Một số vị thuốc quanh ta mà ai cũng biết

29)CÚC TẦN ( lòng chó)

 

Tên khác: cúc từ bi, cần dầy lá, tần canh chua.

 

Tên khoa học: Pluchea indica (L.) Less, họ Cúc (Asteraceae).

 

Mô tả: Cây bụi cao 1-2m, cành mảnh. Lá mọc so le, hình gần bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép khía răng. Cụm hoa hình ngù, mọc ở ngọn các nhánh. Đầu có cuống ngắn màu tim tím, thường xếp 2-3 cái một; lá bắc 4-5 dây; hoa cái xếp trên nhiều dây; hoa lưỡng tính ở phía giữa. Quả bế hình trụ thoi, có 10 cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm.

 

Ra hoa quả vào tháng 2-6.

 

Bộ phận dùng: Rễ, lá, cành.

 

Phân bố: Cây mọc hoang và trồng làm hàng rào ở khắp nơi trong nước ta.

 

Thu hái: Các bộ phận của cây quanh năm, tốt nhất vào mùa hè - thu. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

 

Thành phần hoá học: Tinh dầu, acid chlorogenic, protein.

 

Công năng: Tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá.

 

Công dụng: Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương.

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vị thuốc quanh ta mà ai cũng biết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với bệnh nhiễm mồ hôi ra nhiều, cơ thể suy nhược, bệnh nhân có lóet dạ dày không dùng uống trong. 17)CÂY SỮA Cortex Alstoniae Tên khác: Vỏ sữa, Mùi cua, Mò cua. Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R.Br., họ Trúc đào (Apocynaceae). Mô tả: Cây sữa là một loại cây to, có thể cao từ 15-30m. Cành mọc vòng, lá cũng mọc vòng, phiến lá hình bầu dục dài, đầu tù hoặc hơi nhọn, đáy lá hình nêm, mặt trên bóng, mặt dưới mờ, phiến cứng dài 8-22cm, rộng 5,5-6,5cm. Gân song song và mau. Hoa nhỏ, màu trắng xám, mọc thành xim tán. Quả gồm hai đại dài 25-50cm, gầy, mọc thõng xuống, màu nâu, có gân dọc. Hạt nhiều, nhỏ dẹt, hai đầu tròn hoặc cụt, dài 7mm, rộng 2,5mm, trên mặt có lông màu nâu nhạt. Mùa hoa nở từ tháng 8 đến tháng 12. Toàn cây có chất nhựa mủ trắng, khi khô giống như chất cao su. Bộ phận dùng: Vỏ thân đã cạo bỏ lớp bần phơi hay sấy khô của cây Sữa (Alstonia scholaris (L.) R.Br.) Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Thu hái: Vỏ hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân, hạ. Hái về phơi hoặc sấy khô để dành. Hiệu suất thấp. Một cây 25 năm cho chừng 19kg vỏ khô. Tác dụng dược lý: Năm 1906, Bacon đã nghiên cứu tác dụng dược lý của những alcaloid chiết từ vỏ cây sữa và kết luận rằng tác dụng gần giống như chất quinin. Năm 1926, José K. Santos (Philipin) có nghiên cứu kỹ hơn và công bố kết quả nghiên cứu trong báo khoa học ở Philippin (Philipin J Sci., 3:31). Thành phần hoá học: Alcaloid. Công năng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, chỉ thống, bình suyễn, chỉ khái, phát hãn, dùng ngoài cầm máu. Công dụng: Làm thuốc bổ, chữa sốt, điều kinh, chữa lỵ. Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 1-3g bột vỏ phơi khô dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Có thể dùng dưới dạng rượu thuốc. Bài thuốc: 1. Bột vỏ cây sữa phơi khô hoặc sấy khô rồi tán nhỏ, ngày uống 0,2-0,3g. Có thể ngâm rượu uống như sau: 2. Rượu vỏ cây sữa: Vỏ cây sữa tán nhỏ 75g, rượu uống (35-400) 500ml, đậy kỹ, ngâm trong 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Sau đó lọc và thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 4-8g rượu này. Uống 15 phút trước 2 bữa ăn chính. 