Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa

MỤC LỤC

 

A-MỞ ĐẦU

 

B- NỘI DUNG

I ) Khái quát chung về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa:

1)Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

2) Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa

II) Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa

1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa

2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

5.Giao kết hợp đồng của mua bán hàng hóa

5.1 Đề nghị giao kết hợp đồng

5.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán

5.3 Thời điểm giao kết hợp đồng.

6. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

7. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

7.1)Nguyên tắc thực hiện:

7.2) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán

7.2.1 ) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên bán

7.2.2) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên mua hàng

 

C.KẾT LUẬN

 

doc32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9948 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đề nghị, nên yếu tố đề nghị giao kết hợp đồng phải đuợc chuyển cho một hoặc nhiều người xác định là rất quan trọng.Nó là cơ sở để phân biệt giưua đề nghị giao kết hợp đồng với các hành vi khác gần giống với nó như quảng cáo mua bán hàng hóa. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán thông thường được bên đề nghị ấn định. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Khoản 2 điều 391 bộ luật dân sư quy định (i) đề nghị được chuyển đến nơi cu trú (bên được đề nghị là cá nhân)hoạc trụ sở của bên được đề nghị (nếu là pháp nhân) (ii) đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; (iii)bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. Trong thời hạn đề nghị hợp đồng có hiệu lực,nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện đề nghị hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành và có giá trị ràng buộc các bên. Nếu các bên không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp (i) bên được đề nghị nhận đựoc thoong báo về việc thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng thời điểm nhận được đề nghị; (ii) điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên dề nghị có nêu rõ về viẹc được thay đôi hoạc rút lại đè nghị khi điều kiện đó phát sinh. Nếu bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới (điều 392 BLDS). Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau (i) bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; (ii) hết thời hạn trả lời cháp nhận; (iii)thông báo về việc rút lại đề nghị có hiệu lực; (iv)thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; (v)theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trơngthi hạn chờ bên được đề nghị trả lời. 5.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị chuyênr cho bên đề nghị chuyển cho bên đề nghị việc chấp thuận toàn bộ nội dung đã nêu trong đè nghị giao kết hợp đồng. Về vấn đề này điều 18 Công ước viên 1980 cũng quy định rõ:”tuyên bố,hành động nào đó cảu người được chào hàng được thể hiện sự đồng ý với đơn chào hàng được gọi là việc chấp nhận. Thái độ im lặng hoặc không hành động không phải là việc chấp nhận nhận dơn đặt hàng”. Như vậy chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi đó là hành vi hành động mang tính tích cực của đối tác trong giao dịch mua bán hàng hóa. Không thể coi là bên được đề nghị giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi họ không có biểu hiện nào ra bên ngoài để cho người đề nghị biết là mình đồng ý toàn bộ đề nghị giao kết hợp đồng. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định tùy từng trường hợp cụ thể : - Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận thì chỉ hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được sự chấp nhận đề nghị khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kêt hợp đồng vẫn có hiệu lực ,trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị - Khi các bên trực tiếp tiếp với nhau,kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận,trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. 5.3 Thời điểm giao kết hợp đồng. Việc xác định thời điển giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩ quan trọng trong việc khẳng định sự tồn tại của hợp đồng,là cơ sở để xác định phát sinh quyền và nghĩ vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Về nguyên tắc chung, hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận. Theo điều 404 Bộ luật dân sự tì việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng mua bán theo các trường hợp sau: Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản thì hợp đồng mua bán hàng hóa có hiêu lực khi đủ 2 điều kiện sau đây: Bên đề nghi nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện ghi trong đề nghi giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị đó phải được nhận trong thời hạn trả lời do người đề nghị đưa ra. Hợp đồng được giao kết bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Các bên có thể sử dụng những biện pháp chứng cứ hợp pháp để chứng minh việc các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa bằng lời nói.bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Hợp đồng cũng được xem như giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì thời điểm giao kết hợp đồng là ngày hết thời hạn trả lời. Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản. Hợp đồng mua bán hàng hóa đựoc giao kết hợp pháp được hình thành từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác(điều 405 BLDS). 6. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Luật thương mại không quy định cụ thể các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì vậy phải dựa vào các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong quy định của bộ luật dân sự. Căn cứ vào các quy định của bộ luật dân sự (từ điều 122 đến điều 135), hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực khi đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bná phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn,các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán chủ yếu là thương nhân. Khi tham gia hợp đồng mua bán với mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng kí kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Còn trong trường hợp mua bán hàng hóa co điều kiên thì các thương nhân phải đáp ứng theo quy định của pháp luật. Thứ hai, người giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải là người đại diện hợp pháp của các bên. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán,tại điều 145 BLDS,theo đó ngươi không có quyền đại diện giao kết, thực hiện mua bán sẽ không làm phát sinh quyền,nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận. Bên đã giao kết với người không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời gian ấn định,nếu hết thời hạn đó mà không trả lời thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên được đại diện,nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên giao kết hợp đồng với mình,trừ trường hợp bên giao kết biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.Ví dụ, một công nhân của công ty A nhân danh giám đốc công ty A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B mà không được giám đốc ủy quyền, hợp đồng này không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho công ty A vì công nhân đó không có quyền đại diện cho công ty A. Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không vi phạm điều cấm của pháp luật,không trái với đạo đức xã hội. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán phải là hàng hóa được kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.Tùy tưng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và xuất phát từ yêu cầu quản lí đối với hoạt động kinh doanh mà nhữn hàng hóa cấm kinh doanh được quy định một cách cụ thể. Thứ tư, hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết không trái với các nguyên tắc ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật. Theo quy đinh của bộ luật dân sự,việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán phải tuân theo các nguyên tắc:tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội:tự nguyện,bình đẳng,thiện chí,hợp tác,trung thực và ngay thẳng(điều 389 Bộ luật dân sự). Từ điều 127 đến 133 bộ luật dân sự cũng đã quy định những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng…sẽ làm cho hợp đồng mua bán không có hiệu lực hay nói cách khác là hợp đồng bị vô hiệu. Thứ năm,hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.Để hợp đồng mua bán có hiệu lực,nội dung hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo điều 24 luật thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói,bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.Đối với các lọa hợp đồng mua bná hàng hóa mà pháp luật quy định phải được llập thành văn bản thì các bên phải tuân theo quy định đó. Ví dụ : hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,hợp đồng mua bán nhà phải thể hiện bằng hình thức văn bản). Nếu các bên không tuân thủ hình thức văn bản của hợp đồng khi pháp luật bắt buộc phải tuân theo hình thức văn bản thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc các bên thực hiện quy định về hình thức trong một thời hạn,quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợp đồng sẽ vô hiệu vì hình thức(điều 134 BLDS). Như vậy, có thể nói một trong những vần đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa.Những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa là những quy định của pháp luật để khi các giao dịch hợp đồng mua bán mà đáp ứng các điều kiện như trên và không vi phạm bất cứ điều kiện nào về chủ thể, về nguyên tắc hay hình thức thì việc giao kết hợp đồng đó không có hiệu lực và trở nên vô hiệu. 7. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 7.1)Nguyên tắc thực hiện: Để đảm bảo việc thực hiện đúng hợp đồng, mang lại lợi ích cho các bên,đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ,pháp luật quy định những nguyên tắc thực hiện hợp đồng mà các bên phải tuân theo trong quá trình thực hiện hợp đồng.Theo quy địnhc ủa Bộ luật dân sự,việc thưc hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng hàng hóa nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: Thực hiện đúng hợp đồng,đúng đối tượng, chất lượng,số lượng,chủng loại, thời hạn, phương thức giao nhận hàng, thanh toán và các thỏa thuận khác; Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi cho các bên,bảo đảm tin cậy lẫn nhau; Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ich hợp pháp của người khác. 7.2) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán: Có thể nói quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh từnhững điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng và từ quy định của pháp luật.Trong thực tiễn,không thể xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán, bởi vì sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán