Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý của Trường THCS Lê Quý Đôn – TP Sóc Trăng

Tập hợp một đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ kinh nghiệm cao, tâm huyết với việc đào tạo thế hệ trẻ.

- Bản thân giáo viên không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn, tìm nhiều biện pháp, tự học tự rèn, nâng cao lương tâm và trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn trong công tác và trong cuộc sống đời thường để hoàn thành nhiệm vụ.

- Xây dựng một đội tuyển học sinh giỏi có tư duy tốt, có hoài bão lớn, quyết tâm cao, nỗ lực học tập và rèn luyện.

- Có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ngành, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, PHHS, các mạnh thường quân, dư luận xã hội đồng tình ủng hộ . khuyến khích, đãi ngộ về vật chất thích đáng trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, trao học bổng cho học sinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý của Trường THCS Lê Quý Đôn – TP Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ : “ Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý của Trường THCS Lê Quý Đôn – TP Sóc Trăng”. I.Đặt vấn đề. Học sinh giỏi là niềm hi vọng, tự hào của gia đình, nhà trường, xã hội. Phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng để các em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước là nhiệm vụ của nhà trường và xã hội. Hội nghị Trung ương khoá II khẳng định đường lối chiến lược của Đảng ta là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. - Trường THCS Lê Quý Đôn được công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia theo Quyết định số 543/QĐTC của Chủ tịch UBND Tỉnh ngày 19/11/2012. - Được sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT TP, Ban giám hiệu Trường THCS Lê Quý Đôn luôn chú trọng đến công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, thi giáo viên dạy giỏi. Đây là một trong những phong trào mũi nhọn của nhà trường. - Ban giám hiệu còn tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành trong toàn trường ngày càng sâu rộng và đạt hiệu quả góp phần giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia. - Đáp ứng yêu cầu thực tế, tôi báo cáo tham luận: “ Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý của Trường THCS Lê Quý Đôn – TP Sóc Trăng”. II.Giải quyết vấn đề. 1. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi dưỡng HSG. a. Thuận lợi: - Có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo phòng GD&ĐT, nghiệp vụ chuyên môn phòng GD&ĐT; Ban giám hiệu Trường; Đảng ủy – UBND Phường 4. - Tập thể giáo viên nhà trường nhiệt tình, đoàn kết, tỷ lệ đạt chuẩn cao. - Ban đại diện CMHS nhiệt tình giúp đỡ vật chất và tinh thần cho giáo viên. * Công tác xã hội hoá giáo dục: - Nhà trường tham mưu với Đảng uỷ - UBND Phường 4 - Hội khuyến học Phường 4 trong việc bồi dưỡng, động viên cho các em học sinh giỏi. - Hội PHHS, mạnh thường quân, cơ quan ban ngành tích cực trong vấn đề huy động kinh phí đóng góp bồi dưỡng, động viên, khen thưởng giáo viên - học sinh giỏi a. Khó khăn: . Về phía nhà trường, giáo viên: - Trong các tiết chính khoá, giáo viên phải đảm bảo bám sát đúng phân phối chương trình do Bộ GD&ĐT qui định. - Chương trình đào tạo, tập huấn cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít. - Giáo viên giảng dạy bộ môn (dạy chính khóa) không được đào tạo và giúp đỡ tương xứng với chương trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. - Tài liệu nâng cao, chuyên sâu về bộ môn không có, chủ yếu do GV tự sưu tầm. - CSVC thì hạn chế, không đủ phòng để bồi dưỡng cho các em. . Về phía học sinh: - Thời gian tập trung bồi dưỡng cho học sinh giỏi không được nhiều. - Học sinh ngoài việc đảm bảo phải học toàn diện các môn, các em còn phải tích luỹ thời gian, đầu tư cho môn thi của mình. - Do áp lực của CMHS muốn con mình tăng cường học các môn tự nhiên để sau này thi khối A, B ... có nhiều cơ hội chọn ngành nghề hơn. 2. Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các hiện tượng địa lý không chỉ phân bố trên bề mặt đất mà cả trong không gian và trong lòng đất. Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học Địa lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý theo quan điểm hệ thống.  Chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu biết; những kỹ năng địa lý để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lý.  Về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, có nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo quan niệm của mỗi giáo viên và tùy theo môn học nhưng dù quan niệm như thế nào chung quy lại có những điểm tương đồng: Đó là bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh.  Bồi dưỡng sự lao động và làm việc một cách sáng tạo,phát triển các kỹ năng và thái độ tự học ,hình thành kỹ năng sống cho học sinh .Giúp các em có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.  