3. Cao lỏng vỏ cây sữa: Chế bằng cồn 600 theo phương pháp chế cao lỏng. Hoặc có thể ngâm bột vỏ sữa với cồn 600 trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc, lọc và thêm cồn 600 cho bằng trọng lượng của vỏ. Ví dụ ngâm 1kg vỏ thì sẽ được 1 lít cao lỏng. Cao lỏng này dùng với liều 0,5-1,5g mỗi ngày. Nhiều nhất chỉ uống 2g/lần và 6g trong 1 ngày. Cây Thuốc bỏng 18)CÂY THUỐC BỎNG ( nhà có) Tên khác: Cây sống đời, Diệp sinh căn, Thuốc bỏng, trường sinh, đả bất tử, tầu púa sung (Dao). Tên khoa học: Kalanchoe pinata (Lam.) Pers., họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Mô tả: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 - 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 - 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại. Bộ phận dùng: Lá Phân bố: Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở nhiều nơi nước ta. Thành phần hoá học: Acid hữu cơ : citric, isocitric, malic., flavonoid và một số hợp chất phenolic khác. Công năng: Tiêu thũng, giảm đau, sinh cơ. Công dụng: Kháng khuẩn, tiêu viêm. Dùng chữa bỏng, vết thương, lở loét, viêm tấy, đau mắt sưng đỏ, chảy máu, dùng làm thuốc giải độc. Cách dùng, liều dùng: Dùng trong, ngày 20 - 40g giã tươi, thêm nước và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi. Bài thuốc : - Chữa chấn thương do té ngã, đánh đập; bỏng do lửa hay nước sôi và bỏng do nóng: dùng lá sống đời tươi giã nhuyễn đắp lên. - Viêm họng: ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá), nên nhai ngậm và nuốt cả bã, dùng khoảng 3 ngày. - Chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu: lấy một nắm lá tươi (50g), vò lấy nước uống hoặc sắc uống. - Mất sữa: sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời; người mất ngủ dùng đơn này, thì giấc ngủ sẽ đến sớm. - Chữa kiết lỵ và bệnh trĩ: lá sống đời, rau sam mỗi thứ 20g nhai nuốt nước hay sắc uống; hoặc mỗi ngày ăn 20 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá), ăn khoảng 5 ngày. - Giải rượu: khi say rượu ăn 10 lá sống đời, khoảng 10 phút có tác dụng giải rượu. - Chữa viêm xoang mũi: giã nát 2 lá sống đời lấy nước thấm vào bông, nút lỗ mũi bên viêm, ngày 4-5 lần; nếu viêm cả 2 bên, thì sáng nút 1 bên, chiều nút 1 bên. Cách này còn dùng cho người bị chảy máu cam. - Chữa phong ngứa không rõ lý do: dùng lá sống đời, lá nghễ răm, lá ké, lá bồ hòn, nấu nước xông và tắm; dùng thêm lá ké đầu ngựa, sắc uống trong vài ngày. Chú ý: Có thời gian người ta dùng lá cây này như là một loại thuốc chữa bách bệnh. Cây Vú bò 19) CÂY VÚ BÒ Tên khác: Cây vú chó Tên khoa học: Ficus heterophyllus L., họ Dâu tằm (Moraceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao 1-2m. Ngọn non có lông. Thân ít phân cành, có lông dày. Lá mọc so le, thường tập trung ở ngọn thân, hình bầu dục, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu thuôn nhọn, có 3-5 thùy (thường là 3), mặt trên nháp, mặt dưới có lông nhỏ, mép khía răng, gân gốc 3; cuống là có lông dày cứng; lá kèm hình ngọn giáo. Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm hoa đực và hoa cái; hoa đực không cuống, lá đài 4, hình dải, dính nhau ở gốc, nhị 2; hoa cái có cuống, lá đài 4, thuôn tù, bầu hình trái xoan. Quả phức, hình cầu, khi chín màu vàng. Mùa hoa quả: tháng 9-12 Phân bố: Vú bò phân bố rải rác khắp các tỉnh từ vùng núi thấp (dưới 600m) đến Trung du và đồng bằng. Bộ phận dùng: Rễ, nhựa mủ, phần trên mặt đất. Thành phần hoá học: acid hữu cơ, acid amin; các chất triterpen, alcaloid và coumarin. Công năng: Khu phong thấp, tráng gân cốt, khứ ứ, tiêu thũng, sinh tân. Công dụng: Thuốc bổ trong các trường hợp hư lao, tắc tia sữa, chữa phong thấp. Cách dùng, liều lượng: Chữa phong thấp: Ngày dùng 15-20g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Mỗi lít rượu ngâm 100-200g rễ sao vàng, mỗi ngày uống 15- 20ml rượu này. Chữa ngã bị ứ huyết, ngực bụng đau nhức, hòn cục: Toàn cây Vú bò giã nát, thêm rượu và ít muối, sao nóng đắp lên nơi đau. Bài thuốc: - Chữa đau dạ dày, viêm tinh hoàn, lòi dom, sa tử cung: Vú bò 30g; Tô mộc, Hồi đầu thảo, Ngưu tất, Mộc thông mỗi vị 12 g. Sắc uống (Lê Trần Đức) - Chữa bế kinh, sau khi đẻ ứ huyết đau bụng: Rễ vú bò 30-60g. Sắc nước rồi thêm ít rượu uống. - Chữa đau phong thấp: Rễ vú bò 60g, móng giò lợn 250g, rượu 60g. Thêm ít nước, sắc còn nửa bát, chia làm 2 lần uống trong ngày cách nhau 4-6 giờ. Chú ý: Rễ cây này thường gọi là Hoàng kỳ nam dùng thay thế Hoàng kỳ và còn dùng chữa ho, phong thấp. 20)CÂY XẤU HỔ (cây hoa đỏ thân leo) Herba Mimosae Pudicae Tên khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn. Tên khoa học: Mimosa pudica L., họ Trinh nữ (Mimosaceae). Mô tả: Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, loà xoà trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuống phụ xếp như hình chân vịt, khi dụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại. Lá chét nhỏ gồm 12-14 đôi. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ lại thành hình đầu. Quả giáp nhỏ, dài độ 2cm, rộng 2-3mm, tụ lại thành hình ngôi sao, có lông cứng-hạt nhỏ, dẹt dài độ 2mm, rộng 1-1,5mm. Mùa hoa: tháng 6-8. Cây xấu hổ mọc hoang nhiều nơi ở nước ta: ven đường, bờ ruộng, trên đồi. Bộ phận dùng: Cành lá, rễ. Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác. Thu hái: Mùa hạ, khi cây đang phát triển xanh tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, phơi khô là được (chú ý tránh làm rụng lá). Tác dụng dược lý: Hoạt tính chống nọc rắn độc: Khả năng trung hòa nọc rắn độc của mimosa được nghiên cứu khá sâu rộng tại Ấn Độ. Nghiên cứu tại ĐH Tezpur (Ấn Độ) năm 2001 ghi nhận các dịch chiết từ rễ khô mimosa pudica có khả năng ức chế các độc tính tác hại của nọc rắn hổ mang Naja kaouthia. Sự ức chế bao gồm các độc hại gây ra cho bắp thịt, cho các enzy mes. Dịch chiết bằng nước có tác dụng mạnh hơn dịch chiết bằng alcohol (Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001). Nghiên cứu bổ túc tại ĐH Mysore, Manasa gangotry (Ấn Độ) chứng minh được dịch chiết từ rễ cây mắc cỡ ức chế được sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc các rắn độc loại Naja naja, Vipera russelii và Echis carinatus (Fitoterapia Số 75-2004). Hoạt tính chống co giật: Nghiên cứu tại Departement des Sciences Biologiques, Faculté des Sciences, Université de Ngaoundere (Cameroon) ghi nhận dịch chiết từ lá cây mắc cỡ khi chích qua màng phúc toan (IP) của chuột ở liều 1000 đến 4000 mg/ kg trọng lượng cơ thể bảo vệ được chuột chống lại sự co giật gây ra bởi pentylentetrazol và strychnin tuy nhiên dịch này lại không có ảnh hưởng đến co giật gây ra bởi picrotoxin, và có thêm tác dụng đối kháng với các phản ứng về tâm thần gây ra bởi N-methyl-D-as partate (Fitoterapia Số 75-2004). Hoạt tính chống trầm cảm (antidepressant) Nghiên cứu tại ĐH Veracruz (Mexico) ghi nhận nước chiết