là rất phong phú và đa dạng. Ngay cả khi hai chủ thể kí 2 hợp đồng mua bán thì hai hợp đồng đó vẫn có thể có những điều khoản khác nhau. Ở đây, chi đi vào phân tích nhũng nghia vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng mua bán, khi các bên không thỏa thuận cụ thể,rõ ràng trong hợp đồng hoặc trái pháp luật. 7.2.1) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên bán Quyền của bên bán thì hâu như không có vân đề gi khó khăn lắm,thông thương nhắc đến quyền của bên bán thì thường nhắc đến quyền được thanh toán tiền khi mình đã cung ứng đủ dịch vụ hay hàng hóa cho bên mua hay quyền của bên bán khi người mua dã giao hang hóa châm hay chậm thanh toán.thường thì quyền của cá bên là dễ dàng nhận thay và xác định được. Sau đây chúng ta chỉ đi sâu vào nghĩa vụ của các bên bởi nó tiềm ẩn những cái khò giai quyêt khi mà trong hợp đồng không quy định. 7.2.1.1)Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo thỏa thuận: Dù trong hợp đồng mua bán, các bên có thỏa thuận như thế nào thì giao hàng vẫn là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Thỏa thuận về điều kiện giao nhận hàng hóa nhằm mục đích xác định trách nhiệm và chi phí giao hàng của các bên như đối với vận tải, bảo hiểm hàng hóa, thủ tục hải quan,thuế xuất nhập khẩu,gánh chịu rủi ro.Theo quy định của luật thương mại năm 2005, bên bán phải giao hàng,chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định sau đây của pháp luật. *Hàng hóa phải được giao đúng đối tượng và chất lượng. Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nôi dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa.Bên bán phải thực hiện giao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật. Trong việc giao nhận hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về đối tượng và chất lượng hay không có ý nghĩa quan trọng. Theo quy đinh tại điều 39 của luật thương mại năm 2005, trương hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hóa đó thuộc một trong các trường hợp sau : a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại; b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng; c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua; d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường. Khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua cí quyền từ chối nhận hàng.,người bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại phát sinh, dù người bán có biết hoặc không thể biết về thiệt hại đó. Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác) được xác định như sau : + Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó; +Trong thời hạn khiếu nại theo quy định (trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyếtcủa hàng hóa), bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; + Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng. Theo điều 41 của bộ luật thương mại 2005 đã đưa ra biện pháp khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng : 1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại. 2. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó. * Hàng hóa phải giao đúng số lượng Bên bán phải giao hàng hóa đúng số lượng như đã thỏa thuận. Nếu giao hàng thiếu,bên bán đã vi phạm hợp đồng, bên bán phải giao đủ số lượng và phải chịu trách nhiệm về việc giao thiếu đó.Nếu trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó.Nếu người mua từ chối nhận phần hàng hóa giao thừa,người bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên quan. Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toán ssố hàng này theo giá do các bên thỏa thuận. *Hàng hóa phải được giao cùng với chứng từ liên quan đến hàng hóa. Trong nhiều trường hợp, việc giao hàng hóa còn bao gồm cả việc giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa (chứng nhận chất lượng,chứng nhận nguồn gốc xuất xứ,vận đơn…) Nếu chỉ giao hàng mà không giao các chứng từ liên quan,làm cho người mua chưa sử dụng hoặc định đoạt được hàng hóa đó thì có thể coi như bên bán chưa giao hàng. Theo điều 42 luật thương mại năm 2005 quy định: 1. Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. 2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng. 3. Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại. 4. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản 3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó. * Hàng hóa phải giao đúng thời hạn  Theo điều 37 luật thương mại 2005 hiện hành quy định : 1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. 2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Khi bên bán thông báo thời điểm giao hàng cho bên mua thì thời điểm đó trở thành thời điểm giao hàng cố định và bên bán phải thưc hiện việc giao hàng tại thời điểm đó như đã thông báo. Nếu bên bán giao hàng không đúng thời điểm đã thông báo cho bên mua, bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm như không thực hiện đúng thời hạn hợp đồng. Dù bên bán có giao hàng trong thời hạn còn lại của thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng thì bên bán cũng bị coi là vi phạm thời điểm giao hàng. Quy định của điều 41 khoản 1 luật thương mại 2005 có thể gây hiểu lầm là nếu bên bán giao hàng thiếu, hoặc giao hàng không phù hợp trước khi hết thời hạn giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên bán có quyền giao nốt hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng phù hợp trong thời hạn còn lại là không vi phạm thời điểm giao hàng. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. Yêu cầu đặt ra là hàng hóa phải giao đúng thời điểm như đã thỏa thuận hoặc bên bán đã thông báo. Nếu bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì cũng là vi phạm hợp đồng và bên mua có quyền nhận hay không nhận điều 38 luật thương mại). Nếu bên bán giao sau là giao hàng chậm và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm này. *Hàng hóa phải giao đúng địa điểm đã thỏa thuận Bên bán phải giao hàng đúng như thỏa thuận trong hợp đồng (điều 35 khoản1 luật thương mại). Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau(theo khoản 2 điều 35) a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó; b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên; quy định này hơi khó hiểu vì người vận chuyển đầu tiên lại là địa điềm giao hàng;một vấn đề đặt ra nữa là người vận chuyển đầu tiên này là người của bên bán hay bên mua. Nếu người vận chuyển đầu tiên này là người của bên mua thì coi như bên bán đã giao hàng đúng địa điểm cho bên mua. Nhưng nếu người vận chuyển đầu tiên này là người của bên bán thì không thể coi là bên bán dã giao hàng đúng địa điểm cho bên mua, nếu các bên không thỏa thuận cụ thể như vậy. c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó; d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán. 7.2.1.2) Bên bán có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện để bên mua kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng. Kiểm tra hàng hoa strước khi giao là rất cần thiết đối với việc mua bán hàng hóa trong thương mại.Qua việc kiểm tra,bên mua có thể phát hiện được khiếm khuyết về chất lượng, số lượng của hàng hóa để có thể quyết định nhận hay không nhận hàng,đồng thời bên bán cũng có thể nhanh chóng khắc phục những khiếm khuyết đó của hàng hóa.Theo điều 44 Luật thương mại,trường hợp có thỏa thuận về quyền kiểm tra hàng hóa của bên mua,thì bên bán phai bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Bên mua hoặc đại diện của bên mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.Nếu bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa theo thỏa thuận, thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. Sau khi kiểm tra hàng, nếu phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua phải thông báo cho bên bán một thời hạn hợp lý. Nếu bên mua không thực hiện việc thông báo này,bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về nhũng khiếm khuyết của hàng hóa, trừ trường hợp các khiếm khuyết của hàng hóa không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua. 7.2.1.3) Bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua. Để có thể chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua, tạo điều kiện cho bên mua có thể tự do định đoạt đối với hàng hóa được mua theo hợp đồng, bên bán phải đảm bảo hàng hóa không có bất cứ” khuyết tật pháp lý”nào.Theo điều 45,46,luật thương mại, bên bán phải đảm bảo: + Thứ nhất,hàng hóa mua bán phải hợp pháp,tức là hàng hóa đó kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và được phép lưu thông thương mại. + Thứ hai, quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa không bị tranh chấp bởi bên thứ 3; bảo đảm gàng háo và việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp. Sau khi chuyển quyền sở hữu,người bán không được có bất kì hành vi nào làm phương hại tới quyền sở hữu hàng hóa của người mua. Điều này có nghĩa là người bán phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp cũng như nguồn gốc của hàng hóa và phải chịu rủi ro cho đến khi quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển cho người mua, kể cả trong trường hợp quyền sở hữu bị người thứ 3 tranh chấp. Trong trường hợp hàng háo bị người thứ 3 tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền kợi của bên mua; nếu sau đó người mua biết rằng người thứ 3 có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ hàng hóa mua bán thì bên mua có quyền đình chỉ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. +Thứ ba, việc chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua là hợp pháp, tức là bên bán có toàn quyền định đoạt đối với hàng hóa được mua bán. + Thứ tư,hàng hóa mua bán không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán. Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua. (theo điều 46). Như vậy, trong quan hệ mua bán hàng hóa,bên bán không chỉ có nghĩa vụ đảm bảo hàng hóa không có khuyết tật về vật chất để bên mua có thể sử dụng được hàng hóa đụng mục đích mà còn phải đảm bảo hàng hóa không có bất kì một” khuyết tật pháp lý ‘nàođể bên mua có toàn quyềnlàm chủ đối với hàng hóa đã mua. Theo điều 62 luật thương mại năm 2005, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác.Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, quyền sở hữu hàng hóa cũng có thể được chuyển giao từ bên bán sang bên mua ở những thời điểm khác nhau, tùy theo tính chất của hàng hóa và phương thức mua bán. Đối với hàng hóa mua bán là động sản,thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi bên bán giao hàng cho bên mua, tức là bên mua đã có quyền chiếm hữu đối với hàng hóa. Đối với hàng hóa mua bán là bất động sản, việc giao nhận hàng hóa được thực hiện thông qua việc giao nhận chứng từ về hàng hóa, thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho bên mua khi bên bán hoàn tất việc chuyển giao các chứng từ về hàng hóa đó cho bên mua. Đối với hàng hóa mua bán mà pháp luật quy định phải đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa (Bài tập học kỳ thương mại 2 ).doc
Tài liệu liên quan