đặc điểm kinh doanh của từng ngân hàng, nhất là đối NHNo & PTNT Hà Nội, việc coi trọng tính ổn định của nguồn được đặt lên cao, còn với các doanh nghiệp lại có nhiều hoạt động đầu tư mang lại lợi nhuận lớn hơn so với việc gửi không kỳ hạn vào ngân hàng, nên tỷ trọng của nguồn vốn này bị giảm liên tục. 2.2.3.2. Huy động bằng tiền gửi tiết kiệm: Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của người dân ngày càng tăng, điều đó đồng nghĩa với thu nhập tăng, đây chính là gốc rễ tiết kiệm hay tích luỹ cho các nhu cầu trong tương lai. Hình thức tiền gửi tiết kiệm mang lại cho người dân lợi ích (hưởng lãi), nên từ khi xuất hiện đến nay hình thức này đã trở nên quen thuộc với dân chúng và ở Việt Nam nó càng có xu hướng tăng. Sự biến động của nguồn tiết kiệm phụ thuộc cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tâm lý thói quen. Đặc điểm của nguồn là tính kỳ hạn, ổn định, nên đòi hỏi chi phí huy động khá cao. Điều này buộc ngân hàng phải căn cứ vào tình hình sử dụng vốn để có các biện pháp huy động với lãi suất và kỳ hạn hợp lý. NHNo & PTNT Hà Nội đã rất chú trọng huy động tối đa nguồn tiền này. Thực tế số liệu 3 năm 2000, 2001, 2002 nguồn tiền này tăng nhanh. Hiện nay tại NHNo & PTNT Hà Nội có cả h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37009.doc
Tài liệu liên quan