từ lá khô Mimosa pudica có tác dụng chống trầm cảm khi thử trên chuột. Thử nghiệm cũng dùng clomipramine, desipramine để so sánh và đối chứng với placebo (nước muối 0,9 %). Liều sử dụng cũng được thay đổi (dùng 4 lượng khác nhau từ 2mg, 4mg, 6mg đến 8 mg/kg). Chuột được thử bằng test buộc phải bơi. Hoạt tính chống âu lo được so sánh với diazepam, thử bằng test cho chuột chạy qua các đường đi phức tạp (maze). Kết quả ghi được: clomipramine (1,3 mg/kg, chích IP), desipramine (2.14mg/kg IP) và Mắc cở (6,0mg/kg và 8,0 mg/kg IP) làm giảm phản ứng bất động trong test bắt chuột phải bơi. M. pudica không tác dụng trên test về maze. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt tính của Mắc cỡ có cơ chế tương tự như nhóm trị trầm cảm loại tricyclic (Phytomedicine Số 6-1999). Tác dụng trên chu kỳ rụng trứng: Nghiên cứu tại ĐH Annamalai, Tamilnadu (Ấn Độ): Bột rễ mimosa pudica (150 mg/ kg trọng lượng cơ thể) khi cho uống qua đường bao tử, làm thay đổi chu kỳ oestrous nơi chuột cái Rattus norvegicus. Các tế bào loại có hạch (nucleated và cornified) đều không xuất hiện. Chất nhày chỉ có các leukocytes.. đồng thời số lượng trứng bình thường cũng giảm đi rất nhiều, trong khi đó số lượng trứng bị suy thoái lại gia tăng. (Phytotherapia Research Số 16-2002). Hoạt tính làm hạ đường trong máu: Dịch chiết từ lá mắc cỡ bằng ethanol, cho chuột uống, liều 250 mg/ kg cho thấy có tác dụng làm hạ đường trong máu khá rõ rệt (Fitoterapia Số 73-2002). Thành phần hoá học: Alcaloid (mimosin C8H10O4N2.) và crocetin còn có flavonoid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen. Công năng: An thần, giảm đau, trừ phong thấp, Công dụng: Cành, lá làm thuốc ngủ, an thần. Rễ chữa nhức xương, thấp khớp. Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g cành lá khô, sắc uống trước khi đi ngủ. Rễ cây thái mỏng, tẩm rượu sao vàng sắc uống ngày 100-120g. Bài thuốc: 1. Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Mắc cỡ 15g, dùng riêng hoặc phối hợp với Cúc bạc đầu 15g. Chua me đất 30g sắc uống hằng ngày vào buổi tối. 2. Viêm phế quản mạn tính: Mắc cỡ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làm hai lần trong ngày. 3. Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ Mắc cỡ rang lên, tẩm rượu rồi lại sao vào 20-30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10g. 4. Huyết áp cao (đơn thuốc có kinh nghiệm của lương y Ðỗ Văn Tranh): Hà thủ ô 8g, trắc bá diệp 6g. Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Ðỗ trọng 6g, mắc cỡ gai 6g. Lá vông nem 6g, hạt Muồng ngủ 6g, Kiến cò 6g Ðịa long 4g sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày. Chú ý: Người suy nhược, hàn thì không dùng. 21)CHI TỬ (dành dành quê mình) Semen Gardeniae Tên khoa học: Gardenia jasminoides Eltis. = Gardenia florida L., họ Cà phê (Rubiaceae). Mô tả: Cây: Cây nhỏ, nhẵn, cành mềm khía rãnh dọc, lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình thuôn trái xoan, đôi khi bầu dục dài, tù và có mũi nhọn ở đỉnh, hình nêm ở gốc, màu nâu đen bóng ở trên mặt, nhạt hơn ở mặt dưới, dai, gân mảnh nổi rõ, lá kèm mềm, nhọn đầu ôm lấy cả cành như bẹ. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, trắng, rất thơm. Cuống có 6 cạnh hình cánh. Đài 6, thuôn nhọn đầu, ống đài có 6 cánh dọc. Tràng 6, tròn ở đỉnh, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 6, chỉ ngắn, bao phấn tù. Bầu 2 ô không hoàn toàn, vòi dài bằng ống tràng noãn rất nhiều. Quả thuôn bầu dục có đài còn lại ở đỉnh, có 6-7 cạnh dọc có cánh. Hạt rất nhiều, dẹt. Ra hoa từ tháng 4-11. Quả tháng 5-12. Dược liệu: Quả Chi tử khô hình trứng hoặc bầu dục, hai đầu nhỏ dần khoảng 15-18mm không tính dài khô ở đỉnh, thô khoảng 9-12m, phấn trên có 6 lá đài tồn tại, teo hình mũi mác, nhỏ dài thường không toàn vẹn, vỏ quả ngoài cấu thành bởi hai đài liền tồn tại, chung quanh có 6 cạnh dọc hình sợi, phần dưới có gốc tàn cuống quả. Vỏ ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu hơi bóng mượt, có nhiều gân nhỏ, và quả chất cứng mỏng, nửa trong suốt, trong có hai buồng gồm nhiều hạt hình tròn trứng, dẹt, phẳng, vỏ hạt màu đỏ vàng, ngoài có vật chặt dính đã khô, giữa chúng liên kết thành khối hơi có mùi thơm đặc biệt. Chi tử lấy loại nhỏ, vỏ mỏng màu vàng đỏ là thượng phẩm. Thường dùng loại mọc ờ vùng rừng núi, quả nhỏ chắc nguyên quả, vỏ mỏng vàng, trong đỏ thẫm có nhiều hạt, thơm khô không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Còn Chi tử nhân là hạt đã được bóc sạch vỏ quả, màu nâu vàng hay đỏ hồng, không vụn nát là tốt (Dược Tài Học). Bộ phận dùng: Hạt đã phơi khô của cây Dành dành (Gardenia jasminoides). Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh. Thu hái: Vào sau tiết Hàn lộ hàng năm, quả chín liên tục, lúc này vỏ quả ngả dần thành màu vàng lá có thể hái được, hái quả sớm hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới phẩm chất, nên hái bằng tay. Tác dụng dược lý: + Giải nhiệt: tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt như Hoàng cầm, Hoàng liên nhưng yếu hơn. + Tác dụng lợi mật: quả Dành dành làm tăng tiết mật. Thực nghiệm chứng minh trên súc vật sau khi thắt ống dẫn mật, Chi tử có tác dụng ức chế không cho bilirubin trong máu tăng, dịch Chi tử làm tăng co bóp túi mật. + Tác dụng cầm máu: Chi tử sao cháy thành than có tác dụng cầm máu. + Kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn lî, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh. + An thần: thuốc có tác dụng chữa mất ngủ trong các bệnh viêm nhiễm do sốt cao làm não xung huyết và hưng phấn thần kinh. Thực nghiệm đã chứng minh nước ngâm kiệt Chi tử có tác dụng an thần đối với chuột trắng. + Hạ huyết áp: trên súc vật thực nghiệm cũng đã chứng minh thuốc có tác dụng hạ áp. Ngoài ra trên súc vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong nước bụng. Thành phần hóa học: Chi tử có một glucosid màu vàng gọi là Gardenin, khi thủy phân cho phần không đường gọi là Gardenidin, tương tự với chất anpha croxetin C20H24O4 hoạt chất của vị Hồng hoa. Ngoài ra trong Dành dành còn có tanin, tinh dầu, chất pectin. Công năng: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết Công dụng: Chữa sốt phiền khát, hoàng đản, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, hoả bốc nhức đầu, đỏ mắt, ù tai, tiểu tiện ít và khó, chữa đắp vết sưng đau. Nhuộm thực phẩm. Cách dùng, liều lượng: Ngày 5 - 10g, dạng thuốc sắc dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Bài thuốc: 1.Trị chứng thấp nhiệt hoàng đản (bệnh viêm gan virus cấp): sách Y học cổ truyền qua các triều đại đều có ghi vị Chi tử chữa chứng Hoàng đản là chủ dược. Thường phối hợp với Nhân trần, Mật gấu tác dụng chữa Hoàng đản càng nhanh. + Bài thuốc thường dùng: Nhân trần cao thang ( Nhân trần cao 18 - 24g, Chi tử 8 -16g, Đại hoàng 4 - 8g), sắc nước uống, thường