Năm học 2014 – 2015 bản thân được Ban giám hiệu nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn địa lý lớp 9, công việc mà lãnh đạo nhà trường luôn xem là mũi nhọn, là thế mạnh của trường.   Cụ thể bản thân đã áp dụng những biện pháp sau: - Rút kinh nghiệm, phân tích, so sánh các biện pháp đã tiến hành ở năm sau so với những năm trước để có hướng điều chỉnh ở hiện tại sao cho phù hợp với thực tế. - Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường bản thân đã lên kế hoạch cụ thể về: thời gian bồi dưỡng; nội dung; thời lượng; số lượng học sinh bồi dưỡng; chỉ tiêu phấn đấu đạt giải và bản thân đã thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch. - Chọn đối tượng bồi dưỡng và thường xuyên thực hiện công tác tư tưởng với học sinh tham gia bồi dưỡng. - Kết hợp nhiều phương pháp dạy học phát huy tối đa tính chủ động, tự giác, tích cực. - Giáo viên thường xuyên động viên, khuyến khích và kiên trì phân tích cho học sinh thấy được phải làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong việc học ở lớp mà vẫn đạt kết quả cao trong bộ môn dự thi. - Trong quá trình ôn tôi luôn lấy sách giáo khoa và chương trình địa lý làm chuẩn sau đó tôi cung cấp cho các em kiến thức mở rộng,nâng cao mà bản thân giáo viên cập nhật những thông tin mới nhất. - Luôn luôn đặt học sinh làm trung tâm bản thân giáo viên là người hướng dẫn. - Không bắt buộc học sinh học theo lối học thuộc lòng hoàn toàn mà tôi ưu tiên học theo lối học hiểu bằng phương pháp vận dụng cao (Dựa vào bản đồ khai thác tối đa những thông tin trên bản đồ để tìm ra kiến thức cần trình bày).Làm như vậy sẽ tránh được áp lực phải học thuộc nhiều dẫn đến sự nhàm chán môn học, loại bỏ tư tưởng môn địa là môn học thuộc. - Không dạy học theo lối học tủ vì đã là học sinh giỏi bắt buộc các em phải nắm kiến thức một cách toàn diện. - Hướng dẫn cách tự học,bồi dưỡng khả năng tự nghiên cứu tạo cho học sinh có nhu cầu kiến thức trong giờ học địa lý. - Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành luôn luôn song hành với nhau. - Giáo dục bồi dưỡng các em học sinh vừa giỏi vừa có đạo đức tốt, cái đức gắn liền với cái tài, là trách nhiệm của mỗi giáo viên, gia đình, nhà trường. Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Các em càng giỏi càng phải khiêm tốn, không kiêu căng tự phụ, sống nhân ái nghĩa tình như lời Bác Hồ căn dặn: “Phải giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên Việt Nam vừa hồng vừa chuyên”; “hồng” là đạo đức; “chuyên” là giỏi. - Biện pháp mà tôi cho là hiệu quả nhất đó là sự nhiệt tình ,sự tâm huyết với nghề của giáo viên. Dạy học bằng sự đam mê sẽ tạo cho các em sự hứng thú ,tạo không khí học tập nhẹ nhàng vui tươi để các em thấy rằng môn địa lý thật gần gũi với các em từ đó các em sẽ yêu thích môn học ,từ yêu thích thì mới học tốt ,học tốt thì các em sẽ nhớ lâu. 3. Kết quả Năm học Số HS dự thi Số HS đạt giải Cấp T.Phố Tỷ lệ % Cấp Tỉnh Tỷ lệ % 2014-2015 3 3 100 2015-2016 2 2 100 2 100 2016-2017 4 4 100 3 75 2017-2018 8 8 100 7 87,5 Như vậy với thời gian bồi dưỡng 4 năm liền đều đạt cấp thành phố 100% ,số lượng đạt giải cấp tỉnh ngày càng tăng. 4. Bài học kinh nghiệm: - Cần phải có một sự quyết tâm cao từ Ban giám hiệu, một chủ trương đúng đắn, kết hợp với việc đổi mới tư duy trong khâu quản lý, chỉ đạo, nhạy bén với tình hình thực tế, khắc phục mọi khó khăn, nhằm xây dựng một đội tuyển học sinh giỏi tài năng và nâng cao chất lượng đào tạo. - Tập hợp một đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ kinh nghiệm cao, tâm huyết với việc đào tạo thế hệ trẻ. - Bản thân giáo viên không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn, tìm nhiều biện pháp, tự học tự rèn, nâng cao lương tâm và trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn trong công tác và trong cuộc sống đời thường để hoàn thành nhiệm vụ. - Xây dựng một đội tuyển học sinh giỏi có tư duy tốt, có hoài bão lớn, quyết tâm cao, nỗ lực học tập và rèn luyện. - Có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ngành, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, PHHS, các mạnh thường quân, dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. khuyến khích, đãi ngộ về vật chất thích đáng trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, trao học bổng cho học sinh.... III. Kết luận - Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình mang tính khoa học, nghiêm túc, lâu dài. Nhờ có quá trình này mà các em được cung cấp tương đối đầy đủ các kiến thức cần thiết. Từ đó mới phát hiện chính xác khả năng học tập của các em; trên cơ sở đó thành lập đội tuyển học sinh giỏi. - Đội tuyển học sinh giỏi, khẳng định vị thế của nhà trường, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của giáo dục thành phố. - Bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường hoàn thành mục tiêu Hội nghị Trung ương khoá II đề ra: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUYEN DE BOI DUONG HSG_12490824.doc