gia giảm tùy tình hình bệnh lý. 2.Trị các chứng viêm nhiễm khác như: + Hội chứng cam nhiệt ( mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt, mồm khô đắng, ngủ không yên, bứt rứt). Ví dụ chữa viêm màng tiếp hợp cấp lưu hành dùng bài: Chi tử 12g, Cúc hoa 12g, Cam thảo 4g, sắc nước uống. + Chữa viêm bể thận, viêm đường tiểu dùng Chi tử 12g, Cam thảo tiêu 12g, sắc nước uống lợi tiểu. 3.Trị các chứng huyết nhiệt sinh chảy máu: như ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, huyết lâm ( tiểu ra máu), đại tiện có máu . dùng Chi tử kết hợp với các loại thuốc lương huyết chỉ huyết như dùng bài Lương huyết thang gồm Chi tử 16g, Hoàng cầm 12g, Bạch mao căn 20g, Tri mẫu 12g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Trắc bá diệp 12g, Xích thược 12g,sắc nước uống. + Chữa ho ra máu dùng bài Khái huyết phương (Đan khê tâm pháp) gồm Hắc chi tử 12g, bột Thanh đại 4g ( hòa thuốc uống), Qua lâu nhân 16g, Hải phù thạch 12g, Kha tử 3g, sắc uống. 4.Trị bỏng nhiễm trùng, sốt bứt rứt, khát nước ..: dùng Chi tử kết hợp Hoàng bá, Sinh địa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc như bài Gia vị tứ thuận thanh lương ẩm gồm Sinh Chi tử 12g, Liên kiều 20g, Phòng phong 12g, Đương qui 24g, Xích thược 12g, Khương hoạt 8g, Sinh Cam thảo 12g, Sinh Hoàng kỳ 40 - 60g, Sinh địa 20g, Hoàng bá 12g sắc uống. 5.Trị chấn thương bong gân: dùng Chi tử sống tán bột trộn với bột mì, lòng trắng trứng gà trộn đều đắp vùng bị thương. Hoặc trong bệnh trĩ nóng đau dùng bột Chi tử đốt cháy đen trộn vaselin bôi vào có tác dụng giảm đau. 6.Trị chảy máu cam: có thể dùng Chi tử đốt thành than thổi vào mũi. Kiêng kỵ: Không dùng đối với chứng tiêu lỏng hư hàn. 22)CÂY SỮA Cortex Alstoniae Tên khác: Vỏ sữa, Mùi cua, Mò cua. Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R.Br., họ Trúc đào (Apocynaceae). Mô tả: Cây sữa là một loại cây to, có thể cao từ 15-30m. Cành mọc vòng, lá cũng mọc vòng, phiến lá hình bầu dục dài, đầu tù hoặc hơi nhọn, đáy lá hình nêm, mặt trên bóng, mặt dưới mờ, phiến cứng dài 8-22cm, rộng 5,5-6,5cm. Gân song song và mau. Hoa nhỏ, màu trắng xám, mọc thành xim tán. Quả gồm hai đại dài 25-50cm, gầy, mọc thõng xuống, màu nâu, có gân dọc. Hạt nhiều, nhỏ dẹt, hai đầu tròn hoặc cụt, dài 7mm, rộng 2,5mm, trên mặt có lông màu nâu nhạt. Mùa hoa nở từ tháng 8 đến tháng 12. Toàn cây có chất nhựa mủ trắng, khi khô giống như chất cao su. Bộ phận dùng: Vỏ thân đã cạo bỏ lớp bần phơi hay sấy khô của cây Sữa (Alstonia scholaris (L.) R.Br.) Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Thu hái: Vỏ hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân, hạ. Hái về phơi hoặc sấy khô để dành. Hiệu suất thấp. Một cây 25 năm cho chừng 19kg vỏ khô. Tác dụng dược lý: Năm 1906, Bacon đã nghiên cứu tác dụng dược lý của những alcaloid chiết từ vỏ cây sữa và kết luận rằng tác dụng gần giống như chất quinin. Năm 1926, José K. Santos (Philipin) có nghiên cứu kỹ hơn và công bố kết quả nghiên cứu trong báo khoa học ở Philippin (Philipin J Sci., 3:31). Thành phần hoá học: Alcaloid. Công năng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, chỉ thống, bình suyễn, chỉ khái, phát hãn, dùng ngoài cầm máu. Công dụng: Làm thuốc bổ, chữa sốt, điều kinh, chữa lỵ. Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 1-3g bột vỏ phơi khô dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Có thể dùng dưới dạng rượu thuốc. Bài thuốc: 1. Bột vỏ cây sữa phơi khô hoặc sấy khô rồi tán nhỏ, ngày uống 0,2-0,3g. Có thể ngâm rượu uống như sau: 2. Rượu vỏ cây sữa: Vỏ cây sữa tán nhỏ 75g, rượu uống (35-400) 500ml, đậy kỹ, ngâm trong 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Sau đó lọc và thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 4-8g rượu này. Uống 15 phút trước 2 bữa ăn chính. 3. Cao lỏng vỏ cây sữa: Chế bằng cồn 600 theo phương pháp chế cao lỏng. Hoặc có thể ngâm bột vỏ sữa với cồn 600 trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc, lọc và thêm cồn 600 cho bằng trọng lượng của vỏ. Ví dụ ngâm 1kg vỏ thì sẽ được 1 lít cao lỏng. Cao lỏng này dùng với liều 0,5-1,5g mỗi ngày. Nhiều nhất chỉ uống 2g/lần và 6g trong 1 ngày. 24)Cây Đại ẠICortex et Flos Plumeriae Tên khác: Cây sứ, Bông sứ.    Tên khoa học: Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey, họ Trúc đào (Apocynaceae). Phân bố: Cây mọc hoang và trồng bằng cành ở các đình chùa, các vườn hoa. Mô tả: Cây nhỡ cao 4-5m hay hơn, có nhánh mập, có mủ trắng. Lá mọc so le, phiến to, hình bầu dục hay xoan thuôn, có mũi ngắn, không lông hoặc ít khi có lông ở mặt dưới, Ngù hoa ở đầu một cuống dài, mang hoa thơm màu đỏ, thường có tâm vàng; cánh hoa dày; nhị nhiều dính trên ống tràng. Quả đại choãi ra thẳng hàng, dài 10-15cm; hạt có cánh mỏng. Thu hái: Ðược nhập trồng vì hoa đẹp, mọc lâu năm. Người ta thu hái hoa khi mới nở, dùng tươi hay phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Dùng khô tốt hơn dùng tươi. Bộ phận dùng: Vỏ thân, hoa (Cortex et Flos Plumeriae), lá tươi, nhựa tươi. Thành phần hoá học: Các chất thuộc nhóm Iridoid, alcaloid, trong hoa có tinh dầu. Công năng: Hoa có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết. Nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng. Công dụng: Vỏ thân cạo bỏ lớp bần, thái mỏng, sao thơm, sắc uống để nhuận tràng, xổ ra giun và trị thuỷ thũng. Hoa trị sốt, chữa ho, tiêu đờm.  Lá giã nấu thành cao, đắp vào chỗ sầy da, chảy máu. Nhựa: Bôi trị các vết ghẻ lở, viêm tấy. Cách dùng, liều lượng: Vỏ dùng để nhuận tràng 3-6g, để xổ 8-16g; Hoa: 12-20g. Bài thuốc: - Nhuận tràng: Lấy 4-5 g vỏ thái mỏng, sao thơm, sắc với 200 ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. - Chữa táo bón: Dùng 5-10 g vỏ đại thái mỏng, sao thơm, sắc với 200 ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Hoặc: Vỏ đại 50 g, cám gạo 50 g, sao vàng, tán nhỏ rồi rây thành bột mịn, trộn với hồ làm viên 0,5 g. Người lớn dùng 15 viên mỗi ngày, trẻ em 5-9 tuổi uống 5 viên, 10-15 tuổi uống 10 viên. Chia thuốc uống làm 2 lần với nước đun sôi để nguội (không dùng nước chè). - Chữa chân răng sưng đau: Lấy 12-20 g vỏ rễ ngâm trong 200 ml rượu 25-35 độ trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày ngậm 2 lần, không được nuốt. Chú ý không được dùng quá liều. - Chữa viêm tấy, lở loét chai chân: Dùng nhựa cây đại bôi tại chỗ. - Chữa sai khớp, bong gân, mụn nhọt: Lấy lá đại giã nát đắp tại chỗ. - An thần, giảm huyết áp: Hoa đại khô thái nhỏ 100 g, hoa cúc vàng khô thái nhỏ 50 g, hoa hòe (sao vàng) 50 g, hạt quyết minh (sao đen) 50 g. Tất cả tán thành bột, chia thành gói 10 g. Mỗi ngày dùng 1-2 gói, hãm uống thay nước chè trong ngày. Thuốc có tác dụng bảo vệ mao mạch, làm giảm nhẹ huyết áp, an thần, gây ngủ nhẹ. 25)CHÚT CHÍT Radix Rumicis Tên khác: Thổ đại hoàng, Lưỡi bò, Dương đề Tên khoa học: Rumex wallichii Meissn., họ Rau răm (Polygonaceae). Mô tả: Cây: Cây thảo, rễ khỏe, thân mọc đứng, có rãnh. Các lá gần gốc có kích thước lớn hơn  các lá phần trên nhiều, phiến lá hình mũi mác dài, hẹp, hơi nhọn ơ ûhai đầu, nhẵn, mép nguyên, các lá ở phần giữa có cuống và phiến hẹp hơn, còn các lá ở trên cùng thì rất hẹp, đầu thuôn dài, bẹ chìa mỏng, khá phát triển. Hoa họp thành chùy ở ngọn, và gần ngọn tạo thành những xim có mang rất nhiều hoa, mọc sát nhau nhất là ở đỉnh, trên cụm hoa có nhiều lá hẹp hình dài, cuống hoa mảnh, có đốt ở phần gốc. Bao hoa có 6 mảnh, vòng trong tròn, kéo dài ra thành một đầu nhọn. Nhị 6, đính ở gốc của bao hoa, bao phấn đính nhụy nhiều. Quả hình 3 cạnh nằm trong bao hoa tồn tại. Dược liệu: Mấu rễ tròn, dài 10-20cm, đường kính 1-1,5cm, vỏ ngoài màu vàng nâu hay nâu tươi, có vết nhăn dọc, cắt ngang vết cắt không bằng phẳng, lổn nhổn màu vàng, mùi nhẹ, đặc biệt. Bộ phận dùng: Rễ củ (Radix Rumicis) Phân bố: Cây mọc hoang ở khắp nơi, ở bờ ruộng ẩm, hoặc ở trong các ruộng rau muống, nương mạ đã hết nước. Thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 5. Thu hái: Rễ thu hoặc quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông (Tháng 8,9,10). Đào lấy rễ cây già, rửa sạch, bỏ rễ con, để nguyên hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học: Rễ và lá chứa anthranoid (1-2 %) (rumicin, emodin, acid chrysophanic, crizarobin..), tanin, nhựa. Tác dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, nhuận trường, sát trùng. Công dụng: Thuốc nhuận tràng, tẩy, chữa hoàng đản, mụn nhọt, hắc lào, đầu có vẩy trắng, ứ huyết sưng đau. Cách dùng, liều lượng: Nhuận tràng 4 - 6g; Tẩy  6 - 12g, dùng dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, bột. Rễ, lá tươi, giã vắt lấy nước (hoặc rễ khô ngâm cồn) bôi chữa hắc lào, tắm ghẻ. Bài thuốc: + Trị ngứa ngáy có trùng dùng rễ cây Dương đề, đâm nát trộn mỡ heo bỏ vào tý muối xức hàng ngày (Ngoại Đài Bí Yếu). + Trị hầu tý, dùng rễ cây Dương đề loại nguyên 1 củ, quyết với giấm lâu năm rịt lên cổ (Thiên Kim Phương). + Trị đầu nổi vẩy trắng dùng rễ cây Dương đề đâm với nước mật của con dê xức vào (Thánh Huệ Phương). + Trị đại tiện táo bón, dùng rễ Dương đề sắc với 1 chén nước còn 6 phân uống lúc nóng (Thánh Huệ Phương). + Trị đại tiện ra máu, dùng rễ cây Dương đề sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống (Vĩnh Loại Kiềm Phương). + Trên mặt nổi từng vết đỏ như đồng tiền lớn, dùng Đại hoàng 120g đâm lấy nước, Xuyên sơn giáp 10 cân đốt tồn tính, Xuyên tiêu (tán bột) 15g, gừng sống 120g đâm lấy nước, trộn lại nghiền nát, lấy vải bọc lại sát vào, nếu khô bỏ dấm vào sát tiếp (Lục Thị Tích Đức Đường). + Da nổi lên từng đám nhỏ kết thành về ra mồ hôi ngứa. Dùng rễ Dương đề hai lượng, Khô phàn 6g, Khinh phấn 3g, Sinh khương nửa lượng, tất cả quyết nhuyễn lấy nước rửa, dùng tay cạo cho lóc vẩy để thuốc thấm vào (Lục Thị Kinh Nghiệm Phương). + Ngứa lâu ngày không khỏi, dùng rễ cây Dương đề đâm vắt lấy nước bỏ vào một chút Khinh phấn trộn sệt sệt xức vào 3-5 lần thì khỏi (Giản Yếu Tế Chúng Phương). + Xổ: Dương đề củ 6g, Cam thảo 3g, nước 300ml sắc còn phân nửa chia 2-3 lần uống, buổi sáng lúc đói (Kinh nghiệm dân gian). + Công hạ gấp trong bệnh bí ỉa, dùng 2-9g, Dương đề, nhai sốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmot_so_vi_thuoc_quanh_ta_ma_ai_cung_biet_3132.doc
Tài liệu liên quan